Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nợ xấu và các nhân tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.91 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ THỦY
MÃ SINH VIÊN

: A24185

CHUYÊN NGÀNH

: TÀI CHÍNH

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:

NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn

: Th.s Chu Thị Thu Thủy

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thủy

Mã sinh viên

: A24185

Chuyên ngành

: Tài chính

HÀ NỘI - 2016

Thang Long University Libraty


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, em

đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ và động viên từ nhiều phía. Trước tiên, em xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới giảng viên hướng dẫn của em là Th.s Chu Thị Thu Thủy. Trong
suốt quá trình hoàn thành khóa luận của mình cô luôn là người tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo
hướng dẫn cho em những kiến thức vô cùng quan trọng và cần thiết để làm tốt được đề
tài nghiên cứu. Ngoài ra, thông qua Khóa luận này em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Thăng Long là những người đã đem đến cho
em những kiến thức từ những môn học cơ bản trên ghế nhà trường, giúp em có được nền
tảng về ngành Tài chính – Ngân hàng như hiện nay, từ đó em có thể hoàn thành đề tài
nghiên cứu này. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và những người bạn của
em đã luôn bên cạnh động viên và ủng hộ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn Th.S Chu Thị Thu Thủy và không sao chép các công trình
nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong khóa luận là có
nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Hà Nội. ngày 01 tháng 11 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thủy

Thang Long University Libraty



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: 

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG

ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN .........................1 
1.1.  Tổng quan chung về ngân hàng thương mại cổ phần ...................................1 
1.1.1.  Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần ...............................................1 
1.1.2.  Các hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần .................................2 
1.1.2.1.  Huy động vốn .......................................................................................2 
1.1.2.2.  Hoạt động tín dụng ..............................................................................2 
1.1.2.3.  Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ .........................................2 
1.1.2.4.  Các hoạt động khác..............................................................................2 
1.2.  Tổng quan chung về nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần ...............3 
1.2.1.  Khái niệm nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần ...........................3 
1.2.2.  Phân loại nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần ............................4 
1.2.3. Các chỉ tiêu đo lường nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần ........6
1.2.4.  Ảnh hưởng của nợ xấu đến ngân hàng thương mại cổ phần ..................6 
1.3.  Các lý thuyết về nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần.......................7 
1.3.1.  Lý thuyết thông tin bất cân xứng ...............................................................7 
1.3.2.  Lý thuyết đại diện ........................................................................................8 
1.4.  Các nhân tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần 8 
1.4.1.  Chính sách tiền tệ .......................................................................................9 
1.4.2.  Tốc độ tăng trưởng GDP ............................................................................9 
1.4.3.  Lạm phát....................................................................................................10 
1.4.4.  Tỷ giá hối đoái ...........................................................................................11 
1.4.5.  Thị trường bất động sản ...........................................................................12 
1.4.6.  Quy mô ngân hàng....................................................................................12 
1.4.7.  Tăng trưởng tín dụng ...............................................................................13 
1.4.8.  Lãi suất cho vay ........................................................................................15 

1.4.9.  Khả năng thanh toán nợ (Solvency level) ................................................16 
1.4.10.  Hiệu quả tài chính (ROA) ....................................................................16 
1.5.  Mô hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu ......................17 
1.6.   Kinh nghiệm cải thiện tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu của một số
nước trên thế giới .........................................................................................21 


1.6.1.  Kinh nghiệm của Hàn Quốc.....................................................................21 
1.6.2.  Kinh nghiệm của Trung Quốc .................................................................24 
1.6.3.  Kinh nghiệm của Mỹ ................................................................................25 
CHƯƠNG 2:  THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
NỢ XẤU TRONG NHTMCP VIỆT NAM ................................................................28 
2.1.  Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ...........................28 
2.2.  Thực trạng nợ xấu trong các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam .29 
2.2.1.  Tỷ lệ nợ xấu ...............................................................................................32 
2.3.  Thực trạng các nhân tố tác động đến nợ xấu trong các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam ....................................................................................36 
2.3.1.  Tình hình cung tiền M2 ............................................................................36 
2.3.2.  Tốc độ tăng trưởng GDP ..........................................................................37 
2.3.3.  Lạm phát....................................................................................................39 
2.3.4.  Tỷ giá hối đoái ...........................................................................................42 
2.3.5.  Thị trường bất động sản ...........................................................................43 
2.3.6.  Quy mô ngân hàng....................................................................................46 
2.3.7.  Dư nợ tín dụng ..........................................................................................49 
2.3.8.  Tăng trưởng tín dụng trong NHTMCP Việt Nam ...................................52 
2.3.9.  Lãi suất cho vay, .......................................................................................54 
2.3.10.  Khả năng thanh toán nợ.......................................................................57 
2.3.11.  Hiệu quả tài chính (ROA) ....................................................................60 
2.4.  Phân tích kết quả tác động của các nhân tố đến nợ xấu trong ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam ......................................................................63 

2.4.1.  Phân tích thống kê mô tả ..........................................................................63 
2.4.2.  Kiểm định đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai sai số thay đổi
....................................................................................................................65 
2.4.2.1.  Kiểm định đa cộng tuyến ....................................................................65 
2.4.2.2.  Kiểm định tự tương quan và kiểm định phương sai sai số thay đổi...66 
2.4.3.  Phân tích hồi quy ......................................................................................67 
2.4.3.1.  Phân tích ma trận tương quan Pearson .............................................67 
2.4.3.2.  Phân tích hồi quy ...............................................................................68 

Thang Long University Libraty


CHƯƠNG 3:   MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN
TÌNH HÌNH NỢ XẤU TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN VIỆT NAM ....................................................................................................71 
3.1.  Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình nợ xấu trong các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam ......................................................................71 
3.1.1.  Giải pháp về quy mô ngân hàng ..............................................................71 
3.1.2.  Giải pháp về tăng trưởng tín dụng ..........................................................71 
3.1.3.  Giải pháp về khả năng thanh toán nợ .....................................................73 
3.1.4.  Giải pháp về hiệu quả tài chính ...............................................................74 
3.2.  Một số kiến nghị nhằm cải thiện tình hình nợ xấu trong các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam ......................................................................74 
3.2.1.  Chính sách tiền tệ .....................................................................................74 
3.2.2.  Một số khuyến nghị khác .........................................................................75 
3.3.  Một số hạn chế của Khoá Luận.....................................................................79 


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt


Tên đầy đủ

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHNN

Ngân hàng nhà nước

TCTC

Tổ chức tài chính

TCTD

Tổ chức tín dụng

TTCK

Thị trường chứng khoán

NH

Ngân hàng

BĐS

Bất động sản


NHTW

Ngân hàng Trung ương

TSCRR

Tài sản có rủi ro

GDCK

Giao dịch chứng khoán

ROA

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

VCSH

Vốn chủ sở hữu

Thang Long University Libraty


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Bảng 1.1: Phân loại nợ và trích lập dự phòng của một số nước trên thế giới và của Việt
Nam .................................................................................................................................4 
Bảng 1.2.Các nhân tố tác động tới nợ xấu của NHTMCP Việt Nam............................17 
Sơ đồ 1.1.Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ xấu của NHTMCP Việt
Nam ...............................................................................................................................18 

Sơ đồ 1.2. Vai trò của KAMCO trong xử lý nợ xấu .....................................................22 
Bảng 2.1. Các NHTMCP nộp hồ sơ xin cấp phép tính đến hết tháng 08/2007.............28 
Bảng 2.3. Thống kê tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam từ năm 2010-2015......32 
Bảng 2.4. Thống kê tình hình cung tiền từ 2010-2015..................................................36 
Biểu đồ 2.2.Thống kê tình hình cung tiền từ 2010-2015 ..............................................36 
Bảng 2.5. Thống kê tốc độ tăng trưởng GDP từ 2010-2015 .........................................37 
Biểu đồ 2.3. Thống kê tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2010-2015 .............................38 
Bảng 2.6.Chỉ số CPI từ năm 2010-2015........................................................................39 
Biểu đồ 2.4. Chỉ số CPI từ năm 2010-2015 ..................................................................39 
Bảng 2.7. Thống kê tỷ giá hối đoái từ năm 2010-2015 .................................................42 
Biểu đồ 2.5. Thống kê tỷ giá hối đoái từ năm 2010-2015 .............................................42 
Bảng 2.8.Tình hình tăng trưởng thị trường BĐS từ năm 2010-2015 ............................43 
Biểu đồ 2.6. Tình hình tăng trưởng thị trường BĐS từ năm 2010-2015 .......................44 
Bảng 2.9. Thống kê tổng tài sản của các NHTMCP Việt Nam từ năm 2010-2015 ......46 
Bảng 2.10. Thống kê dư nợ tín dụng của các NHTMCP Việt Nam từ năm 2010-2015
.......................................................................................................................................49 
Bảng 2.11. Thông kê tình hình tăng trưởng tín dụng trong NHTMCP Việt Nam từ năm
2010-2015 ......................................................................................................................52 
Bảng 2.12. Thống kê mức lãi suất cho vay theo năm từ năm 2010-2015 .....................54 
Biểu đồ 2.7. Thống kê mức lãi suất cho vay theo năm từ năm 2010-2015 ...................54 
Bảng 2.13. Thống kê khả năng thanh toán nợ của NHTMCP Việt Nam từ năm 20102015 ...............................................................................................................................57


Bảng 2.14. Thống kê hiệu quả tài chính (ROA) của các NHTMCP Việt Nam từ năm
2010-2015 ......................................................................................................................60 
Bảng 2.15. Thống kê mô tả ...........................................................................................63 
Bảng 2.16. Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................................66 
Bảng 2.17. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ...............................................................66 
Bảng 2.18. Ma trận tương quan Spearman ....................................................................67 
Bảng 2.19. Kết quả hồi quy ...........................................................................................68 


Thang Long University Libraty


LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong thời điểm nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế trong nước đang phát
triển theo xu hướng toàn cầu hóa. Nền kinh tế Việt Nam cũng đang có những dấu hiệu
tích cực trong việc phát triển. Lạm phát được kiểm soát chặt chẽ, hàng loạt các chỉ số
kinh tế được cải thiện xong vẫn còn những vấn đề đang tồn tại từ khá lâu tại Việt Nam
đó chính là tình trạng nợ xấu. Các doanh nghiệp vẫn còn tình trạng làm ăn thua lỗ,
nghiêm trọng hơn nữa còn là phá sản dẫn đến việc không hoàn trả lại được các khoản
đã vay cho các ngân hàng thương mại cổ phần.
Nợ xấu của các ngân hàng hiện nay nếu ngày càng tăng cao sẽ khiến doanh nghiệp
càng thêm khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng, còn ngân hàng sẽ ngày càng bị ăn
mòn vào lợi nhuận. Một khi nợ xấu đã đến ngưỡng báo động, nếu cứ để các NHTMCP và
doanh nghiệp tự xử lý thì số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản sẽ tiếp tục gia
tăng do vẫn đang có nợ xấu tại các ngân hàng và tình trạng hàng hóa chậm tiêu thụ.
Với thực trạng kinh tế hiện nay yêu cầu giải quyết bài toán nợ xấu đang rất cấp
bách. Bởi nợ xấu đang trở thành gánh nặng không chỉ cho hoạt động của các NHTMCP
cho doanh nghiệp mà còn cho cả nền kinh tế của Việt Nam. Nếu xử lý chậm ngày nào
thì cả ngân hàng và doanh nghiệp đều khó có thể khơi thông vốn thêm ngày ấy. Từ đó
sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đối với nền kinh tế. Chính vì vậy mà em
đã lựa chọn chủ đề: “Nợ xấu và các nhân tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng
thương mại cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu khóa luận của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
Nợ xấu là một đề tài nghiên cứu rất quen thuộc với nhiều người nhưng để nghiên
cứu kỹ về vấn đề này đó lại là một nghiên cứu khá rộng mà vẫn còn ít tác giả tìm đến.
Ở Việt Nam đã có nhiều tác giả thực hiện các công trình nghiên cứu về nợ xấu nhưng

nó mới chỉ là những khía cạnh nhỏ xoay quay loại rủi ro này. Tuy nhiên những công
trình này đã có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng nền tảng lý luận về nợ xấu,
các tác động đến nợ xấu và những giải pháp để giảm thiểu được tình hình nợ xấu hiện
tại tại các NHTMCP.
Nhìn chung trong phạm vi tài liệu mà tác giả tiếp cận được cho đến nay thì vấn đề
các nhân tố tác động đến nợ xấu cũng có nhiều các tác giả đã lấy làm đề tài nghiên cứu
của mình. Điển hình như luận văn thạc sĩ kinh tế đề tài: “Các nhân tố tác động đến nợ
xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính ở Thành phố Hồ Chí Minh”
của tác giả Nguyễn Thế Minh năm 2014 đã làm sáng tỏ những cơ sở hệ thống lý luận về
những rủi ro trong NHTMCP đặc biệt đó chính là nợ xấu. Tìm ra được nguyên nhân nào


dẫn đến tình trạng nợ xấu thông qua các mô hình và những giải pháp để khắc phục những
nguyên nhân đó. Tuy nhiên đề tài vẫn còn có những hạn chế: là mới chỉ tập trung phân
tích định lượng cho các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu chứ chưa phân tích được tất cả
các khía cạnh và chỉ rõ được những nhân tố tác động chính đến nợ xấu là gì.
Đề tài “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP BIDV-Chi nhánh Đông Đô” của sinh
viên Nguyễn Quốc Khánh cũng đã hệ thống hóa lại được các kiến thức lý luận cơ bản
về nợ xấu và quản lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đánh giá được thực
trạng của nợ xấu từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị trong công tác quản lý nợ xấu
tại BIDV- Đông Đô. Mặt hạn chế của đề tài này là mới chỉ nghiên cứu được vấn đề nợ
xấu ở tầm vi mô của một chi nhánh của một ngân hàng. Chính vì vậy mà những nguyên
nhân dẫn đến nợ xấu cũng chỉ mang tầm vi mô đối với một chi nhánh của ngân hàng đó.
Mà không được nêu một cách chính xác và cụ thể.
Cùng bàn về nợ xấu TS. Trịnh Quang Anh Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh
tế Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam với đề tài: “Vấn đề nợ xấu ở các NHTMCP Việt
Nam và giải pháp xử lý” Kết quả mà đề tài này đạt được là đã phân tích được một số
nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu, tác động của nó đối với nền kinh tế và những
giải pháp để giải quyết các con số về nợ xấu ra sao. Nhưng những nguyên nhân mà tác
giả phân tích mới chỉ dừng lại ở một vài yếu tố như tốc độ tăng tín dụng, tín dụng/GPD

danh nghĩa, tốc độ tăng M2 và lạm phát. Đó cũng là những nguyên nhân chính tác động
đến nợ xấu. Tuy nhiên bên cạnh đó còn rất nhiều các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến
nợ xấu mà tác giả chưa đề cập đến như tốc độ tăng trưởng thị trường bất động sản, lãi
suất cho vay hay tỷ giá hối đoái…
Xem xét một cách tổng quát, những vấn đề về nợ xấu và các tác nhân tố tác động
đến nợ xấu đã có nhiều tác giả nghiêm túc nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu
khoa học. Tuy nhiên do thời gian ngắn, phạm vi đề tài rộng nên các tác giả chưa đề cập
một cách có hệ thống về các nhân tố ảnh hưởng tác động đến nợ xấu. Từ đó tiếp tục bổ
sung vào hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục và giảm thiểu tối đa tình trạng nợ xấu
hiện nay tại các NHTMCP. Với đề tài nghiên cứu này em sẽ tập trung nghiên cứu giải
quyết những vấn đề mà các tác giả trước đây chưa đề cập hoặc chưa nghiên cứu một
cách tổng thể nhằm bổ sung đầy đủ cả về lý luận lẫn thực tiễn góp phần làm giảm tình
trạng nợ xấu trong những năm tới tại Việt Nam.

Thang Long University Libraty


3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu là nợ xấu và các nhân tố tác động của nợ xấu.
 Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn
2010-2015
4. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sẽ được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi sau:
 Nợ xấu là gì?
 Đâu là các nhân tố cơ bản tác động đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam.
 Thực trạng nợ xấu hiện nay tại các NHTMCP Việt Nam diễn ra như thế nào?
 Đâu là giải pháp để khắc phục tình trạng nợ xấu?
Mục tiêu nghiên cứu:
Tổng quan lý thuyết về nợ xấu, trình bày những hiểu biết chung về nợ xấu và các

tác động của nợ xấu đến các ngân hàng thương mại cổ phần.
Dựa trên các số liệu thu thập được tiến hành phân tích thực trạng của nợ xấu, tình
hình nợ xấu đang diễn ra như thế nào tại Việt Nam và tác động của nợ xấu trực tiếp đến
các NHTMCP tại Việt Nam.
Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình trạng nợ xấu đang diễn ra
tại các NHTMCP Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thống kê: là phương pháp sử dụng để thu thập thông tin, số liệu
về nợ xấu. Nhờ đó ta có thể tiến hành phân tích số liệu một cách dễ dàng và
chính xác.
 Phương pháp xử lý số liệu: Phân tích các tài liệu sẵn có liên quan đến đề tài.
Tiến hành thu thập và phân tích những tài liệu liên quan tới nợ xấu từ đó đánh
giá thực trạng nợ xấu đang diễn ra như thế nào tại Việt Nam, những nguyên do
gây ra tình trạng nợ xấu đó. Trên cơ sở đó xây dựng mô hình và lý thuyết nghiên
cứu cho đề tài.
 Phương pháp so sánh: sử dụng tỷ lệ và đồ thị để đưa ra những nhận xét một cách
khách quan về thực trạng nợ xấu. Trong quá trình làm khóa luận các phương
pháp không tránh khỏi những thiếu sót song sự kết hợp giữa các phương pháp
khác nhau có thể cho ta thấy được chính xác hơn những vấn đề đang nghiên cứu
của đề tài.


6. Kết cấu của Khóa Luận
Ngoài các phần lời mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo. Khóa luận
được kết cầu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nợ xấu và các nhân tố tác động đến nợ xấu của các
Ngân hàng thương mại cổ phần
Chương 2: Thực trạng nợ xấu và các nhân tố tác động đến nợ xấu trong Ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình nợ xấu trong

các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức còn hạn chế nên một vài vấn đề nghiên
cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ tổng quan. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các
thầy cô để đề tài của em hoàn thiện hơn cũng như kiến thức về đề tài của em được trau
dồi nhiều hơn nhằm phục vụ cho các bài nghiên cứu sau này.

Thang Long University Libraty



×