Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của các công ty sản xuất và cung cấp điện được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN RÒNG
TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÁC CÔNG TY SẢN
XUẤT VÀ CUNG CẤP ĐIỆN ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60 34 03 01

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN RÒNG
TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÁC CÔNG TY SẢN
XUẤT VÀ CUNG CẤP ĐIỆN ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60 34 03 01

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.PHAN THỊ HẰNG NGA

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS.PHAN THỊ HẰNG NGA

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 24 tháng 09 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Phan Đình Nguyên

Chủ tịch

2


TS. Trần Văn Tùng

Phản biện 1

3

PGS. TS. Vương Đức Hoàng Quân

Phản biện 2

4

PGS. TS. Lê Quốc Hội

Ủy viên

5

TS. Hà Văn Dũng

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng 7 năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 15/08/1976

Nơi sinh: TP.HCM

Chuyên ngành: Kế Toán

MSHV: 1441850065

I- Tên đề tài:
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của các công ty
sản xuất và cung cấp điện được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu phân tích tác động các nhân tố ảnh hưởng đến nhuận ròng trên vốn chủ
sở hữu của các công ty sản xuất và cung cấp điện được niêm yết trên sàn chứng khoán
Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015. Từ kết quả hồi quy, tác giả đưa ra một số
gợi ý giúp nhà quản trị có những quyết định chiến lược mang lại hiệu quả kinh tế cho các
công ty sản xuất và cung cấp điện được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 17/03/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
V- Cán bộ hướng dẫn: TS.PHAN THỊ HẰNG NGA


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Phan Thị Hằng Nga

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Thị Hoàng Yến, tác giả của luận văn tốt nghiệp “ Các yếu tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của các công ty sản xuất và cung cấp điện
được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam”. Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn

là kết quả nghiên cứu của cá nhân dưới sự hướng dẫn của TS. Phan Thị Hằng Nga.
Những số liệu sử dụng cho việc chạy mô hình là trung thực được chính tác giả thu thập
và có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch; các số liệu khác phục vụ cho việc phân tích, nhận
xét đánh giá được thu thập từ các nguồn trích dẫn khác nhau và đã ghi trong phần tài
liệu tham khảo.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Hoàng Yến


ii

LỜI CÁM ƠN
Tác giả luận án bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Phan Thị Hằng
Nga – Cán bộ hướng dẫn khoa học cho tác giả- đã hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình và định

hướng khoa học trong suốt quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu, khảo sát thực tế và thực
hiện luận án.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô giáo khoa Kế toán
và Cán bộ Khoa Đào tạo sau Đại học Trường Đại học Công nghệ TP.HCM, bạn bè và
người thân đã khuyến khích động viên, chia sẽ và khích lệ tác giả trong suốt quá trình thực
hiện luận án.

Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Hoàng Yến


iii

TÓM TẮT
Hiệu quả là vấn đề cơ bản sản xuất kinh doanh của một hình thái kinh tế xã hội.
Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế tiến hành sản xuất kinh doanh phải đặt mục tiêu
hiệu quả lên hàng đầu cùng với nâng cao năng suất và chất lượng. Doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh có hiệu quả là doanh nghiệp thỏa mãn tối đa nhu cầu về hàng hóa –
dịch vụ của xã hội trong giới hạn cho phép của các nguồn lực hiện có và thu được
nhiều lợi nhuận nhất, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Như vậy, có thể nói
mục đích chính của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận.
Cũng như một số nghiên cứu thực nghiệm trước đã thực hiện trên thế giới trong
nghiên cứu này, tác giả kiểm định tác động các yếu tố: tăng trưởng doanh nghiệp, tỷ lệ
nợ, quy mô doanh nghiệp, độ tuổi doanh nghiệp, tỷ lệ thanh toán hiện hành, hiệu quả
quản lý tài sản (vòng quay tài sản) đến tỷ suất sinh lợi của các công ty sản xuất và cung
cấp điện được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả lựa chọn một
mẫu gồm 20 công ty sản xuất và cung cấp điện được niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trong khoảng thời
gian từ 2011 đến năm 2015.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là hồi quy các mô hình bằng Pool
Regression (OLS), Fixed Effects Model (FEM), Random Effects Model (REM) với dữ
liệu bảng để tiến hành phân tích định lượng chính yếu nhằm xác định những yếu tố có
ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi (ROE) của các công ty sản xuất và cung cấp điện được
giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả đã sử dụng phương pháp
phỏng vấn chuyên gia dưới hình thức tham vấn trực tiếp và sử dụng phần mềm STATA
để xác định hệ số hồi quy, trên cơ sở đó xây dựng phương trình yếu tố tác động đến
nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu gồm: tỷ lệ tăng trưởng doanh nghiệp, tỷ lệ nợ, quy mô
doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng tài sản (vòng quay tài sản) là những yếu tố chính và
phù hợp với thực tiễn tại ngành sản xuất và cung cấp điện ở Việt Nam. Ngoài ra tác giả
đưa thêm yếu tố kinh tế vĩ mô vào nghiên cứu, cụ thể là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
(GDP).
Kết quả kiểm định Hausman cho thấy dữ liệu bảng trong đề tài phù hợp với
phương pháp hồi quy Fixed Effect (FEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố


iv

biến tỷ lệ nợ (LEV) có tác động ngược chiều đến lợi nhuận, biến quy mô doanh nghiệp
(SIZE) ảnh hưởng lớn đối với việc nâng cao loại hình sản xuất và thay đổi phương
pháp tổ chức sản xuất và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) tác động ngược chiều, mạnh
nhất đến lợi nhuận. Tác giả không tìm thấy sự tác động có ý nghĩa giữa biến tăng
trưởng (GROWTH) và biến hiệu quả quản lý tài sản (TAT) đến lợi nhuận của các
doanh nghiệp.
Các kết quả thu được từ quá trình phân tích chính là các căn cứ quan trọng đề tài
đưa ra các khuyến nghị liên quan đến việc nâng cao lợi nhuận của các công ty.
Từ khóa: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Công ty nghành sản xuất
và cung cấp điện.



v

ABSTRACT
Efficiency is the key issue of manufacturing business of a socioeconomic
diagnostic. The subjects participating in the manufacturing business procedure have to
prioritize the efficiency together with quantity and quality. The successful enterprises
can satisfy the maximum need of products, which is the social service, within the
acceptable limit of available sources in order to achieve the highest profitability and
contribute to the socioeconomic success. Thus, the profitability is the main purpose of
manufacturing business procedure.
Based on the previous studies related to this experiment, the researcher verified
the effect of different factors: enterprise growth, debt ratios, enterprise scale, enterprise
age, current payment ratios, asset management (asset rotation) to the return of equity of
the electrical manufacturing and providing enterprises on the Vietnamese stock market.
The samples of 20 electrical manufacturing and providing enterprises which are listed
on the Stock Exchange Institutions of Hanoi and Ho Chi Minh City from 2011 to 2015
were selected.
The research method used in this study were the regression models by Pool
Regression (OLS), Fixed Effects Model (FEM), and Random Effects Model (REM),
with the table data for quantitative analysis so as to identify the factors affecting the
return of equity (ROE) to electrical manufacturing and providing enterprises on
Vietnam’s stock market. Also, the expert interview method was implemented as the
form of direct sponsoring and using STATA software to determine the regression
coefficients. Based on that, the equation of the factors affecting the net profit from
equity was calculated, including the enterprise growth, debt ratios, enterprise scale,
enterprise age, current payment ratios, asset management (asset rotation), which are the
suitable and practical factors of the electrical manufacturing and providing business in
Vietnam. Moreover, the macroeconomic was also added to the research, specifically,
the Gross Domestic Product (GDP).
Hausman’s verification results showed that the table data was appropriate with the

Fixed Effect regression. The research results also indicated the debt ratios (LEV) factor
has the converse impact to the profit, the enterprise scale (SIZE) factor has effects on
production enhancement and production operation change; the GDP has the strongest


vi

converse impact to profit. There was no significant impact of the enterprise growth
(GROWTH) and the asset management efficiency (TAT) to the enterprises’ profit.
The results from the analysis played an important role from which this study
provided the recommendations related to improving the profitability for the enterprises.
Keywords: Enterprise business efficiency, Electrical manufacturing and providing
companies.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT................................................................................................................. iii
ABSTRACT ...............................................................................................................iv
MỤC LỤC ................................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ x
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................xii
DANH MỤC HÌNH VẼ........................................................................................... xiv
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1

2. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 2
2.1. Mục tiêu của đề tài: ............................................................................................... 2
2.2. Câu hỏi nghiên cứu:............................................................................................... 3
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:......................................................................... 3
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3
2.3.2. Pham vi nghiên cứu ................................................................................. 3
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................... 4
4. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .............................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................ 6
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây: ................................................................ 6
1.1.1. Nghiên cứu thực nghiệm trên Thế giới .............................................................. 6


viii

1.1.2. Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam ................................................................ 9
1.2. Đánh giá tổng quan về công trình nghiên cứu có liên quan và khoảng trống
nghiên cứu ................................................................................................................ 12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT: ....................................................................... 14
2.1 Tổng quan về lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: ........... 14
2.1.1 Sơ lược về đo lường lợi nhuận công ty .............................................................. 14
2.1.2. Phân tích tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu doanh nghiệp .................. 14
2.1.2.1 Khái niệm ............................................................................................ 15
2.1.2.2. Công thức Dupont trong các phân tích mô hình hoạt động của doanh
nghiệp ........................................................................................................................ 16
2.1.3. Các yếu tố tác động đến lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp ............................................................................................................... 20
2.2. Đánh giá kết quả kinh doanh của các công ty sản xuất và cung cấp điện ...... 23

2.2.1. Giới thiệu tổng quan về ngành điện Việt Nam .................................................. 23
2.2.2. Các nhân tố bên trong các công ty sản xuất và cung cấp điện............................ 24
2.2.2.1 Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn
2011-2015 .................................................................................................................. 24
2.2.2.2. Phân tích nguồn cầu điện .................................................................... 26
2.2.2.3. Đánh giá hiệu quả đầu tư.................................................................... 33
2.2.3. Các nhân tố bên ngoài công ty sản xuất và cung cấp điện ................................. 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 38
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .......................... 39
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 39
3.2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu................................................................. 39
3.2.1. Dữ liệu ngiên cứu ............................................................................................. 39


ix

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 40
3.2.2.1 Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................... 40
3.2.2.2. Các kiểm định trong mô hình dữ liệu bảng .......................................... 44
3.3. Các biến, giả thiết, mô hình nghiên cứu ........................................................... 47
3.3.1. Các biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình nghiên cứu ......................... 47
3.3.1.1. Các biến phụ thuộc của mô hình hồi quy............................................. 47
3.3.1.2. Các biến độc lập sử dụng trong mô hình ............................................. 47
3.3.2. Các giả thiết nghiên cứu ................................................................................... 51
3.3.3. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 53
CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................... 54
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu........................................................................................ 54
4.2. Phân tích tương quan ........................................................................................ 55
4.3 Kiểm định các giả thuyết hồi quy ...................................................................... 56

4.3.1 Kiểm định không có sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình
(không bị hiện tượng đa cộng tuyến) .......................................................................... 56
4.3.2 Kiểm định phương sai của sai số không đổi (không bị hiện tượng phương sai thay
đổi)............................................................................................................................. 57
4.3.3 Kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tương quan với nhau (không bị
hiện tượng tự tương quan) .......................................................................................... 57
4.3.4 Tổng hợp kết quả kiểm định .............................................................................. 58
4.4. So sánh giữa các mô hình trên dữ liệu bảng: Pooled Regression, Fixed effects
model, Random effects model ................................................................................... 58
4.4.1 So sánh giữa các mô hình: Pooled Regression (POLS) và Fixed effects model
(FEM) ........................................................................................................................ 59
4.4.2 So sánh giữa các mô hình: Pooled Regression (POLS) và Fixed effects model


x

(FEM) ........................................................................................................................ 61
4.5 Kết quả kiểm định độ phù hợp của các biến giải thích với mô hình Random
effects model (REM)................................................................................................. 62
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................ 66
5.1. Kết luận.............................................................................................................. 66
5.1.1. Tóm tắt nội dung nghiên cứu ............................................................................ 66
5.1.2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu .............................................................................. 66
5.2. Một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ......................... 67
5.2.1 Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu.................................................................................... 68
5.2.2. Quy mô doanh nghiệp....................................................................................... 69
5.2.3. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế .................................................................................. 70
5.2.4 Các gợi ý khác nhầm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty sản xuất và

phân phối điện ............................................................................................................ 71
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 72
5.3.1 Hạn chế ............................................................................................................. 72
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................... 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ......................................................................................... 73
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 75
PHỤ LỤC


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

TKV

Tập đoàn Than Khoáng sản

PVN

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TSCĐ


Tài sản cố định

ROA

Lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROI

Hệ số thu nhập trên đầu tư

EPS

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

P/E

Hệ số giá trên thu nhập

LEV

Tỷ lệ nợ

SIZE

Quy mô công ty


AGE

Độ tuổi doanh nghiệp

CR

Khả năng thanh toán hiện hành

TURN

Hiệu quả quản lý tài sản

GDP

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế

FEM

Mô hình các yếu tố ảnh hưởng cố định

GROWTH

Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp

TAT

Hiệu quả quản lý tài sản



xii

OLS

Mô hình hồi quy gộp

FEM

Mô hình ảnh hưởng cố định

REM

Mô hình các yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

WB

Ngân hàng Thế giới


ADB

Ngân hàng phát trển Châu Á

JIKA

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

DN

Doanh nghiệp

TTCK

Thị trường chứng khoán

VCSH

Vốn chủ sở hữu


xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu các công trình trước...................... 10
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của các công ty sản xuất và cung cấp điện trên thị
trường chứng khoán Việt Nam .................................................................................. 25
Bảng 2.2 Tiêu thụ điện theo ngành trong khoảng thời gian 2006-2010 ........... 27
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn điện theo công suất và sản lượng cho giai đoạn 20102020 tầm nhìn 2030 ................................................................................................... 28
Bảng 2.4 Số lượng đường dây và các trạm điện được bổ sung vào lưới điện quốc

gia cho giai đoạn 2010-2030 ..................................................................................... 32
Bảng 2.5: Chi phí vốn đầu tư thủy điện ........................................................... 34
Bảng 2.6: Tổng chi phí đầu tư thủy điện ......................................................... 34
Bảng 2.7: Chi phí cố định đầu tư nhiệt điện .................................................... 34
Bảng 2.8: Chi phí nguyên liệu nhiệt điện ........................................................ 35
Bảng 2.9: Chi phí vốn trên mỗi kWh nhiệt điện .............................................. 35
Bảng 2.10: Tổng chi phí trên mỗi kWh nhiệt điện........................................... 36
Bảng 2.11: Tổng hợp chi phí vốn của các loại hình sản xuất điện ................... 36
Bảng 3.1: Các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu ................................... 50
Bảng 3.2 Bảng kỳ vọng về mối quan hệ giữa các biến và biến phụ thuộc........ 50
Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình .................................. 54
Bảng 4.2: Kết quả ma trận tự tương quan........................................................ 55
Bảng 4.3: Kết quả ma trận tự tương quan........................................................ 56
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra phương sai của sai số ........................................... 57
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định không bị hiện tượng tự tương quan .................. 58
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định VIF, phương sai của sai số thay đổi và tự tương
quan của mô hình ...................................................................................................... 58
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo Pooled Regression ......................................... 59


xiv

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo Fixed effects model ....................................... 60
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy theo Random effects model................................... 61
Bảng 4.10: Kết quả Kiểm định Hausman ........................................................ 62
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy theo Random effects model................................. 63


xv


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Cơ cấu nguồn điện cho đến năm 2020 ............................................. 30
Hình 2.2. Năng lượng tái tạo tại Việt Nam ...................................................... 33
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu ........................................................................ 53


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề:
Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái cũng như tình hình kinh tế trong nước
còn nhiều khó khăn như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần phải
phát huy tối đa sức mạnh nội tại của mình. Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả,
thành công trong kinh doanh là một doanh nghiệp thực hiện tốt việc tổ chức quản lý và
giám sát một cách chặt chẽ các dòng tài chính luân chuyển vào doanh nghiệp đó. Tình
hình tài chính doanh nghiệp phản ánh, phần lớn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, đồng thời các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng thể hiện
tính năng động, linh hoạt và trình độ tổ chức quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Mặc khác trong nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt
luôn tạo ra những cơ may và rủi ro tiềm tàng đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt thông
tin, có sự phân tích và dự đoán chính xác để có thể tận dụng những cơ hội kinh doanh,
hạn chế những rủi ro và thiệt hại. Vì vậy phân tích tình hình tài chính sẽ làm cho các
nhà quản trị nắm rõ thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp tác động
thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến các hoạt động tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nhằm
đạt hiệu quả cao nhất.
Hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp là vấn đề cực kỳ quan trọng liên quan
đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa
càng ngày càng mở rộng, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt thì
vấn đề đạt được hiệu quả hoạt động tốt là bài toán càng trở nên cấp thiết đối với các

doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp từ trước tới
nay vẫn được xem là một phạm trù rộng lớn và tương đối phức tạp. Vì thế, việc đi tìm
và trả lời được câu hỏi nhân tố nào tác động tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp? và
tác động theo chiều hướng như thế nào? có ý nghĩa lớn nhằm góp phần giải quyết một
phần trong bài toán hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài:


2

Hiệu quả là vấn đề cơ bản sản xuất kinh doanh của một hình thái kinh tế xã hội.
Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế tiến hành sản xuất kinh doanh phải đặt mục tiêu
hiệu quả lên hàng đầu cùng với nâng cao năng suất và chất lượng. Doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh có hiệu quả là doanh nghiệp thỏa mãn tối đa nhu cầu về hàng hóa –
dịch vụ của xã hội trong giới hạn cho phép của các nguồn lực hiện có và thu được
nhiều lợi nhuận nhất, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Như vậy, có thể nói
mục đích chính của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu trước mắt,
lâu dài và thường xuyên của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đất nước ta đang đổi mới và bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa,
hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đây sẽ tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp trong
ngành sản xuất và cung cấp điện. Thách thức lớn nhất đó chính là sự cạnh tranh gay gắt
của nền kinh tế thị trường, vì vậy làm thế nào để duy trì hiệu quả hoạt động kinh
doanh, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là một câu hỏi lớn và không dễ trả lời
đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và cung cấp điện.
Nghành điện hiện nay là một trong 06 tập đoàn mạnh của đất nước, giữ vai trò
chính trong việc đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế. Tập đoàn Điện lực Viêt Nam
có nhiệm vụ quyết định chiến lược, định hướng phát triển ngành điện, phát triển các dự
án điện, cân đối nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ trong nước, do đó các công ty sản xuất
và cung cấp điện cần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhất là và sự cần thiết

phải tìm hiểu các yếu tố tác động đến lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của các công ty sản xuất và cung cấp điện. Vì vậy, tác giả đã
lựa chọn đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của
các công ty sản xuất và cung cấp điện được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt
Nam” để nghiên cứu.
2. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu của bài này là thong qua phương pháp nghiên cứu định
lượng và các bằng chứng cụ thể để nhằm đạt được các mục tiêu chính sau đây:


3

1) Đánh giá việc thực hiện hiệu quả kinh doanh của các công ty sản xuất và cung
cấp điện.
2) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty sản
xuất và cung cấp điện được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
3) Các giải pháp để nâng cao lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của các công ty
sản xuất và cung cấp điện.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên, luận văn tập trung trả lời câu hỏi
nghiên cứu sau:
(i). Hiện nay hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp điện
như thế nào?
(ii) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty sản xuất
và cung cấp điện được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
(ii). Giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty sản xuất
và cung cấp điện?
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của các công ty sản
xuất và cung cấp điện được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
2.3.2. Pham vi nghiên cứu
- Về không gian: luận văn nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nhuận ròng trên
vốn chủ sở hữu của các công ty sản xuất và cung cấp điện được niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
- Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích tác động của các yếu tố tới nhuận
ròng trên vốn chủ sở hữu của các công ty sản xuất và cung cấp điện được niêm yết trên
sàn chứng khoán Việt Nam trong 5 năm, giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015.
Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ website .


4

2.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Định lượng: sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá kết quả kinh
doanh của các công ty sản xuất và phân phối điện, biện luận các công trình nghiên cứu
trong và ngoài nước để đưa ra các quan điểm đóng góp cho các kết quả nghiên cứu.
- Sử dụng phần mềm STATA để xác định hệ số hồi quy, trên cơ sở đó xây dựng
phương trình yếu tố tác động đến nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, từ đó kiểm định sự
tác động của các nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của các công ty. Khi quá trình kiểm
định hoàn tất, đề tài tiến hành phân tích kết quả và đưa ra một số kiến nghị phù hợp với
hiện trạng của ngành sản xuất và cung cấp điện.
3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp nhiều thông tin giá trị cho các cổ đông hiện hữu
và các nhà đầu tư tiềm năng, cung cấp sự hiểu biết sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng sinh lợi của công ty sản xuất và cung cấp điện và là căn cứ để các nhà
đầu tư ra quyết định đầu tư vào cổ phiếu công ty sản xuất và cung cấp điện.
Kết quả nghiên cứu còn là nguồn thông tin cung cấp đến các nhà quản trị của
các công ty sản xuất và cung cấp điện, hỗ trợ các nhà quản trị đưa ra các quyết định,

các biện pháp phòng ngừa rủi ro, chính sách phát triển hợp lý dựa trên các ảnh hưởng
tích cực cũng như tiêu cực của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi.
4. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Bài luận văn được chia thành 5 chương:
Phần mở đầu: Giới thiệu
Trong chương này tác giả sẽ nêu tính cấp thiết đề tài, đưa ra mục tiêu phạm vi
nghiên cứu từ đó nêu lên ý nghĩa của nghiên cứu đề tài.
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Trong chương này tác giả sẽ tổng hợp những nghiên cứu thực nghiệm trên thế
giới và ở nước ta về vấn đề nghiên cứu, từ đó tác giả nêu ra khe hỏng nghiên cứu và
hướng nghiên cứu của bài luận văn.


5

Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Tại chương này tác giả cũng nêu tổng quan về lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp, các lý thuyết về lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, cuối cùng
là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của các công
ty sản xuất điện và cung cấp điện trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Nội dung chính của chương này tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu,
giải thích các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình, mô tả các đặc điểm của
mô hình thực nghiệm, các giả định đặt ra để kiểm định.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Tác giả đã mô tả mẫu nghiên cứu, ma trận hệ số tương quan, đa cộng tuyến,
phương sai thay đổi phần dư, tự tương quan phần dư, sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu
bảng hiệu ứng tác động cố định (Fixed effect – FEM), mô hình hồi quy dữ liệu bảng hiệu
ứng tác động ngẫu nhiên (Random effect – REM), mô hình Pooled Regression (OLS).
Sau khi so sánh các mô hình OLS và FEM, mô hình FEM và REM bằng kiểm định

Hausman, kết quả kiểm định sự phù hợp của các biến giải thích với mô hình REM.
Chương 5: Kết luận
Ở chương này tác giả tổng kết lại các vấn đề nghiên cứu, kết luận lại kết quả
thực nghiệm từ mô hình nghiên cứu từ đó đưa ra kiến nghị. Cuối cùng là những hạn
chế của đề tài và hướng mở rộng đề tài.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU:
Trong chương này tác giả sẽ đưa ra hệ thống các nghiên cứu trong và ngoài nước
trước đây có liên quan đến nghiên cứu về lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp và những điều học hỏi được rút ra từ những nghiên cứu này. Sau đó tác
giả sẽ trình bày các lý thuyết liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây:
1.1.1. Nghiên cứu thực nghiệm trên Thế giới :
Hiện nay đã có nhiều tác giả nước ngoài tiến hành các công trình nghiên cứu về
các nhân tố có tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những nghiên cứu
trước đây:
Nghiên cứu của Zeitun, R. và Tian, G.G (2007) tác giả đã thực hiện nghiên cứu
các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dữ liệu
nghiên cứu được thực hiện từ năm 1989 – 2003 của 167 công ty niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán Amman – Jordan thuộc 16 ngành nghề kinh doanh khác nhau trong
lĩnh vực phi tài chính. Cũng trong khoảng thời gian này một số sự kiện chính trị đã xảy
ra: chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991 và sự bùng nổ của phong trào Intifadah ở Bờ Tây
và Gaza vào năm 2000. Đại diện nghiên cứu trên thị trường hiệu quả hoạt động của các
công ty gồm chỉ số giá trị thị trường Tobin’s Q, giá mỗi cổ phần trên thu nhập mỗi cổ
phần (P/E); hiệu quả tài chính – ROE, hiệu quả kinh doanh – ROA. Tác giả sử dụng
mô hình tác động ngẫu nhiên dữ liệu bảng không cân bằng, bởi cần phải kiểm soát hiệu
quả của các ngành công nghiệp và kiểm soát đối với tác động của các ngành. Các biến

yếu tố tác động được đưa vào mô hình gồm: Cấu trúc vốn (tỷ lệ đòn bẩy tài chính);
Quy mô doanh nghiệp; Rủi ro kinh doanh; Thuế thu nhập;Tỷ trọng tài sản cố định;
Khủng hoảng chính trị; Ngành nghề kinh doanh.
Năm thước đo đòn bẩy tài chính được tác giả sử dụng: tổng nợ trên tổng tài sản,
tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn trên tổng tài sản, nợ ngắn hạn trên tổng
tài sản và tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu, mỗi thước đo được đưa vào một mô hình
nghiên cứu. Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ có tác động mạnh nhất và ngược chiều, tốc độ
tăng trưởng của doanh nghiệp, quy mô công ty tác động cùng chiều đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.


×