Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

tình hình thực hiện tiêu chí 17 trong xây dựng nông thôn mới tại xã định tăng, huyện yên định ,tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.3 KB, 28 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Theo kết quả thống kê năm 2013 nước ta có trên 67% dân số sinh
sống ở khu vực nông thôn (Tổng cục thống kê, 2013) với nghành
nghề chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, ti ểu th ủ công
nghiệp và dịch vụ, là nơi sản xuất quan trọng góp phần lớn vào cơ
cấu kinh tế của đất nước . Hiện nay, nông thôn nước ta đang trong
quá trình đổi mới và phát triển, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đã đem lại những thành tựu kinh tế - xã hội to lớn, góp phần
quan trọng trong phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao
động xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh th ần của nhân dân.
Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng có nh ững
tác động tiêu cực như diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, phân hóa
giàu nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc, tình hình ô nhi ễm môi
trường ngày càng nghiêm trọng.... Chính vì vậy, để phát triển một
cách bền vững thì chúng ta cần phải có những chính sách và hành
động thực tế trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh v ực nông
nghiệp, nông thôn. Xây dựng nông thôn là mối quan tâm đặc biệt c ủa
Đảng và Nhà nước, tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X của Đảng về vấn đề xây dựng nông thôn mới, Đảng ta đã xác đ ịnh:“
Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn
minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”. Đây là kế hoạch và
hành động làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam, bước đầu tạo nên
những nhân tố có tính chất định hình cho xã hội phát triển lâu dài và
tạo điều kiện cho nước ta nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Để thực
hiện nghị quyết trên của Trung ương, ngày 04 tháng 06 năm 2010 Thủ
tướng chính phủ ra quyết định số 800/ QĐ-TTg Quyết định phê duyệt
chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.


Huyện Yên Định nằm ở phía tây bắc của tỉnh Thanh Hóa. Đ ể
hưởng ứng chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới, huyện Yên Định đã tiến hành phát động và triển khai ch ương
trình trên toàn điạ bàn huyện. Qua 5 năm thực hiện chương trình,
nền kinh tế của huyện đang từng bước khởi sắc, toàn huy ện có 9/27
xã đã đăng ký hoàn thành 19 tiêu chí xây d ựng nông thôn m ới trong
năm 2015 ( báo thanh hóa). Như vậy kết quả đạt được vẫn chưa đáp
ứng mục tiêu cụ thể của chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2016 đạt 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn
mới .Bên cạnh các mục tiêu về giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng… tiêu chí
1


17 là một tiêu chí quan trọng trong bộ tiêu chí của ch ương trình mà
nhiều địa phương chưa đạt được . Tiêu chí này không chỉ phản ánh
được môi trường khái quát của một địa phương mà qua đó còn đánh
giá được hiện trạng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương đó . Một
trong 9/27 xã đã đăng kí hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới
có xã Định Tăng. Xã Định tăng đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn
mới sau 5 năm thực hiện từ 2011-2015. Xuất phát từ thực tế, nhằm
đánh giá tình hình mức độ hoàn thành tiêu chí 17 của xã Định Tăng so
với quy định của bộ tiêu chí về nông thôn mới, từ đó nghiên cứu đề
xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện quá trình thực hiện tiêu chí 17
trong nông thôn mới tại xã Định Tăng, em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“tình hình thực hiện tiêu chí 17 trong xây dựng nông thôn mới tại
xã Định Tăng, huyện Yên Định ,tỉnh Thanh Hóa”
2

Mục tiêu nghiên cứu


1

Mục tiêu chung

Tìm hiểu tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây d ựng
nông thôn mới trên địa bàn xã Định Tăng, huyện Yên Định, tỉnh Thanh
Hóa, xác định những tồn tại khó khăn, từ đó nghiên cứu đề xuất giải
pháp góp phần hoàn thiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM tại
xã trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể
• Tìm hiểu tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng
NTM trên địa bàn;
• Xác định những tồn tại/khó khăn trong quá trình thực hiện tiêu chí
môi trường xây dựng NTM tại xã Định Tăng;
• Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện quá trình thực hiện tiêu
chí môi trường trong xây dựng NTM tại xã.

2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Tiêu chí 17 trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới:


Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc

gia.
• Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn v ề môi tr ường.
2





Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các ho ạt đ ộng

phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp.
• Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy đ ịnh.
• Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.
b. Đối tượng khảo sát: là người dân, cán bộ môi trường trên đ ịa bàn xã
Định Tăng, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
a. Pham vi về không giam

Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Định Tăng, huyện Yên Định,
tỉnh Thanh Hóa.
b. Phạm vi về Thời gian

Các số liệu thứ cấp được thu thập trong những năm 2011-2015
Các số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2017
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 4/5/2017-15/5/2017
c. Pham vi nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dụng về tình hình thực thi tiêu

chí mối trường trong dân cư, tình hình cấp và sử d ụng n ước h ợp v ệ
sinh, tình hình thu gom, xứ lý rác thải, các hoạt đ ộng bảo v ệ môi
trường , chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, từ đó đưa ra giải pháp
nhằm thực hiện tốt hơn các tiêu chí môi trường trong xây d ựng NTM
trên địa bàn xã Định Tăng, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Do nhóm tiến hành THNN tại địa bàn xã Định Tăng – Yên Định –
Thanh Hóa nên địa điểm nghiên cứu được chọn là xã Định Tăng đ ể thuận
lợi cho công tác thu thập số liệu, nghiên cứu thực hiện đề tài.
1.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
1.4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

3


- Thu thập các tài liệu, số liệu từ sách, các báo cáo nghiên c ứu và
mạng internet về chương trình mục tiêu quốc gia trong xây dựng nông
thôn mới.
Các loại sách, bài giảng, bài báo từ các tạp chí có liên quan đến đề
tài
- Các tài liệu từ các website
- Các luận văn liên quan đến tài liệu nghiêm cứu
-Tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Định Tăng.
- Mục đích:


Tìm hiểu mục tiêu của chương trình, các văn bản h ướng d ẫn vi ệc th ực
hiện chương trình. Các tiêu chí đánh giá chất lượng c ủa ch ương trình xây
dựng nông thôn mới nhằm đánh giá mức độ hoàn thiện của ch ương

trình tại địa phương.
• Tìm hiểu điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của đ ịa ph ương: Di ện tích
đất tự nhiên, dân số, thu nhập bình quân… Nhằm hiểu rõ nh ững đ ặc
điểm chính của khu vực nghiên cứu.

• Các báo cáo nghiên cứu về quá trình th ực hiện xây d ựng nông thôn
mới trong nước và thế giới. Từ đó, vận dụng vào địa phương đề ra
các giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chương
trình xây dựng.
1.4.3.2
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
1.4.3.2.1 Phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi
Điều tra phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi đã thiết kế:
Đối với cấp xã:
-

Về tình hình xây dựng nông thôn mới của xã.

-

Những yếu tố ảnh hưởng đến hoàn thành tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới của xã.

Đối với người dân:

4


-

Tình hình phân loại rác thải tại các hộ gia đình.

-

Tình hình sử dụng nước sạch tại các hộ gia đình.


-

Các hoạt động tham ra phát triển môi trường của người dân

1.4.3.2.2

Phương pháp điều tra khảo sát thực tế

Phương pháp điều tra thực địa, kết hợp phỏng vấn trực tiếp , áp dụng
phương pháp điều tra nhanh nông thôn, điều tra kết quả hiện trạng: về sản
xuất nông nghiệp, đất đai, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế-xã hội-môi
trường.
1.4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu điều tra, thu thập được tổng hợp và xử lý thống kê bằng
phần mềm Excel 2010.
1.4.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu trong chuyên đề
a. Chỉ tiêu đánh giá việc cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh
- Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế
- Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh
- Tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh
b .Chỉ tiêu đánh giá tình hình thu gom, xử lý chất th ải, n ước thải
- Số hộ có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn
- Số hộ đăng ký tham gia thu gom rác thải
- Tỷ lệ hộ phân loại rác thải
- Tỷ lệ chất thải được xử lý trước khi chôn lấp
- Tỷ lệ hộ trả chi phí thu gom
c. Chỉ tiêu phát triển môi trường, suy giảm môi trường
- Tỷ lệ cây xanh được trồng mới tại công trình công cộng
- Số lần công trình công cộng được vệ sinh trong tháng

- Tỷ lệ hộ xả rác ra môi trường công cộng
- Tỷ lệ hộ sử dụng thuốc diệt cỏ, diệt ốc
5


- Tỷ lệ hộ không thu gom túi, chai, lọ thuốc BVTV
d. Chỉ tiêu về nghĩa trang theo quy hoạch
- Tỷ lệ nghĩa trang có quy chế quản lý nghĩa trang
- Tỷ lệ nghĩa trang có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn
- Tỷ lệ người chết được chuyển đổi hình thức mai táng

6


PH ẦN II: N ỘI DUNG NGHIÊN C ỨU
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Định Tăng là xã đồng bằng, nằm về phía tây huy ện Yên Định, cách
trung tâm huyện khoảng 5 km. Có đường Tỉnh lộ dài khoảng 6 km ch ạy
từ QL45 tại Thị trấn Quán Lào qua xã Định Tường đến Định Tăng. Tiếp
giáp với các xã như sau:
 Phía Bắc giáp xã: Định Liên, Định T ường – Yên Đ ịnh .
 Phía Nam giáp xã: Thiệu Ngọc, Thiệu Vũ – Thiệu Hoá .
 Phía Tây giáp xã: Yên Lạc, Yên Ninh – Yên Định .
 Phía Đông giáp xã: Thiệu Thành – Thiệu Hoá.

2.1.1.2 Địa hình
Định Tăng là xã đồng bằng, có địa hình tương đối bằng ph ẳng, có
núi đá với độ chênh cao không đáng kể thích hợp cho tr ồng lúa n ước và

cấy hàng năm. Ngoài ra Định Tăng còn có hệ thông sông Cầu Chày ch ảy
qua địa bàn xã, nên sự phân bố dân cư nông thôn cũng đã bắt đầu bị
phân khu thành hai tiểu vùng qua hệ thống sông Cầu Chày và đ ược k ết
nôi với nhau bằng hệ thống cầu cống bắt qua sông.
2.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu xã Định Tăng thuộc tiểu vùng đồng bằng khí hậu nhiệt
đới gió mùa, có những đặc trưng như sau:
- Nhiệt độ: Tổng tích ôn trong năm là 8.500 – 8.600 0C, nhiệt độ
trung bình là 23.30C. Những tháng có nhiệt độ thấp nhất là từ tháng 11
đến tháng 2 năm sau, bình quân từ 16-17 0C, nhiệt độ thấp chưa dưới
40C. Những tháng có nhiệt độ cao là từ tháng 5 đến tháng 9, bình quân từ
28-290C, cao chưa quá 410C. Biên độ năm: 12-130C, biên độ ngày: 5,56,00C.

7


- Lượng mưa: Tổng lương mưa trong năm khoảng 1.900 – 2.000
mm, riêng vụ mùa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 80% - 85%,
lượng mưa tập trung từ tháng 6 – 10 chiếm từ 70 – 80% l ượng m ưa c ả
năm. Tập trung ở các tháng 7, 8, 9 có lượng m ưa lớn nh ất trong năm, x ấp
xỉ 350mm/tháng. Tháng 11, tháng 12, tháng 1, tháng 2 l ượng m ưa
thường ít.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình 85 – 86%, các tháng 2, 3, 4 có
độ ẩm xấp xỉ 90%.
- Gió, hướng gió chủ yếu có 2 hướng gió chính là gió Đông nam và
mùa Đông bắc. Tốc độ gió trung bình từ 1.8 – 2.2 m/s. Ngoài 2 h ướng gió
chính vào mùa hè, thỉnh thoảng xuất hiện 5 – 7 đợt gió Tây nam khô
nóng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe con người.
Điều kiện khí hậu phù hợp sinh trưởng, phát triển c ủa cây tr ồng
và vật nuôi. Những năm gần đây thời tiết có những biến đổi đ ột xuất

như hạn hán, lũ lụt và rét đậm rét hại làm ảnh hưởng không nh ỏ đ ến
sản xuất nông nghiệp.
2.1.1.4. Thuỷ văn
Theo Bản đồ phân vùng thủy văn tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ 1/600.000,
Định Tăng là một xã năm trong vùng thủy nông của sông Mã.
- Có sông Cầu Chày chảy theo hướng tây nam qua xã v ới chiều dài
7km, lưu lượng nước cả năm đạt 9.72m3/giây.
- Định Tăng chủ yếu dùng nước từ sông Cầu Chày và tiêu nước về
trạm bơm tiêu úng Cầu Khải là nơi tiêu nước kịp thời khi xảy ra mưa
lớn.
2.1.1.5 Tài nguyên thiên nhiên
2.1.1.5.1 Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên xã Định Tăng năm 2015 là 1 005,5 ha.
Trong đó, đất nông nghiệp 729,17 ha chiếm 72,52 % diện tích đất tự
nhiên, đất phi nông nghiệp 266,65 ha chiếm 26,51 % diện tích đất tự
nhiên, đất chưa sử dụng 9,68 ha chiếm 0.97 % diện tích đất tự nhiên (Số

8


liệu kiểm kê cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm
31/12/2015).
Toàn bộ đất đai trên địa bàn xã được hình thành do quá trình lắng
đọng phù sa của hệ thống Sông Mã và quá trình phong hoá đá t ừ ngày
xưa, nhưng lượng phù sa không được bồi đắp hàng năm có tầng loang l ỗ
đỏ vàng, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thị nặng loại đất này
thích hợp cho trồng lúa và cây màu, có khả năng thâm canh cao. Theo
FAO được phân theo các nhóm:
- Nhóm đất Gleysols (ký hiệu: GL, tên Việt Nam: Đất Glây).
Diện tích khoảng 70,20 ha chủ yếu là đất NTTS, phân bố ở địa

hình thấp, bị ngập nước thường xuyên, mực nước ngầm nông, bị lầy
thụt, không có kết cấu, glây hoá. Mẫu chất hình thành là đất phù sa (m ột
số) hoặc đất dốc tụ (phần lớn).
Hướng sử dụng: Vùng ít lầy thụt nuôi trồng thuỷ sản, trồng lúa.
Cải tạo bằng phương pháp rút nước, bón phân lân và vôi.
- Nhóm đất Fluvisols (ký hiệu FL, tên Việt Nam: Đất Phù sa).
Diên tích khoảng 692,83 ha chủ yếu là đất trồng lúa nước và đất
trồng cây hàng năm, có thể trồng cây màu và cấy lúa. Thành phần cơ gi ới
từ thịt nhẹ đến trung bình, có khả năng thâm canh cao.
2.1.1.5.2 Tài nguyên nước
Địa bàn xã có 2 nguồn nước chính
- Nguồn nước mặt chủ yếu là hệ thống sông Cầu Chày nguồn nước ở
đây chủ yếu tập trung vào mùa mưa, nghèo kiệt vào mùa đông. Đồng
thời, còn có hệ thống ao hồ làm nơi trữ nước phục v ụ sinh hoạt và s ản
xuất nông nghiệp của người dân nơi đây.
- Nguồn nước ngầm
+ Nước ngầm tầng nông ở độ sâu từ 4 - 5 m, được nhân dân khai
thác qua hệ thống giếng khơi để lấy nước sinh hoạt.
+ Nước ngầm tầng nông ở độ sâu 30-40 m, nguồn n ước tương đối
phong phú, trong sạch, chất lượng đảm bảo. Hiện có khoảng 85% t ổng
số hộ đã sử dụng giếng khoan để khai thác phục vụ sinh hoạt.
9


2.1.1.5.3 Tài nguyên rừng
Định Tăng có 5,86 ha rừng sản xuất (Theo thống kê đ ất đai th ời
điểm 01/01/2010), cây trồng chủ yếu là cây ăn quả và cây lâu năm khác.
Đến năm cuối năm 2015 thì diện tích tích rừng không còn giữ do chuy ển
đổi mục đích sử dụng đất. Nhìn chung, xã Định Tăng tài nguyên rừng
nghèo kiệt, các loại cây con quý hiếm không có.

2.1.1.5.4 Tài nguyên nhân văn
Hiện nay trên địa bàn xã chủ yếu là người dân tộc Kinh sinh sống
và làm việc, có văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc, có bề dày truy ền
thống lịch sử, văn hoá. Trong các cuộc kháng chiến kiến quốc của dân
tộc, Định Tăng đã đóng góp nhiều sức người sức của cho tuyền tuy ến.
Đến nay, tiếp nối truyền thống hiếu học của cha ông, các thế h ệ
con em trong xã đã và đang không ngừng học tập, rèn luy ện để đóng góp
công sức vào công cuộc xây dựng đất nước.
2.1.2 Đặc điểm Kinh tế - Xã hội
2.1.2.1. Về kinh tế
Bảng 2.2.2.1: Cơ cấu kinh tế xã Định Tăng các năm 2010, 2013,
2014, năm 2015
Đơn

STT CÁC CHỈ TIÊU
I
II

Năm

Năm

Năm

Năm

vị tính 2010 2013 2014 2015

Nông, lâm nghiệp


%

60,90 55,64 53,43 43,95

Tiểu thủ công nghiệp –

%
16,70 19,56 19,62 28,63
XDCB
III
Thương mại – Dịch vụ
%
22,70 24,80 26,95 27,42
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch KT- XH, QP - AN năm 2010,
2013, 2014, năm 2015 của UBND xã Định Tăng)
Cơ cấu kinh tế của xã có sự chuyển dịch khá rõ nét theo h ướng tăng
dần tỷ trọng CN - TTCN và TM - DV, giảm tỷ trọng ngành NN.
- Tỷ trọng ngành nông - lâm - thuỷ sản có xu hướng giảm nhanh,
năm 2010 là 60,9% và đến năm 2015 giảm còn 43,95%.
10


- Ngành CN - TTCN có vị trí quan trọng, chiếm 28,63% trong c ơ c ấu
các ngành kinh tế của xã và có vai trò ch ủ đạo trong phát tri ển kinh t ế
được xác định là ngành kinh tế chủ đạo trong tương lai.
- Ngành TM - DV đã cho thấy xu hướng phát triển hàng hoá, nâng cao
giá trị sản xuất. Tỷ trọng của ngành tăng từ 22,7% vào năm 2010 và đ ến
năm 2015 là 27,42%.
Năm 2015, ảnh hưởng của giá cả thị trường, nền kinh tế xã Đ ịnh
Tăng đã có những thay đổi phù hợp với nền kinh tế thị trường.

GDP đầu người 25 triệu đồng/năm, hệ số sử dụng đất đạt 2,45
lần/ năm.
Thu nhập bình quân/ha canh tác đạt 120 triệu đồng /ha/năm.
Tổng thu ngân sách 2016 ước đạt 9,079 tỷ đồng.
Tổng chi ngân sách 2016 ước đạt 7,874 tỷ đồng.
Về chăn nuôi đã và đang chuyển dịch mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ bằng
mô hình trang trai, về tiểu thủ công nghiệp được mở rộng như nghề mộc, sản
xuất vật liệu xây dựng… Cụ thể như sau:
2.1.2.1.1. Lĩnh vực nông lâm thủy sản
a. Trồng trọt
Định tăng là một xã thuần nông, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa
phát triển, để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Sau đổi điền, dồn thửa lần
2 xã đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vận động nhân dân đưa
những giống cây trồng cho năng suất cao vào sản xuất.
Năm 2016 xã đã hoàn thành kế hoạch gieo trồng 1.233,2 ha. Tổng sản
lượng lương thực có hạt đạt 8694,58 tấn (Đạt 104.75% kế hoạch)
+ Diện tích cấy lúa 2 vụ là 1078 ha, năng suất bình quân 67,3 tạ/ha.
+ Diện tích ngô cả năm 214,83 ha, năng suất bình quân đạt 5,25 tấn/ha;
sản lượng 1127,858 tấn.
+ Diện tích cây đậu tương 8,71 ha, năng suất đạt 2.3 tấn/ha; sản
lượng 161 tấn.

11


+ Diện tích cây rau màu các loại đạt 27,6 ha.
b. Về lâm nghiệp
Diện tích là 5,86 ha, chủ yếu là rừng phòng hộ trồng trên các khu vực
gần sông Càu Chày và gần chân đê,... Các loại cây trồng như lá tràm, nhãn,
vải, tre... Tuy nhiên đất đai tại các khu vực này đã bị xói mòn, rửa trôi nên cây

trồng sinh trưởng và phát triển kém, nên đã chuyển dổi mục đích sử dụng.
c. Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi đã và đang được đẩy mạnh phát triển :
+ Tổng đàn lợn năm 2016 có 2645 con, tổng đàn trâu, bò là 2613 con.
+ Tổng đàn gia cầm năm 2016 đạt 80217 con
+ NTTS: Mô hình ruộng lúa – ao cá đạt 31,6 ha với năng suất 2,2
tấn/ha. Mô hình NTTS kết hợp gia cầm, trồng lúa đang được khuyến khích.
Theo thống kê năm 2016 toàn xã có 22 gia trại, 1 trang trại.
2.1.2.1.2 Lĩnh vực CN - TTCN
Với đặc thù là một xã thuần nông trong những năm gần đây mạc dù các
ngành nghề chưa được mở rộng, song một số nghề được phát huy và có chiều
hướng ngày càng chất lượng như nghề mộc, nề, sản xuất vật liệu xây dựng,
hàn xì sửa chữa cơ khí, máy đo, sản xuất gạch xi măng… Năm 2015 trên địa
bàn xã có 2 cơ sở sản xuất gạch, vật liệu xây dựng, nung vôi.
Xã đã xây dựng nhà 2 tầng mầm non với giá trị 3,5 tỷ đồng, tuyến
đường Phú Thọ đi N3 trị giá trên 400 triệu đồng... Tổng giá trị xây dựng cơ
bản ước đạt 43 tỷ 700 triệu đồng.
2.1.2.1.3 Lĩnh vực kinh tế TM - DV
Toàn xã có 250 hộ kinh doanh dịch vụ, 35 hộ làm dịch vụ xay xát, hàng
trăm hộ có máy cày bừa làm dịch vụ sản xuất Nông nghiệp và có 12 hộ có xe
vận tải, trọng tải từ 3 đến 6 tấn phục vụ vận chuyển giao lưu hàng hóa. Các
hoạt động thương mại diễn ra sôi động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng và
sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã. Tốc độ tăng trưởng GDP của ngành dịch
vụ tăng 4 % so với cùng kỳ, đạt 97% kế hoạch.

12


Dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển mạnh, đáp ứng
được nhu cầu đi lại, vận chuyển, thông tin liên lạc của nhân dân.

2.1.2.2 Về văn hóa – xã hội.
2.1.2.2.1 Về giáo dục đào tạo
 Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, 100% học sinh lên lớp.
 Trường mầm non: Tỉ lệ trẻ em đến trường là 573/872 cháu đạt 65,71%

được công nhận tập thể lao động xuất sắc, đạt chuẩn quốc gia cấp độ I.
 Trường tiểu học: 100% học sinh được xét tốt nghiệp, đạt chuẩn quốc

gia mức độ I, cơ quan văn hóa.
 Trường THCS: Tỉ lệ lên lớp đạt 99,6%, có 34 giải cấp huyện.
 HTX phối hợp Trạm KN, trạm thú y,...mở 13 lớp với 900 học viên

hướng dẫn các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi,... mở lớp cắt may cho 35
đối tượng có nhu cầu.
2.1.2.2.2 Về y tế, dân số, gia đình và trẻ em
Trạm y tế xây dựng và đầu tư mới nâng cao chuyên môn khám chữa
bệnh. Năm 2016 trạm đã đón tiếp 5443 lượt khám, tiêm chủng mở rộng cho
trẻ dưới 1 tuổi đạt 100% so với kế hoạch.
Công tác DSKHHGD được trú trọng, tỉ lệ sinh con thứ 3 chiếm 0,2%, tỉ
lệ sinh 0,8%, tỉ lệ tăng dân tự nhiên 0,3, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng thấp còi là 11,9%, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi thiếu cân là 3,1%.
2.1.2.2.3 Về hoạt động văn hóa – xã hội
Nhìn chung các hoạt động văn hóa xã hội năm 2016 luôn ổn định, các
hoạt động tổ chức tích cực hiệu quả chất lượng
 Cả 7 thôn đạt thôn văn hóa cấp huyện, tổ chức hội truyền thống hàng

năm theo truyền thống văn hóa.
 Tuyên truyền đường lối của Đảng, bàu cử đại biểu QH khóa XIV và

ĐBHĐND các cấp nhiệm kì 2016 -2021.

 Tổ chức hội trại hè, tặng quà thiếu nhi 1/6 và các đối tượng chính sách.
 Tỉ lệ hộ nghèo giảm dần (Năm 2016 còn 7,73%).

13


2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Xã Định Tăng có diện tích tự nhiên là 1005,5 ha, có vị trí chiến lược
quan trọng, nằm trên trục đường Quốc lộ 45, nên rất thuận tiện cho phát triển
kinh tế - xã hội. Trong thời gian vừa qua, phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn xã đã có những bước phát triển đáng khích lệ, giá trị thu nhập bình quân
đầu người gia tăng qua các năm. Tuy nhiên, việc phát triển hạ tầng kinh tế, xã
hội, môi trường; từ Công sở UBND xã đến các điểm dân cư thôn làng; từ các
công trình hạ tầng kỹ thuật đến các công trình văn hóa, phúc lợi công cộng,
khu dân cư còn thiếu quy hoạch để quản lý và kêu gọi các dự án đầu tư; xây
dựng còn mang tính chắp vá, tự phát là chính nên tính bền vững, mỹ quan
chưa cao; nhiều công trình phá đi làm lại gây lãng phí, tốn kém; bộ mặt kiến
trúc, cảnh quan nông thôn chưa được khang trang.
Xuất phát từ thực tiễn tiềm năng đất đai, vị trí thuận lợi về giao thông,
hệ thống hạ tầng cơ sở (thủy lợi, giao thông nông thôn, điện...) rất thuận lợi
cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội của xã, nên xã Định Tăng
đã được UBND huyện Yên Định chọn là một trong các xã điểm của huyện
xây dựng nông thôn mới làm cơ sở để triển khai nhân rộng các xã còn lại trên
địa bàn huyện sau này.
Trong 5 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới của xã Định Tăng với sự
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND TP, Huyện ủy- HĐNDUBND huyện, sự giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể huyện, sự nỗ lực phấn
đấu, chung sức đồng lòng của toàn thể cán bộ và cán bộ và nhân dân trong xã
đến nay đã hoàn thành 19/19 tiêu chí.
2.2.1 Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia
Ban đầu việc triển khai chương trình nước sạch, nước hợp vệ sịnh còn gặp

nhiều khó khăn do kinh phí đầu tư còn hạn hẹp nhưng với nỗ lực tuyên
truyền, vận động đa sô các hộ gia đình trong xã đã đều có nước sạch hợp vệ

14


sinh sử dụng. Theo thống kê của xã năm 2015 tỷ lệ người sử dụng nước hợp
vệ sinh là 6786/7037 hộ bằng 96,4%.
Bảng 1. Tình hình sử dụng nước hợp vệ sinh của hộ dân
Chỉ tiêu
Tổng số hộ điều tra
Nước sinh hoạt
Dùng trực tiếp nước

số hộ
30

tỷ lệ (%)
100%

1

3%

Giếng khoan
Dùng nước giếng có

29

97%


Qua bể lọc
Dùng nước mưa

0

0%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra các hộ dân, năm 2017)

2.2.2.Đường, làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp, không có hoạt động gây suy
giảm môi trường.
Từ những năm 2000 địa phương đã có tổ chức vận động nhân dân ở các
thôn đầu tư đổ bê tông đường làng ngõ xóm đến năm 2010 toàn bộ hệ thống
đường đã được cơ bản kiên cố hóa. Năm 2011-2012 cùng với sợ hỗ trợ với
nhà nước nhân dân tiếp tục đóng góp tiền của tiến hành hoàn thiện bê tông
đường, mương các tuyến còn lại đồng thời vận động nhân dân xây dựng
mương tiêu thoát nước hai bên đường và chỉnh trang đổ bê tông mở rộng mặt
đường nội trên địa bàn toàn xã, các hộ gia đình đều xây dựng công trình xử
lý nước thải trong gia đình trước khi xả vào hệ thống tiêu thoát nước chung.

15


Hình 1. Đường làng xã
Môi trường của xã cơ bản đảm bảo các hộ chăn nuôi trang trại, gia trại
đều có hầm bioga để xử lý chất thải. Định kỳ phát động toàn dân tổng dọn vệ
sinh môi trường, phát quang bờ rào bụi rậm, khơi thông cống rãnh, đồng thời
ký cam kết, xử lý nghiêm túc đối với các hộ vi phạm việc bảo vệ môi
trường.Coi việc thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường ở mỗi hộ

gia đình là tiêu chí để công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, khu dân cư tiên
tiến hàng năm.

16


Các hoạt động phát triển, hoạt động suy giảm môi trường
Bảng 2: Hoạt động bảo vệ môi trường
Chỉ tiêu

Số hộ

Tỷ lệ (%)

30

100%

30

100%

27

90%

Có khai thông cống rãnh hàng năm

20


67%

Tham gia trồng cây bảo vệ MT

30

100%

Thu gom phân loại rác

10

33%

Không vứt rác ở đường, sông

30

100%

19

63%

28

93%

Có sử dụng phân chuồng ủ hoai mục


25

83%

Sử dụng thuốc trừ sâu bệnh vi sinh

30

100%

Không sử dụng thuốc diệt ốc

30

100%

Tổng hộ điều tra
I. Trong môi trường dân cư
Không sử dụng thuốc diệt cỏ ở bờ đường,
mương
Tham gia tổ vệ sinh môi trường làng, xóm

II. Trong môi trường sản xuất trồng trọt
Áp dụng kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại bằng
VSV
Sử dụng phân vi sinh

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra các hộ dân, năm 2017)

Bảng 3: Hoạt động làm suy giảm môi trường

Chỉ tiêu
Tổng hộ điều tra

17

Số hộ

Tỷ lệ (%)

30

100%


I. Môi trường dân cư
Hộ xả rác ra đường, sông

0

0%

Hộ sử dụng thuốc diệt cỏ bờ mương, đường

0

0%

6

2%


Hộ phun thuốc diệt cỏ trên bờ ruộng

0

0%

Sử dụng 100% phân hóa học

0

0%

Có sử dụng thuốc diệt ốc

0

0%

Xả nước thải sinh hoạt trực tiếp ra sông,
mương
II. Môi trường sản xuất nông nghiệp

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra các hộ dân, năm 2017)

2.2.3. Rác thải, chất thải,được thu gom và xử lý
Từ năm 2008 địa phương đã tiến hành quy hoạch bãi chứa chất thải môi
trường với diện tích 3,850 m2 được xây dựng tường rào xung quanh cao 2m.
Rác thải, chất thải được thu gom xử lý tại bãi chứa theo hình thức chôn lấp.
Có tổ Hợp tác dịch vụ thực hiện công tác vệ sinh môi trường, ở mỗi đơn vị

thôn có tổ thu gom và vận chuyển rác thải thường xuyên hàng tuần. Chất
thải, nước thải được xử lý tại bãi chứa theo quy định. Định kỳ phát động toàn
dân tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm; phát quang bờ rào, bụi rậm, khơi
thông cống rãnh.công tác vệ sinh của chợ và các điểm công cộng đều được
thực hiện thường xuyên, nguồn kinh phí hoạt động do nhân dân tự nguyện
đóng góp.Tuy nhiên bãi chứa theo hình thức chôn lấp vẫn bốc mùi gây ô
nhiễm.
Kênh mương được che chắn bằng các tấm đan bê tông và được xã tổ chức
nạo vét định kì.
Theo đề án xây dựng NTM của xã có hỗ trợ và vận động xây dựng 300
công trình xử lý chuồng trại chăn nuôi, chất thải, nước thải thủ công nghiệp
trước khi thải ra môi trường. Theo điều tra, trên địa bàn xã đã có 12/30 hộ xây
dựng bể biogas. Các hộ còn lại vẫn thải trực tiếp ra ao, hồ, kênh mương.
Trạm y tế xã chưa được xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo tiêu
chuẩn. Các chất thải, nước thải vẫn còn đổ ra ao, hồ, kênh mương.
18


Hàng năm địa phương tổ chức cho nhân dân bình xét các danh hiệu ở
cộng đồng dân cư theo phát động của MTTQ, một trong những tiêu chí quan
trọng để đạt được các danh hiệu là phải có đủ 03 công trình vệ sinh cơ bản đó
là bể nước, nhà tắm, nhà tiêu đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Do vậy đến
nay qua vận động có trên 70% hộ gia đình trong xã có đủ 03 công trình vệ
sinh hợp tiêu chuẩn.

Hình 2: Bãi thu gom rác tập trung của xã

19



Tình hình thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt trong dân
Bảng 3.8: Tình hình thu gom, xử lý rác thải của hộ dân
Chỉ tiêu

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Tổng hộ điều tra

30

100%

Hộ có nhà vệ sinh tự hoại

22

73%

Hộ chưa có nhà vệ sinh tự hoại

8

27%

9

30%


21

70%

Hộ tự thu gom và xử lý

10

33%

Có đội thu gom ở từng thôn

20

67%

Thu gom bởi công ty môi trường

0

0%

1 lần/tuần

30

100%

2 lần/ tuần


0

0%

3 lần/tuần
4 lần/tuần
4. Hình thức xử lý rác thải

0
0

0%
0%

Tập trung về bãi rác chung toàn xã

30

100%

Tập trung về hố rác từng thôn

0

0%

Vận chuyển đến công ty môi trường để xử lý

0


0%

Thu đốt tại địa phương

0

0%

I. Rác thải sinh hoạt
1. Phân loại rác thải
Hộ có phân loại rác thải trước khi thu gom
Hộ không phân loại rác thải trước khi thu
gom
2. Hình thức thu gom rác thải

3. Tần xuất thu gom rác thải

20


Hình thứ khác

0

0%

18

60%


10

33%

2

7,0%

5

16%

0

0%

Ú làm phân

20

67%

Xử lý bằng hệ thống xử lý hợp vệ sinh

5

17%

Hình thức khác


0

0%

1

3%

1

3%

12

40%

II. Rác thải chăn nuôi, sản xuất nông
nghiệp
1. Hình thức thu gom
Thu gom cùng rác sinh hoạt
Được thu gom riêng vào các thùng rác đặt
tại nơi sản xuất
Vứt ngay trên đồng ruộng, nơi chăn nuôi sản
xuất
2. Hình thức xử lý
Đổ trực tiếp ra mương, rãnh thoát nước
Làm thức ăn cho cá

3. Hệ thống xử lý rác thải
Hộ được nhà nước hỗ trợ về khoa học, kỹ

thuật xây dựng hệ thống xử lý
Hộ được nhà nước đầu tư vốn xây dựng hệ
thống xử lý
Hộ tự xây dựng hệ thống xử lý

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra các hộ dân, năm 2017)

2.2.4 Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch
Trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tiêu chí 17 quy định xã nông
thôn mới phải có nghĩa trang nhân dân xây dựng theo quy hoạch và được các
cấp có thẩm quyền phê duyệt; khu nghĩa trang là nơi tâm linh, được trồng cây
xanh râm mát, có lối đi thuận lợi cho việc viếng thăm; có quy chế quản lý
nghĩa trang, mộ phải đặt theo hàng và đúng diện tích quy định.

21


Trên địa bàn xã hiện nay có 2 khu nghĩa trang với tổng diện tích 29.100m2,
nghĩa trang đều chia thành 2 khu riêng biệt khu vực an táng và cát táng, cây
xanh xung quanh, quy tập mộ mả về nghĩa trang, xây đặt mộ theo hàng, có
tường bao quanh, khoảng cách với nhà dân đúng theo quy định đảm bảo mỹ
quan, trang nghiêm nơi tâm linh.

Hình 2.1: Nghĩa trang quy hoạch của xã

2.2.5.Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về môi trường
Xã đã phối hợp với dự án Lifsap làm thủ tục nâng cấp lò mổ hộ gia
đình để đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. việc quy
hoạch các trang trại đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường như: Cách xa
khu dân cư, xây dựng hệ thống tiêu thoát nước, xây dựng tường rào bao

quanh, có hệ thống xử lý chất thải, nước thải...Trong toàn xã có 205 hộ sản
xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. UBND xã nghiêm túc yêu cầu
các hộ sản xuất kinh doanh thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường,
thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, vệ

22


sinh an toàn thực phẩm, nhất là đối với các hộ kinh doanh thực phẩm, dịch vụ
ăn uống. Có 100% các Cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn xã đạt tiêu
chuẩn môi trường.
2.3 những thuận lợi khó khăn trong triển khai thực hiện tiêu chí môi
trường
* Thuận lợi
Quy hoạch vùng sản xuất tập trung
Xây dựng mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp, nhận thức nhân dân
từng bước được nâng lên, tạo được lòng tin, đồng thuận và tích cực hưởng
ứng thực hiện các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.
* Khó khăn
Trong quá trình khai triển thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới
có những thuận lợi xong vẫn gặp khó khăn, nhất là việc huy động nguồn vốn.
Vì nguồn vốn đầu tư cho các hạng mục về giao thông , thủy lợi, công trình
văn hóa, giáo dục y tế cần vốn đầu tư rất lớn trong khi đó số hộ lao động
trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao,thu thập các hộ không đồng đều, doanh
nghiệp trên địa bàn ít nên việc huy động vốn còn hạn chế.
Xây dựng nông thôn mới liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực,
khối lượng công việc nhiều được phân cấp triệt để cho cơ sở trong khi đó
năng lực, trình độ của một số cán bộ chuyên môn(xã, thôn) còn hạn chế nên
lúng túng trong quá trình tổ chức triển khai, thực hiện.
Một số đảng viên quần chúng chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò,trách

nhiệm trong việc xây dựng nông thôn mới (còn trông chờ, ỷ lại, thụ đông,...)
2.4. Đề xuất các giải pháp biện pháp nâng cao hiệu quả/hoàn thiện
Thực hiện tốt các công tác tuyên truyền, vận động giáo dục, để đội ngũ
cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân trong xã nhận thức nghĩa
vụ và trách nhiệm của từng tổ chức và cá nhân trong việc tiếp tục thực hiện
nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt, tiến tới xây dựng xã kiểu mẫu.
23


Phân công đăng ký nhiệm vụ đối với từng tổ chức, từng ngành, trong công tác
tuyên truyền gắn với từng nhiệm vụ cụ thể, tăng cường kiểm tra đôn đốc,
đánh giá phân loại và thi đua khen thưởng.
Tập trung huy động các nguồn lực bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước,
tiếp tục thực hiện huy động các nguồn lực trong cộng đồng dân cư, con em
thành đạt xa quê và các doanh ngiệp có tiềm lực và tâm huyết với nông thôn,
khai thác các nguồn thu tại địa phương tạo nguồn vốn hoàn trả các công trình
đã xây dựng và đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng.
Phát huy tốt quy chế dân chủ công khai, minh bạch, thực hiện tốt công
tác kiểm tra giám sát, kịp thời chấn chỉnh điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc
tạo niềm tin cho quần chúnng nhân dân .
Để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM mà chủ
yếu là hoàn thành các mục tiêu trước hết địa phương cần đẩy nhanh tiến độ
xây dựng thiết kế, dự án trường mầm non, xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực đã
quy hoạch đất ở để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở;sự tham gia đóng góp
của nhân dân trong xây dựng các công trình phúc lợi:đề nghị nhà nước tăng
cường hỗ trợ về chính sách, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho
các xã hoàn thành nông thôn mới và tiếp tục hưởng nguồn kinh phí từ cấp
quyền sử dụng đất.

24



KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
* Kết luận
Xã Định Tăng sau 5 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới từ 2011- 2015 đã đạt được những kết quả tích cực. Đặc biệt phải kể đến
những kết quả đạt được trong tiêu chí 17 về môi trường. Trong đó 92% dân số
trên địa bàn xã được sử dụng nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc gia.
Đường làng, ngõ xóm bê tông hóa. Cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Môi trường
được cải thiện rõ rệt. Các cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
Nghĩa trang được quy hoạch và quản lý theo quy hoạch đảm bảo mỹ quan,
trang nghiêm nơi tâm linh. Rác thải, nước thải được thu gom và xử lý theo
đúng quy định tuy nhiên bãi tập kết rác chưa được xử lý chôn lấp hợp vệ sinh
vẫn còn bốc mùi gây ô nhiễm. Vì vậy, xã cần có những giải pháp, chính sách
hợp lý như tuyên truyền, giáo dục cho người dân nhằm nâng cao ý thức về các
hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng bãi tập kết rác hợp vệ sinh.
* Kiến nghị
Đề nghị Nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư cải tạo nâng cấp, xây dựng mới cơ
sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp:Công trình thủy lợi, cứng hóa
kênh mương, các công trình nước sinh hoạt, công trình giao thông nội đồng,
điện lưới và thông tin tuyên truyền.
Nhà nước hỗ trợ cho xã nguồn kinh phí để xã có xe môi trường vận
chuyển rác đến bãi rác tập trung.
Nhà nước cần có những chính ưu đãi, trợ giá giống vật tư nông nghiệp
(giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y...)
Hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng bể biogas cho những nhà chăn nuôi để
giảm gây ô nhiễm môi trường...
Tổ chức tuyên truyền bảo vệ môi trường thường xuyên. Cán bộ địa
phương cần gương mẫu đi đầu trong các công tác xây dựng nông thôn mới.
25



×