1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nông thôn là lĩnh vực quan trọng và cấp thiết trong chiến
lược phát triển kinh tế, xã hội và hiện đại hóa đất nước. Trong những năm gần
đây cùng với sự phát triển chung của đất nước nông thôn đã có sự đổi mới và
phát triển đáng kể. Đây là vấn đề đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm
cả về tổng kết lý luận, thực tiễn và đầu tư cho phát triển. Để phát triển nông
thôn đúng hướng, có cơ sở khoa học, hợp logic và đảm bảo phát triển bền
vững thì phải tiến hành quy hoạch phát triển nông thôn, đây là công việc hết
sức quan trọng. Nhưng để tiến hành được việc quy hoạch thì trước tiên ta phải
tiến hành nghiên cứu, đánh giá nông thôn để tìm ra những điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức ở vùng nghiên cứu từ đó mới đưa ra được những
định hướng cho sự phát triển. Sự phát triển của nông thôn sẽ tạo điều kiện cho
đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ổn định về kinh
tế, chính trị, xã hội.
Phát triển nông thôn cần có một chiến lược phát triển bền vững.
Về chiến lược, cần tập trung vào cải thiện nông thôn về cơ sở hạ tầng, các
dịch vụ công cộng, dịch vụ xã hội để nâng cao điều kiện sống cho người dân
nông thôn. Đầu tư tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tạo công
ăn việc làm cho các lao động nông thôn, bởi họ là tầng lớp nhạy cảm nhất với
các tác động tiêu cực làm ngăn cản sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta về cơ bản vẫn lạc hậu, nông dân còn
nghèo, nông thôn chậm tiến bộ. Tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp có xu
hướng giảm. Dù chiếm tới 20% GDP trong nền kinh tế, tạo việc làm cho hơn
50% lao động, là thu nhập của trên 70% dân số nhưng chúng ta vẫn áp dụng
lối sản xuất manh mún, nhỏ lẻ [11]. Có một thực tế là khi nông nghiệp tăng
trưởng chậm thì sự cải thiện của đời sống nhân dân cũng sẽ chậm, nông thôn
dù có nhiều tiến bộ nhưng nhìn chung còn rất nhiều biểu hiện của sự phát
triển tự phát, có những xu hướng phát triển không thuận lợi. Nếu không chấn
chỉnh kịp thời sẽ làm mai một truyền thống từ ngàn xưa, khó khăn cho thế hệ
mai sau.
1
1
2
Phát triển nông thôn toàn diện đã, đang và vẫn là vấn đề cấp bách hiện
nay trên phạm vi cả nước. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đảng đã chỉ rõ định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai
đoạn tới là "Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và kinh
tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, gắn phát triển kinh
tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông
thôn với thành thị giữa các vùng, miền và góp phần giữ vững ổn định chính trị
xã hội, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ an ninh quốc phòng".
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có địa bàn rộng, là nơi sinh sống của
nhiều dân tộc, nằm trong khu vực có trình độ phát triển còn thấp về nhiều
mặt, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là ở một số xã
vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng chậm phát triển. Do đó việc xây
dựng nông thôn mới cấp xã là hết sức cần thiết.
Xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã phát triển theo quy hoạch là
gắn nông nghiệp với phát triển nhanh tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ bền
vững. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn
được cải thiện, hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, bản sắc văn hoá được bảo
tồn và phát huy, môi trường sinh thái nông thôn xanh - sạch - đẹp, chất lượng
hệ thống chính trị cơ sở được nâng cao.
Xuất phát từ những thực trạng trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới tại xã Nhữ Khê -
huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2011 - 2015”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng nông thôn trên địa bàn xã Nhữ Khê - huyện Yên
Sơn - tỉnh Tuyên Quang. Từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp với điều
kiện của địa phương để xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2011 - 2015.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số kiến thức, lý luận và thực tiễn về chương trình
phát triển nông thôn
2
2
3
- Đánh giá thực trạng địa bàn xã Nhữ Khê theo bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới
- Đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện thành công chương trình xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên
Quang.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Đây là cơ hội tốt cho sinh viên thực hành khảo sát thực tế, áp dụng
những kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, và có cơ hội gặp gỡ, học tập, trao đổi
kiến thức với những người có kinh nghiệm và người dân địa phương. Đồng
thời đề tài cũng là cơ sở cho việc hình thành các ý tưởng cho các dự án, đề tài
nghiên cứu khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài góp phần vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra
các giải pháp cho vùng nông thôn trên địa bàn xã.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp cho xã Nhữ Khê có những
định hướng phát triển phù hợp với điều kiện của địa phương.
3
3
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Các khái niệm về nông thôn
- Khái niệm nông thôn:
Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn xác nào được chấp
nhận một cách rộng rãi về nông thôn, có rất nhiều các quan điểm khác nhau
về nông thôn, và khi nói về nông thôn người ta thường đặt nó trong mối tương
quan với đô thị.
Trong từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học, nông thôn được định
nghĩa là khu vực tập trung chủ yếu dân cư làm nghề nông. Thành thị được
định nghĩa là khu vực dân cư làm các ngành nghề ngoài nông nghiệp. Hai
định nghĩa nêu trên mới chỉ nói lên một đặc điểm cơ bản khác nhau giữa nông
thôn và thành thị.
Thực tế sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị không phải chỉ ở đặc
điểm nghề nghiệp của dân cư, mà còn khác nhau về mặt tự nhiên, kinh tế và
xã hội.
Về tự nhiên, nông thôn là vùng đất đai rộng lớn, thường bao quanh các
đô thị. Những vùng đất đai này khác nhau về địa hình, khí hậu, thủy văn
Về kinh tế, nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp (nông, lâm, ngư
nghiệp). Cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn lạc hậu, thấp kém hơn đô thị. Trình
độ phát triển cơ sở vật chất và kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa cũng kém
hơn đô thị.
Về xã hội, trình độ học vấn, điều kiện cho giáo dục, y tế, đời sống vật
chất, tinh thần của dân cư nông thôn thấp hơn dân cư thành thị. Tuy nhiên
những di sản văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền ở nông thôn lại thường
phong phú hơn thành thị.
Quan điểm khác lại nêu ra chỉ cần dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị
trường phát triển hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường. Nhưng có ý kiến
khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp chủ
yếu, tức nguồn sinh kế chính của dân cư trong vùng đều từ sản xuất nông
nghiệp. Những quan điểm này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của từng
4
4
5
nước. Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối theo thời gian,
theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội.
Như vậy, khái niệm về nông thôn chỉ có tích chất tương đối, thay đổi
theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên
thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản
lý, có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó
có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế,
văn hoá, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu
ảnh hưởng của các tổ chức khác”[2].
Như vậy khi nói về nông thôn người ta nghĩ ngay đến các hoạt động
nông nghiệp và những hoạt động, tổ chức liên quan đến nông nghiệp.
- Khái niệm về phát triển nông thôn:
Khái niệm phát triển nông thôn mang tính toàn diện và đa phương, bao
gồm phát triển các hoạt động về nông nghiệp và các hoạt động có tính chất
liên kết phục vụ nông nghiệp, công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các ngành nghề
truyền thống, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, nguồn nhân lực nông thôn, xây dựng,
tăng cường các dịch vụ và phương tiện phục vụ cộng đồng nông thôn.
Phát triển vùng nông thôn phải đảm bảo sự bền vững về môi trường,
ngày nay vấn đề phát triển nông thôn bền vững được đặt ra nhằm tạo ra sự
phát triển lâu dài, ổn định không những cho các vùng nông thôn mà còn đối
với cả quốc gia. Có thể hiểu phát triển nông thôn bền vững một cách ngắn
gọn là sự phát triển tập trung vào người dân (tiếp cận từ dưới lên), đồng thời
phải phát triển đa ngành và giải quyết thích đáng mối liên hệ đa ngành (tiếp
cận tổng hợp) và phát triển đảm bảo sự cân xứng với việc quản lý môi trường
(tiếp cận quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên).
Phát triển nông thôn là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động
có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế,
công nghệ, văn hoá, xã hội, thể chất và môi trường. Nó không thể tiến hành
một cách độc lập mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược,
chương trình phát triển quốc gia. Sự phát triển của các vùng nông thôn sự
đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển
chung của cả đất nước.
5
5
6
Như vậy, có rất nhiều quan điểm về khái niệm phát triển nông thôn.
Trong điều kiện của Việt Nam, tổng hợp quan điểm từ các chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này có thể hiểu như sau: Phát
triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh
tế, xã hội, văn hoá và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân nông thôn. Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông
thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác[2].
2.1.2. Các vấn đề về nông thôn
Nói đến các vấn đề trong nông thôn là vấn đề không bao giờ là nỗi thời
ở Việt Nam. Trước hết để hiểu được những vấn đề nóng, bức xúc ở nông thôn
thì trước tiên ta phải hiểu được những đặc trưng ở vùng nông thôn.
2.1.2.1. Đặc trưng của vùng nông thôn
Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cư
bao gồm chủ yếu là nông dân, là vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Các
hoạt động sản xuất và dịch vụ phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp, cho cộng
đồng nông thôn. Mật độ dân cư vùng nông thôn thấp hơn đô thị.
Nông thôn có cơ cấu hạ tầng, có trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản
xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị. Nông thôn chịu sức hút của thành thị về
nhiều mặt, dân nông thôn thường tìm cách di chuyển vào thành thị.
Nông thôn là vùng có trình độ văn hóa, khoa học và kỹ thuật thấp hơn
thành thị, và trong chừng mực nào đó mức độ dân chủ, tự do và công bằng xã
hội cũng thấp hơn đô thị. Thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của vùng
nông thôn thấp hơn thành thị.
Nông thôn trải trên địa bàn khá rộng, chịu tác động nhiều bởi điều kiện
tự nhiên. Đa dạng về quy mô, trình độ phát triển và về các hình thức tổ chức
sản xuất và quản lý. Tính đa dạng đó diễn ra không chỉ giữa nông thôn các
nước khác nhau mà ngay cả giữa các vùng nông thôn trong cả nước[1].
2.1.2.2. Những vấn đề tồn tại ở nông thôn Việt Nam hiện nay
Bức tranh nông thôn và người nông dân Việt Nam hiện nay sẽ ra sao
khi nước ta hội nhập sâu rộng hơn và khi nước ta trở thành nước cơ bản công
nghiệp hóa? Đây là vấn đề mà nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, nhà văn hóa
đang tập trung nghiên cứu. Đảng ta đã tổ chức hội nghị trung ương 7
6
6
7
(6/2008), bàn về vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam
(tam nông), Tại cuộc hội thảo "Công nghiệp hóa nông thôn và phát triển nông
thôn Việt Nam - Đài Loan", do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện
Nghiên cứu trung ương Đài Loan tổ chức ngày 17/12/2007, và cuộc hội thảo
“Nông dân Việt Nam trong quá trình hội nhập” do Viện chính sách và chiến lược
phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức ngày 18/12/2007, các chuyên gia đã liệt
kê ra những vấn đề xã hội bức xúc, nan giải trong 20 năm qua bao gồm:
- Vấn đề thứ nhất là: Đó là kinh tế nông thôn mang đậm tính thuần
nông. Ở nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đây là hoạt động mang
tính đặc thù là phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên - một thách thức lớn
của sản xuất nông nghiệp. Trong khi nước ta đang hướng tới một nước công
nghiệp, thì yêu cầu tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp phải giảm trong GDP,
mục tiêu hướng tới năm 2020 là tỷ trọng giá trị nông nghiệp - công nghiệp -
dịch vụ trong GDP tương ứng là: 10% - 44 - 46%, mà hiện tại nông nghiệp
vẫn chiếm tỉ lệ khá cao, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ nhỏ [11].
- Vấn đề thứ hai là: Kết cấu hạ tầng ở nông thôn còn yếu kém, chưa đáp
ứng được tiềm năng phát triển ở nông thôn, đời sống và sản xuất còn gặp
nhiều khó khăn. Đặc biệt là giao thông nông thôn gây cản trở lớn cho sản
xuất, kinh doanh ở nông thôn. Các dịch vụ y tế ở một số vùng nông thôn chưa
được quan tâm, các cơ sở chế biến và bảo quản nông sản chưa được chú trọng
nhiều dẫn đến thất thoát lớn sản phẩm nông sản, cả về số lượng và chất lượng
nông sản. Các thiết bị giảng dạy ở một số tỉnh vùng cao cũng chưa được quan
tâm, đầu tư. Hiện trạng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn hiện còn là vấn
đề rất lớn, hiện còn 281 xã chưa có đường ô tô đến khu vực trung tâm, hệ
thống đường tới trung tâm xã mới được 70% là đường nhựa, bê tông hoá,
thiếu nhiều đường liên thôn. Nhiều vùng còn thiếu nước sinh hoạt gay gắt vào
mùa khô, chất lượng nước sinh hoạt mới được khoảng 30% đạt tiêu chuẩn y
tế. Trong đầu tư cho tưới tiêu, hệ thống thuỷ lợi, mới chỉ 2,4/4,1 triệu ha đất
lúa được tưới, khoảng 50% cà phê, 20% rau màu được tưới. Nhiều hệ thống
thuỷ lợi xuống cấp, không đồng bộ nên hiệu quả thấp, chỉ phát huy được 60%
- 70% công suất thiết kế, mới 19% kênh mương được kiên cố hoá, tình trạng
thẩm thấu lãng phí nước còn khá phổ biến. Điện dùng cho nông nghiệp, nông
7
7
8
thôn chưa được đảm bảo, mới được 95% hộ dân có điện dùng. Các hạng mục
công trình hạ tầng cơ sở nông thôn khác cũng còn thiếu và xuống cấp
nhiều[10]
- Vấn đề thứ ba là: Tình trạng tỷ lệ gia tăng dân số ở vùng nông thôn
còn khá cao, gây sức ép tới việc làm, thu nhập và đời sống của người dân.
Năng lực quản lý xã hội còn nhiều vấn đề, môi trường bị ô nhiễm và suy thoái
đang ở mức báo động…
- Vấn đề thứ tư là: Người nông dân thiếu việc làm do bị mất đất do xu
thế tích tụ ruộng đất ngay tại nông thôn và quá trình đô thị hóa và phát triển
các khu công nghiệp hiện nay (20 năm qua 300.000 ha đất nông nghiệp bị mất
đi do quá trình này). Điều này đã làm cho vấn đề thiếu việc làm tại nông thôn
và xu hướng di dân ra thành phố để mưu sinh là không thể tránh khỏi. Đây là
xu thế của một xã hội phát triển là giảm tương đối cơ cấu của nông nghiệp
trong nền kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ [10].
- Vấn đề thứ năm là: Thiếu hụt nhất ở khu vực nông thôn là tri thức và
thông tin khoa học công nghệ hiện đại không được chuyển giao một cách có
hệ thống. Người nông dân thiếu kiến thức, nên khó chuyển giao được khoa
học công nghệ để họ thực sự làm chủ. Điều này tiếp tục đặt họ vào thế bất lợi
hơn nữa [10].
2.1.3. Mô hình nông thôn mới
Xây dựng mô hình nông thôn mới là một chính sách về một mô hình phát
triển cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều
lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối
quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối
mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí.
Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới
là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu
KHKT hiện đại mà vẫn giữ được nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa của người
Việt Nam. Nhìn chung mô hình làng nông thôn mới theo hướng công nghiệp
hóa - hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa.
8
8
9
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng
yêu cầu phát triển, đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường;
đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội;
tiến bộ hơn so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ
biến và vận dụng trên cả nước.
Có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm,
cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu
cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được
xây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về
mọi mặt”[3].
Những đặc điểm đặc trưng của mô hình nông thôn mới của nước ta từ
đề án của Bộ NN&PTNT:
- Được xây dựng trên đơn vị cơ bản là cấp làng - xã.
- Vai trò của người dân được nâng cao, nêu cao tính tự chủ của nông dân.
- Người dân chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phát triển, thu hút
sự tham gia đầy đủ của các thành viên trong nông thôn nhằm đạt được mục
tiêu đề ra có tính hiệu quả cao.
- Việc thực hiện kế hoạch dựa trên nền tảng huy động nguồn lực của
bản thân người dân, thay cho việc dựa vào sự hỗ trợ từ bên ngoài là chính.
- Các tổ chức nông dân hoạt động mạnh, có tính hiệu quả cao.
- Nguồn vốn từ bên ngoài được phân bổ và quản lý sử dụng có hiệu quả.
Trên đây là những đặc điểm tạo nên nét riêng biệt của mô hình nông
thôn mới chưa từng có trước kia.
2.1.4. Tiêu chí về nông thôn mới
2.1.4.1. Nhóm tiêu chí về quy hoạch
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo tiêu
chuẩn mới.
- Quy hoạch phát triển khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư
hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp.
9
9
10
2.1.4.2. Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội
* Giao thông
- Tỷ lệ km đường trục liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa 100%,
đủ điều kiện cho các phương tiện giao thông đi lại, đạt chuẩn theo cấp kỹ
thuật của Bộ GTVT.
- Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa 50% đạt theo tiêu
chuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT.
- Tỷ lệ km đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt
100% (50% cứng hóa).
- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa 50%, xe cơ giới
đi lại được thuận tiện.
* Thủy lợi
- Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được theo yêu cầu của sản xuất và
dân sinh. Đảm bảo tưới tiêu cho tất cả các khu vực nội đồng.
- Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa đạt trên 50%.
* Điện
- Hệ thống điện phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện đạt 95%.
* Trường học
Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, tiểu học và THCS có cơ sở vật
chất đạt chuẩn quốc gia đạt 70%.
* Cơ sở vật chất văn hóa
- Nhà văn hóa và các khu thể thao của xã phải đạt chuẩn theo Bộ VH -
TT - DL.
- Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể dục thể thao thôn đạt 100% theo
quy định của Bộ VH - TT - DL.
* Chợ nông thôn
Chợ có cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn (khu vực chợ sạch sẽ đảm bảo vệ
sinh, các nhóm hàng hóa được xếp theo từng khu vực quy định) có bộ phận
kiểm dịch, có ban quả lý chợ đảm bảo an ninh cho họp chợ. Chợ phải đạt
chuẩn của Bộ xây dựng.
10
10
11
* Bưu chính viễn thông
- Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông tại từng thôn, bản, những điển
đó phải đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất.
- Có internet đến từng thôn, bản.
* Nhà ở dân cư
- Không có nhà tạm bợ, dột nát.
- Đạt trên 75% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ xây dựng.
2.1.4.3. Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất
- Thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người /năm so với mức bình quân
chung của tỉnh gấp 1,2 lần.
- Hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo nhỏ hơn 10%.
- Cơ cấu lao động: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động làm việc trong
lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp dưới 45%.
- Hình thức tổ chức sản xuất: Có tổ hợp tác hoặc HTX hoạt động hiệu
quả cao.
2.1.4.4. Nhóm tiêu chí về văn hóa - xã hội - môi trường
* Giáo dục
- Đạt phổ cập giáo dục trung học.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, Bổ túc, học
nghề đạt trên 70%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo hơn 20%.
* Y tế
- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 20%.
- Y tế xã phải đạt chuẩn quốc gia.
* Văn hóa
- Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo
quy chuẩn của Bộ VH - TT - DL.
* Môi trường
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt 70%.
- Các cơ sở SX - KD đạt tiêu chuẩn về môi trường.
- Có từ 90% số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn
quốc gia.
11
11
12
- Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt
động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.
- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
2.1.4.5. Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị an ninh trật tự xã hội
* Hệ thống chính trị xã hội vững mạnh
- Cán bộ trong toàn xã đạt chuẩn.
- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.
- Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”.
- Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
* An ninh, trật tự xã hội
- An ninh trật tự được giữ vững, ổn định, các sự việc xảy ra trên địa bàn
được giải quyết kịp thời. Phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ hoạt động tốt,
phát huy hiệu quả [4].
2.1.5. Các căn cứ để xây dựng nông thôn mới
- Thông báo số 238/TB - TW ngày 07/04/2009 của ban chấp hành trung
ương về kết luận của ban bí thư về đề án chương trình xây dựng thí điểm mô
hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Quyết định số 491/QĐ - TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng chính
phủ về ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Thực hiện văn bản số 1416/BNN - KTHT ngày 27/05/2009 của Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn lập đề án cho xã xây dựng
thí điểm mô hình nông thôn mới.
- Quyết định số 193/QĐ - TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Thông tư số 07/2010/TT - BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất
nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
12
12
13
- Văn bản số 221/TB - VPCP ngày 20/8/2010 thông báo ý kiến kết luận
của Thủ tướng chính phủ triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới.
- Quyết định 27/QĐ - TTg năm 2012 về phê duyệt chương trình khoa
học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 do
Thủ tướng chính phủ ban hành.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới
2.2.1.1. Mô hình nông thôn mới ở Hàn Quốc (Saemaul Undong- SMU)
Từ năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện mô hình “Nông thôn
mới” (Saemaul Undong- SMU), với mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa
nông thôn. Mô hình này thực hiện 16 dự án mà mục tiêu chính là cải thiện
môi trường sống cho người dân nông thôn như: Mở rộng đường giao thông,
hoàn thiện hệ thống nước thải sinh hoạt, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng,
trồng thêm cây xanh và xây dựng sân chơi cho trẻ em… Cải thiện môi trường
sống cho người dân nông thôn được coi là nền tảng để bắt đầu cho quá trình
phát triển nông thôn.
Chính phủ đã liên tục điều chỉnh chính sách hỗ trợ phát triển để phù
hợp với tình hình thực tiễn.
Bốn mục tiêu trụ cột của chương trình “Nông thôn mới” ở Hàn Quốc là:
- Tăng thu nhập cho nông dân
- Cải thiện môi trường sống cho người dân nông thôn
- Nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn
- Khuyến khích phát triển đời sống tinh thần và quan hệ xã hội ở nông thôn
Các phương pháp thực hiện:
- Kích thích sự tham gia của người dân bằng những lợi ích thiết thực
- Phát triển cộng đồng xã hội
- Phân cấp phân quyền quản lý và thực hiện dự án
- Tăng cương năng lực của lãnh đạo địa phương
- Phát huy dân chủ, sức sáng tạo của nhân dân
Chính phủ Hàn Quốc đã vực dậy nông thôn bắt đầu bằng việc cải thiện
dân sinh và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Thay đổi lớn nhất là việc thay
13
13
14
đổi vật liệu làm nhà từ rơm rạ sang các vật liệu công nghiệp (xi măng, tôn…).
Các nguồn năng lượng phục vụ cho sinh hoạt của cư dân nông thôn được thay
thế theo hướng hiện đại, thay bếp và gần 100% dân nông thôn được dùng
điện. Các giống lúa mới có năng suất cao được đưa vào sản xuất, mang lại
hiệu quả kinh tế cao.
Một tác động to lớn nhất là làm tăng thu nhập của người dân nông thôn.
Năm 1970, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn mới chỉ đạt
824 USD/người/năm. Nhưng đến năm 1976, thu nhập của người dân đã tăng
lên 3000 USD/người/năm. Đó là một sự chuyển biến rất nhanh chóng và rõ
nét nhất.
Đến đầu những năm 1980, bộ mặt của nông thôn Hàn Quốc đã thay đổi
toàn diện. Quá trình hiện đại hoá nông thôn đã được hoàn thành. Chính phủ
điều chỉnh chiến lược phát triển sang một giai đoạn mới.
2.2.1.2. Mô hình nông thôn mới ở Nhật Bản (One village, one product - OVOP)
Từ năm 1979, Tiến sĩ Morihiko Hiramatsu đã khởi xướng và phát triển
phong trào "Mỗi làng, một sản phẩm" (One Village, one Product - OVOP) với
mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với
sự phát triển chung của cả Nhật Bản. Phong trào "mỗi làng một sản phẩm"
dựa trên 3 nguyên tắc chính là:
- Địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu
- Tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo
- Phát triển nguồn nhân lực
Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong
việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được xác định là thế
mạnh. Mỗi địa phương, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình lựa chọn
ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng để phát triển. Đến Oita - một
tỉnh của Nhật Bản, người ta có thể kể ra những sản phẩm truyền thống như nấm
Shitake, các sản phẩm từ sữa bò, hàng gỗ mỹ nghệ ở thị trấn Yufuin, cam, cá khô
ở làng Yonouzu, chè và măng tre ở làng Natkatsu luôn được lãnh đạo tỉnh và
nhà nước đặc biệt quan tâm trong việc tìm kiếm thị trường.
14
14
15
Sau 20 năm áp dụng OVOP, Nhật Bản đã có 329 sản phẩm đặc sản địa
phương có giá trị thương mại cao như như nấm hương Shitake, rượu Shochu lúa
mạch, cam Kabosu đã giúp nâng cao thu nhập của người dân địa phương.
2.2.1.3. Mô hình nông thôn mới ở Thái Lan (One Tambon one Product - OTOP)
Tại Thái Lan, thông qua mô hình OVOP của Nhật Bản, Chính phủ Thái
Lan đã xây dựng dự án cấp quốc gia "mỗi xã, một sản phẩm" (One Tambon
one Product - OTOP) nhằm tạo ra sản phẩm mang tính đặc thù của địa
phương có chất lượng, độc đáo, bán được trên toàn cầu. Sản phẩm của OTOP
được phân loại theo 4 tiêu chí:
- Có thể xuất khẩu với giá trị thương hiệu
- Sản xuất liên tục và nhất quán
- Tiêu chuẩn hóa
Đặc biệt, mỗi sản phẩm đều có một câu chuyện riêng. Các tiêu chí trên
đã tạo thêm lợi thế cho du lịch Thái Lan vì du khách luôn muốn được tận mắt
chứng kiến quá trình sản xuất sản phẩm, từ đó có thể hiểu biết thêm về tập
quán, lối sống của người dân địa phương. Kết quả nông thôn Thái Lan đã có
những bước chuyển biến rõ rệt, các sản phẩm của Thái Lan có được chỗ đứng
nhất định trên thị trường thế giới [9].
2.2.2. Mô hình nông thôn mới ở Việt Nam
2.2.2.1. Khái quát về mô hình nông thôn mới ở nước ta
Xuất phát từ những khó khăn thực tế của người dân nông thôn Việt
Nam, cùng với việc học tập, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ các nước
phát triển, nước ta cũng tiến hành chương trình xây dựng nông thôn mới, phù
hợp với những điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Chương trình xây dựng NTM ở nước ta hiện nay đã đặt ra mục tiêu
phấn đấu đến năm 2015 cả nước có trên 20% số xã đạt chuẩn NTM và năm
2020 có trên 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới[5].
Hoạt động xây dựng mô hình NTM ở Việt Nam được thực hiện dựa
trên 6 nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Các nội dung, hoạt động của chương trình xây dựng NTM phải hướng
tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới,
15
15
16
ban hành tại quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng
Chính phủ (gọi tắt là Bộ tiêu chí quốc gia NTM).
- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính,
Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính
sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ
thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định
và tổ chức thực hiện.
- Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa
bàn nông thôn.
- Thực hiện chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực
hiện các quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực, tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,
dự án của chương trình xây dựng NTM, phát huy vai trò làm chủ của người
dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện và giám sát, đánh giá.
- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội,
cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng
quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận tổ quốc và các tổ
chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ
thể trong xây dựng NTM [5].
Bắt đầu tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mới, nhà nước ta đã
tiến hành thí điểm 11 xã trên phạm vi cả nước, 11 xã được chọn thí điểm xây
dựng mô hình nông thôn mới bao gồm: Thanh Chăn (huyện Điện Biên, tỉnh
Điện Biên), Tân Thịnh (Lạng Giang - Bắc Giang), Hải Đường (Hải Hậu -
Nam Định), Gia Phổ (Hương Khê - Hà Tĩnh), Tam Phước (Phú Ninh - Quảng
Nam), Tân Hội (Đức Trọng - Lâm Đồng), Tân Lập (Đồng Phú - Bình Phước),
Định Hòa (Gò Quao - Kiên Giang), Mỹ Long Nam (Cầu Ngang - Trà Vinh),
Tân Thông Hội (Củ Chi - TPHCM) và Thụy Hương (Chương Mỹ - Hà Nội).
Từ đó, chúng ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm thiếu xót từ lý thuyết đến
16
16
17
thực tiễn. Tiếp đó, chúng ta thí điểm các xã trên phạm vi tỉnh, vừa thực hiện
vừa điều chỉnh những sai xót, để đạt được mục đích cuối cùng.
2.2.2.2. Tình hình xây dựng và phát triển mô hình nông thôn mới cấp xã hiện nay
Ngày 13/1/2012 tại Hà Nội, ban chỉ đạo trung ương chương trình xây
thí điểm mô hình nông thôn mới, đã tổ chức hội nghị tổng kết và đưa ra
những kiến nghị cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
trong thời gian tới. Dự thảo báo cáo của ban chỉ đạo trung ương chương trình
thí điểm xây dựng nông thôn mới chỉ rõ: Kết quả đạt được ở 11 xã điểm tuy
có khác nhau, nhưng đến nay đã hình thành mô hình nông thôn mới theo bộ
tiêu chí quốc gia nông thôn mới và những yêu cầu đề ra của nghị quyết hội
nghị lần thứ 7 của ban chấp hành trung ương đảng khóa X. Đáng chú ý là so
với năm 2008, thu nhập của người dân ở các xã điểm năm 2011 đã tăng bình quân
hơn 62%, cơ sở hạ tầng các xã được cải tạo, nâng cấp khá đồng bộ đã làm thay đổi
rõ nét diện mạo nông thôn tác động trực tiếp đến việc cải thiện chất lượng cuộc
sống của người dân, thúc đẩy hoạt động văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội từng
bước được hoàn thiện, bản sắc văn hóa được gìn giữ, trình độ dân trí và chất
lượng hệ thống cơ sở được nâng cao[7].
Sau 2 năm thực hiện thí điểm mô hình xây dựng nông thôn, 11 xã điểm
đã có những chuyển biến rõ nét, nhất là về thu nhập của người dân. Tuy
nhiên, một số kết quả về sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã hội,
môi trường còn chưa thực sự vững chắc.
Riêng về 2 nội dung là quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng, vấn đề
đặt ra với 11 xã điểm, nhất là giai đoạn đầu thực hiện thí điểm vẫn còn chậm
và lúng túng, do các địa phương còn có tâm lý trông chờ ỷ lại, lúng túng trong
triển khai thực hiện. Trong đó có cả nguyên nhân khách quan do chương trình
xây dựng nông thôn mới là chương trình mới đối với cấp ủy chính quyền các
địa phương. Tuy nhiên, với nguồn ngân sách không lớn, nhưng hiệu quả đạt
được của chương trình vẫn rất khả quan.
Trong các báo cáo tham luận của 11 xã tiến hành thí điểm, thì có một số kinh
nghiệm đã được các địa phương và ban chỉ đạo trung ương nêu ra đó là:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
- Coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt
17
17
18
- Xây dựng nông thôn mới phải có cách làm chủ động, sáng tạo
- Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, phó Thủ tướng cũng chỉ ra những
tồn tại như: Tâm lý nóng vội, muốn làm nhanh, nhưng thực tế có những việc
không thể làm nhanh được, đặc biệt là với chương trình xây dựng nông thôn
mới, vì đây là chương trình tổng thể, phát huy tổng lực, không chỉ nguồn lực
về mặt vật chất mà cả về mặt và tinh thần. Bên cạnh đó, một số việc triển khai
còn chậm, một số chính sách ban hành tuy mới thực hiện trong một thời gian
ngắn nhưng đã bộc lộ nhiều điều chưa phù hợp, chưa sát với thực tế, đặc biệt
là công tác quy hoạch chưa đạt mục tiêu đề ra.
Đây sẽ là những kinh nghiệm cơ bản để các địa phương áp dụng, phấn
đấu đến năm 2015, 20% số xã đạt nông thôn mới và đến năm 2020, con số
này là 50%[5].
2.2.2.3. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Xác định xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung, nhiệm
vụ quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở nước ta. Để thực hiện mục tiêu đó, hội nghị lần thứ 7 ban chấp
hành trung ương đảng khóa X đã có nghị quyết về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn. Ngày 27/10/2008, BCH đảng bộ tỉnh khóa XIV đã ban hành
chương trình hành động số 18 - Ctr/TU thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ
7 BCH trung ương đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Triển
khai thực hiện chương trình này, UBND tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo các huyện,
thành phố chọn 7 xã làm điểm xây dựng nông thôn mới, gồm xã Thượng Lâm,
huyện Lâm Bình; xã Năng Khả, huyện Nà Hang; xã Kim Bình, huyện Chiêm
Hóa; xã Bình Xa, huyện Hàm Yên; xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn; xã Đại Phú,
huyện Sơn Dương và xã An Khang, thành phố Tuyên Quang.
Cơ quan đầu não của tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện linh
hoạt, sáng tạo chương trình nông thôn mới. Để xác định trách nhiệm và mối
quan hệ chỉ đạo giữa các cấp trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại
7 xã điểm, UBND tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo từ tỉnh đến xã, ban quản lý
xã, ban phát triển thôn. Các ngành chức năng bám vào các xã điểm hướng dẫn
18
18
19
công tác quy hoạch và định hướng phát triển theo nhiệm vụ chức năng của
ngành mình về quy hoạch và kế hoạch phát triển đến năm 2015.
Đến cuối tháng 8/2011, các xã điểm đã hoàn thành việc lập đề án, quy
hoạch được các huyện, thành phố phê duyệt. Từ kết quả của các xã điểm, đến
nay các huyện, thành phố đã tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm với ban chỉ đạo
quản lý các xã trên địa bàn. Ưu điểm trong tổ chức thực hiện đã tích cực tham
mưu, cụ thể hóa các văn bản quy định, chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương
phù hợp với điều kiện của địa phương để các xã vận dụng triển khai thực hiện
chương trình. Công tác tuyên tuyền đã được triển khai trên toàn tỉnh, nhận
thức về xây dựng nông thôn mới của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và
nhân dân bước đầu có chuyển biến tích cực.
Trong các xã điểm, Bình Xa được ban chỉ đạo tỉnh đánh giá cao, do
tiến hành các bước đồng bộ và sáng tạo cách làm nên đề án thông qua các
ngành góp ý và qua huyện một lần là được phê duyệt. Khi triển khai đề án,
các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra phù hợp với điều kiện của xã. Vì vậy khi thực
hiện các nội dung theo đề án xây dựng nông thôn mới, xã Bình Xa đã huy
động được sự tham gia tích cực của bà con các thôn, trong đó tập trung vào 4
việc của năm 2011 là làm đường bê tông, kiên cố hóa kênh mương, sản xuất
lương thực hàng hóa và mở rộng diện tích đậu tương, rau vụ đông, từng hộ
chỉnh trang khuôn viên nơi ở theo hướng dẫn của Ban phát triển thôn. Ngoài
nguồn vốn 415 triệu đồng từ chương trình xây dựng nông thôn mới năm
2011, Bình Xa có các nguồn vốn lồng ghép đầu tư gần 47 tỷ đồng, trong đó
có 15 tỷ đồng xây mương kiên cố, chống sạt lở bờ suối, 4 tỷ đồng đầu tư nâng
cấp tuyến đường từ thôn Đồng Lường đến thôn Đèo Ảng, còn lại thực hiện
Chương trình bê tông hóa theo chủ trương của tỉnh.
Tuy nhiên, so với kế hoạch, một số xã điểm thực hiện còn chậm, chưa
đáp ứng yêu cầu về thời gian. Do công tác tuyên truyền còn hạn chế, cấp ủy
cơ sở thiếu sâu sát, chưa chỉ đạo quyết liệt. Công tác phối hợp chỉ đạo, tổ
chức thực hiện nhiệm vụ và việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nội dung
19
19
20
công việc ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa chặt chẽ, thống nhất.
Tiến độ xây dựng đề án và quy hoạch chưa đáp ứng nội dung yêu cầu, nên
việc thông qua các ngành phải bổ sung chỉnh sửa nhiều lần. Nguyên nhân
chính là các thành viên trong ban chỉ đạo huyện và ban quản lý xây dựng
nông thôn mới của xã nghiên cứu tài liệu chưa sâu nên lúng túng trong tổ
chức thực hiện. Thêm vào đó là phương pháp tổ chức thực hiện chưa khoa
học, chưa phối hợp nhịp nhàng với đơn vị tư vấn. Một số xã bố trí thành viên
vào ban chỉ đạo quản lý năng lực hạn chế, thiếu nhiệt huyết với công việc,
nên việc quy hoạch phải làm đi làm lại nhiều lần [8].
20
20
21
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề xây dựng nông thôn mới tại xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Đề tài được tiến hành từ ngày 06/02/2012 đến
ngày 19/05/2012
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực tiến hành nghiên cứu trong
phạm vi xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
xã Nhữ Khê
- Điều tra thực trạng nông thôn xã Nhữ Khê theo 19 tiêu chí về nông
thôn mới
- Đề ra các giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình nông thôn mới trên
địa bàn xã Nhữ Khê.
3.3. Các phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
3.3.1.1. Thông tin thứ cấp
Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích tài liệu thực chất là
cải biến những thông tin có sẵn trong tài liệu để rút ra những thông tin cần
thiết cho một vấn đề nhất định.
- Thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết,
các bài viết có liên quan đến kinh tế hộ.
- Thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, thống kê của UBND xã,
thu thập từ các báo cáo, tạp chí, tổng hợp từ nguồn internet…
3.3.3.2. Thông tin sơ cấp
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Phương pháp này
được sử dụng để tìm hiểu tình hình thực tế các hộ trong xã như: Phong tục tập
21
21
22
quán, mức thu nhập, tập quán sản xuất, tiêu chí đánh giá và phân loại hộ,
những khó khăn mà người dân gặp phải
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân
(PRA): Đề tài sử dụng một số công cụ của phương pháp này để có thể tìm
hiểu được một cách chuẩn xác nhất những khó khăn của người dân do chính
người dân đưa ra, những khó khăn được định hướng giải quyết dựa trên nhu
cầu thực tế khách quan yêu cầu của người dân, chứ không phải áp đặt ý kiến
chủ quan của người thực hiện. Do đó mà cơ hội thành công rất lớn. Một số
công cụ thuộc bộ công cụ PRA được sử dụng chủ yếu trong đề tài bao gồm:
+ Sử dụng công cụ SWOT (ma trận phân tích), phương pháp này giúp
ta xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong nội bộ cộng
đồng, nó cũng bao gồm cả các yếu tố từ bên ngoài.
+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Đây là phương pháp thu thập
thông tin của nghiên cứu xã hội học thông qua việc tác động tâm lý - xã hội
trực tiếp của người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp
với mục đích nghiên cứu. Việc sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu
nhằm tìm hiểu sâu về các đặc tính, tính chất của đối tượng nghiên cứu dựa
trên những nhận định đánh giá của người được phỏng vấn. Để phục vụ cho đề
tài nghiên cứu, em đã tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng là: Nông dân và
cán bộ địa phương.
+ Phương pháp quan sát: Là phương pháp qua quan sát trực tiếp hay
gián tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên
địa bàn nghiên cứu.
3.3.2. Phương pháp xử lý thông tin
Quá trình xử lý và phân tích thông tin được thực hiện bằng máy tính
theo các phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh các mẫu quan sát,
thống kê phân tích, phân tích tài liệu theo mục đích nghiên cứu.
3.3.3. Phương pháp so sánh
Đề tài sử dụng phương pháp này để tiến hành so sánh hiện trạng nông
thôn trên địa bàn xã, với các tiêu chí nông thôn mới theo quyết định số 491
của Chính phủ.
22
22
23
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Nhữ Khê là một xã nằm ở phía Đông Nam của huyện Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang. Xã cách trung tâm huyện khoảng 27 km về phía Nam, cách
đường quốc lộ 2 khoảng 7 km về phía Đông.
- Phía Đông giáp xã Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang
- Phía Tây giáp xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
- Phía Bắc giáp xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
- Phía Nam giáp xã Đội Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và xã
Hùng Quan, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Với vị trí địa lý như vậy, xã Nhữ Khê cũng có nhiều thuận lợi để mở
rộng giao lưu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên,
vấn đề khó khăn nhất đối với xã Nhữ Khê hiện nay đó là vấn đề về giao thông
đi lại gặp rất nhiều khó khăn, cản trở hoạt động giao lưu buôn bán của xã.
4.1.1.2. Tài nguyên đất
Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Hiện
trạng sử dụng đất của xã Nhữ Khê được thể hiện chi tiết qua bảng 4.1.
23
23
24
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Nhữ Khê năm 2011
STT
Loại đất
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
TỔNG DIỆN TÍCH 3.732,09 100
1 Đất nông nghiệp 1.792,52 48,03
1.1 Đất trồng cây hàng năm 902,42 50,34
1.1.1 Đất trồng lúa 494,50 54,80
1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 407,92 45,20
1.2 Đất trồng cây lâu năm 684,06 38,16
1.3
Đất mặt nước nuôi trồng thủy
sản
206,04 11,49
2 Đất lâm nghiệp 1.736,54 46,53
2.1 Rừng sản xuất 1.487,98 85,69
2.2 Rừng đặc dụng 248,56 14,31
3 Đất chuyên dùng 90,69 2,43
4 Đất ở 73,90 1,98
5 Đất chưa sử dụng 38,44 1,03
(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân xã Nhữ Khê, năm 2012)
Qua bảng 4.1 ta thấy, diện tích đất của xã Nhữ Khê cũng tương đối lớn,
và diện tích đất trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất là 48,03%
tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Trong diện tích đất nông nghiệp thì
diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm tỉ lệ cao nhất, mà điển hình là cây lúa
chiếm 13,25%, sau đó đến diện tích trồng cây lâu năm, điển hình là cây chè
chiếm 12,68%. Trên địa bàn xã thì diện tích nuôi trồng thủy sản không đáng
kể, nó chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ là 1,98% tổng diện tích tự nhiên của
xã. Do Nhữ Khê là một xã nằm ở thung lũng, một bên là đồi và một bên là
24
24
25
rừng nên diện tích đất lâm nghiệp của xã cũng tương đối lớn chiếm 46,53%, ít
hơn diện tích đất nông nghiệp không đáng kể. Trong diện tích đất lâm nghiệp
thì người dân không chú ý nhiều đến đất rừng đặc dụng, diện tích đất rừng sản
xuất gấp gần 6 lần diện tích đất rừng đặc dụng. Diện tích đất nông nghiệp và
lâm nghiệp của xã chiếm phần lớn cũng dễ hiểu vì người dân của xã Nhữ Khê
sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Diện tích đất sử dụng cho
chuyên dùng chỉ chiếm khoảng 2,43%, trong khi diện tích đất chưa sử dụng
của xã vẫn chiếm 1,03%.
Cơ cấu sử dụng đất của xã Nhữ Khê được thể hiện qua hình 4.1.
Hình 4.1: Cơ cấu sử dụng đất của xã Nhữ Khê năm 2011
4.1.1.3. Địa hình
Địa hình của xã Nhữ Khê tương đối phức tạp, Nhữ Khê có địa hình đồi
núi thấp và trung bình, địa thế nghiêng dần theo hướng Tây sang Đông. Địa
hình đồi núi phân bố chủ yếu ở phía Bắc, phía Nam và phía Tây của xã
(chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên) đã được sử dụng phát triển lâm
nghiệp. Địa hình đồng bằng phân bố chủ yếu ở phía Đông và rải rác trên địa
bàn xã (chiếm 60% diện tích tự nhiên) đã được sử dụng để trồng lúa và các
loại cây trồng hàng năm khác. Độ cao trung bình từ 40 m - 250 m so với mực
nước biển, chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên. Đời sống của người dân chủ
25
25