Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng và xác định mối quan hệ giữa tổ thành loài cây gỗ, loài cây tái sinh với loài cây gỗ, loài cây tái sinh cho lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên thuộc vườn quốc gia ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------

NGUYỄN THỊ NGỌC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG VÀ XÁC ĐỊNH
MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔ THÀNH LOÀI CÂY GỖ, LOÀI CÂY
TÁI SINH VỚI LOÀI CÂY GỖ, LOÀI CÂY TÁI SINH CHO
LÂM SẢN NGOÀI GỖ TRONG RỪNG TỰ NHIÊN THUỘC
VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Lâmhọc
Mã số : 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội – 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------

NGUYỄN THỊ NGỌC



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG VÀ XÁC ĐỊNH
MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔ THÀNH LOÀI CÂY GỖ, LOÀI CÂY
TÁI SINH VỚI LOÀI CÂY GỖ, LOÀI CÂY TÁI SINH CHO
LÂM SẢN NGOÀI GỖ TRONG RỪNG TỰ NHIÊN THUỘC
VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Lâmhọc
Mã số : 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.NGUYỄN THỊ BẢO LÂM

Hà Nội – 2010


1

LỜI CẢM ƠN
Để kết thúc chương trình đào tạo và đánh giá chất lượng học viên trước
khi ra trường, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu trường Đại học Lâm
Nghiệp, Khoa Đào tạo sau Đại học, tôi tiến hành thực hiện luận văn:
“Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng và xác định mối quan hệ giữa tổ
thành loài cây gỗ, loài cây tái sinh với loài cây gỗ, loài cây tái sinh cho
LSNG trong rừng tự nhiên thuộc Vườn quốc gia Ba Vì, Thành phố Hà Nội”
Sau một thời gian nghiên cứu với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị
Bảo Lâm, cùng với nỗ lực của bản thân đến nay luận văn đã được hoàn thành.
Nhân dịp này tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo

trong Trường và Khoa Đào tạo sau Đại học, đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn Thị
Bảo Lâm đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Vườn Quốc gia Ba Vì, Thành
phố Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu phục vụ
cho nghiên cứu.
Đến nay luận văn đã hoàn thành, song do thời gian và kinh nghiệm còn
hạn chế nên luận văn sẽ vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô giáo, các nhà khoa học.
Tôi xin cam đoan, luận văn được hoàn thành theo đúng đề cương dưới
sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Thị Bảo Lâm và các kết quả nghiên cứu là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu kế thừa có nguồn trích dẫn
ghi trong tài liệu tham khảo.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2010
Tác giả


2

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU…….........................................

1.1 Những nghiên cứu trên thế giới........................................................
1.1.1. Cơ sở sinh thái học của cấu trúc............................................
1.1.2. Về hình thái cấu trúc rừng mưa..............................................
1.1.3. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ..................................................
1.1.4. Nghiên cứu về tái sinh rừng....................................................
1.1.5. Nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ.............................................
1.2. Những nghiên cứu ở trong nước......................................................
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ..................................................
1.2.2. Nghiên cứu tái sinh rừng.........................................................
1.2.3. Nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ.............................................
1.3. Thảo luận………………………………………………………….
Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..……………………………………......
2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................
2.1.1. Mục tiêu tổng quát...................................................................
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................
2.2. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài...................
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ............................................
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................
2.2.3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài ...............................................
2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây cao...........................
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh.....................
2.3.3. Xác định mối quan hệ giữa tổ thành loài cây gỗ, loài cây tái
sinh với loài cây gỗ, cây tái sinh cho LSNG................................................
2.3.4. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn tài
nguyên LSNG của khu vực nghiên cứu........................................................
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................
2.4.1. Phương pháp chủ đạo..............................................................
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu..................................................


i
ii
iii
iv
v
1
3
3
3
3
3
6
7
8
8
11
12
13
15
15
15
15
15
15
15
15
16
16
16

16
17
17
17
17


3

2.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu..................................
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU..................................
3.1. Điều kiện tự nhiên Vườn Quốc gia Ba Vì.......................................
3.1.1. Vị trí địa lý...............................................................................
3.1.2. Địa hình địa thế.......................................................................
3.1.3. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn......................................................
3.1.4. Địa chất thổ nhưỡng................................................................
3.2. Đặc điểm tài nguyên rừng Vườn Quốc gia Ba Vì...........................
3.2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng.....................................................
3.2.2. Thảm thực vật rừng.................................................................
3.2.3. Hệ thực vật rừng......................................................................
3.3. Hiện trạng rừng và LSNG tại xã Ba Vì............................................
3.3.1. Các trạng thái rừng trên địa bàn xã.......................................
3.3.2. Hiện trạng LSNG và tầng cây bụi thảm tươi..........................
3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Ba Vì.............................................
3.3.1. Đặc điểm dân cư......................................................................
3.3.2. Hiện trạng sản xuất xã Ba Vì .................................................
3.4. Đánh giá nhận xét chung..................................................................
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................
4.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao......................................................
4.1.1. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu bình quân tầng cây cao...

4.1.2. Tổ thành loài cây cao..............................................................
4.1.3. Kết quả nghiên cứu một số quy luật phân bố..........................
4.1.4. Quy luật tương quan giữa các nhân tố điều tra trong lâm phần...
4.2. Đặc điểm tầng cây tái sinh .............................................................
4.2.1. Tổ thành tái sinh......................................................................
4.2.2. Mật độ cây tái sinh và mật độ cây tái sinh có triển vọng........
4.2.3. Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh......................................
4.2.4. Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất............................
4.3. Mối quan hệ về tổ thành giữa loài cây gỗ, cây tái sinh với cây gỗ,
cây tái sinh cho LSNG................................................................................
4.3.1. Tổ thành loài cây trên các ô tiêu chuẩn..................................
4.3.2. Kết quả so sánh giữa các cặp tổ thành....................................
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển nguồn tài
nguyên LSNG của khu vực nghiên cứu.................................................
4.4.1. Quy hoạch bảo vệ và phát triển nguồn LSNG ........................
4.4.2. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh....................................................
4.4.3. Đề xuất thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng và LSNG
thuộc Vườn quốc gia Ba Vì .........................................................................
4.4.4. Nhóm giải pháp tuyên truyền giáo dục....................................

20
31
31
31
31
32
33
34
34
34

36
37
37
37
39
39
39
40
41
41
41
42
44
54
60
61
63
65
67
68
68
72
77
77
78
80
84


4


4.4.5. Một số giải pháp khác.............................................................
Chương 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ................................
5.1 Kết luận............................................................................................
5.1.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ................................................
5.1.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh........................................
5.1.3. Xác định mối quan hệ giữa tổ thành loài cây gỗ với loài cây
gỗ cho LSNG và loài cây tái sinh với loài cây tái sinh cho LSNG....
5.1.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên
rừng và LSNG của khu vực nghiên cứu...........................
5.2. Tồn tại.............................................................................................
5.3. Kiến nghị ........................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
.

85
86
86
86
87
88
89
89
89


5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt
CTTT
D1.3
DT
ĐT
DT ~ D1.3
ÔDB
ÔTC
Hdc
Hvn
HVN ~ D1.3
KHKT
LK
LSNG
N/D1.3
N/HVN
NB
Ni
TT
TB
TS
TTR
VQG

Giải thích ký hiệu
Công thức tổ thành
Đường kính ngang ngực
Đường kính tán
Đông Tây
Tương quan giữa đường kính tán với đường kính thân

cây
Ô dạng bản
Ô tiêu chuẩn
Chiều cao dưới cành
Chiều cao vút ngọn
Tương quan giữa đường kính thân cây với chiều cao
vút ngọn
Khoa học kỹ thuật
Loài khác
Lâm sản ngoài gỗ
Phân bố số cây theo cỡ đường kính
Phân bố số cây theo cỡ chiều cao
Nam Bắc
Số cây
Thứ tự
Trung bình
Tái sinh
Trạng thái rừng
Vườn Quốc gia


6

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5

4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13
4.14
4.15
4.16
4.17
4.18
4.19
4.20
4.21
4.22
4.23
4.24
4.25
4.26

Tên bảng
Trang
Một số chỉ tiêu bình quân của tầng cây cao trên các ÔTC
41
Công thức tổ thành loài cây cao tính theo IV%
43
Kết quả tính đặc trưng mẫu của phân bố D1.3
45

Kết quả mô phỏng phân bố N/D1.3 theo hàm lý thuyết
48
Kết quả tính đặc trưng mẫu của chiều cao vút ngọn
50
Kết quả mô phỏng phân bố N/Hvn theo hàm lý thuyết
52
Bảng tổng hợp kết quả lựa chọn dạng liên hệ Hvn~D1.3
54
Bảng tổng hợp các tham số khi phân tích hồi quy và tương
55
quan theo dạng phương trình logHvn = a + b.log(D1.3)
Kiểm tra sự thuần nhất các tham số hồi quy b i của các
57
phương trình tương quan Hvn~D1.3 ở các ô tiêu chuẩn.
Bảng tổng hợp kết quả lựa chọn dạng liên hệ Dt~D1.3
57
Bảng tổng hợp các tham số khi phân tích hồi quy và tương
58
quan theo dạng phương trình Dt = a + b.D1.3
Kiểm tra sự thuần nhất các tham số hồi quy b i của các
60
phương trình tương quan Dt~D1.3 ở các ô tiêu chuẩn.
Bảng tổng hợp số loài cây tái sinh tham gia vào CTTT.
61
Công thức tổ thành cây tái sinh
62
Mật độ cây tái sinh và mật độ cây tái sinh có triển vọng
64
Mật độ cây tái sinh theo phẩm chất và nguồn gốc
65

Phân bố cây tái sinh trên mặt đất
67
Công thức tổ thành của các tầng cây của một số ÔTC trên các
68
trạng thái rừng
Tỉ lệ % theo công dụng của cây gỗ cho LSNG trên các trạng
70
thái rừng
Tỉ lệ % theo công dụng của cây tái sinh cho LSNG trên các
72
trạng thái rừng
Kết quả tính trị số CC giữa loài cây gỗ với loài cây tái sinh
73
Kết quả tính trị số CC giữa loài cây gỗ cho LSNG và loài
74
cây tái sinh cho LSNG
Kết quả tính χ2n và χ205 giữa loài cây gỗ với loài tái sinh
75
2
Kết quả tính χ2n và χ 05 giữa loài cây gỗ cho LSNG với loài
75
tái sinh cho LSNG
Kết quả tính trị số Ps giữa loài cây gỗ với cây gỗ cho LSNG
76
Kết quả tính trị số Ps giữa loài cây tái sinh với cây tái sinh
77
cho LSNG


7


DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

4.1

Phân bố thực nghiệm N/D1.3 của từng ÔTC trên các
trạng thái

46

4.2

Phân bố thực nghiệm và lý thuyết N/D1.3

49

4.3

Phân bố thực nghiệm N/HVN của từng ÔTC trên các
trạng thái

51

4.4


Phân bố thực nghiệm và lý thuyết N/Hvn

53

4.5

Biểu đồ tương quan Hvn ~ D1.3

56

4.6

Biểu đồ tương quan Dt ~ D1.3

59

4.7

Sơ đồ quy trình thực hiện đồng quản lý

81

4.8

Sơ đồ nguyên tắc thực hiện đồng quản lý tài nguyên
rừng và tài nguyên LSNG

82



8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là một bộ phận chức năng quan trọng của hệ
sinh thái rừng. Nếu xem hệ sinh thái rừng nhiệt đới là một đơn vị của tự
nhiên, một thể thống nhất biện chứng của các loài cây gỗ lớn, cây bụi thảm
tươi, thực vật ký sinh, phụ sinh, dây leo, các động vật, vi sinh vật, các chất
hữu cơ, vô cơ,… trong điều điện khí hậu mưa ẩm nhiệt đới thì tập đoàn các
cây cho sản phẩm LSNG là một bộ phận hợp thành của đơn vị tự nhiên đó, rất
phong phú cả về loài cây, tuổi cây và dạng sống.
Từ lâu đời, nguồn tài nguyên này đã thể hiện vai trò quan trọng đối với
đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội của người dân, đặc biệt đối với các cộng
đồng các dân tộc ở vùng sâu vùng xa. Việc sử dụng LSNG đã gắn liền với sự
sinh tồn của các cộng đồng dân cư và phát triển các làng nghề thủ công truyền
thống, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người
dân. Tuy nhiên, một thực tế là việc sử dụng tài nguyên rừng đã có từ rất lâu và
gắn liền với đời sống của người dân nhưng chúng ta chỉ quan tâm đến lấy gỗ,
còn LSNG nhận được rất ít sự chú ý và thường được coi là lâm sản phụ. Điều
đó đã làm cho các hoạt động kinh doanh rừng ở nhiều vùng nông thôn nước ta
chưa phát huy hết lợi thế thiên nhiên nhiệt đới để biến rừng thành nguồn sống
và thành yếu tố làm giàu cho hộ gia đình người dân. Tình trạng sử dụng rừng
lãng phí với hiệu quả thấp vẫn còn phổ biến, nguồn lực hộ gia đình chưa được
tận dụng và phát huy triệt để, rừng và môi sinh bị tàn phá, kiến thức bản địa bị
mai một, nhiều làng nghề truyền thống biến mất, tình trạng thiếu nguyên liệu
LSNG trầm trọng…là sự cảnh báo của việc quản lý kinh doanh rừng phiến
diện, không quán triệt đầy đủ quan điểm kinh doanh toàn diện, lợi dụng tổng
hợp tài nguyên rừng, trong đó có tài nguyên LSNG.
Rừng tự nhiên nước ta có tổ thành loài cây đa dạng và phong phú. Mỗi
kiểu rừng, loại rừng và kiểu sử dụng đất sẽ cho tổ thành cây rừng và các loại
LSNG khác nhau. Mặt khác thực vật cho LSNG tồn tại ở nhiều dạng sống



9

khác nhau, từ dạng thân gỗ lớn, gỗ nhỡ, gỗ nhỏ, đến dạng cây bụi, dây leo,
thảm tươi, thực vật ký sinh, thực vật phụ sinh. Điều đó cho thấy thực vật
ngoài gỗ có thể phân bố ở mọi tầng tán rừng, để phối hợp chúng với tỷ lệ cao
trong tổ thành rừng ở mọi tầng thứ khác nhau, tạo nên hệ sinh thái có năng
suất cao, giá trị cao và bền vững chúng ta cần phải xác định được phân bố của
chúng và tìm hiểu về mối quan hệ giữa chúng với rừng với các bộ phận trong
hệ sinh thái rừng, đặc biệt là mối quan hệ giữa chúng với thực vật rừng. Vì
vậy nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa các loài cây cho LSNG với các loài
cây khác trong các trạng thái rừng tự nhiên là rất cần thiết cho việc điều chỉnh
tổ thành loài cây trong các lâm phần rừng tự nhiên khi cần tác động lâm sinh
và quan trọng hơn là làm cơ sở cho việc lựa chọn và phối hợp các loài cây
trong lâm phần.
Ba Vì là một xã miền núi thuộc vườn quốc gia Ba vì, huyện Ba Vì
thành phố Hà Nội với trên 90% dân số là người dân tộc Dao sống gần rừng và
gắn bó với rừng. Từ khi vườn quốc gia Ba Vì được thành lập ngày 18 tháng
12 năm 1991, nguồn tài nguyên gỗ được quản lý chặt chẽ hơn, người dân chỉ
được canh tác ở những vị trí có độ cao từ 100m trở xuống. Do đó, để đảm bảo
cuộc sống người dân địa phương đã tập trung vào khai thác các loại LSNG để
phục vụ nhu cầu của gia đình và để nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống.
Chính vì vậy, hiện nay một số loại LSNG trong rừng gần như đã bị khai thác
kiệt do việc khai thác một các tự phát chưa có quy hoạch của người dân địa
phương, nhiều loài đang đứng trên nguy cơ tuyệt chủng.
Xuất phát từ thực tiễn đó tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
cấu trúc rừng và xác định mối quan hệ giữa tổ thành loài cây gỗ, loài cây
tái sinh với loài cây gỗ, loài cây tái sinh cho LSNG trong rừng tự nhiên
thuộc Vườn quốc gia Ba Vì, Thành phố Hà nội” làm cơ sở khoa học cho

việc phát triển bền vững một số loài cây cho LSNG trong rừng tự nhiên Vườn
Quốc gia Ba Vì.


10

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Cơ sở sinh thái học của cấu trúc
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, đã có nhiều công trình nghiên cứu
về cấu trúc rừng tự nhiên. Rừng mưa nhiệt đới với sự đa dạng và phong phú
đã cuốn hút nhiều nhà khoa học đi sâu vào nghiên cứu.
Baur G.N. (1964) [1] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học chung
và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi
sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp
dụng cho rừng mưa. Tác giả đã làm sáng tỏ khái niệm về sinh thái rừng, đây là
cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học.
1.1.2. Về hình thái cấu trúc rừng mưa
Rừng mưa với sự đa dạng và phong phú nó đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu như Richards P.W (1952) [17], Catinot R. (1965) [4].
Các tác giả đã đi sâu vào biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ
rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại
theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến...
Kraft (1884), đưa ra hệ thống phân loại cây rừng thành 5 cấp dựa vào khả
năng sinh trưởng, kích thước và chất lượng của cây rừng. Phân cấp Kraft phản
ánh được tình hình phân hóa cây rừng, tiêu chí phân cấp rõ ràng, đơn giản, dễ
áp dụng nhưng chỉ phù hợp với rừng thuần loài đều tuổi.
1.1.3. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
1.1.3.1. Về tổ thành loài cây

Tổ thành loài cây khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau tương ứng về các
đặc trưng cấu trúc khác của rừng. Vì vậy nghiên cứu thành phần loài và cấu
trúc tổ thành trong rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm được xem như công việc đầu


11

tiên và quan trọng trong nghiên cứu lâm học của rừng. Richards (1968) [17],
đã phân tổ thành thực vật của rừng mưa thành hai loại, đó là rừng mưa hỗn
hợp có tổ thành loài phức tạp và rừng mưa đơn ưu chỉ bao gồm một loài cây.
Theo Curtis và McIntosh (1950), khi nghiên cứu độ phong phú của loài
cây quan tâm là số lượng cá thể của nó tìm thấy trên ô mẫu mà ở đó loài được bắt
gặp G.Baur (1976) [1]. Greig Smith (1964) đề nghị tính độ thường gặp của loài
cây bằng cách chia khu vực nghiên cứu thành từng khối, rồi xác định độ thường
gặp của loài theo từng khối và tìm hiểu biến động của loài giữa khối.
1.1.3.2. Về phân bố số cây theo cỡ đường kính
Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính là quy luật kết cấu cơ bản
của lâm phần và được các nhà lâm học, điều tra rừng quan tâm. Để nghiên
cứu đặc điểm của quy luật này, hầu hết các công trình nghiên cứu đều dùng
phương pháp giải tích bằng các phương trình toán học dưới dạng phân bố xác
suất khác nhau để tìm ra quy luật chung nhất.
Meyer (1934) và Prodan. M (1949) đã mô tả phân bố số cây theo cỡ
đường kính rừng tự nhiên bằng phương trình toán học mà dạng của nó là
đường cong giảm liên tục:
Yi =  .exp(-  .xi)

(1.1)

Phương trình (1.1) còn được gọi là phương trình Meyer, trong đó x i và
yi là trị số giữa và số cây của cỡ thứ i, α và β là các tham số.

Balley (1973) sử dụng hàm Weibull biểu thị đường cong cộng dồn
phần trăm số cây bằng đa thức bậc ba.
Loetchau (1973) dùng hàm Beta để nắn các phân bố thực nghiệm.
Nhiều tác giả khác dùng hàm Hyperbol, hàm Poisson, hàm Logarit chuẩn, họ
Pearson, hàm Weibull…
Theo Prodan.M (1951) rừng tự nhiên có sự đào thải những cây già cỗi
hoặc do có biện pháp kinh doanh, tầng cây tái sinh xuất hiện và đường cong


12

có 2 đỉnh. Nếu tiếp tục có nhiều thế hệ thì đường cong có nhiều đỉnh và giới
hạn của đường cong có nhiều đỉnh là đường cong phân bố giảm đặc trưng cho
rừng chặt chọn, không đều tuổi.
1.1.3.3. Về quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N/H)
Phần lớn các tác giả khi nghiên cứu cấu trúc lâm phần theo chiều thẳng
đứng đã dựa vào phân bố số cây theo chiều cao.
Phương pháp kinh điển nghiên cứu cấu trúc đứng rừng tự nhiên là vẽ
các phẫu đồ đứng với các kích thước khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên
cứu. Các phẫu đồ mang lại hình ảnh khái quát về cấu trúc tầng tán, phân bố số
cây theo chiều thẳng đứng từ đó rút ra các nhận xét và đề xuất ứng dụng thực
tế. Phương pháp này được nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng mà điển hình là
các công trình của: P.W.Richards (1952) [17] , Rollet (1979).
Prodan (1965) và Dittmar.O cho rằng độ dốc đường cong chiều cao có
chiều hướng giảm dần khi tuổi tăng lên.
1.1.3.4. Quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính (HVN ~ D1.3)
Curis.R.O (1967) đã mô phỏng quan hệ chiều cao với đường kính và
tuổi theo dạng phương trình:
1
d


1
A

Logh = d + b1.  b2 .  b3 .

1

d.A

(1.2)

Petterson H. (1955) (theo Phạm Ngọc Giao (1995), Nguyễn Trọng
Bình, 1996), đề xuất phương trình tương quan:
1
b
a
d
3. h  1,3

(1.3)

Naslund. M (1929); Assmann E (1936); Hohenadl W (1936); Prodan M
(1944); Krennel K (1946); Meyer H.A (1952)… đã đề nghị sử dụng các dạng
phương trình dưới đây để mô tả quan hệ H/D:
h = a+b1.d+b2.d2
d2
h – 1,3 =
(a  b.d ) 2


(1.4)
(1.5)


13

h = a + b.logd

(1.6)

h = k.db

(1.7)

Kennel. R (1971) cho rằng: để mô phỏng động thái đường cong chiều
cao lâm phần, trước hết tìm phương trình thích hợp mô tả quan hệ H vn với
D1,3, sau đó xác lập mối quan hệ của các tham số theo tuổi.
Nhìn chung, để biểu thị đường cong chiều cao, phương trình Parabol và
phương trình Logarith được sử dụng nhiều hơn cả.
1.1.3.5. Quy luật tương quan giữa đường kính tán cây với đường kính ngang
ngực (DT ~ D1.3)
Các tác giả Zieger, Hvessalo, Feree... mặc dù nghiên cứu đốc lập với
nhau nhưng đều khẳng định đường kính tán và đường kính ngang ngực có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thông thường mối liên hệ này thường ở dạng:
DT = a+b.D1.3

(1.8)

Trên thế giới các công trình nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nói
chung và rừng mưa nhiệt đới nói riêng rất phong phú, đa dạng, nhiều công

trình đã đem lại hiệu quả cao trong quản lý và kinh doanh rừng.
1.1.4. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một vấn đề quan tâm trong nghiên cứu đặc điểm lâm
học của rừng. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu, hiệu quả của tái sinh
rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng
cây con, đặc điểm phân bố.
Để giảm sai số trong khi thống kê tái sinh tự nhiên Barnard (1955) đã
đề nghị “điều tra chuẩn đoán” mà theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi
tùy theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh.
Một số tác giả nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới Châu Á như
Bara (1954), Budowski (1956) có nhận định dưới tái sinh rừng nhiệt đới nói
chung có đủ lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, nên việc đề xuất các biện
pháp lâm sinh để bảo vệ lớp cây tái sinh này là cần thiết.


14

Van Steenis (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến ở rừng
nhiệt đới đó là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt (tái sinh lỗ trống). Hai
đặc điểm này không chỉ thấy ở rừng nguyên sinh mà còn thấy ở rừng thứ sinh,
môt hiện tượng khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới.
Nghiên cứu tái sinh rừng trên thế giới cho chúng ta hiểu biết nhiều về
phương pháp nghiên cứu và các quy luật tái sinh tự nhiên của một số vùng,
đặc biệt là sự vận dụng các hiểu biết về quy luật tái sinh để xây dựng các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm quản lý rừng bền vững. Nhờ những
nghiên cứu này, nhiều biện pháp tác động vào lớp cây tái sinh đã được xây
dựng và đem lại hiệu quả đáng kể.
1.1.3. Nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ
Lâm sản ngoài gỗ là một thuật ngữ để chỉ tất cả các sản phẩm có nguồn
gốc sinh vật khác gỗ, được khai thác từ rừng tự nhiên hay rừng trồng nhằm

phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người.
Nghiên cứu của Peter (1989) chỉ ra rằng việc khai thác nhựa của rừng
nguyên sinh ở Peru đã cho kết quả là thu nhập cao hơn so với bất kỳ kiểu sử
dụng đất nào.
Hội nghị Quốc tế tháng 11/1991 (Bangkok) đã chia LSNG làm 6 nhóm:
(1) Các sản phẩm có sợi: tre nứa, song mây, cây có sợi và các loại cỏ.
(2) Sản phẩm làm thực phẩm: thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa, mật ong, thịt
động vật rừng, trứng và côn trùng...
(3) Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật
(4) Các sản phẩm chiết xuất: nhựa, nhựa mủ, ta nanh, tinh dầu…
(5) Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm: tơ,
động vật sống, chim, sừng, ngà, xương và nhựa cánh kiến đỏ.
(6) Các sản phẩm khác.
Hội nghị Môi trường và phát triển của Liên hợp quốc (UNCED), họp
tại Rio de Janero năm 1992, đã xác định LSNG là đối tượng quan trọng, một


15

nguồn lợi môi trường cho phát triển lâm nghiệp bền vững cần được chú trọng
hơn nữa.
Balick và Mendelsohn (1992) cho rằng giá trị về y học trên một hecta
trong rừng thứ sinh ở Beliz cũng cao hơn giá trị thu được từ nông nghiệp.
Theo De Beer McDermott (1996), tài nguyên rừng và tài nguyên LSNG
là nguồn sống chủ yếu của ít nhất 27 triệu người dân vùng Đông Nam Á.
Nhiều nước trên thế giới như: Brazil, Colombia, Equado, Bôlivia, Thái Lan,
Ấn Độ, Trung Quốc…đã và đang nghiên cứu việc sử dụng hợp lý các sản
phẩm ngoài gỗ nhằm nâng cao đời sống người dân vùng núi và bảo vệ đa
dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng địa phương.
T.De Silva và C.K.Atal (1995) cho biết việc thu hoạch khác nhau của

các LSNG có thể được giảm thiểu bằng cách thiết lập ra các qui tắc. Các đánh
giá về tác động của việc khai thác LSNG đến tính đa dạng sinh học nên được
tiến hành trước khi xác định nhu cầu của các nguyên liệu LSNG.
Năm 1992, chương trình Rừng và con người, các bản làng đã được giới
thiệu một số kinh nghiệm về kỹ thuật gây trồng, canh tác và phát triển thực vật
LSNG như phát triển rừng cung cấp dược thảo ở Nêpan, rừng cung cấp cây họ
dầu, tanin, cau dừa ở vùng Brazil, rừng cung cấp song mây ở Malaysia…
Nhìn chung nghiên cứu về LSNG trên thế giới đã và đang được phát triển
nhanh chóng đề cập khá rõ nét về nhiều khía cạnh cho việc phát triển LSNG
1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Những nghiên cứu về đặc điểm lâm học và cấu trúc rừng gỗ hỗn loài
nước ta đã được nhiều tác giả đặc biệt quan tâm. Theo Nguyễn Văn Trương
(1986) nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng phải tập trung làm rõ những
vấn đề về: Cấu trúc đứng, cấu trúc đường kính thân, phân bố số cây trên mặt


16

đất, cấu trúc các nhóm loài cây, đặc điểm tái sinh và diễn thế các thế hệ
rừng... Khi hiểu rõ những vấn đề này thì chúng ta có thể xây dựng được các
biện pháp tác động lâm sinh hợp lý.
1.2.1.1. Phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1,3)
Với rừng tự nhiên hỗn giao khác tuổi, từ kết quả nghiên cứu của Đồng
Sỹ Hiền (1974) [11] cho thấy, dạng tổng quát của phân bố N/D1,3 là phân bố
giảm, nhưng do quá trình khai thác chọn thô không theo quy tắc nên đường
thực nghiệm thường có dạng giảm liên tục và có nhiều đỉnh răng cưa. Ông đã
chọn hàm Meyer để mô phỏng quy luật cấu trúc đường kính cây rừng.
Nguyễn Hải Tuất (1986) [21] sử dụng phân bố khoảng cách mô tả phân
bố thực nghiệm dạng một đỉnh ở ngay sát cỡ đường kính bắt đầu đo.

Trần Văn Con (1999) [5], Lê Minh Trung (1991) đã thử nghiệm một số
phân bố xác suất mô phỏng phân bố N/D1.3 đều nhận xét: phân bố Weibull
thích hợp nhất cho rừng tự nhiên ở Đắc Lắc; Lê Sáu (1996) [18], cũng khẳng
định sự hơn hẳn của phân bố Weilbull trong tất cả các trạng thái rừng tự nhiên
cho dù phân bố thực nghiệm có dạng giảm liên tục hay 1 đỉnh.
1.2.1.2. Phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/HVN)
Theo Thái Văn Trừng (1970)[19], khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường
xanh mưa ẩm nhiệt đới nước ta đưa ra mô hình cấu trúc tầng như tầng vượt
tán, tầng dưới tán, tầng cây bụi.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Đồng Sỹ Hiền (1974) [11] cho thấy,
phân bố số cây theo chiều cao (N/H) ở các lâm phần tự nhiên hay trong từng
loài cây thường có nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu phức tạp của rừng chặt chọn.
Bảo Huy (1993) [12], Lê Sáu (1996) [18] đã nghiên cứu phân bố N/H
để tìm tầng tích tụ tán cây đã đi đến nhận xét chung là phân bố N/H có dạng 1
đỉnh, nhiều đỉnh phụ răng cưa và mô tả thích hợp bằng hàm Weibull.


17

1.2.1.3. Tương quan giữa chiều cao với đường kính thân cây
Đã có rất nhiều tác giả đề cập mối quan hệ tương quan giữa chiều cao vút
ngọn với đường kính ngang ngực, tiêu biểu có các công trình nghiên cứu sau:
Về nghiên cứu tương quan giữa chiều cao vút ngọn với đường kính tại
vị trí 1.3m có thể kể đến các tác giả như: Đồng Sỹ Hiền, Nguyễn Hải Tuất,
Vũ Tiến Hinh, Bảo Huy…
Bảo Huy đã thử nghiệm bốn dạng tương quan Hvn/D1.3 như sau:
h = a+b.d1.3

(1.9)


h = a+b.logd1.3

(1.10)

logh = a+b.logd1.3

(1.11)

logh = a+b.d1.3

(1.12)

Phương trình dạng: logH = a + b.logd1.3 đã được chọn để mô tả tương
quan H/D cho rừng ưu thế: Bằng lăng, Cẩm xe, Kháo và Chiêu liêu ở Đắc Lắc
và rừng tự nhiên ở Hương Sơn - Hà Tĩnh.
1.2.1.4. Tương quan giữa đường kính tán với đường kính thân cây
Vũ Đình Phương (1985) (theo Nguyễn Trọng Bình, Phùng Nhuệ Giang,
2003), đã khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa đường kính tán và đường
kính ngang ngực tồn tại ở dạng phương trình đường thẳng. Tác giả đã thiết lập
phương trình DT/D1.3 cho một số loài cây lá rộng: Ràng ràng, Lim xanh, Vạng
trứng, Chò chỉ ở lâm phần hỗn giao khác tuổi phục vụ công tác điều chế rừng.
Phạm Ngọc Giao (1994) [9], nghiên cứu lâm phần Thông đuôi ngựa
khu vực Đông Bắc đã xây dựng mô hình tương quan giữa đường kính tán với
đường kính tại vị trí 1,3m và cho thấy chúng tồn tại dưới dạng đường thẳng.
DT  a  b  D1.3
DT  a  b  log D1.3

(1.13)
(Hàm Logarithmic)


(1.14)

Ngoài ra cũng có rất nhiều tác giả đề cập tới quy luật này như: Vũ Tiến
Hinh, Ngô Kim Khôi, Nguyễn Ngọc Lung…


18

1.2.2 Nghiên cứu về tái sinh rừng
Trong thời gian từ năm 1962 đến 1969, Viện Điều tra quy hoạch rừng
đã điều tra tình tái sinh tự nhiên theo các “Loại hình thực vật ưu thế” rừng thứ
sinh ở Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1966), Quảng Bình (1969), và Lạng Sơn
(1969), đáng chú ý là kết quả điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng sông Hiếu
(1962-1964), bằng phương pháp đo đếm điển hình.
Vũ Đình Huề (1969, 1984), đã phân chia khả năng tái sinh rừng thành 5
cấp: Rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu với mật độ tái sinh tương ứng là:
Trên 12000 cây/ha, 8000 - 12000 cây/ha, 4000 - 8000 cây/ha, 2000 - 4000
cây/ha và dưới 2000 cây/ha. Nhìn chung, nghiên cứu này mới chỉ chú trọng
đến số lượng mà chưa đề cập đến chất lượng cây tái sinh.
Cũng từ kết quả điều tra trên, Vũ Đình Huề (1975) đã tổng kết và rút ra
nhận xét: Dưới tán rừng nguyên sinh, tổ thành loài cây tái sinh tương tự như
loài cây gỗ và tồn tại nhiều loài cây gỗ kém giá trị và hiện tượng tái sinh theo
đám được tạo nên sự phân bố số cây không đồng đều trên mặt đất rừng.
Thái Văn Trừng (1970)[19], cho thấy ánh sáng là nhân tố sinh thái
khống chế và điều khiển quá trình tái sinh trong thảm thực vật rừng. Theo
Phạm Đình Tam (1987): Số lượng cây tái sinh xuất hiện khá nhiều dưới
những lỗ trống khác nhau, lỗ trống càng lớn cây tái sinh càng nhiều và hơn
hẳn những nơi kín tán.
Theo Vũ Tiến Hinh (1991) [13], nghiên cứu đặc điểm tái sinh của rừng
tự nhiên ở Hữu Lũng - Lạng Sơn và vùng Ba Chẽ - Quảng Ninh đã nhận xét:

Hệ số tổ thành tính theo phần trăm số cây của tầng tái sinh và loài cây gỗ có
liên hệ chặt chẽ với nhau.
Những kết luận trên đây có thể sử dụng để tham khảo cho những đề
xuất biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng khi nghiên cứu tái sinh. Thực tế
cho thấy, với điều kiện nước ta hiện nay, nhiều khu vực vẫn phải trông cậy


19

vào tái sinh tự nhiên còn tái sinh nhân tạo mới chỉ được triển khai trên quy mô
hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu đầy đủ về tái sinh tự nhiên cho từng đối tượng
rừng cụ thể là hết sức cân thiết nếu muốn đề xuất biện pháp kỹ thuật hợp lí.
1.2.3. Nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ
Từ xa xưa, khi chưa có Tây y thì cha ông ta đã sử dụng LSNG là nguồn
dược liệu duy nhất để chữa bệnh, Lý Thời Trần 1596 với “Bản thảo cương
môc”, Tuệ Tĩnh 1761 với “Nam dược thần hiệu” và “Lĩnh nam bản thảo” của
Hải Thượng Lãn Ông. Ngày nay Tây y đã phát triển nhưng dược liệu có
nguồn gốc từ LSNG vẫn được coi trọng, thành phần của nhiều loại thuốc.
Năm 1997 Phạm Xuân Hoàn đã nghiên cứu phân loại LSNG tại Phia Đen Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng theo mục đính sử dụng và thấy đại bộ phận người
khai thác LSNG là nông dân, hầu hết là khai thác theo kiểu huỷ diệt làm cho một
số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm
phát triển bền vững nguồn tài nguyên này ở địa phương như: Tiếp tục nghiên cứu
về kỹ thuật gây trồng phát triển, thúc đẩy giao đất giao rừng cho hộ gia đình, tăng
cường hiệu lực của công tác quản lý bảo vệ rừng.
Gilmour và Nguyễn Văn Sản (1999) khi nghiên cứu ở Vườn quốc gia
Ba Vì - Hà Tây đã xác nhận từ năm 1997 đến 1998 ở địa phương này đã khai
thác xấp xỉ 200 tấn cây dược liệu; ước tính gần 60% dân tộc Dao tại Ba Vì
tham gia vào thu hỏi và hiện LSNG là nguồn thu nhập đứng thứ hai sau lúa và
cây lương thực khác.
Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn (2001) [2], đã đưa ra những

nguyên tắc chung về kỹ thuật trồng xen cây dược liệu, cây ăn quả, cây đặc sản
chịu bóng hoặc ưa bóng dưới tán rừng.
Võ Đại Hải, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương (2003) [10], xác định
được vai trò, lợi ích của phương thức nuôi trồng dưới tán rừng và và làm thế
nào để thực hiện phương thức nuôi trồng dưới tán rừng.


20

Đề án Quốc gia về bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006-2020 [3]
đã đưa ra định hướng bảo tồn và phát triền LSNG như: Tập trung ưu tiên phát
triển LSNG trong rừng tự nhiên, khai thác LSNG gắn liền với đa dạng sinh
học rừng; tăng cường các biện pháp bảo vệ nội vi (in situ) các khu rừng đặc
dụng; đẩy mạnh biện pháp bảo vệ ngoại vi (ex situ) các loài LSNG đang có
nguy cơ tuyệt chủng...
Phạm Văn Điển (2003) [7] đã thống kê được các nhóm sản phẩm
LSNG trong các trạng thái rừng IIIA1, IIIA2 ven hồ Hòa Bình và lượng giá
chúng tác giả đưa ra phân tích: từ khu rừng trạng thái IIIA2 nếu kinh doanh
LSNG thì có thể cho mức thu nhập là 2.276.583đ/ha/.năm, nếu trạng thái rừng
phát triển lên IIIA3 thì tiềm năng LSNG có thể đạt tới 12 triệu/ha/năm.
Trong Luận văn thạc sĩ (2006), Nguyễn Thị Thanh Nguyên đã đề xuất
các mô hình trình diễn về phát triển LSNG: Phát triền LSNG cho rừng tự
nhiên cây lá rộng, các loài cây LSNG được đề lựa chọn là: Trám trắng, Trám
đen, Dẻ, Nhội, Giổi xanh, Song mật, Xạ đen, Củ Ba mươi.
Trong Luận văn thạc sĩ (2008), Trần Hậu Thìn đã đề xuất phát triển
LSNG trong rừng tự nhiên tại Vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, Hà
tĩnh thông qua áp dụng biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng, vừa khai thác
được LSNG có kiểm soát vừa phục hồi rừng tự nhiên.
1.3. Thảo luận
Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ở ngoài nước và trong nước đã cho

thấy những thành quả và tồn tại nghiên cứu nổi bật:
Về thành quả nghiên cứu:
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về quy luật cấu trúc và tái sinh của
lâm phần vã nêu đã rõ những thực trạng rừng thứ sinh nghèo và nhu cầu cần
thiết phải phục hồi rừng thứ sinh nghèo.
Đã nghiên cứu nhiều về lâm sản ngoài gỗ theo hướng chuyên ngành
như: phát hiện loài, mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh thái, công dụng


21

và giá trị kinh tế. Và đối tượng LSNG được nghiên cứu chủ yếu nằm ở tầng
cây bụi, thảm tươi, dây leo.
Về tồn tại nghiên cứu:
- Chưa chú ý tới nghiên cứu LSNG thuộc tầng cây gỗ.
- Chưa đề cập nhiều tới quan hệ mối quan hệ của loài cây gỗ cho LSNG
với các thành phần cây rừng khác trong lâm phần.
- Chưa có nhiều nghiên cứu đề xuất tổng hợp gắn kết vai trò của cộng
đồng, các bên liên quan với tài nguyên rừng, tài nguyên thực vật cho LSNG
để thúc đẩy nhận thức của người dân về LSNG như một tài nguyên quan
trọng cần bảo tồn, gây trồng và khai thác một cách bền vững.
Vì vậy, việc nghiên cứu để xác định được mối quan hệ giữa loài cây gỗ
cho LSNG với các thành phần thực khác trong lâm phần là cần thiết, nhằm
đưa ra một cơ sở lý luận cho việc quản lý và phát triển bền vững nguồn tài
nguyên rừng và tài nguyên LSNG.


22

Chương 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Xác định được một số đặc điểm cấu trúc rừng và mối quan hệ giữa tổ
thành loài cây gỗ, loài cây tái sinh với loài cây gỗ, cây tái sinh cho LSNG thuộc
rừng tự nhiên Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội làm cơ sở cho việc đề xuất biện
pháp bảo vệ và phát triển tài nguyên LSNG trên địa bàn nghiên cứu.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng tài nguyên rừng và nguồn tài nguyên thực
vật cho LSNG.
- Xác định được cấu trúc cơ bản của 3 trạng thái rừng: IIB, IIIA1 và IIIA2.
- Xác định được mối quan hệ giữa tổ thành loài cây gỗ, cây tái sinh với
loài cây gỗ và cây tái sinh cho lâm sản ngoài gỗ.
- Đề xuất được một số biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên
LSNG thuộc rừng tự nhiên Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội.
2.2 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Những loài cây gỗ, cây tái sinh và loài cây gỗ, cây tái sinh cho LSNG.
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu trên 3 trạng thái rừng: IIB, IIIA1 và IIIA2 tại xã Ba
Vì, thuộc Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội.
2.2.3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng cơ bản: cấu trúc tổ thành,
phân bố số cây theo cỡ đường kính, phân bố số cây theo cỡ chiều cao, tương
quan giữa chiều cao với đường kính và giữa đường kính tán cây với đường kính
ngang ngực.


23


- Xác định quan hệ giữa tổ thành loài cây gỗ, loài cây tái sinh với loài
cây gỗ, cây tái sinh cho LSNG. Cây cho LSNG là những cây thân gỗ có giá trị
sử dụng: Làm thuốc, làm thực phẩm và làm đồ gia dụng thuộc rừng tự nhiên
Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây cao
1) Cấu trúc tổ thành.
2) Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3).
3) Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/Hvn).
4) Quy luật tương quan giữa chiều cao vút ngọn với đường kính ngang
ngực (Hvn ~D1.3).
5) Quy luật tương quan giữa đường kính tán với đường kính ngang ngực
(Dt ~ D1.3).
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh
1) Cấu trúc tổ thành.
2) Mật độ cây tái sinh, cây tái sinh có triển vọng.
3) Phân bố số cây theo cấp chất lượng và nguồn gốc.
4) Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất.
2.3.3. Xác định mối quan hệ giữa tổ thành loài cây gỗ, loài cây tái sinh với
loài cây gỗ, cây tái sinh cho LSNG
1) Tổ thành loài cây trên các ô tiêu chuẩn.
2) Mối quan hệ giữa tổ thành loài cây gỗ với tổ thành loài cây tái sinh.
3) Mối quan hệ giữa tổ thành loài cây gỗ cho LSNG với tổ thành loài cây
tái sinh cho LSNG.
4) Kiểm tra sự thuần nhất về thành phần loài giữa tổ thành loài cây gỗ với
loài cây tái sinh và giữa loài cây gỗ cho LSNG với loài cây tái sinh cho LSNG
5) So sánh sự phong phú về thành phần, cấu trúc và số cá thể giữa loài
cây gỗ với loài cây gỗ cho LSNG và giữa loài cây TS với loài cây TS cho LSNG.



×