Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

ĐTM khách sạn vũng tàu 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 106 trang )

HỘ KINH DOANH
--------------------

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG
CỦA DỰ ÁN “KHÁCH SẠN”
ĐỊA ĐIỂM: TP. VŨNG TÀU, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bà Rịa - Vũng Tàu, Tháng 12/2016


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1 .................................................................................................................. 11
MÔ TẢ TÓM TẮT ...................................................................................................... 11
1.1.
Tên dự án ........................................................................................................11
1.2.
Chủ dự án ........................................................................................................11
1.3.
Vị trí địa lý của dự án .....................................................................................11
1.4.
NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN ...........................................................14
CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƢỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ........ 32
2.1.
Điều kiện môi trƣờng tự nhiên .......................................................................32
2.2.


Điều kiện kinh tế - Xã hội...............................................................................38
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG ........................................ 41
3.1. Đánh giá, dự báo tác động ......................................................................................41
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án ....................41
3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn vận hành ....................................57
3.1.3 Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án ............. 68
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá dự báo ..............71
CHƢƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÕNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU
CỰC VÀ PHÕNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƢỜNG ............................ 73
4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
CỦA DỰ ÁN .................................................................................................................73
4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn thi công
xây dựng. .......................................................................................................................73
4.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai
đoạn vận hành. ...............................................................................................................76
4.2. Các biện pháp hạn chế tác động đến an ninh trật tự xã hội trong giai đoạn hoạt
động
........................................................................................................................89
4.3. ĐỐI VỚI CÁC SỰ CỐ MÔI TRƢỜNG ................................................................ 89
CHƢƠNG 5 CHƢƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƢỜNG ..... 97
5.1. CHƢƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG ....................................................97
5.2. CHƢƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƢỜNG .................................................102
KẾT LUẬN - CAM KẾT - KIẾN NGHỊ ................................................................. 103
1. KẾT LUẬN .........................................................................................................103
2. CAM KẾT ...........................................................................................................103
3. KIẾN NGHỊ.........................................................................................................105

1



Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

- Nhu cầu oxy sinh hóa đo ở 20oC - đo trong 5 ngày.

BTCT

- Bê tông cốt thép

CBCNV

- Cán bộ công nhân viên.

CHXHCN

- Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa.

COD

- Nhu cầu oxy hóa học.

CP

- Cổ phần

CTR


- Chất thải rắn.

DO

- Oxy hòa tan.

ĐTM

- Đánh giá tác động môi trƣờng.

TMDVKT

- Thƣơng mại Dịch vụ Kỹ Thuật

GPMB

- Giải phóng mặt bằng

MPN

- Số lớn nhất có thể đếm đƣợc

PCCC

- Phòng cháy chữa cháy.

QCVN

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia


SS

- Chất rắn lơ lửng.

TCVN

- Tiêu chuẩn Việt Nam.

THC

- Tổng hydrocacbon.

UBMTTQVN

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

UBND

- Ủy ban Nhân dân.

VLXD

- Vật liệu xây dựng.

WHO

- Tổ chức Y tế Thế giới.

XD


- Xây dựng

2


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ DỰ ÁN
1.1. Tóm tắt xuất xứ dự án
Vũng Tàu tiền thân là đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, đây là cửa ngõ quan trọng
của vùng Đông Nam Bộ ra biển. Bên cạnh đó Thành phố đƣợc bao bọc bởi biển, các
cánh rừng nguyên sinh, các ngọn núi cao, ngoài ra còn có sông và nhiều hồ nƣớc lớn
giúp khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ ôn hòa, không khí trong lành. Những điều
kiện đó thành phố Vũng Tàu là nơi đã và đang thu hút nhiều khách du lịch tham quan,
nghỉ dƣỡng. Theo kế hoạch hành động thực hiện ―Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030‖ theo Quyết định số 2473/QĐ- TTg ngày
30-12-2011 của Thủ tƣớng Chính phủ, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đƣa
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.
Nắm bắt đƣợc lợi thế về địa điểm và tình hình phát triển kinh tế của Tỉnh, Công
ty TNHH Vũng Tàu - thực hiện đầu tƣ xây dựng“Khách sạn Vũng Tàu -” tại Tp.Vũng
Tàu là rất cần thiết và phù hợp với định hƣớng phát triển của Tỉnh. Với mục tiêu xây
dựng khối khách sạn cao tầng đạt tiêu chuẩn 3 sao theo phong cách hiện đại, quy mô
xây dựng khách sạn 12 tầng và tầng hầm với tổng số 78 phòng nhằm phục vụ nhu cầu
ngày càng tăng cao của khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến với Vũng Tàu nói riêng,
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung. Đây là dự án xây mới.
Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 và Nghị định số 18/2015/NĐ-CP,
ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trƣờng, đánh giá
môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng và kế hoạch bảo vệ môi trƣờng,

Dự án thuộc đối tƣợng phải lập ĐTM đƣợc quy định chi tiết tại phụ lục II, mục 9 của
Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ đối với ―Cơ sở
lưu trú du lịch từ 50 phòng trở lên”. Công ty TNHH Vũng Tàu - đã phối hợp với đơn
vị tƣ vấn là Công ty TNHH TM DV KT Thành Nam Á tiến hành thực hiện lập Báo cáo
đánh giá tác động môi trƣờng cho dự án đầu tƣ xây dựng ― Khách sạn Vũng Tàu -‖
trình Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thẩm định và Ủy ban nhân
dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt.
Nội dung và trình tự các bƣớc thực hiện ĐTM đƣợc thực hiện theo đúng hƣớng
dẫn của Thông tƣ số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 của Bộ trƣởng
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động
môi trƣờng và kế hoạch bảo vệ môi trƣờng. Báo cáo ĐTM sẽ là công cụ khoa học
nhằm phân tích, đánh giá các tác động có lợi, có hại, trực tiếp, gián tiếp, trƣớc mắt và
lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của Dự án. Qua đó lựa chọn và đề xuất
phƣơng án tối ƣu nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tác động tiêu cực đạt Quy
chuẩn môi trƣờng do Nhà nƣớc quy định và phát triển môi trƣờng bền vững.
1.2. Cơ quan tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo dự án đầu tƣ.
-

Loại dự án đầu tƣ: Đầu tƣ mới

-

Cơ quan phê duyệt dự án đầu tƣ: Công ty TNHH Vũng Tàu 3


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

-


Cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM là UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển của tỉnh
Dự án đầu tƣ xây dựng ―Khách sạn Vũng Tàu -‖ nằm trên đƣờng Thuỳ Vân,
phƣờng 2, TP.Vũng Tàu. Vị trí khu đất xây dựng dự án nằm cách bãi biển đƣờng Thuỳ
Vân chỉ khoảng 100 m, khu vực này thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài
nƣớc đến tham quan, nghỉ dƣỡng, đây là một trong những khu vực quy hoạch phát
triển du lịch mũi nhọn của thành phố. Xung quanh vị trí dự án hiện nay tập trung rất
nhiều doanh nghiệp kinh doanh lƣu trú du lịch và các dịch vụ đi kèm, điển hình nhƣ
Khách sạn Đồi Dừa, Khách sạn Corvin…Do đó vị trí thực hiện dự án xây dựng
―Khách sạn Vũng Tàu -‖ là rất phù hợp với loại hình kinh doanh lƣu trú du lịch.
Theo kế hoạch hành động của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc ban hành
thực hiện ―Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030‖ theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30-12-2011 của Thủ tƣớng Chính phủ.
Kế hoạch xác định quan điểm, mục tiêu, đề ra các giải pháp và lộ trình thực hiện cụ
thể, khẳng định rõ quyết tâm đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, môi trƣờng
du lịch văn minh, thân thiện. Dự án xây dựng ―Khách sạn Vũng Tàu -‖ phong cách
hiện đại, đạt tiêu chuẩn 3 sao sẽ góp phần thúc đẩy phát triển nghành du lịch tại thành
phố Vũng Tàu nói riêng và Tỉnh nói chung theo chiến lƣợc phát triển của Tỉnh.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG
2.1. Cơ sở pháp lý để đánh giá tác động môi trƣờng
Văn bản pháp luật
- Luật bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc hội Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015.
- Luật Tài nguyên nƣớc:17/2012/QH 13 Căn cứ Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã đƣợc sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết
số 51/2001/QH10;
- Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001 đƣợc Quốc hội ban hành ngày 29/6/2001;
- Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 về sửa đổi bổ sung một số điều của luật

phòng cháy và chữa cháy.
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc Hội.
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc Hội;
- Luật Đầu tƣ số: 67/2014/QH13 đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam khoá
XIII thông qua ngày 26/11/2014;
- Luật du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội.
- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy;

4


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi
trƣờng đối với nƣớc thải;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nƣớc và
xử lý nƣớc thải;
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nƣớc.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trƣờng, đánh giá tác động môi trƣờng và kế hoạch bảo vệ môi
trƣờng.
- Nghị định số 19/2015/NĐ—CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trƣờng.
- Thông tƣ số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng – Quy định về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc , đánh giá tác

động môi trƣờng và kế hoạch bảo vệ môi trƣờng.
- Thông tƣ số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng về việc Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng;
- Thông tƣ số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng về việc Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng;
- Thông tƣ số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng về việc Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng;
- Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tƣ số 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn
thực hiện Nghị định 147/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ
môi trƣờng đối với chất thải rắn;
- Thông tƣ số 47/2011/TT/BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng;
- Thông tƣ số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng Ban hành quy chuẩ n kỹ thuâ ̣t quố c gia về môi trƣờng.
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc Ban
hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng;

5


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

- Quyết định số 56/2011/QĐ-UBND ngày 19/09/2011 của UBND tỉnh Bà RịaVũng Tàu về việc Ban hành quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu về tài

nguyên môi trƣờng áp dụng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Quyết định số 43/2011/QĐ-UBND ngày 23/08/2011 của của UBND tỉnh Bà RịaVũng Tàu ban hành quy định về phân vùng phát thải khí thải, xả nƣớc thải theo quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
b). Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng:
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng không khí
xung quanh;
- QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải sinh hoạt.
- QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
- QCVN 50:2013/BTNMT – Quy chuẩ n kỹ thuâ ̣t quố c gia về ngƣỡng chấ t thả
nguy ha ̣i đố i với bùn tƣ̀ quá trình xƣ̉ lý nƣớc thải .

i

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về
việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao
động;
- QCVN 02:2009/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, số liệu điều kiện tự nhiên
dùng trong xây dựng;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và
công trình - Yêu cầu cho thiết kế;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513:1988 - Tiêu chuẩn thiết kế - Cấp nƣớc bên
trong;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4519:1998 - Hệ thống cấp thoát nƣớc trong nhà và
công trình - Quy phạm thi công và nghiệm thu;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7336:2003 quy định về các yêu cầu đối với thiết kế,
lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động bằng nƣớc, bọt (sprinkler);
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 309:2004 - Công tác trắc địa trong
xây dựng công trình - Yêu cầu chung;
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 33:2006 - Cấp nƣớc - Mạng lƣới

đƣờng ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.
2.2. Các văn bản liên quan đến dự án
- Căn cứ vào quyền sử dụng đất số: CA025937, thửa 117 tờ bản đồ số 58 tại
phƣờng 2, Tp. Vũng Tàu do UBND thành phố Vũng Tàu cấp ngày 24/11/2015, cho
chủ đầu tƣ là: Ông (bà) -– Bùi Thị Thu Hƣơng.
- Căn cứ Giấy phép quy hoạch số: 04/GPQH ngày 26 thàng 08 năm 2016 của
UBND TP. Vũng Tàu cấp cho chủ đầu tƣ là: Ông (bà) -–.
6


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

2.3. Các tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tự tạo lập đƣợc sử dụng trong ĐTM
Căn cứ nguồn tài liệu chính gồm các định hƣớng về kinh tế xã hội, du lịch, quy
hoạch xây dựng có liên quan và các số liệu khảo sát điều tra đánh giá hiện trạng khu
vực quy hoạch gồm:
- Hiện trạng sử dụng đất.
- Hiện trạng xây dựng và định hƣớng xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực lập
quy hoạch.
- Các tài liệu, số liệu kinh tế xã hội do địa phƣơng và các ngành liên quan cung
cấp.
* Căn cứ kỹ thuật:
- Căn cứ vào hồ sơ thuyết minh dự án đầu tƣ của Hộ kinh doanh - Ông Phan Văn
Hòado Công ty CP Không Gian Sống lập.
- Các bản vẽ kỹ thuật liên quan
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
3.1. Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng do Hộ kinh doanh - Ông -chủ trì thực hiện
với sự tƣ vấn của Công ty TNHH TM DV KT Thành Nam Á. Trong quá trình thực

hiện, Hộ kinh doanh - Ông -đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng sau:
-

Uỷ ban nhân dân Thành phố Vũng Tàu.

-

Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban MTTQ phƣờng 2, TP. Vũng Tàu.

Địa chỉ liên hệ đơn vị tƣ vấn ĐTM:
-

Tên đơn vị tƣ vấn

: CÔNG TY TNHH TM DV KT THÀNH NAM Á

-

Địa chỉ

: 100/42/2A Bình Giã, Phƣờng 8, TP Vũng Tàu

-

Tel

: 064.3 59 27 19

Fax: 064.3 59 27 19


-

Đại diện là

: Phạm Thế Vũ

Chức danh : Giám Đốc

Trên cơ sở yêu cầu của Công ty TNHH Vũng Tàu -, Công ty TNHH TM DV KT
Thành Nam Á thực hiện lập báo cáo ĐTM theo các bƣớc nhƣ sau:
-

Đo đạc, lấy mẫu phân tích môi trƣờng;

-

Tổ chức khảo sát thực địa, điều tra điều kiện kinh tế xã hội khu vực dự án;

-

Thu thập số liệu khí tƣợng, thủy văn;

-

Lấy ý kiến cộng đồng;

-

Viết báo cáo và báo cáo trƣớc Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.


-

Chỉnh sửa, bổ sung các yêu cầu của Hội đồng thẩm định ĐTM.

7


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

3.2. Danh sách những ngƣời trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án
Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện báo cáo ĐTM của dự án đƣợc
nêu trong bảng sau:
Số TT

Họ và tên

Chức vụ, trình độ

Cơ quan công tác,
nhiệm vụ

Ông

Chủ hộ

Chủ hộ kinh doanh

Chữ ký


Chủ đầu tƣ
1

Cơ quan tƣ vấn – Công ty TNHH TM DV KT Thành Nam Á
2

Ông Lâm Văn Hiền

Phó Giám đốc –
Kỹ sƣ công nghệ
môi Trƣờng

3

Phạm Thị Yến

Kỹ sƣ môi trƣờng

4

Đào Hữu Tý

Thạc sỹ CNMT –
Cộng tác viên

5

Nguyễn Ngọc Hải


Kỹ sƣ MT

6

Nguyễn Thị Trang

Chuyên viên
CNMT

Chủ biên
Tổ chức khảo sát
thực địa, thu thập, xử
lý số liệu, viết và
biên soạn báo cáo
- Khảo sát thực địa.
- Thu thập và xử lý
số liệu.
- Viết báo cáo từng
phần.
- Đề xuất các biện
pháp xử lý và giảm
thiểu.

4. PHƢƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM
Thực hiện báo cáo ĐTM cho dự án, chúng tôi đã sử dụng nhiều phƣơng pháp
khác nhau. Lý do sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau: Mặc dù có rất nhiều phƣơng
pháp khác nhau, mỗi phƣơng pháp đều có ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng. Vì vậy, để
nhận dạng và đánh giá toàn diện các tác động có thể xảy ra. Cụ thể, các phƣơng pháp
đã sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM bao gồm:
4.1. Các phƣơng pháp ĐTM:

Phương pháp nhận dạng:
- Mô tả hệ thống môi trƣờng;
- Xác định các thành phần của dự án ảnh hƣởng đến môi trƣờng;
- Mục đích: Nhận dạng đầy đủ các dòng thải, các vấn đề môi trƣờng liên quan
phục vụ cho công tác đánh giá chi tiết.
Phương pháp phân tích hệ thống:
- Đây là phƣơng pháp đƣợc áp dụng khá phổ biến trong môi trƣờng;
- Ƣu điểm của phƣơng pháp này là đánh giá toàn diện các tác động, rất hữu ích
trong việc nhận dạng các tác động và nguồn thải;

8


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

- Mục đích: Xem xét các nguồn thải, nguồn gây tác động, đối tƣợng bị tác
động…nhƣ các phần tử trong một hệ thống có mối quan hệ mật thiết với nhau, từ đó,
xác định, phân tích và đánh giá các tác động.
Phương pháp liệt kê:
- Đƣợc sử dụng khá phổ biến (kể từ khi có Cơ quan bảo vệ môi trƣờng Quốc gia ra
đời ở một số nƣớc - NEPA) và mang lại nhiều kết quả khả quan do có nhiều ƣu điểm
nhƣ trình bày cách tiếp cận rõ ràng, cung cấp tính hệ thống trong suốt quá trình phân
tích và đánh giá hệ thống;
- Bao gồm 2 loại chính:
+ Bảng liệt kê mô tả: phƣơng pháp này liệt kê các thành phần môi trƣờng cần
nghiên cứu cùng với các thông tin về đo đạc, dự đoán, đánh giá;
+ Bảng liệt kê đơn giản: phƣơng pháp này liệt kê các thành phần môi trƣờng
cần nghiên cứu có khả năng bị tác động.
Phương pháp so sánh:

- Đây là phƣơng pháp không thể thiếu trong công tác ĐTM, đƣợc sử dụng rộng rãi
trên thế giới;
- Thông thƣờng, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng theo 2 cách tiếp cận:
+ So sánh với giá trị quy định trong Quy chuẩn quy định;
+ So sánh với số liệu đo đạc thực tế tại các Dự án tƣơng tự.
Phương pháp đánh giá nhanh:
- Đây là phƣơng pháp phổ biến trong công tác ĐTM;
- Phƣơng pháp này rất hữu dụng để xác định nhanh và dự báo hàm lƣợng và tải
lƣợng các chất ô nhiễm (không khí, nƣớc…) dựa trên các số liệu có đƣợc từ Dự án;
- Mục đích: Phƣơng pháp này sử dụng các hệ số phát thải đã đƣợc thống kê bởi
các cơ quan, tổ chức và chƣơng trình có uy tín lớn trên thế giới nhƣ Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), Cơ quan bảo vệ môi trƣờng Mỹ (USEPA), chƣơng trình kiểm kê chất thải
của Úc (National Polutant Inventory-NPI).
4.2. Các phƣơng pháp khác
Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường:
Khảo sát hiện trƣờng là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định
hiện trạng khu đất thực hiện Dự án nhằm làm cơ sở cho việc đo đạc, lấy mẫu phân tích
cũng nhƣ làm cơ sở cho việc đánh giá và đề xuất các biện pháp kiểm soát và giảm
thiểu ô nhiễm, chƣơng trình quản lý môi trƣờng, giám sát môi trƣờng…Do vậy, quá
trình khảo sát hiện trƣờng càng chính xác và đầy đủ thì quá trình nhận dạng các đối
tƣợng bị tác động cũng nhƣ đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động càng chính
xác, thực tế và khả thi.
Phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu:
9


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

- Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của các thành phần môi trƣờng là không thể

thiếu trong việc xác định và đánh giá hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nền tại khu vực
triển khai Dự án;
- Sau khi khảo sát hiện trƣờng, chƣơng trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ đƣợc lập
ra với nội dung chính nhƣ: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết
bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân
tích…;
- Các phƣơng pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu áp dụng cho từng thành phần
môi trƣờng (nƣớc, không khí) đƣợc trình bày rõ trong Phụ lục của báo cáo.
Phương pháp khác được áp dụng là Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu:
- Đây là phƣơng pháp không thể thiếu trong công tác đánh giá tác động môi trƣờng
nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học nói chung;
- Kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có là thực sự cần thiết vì khi đó sẽ kế thừa
đƣợc các kết quả đã đạt trƣớc đó, đồng thời, phát triển tiếp những mặt càng hạn chế và
tránh những sai lầm;
- Tham khảo các tài liệu, đặc biệt là tài liệu chuyên ngành liên quan đến Dự án, có
vai trò quan trọng trong việc nhận dạng và phân tích các tác động liên quan đến hoạt
động của Dự án.

10


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

CHƢƠNG 1

MÔ TẢ TÓM TẮT
1.1. Tên dự án
- Tên dự án: KHÁCH SẠN VŨNG TÀU - Vị trí thực hiện tại số 3-5 đƣờng Thuỳ Vân, P.2, TP Vũng Tàu, tỉnh BR –VT.
1.2. Chủ dự án

- Tên chủ dự án: Hộ kinh doanh - Ông
- Địa chỉ : Số 3-5 đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP Vũng Tàu, tỉnh BR –VT
- Đại diện là

: Chức vụ : Chủ hộ

1.3. Vị trí địa lý của dự án
Dự án xây dựng ―Khách sạn Vũng Tàu -‖ có tổng diện tích đất 547,6 m2. Căn cứ
vào vị trí khu đất tại thửa số 117, tờ bản đồ 58, đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, Tp. Vũng
Tàu,vị trí khu đất đƣợc giới hạn nhƣ sau:
 Phía Tây Bắc: giáp đất nhà dân
 Phía Tây Nam: giáp đất nhà dân
 Phía Đông Nam: giáp đƣờng Thuỳ Vân
 Phía Đông Bắc: giáp đất nhà dân
Tọa độ ranh giới của dự án đƣợc xác định dƣới bảng sau:
Bảng 1-1: Tọa độ địa lý khu đất triển khai Dự án
Tên điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1

X(m)

1142387.87
1142382.17
1142382.94
1142375.35
1142382.54
1142388.43
1142393.06
1142399.38
1142400.69
1142394.30
1142387.87

Tọa độ VN-2000
Y(m)
509544.21
509560.46
509560.72
509582.06
509584.80
509587.06
509572.15
509552.94
509548.73
509546.41
509544.21

S (m)
17.220.81
22.64
7.70

6.30
15.61
20.22
4.41
6.80
6.80

Nguồn: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CA 025937.

11


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

Vị trí dự án

Hình 1.1: Vị trí khu vực dự án trên Google map
1.3.1. Mối tƣơng quan vị trí của dự án với các đối tƣợng khu vực xung quanh
1.3.1.1. Mối tƣơng quan của vị trí dự án với các đối tƣợng tự nhiên.
 Mối tương quan của dự án với hệ thống giao thông
Khu đất triển khai nằm trong khu vực trung tâm của thành phố Vũng Tàu và là
khu vực tập trung phát triển mạnh về du lịch mũi nhọn của thành phố Vũng Tàu. Do
đó về hạ tầng giao thông trên các tuyến đƣờng xung quanh đã hoàn thiện, phía trƣớc
khu đất là đƣờng Thuỳ Vân, là tuyến đƣờng lớn giao với các tuyến nhánh đi vào khu
trung tâm kinh tế, khu trung tâm mua sắm nhƣ các đƣờng Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa
Thám, đƣờng Lê Hồng Phong.. và giao với tuyến đƣờng Nguyễn An Ninh chạy ra
đƣờng 3/2 đi về thành phố Bà Rịa và các huyện thị lân cận. Toàn bộ các tuyến đƣờng
đã xây dựng hoàn chỉnh rất thuận tiện cho các phƣơng tiện giao thông ra vào trong quá
trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng dự án, cũng nhƣ thuận tiện cho lƣu thông

xe khách du lịch trong giai đoạn hoạt động của khách sạn.
 Mối tương quan của dự án đối với sông, suối, ao, hồ.
Xung quanh khu đất dự án không có ao, hồ, sông, suối.
Cách dự án 150m phía Đông Nam là bãi biển ―Bãi sau‖ của thành phố Vũng Tàu.
Đây là một trong những bãi biển đẹp nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hàng năm thu hút
rất nhiều khách du lịch đến tham quan nghỉ dƣỡng, và chính vì vậy khu vực này rất
phát triển về nghành nghề kinh doanh dịch vụ du lịch.
Cách dự án 500m phía Tây Bắc có hồ Bầu Sen.
 Mối tương quan của dự án đối với hệ thống cấp, thoát nước:
Qua khảo sát thì xung quanh khu vực dự án đã có hệ thống cấp nƣớc, thoát nƣớc
đô thị của thành phố Vũng Tàu, nằm trên đƣờng Thuỳ Vân. Tạo điều kiện thuận lợi
cho việc đấu nối cấp, thoát nƣớc cho dự án trong suốt giai đoạn thi công, cũng nhƣ giai
đoạn hoạt động của dự án.
12


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

 Mối tương quan của dự án đối với hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc
Khu vực xây dựng dự án đã có hệ thống đƣờng cấp điện và thông tin liên lạc
hoàn chỉnh, Chủ dự án sẽ liên hệ với các đơn vị quản lý để đấu nối và sử dụng cho
công trình.
1.3.1.2 Mối tƣơng quan của dự án đối với các dự án với các đối tƣợng kinh tế - xã
hội.
 Mối tương quan của dự án đối với khu dân cư.
Đối với khu vực dân cƣ lân cận: Khu vực thực hiện dự án là khu vực nhà ở kết
hợp kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn sen kẽ trong khu dân cƣ do đó khu vực này
thƣờng vào cuối tuần và dịp lễ có rất nhiều khách du lịch tới. Khu đất dự án có các
phía Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nam giáp đất nhà dân. Khi dự án thực hiện nếu không

có các biện pháp thi công hợp lý sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống, hoạt động kinh
doanh, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến các khách du lịch đến nghỉ dƣỡng tại khu vực này. Do
đó, chủ dự án cần quản lý chặt chẽ từ các khâu trong quá trình thi công xây dựng dự
án, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trƣờng xung quanh.
 Mối tương quan của dự án đối với các công trình văn hoá, di tích lịch sử.
Cách khu vực dự án khoảng 700m theo đƣờng chim bay về phía Đông Bắc có
Công trình tôn giáo Tƣợng Chúa Dang Tay hay còn gọi là Tƣợng Chúa Kitô, công
trình đƣợc xây dựng từ năm 1974, tọa lạc trên Núi Nhỏ, không xa trung tâm Vũng Tàu
là mấy. Tƣợng Chúa Kitô không chỉ là một công trình góp phần làm bức tranh du lịch
Vũng Tàu thêm màu sắc, mà còn mang ý nghĩa rất lớn về tôn giáo. Đây là là một trong
những địa điểm du lịch Vũng Tàu không thể thiếu trong bất kỳ hành trình nào của du
khách khi đến thành phố biển Vũng Tàu. Dự án khi thực hiện sẽ không gây ảnh hƣởng
tới hoạt động của khu vực này, do vị trí đƣờng vào tham quan công trình cách khá xa
so với dự án, mặt khác công trình nằm trên đỉnh núi. Do đó các tác động tiêu cực của
dự án đến công trình này là không có.
Xung quanh khu vực dự án không có các khu di tích lịch sử, khu bảo tồn thiên
nhiên nào.

13


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

Hình 1.3: Mối tƣơng quan của dự án với các đối tƣợng xung quanh
1.3.2. Hiện trạng khu đất dự án
Khu đất dự án có diện tích 547,6 m2, hiện nay là khu đất trống đã đƣợc san gạt
mặt bằng.
a. Hiện trạng cây xanh của khu vực dự án: Tại khu đất dự kiến xây dựng dự án
không có cây xanh, là khu đất trống đã đƣợc san gạt.

b. Hiện trạng kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu đất xây dựng Dự án:
- Hiện trạng xã hội (dân số, lao động, kinh tế)
Trong khu vực đất của dự án không có dân cƣ sinh sống, tiếp giáp với khu đất dự
kiến xây dựng dự án đã có dân cƣ sinh sống sen kẽ các cơ sở, doanh nghiệp kinh
doanh khách sạn, nhà nghỉ và dịch vụ du lịch đã đƣợc xây dựng và đi vào hoạt động.
-

Hiện trạng sử dụng đất:

- Hiện trạng sử dụng đất: Trong khu vực dự án không có công trình kiên cố, chỉ có
đất trống. Địa hình bằng phẳng hơi thoải về phía đƣờng Thùy Vân. Diện tích đất của
dự án đã đƣợc UBND thành phố Vũng Tàu cấp chứng chỉ quy hoạch tại 04/GPQH
ngày 26 thàng 08 năm 2016.
- Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
 Điện lƣới quốc gia cấp cho khu vực dân cƣ, đƣờng dây trung thế 22 KV
 Cấp nƣớc của chi nhánh cấp nƣớc sạch theo tuyến ống d.168mm.
 Thoát nƣớc: cách dự án 50m về phía Đông Bắc có đƣờng ống thu gom thoát
nƣớc thải tập trung của thành phố nằm trên đƣờng Phan Chu Trinh.
 Hệ thống thông tin liên lạc (cáp quang, điện thoại) của Bƣu điện tỉnh
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Mục tiêu của dự án
a/. Mục tiêu chung
- Giải quyết các nhu cầu nghỉ dƣỡng cho lƣợng khách du lịch rất lớn của thành phố
Vũng Tàu và các tỉnh trong nƣớc hàng năm.
- Dự án hoàn thành sẽ tạo điều kiện để thành phố thực hiện việc cải tạo bộ mặt
kiến trúc, cảnh quan của khu vực cũng nhƣ trong toàn thành phố Vũng Tàu.
- Thực hiện tốt dự án sẽ mang lại công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên,
mang lại lợi nhuận cho công ty cũng nhƣ đóng góp ngân sách nhà nƣớc.
b/. Mục tiêu cụ thể của dự án
Dự án đƣợc xây dựng trên thửa đất có diện tích 547,6m2, đƣợc đầu tƣ xây dựng

khách sạn mang phong cách hiện đại, tiện nghi cao 12 tầng + 01 tầng bán hầm với tổng
số 76 phòng phục vụ khách du lịch.
Dự án đƣợc xây dựng theo định hƣớng tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc
14


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật phù hợp với địa hình và định mức đầu tƣ nhằm sử dụng
đất đai có hiệu quả, không gây tác hại xấu đến tài nguyên nƣớc, không làm ô nhiễm
môi trƣờng tự nhiên, giữ gìn cảnh quan và đảm bảo an toàn xã hội.
1.4.2. Khối lƣợng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
1.4.2.1. Quy mô của dự án
Quy mô công trình:
- Tổng diện tích đất:

547.6m2

- Quy mô công trình:

78 phòng (156 giƣờng)

- Cấp công trình: công trình cấp II
- Tầng cao nhà chính:

12 tầng + 01 tầng bán hầm

- Chiều cao nhà chính: 42,1m (theo giấy phép quy hoạch chiều cao tối đa là 45m)
- Diện tích xây dựng:


370 m2

- Diện tích sàn sử dụng:

5.150 m2

- Mật độ xây dựng:

67.6%

- Hệ số sử dụng đất:

9.40

- Khoảng lùi là: 6,08m
Quy mô của công trình phù hợp với giấy phép quy hoạch số 04/GPQH của
UBND thành phố Vũng Tàu cấp cho dự án.
Về mặt bằng công năng:
Các tiêu chí chung cho toàn bộ công trình:
- Mặt bằng tổ chức dựa trên các tiêu chuẩn, qui phạm về diện tích, thể tích, kích
thƣớc…
- Về công năng: sắp xếp phân luồng giao thông không chồng chéo, thuận tiện cho
hoạt động của du khách đến nghỉ dƣỡng và hoạt động nội bộ của nhân viên khách sạn
Khối nhà chính: chia thành các khu vực:
 Tầng hầm: Khu vực để xe, hệ thống phòng kỹ thuật
 Tầng trệt : Khu sảnh tiếp đón, phòng hội thảo, phòng gym
 Lầu 1: Khu nhà hàng, bếp
 Lầu 2: Khu phòng nghỉ, phòng hành chánh
 lầu 3,4,5,6,7,8,9 : Khu phòng nghỉ

 Lầu 10: Khu phòng nghỉ và Phòng để chăn mền, gas, gối nệm.
 Lầu 11: Căn hộ penthouse, sân thƣợng.
Các khu vực đƣợc bố trí phân khu hợp lý, không làm ảnh hƣởng chức năng đến
nhau nhƣng vẫn đảm bảo tính kết nối cho toàn bộ công trình bằng dãy hành lang, hai
15


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

cầu thang bộ, hai thang máy cho khách và một thang tời thực phẩm, đồng thời đảm
bảo thoát hiểm khi có sự cố. Lối vào của nhân viên, hàng hóa và khách đến nghỉ
dƣỡng đƣợc bố trí riêng, không chồng chéo lẫn nhau.
Các phòng nghỉ đều đƣợc thiết kế có cửa sổ thông bên ngoài, đảm bảo thông gió
và chiếu sáng tự nhiên, một số phòng có hƣớng nhìn ra biển Bãi Sau với ban công rộng
thoáng vừa tạo không gian hóng gió biển, ngắm cảnh cho du khách vừa hạn chế ánh
sáng chiếu trực tiếp vào phòng nghỉ khi kết hợp với hệ thống lam nhôm che nắng.
Thiết kế nhiều loại phòng nghỉ (phòng đơn, phòng đôi) với diện tích khác nhau,
đáp ứng đa dạng yêu cầu của du khách.
Công triǹ h đƣợc xây dựng đúng lộ giới xây dựng và mặt tiền lùi vào
bảo tuân thủ quy hoạch chung của khu vƣ̣c .

6m, đảm

Bảng 1.2: Bảng cân bằng đất đai của dự án
Hạng mục

STT

Diện tích (m²)


Tỉ lệ (%)

1

Diện tích xây dựng công trình

410,7

75

2

Diện tích cây xanh

27,38

0,5

3

Diện tích đƣờng nội bộ

109,52

20

Tổng diện tích khu đất

547.6

100.0
Nguồn: Thuyết minh đầu tư của dự án

1.4.2.2. Khối lƣợng các hạng mục công trình của dự án
a. Các hạng mục công trình chính.
 Khối nhà chính
- Diện tích xây dựng: 410,7 m2, diện tích sàn sử dụng: 5150m², số tầng: 12 tầng +
01 tầng bán hầm, chiều cao công trình: 42,1m .
- Khung cột bê tông cốt thép
- Tƣờng xây gạch không nung dày 200, vữa xi măng mác 75, tô trát hai mặt, tƣờng
ngoài nhà ốp aluminium, đá granite, tƣờng trong nhà sơn nƣớc, ốp đá granite, gạch
trang trí, tƣờng vệ sinh ốp gạch ceramic 300x600.
- Nền nhà lát gạch granit 600 x 600, nền vệ sinh ốp gạch ceramic nhám 300x300,
cầu thang tam cấp lát đá granit màu đen.
- Mái bê tông cốt thép, đóng trần thạch cao khung chìm.
- Hệ thống cửa đi, cửa sổ, vách kính sử dụng cửa nhựa lõi thép UPVC, cửa gỗ,
kính an toàn dày 8 ly. Mặt đứng sử dụng vách kính lớn, kính 2 lớp cách nhiệt. Bố trí hệ
thống lam nhôm che nắng
- Lan can ban công, cầu thang inox kính
- Hệ thống cấp điện, cấp thoát nƣớc, phòng cháy chữa cháy đầy đủ.
Tầng bán hầm: Diện tích: 450m²
16


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

- Phòng kỹ thuật: 13m²
- Phòng bảo vệ: 6m²
- Phòng máy phát điện+ máy biến áp: 38m²

- Phòng máy bơm: 16m²
- Khu vực để xe, cầ u thang, gain kỹ thuật, thang máy: 277m²
Tầ ng trê ̣t: Diê ̣n tích: 370 m²
- Đại sảnh: 135m²
- Phòng hội thảo: 61m²
- Phòng gym: 66m²
- Phòng thay đồ: 5m²
- Khu vệ sinh (nam+ nữ): 18m²
- Hành lang, cầ u thang, gain kỹ thuật, thang máy: 85m²
Lầ u 1: Diê ̣n tić h:

392 m²

- Nhà hàng: 209m²
- Phòng ăn: 21m²
- Bếp: 53m²
- Kho (2 phòng): 10m²
- Vệ sinh nhân viên: 6m²
- Khu vệ sinh (nam + nữ): 27m²
- Hành lang, cầ u thang, gain kỹ thuật, thang máy: 66m²
Lầ u 2: Diê ̣n tích: 417 m²
- Phòng nghỉ 28m² : 28m² x 2 phòng = 56m²
- Phòng nghỉ 24m² : 24m² x 2 phòng = 48m²
- Phòng nghỉ 42m² (có ban công): 42m² x 3 phòng = 126m²
- Phòng nhân viên: 13m²
- Phòng hành chánh: 28m²
- Kho (2 kho): 8m²
- Vệ sinh nhân viên: 6m²
- Hành lang, cầ u thang, gain kỹ thuật, thang máy: 132m²
Lầu 3,4,5,6,7,8,9: Diện tích mỗi tầng: 411m², gồm:

- Phòng nghỉ 28m² :

28m² x 3 phòng = 84m²

- Phòng nghỉ 24m² :

24m² x 2 phòng = 48m²
17


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

- Phòng nghỉ 39m² :

39m² x 3 phòng = 117m²

- Phòng nghỉ 22m² :

22m² x 1 phòng = 22m²

- Kho (2 kho): 8m²
- Hành lang, cầ u thang, gain kỹ thuật, thang máy: 132m²
Lầu 10 : Diê ̣n tić h: 398 m²
- Phòng nghỉ 28m² : 28m² x 1 phòng = 28m²
- Phòng nghỉ 24m² : 24m² x 1 phòng = 24m²
- Phòng nghỉ 39m² : 39m² x 2 phòng = 78m²
- Phòng để chăn mền, gas, gối nệm: 18m²
- Sân phơi: 13m²
- Hành lang, cầ u thang, gain kỹ thuật, thang máy: 125m²

Lầu 11: Diê ̣n tić h: 246 m²
- Phòng penthouse 2 phòng ngủ: 134m²
- Terrace: 45m²
-

Hành lang, cầ u thang, gain kỹ thuật, thang máy: 67m²

b. Các hạng mục công trình phụ trợ
+ Sân đường nội bộ: tổng diện tích 115,6 m² , lát đá Granit tự nhiên.
+ Cây xanh sân vườn: tổng diện tích 62 m² , trồng các loại cây nhƣ: cây cau, cây
hoa, cây bụi thấp, thảm cỏ lá gừng... trên lớp đất trồng cây (đất đỏ trộn cát tạo xốp và
phân hữu cơ) dày 300mm.
+ Bể nước ngầm: Nƣớc đƣợc lấy từ mạng lƣới cấp nƣớc bên ngoài dẫn vào bể
chứa nƣớc sạch với thể tích 165m3 bằng ống nhựa PPR D50. Từ đó nƣớc đƣợc bơm
lên trên két nƣớc mái và cấp xuống các khu vệ sinh.
+ Hệ thống chống sét: Kim thu sét sử dụng loại phát tia tiên đạo (E.S.E) có bán
kính bảo vệ Rbv >= 32m tùy theo vị trí. Thiết bị này chủ động phóng điện sớm có kiểm
soát (Công nghệ Controlled Advance Trigering). Chúng thu sét và dẫn xuống đất một
cách an toàn nhờ hệ thống dây thoát sét, hệ thống tiếp địa có điện trở thấp. Kim thu sét
CPT NIMBUS đƣợc thiết kế để tạo ra một luồng điện tích (không khí đƣợc ion hóa)
vào đúng thời điểm những tia tiên đạo của sét tiếp cận khu vực cần bảo vệ do đó thu
đƣợc dòng sét và tiêu tán năng lƣợng sét một cách có kiểm soát.
+ Trạm biến áp: Nguồn điện cấp cho công trình là nguồn điện 3 pha thuộc lƣới
điện trung thế hiện hữu đi ngang qua công trình. Từ đây xây mới 1 trạm biến áp ngồi
trụ thép 3 pha có công suất 400kVA cung cấp cho công trình.
+ Hệ thống thang máy: Sử dụng 2 thang máy tải khách, tải trọng một thang
750Kg, tốc độ 1.75m/s, 12 điểm dừng loại tƣơng đƣờng Mitsubishi và một thang tải
hàng hàng tải trọng một thang 200Kg, 03điểm dừng loại tƣơng đƣờng Mitsubishi.
18



Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

+ Kho lƣu giữ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại có diện tích khoảng
8m , đƣợc phân cách bằng tƣờng bê tông khu vực chứa chất thải sinh hoạt riêng biệt
với chất thải nguy hại đƣợc bố trí tại tầng hầm.
2

+ Do diện tích đất của dự án khoảng 547,6 m2 do đó, để bảo đảm mỹ quan theo
quan điểm của kiết trúc chủ dự án bố trí xây hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung ngầm
trƣớc sảnh ra vào của Khách sạn với diện tích khoảng 50m2
c. Giải pháp thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
(1).Thiết kế hệ thống cấp, thoát nƣớc
 Các tiêu chuẩn áp dụng:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 1996
- TCVN 33:2006 – Cấp nƣớc - Mạng lƣới đƣờng ống và công trình bên ngoài.
Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 7957 : 2008 – Thoát nƣớc. Mạng lƣới bên ngoài và công trình. Tiêu
chuẩn thiết kế.
- TCVN 4513 : 1988 – Cấp nƣớc bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 4474 : 1987 – Thoát nƣớc bên trong . Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 2622: 1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu
thiết kế
- Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nƣớc trong nhà và công trình 2008.
 Cấp nước.
 Tính toán nhu cầu dùng nƣớc cho tòa nhà
Bảng 1.3: Bảng nhu cầu sử dụng nƣớc của Khách sạn
Số
TT

1
2
3
4
5

Đối tƣợng dùng
nƣớc
Khách nghỉ
Nhân viên
Bảo vệ
Nhà ăn
Rửa sàn tầng tầm
Tổng làm tròn

Số lƣợng
156 ngƣời
16 ngƣời
2 ngƣời
50 ngƣời
357 m2
224 ngƣời

Tiêu chuẩn cấp
nƣớc
200 l/ng.ngđ
25 l/ng.ngđ
70 l/ngƣời.ca
20 l/ngƣời.bữa
2 l/m2.ngđ


Nhu cầu cấp
nƣớc (m3/ngđ)
31,2
0,4
0,14
1
0,714
33,5

 Sơ đồ hệ thống cấp nước
Nƣớc đƣợc lấy từ mạng lƣới cấp nƣớc của thành phố Vũng Tàu, dẫn vào bể chứa
nƣớc sạch. Từ đó nƣớc đƣợc bơm lên trên két nƣớc và cấp xuống các khu vệ sinh, bếp
và tầng hầm.
 Mạng lưới đường ống

19


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

- Vật liệu ống cấp nƣớc dùng ống nhựa PPR PN10 (với nƣớc lạnh), PN20(với
nƣớc nóng) và nối bằng hàn điện có đƣờng kính từ 20mm đến 140mm (tƣơng
đƣơng đƣờng kính trong là từ 15mm đến 125mm )
- Khi thi công tƣờng phải chừa lỗ nơi có đƣờng ống đi qua.
- Ống cấp nƣớc ngoài nhà và dƣới đất độ sâu đặt ống trung bình từ 0,3 đến 0,5 mét
(tính đến đỉnh ống)
 Hệ thống xử lý nước thải, thoát nước thải và nước mưa



Tính toán hệ thống thoát nước thải

Hệ thống thu gom nƣớc thải của Khách sạn thu nƣớc từ các khu vệ sinh, gồm 3
hệ thống:
- Hệ thống thoát nƣớc phân, tiểu xuống các bể tự hoại đặt bên trong và ngoài nhà.
- Hệ thống thoát nƣớc rửa, tắm giặt và phục vụ các nhu cầu rửa khác đƣợc xả ra hệ
thống thoát nƣớc thải bên ngoài.
- Tê kiểm tra bố trí 2 tầng một cái.
- Vật liệu thoát nƣớc trong nhà là ống nhựa miệng bát uPVC có đƣờng kính từ
42mm đến 168mm.
- Tính toán thuỷ lực:

q = qc + qdc (l/s)

+ q_lƣu lƣợng nƣớc thải tính toán (l/s)
+ qc_ Lƣu lƣợng tính toán cấp nƣớc bên trong nhà (l/s), xác định theo ―Tiêu chuẩn
cấp nƣớc bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế‖
+ qdc _ Lƣu lƣợng nƣớc thải của dụng cụ vệ sinh có lƣu lƣợng lớn nhất lấy theo
bảng 1 TCVN 4474 – 1987.
+ Ống nhánh thoát xí sử dụng ống uPVC Class2 D114
+ Ống đứng thoát xí sử dụng ống uPVC Class2 D114
+ Ống thoát chậu rửa sử dụng ống uPVC Class2 D42, D60
+ Ống đứng thoát nƣớc rửa sử dụng ống uPVC Class2 D90
+ Ống nhánh thoát nƣớc sàn, nƣớc rửa sử dụng ống uPVC Class2 D90,D114
+ Ống thông hơi sử dụng ống nhựa uPVC Class 2 D90
 Các hạng mục xử lý nước thải sơ bộ:
+) Tính toán bể tự hoại xử lý nước thải khu nhà vệ sinh:
Dung tích bể tự hoại đƣợc tính toán theo công thức :
W = Wn + Wc ( m3)

Trong đó :
+ Wn : thể tích nƣớc Q thải ngđ = 100% Qngđ = 1 x 33,5 = 33,5 m3
+ Wc = thể tích bể chứa bùn
20


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

Với :
a : Lƣợng cặn trung bình của 1 ngƣời thải ra trong 1 ngày, lấy a=0,5 l/ngƣời.ngđ
T : Thời gian giữa 2 lần lấy cặn, T = 6 tháng = 180 ngày
W1 : Độ ẩm cặn tƣơi vào bể, W1 = 95%
W2 : Độ ẩm cặn khi lên men, W2 = 90%
b: Hệ số kể đến độ giảm thể tích của cặn khi lên men, b = 0,7
c : Hệ số kể đến việc phải giữ lại 1 phần cặn đã lên men khi hút cặn, c = 1,2
N : Số ngƣời bể phục vụ, N = 174 ngƣời
=> Wc = 6,58 m3
=> W = 6,58 + 33,5= 40,08 m3
Chủ dự án sẽ thiết kế 2 bể tự hoại dung tích mỗi bể là 20 m3 đặt ở tầng hầm.
+) Tính toán bể tách mỡ:
Khách sạn khi hoàn thành có hạng mục căng tin phục vụ ăn uống với công suất
50 khách. Nƣớc thải khu vực nhà bếp, căng tin sẽ đƣợc xử lý sơ bộ qua bể tách dầu
mỡ.
Dung tích bể tách mỡ đƣợc tính theo công thức :
Wn = N1.a1.t.K ( m3 )
+ N1 : Số khẩu phần ăn
+ a1 : Tiêu chuẩn thải nƣớc (m3/1 khẩu phần ăn/ ngày) a1 = 0,025 m3/ ngƣời/ ngày.
+ t : Thời gian lƣu nƣớc trong bể ( ngày ), lấy t = 1 ngày
+ K : Hệ số sử dụng công trình, bếp đƣợc vận hành trong 16 giờ nên K = 2

=> Wn = 50x0,025x1x2 = 2,5 ( m3 )
+) Tính toán dung tích hố thu và máy bơm nước thải tầng hầm
W = 5% QTsh = 0,05 x 33,5 =1,68 m3
Chọn kích thƣớc hố thu : 750 x 1400 x1600 (mm)
Chọn bơm chìm nƣớc thải bơm hố thu trong vòng 5 phút : Q = 7,6 l/s; H =
11,8m; P = 1,64 kW
+) Tính toán trạm xử lý nước thải tập trung
Nƣớc thải đƣợc thu gom từ các phòng nghỉ của Khách sạn xử lý sơ bộ tại 02 bể
từ hoại và nƣớc thu gom từ nhà bếp, căng tin sẽ đƣợc xử lý sơ bộ qua bể tách dầu mỡ
dẫn về hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung tại đây tiếp tục xử lý đặt quy chuẩn QCVN
14:2008/BTNMT Cột B, trƣớc khi đấu nối hệ thống thu gom, thoát nƣớc trên đƣờng
Phan Chu Trinh. Dựa trên nhu cầu nƣớc sử dụng tính toán tại bảng 1.3, thì xác định
lƣợng nƣớc thải tại khách sạn đƣợc tính bằng 100% lƣợng nƣớc cấp tức là bằng
35,5m3/ngày.đêm (Căn cứ vào nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về thoát nƣớc
và xử lý nƣớc thải ngày 06/08/2014). Nhƣ vậy, chủ dự án sẽ đầu tƣ xây dựng hệ thống
xử lý nƣớc thải công suất 40m3/ngày.đêm để xử lý toàn bộ nƣớc thải phát sinh từ hoạt
21


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

động của Khách sạn. Nƣớc thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B, hệ số
K=1.
Theo thực tế tham khảo một số hệ thống xử lý nƣớc thải ở các khách sạn tƣơng
tự nhƣ khách sạn Phƣơng Nam, Khách sạn Tháng Mƣời… thì cho thấy công nghệ xử
lý nƣớc thải bằng công nghệ xử lý vi sinh, khử trùng và kết hợp lọc áp lực xử lý nƣớc
thải rất hiệu quả, dễ vận hành.
Hiện nay, trên trục đƣờng Thùy Vân chƣa có hệ thống thu gom và thoát nƣớc
thải, tuy nhiên cách vị trí dự án khoảng 30m về phía Đông Bắc đã có hệ thống thu

gom, thoát nƣớc trên đƣờng Phan Chu Trinh, do đó Chủ dự án sẽ lựa chọn phƣơng án
thoát nƣớc trƣớc mắt là thỏa thuận với 2 hộ dân kế cạnh và liên hệ công ty thoát nƣớc
và phát triển đô thị và Phòng Quản lý Đô thị thành phố Vũng Tàu để tiến hành đầu tƣ,
xây dựng tuyến ống dẫn nƣớc thải sau xử lý của dự án về hệ thống thu gom, thoát
nƣớc trên đƣờng Phan Chu Trình, đồng thời trong quá trình thi công chủ dự án cũng
tính đến phƣơng án đấu nối trực vào hệ thống thu gom, thoát nƣớc khi trên tuyến
đƣờng Thùy Vân đã đƣợc đầu tƣ sẵn.
 Mạng lưới thoát nước mưa
Xác định lƣu lƣợng tính toán nƣớc mƣa trên mái :
Lƣu lƣợng nƣớc mƣa tính theo công thức: Q = K

FxQ 5
10000

(l/s)

Trong đó:
+ Q_Lƣu lƣợng nƣớc mƣa (l/s).
+ F_Là diện tích thu nƣớc mƣa.
+ K_ Là hệ
số lấy bằng 2,
+ Q5_Là cƣờng độ mƣa (l/s) cho từng địa phƣơng (Tra trong phụ lục TCVN 4474
:1987), lấy giá trị tại nơi lân cận gần địa điểm xây dựng, đối với Sài Gòn Q5 = 496 l/s
- Để bảo đảm mỹ quan theo quan điểm của kiết trúc tất cả các đƣờng ống đứng
phải đặt tại các hộp kỹ thuật, xả ra rãnh ngoài nhà theo lối gần nhất.
- Đƣờng kính các quả cầu thu nƣớc mƣa phải lớn hơn đƣờng kính ống đứng, tất cả
độ dốc mái phải dốc vào cầu thu nƣớc mƣa.
- Toàn bộ nƣớc mƣa mái đƣợc bố trí thu gom và cho thoát thẳng vào hệ thống
thoát nƣớc mƣa ngoài nhà.
(2). Thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy.

a. Các tiêu chuẩn áp dụng :
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3254: 1989 – An toàn cháy – Yêu cầu chung.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4878: 2009 – Phòng cháy và chữa cháy - Phân loại
cháy.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622: 1995 – Phòng cháy chống cháy cho nhà và
công trình – Yêu cầu thiết kế.

22


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6379: 1998 – Thiết bị chữa cháy – Trụ nƣớc chữa
cháy – Yêu cầu thiết kế.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738: 2001 – Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu
kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7336: 2003 – Phòng cháy chữa cháy hệ thống chữa
cháy Sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1: 2004 – Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa
cháy xách tay và xe đẩy phần 1: Lựa chọn và bố trí.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890: 2009 – Phƣơng tiện phòng cháy và chữa cháy
cho nhà và công trình. Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dƣỡng.
- Quy chuẩn Việt Nam 06: 2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn
cháy cho nhà và công trình

b. Tính toán hệ thống chữa cháy
Tính toán lƣu lƣợng cho hệ thống chữa cháy ta tính cho trƣờng hợp bất lợi nhất.
Theo tiêu chuẩn TCVN 2622 thì số đám cháy cùng lúc của công trình là 1 đám.
Lƣu lƣợng nƣớc chữa cháy vách tƣờng cho công trình là 2,5l/s với thời gian chữa

cháy là 3h
Lƣu lƣợng nƣớc chữa cháy cho hệ thống Sprinkler trong tầng hầm và nhà hàng là
0,12 x 240 = 28,8 l/s với thời gian chữa cháy là 1h
Lƣu lƣợng nƣớc cần thiết cho bơm chữa cháy là : 2,5 + 28,8 = 31,3 l/s
Chọn cụm bơm chữa cháy diesel gồm 2 bơm trong đó 1 bơm làm việc 1 bơm dự
phòng với thông số đảm bảo : Q  31,3 l/s, H  70 m
c. Nguồn nước dự trữ chữa cháy.
Lƣợng nƣớc phục vụ chữa cháy phải đảm bảo đủ lƣợng nƣớc chữa cháy lớn nhất
Nguồn nƣớc dự trữ để chữa cháy : V= 130,68 m3.
d. Trang thiết bị chữa cháy.
Các bình chữa cháy đặt ở gần cầu thang lên xuống, vị trí thuận tiện, dễ lấy.
Để đảm bảo các bình chữa cháy hoạt động tốt thì phải bảo dƣỡng định kỳ 1 tháng
1 lần. Ngoài ra khi xảy ra cháy phải thông báo cho cơ quan cảnh sát PCCC địa phƣơng
để yêu cầu hỗ trợ chữa cháy bằng các phƣơng tiện khác nhƣ xe chữa cháy địa phƣơng.
e. Báo cháy
Hệ thống báo cháy sử dụng trung tâm báo cháy phân vùng 16 Zone, mỗi tầng
thuộc 1 Zone. Đầu báo khói sử dụng cho khu vực phòng ngủ, nhà hàng…Đầu báo
nhiệt đƣợc sử dụng tại khu vực sinh hoạt chung, khu nhà máy phát, máy bơm, khu nhà
ăn... Các nút nhấn khẩn và còi báo cháy đƣợc đặt tại khu vực đầu cầu thang, những nơi
dễ thấy.
Nguồn điện: sử dụng nguồn điện 1 pha 220VAC tại công trình và nguồn lƣu điện
UPS 24VDC cấp cho trung tâm báo cháy và các module.
Cáp tín hiệu: Sử dụng cáp chống cháy hoặc cháy chậm 2x1.5mm2 – FR cho
nguồn đi trong ống PVC chống cháy.
23


Báo cáo ĐTM dự án ―Khách Sạn Vũng Tàu‖ tại Đƣờng Thuỳ Vân, Phƣờng 2, TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR -VT


(3). Cấ p điên:
̣
Hệ thống cung cấp điện cho công trình ―Khách sạn Vũng Tàu -, phƣờng 2, thành
phố Vũng Tàu, tỉnh BR-VT‖, đƣợc thể hiện trên bản vẽ ―Mặt bằng cấp điện tổng thể –
CĐ: 01/01‖. Hệ thống này bao gồm:
- Nguồn điện cấp cho tủ MDB đƣợc lấy từ TBA 3P-400kVA bằng tuyến cáp ngầm
Cu/XLPE/PVC 3x400+1x240mm² luồn trong ống HDPE D260/200, đi trong mƣơng
cáp tới tủ phân phối tổng MDB (Bản vẽ mặt bằng cấp điện tổng thể).
- Từ MDB cung cấp nguồn điện pha đến tủ phân phối các tầng DB.H, DB.T,
DB.T1 đến DB.T11, tủ nhà máy bơm DB.MB, tủ máy giặt DB.MG, tủ điện thang máy
DB.TM, cung cấp điện cho các hang mục của công trình.
(4) Chống sét:
Hệ thống chống sét cho công trình đƣợc thiết kế tuân thủ theo Tiêu chuẩn: TCVN
9385: 2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hƣớng dẫn thiết kế, kiểm tra và
bảo trì hệ thống.
Kim thu sét sử dụng loại phát tia tiên đạo (E.S.E) có bán kính bảo vệ Rbv >= 37m
tùy theo vị trí. Thiết bị này chủ động phóng điện sớm có kiểm soát (Công nghệ
Controlled Advance Trigering). Chúng thu sét và dẫn xuống đất một cách an toàn nhờ
hệ thống dây thoát sét, hệ thống tiếp địa có điện trở thấp. Kim thu sét CPT NIMBUS
đƣợc thiết kế để tạo ra một luồng điện tích (không khí đƣợc ion hóa) vào đúng thời
điểm những tia tiên đạo của sét tiếp cận khu vực cần bảo vệ do đó thu đƣợc dòng sét
và tiêu tán năng lƣợng sét một cách có kiểm soát.
5. Đối với chất thải rắn sinh hoạt
- Chất thải rắn sinh hoạt của nhân viên làm việc tại khách sạn và khách du lịch
phát sinh khoảng 112 kg/ngày (224 ngƣời x 0,5kg/ngày) đƣợc thu vào các thùng chứa
dung tích 5 lít có nắp đậy từng phòng và các thùng rác bố trí tại các khu vực. Sau đó
vào cuối buổi thì nhân viên vệ sinh của khách sạn sẽ đi thu gom và phân loại rác thải
đƣa về kho chứa rác thải sinh hoạt đƣợc bố trí tại tầng hầm. Đối với rác thải thông
thƣờng có khả năng tái sử dụng sẽ bán cho đơn vị thu mua, còn lại rác thải sinh hoạt
thì Chủ dự án sẽ ký hợp đồng với Công ty công trình đô thị thành phố Vũng Tàu và

Công ty Môi Trƣờng tỉnh Hợp đồng 03 bên tiến hành thu gom, xử lý theo quy định.
Rác thải sinh
hoạt

phân loại
rác thải

Khu chứa rác
thải sinh hoạt
tại tầng hầm

Xe chở rác chuyên dụng
đem xử lý theo quy định
Hình 1.3: Sơ đồ quản lý chất thải rắn
24


×