Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu đặc tính hóa sinh dược của dịch chiết từ cây cứt lợn (ageratum conyzoides l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢg PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN

======

TRẦN THỊ NGA

NGHI N CỨU MỘT S

Đ C T NH H A SINH DƢ C

CỦA DỊCH CHIẾT TỪ CÂY CỨT L N

(Ageratum conyzoides L.)
KH A LUẬN T T NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa sinh

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. TRẦN THỊ PHƢƠNG LI N

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự
hỗ trợ từ Giáo viên hƣớng dẫn là T.S Trần Thị Phƣơng Liên. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Những số liệu
trong các bảng, biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc
chính tác giả nghiên cứu có ghi trong nhật kí thí nghiệm và bảng theo dõi thí


nghiệm hằng ngày trong quá trình thực nghiệm. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng
một số nghiên cứu, nhận xét, đánh giá cũng nhƣ số liệu của các tác giả, cơ
quan tổ chức khác đƣợc thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2017
Tác giả

Trần Thị Nga


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, tôi đã học
hỏi đƣợc rất nhiều kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hành.
Để có đƣợc những kiến thức và kết quả nhƣ ngày hôm nay, trƣớc tiên
tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo khoa Sinh –
KTNN, đặc biệt là TS. Trần Thị Phƣơng Liên là ngƣời đã tận tình chỉ bảo
cho tôi những kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực tế, mở mang và nâng cao
kiến thức để tôi hoàn thành khóa luận này một cách tốt nhất.
Cùng với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị em trong nhóm đề tài đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có môi trƣờng học tập và làm việc tốt.
Cuối cùng tôi xin đƣợc gửi lời biết ơn chân thành tới gia đình và bạn
bè, những ngƣời đã động viên giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài
vừa qua.
Trong quá trình học tập và viết khóa luận, do thời gian thực hiện đề tài
hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc
sự đóng góp của các thầy cô giáo, bạn bè để giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận
này.
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2017
Tác giả

Trần Thị Nga



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Vài nét chung về cây Cứt lợn ..................................................................... 3
1.1.1. Thực vật học, phân bố và sinh thái ......................................................... 3
1.1.2. Thành phần hoá học ................................................................................ 3
1.1.3. Một số tác dụng Sinh – Dƣợc học và công dụng của cây Cứt lợn.......... 4
1.2. Giới thiệu về một số hợp chất tự nhiên ở thực vật ..................................... 6
1.2.1. Các hợp chất phenolic từ thực vật........................................................... 7
1.2.2. Flavonoid................................................................................................. 8
1.2.3. Tannin thực vật...................................................................................... 11
1.2.4. Hợp chất coumarin ................................................................................ 12
1.3. Bệnh ung thƣ ............................................................................................ 12
1.3.1. Ung thƣ là gì và các nguyên nhân dẫn tới ung thƣ ............................... 12
1.3.2. Thực trạng ung thƣ trên thế giới và ở Việt Nam................................... 14
1.4. Bệnh béo phì............................................................................................. 15
1.4.1. Khái niệm và phân loại béo phì ............................................................ 15
1.4.2. Thực trạng béo phì trên thế giới và trong nƣớc .................................... 16
1.4.3. Nguyên nhân gây ra béo phì ................................................................. 17
1.4.4. Các tác hại và nguy cơ cụ thể của béo phì ............................................ 17
1.4.5. Một số chỉ số hoá sinh liên quan đến rối loạn trao đổi lipid máu ......... 18
1.4.6. Giải pháp phòng và điều trị ................................................................... 19
1.5. Kháng sinh................................................................................................ 20



1.5.1. Kháng sinh và phân loại kháng sinh ..................................................... 20
1.5.2 Thực trạng sử dụng kháng sinh hiện nay trên Thế giới và Việt Nam .... 21
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 23
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 23
2.1.1. Mẫu thực vật.......................................................................................... 23
2.1.2. Mẫu động vật và chế độ thức ăn ........................................................... 23
2.1.3. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm............................................................ 24
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
2.2.1. Phƣơng pháp tách chiết nghiên cứu ...................................................... 25
2.2.2. Phƣơng pháp sắc kí bản mỏng .............................................................. 25
2.2.3. Nghiên cứu tác dụng của phân đoạn dịch chiết từ cây Cứt lợn lên
trọng lƣợng và một số chỉ số hóa sinh máu của chuột béo phì thực nghiệm. . 27
2.2.4. Nghiên cứu tác dụng hạ đƣờng huyết của dịch chiết từ cây Cứt lợn
lên chuột nhắt gây béo phì .............................................................................. 28
2.2.5. Phƣơng pháp hóa sinh - y dƣợc............................................................. 28
2.2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 31
2.2.7. Phƣơng pháp đánh giá hoạt tính gây độc tế bào invitro ....................... 32
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 35
3.1. Tách chiết, định tính, định lƣợng các hợp chất tự nhiên từ Cây Cứt lợn
(Ageratum conyzoides L.) ............................................................................... 35
3.1.1. Kết quả tách chiết phân đoạn cao etanol ............................................... 35
3.1.2. Kết quả sắc ký bản mỏng. ..................................................................... 35
3.2. Kết quả xác định liều độc cấp .................................................................. 36
3.3. Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định .................................. 37
3.4. Kết quả mô hình chuột béo phì thực nghiệm ........................................... 39
3.5. Tác dụng của phân đoạn dịch chiết cao EtOH từ lá cây Cứt lợn lên
chuột béo phì thực nghiệm .............................................................................. 43


3.5.1. Sự thay đổi trọng lƣợng ........................................................................ 43

3.5.2. Sự thay đổi các chỉ số hóa sinh ............................................................. 44
3.6. Kết quả thử hoạt tính độc tế bào invitro.................................................. 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 47
Kết luận ........................................................................................................... 47
Kiến nghị ......................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại BMI của ngƣời trƣởng thành châu Âu và châu Á .......... 16
Bảng 2.1: Thành phần thức ăn vỗ béo cho chuột ............................................ 24
Bảng 3.1. Các hệ dung môi dùng trong thí nghiệm sắc kí bản mỏng ............. 35
Bảng 3.2. Kết quả thử độc tính cấp theo đƣờng uống..................................... 37
Bảng 3.3. Kết quả thử hoạt tính kháng sinh của cao phân đoạn EtOH từ
cây cứt lợn (đơn vị MIC (µg/ml) .................................................................... 38
Bảng 3.4. Trọng lƣợng trung bình (tính theo gram) của hai nhóm chuột
nuôi bằng hai chế độ dinh dƣỡng khác nhau................................................... 40
Bảng 3.5. So sánh một số chỉ số lipid máu giữa chuột nuôi thƣờng và
nuôi béo phì thực nghiệm. ............................................................................... 42
Bảng 3.6. So sánh trọng lƣợng (g) của các lô chuột béo phì trƣớc và sau
khi điều trị ....................................................................................................... 44
Bảng 3.7. So sánh chỉ số lipid máu trƣớc và sau điều trị bằng dịch chiết
cao EtOH của các lô chuột béo sau 2 tuần ...................................................... 44


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ

Hình 1.1. Flavan (2-phenyl chroman) ............................................................... 9
Hình 1.2. Cấu tạo một số flavonoid ................................................................ 11
Hình 2.1. Hình thái cây Cứt lợn (Ageratum conyzoides L.) ........................... 23

Hình 2.2. Chuột nhắt trắng (Mus musculus) chủng Swiss 4 tuần tuổi ( 1820g) do Viện Dịch tễ TW cung cấp. ............................................................... 24
Hình 2.3: Phƣơng pháp lấy máu đo glucose huyết ......................................... 29
Hình 3.1. Bản sắc k chạy ở một số hệ dung môi khác nhau (cột số 1) ......... 36
Hình 3.2. Tác dụng của phân đoạn dịch chiết từ cây Cứt lợn lên chuột béo
phì thực nghiệm ............................................................................................... 40
Hình 3.3. Biểu đồ đồ biểu diễn sự tăng trọng của các nhóm chuột với 2 chế
độ dinh dƣỡng khác nhau trong vòng 8 tuần................................................... 41
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh một số chỉ số lipid máu giữa chuột nuôi thƣờng
và nuôi béo phì thực nghiệm. .......................................................................... 42
Hình.3.5. Biểu đồ so sánh một số chỉ số lipid máu giữa chuột trƣớc điều trị
và sau điều trị cao EtOH ................................................................................. 45


DANH LỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
LDL – c: Cholesterol xấu
HDL – c: Hight denistylipoprotein Cholesterol
TG: Triglyceride
Glu: Glucose
TC: Cholesterol
EtOH: Ethanol
EtOAc: Ethyl acetate
GOD: glucose oxidase
CHO: enzyme cholesterol oxydase
ATCC: Bảo tàng giống chuẩn Hoa kỳ
CCL -17TM : mô biểu bì miệng KB
MTT: (3-(4,5-dimethylthiazol-2 - yl )- 2, 5 - diphenyltetrazolium)
OD phản ánh số lƣợng tế bào sống
IC50: nồng độ chất thử ức chế 50% sự phát triển của tế bào
DMEM: Dulbeccos Modified Eagle Medium
MEME: Minimum Esental Medium with Eagle salt

FBS: Fetal Bovine Serum
SD: độ lệch chuẩn
Hep G2 (HB – 8065TM): dòng tế bào ung thƣ gan
LU-1 (HTB – 57TM): dòng tế bào ung thƣ phổi
MCF-7 (HTB – 22TM):dòng tế bào ung thƣ vú
SK-Mel 2 (HTB – 68TM):dòng tế bào ung thƣ da


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có địa hình và thời tiết vô cùng thuận lợi cho
sự phát triển của thảm thực vật. Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm quanh
năm là điều kiện tối ƣu cho sự sinh trƣởng và phát triển của hệ thực vật phong
phú và đa dạng với rất nhiều loài cây thuốc quí (với trên 12.000 loài, trong đó
có trên 3.200 loài thực vật đƣợc sử dụng làm thuốc trong Y học dân gian; mở
ra tiềm năng nghiên cứu về các hợp chất tự nhiên từ các loài thực vật của Việt
Nam [9]).
Nhiều loại thuốc chữa trị một số bệnh nan y nhƣ: ung thƣ, tiểu đƣờng…
sử dụng các hoạt chất đƣợc phân lập từ tự nhiên nhƣ nhóm các hợp chất
vinca alkaloid vinblastine, vincristine đƣợc phân lập từ cây Dừa cạn
(Catharanthus roseus, họ Trúc đào-Apocynaceae), paclitaxel (Taxol) là một
diterpenoid đƣợc phân lập từ loài Thông đỏ Taxus brevifolia (Taxaceae) hay
một số hợp chất khác podophyllotoxin, camptothecin, berbamine, betalapachone, acid betulinic, colchicine, curcumin, daphnoretin, ellipticine, và
dẫn xuất bán tổng hợp của chúng vinflunine, docetaxel (Taxotere) [25],[26].
Cùng với sự phát triển của công nghệ tổng hợp hóa dƣợc tạo ra các biệt
dƣợc, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu, khám phá tác dụng
chống ung thƣ và các hoạt tính sinh học khác của các hợp chất có nguồn gốc
từ nhiều loài thực vật khác nhau.
Họ Cúc (Asteraceae Dumort.1822) thuộc bộ Cúc (Asterales) là một
trong hai họ lớn nhất, với 1000 chi, 23000 loài, phân bố khắp nơi trên thế

giới, nhƣng tập trung chủ yếu ở ôn đới. Việt Nam có 125 chi, 347 loài và 4
taxon dƣới loài, phân bố chủ yếu ở ven rừng, bãi đất hoang nhiều ánh sáng
[15]. Nhiều loài trong số đó đƣợc sử dụng vào các bài thuốc y học cổ truyển

1


nhƣ: Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua L. 1753) đƣợc sử dụng để tách
chiết tinh dầu artemisin dùng chữa sốt rét hay đun nƣớc tắm chữa bệnh ngoài
da [15]. Cây Ngải cứu (Artemisia vulgaris L. 1753) có tác dụng điều kinh và
thông huyết cho phụ nữ, kích tích thần kinh và làm thuốc chữa thần kinh tọa
[3]. Cây Xƣơng sông (Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce, 1917) có tác dụng
kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, chữa đổ mồ hôi trộm, cây cứt lợn chữa viêm
xoang, cây giã nát lấy nƣớc uống chữa rong huyết sau khi đẻ,viêm nhiễm,
mụn nhọt ngứa nở [ 15], [12], [30], [31], [32].
Ngoài những công dụng kể trên, hiện nay, trên một số bài báo có đề cập
tới bài thuốc cổ truyền chống và chữa ung thƣ cổ tử cung, ung thƣ dạ dày có
thành phần từ cây Cứt lợn [30], [32]. Cộng đồng truyền thống ở Ấn Độ sử
dụng loài này nhƣ một loại kháng sinh tự nhiên. Tuy vậy, những bài thuốc
trên chƣa có cơ sở khoa học kiểm chứng. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên
cứu“Nghiên cứu một số đặc tính hóa sinh dược của dịch chiết từ cây Cứt
lợn (Ageratum conyzoides L.)” .
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát một số đặc tính hóa sinh dƣợc của dịch chiết từ cây Cứt lợn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Khảo sát sơ bộ thành phần các hợp chất có trong cây Cứt lợn
(Ageratum conyzoides L.)
3.2. Nghiên cứu khả năng hỗ trợ điều trị bệnh béo phì của dịch chiết từ
cây Cứt lợn (Ageratum conyzoides L.)
3.3. Nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào của dịch chiết từ cây Cứt lợn

(Ageratum conyzoides L.)
3.4. Nghiên cứu khả năng kháng vi sinh vật của dịch chiết cây Cứt lợn
(Ageratum conyzoides L.)

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét chung về cây Cứt lợn
1.1.1. Thực vật học, phân bố và sinh thái
Cây Cứt lợn hay còn đƣợc gọi là cây Cỏ hôi, Bông thúi, Bù xích; Bù
xít, Cỏ cứt heo... có tên khoa học là Ageratum conyzoides L., thuộc họ Cúc
(Asteraceae Dumort.1822), bộ Cúc (Asterales). Cứt lợn là cây thảo mọc hằng
năm, cao chừng 25 - 50cm, phân cành nhiều. Thân có lông mềm, màu lục
hoặc tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc tam giác, đầu nhọn, dài 2 - 10
cm, rộng 0,5 - 5 cm, mép có răng tròn, mặt dƣới rất nhạt, 3 gân toả từ gốc lá,
hai mặt lá đều có lông mịn, vò lá có mùi đặc biệt. Cụm hoa hình đầu xếp
thành ngù ở ngọn thân hoặc đầu cành; cuống cụm hoa có lông mềm; tổng bao
hình đầu gồm những lá bắc xếp thành hai dãy; đầu nhỏ chứa toàn hoa hình
ống bé và đều nhau; tràng ngắn có 5 thuỳ tam giác, màu lam nhạt, tím hoặc
trắng; nhị 5.
Quả bế, màu đen, có 5 sống dọc [30].
Theo trung tâm Dữ liệu thực vật Việt Nam, cỏ Cứt lợn phân bố ở các
nƣớc nhiệt đới châu Mỹ (Mêhicô), phát tán tự nhiên vào nhiều nƣớc nhƣ Ấn
Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Inđônêxia… Ở Việt Nam, cây
mọc phổ biến ở nhiều nơi từ Lào Cai, Ninh Bình đến các tỉnh đồng bằng khắp
cả nƣớc. Cây mọc ven đồi, ven rừng, ven đƣờng, các bãi hoang, bờ ruộng ẩm
ƣớt. Ra hoa kết quả tháng 4 - 7 và hầu nhƣ quanh năm [30].
1.1.2. Thành phần hoá học
Tinh dầu: có 51 thành phần, trong đó có 13 chất monoterpen

hydrocarbon (5%). 7 chất monoterpen có oxy (1,4%). 16 chất sesquiterpen
hydrocarbon (4,3%), 4 chất sesquiterpen có oxy (0,8%), 3 chất
phenylpropanoid và benzenoid (2,33%), 6 chất chromen (85,2%), 2 chất
chroman (0,9%) [30].

3


Các dẫn chất chromen bao gồm 7-methoxy-2, 2-dimethylchromen
(precocen I) và ageratochromen (precocen II). Tinh dầu cây cứt lợn chứa
nhiều precocen I (vào khoảng 80%) và ít precocen II (dƣới 1%). Hàm lƣợng
precocen trong tinh dầu lá cao nhất vào lúc cây ra hoa và có ít ở thân và rễ.
Flavonoid Alcaloid thuộc nhóm pyrolizidin: 9-angeloylretronecin,
lycopsamin.
Các hợp chất khác: Friedelin, b - sitosterol, stigmasterol, stigmast - 7 - en
- 3 - ol, a - spinasterol.
Cây cứt lợn Việt Nam chứa tinh dầu (0,7 - 2 %), corotenoid, phytosterol
(ít), tanin (ít) đƣờng khử (ít), saponin, hợp chất uronic. Hàm lƣợng saponin
thô trong thân và lá (tính theo dƣợc liệu khô kiệt) là 4,7%. Tinh dầu cây cứt
lợn hơi sánh đặc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Chỉ số
acid 4,5, chỉ số ester 252 - 254, aD từ - 3°8 đến - 5°3. Thành phần bao gồm
agetatochromen, 6 - demethoxyagerarochromen và b - caryophylen chiếm
77% trong các thành phần trong tinh dầu [30].
1.1.3. Một số tác dụng Sinh – Dược học và công dụng của cây Cứt lợn
Ageratum conyzoides L. đƣợc sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền
của các nền văn hóa khác nhau trên toàn thế giới, mặc dù các ứng dụng khác
nhau theo vùng. Ở Trung Phi nó đƣợc sử dụng để điều trị viêm phổi, nhƣng
việc sử dụng phổ biến nhất là để chữa trị vết thƣơng và vết bỏng (Durodola
1977). Cộng đồng truyền thống ở Ấn Độ sử dụng loài này nhƣ một
bacteriocide, antidysenteric, và antilithic (Borthakur và Baruah 1987), và ở

châu Á, Nam Mỹ và châu Phi, dịch chiết từ cây Cứt lợn đƣợc sử dụng nhƣ
một bacteriocide (Almagboul 1985; Ekundayo et al. 1988). Ở Cameroon và
Congo, ngƣời dân sử dụng truyền thống để điều trị sốt, bệnh thấp khớp, nhức
đầu, đau bụng (Menut et al 1993;. Bioka et al 1993.). Việc sử dụng các loài
này trong y học cổ truyền là rộng lớn ở Brazil. Dịch chiết của lá hoặc toàn bộ

4


cơ thể cây Cứt lợn đã đƣợc sử dụng để điều trị đau bụng, cảm lạnh và sốt, tiêu
chảy, bệnh thấp khớp, co thắt, hoặc nhƣ là một loại thuốc bổ (Penna 1921;
Jaccoud 1961; Correa 1984; Cruz 1985; Marques et al 1988;. Negrelle et al .
1988; Oliveira et A. al 1993) có hành động nhanh chóng và hiệu quả trong
những vết thƣơng bỏng và là khuyến cáo của Brazil Thuốc Central là một
antirheumatic (Brasil 1989) [33].
Một số điều tra dƣợc phẩm đã đƣợc tiến hành để xác định hiệu
quả. Duradola (1977) đã xác nhận hoạt động ức chế của chiết ether và
chloroform

chống

lại

sự

phát

triển

invitro


của Staphylococus

aureus. Almagboul et al. (1985), sử dụng methanol từ toàn bộ nhà máy, xác
nhận hành động ức chế sự phát triển của Staphylococus aureus, Bacillus
subtilis, Eschericichia coli và Pseudomonas aeruginosa. Bioka et al. (1993)
báo cáo hành động giảm đau hiệu quả ở chuột sử dụng dịch chiết của
lá Ageratum conyzoides L. (100-400 mg / kg). Xét nghiệm đƣợc thực hiện ở
Kenia, với dịch chiết xuất từ cây Ageratum conyzoides L. chứng minh hoạt
động cơ bắp thƣ giãn, xác nhận sử dụng phổ biến của nó nhƣ là một
antispasmotic (Achola et al., 1994) [33].
Tại Brazil, xét nghiệm đƣợc tiến hành bởi Đại học Bang Campinas và
Đại học Liên bang Paraiba cho thấy kết quả đầy hứa hẹn. Marques
Netoetal. (1988) trong các thử nghiệm phòng khám với bệnh nhân khớp, đƣợc
tiêm dịch chiết của cây Ageratum conyzoides L. cho thấy tác dụng giảm đau
chiếm 66% bệnh nhân và cải thiện tính di động khớp với 24%, không có tác
dụng phụ. Mattos (1988), sử dụng dịch chiết Ageratum conyzoides L. kiểm
soát lâm sàng hiệu quả của khớp, kết quả đã chỉ rõ dịch chiết có tác dụng
giảm đau và viêm hoặc cải thiện tính di động khớp, sau một tuần điều trị [33].
Theo Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam, lá và ngọn cây Cứt lợn non
vò kỹ, rửa sạch tới khi hết bọt, luộc bỏ nƣớc, vắt kiệt nƣớc, xào hoặc nấu canh

5


với mắm tôm, cá. Phần cây trên mặt đất có tinh dầu chứa phenol, đƣợc sử
dụng làm thuốc, thƣờng đƣợc chỉ định làm thuốc chống viêm, chống phù nề,
chống dị ứng. Liều dùng 15 - 30g cây sắc nƣớc uống, hoặc dùng cây tƣơi giã
lấy nƣớc nhỏ. Ngoài ra, dân gian cũng dùng cây tƣơi giã đắp vết thƣơng chảy
máu, mụn nhọt, eczema, hoặc nấu nƣớc tắm chữa ghẻ, chốc đầu của trẻ em.

Ngƣời ta cũng dùng cỏ cứt lợn chữa rong huyết sau khi sinh đẻ, dùng phối
hợp với bồ kết nấu nƣớc gội đầu cho thơm và sạch gầu, trơn tóc. Nhiều bệnh
viện đã sử dụng các chế phẩm của cỏ cứt lợn để trị các chứng viêm xoang mũi
mạn tính và dị ứng, có kết quả tốt, không gây tác dụng phụ gì đối với cơ thể
ngƣời bệnh. Ở Ấn Độ, ngƣời dân dùng nƣớc ép rễ cây để chữa bệnh sỏi thận.
Lá làm thuốc săn da, dùng chữa các vết đứt, vết thƣơng và dùng đắp chữa sốt
rét [31].
Theo Nghiên cứu của giáo sƣ Đoàn Thị Nhu và cộng sự, cây Cứt lợn làm
giảm phù thực nghiệm chân chuột biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm giảm thể tích
chân chuột thử thuốc so với chuột đối chứng bằng kaolin. Với liều 6.0g/kg
(tính theo dƣợc liệu khô) tác dụng ức chế phù bắt đầu thể hiện rõ, và tác dụng
tăng khi tăng liều. Nó có tác dụng mạnh đối với giai đoạn viêm nhiễm cấp
tính và mãn tính và có tác dụng chống choáng phản vệ rõ rệt, đồng thời có tác
dụng gây teo tuyến ức chuột cống non, cây cứt lợn có những đặc điểm tác
dụng tƣơng tự với nhóm thuốc chống viêm steroit. Cây cứt lợn có thể dùng
làm thuốc chống viêm để góp phần điều trị viêm xoang mũi dị ứng, viêm
xoang mũi cấp và mãn tính, các bệnh viêm nhiễm và dị ứng khác. Có thể
dùng riêng rẽ hoặc dùng trong công thức phối hợp, dùng uống phối hợp với
dùng điều trị tại chỗ [12].
1.2. Giới thiệu về một số hợp chất tự nhiên ở thực vật
Ở thực vật, ngoài protein, saccaride, lipid, vitamin, còn có những chất
khác có vai trò quan trọng trong đổi chất của cây đƣợc gọi là các chất thực vật

6


thứ sinh (phant secondary metabolites). Căn cứ vào tính chất hóa học, các hợp
chất thực vật thứ sinh đƣợc chia thành một số nhóm chính nhƣ: Nhóm
phenolic, nhóm terpen và nhóm alkaloid. Nhiều công trình nghiên cứu gần
đây đã cho thấy các hợp chất polyphenol (thuộc nhóm hợp chất phenolic)

ngày càng ứng dụng rộng rãi trong điều trị một số bệnh nan y nhƣ: ung thƣ,
béo phì, tiểu đƣờng ...
1.2.1. Các hợp chất phenolic từ thực vật
 Đặc điểm và phân loại
Hợp chất phenolic là nhóm các chất khác nhau rất phổ biến trong thực
vật. Đặc điểm chung của chúng là trong phân tử có vòng thơm (benzene)
mang một, hai hay ba nhóm hydroxyl (-OH) gắn trực tiếp vào vòng benzene.
Dựa vào thành phần và cấu trúc ngƣời ta chia hợp chất phenolic thành 3 nhóm
nhỏ [22].
- Nhóm hợp chất phenolic đơn giản: Trong phân tử chỉ có một vòng
benzene và một vài nhóm hydroxyl. Tùy thuộc vào số lƣợng nhóm OH mà
chúng đƣợc gọi là các monophenol (phenol), diphenol (pyrocatechin,
hydroquynone), triphenol (pyrogalol, oxyhydroquynol...).
- Nhóm hợp chất phenolic phức tạp: Trong thành phần cấu trúc phân tử
của chúng ngoài vòng thơm benzene (C6) chúng còn có dị vòng, mạch nhánh.
Đại diện nhóm này có axid cyamic, axid ceramic.
- Nhóm hợp chất phenolic đa vòng: Là nhóm đa dạng nhất trong các hợp
chất phenol, có cấu trúc phức tạp do sự liên kết khoặc trùng hợp của các đơn
phân. Ngoài gốc phenol còn có các nhóm phụ dị vòng mạch nhánh hoặc đa
vòng. Nhóm này có flavonoid, tannin và coumarin.
Hợp chất phenolic đƣợc hình thành một cách dễ dàng trong tất cả các
cơ quan thực vật từ những sản phẩm đƣờng phân và chu trình pentose
phosphate qua acid sikimic hay theo con đƣờng acetate manolate qua acetyl –

7


ScoA. Trong số các chất polyphenol tự nhiên, flavonoid là nhóm chất quan
trong nhất vì chúng phổ biến ở hầu hết các loài thực vật và mang nhiều hoạt
tính sinh dƣợc học có giá trị.

 Hoạt tính sinh học
Hợp chất phenolic đƣợc hình thành từ những sản phẩm của quá trình
đƣờng phân và con đƣờng pentose qua acid cynamic hay theo con đƣờng
acetate malonate qua Acetyl- CoA. Nhóm hợp chất này có một số chức năng
trong đời sống thực vật [21] [33].
Các hợp chất phenolic tham gia vào quá trình hô hấp nhƣ là một chất vận
chuyển hydro.
Các polyphenol có thể hình thành liên kết hydro với các protein và enzyme
làm thay đổi hoạt động của các enzyme này tƣơng tự nhƣ hiệu ứng điều hòa dị
lập thể.
Tác dụng mạnh lên quá trình sinh trƣởng, đóng vai trò là chất hoạt hoá
IAA- oxydase và tham gia vào quá trình sinh tổng hợp enzyme này. Hợp chất
phenol tác dụng nhƣ chất điều hoà các chất điều khiển sinh trƣởng ở thực vật.
Hợp chất phenol có tính chất kháng khuẩn. Chúng có tác dụng rất lớn
trong quá trình liền sẹo các vết thƣơng cơ học của thực vật, đẩy quá trình tái
sinh, chống bức xạ, tác nhân gây đột biến và chất chống oxi hóa [9].
1.2.2. Flavonoid
Trong số các polymenol tự nhiên, favonoid là nhóm chất quan trọng vì
chúng phổ biến ở hầu hết các loài thực vật có nhiều hoạt tính sinh – dƣợc học
có giá trị [17]. Flavonoid là những sắc tố, phần lớn có màu vàng (flavus –
nghĩa là màu vàng). Tuy nhiên một số sắc tố khác nhƣ xanh, đỏ, tím,... hoặc
không màu cũng xếp vào nhóm flavonoid vì chúng có chung đặc điểm cấu
tạo.

8


 Cấu tạo hóa học và phân loại:
Về cấu tạo hóa học, khung cacbon của flavonoid là C6 – C3 – C6, gồm 15
nguyên tử cacbon, hai vòng benzene A và B nối với nhau qua dị vòng C,

trong đó A kết hợp với C tạo khung chroman
2'
8
7

1

9

2

B

1'

4'

C

A
6

3'

O

10
5

3


6'

5'

4

Hình 1.1. Flavan (2-phenyl chroman)
Tùy theo mức độ oxy hóa vòng pyran, sự có mặt hay không có mặt của
nối đôi giữa C2 với C3 và nhóm cacbonyl ở C4 mà có thể phân biệt flavonoid
thành các nhóm phụ sau: Flavon và flavonol, flavanol (đihidro flavon),
chalcol, aurol, leucoantoxianidin, catechin, isoflavonoid, rotenoid và
neoflavonoid.
Flavonoid tồn tại ở hai dạng: dạng tự do gọi là aglycon và dạng liên kết
với đƣờng là glycoside. Các glycoside khi bị thủy phân bằng acid hoặc
enzyme sẽ giải phóng ra đƣờng và aglycon tƣơng ứng.
 Hoạt tính sinh học của flavonoid
+ Tác dụng chống oxy hóa (antioxidant)
Flavonoid có khả năng kìm hãm các quá trình oxy hóa dây truyền gây ra
bởi các gốc tự do hoạt động. Tuy nhiên hoạt tính này mạnh hay yếu còn phụ
thuộc vào đặc điểm của từng flavonoid cụ thể.
Gốc tự do sinh ra trong quá trình sinh l bình thƣờng của cơ thể hay do
tác động bên ngoài là nguyên nhân gây phá hủy ADN, protein, lipid làm phát
sinh nhiều bệnh tật nguy hiểm và sự lão hóa cho cơ thể. Flavonoid có bản chất

9


polyphenol nên dễ dàng biến đổi dƣới tác động của các enzyme có trong tế
bào động, thực vật. Đặc biệt flavonoid có nhóm hydroxyl ở vị trí ortho dễ

dàng bị oxy hóa bởi xúc tác của enzyme polyphenoloxydase và peroxydase
tạo semiquynol hoặc quynol [8]. Đây là các gốc tự do bền vững chúng có thể
nhận điện tử và trở thành dạng hidroquynol. Bởi vậy các chất này có khả năng
phản ứng với các gốc tự do hoạt động và loại chúng ra khỏi cơ thể. Quá trình
đƣợc tóm tắt qua sơ đồ sau:

Ngoài ra flavonoid còn có tác dụng bảo vệ các hệ thống sinh học nhờ
khả năng tạo phức với các kim loại chuyển tiếp nhƣ Fe +2, Cu+2 … hoạt hóa
enzyme chống oxy hóa và ức chế sự oxy hóa [22].
+ Tác dụng kháng khuẩn
Nhiều công trình nghiên cứu trong nƣớc và thế giới đã
chứng tỏ tác dụng chống viêm nhiễm (anti-inflamatory) chống vi khuẩn (antibacterial) và virut (antiviral) [2], [5].
+ Tác dụng làm bền thành mạch máu
Các dẫn xuất đƣờng của flavonoid có hoạt tính của vitamin P
nhƣ rutin, hesperidin ... có tác dụng làm tăng sức bền và tính đàn hồi của
thành mao mạch, giảm sức thẩm thấu của hồng cầu qua thành mao mạch.
Hoạt tính này đƣợc ứng dụng trong chữa trị các rối loạn chức năng tĩnh mạch,
giãn hay suy yếu tĩnh mạch, trĩ , rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch [7].
+ Tác dụng giảm béo phì và lipid máu
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật cho
thấy khi chuột béo phì đƣợc điều trị bằng dịch chiết giàu flavonoid từ lá Bằng
10


lăng (Lagerstroemia specciosa L.) thì có trọng lƣợng giảm đáng kể (~ 10%).
Thí nghiệm tƣơng tự với flavonoid từ lá Kim ngân (Lonicera japonica
Thunb.) đối với chuột cống trắng uống cholesterol cũng cho thấy có tác dụng
làm giảm các chỉ số cholesterol; triglycerid, LDL-c đồng thời tăng HDL-c
[17]. Naringin (C17H32O4 ) và hesperidin (C28H34O15) là những flavonoid có
hàm lƣợng cao trên họ cam chanh (Rutaceae) đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu

chiết xuất và thử tác dụng trên mô hình chuột béo phì cho kết quả tốt trong
việc làm hạ các chỉ số lipid máu [16],[19].
Tác dụng hạ glucose huyết
O

OH
H 3OC
O

HO

O

OH

O

O

CH3
HO
OH

Quercetin

O

O O

HO


OH
OH

HO

HO

O

OH

OH

OH

OH

OH

HO

OH

OH

Hesperidin

Epicatechin


Hình 1.2. Cấu tạo một số flavonoid
Một số flavonoid đƣợc tách chiết từ nguyên liệu thực vật đã đƣợc chứng
minh là có tách dụng điều hòa glucose huyết nhƣ: Quercetin có trong Đỗ
trọng (Eucommia ulmoides Oliver.), Hesperidin và Naringin có trong các cây
thuộc họ Rutaceae [18], Genistein và Daidzein có trong Đậu nành (Glycine
max L.) [10], Myricetin có trong cây Vông vang (Abelmoschus moschatus)
[10].
1.2.3. Tannin thực vật
Tannin là các hợp chất phenolic có trọng lƣợng phân tử cao có chứa các
nhóm hyđroxyl và các nhóm chức khác nhƣ có khả năng tạo phức với protein
và các phần tử lớn khác trong điều kiện môi trƣờng đặc biệt. Tannin thƣờng là
các hợp chất vô định hình, có màu trắng, màu vàng nhạt hoặc gần nhƣ không

11


màu, có hoạt tính quang học, vị chát, dễ bị oxy hóa khi đun nóng hay khi để
ngoài ánh sáng.
Tác dụng sinh học của tannin là chất bảo vệ cây trồng trƣớc sự tấn công
của vi sinh vật gây bệnh và côn trùng ăn lá [23],[24]. Trong y học, tannin
đƣợc sử dụng làm thuốc cầm máu, chữa đi ngoài, ngộ độc kim loại nặng, chữa
trĩ, viêm miệng, viêm xoang, điều trị cao huyết áp và đột quỵ [28].
1.2.4. Hợp chất coumarin
Coumarin là dẫn chất của anpha- purone có cấu trúc C6 – C3 dị vòng chứa
oxy. Coumarin kết tinh không màu hoặc màu vàng nhạt, vị đắng, cay, có mùi
thơm [6]. Tính chất hóa học đặc trƣng là dễ dàng kết hợp với đƣờng glucose
tạo thành glycosid dễ tan trong nƣớc.
Hiện nay chúng ta biết đến 1500 hợp chất coumarin khác nhau khi
nghiên cứu 800 loài thực vật. Ta cũng dễ dàng tìm thấy coumarin trong tất cả
các bộ phận khác nhau của cây nhƣ: áo hạt, hoa, quả, rễ, lá, thân... Coumarin

cũng có vai trò là một nhóm chất phòng thủ hóa học hữu hiệu chống lại vi
khuẩn và tác nhân có hại của môi trƣờng. Tuy nhiên cho tới nay con đƣờng
tổng hợp coumarin vẫn chƣa hoàn toàn sáng tỏ [19].
Coumarin sử dụng trong đời sống hàng ngày nhƣ làm nƣớc hoa, hƣơng
liêu, làm chất đông máu và chất diệt loài gặm nhấm. Trong y học dẫn xuất của
coumarin có tác dụng chống co thắt, giãn nở động mạch vành, làm bền và bảo
vệ thành mạch, ngăn cản đột quỵ [19]. Một số coumarin khác có tác dụng
kháng khuẩn, kháng nấm, kháng khối u, trừ giun sán và giảm đau.
1.3. Bệnh ung thƣ
1.3.1. Ung thư là gì và các nguyên nhân dẫn tới ung thư
Ung thƣ là hiện tƣợng các tế bào phân chia không kiểm soát đƣợc.
Những tế bào bất thƣờng này có thể xâm nhập vào các mô lân cận hoặc di
chuyển đến các vị trí ở xa bằng cách nhập vào mạch máu hoặc hệ bạch huyết.

12


Để cơ thể con ngƣời hoạt động bình thƣờng, mỗi cơ quan phải có một số
lƣợng nhất định các tế bào. Tuy nhiên các tế bào trong hầu hết các cơ quan có
tuổi thọ ngắn, và để tiếp tục hoạt động cơ thể cần để thay thế các tế bào bị mất
này bằng quá trình phân chia tế bào. Phân chia tế bào đƣợc điều khiển bởi các
gen nằm trong nhân tế bào. Chúng có chức năng nhƣ một sự hƣớng dẫn “nói“
với các tế bào loại protein nào cần làm, nó sẽ phân chia nhƣ thế nào và nó sẽ
sống bao lâu. Mã di truyền này có thể bị hƣ hại bởi một số yếu tố dẫn đến sai
sót xảy ra trong sự hƣớng dẫn đó. Những lỗi này có thể làm thay đổi đáng kể
cách tế bào hoạt động. Thay vì nghỉ ngơi các tế bào có thể tiếp tục phân chia,
thay vì chết các tế bào có thể vẫn sống. Một số cơ chế đƣợc đƣa ra để ngăn
chặn các lỗi di truyền xảy ra và để loại bỏ các tế bào bất thƣờng di truyền
khỏi cơ thể. Tuy nhiên, ở một số ngƣời các biện pháp phòng ngừa này là
không đủ và một số lƣợng của các tế bào bất thƣờng mà đã thoát khỏi sự kiểm

soát của cơ thể bắt đầu phát triển. Những tế bào ung thƣ này tụ tập lại và tiêu
diệt các mô bình thƣờng. Các tế bào ung thƣ cần các chất dinh dƣỡng để tồn
tại và phát triển. Nhiều loại ung thƣ có thể kích thích sự tăng trƣởng mạch
máu để cung cấp cho chúng dinh dƣỡng mà chúng cần. [34].
Ung thƣ xảy ra khi có sự thay đổi trong các gen chịu trách nhiệm cho sự
tăng trƣởng và sửa chữa các tế bào. Những thay đổi này là kết quả của sự
tƣơng tác giữa các yếu tố di truyền và các tác nhân bên ngoài mà có thể đƣợc
phân loại nhƣ sau:
- Các chất vật lý kích hoạt ung thƣ chẳng hạn nhƣ tia cực tím (UV) và
bức xạ ion hóa,...
- Các chất hóa học kích hoạt ung thƣ chẳng hạn nhƣ Amiang và khói
thuốc lá,...
- Các chất sinh học kích hoạt ung thƣ chẳng hạn nhƣ nhiễm trùng do
virus (virus viêm gan B và ung thƣ gan, vi rút Papilloma ở ngƣời (HPV) và

13


ung thƣ cổ tử cung) và vi khuẩn (Helicobater Pylori và ung thƣ dạ dày) và k
sinh trùng (Schistosomiasis và ung thƣ bàng quang). Ô nhiễm thực phẩm do
độc tố nấm chẳng hạn nhƣ Aflatoxin (sản phẩm của nấm Aspergillus) gây ra
ung thƣ gan. Ung thƣ cũng có thể do chính chế độ ăn uống và lối sống không
phù hợp [35].
Trong y khoa, một bệnh đƣợc xem là đã đƣợc chữa khỏi khi nó đƣợc
điều trị thành công và không tái diễn. Khái niệm “chữa khỏi” khó áp dụng đối
với ung thƣ bởi vì các tế bào ung thƣ không đựơc phát hiện đôi lúc vẫn còn lại
trong cơ thể sau điều trị, khiến ung thƣ tái phát về sau. Nhiều ung thƣ đƣợc
xem là đã đƣợc “chữa khỏi” khi không tìm thấy tế bào ung thƣ 5 năm sau
chẩn đoán. Tuy nhiên, tái phát sau thời gian 5 năm vẫn có thể xảy ra.
1.3.2. Thực trạng ung thư trên thế giới và ở Việt Nam

Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới, có khoảng 14 triệu trƣờng hợp
ung thƣ mới trên toàn cầu mỗi năm và ngày càng có xu hƣớng gia tăng tới
mức báo động. Gánh nặng ung thƣ trên toàn cầu sẽ tăng 70% trong hai thập
kỷ tới, theo WHO dự đoán, với ƣớc tính khoảng 22 triệu trƣờng hợp ung thƣ
mới và 13 triệu ngƣời chết mỗi năm trong năm 2032. Đa số các trƣờng hợp
ung thƣ hiện nay xảy ra ở các nƣớc thu nhập thấp và thu nhập trung bình.
Ngƣời ta cho rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe ở những quốc gia này chƣa đủ
để đối phó với sự phức tạp của căn bệnh này. Mặc dù ung thƣ thƣờng xảy ra ở
các nƣớc đang phát triển, kém phát triển, nhƣng bạn có nhiều khả năng mắc
ung thƣ nếu sống ở đất nƣớc giàu có và bạn có nhiều nguy cơ tử vong vì ung
thƣ nếu bạn sống ở đất nƣớc nghèo. Nguyên nhân là do những nƣớc phát
triển, nhận thức về khám bệnh tầm soát bệnh kém hơn các nƣớc phát triển,
đồng thời phƣơng pháp điều trị rất hạn chế. Hơn nữa, ở các nƣớc công nghiệp
phát triển, bệnh ung thƣ phổ biến nhất là khối u ác tính ở vú, đại tràng hoặc
tuyến tiền liệt có các lựa chọn điều trị tốt hơn, cơ hội chữa khỏi bệnh cao,

14


trong khi bệnh ung thƣ phổ biến nhất ở các nƣớc có thu nhập thấp là ung thƣ
gan, dạ dày hay thực quản khó điều trị và tiên lƣợng kém. Mức độ phổ biến
của các nƣớc về các bệnh ung thƣ cũng rất khác nhau: Ung thƣ tuyến tiền liệt
là loại ung thƣ phổ biến nhất ở nam giới phƣơng Tây, trong khi ung thƣ
phổi và gan là những vấn đề hàng đầu ở châu Á. Ung thƣ vú chiếm khoảng
một phần tƣ của tất cả các loại ung thƣ ở phụ nữ trên toàn thế giới. Nhƣng ở
châu Phi và Nam Mỹ, ung thƣ cổ tử cung phổ biến hơn. Ung thƣ tuyến tiền
liệt là loại ung thƣ cƣớp đi sinh mạng của nhiều nam giới ở các nƣớc phƣơng
Tây, trong khi ở Nhật, ung thƣ dạ dày khiến nam giới tử vong nhiều nhất. Ở
các nƣớc Châu Á, ung thƣ phổi và gan là những vấn đề hàng đầu. Trung Quốc
là một quốc gia có số ngƣời chết vì ung thƣ cao nhất trên thế giới. Mặc dù có

tỷ lệ hút thuốc cao, tỷ lệ ung thƣ phổi của Trung Quốc thấp hơn so với các
quốc gia châu Âu, nhƣng tỷ lệ tử vong do ung thƣ dạ dày, ung thƣ gan là cao
nhất trên thế giới. Tuy nhiên, việc sàng lọc sớm và phòng ngừa có thể giúp
ngăn chặn ung thƣ, giảm tỷ lệ tử vong. Đối với những nƣớc có thu nhập thấp,
một số cách có thể giúp giảm tỷ lệ mắc ung thƣ nhƣ tiêm phòng viêm gan B,
C ngăn ngừa ung thƣ gan, tiêm phòng ung thƣ cổ tử cung để ngăn ngừa bệnh
[24].
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 110.000 trƣờng hợp mắc ung thƣ mới và
hơn 73 phần trăm trong số đó tử vong – là một trong những nƣớc có tỷ lệ tử
vong do ung thƣ cao nhất trên thế giới. Đây là báo cáo của Bệnh viện Bạch
Mai năm 2014. [37].
1.4. Bệnh

o ph

1.4.1. Khái niệm và phân loại béo phì
Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa béo phì (Obersity) là tình trạng
tích lũy mỡ quá mức và không bình thƣờng tại một số vùng hay toàn bộ cơ thể
gây ảnh hƣởng tới sức khỏe. Tổ chức này dùng chỉ số khối cơ thể BMI (Body

15


Mass Index) để đánh giá tình trạng dƣ thừa hay thiếu hụt mỡ của mỗi ngƣời.
Chỉ số khối cơ thể đƣợc tính theo công thức sau:
Trong đó:

W: Khối lƣợng (kg )

H: Chiều cao (m )

Bảng 1.1. Phân loại BMI của ngƣời trƣởng thành châu Âu và châu Á
Mức độ thể
trọng

Ngƣời trƣởng thành
châu Âu

Ngƣời trƣởng
thành châu Á

Nhẹ cân

< 18.5

< 18.5

Bình thƣờng

18.5 - 24.9

18.5 - 22.9

Quá cân

≥ 25 - 29.9

≥ 23

Béo phì độ 1


30 - 34.9

>23 - 24.9

Béo phì độ 2

35 - 39.9

25 - 29.9

Béo phì độ 3

≥ 40

≥ 30

1.4.2. Thực trạng béo phì trên thế giới và trong nước
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện nay số ngƣời béo phì đã lên tới
1,7 tỉ ngƣời [28], không chỉ gặp nhiều ở các quốc gia phát triển mà còn gặp cả
ở các quốc gia đang phát triển. Mỹ là nƣớc có số dân mắc bệnh cao nhất thế
giới, khoảng 60 triệu ngƣời (chiếm 30% dân số), tăng gấp 3 lần so với điều tra
năm 1991. Ở châu Âu, Anh là quốc gia đứng đầu bảng với 23% dân số. Tại
châu Á tỉ lệ thừa cân béo phì ở một số nƣớc nhƣ sau: Thái Lan 3,5%, Philipin
4,27%, Malaysia 3,01%, Nhật 3%, Trung Quốc 2%, Hồng Kông 3%.
Tại Việt Nam, theo tiêu chuẩn cho ngƣời châu Á, số ngƣời thừa cân béo
phì cũng tăng theo thời gian. Năm 1991 theo điều tra của Lê Huy Liệu và
cộng sự thì tỉ lệ thừa cân mắc bệnh béo phì nói chung tại Hà Nội là 1,1%. Đến
năm 2000 con số này đã là 2,62% tăng gần 2,5 lần trong vòng 10 năm (điều
tra của Lê Văn Hải).


16


×