Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tom tat lv nga Nghiên cứu một số đặc tính hóa sinh dược của dịch chiết từ rễ củ cây Trạch tả (Alisma phantagoaquatica L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.88 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế nước nhà hiện nay đang có những bước chuyển
mình mạnh mẽ do đó đời sống vật chất và tinh thần của con người
ngày càng được nâng cao. Phát triển kinh tế kéo theo sự thay đổi lối
sống, giảm các hoạt động thể lực, mức sống cao với sự dồi dào về
thực phẩm gắn liền với tình trạng thừa cân – béo phì.
Béo phì là trạng thái thừa cân do tăng khối lượng mỡ. Nếu
mỡ thừa phân phối đều toàn thân, đó là trường hợp béo phì toàn thân.
Nếu mỡ thừa tập trung chủ yếu ở bụng, mông đùi, đó là béo phì
hướng tâm, rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến rối loạn lipid máu [18].
Ngoài ra hiện tượng thừa cân và béo phì là nguyên nhân chính liên
quan đến các rối loạn về chuyển hoá, tăng huyết áp, tăng nguy cơ
mắc các bệnh đái tháo đường(ĐTĐ), tim mạch và các bệnh mãn tính
khác [28], [32].
ĐTĐ là một bệnh mãn tính, trong giai đoạn mới phát thường
làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
ĐTĐ là một trong những nguyên nhân chính của những căn bệnh
hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não,
bệnh về mắt, suy thận liệt dương, hoại thư,…gây ảnh hưởng lớn đến
sức khoẻ cộng đồng, cũng như kinh tế của quốc gia [5], [6].
Điều đáng lo ngại là ĐTĐ tăng nhanh ở các nước đang phát
triển. Cùng với ung thư và tim mạch, ĐTĐ là một trong 3 bệnh có tốc
độ phát triển nhanh chóng nhất. Hiện trên thế giới ước lượng có hơn
190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và số này tiếp tục tăng lên. Ước
tính năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu).
2
Theo WHO và liên đoàn ĐTĐ thế giới(IDF), Việt Nam là một trong
những nước có tỷ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ nhanh nhất thế giới( khoảng
8% -10%/ năm). So sánh giữa số liệu thống kê của năm 2002 và năm


2012 cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt Nam tăng tới 211%.
ĐTĐ có 2 dạng chính: ĐTĐ Type 1 do tụy tạng không tiết
insulin, và ĐTĐ type 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin. Trong
đó, ĐTĐ type 2 chiểm khoảng 90 đến 95% trong tổng số bệnh nhân
ĐTĐ, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng
nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí ở cả lứa tuổi thanh thiếu niên.
Bệnh ĐTĐ và béo phì có quan hệ chặt chẽ, trong đó ĐTĐ
là hậu quả của béo phì(Obesity) và thừa cân quá mức [24],[27].
Ngày nay có hàng loạt các loại thuốc ra đời nhằm điều trị và
hạn chế sự phát triển của bệnh ĐTĐ hiệu quả như insulin,
biguanid…. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc tổng hợp thường
kéo theo các phản ứng phụ cho cơ thể và giá thành cao. Tổ chức Y tế
thế giới WHO khuyến cáo là nên dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ
thảo dược với ưu điểm là nguồn dược liệu sẵn có, giá cả rẻ và ít gây
phản ứng phụ với cơ thể.
Ở nước ta nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ có nhiều loại thảo
dược trị bệnh ĐTĐ và béo phì được bắt đầu từ khoảng 8 năm trở lại
đây [25],[28],[29]. Các nghiên cứu đã chứng minh được một số
thảo dược có tác dụng chữa béo phì và ĐTĐ trên mô hình thực
nghiệm như vỏ quả Măng cụt, lá Khế, Mướp đắng, Thổ phục
linh
Qua thời gian khảo sát và tham khảo kết hợp với việc nghiên
cứu tài liệu về các bài thuốc cổ truyền ở nước ta, tôi nhận thấy cây
3
Trạch tả được đồng bào sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày làm
thuốc chữa bệnh. Trong Đông y chủ yếu làm thuốc thông tiểu, chữa
bệnh thuỷ thũng trong bệnh viêm thận, nhiễm trùng đường tiết niệu
gây đau buốt, có người nói là có thể chữa bệnh sỏi thận và lợi sữa.
Trên thực tế chưa có đề tài nào nghiên cứu về tác dụng sinh dược của
cây Trạch tả đối với bệnh béo phì và ĐTĐ.

Xuất phát từ thực tế, cùng với mong muốn góp phần vào
việc nghiên cứu, phát hiện thêm những đặc tính sinh dược học về
cây thuốc tự nhiên để dự phòng và chữa bệnh, chúng tôi chọn đề
tài: "Nghiên cứu một số đặc tính hóa sinh dược của dịch chiết từ
rễ củ cây Trạch tả (Alisma phantago-aquatica L.)".
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tác dụng của một số phân đoạn dịch chiết từ rễ
củ cây Trạch tả (Alisma phantago-aquatica L.) đến trọng lượng, chỉ số
lipid, nồng độ glucose huyết của chuột béo phì thực nghiệm .
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Tách, chiết các phân đoạn từ của rễ củ cây Trạch tả
(Alisma phantago-aquatica L.).
3.2. Khảo sát thành phần hoá học của rễ củ cây Trạch tả
(Alisma phantago-aquatica L.).
3.3. Xây dựng mô hình chuột béo phì thực nghiệm, chuột
ĐTĐ type 2.
3.4. Đánh giá tác dụng của các phân đoạn dịch chiết đến
trọng lượng, nồng độ glucose huyết và một số chỉ số lipid máu của
chuột béo phì thực nghiệm, trên mô hình chuột ĐTĐ mô phỏng type
2.
4
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Khảo sát thành phần hoá học của rễ củ cây Trạch tả (Alisma
phantago-aquatica L.) và nghiên cứu tác dụng của các phân đoạn
dịch chiết đến trọng lượng, nồng độ glucose huyết và một số chỉ số
lipid máu của chuột béo phì thực nghiệm, trên mô hình chuột ĐTĐ
mô phỏng type 2.
5. Đóng góp mới của luận văn
5.1. Cung cấp các dẫn liệu khoa học về thành phần hoá học
trong rễ củ cây Trạch tả.

5.2. Đánh giá tác dụng sinh dược của dịch chiết từ rễ củ cây
Trạch tả đến trọng lượng, nồng độ glucose huyết và một số chỉ số hóa
sinh của chuột béo phì thực nghiệm và ĐTĐ type 2.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các hợp chất thứ sinh thực vật
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về hợp chất thứ sinh thực vật
Quá trình trao đổi chất của sinh vật bao gồm sự tạo thành hợp
chất sơ cấp và hợp chất thứ cấp. Hợp chất sơ cấp là sản phẩm tạo thành
từ quá trình đồng hóa và dị hóa, có vai trò quan trọng đối với cơ thể
sống, bao gồm những chất thiết yếu cho cơ thể sống như các acid amin,
các acid nucleic, cacbonhydrat, lipid… Chúng là trung tâm của quá trình
trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Các hợp chất thứ sinh không có chức năng trực tiếp trong các
quá trình đồng hóa, hô hấp, vận chuyển, tăng trưởng và phát triển của
thực vật, mà chủ yếu là bảo vệ thực vật chống lại các tác nhân gây bệnh.
5
Căn cứ vào cấu trúc hóa học và tinh chất lý hóa mà các hợp chất
thứ sinh được phân làm ba nhóm chính: các hợp chất phenolic, các
terpen và ankaloid.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, các hợp chất polyphenol
(thuộc nhóm hợp chất phenolic) đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi
trong điều trị các bệnh như: ung thư, béo phì, tiểu đường,viêm gan,
chống oxy hóa [20], [22], [26].
1.1.1.1. Hợp chất phenolic
1.1.1.2. Flavonoid
1.1.1.3. Alkaloid
1.1.1.4. Terpen
1.1.2. Vai trò của các hợp chất thứ sinh ở thực vật
1.1.3. Ứng dụng của các hợp chất thứ sinh ở thực vật trong đời

sống
1.2. Bệnh béo phì (Obesity)
1.2.1. Khái niệm và phân loại bệnh béo phì
Bệnh béo phì (Obesity) được tổ chức y tế thế giới WHO định
nghĩa là: tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại
một vùng cơ thể hay toàn thân tới mức ảnh hưởng tới sức khỏe[28].
1.2.2. Thực trạng béo phì trên thế giới và Việt Nam
*Trên thế giới
Thừa cân – béo phì đang gia tăng trên toàn cầu, không những ở
người lớn mà cả ở trẻ em. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện
nay số người béo phì đã lên tới hơn 1.7 tỉ người [32], M• là nước có
số dân mắc bệnh cao nhất thế giới khoảng hơn 60 triệu người (chiếm
gần 35% dân số), tăng gấp 3 lần so với điều tra năm 1991. Ở Châu
6
Âu, Anh là quốc gia có số người thừa cân béo phì đứng thứ 2 trên thế
giới có hơn 20% số dân mắc bệnh.
*Ở Việt Nam
Năm 2007, Viện dinh dưỡng Quốc gia điều tra trên đối tượng
người trưởng thành 25-64 tuổi cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì là
16.8% và còn có xu hướng tăng lên. Trẻ em Việt Nam cũng có 16.3%
mắc thừa cân béo phì [24]. Hà Nội có 4.9% trẻ 4-6 tuổi mắc bệnh,
Thành Phố Hồ Chí Minh 6% trẻ dưới 5 tuổi và 22.7% học sinh tiểu
học cũng mắc vào tình trạng này[6].
1.2.3. Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì
1.2.4. Các tác hại và nguy cơ của bệnh béo phì
1.2.5. Rối loạn trao đổi lipid máu
Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol, triglycerides
(TG) huyết tương hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ lipoprotein phân tử
lượng cao, tăng nồng độ lipoprotein phân tử lượng thấp làm gia tăng
quá trình xơ vữa động mạch[18].

1.2.6. Giải pháp phòng và điều trị béo phì
Để phòng bệnh béo phì có hiệu quả, mỗi cá nhân cần nâng cao
nhận thức về dinh dưỡng và hoạt động thể lực.
Điều trị thừa cân béo phì dựa trên nguyên tắc kết hợp giữa chế
độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc. Trong đó chế độ ăn uống kết
hợp với luyện tập thể dục thể thao, lao động vừa sức là hai giải pháp
cơ bản.
1.3. Bệnh đái tháo đường (Diabetse mellitus)
1.3.1. Khái niệm và phân loại bệnh ĐTĐ
1.3.1.1. Khái niệm ĐTĐ
Theo tổ chức Y tế WHO, ĐTĐ là một hội chứng rối loạn
chuyển hóa cacbohydrat có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu
7
do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên
quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin[5], [13].
1.3.1.2. Phân loại ĐTĐ
* ĐTĐ type 1
* ĐTĐ type 2
1.3.2. Thực trạng ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam
*Trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có 30 triệu bệnh nhân vào
năm 1985, con số này tăng lên 135 triệu vào năm 1995 và lên đến
195 triệu bệnh nhân năm 2003 trong đó 2/3 là bệnh nhân ở những
quốc gia đang phát triển, năm 2010 có 221 triệu người và dự báo đến
năm 2025 là 330 triệu người mắc căn bệnh này, chiếm 6.0%. Tỷ lệ
bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang
phát triển (như Việt Nam) tăng hơn 170%.
*Ở Việt Nam
Theo nguồn Diabetes Atlas 2003 thống kê có 3% dân só VN bị
bệnh tiểu đường (15-25% dân số trên 50 tuổi). Theo PGS.TS Lương

Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh - tỷ lệ ĐTĐ
trên toàn quốc là 5,7% dân số (theo kết quả điều tra năm 2012). Theo
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên đoàn ĐTĐ thế giới (IDF), Việt
Nam là một trong những nước có tỷ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ nhanh nhất
thế giới (khoảng 8 - 10%/năm).
1.3.3. Các thuốc điều trị bệnh ĐTĐ
1.3.4. ĐTĐ với y học cổ truyền
1.4. Mối quan hệ giữa béo phì và ĐTĐ
* Mối quan hệ giữa béo phì và ĐTĐ
*Các biến chứng liên quan đến ĐTĐ và béo phì
8
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Mẫu thực vật
Trạch tả (Alisma phantago-aquatica L.) hay gọi là Mã đề nước, thuộc
chi Alisma, một chi nằm trong họ Trạch tả - Alismataceae.
2.1.2. Mẫu động vật
Chuột nhắt trắng Mus musculus (chủng Swiss) có trọng lượng 18-
20g .
2.1.3. Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm
*Dụng cụ
*Hóa chất
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Xử lý mẫu
2.2.2. Khảo sát thành phần các hợp chất tự nhiên có trong rễ củ
cây Trạch tả
2.2.2.1. Định tính một số nhóm hợp chất tự nhiên
*Định tính flavonoid
* Định tính tannin

*Định tính các polyphenol khác
*Định tính alkaloids
* Định tính glycoside:
2.2.2.2.Phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC)
2.2.3. Định lượng polyphenol tổng số theo phương pháp Folin-
Ciocalteau
2.2.4. Phương pháp tạo mô hình chuột béo phì và đái tháo đường
type 2
* Tạo mô hình chuột béo phì
9
- Nhóm nuôi thường (lô 1): Cho ăn chế độ bình thường (thức ăn
chuẩn của Viện Vệ sinh Dịch tễ TW).
- Nhóm nuôi béo (lô 2 đến lô 8): Cho ăn thức ăn giàu lipid với
thành phần được trộn từ nhiều loại thức ăn khác nhau như: ngô, sữa
bột, đậu tương, lòng đỏ trứng, lạc, mỡ nước…
- Thời gian nuôi chuột theo 2 chế độ ăn là 6 tuần.
* Phương pháp gây ĐTĐ type 2 từ chuột béo phì thực nghiệm
bằng Streptozotocin (STZ) liều thấp.
Sau khi chuột được nuôi béo phì thực nghiệm thành công chúng
tôi tiếp tục tiến hành gây ĐTĐ type 2 bằng cách tiêm liều đơn STZ
(110mg/kg thể trọng pha trong đệm citrate 0,01M, pH = 4,5).
* Phân lô chuột thí nghiệm
Lô 1: Chuột bình thường, uống nước cất (lô đối chứng âm)
Lô 2: Chuột béo phì-ĐTĐ, uống nước cất, không điều trị (lô đối
chứng dương)
Lô 3: Chuột béo phì-ĐTĐ , điều trị cao phân đoạn EtOH
Lô 4: Chuột béo phì-ĐTĐ, điều trị cao phân đoạn n- hexan
Lô 5: Chuột béo phì-ĐTĐ, điều trị cao phân đoạn CHCl
3
Lô 6: Chuột béo phì-ĐTĐ, điều trị cao phân đoạn EtOAc

Lô 7: Chuột béo phì-ĐTĐ, điều trị cao phân nước
Lô 8: Chuột béo phì-ĐTĐ, điều trị metformin
2.2.5. Thử độc tính cấp xác định LD
50
bằng đường uống
2.2.6. Phương pháp định lượng một số chỉ số hóa sinh( glucose,
lipid máu)
* Phương pháp định lượng glucose huyết.
*Tiến hành lấy mẫu thử nghiệm sau khi kết thúc đợt thí nghiệm
*Định lượng một số chỉ số lipid trong huyết thanh.
2.2.7. Phương pháp xử lý thống kê
10
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Quy trình tách chiết các phân đoạn từ rễ củ cây Trạch tả
(Alisma phantago-aquatica L.)
Từ 5000 gam rễ củ cây Trạch tả khô được ngâm kiệt 3 lần trong
ethanol 96% tinh khiết ở nhiệt độ phòng, lọc chiết 3 lần liên tiếp, loại
dung môi dưới áp suất giảm thu được tổng khối lượng mẫu cao cồn
tổng số là 298g. Giữ lại 50g dùng cho quá trình phân tích và điều trị
cho chuột (chiếm 16,78% tổng khối lượng cao cồn tổng số), khối
lượng cao cồn còn lại (248g) dùng để tách chiết qua các dung môi
hữu cơ có độ phân cực tăng dần: n-hexan, chloroform, ethylacetate
theo quy trình chiết rút trên. Cụ thể là hòa tan cao cồn tổng số vào
nước ấm rồi chiết, lọc 3 lần qua dung môi n-hexan tỷ lệ 1:1 theo thể
tích. Thu phân lớp n-hexan cô loại bỏ dung môi được 97g cao phân
đoạn n-hexan. Phân lớp nước còn lại hòa tan với CHCl
3
tỷ lệ 1:1 theo
thể tích(cũng chiết , lọc 3 lần), thu phân lớp CHCl

3
cô loại bỏ dung
môi thu được cao phân đoạn CHCl
3
38g . Phân lớp nước còn lại hoà
tan với EtOAc tỷ lệ 1:1 theo thể tích (cũng chiết, lọc 3 lần), thu phân
lớp EtOAc cô loại bỏ dung môi được 45g cao phân đoạn EtOAc.
Phân lớp nước còn lại cô cạn được cao phân đoạn nước 60,8g
Bảng 3.1. Hiệu suất tách chiết các phân đoạn từ rễ củ cây Trạch tả
Phân đoạn
Khối lượng dịch
chiết cô đặc (g)
Hiệu suất chiết rút
(% nguyên liệu khô)
Cao ethanol 298 5,96
Cao n-hexan 97 1,94
Cao CHCl
3
31 0,62
Cao EtOAc 45 0,9
Cao PĐ nước 60,8 1,22
11
% Tính theo nguyên liệu khô ban đầu
Hiệu suất chiết rút cao nhất là ở phân đoạn cao ethanol (5,96%),
tiếp đến là cao phân đoạn n-hexan(1,94%), cao phân đoạn
ethylacetate là (0,9%), và thấp nhất cao phân đoạn chloroform
(0,62%). Kết quả này cho thấy trong rễ củ cây Trạch tả có chứa một
lượng lớn các hợp chất tự nhiên và các cao phân đoạn thu được sẽ
được sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.
3.2. Kết quả khảo sát thành phần các hợp chất tự nhiên có trong

các phân đoạn dịch chiết rễ củ cây Trạch tả
3.2.1. Định tính một số hợp chất tự nhiên có trong rễ củ cây Trạch
tả
Chúng tôi tiến hành thử định tính bằng các phản ứng hóa học
đặc trưng. Kết quả được trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2 .Bảng kết quả định tính một số hợp chất tự nhiên
trong các phân đoạn dịch chiết từ rễ củ cây Trạch tả
Nhóm chất Thuốc thử
Mẫu
EtOH n-hexan CHCl
3
EtOAc

nước
Flavonoid
Shinoda +++ +++ + + +
Diazo ++ ++ + + -
H
2
SO
4
đặc +++ +++ - + +
Tannin
Vanilin/HCl(đ) + + + - -
Vanilin +++ +++ + + +
Gelatin/NaCl ++ + + ++ +
Acetat chì +++ +++ +
Polyphenol
khác
NaOH 10% +++ ++ -

FeCl
3
5% ++ ++ + + +
12
Alkaloid
Mayer + + + + -
Dragendroff ++ + + + +
Bouchardat + - - - -
Glycoside Keller-killian +++ ++ + + +
(Ghi chú: (+): Các mức phản ứng dương tính (-): Phản ứng âm tính;
Mức độ phản ứng được thể hiện bằng số dấu (+) hoặc (-) )
Kết quả định tính cho thấy, thành phần các hợp chất trong rễ củ
cây Trạch tả khá phong phú, có đầy đủ các nhóm hợp chất tự nhiên
phổ biến như flavonoid, tannin, glycoside. Căn cứ vào mức độ phản
ứng cho thấy cao phân đoạn EtOH, n-hexan phản ứng với các thuốc
thử nhận biết flavonoid, tannin và alkaloid mạnh hơn với các phân
đoạn còn lại. Như vậy, cao phân đoạn EtOH, n-hexan chứa hàm
lượng các chất tự nhiên lớn và phong phú nhất, tiếp đến là phân đoạn
EtOAc và CHCl
3
, cuối cùng là phân đoạn nước.
3.2.2. Phân tích thành phần hợp chất tự nhiên có trong rễ củ cây
Trạch tả bằng sắc ký lớp mỏng
Qua quá trình thăm dò chúng tôi thấy hệ dung môi Petroleum
ether : Diethyl ether : Acetic acid 1% = 95 : 5 :1%, hiện màu bằng
dung dịch H
2
SO
4
10% - Vanilin 1% mới pha trong methanol được

phun đều trên bản mỏng. là cho kết quả rõ nét nhất và được chúng tôi
lựa chọn là dung môi phù hợp.
Màu sắc các băng vạch gồm các màu chủ yếu như: Màu vàng
(flavonoid), màu tím (tecpen), màu xanh (tanin) chứng tỏ trong các
phân đoạn dịch chiết từ rễ củ cây Trạch tả chứa thành phần các hợp
chất tự nhiên khá phong phú. Đây là cơ sở bước đầu cho phép chúng
ta tiếp tục khảo sát các tác dụng của các hoạt chất có trong rễ củ cây
Trạch tả lên trọng lượng, nồng độ đường huyết và chỉ số lipid trên
chuột, béo phì và ĐTĐ
13
3.3. Định lượng polyphenol tổng số theo phương pháp Folin-
Ciocalteau
Đường chuẩn gallic acid được xây dựng bằng cách chuẩn bị các
dung dịch gallic acid ở các nồng độ 0; 50; 100; 250; 500; 1000mg/l,
tiến hành so màu trên máy quang phổ UV VIS 1000 ở bước sóng
λ=760nm. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.4
Bảng 3.4: Kết quả xây dựng đường chuẩn gallic acid
STT Acid gallic (mg/l) OD 760nm
1 0 0,031
2 50 0,069
3 100 0,101
4 250 0,238
5 500 0,506
6 1000 1,073
Định lượng polyphenol của dịch chiết các phân đoạn bằng
phương pháp Folin-Ciocalteau. Dịch chiết mẫu cho phản ứng với
thuốc thử Folin-Ciacalteau tạo ra sản phẩm có màu xanh lam. So màu
trên máy quang phổ UV VIS 1000 ở bước sóng λ = 760nm, dùng
chất chuẩn là gallic acid để tính lượng polyphenol. Kết quả được
trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả định lượng polyphenol tổng số
trong các phân đoạn dịch chiết từ rễ củ cây Trạch tả
Mẫu OD
760nm
Hàm lượng
polyphenol
(mg/l)
Tỷ lệ (%)
Cao EtOH 0,442 408 4,08
Cao n-hexan 0,396 362 3,62
14
Cao CHCl
3
0,257 223 2,23
Cao EtOAc 0,310 276 2,76
Cao PĐ nước 0,102 68 0,68
Qua kết quả bảng 3.5 ta thấy hàm lượng polyphenol tổng số
trong cao EtOH là cao nhất (408 mg/l), thấp nhất là cao phân đoạn
nước (68 mg/l), các cao phân đoạn n-hexan, CHCl
3
, EtOAc lần lượt
là 362 mmg/l; 223 mg/l; 276 mg/l.
3.4. Kết quả xác định liều độc cấp
Sau 72 giờ theo dõi với các liều 6500, 7000, 7500, 8000 mg/kg
thể trọng thấy không có con chuột nào chết. Đến liều cao nhất
8000mg/kg thể trọng cũng không có con nào chết, vì vậy chưa tính
được LD
50
, nghĩa là có thể kết luận các phân đoạn dịch chiết từ rễ củ
cây trạch tả hoàn toàn không độc dù là liều rất cao theo đường uống.

3.5. Kết quả tạo mô hình chuột béo phì thực nghiệm và mô hình
ĐTĐ type 2
3.5.1. Kết quả tạo mô hình chuột béo phì thực nghiệm
Bảng 3.7. Trọng lượng trung bình (tính theo gam)
Nhóm
chuột
Ban
đầu
Trọng lượng trung bình của các lô chuột
sau mỗi tuần
Tỷ lệ %
(sau 6
tuần so
với ban
đầu)
Tuần
1
Tuần
2
Tuần
3
Tuần
4
Tuần
5
Tuần
6
Nhóm
ăn
thường

18,25
±0,57
19,87
±0,67
22,96
± 0,74
25,53
± 0,76
28,46
± 0,73
32,13
± 0,84
35,06
± 0,96
92,10%
Nhóm
ăn béo
19,08
± 0,59
23,79
±1,13
29,38
± 1,28
36,88
± 1,76
43,15
± 1,73
49,95
± 1,74
55,36

± 1,79
189,25%
15
(**) (*) (*) (*) (*) (*) (*)
của hai nhóm chuột nuôi bằng hai chế độ dinh dưỡng khác nhau.
(Số liệu trong bảng là giá trị trung bình của các lô với sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa nhóm ăn béo so với nhóm ăn thường: (*) : p <
0,05; (**) : p > 0,05)
Sau 6 tuần nuôi, chuột nuôi với thức ăn thường trọng lượng cơ thể
chỉ tăng thêm 16,81g ứng với 92,10% so với ban đầu, trong khi chuột
nuôi với thức ăn có hàm lượng lipid và cholesterol cao trọng lượng cơ
thể tăng thêm 36,25g ứng với 189,98% so với ban đầu. Như vậy, chuột
ăn thức ăn có hàm lượng lipid và cholesterol cao đã tăng trọng hơn so
với chuột ăn thức ăn thường là 19,44 g hay gấp 2,15 lần. Đây là kết quả
khả quan, phù hợp với thực nghiệm nuôi béo phì dòng chuột nhắt trắng
chủng Swiss
Bảng 3.8. So sánh một số chỉ số hóa sinh máu giữa
nhóm chuột ăn thường và nhóm chuột ăn béo thực nghiệm.
Chỉ số
(mmol/l)
Nhóm ăn
thường
Nhóm ăn
béo
Sự thay đổi %
của nhóm ăn
béo
Cholesterol tổng (TC)
3,46 ± 0,18 5,42* ± 0,24 ↑56,65%
Triglycerid (TG)

1,65 ± 0,28 2,41* ± 0,20 ↑46,06%
HDL-c
1,46 ± 0,24 0,87* ± 0,18 ↓40,41%
LDL-c
0,67 ± 0,08 1,06* ± 0,24 ↑58,21%
Glucose
6,18 ± 0,37 8,75* ± 0,38 ↑41,58%
(Số liệu thể hiện trong bảng là giá trị trung bình của các
nhóm chuột;(*): p < 0,05 so sánh với nhóm ăn thường)
Hàm lượng glucose của chuột trong nhóm ăn thức ăn béo là 8,75
mmol/l, tăng 41,58% so với chuột thường (6,18 mmol/l).
16
Hàm lượng TC trong máu chuột nhóm ăn béo đạt 5,42mmol/l
tăng 56,65% so với nhóm nuôi thường. Hàm lượng TG trong máu
chuột nuôi béo là 2,41mmol/l tăng 46,06% so với nhóm chuột nuôi
thường
Hàm lượng LDL -c trong máu chuột ăn thức ăn béo là 1,06 mmol/l,
tăng 58,21% so với nhóm nuôi thường (0,67 mmol/l) với p < 0,05. Trái
lại, ở nhóm nuôi béo thì chỉ số HDL -c (0,87mmol/l) lại có sụt giảm
mạnh, giảm tới 40,41% so với chuột nuôi thường (1,46 mmol/l), với p <
0,05.
Như vậy với sự tăng trọng lượng cơ thể, tăng glucose huyết
cùng với các chỉ số mỡ máu tăng cao (TC, TG, LDL-c) và giảm
HDL-c ở chuột cũng như những hiểu biết về quá trình chuyển hoá
lipid, chúng tôi có thể kết luận rằng mô hình gây chuột béo phì bằng
các chế độ ăn giàu chất béo đã thành công và tiếp tục sử dụng cho
những nghiên cứu tiếp theo.
3.5.2. Kết quả tạo mô hình ĐTĐ type 2
Kết hợp giữa chế độ ăn béo trong thời gian 6 tuần và tiêm màng
bụng STZ liều đơn 110mg/kg thể trọng (pha trong đệm Citrat 0,01M ;

pH 4,5), chúng tôi đã thành công trong việc gây ĐTĐ type 2 thực
nghiệm.
Bảng 3.9. Nồng độ glucose huyết lúc đói của các lô chuột thí nghiệm
trước và sau khi tiêm STZ 72 giờ
Các lô chuột
Nồng độ glucose huyết (mmol/l)
Trước khi tiêm Sau khi tiêm 72h
Chuột thường tiêm đệm 6,18 ± 0,21 6,62 ± 0,38(*)
Chuột thường tiêm STZ
(110mg/kg)
6,20 ± 0,34 8,20 ± 0,25(**)
Chuột béo phì tiêm đệm 8,35 ± 0,36 8,66 ± 0,45(*)
17
Chuột béo phì tiêm STZ
(110mg/kg)
8,74 ± 0,42 22,52 ± 1.25(**)
(Ghi chú: (*)với p=0,109; 0,752 > 0,05. (**) với p < 0,05)
Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy rằng ở chuột thường tiêm STZ thì
nồng độ glucose huyết thay đổi rất ít. Điều này có thể do chuột ăn
thức ăn chuẩn có thể tự điều chỉnh nồng độ glucose huyết nhờ lượng
insulin tiết ra điều hoà lượng glucose huyết.
Trong khi đó chuột béo phì tiêm STZ sau 72 giờ có sự thay đổi
nồng độ glucose huyết lớn (tăng từ 8,74 mmol/l lên tới 22,52
mmol/l). Nồng độ glucose huyết tăng cao chứng tỏ: những rối loạn về
chuyển hóa lipid rất dễ dẫn đến rối loạn về chuyển hóa gluxit. Kết
quả là chúng tôi đã có được lô chuột với nồng độ glucose huyết cao
hơn 18 mmol/l chứng tỏ chúng bị ĐTĐ. Kết quả thu được phù hợp
với nghiên cứu của tác giả Đỗ Ngọc Liên và cộng sự (2006), Phùng
Thanh Hương, Trần Thị Chi Mai và nhiều nghiên cứu khác khi tiến
hành gây ĐTĐ bằng STZ trên mô hình chuột béo, đều có glucose

huyết tăng cao trên 18mmol/l.
Như vậy việc kết hợp nuôi béo và tiêm STZ(pha trong đệm Citrat
0,01M ; pH 4,5) liều đơn 110mg/kg dưới màng bụng là thành công
trong mô hình chuột ĐTĐ thực nghiệm mô phỏng theo ĐTĐ type 2.
3.6. Tác dụng của các phân đoạn dịch chiết rễ củ cây Trạch tả lên
chuột ĐTĐ type 2
3.6.1. Tác dụng giảm thể trọng cơ thể chuột
Bảng 3.10. Trọng lượng chuột trước và sau khi điều trị
bằng các cao phân đoạn từ rễ củ cây Trạch tả
Lô chuột điều trị
Trọng lượng (g) Sự thay đổi %
sau 21 ngày
điều trị
M
0
(g)
M
21
(g)
18
Lô 1 (Bình thường) 35,06 ± 0,96 37,69 ± 2,14 ↑ 7,50 %
Lô 2 (Không điều trị) 55,88 ± 1,76 63,20 ± 1,52 ↑ 13,10 %
Lô 3 (EtOH) 54,46 ± 1,79 49,22 ± 1,48 ↓ 9,62 %
Lô 4 (n-hexan) 55,25 ± 2,06 50,75± 1,37 ↓ 8,14 %
Lô 5 (CHCl
3
) 56,34 ± 1,28 52,67 ± 1,65 ↓ 6,51 %
Lô 6 (EtOAc) 55,44 ± 1,70 52,24 ± 1,87 ↓ 5,77 %
Lô 7 (PĐ nước) 55,36 ± 1,64 53,86 ± 2,50 ↓ 2,70 %
Lô 8 (Metf) 54,76 ± 1,35 51,69 ± 1,54 ↓ 5,61 %

M
0
: Trọng lượng (g) chuột trước khi điều trị
M
21
: Trọng lượng (g) chuột sau 21 ngày điều trị
Từ kết quả bảng 3.10 chúng tôi nhận thấy với lô chuột ăn thức
ăn thường và lô chuột ĐTĐ type 2 không điều trị mà chỉ cho uống
nước thì trọng lượng cơ thể sau 21 ngày vẫn tăng lên. Ở lô ăn thức ăn
thường tăng 7,5%, lô ĐTĐ type 2 không điều trị tăng 13,10%. Còn
đối với các lô chuột ĐTĐ type 2 có trọng lượng cơ thể khá cao nhưng
sau khi chúng được điều trị bằng cách cho uống các dịch chiết từ các
phân đoạn rễ củ cây Trạch tả với liều dùng là 2000mg/kg thể trọng
thì kết quả thu được cho thấy trọng lượng cơ thể chuột sau 21 ngày
điều trị đã có xu hướng giảm xuống. Cụ thể là: lô chuột uống
Metformin giảm 5,61%, lô chuột uống cao phân đoạn CHCl
3
giảm
6,51%, lô chuột uống cao phân đoạn EtOAc giảm 5,77%, lô uống n-
hexan giảm khá cao 8,14%, lô uống cao phân đoạn EtOH cho kết quả
giảm trọng lượng cơ thể chuột mạnh nhất 9,62% còn lô uống cao
phân đoạn nước giảm thấp nhất 2,70%.
Từ số liệu trên ta có thể nhận xét: Trong các dịch chiết từ rễ củ
cây Trạch tả đều có khả năng làm giảm trọng lượng cơ thể chuột ở
các mức độ khác nhau. Trong đó, chuột ĐTĐ type 2 uống EtOH là
19
cho kết quả giảm lớn nhất, rồi đến lô chuột uống n-hexan. Giảm ít
nhất là lô chuột uống phân đoạn nước sau 21 ngày điều trị.
3.6.2. Tác dụng hạ glucose huyết trên mô hình chuột ĐTĐ type 2
Bảng 3.11. Kết quả nồng độ glucose huyết lúc đói của các lô chuột

sau 21 ngày điều trị.
Lô chuột
điều trị
Nồng độ glucose huyết lúc đói
(mmol/l)
Tỷ lệ %
(sau 21
ngày so với
trước ĐT)
Trước
ĐT
7 ngày
ĐT
14
ngày
ĐT
21
ngày
ĐT
Lô1
(Đối chứng)
6,61
± 0.48
6,68
± 0,34
6,73
± 0,47
6,64
± 0,26
↓ 0,45 %

Lô 2
(Không ĐT)
22,34
± 3,70
23,07
± 1,38
24,18
± 1,30
25,02
± 1,42
↑ 11,99 %
Lô 3
( EtOH)
21,58
± 3,28
18,08*
± 1,46
14,55*
± 2,06
11,19*
± 1,32
↓ 48,15 %
Lô 4
(n-hexan)
23,19
± 2,63
19,67*
± 2,60
15,54*
± 2,14

11,87*
± 1,68
↓ 48,81 %
Lô 5
(Cloroform)
22,75
± 3,45
20,32*
± 2,35
17,46*
± 2,47
14,24*
±2,49
↓ 37,41 %
Lô 6
( EtOAc)
23,08
± 3,92
20,13*
± 1,56
17,82*
± 1,24
13,98*
± 1,54
↓ 39,43 %
Lô 7
(PĐ nước)
22,74
± 2,76
20,63*

± 1,71
17,72*
± 1,84
16,47*
± 1,25
↓ 27,57 %
Lô 8
(Metf)
21,98
± 2,88
16,49*
± 2,16
13,66*
± 2,79
9,19*
± 1,47
↓ 58,19 %
Ở lô chuột thường uống nước cất nồng độ glucose huyết hầu như
không thay đổi nhiều (p > 0,05). Tuy nhiên ở lô chuột ĐTĐ type 2
20
không điều trị nồng độ glucose đã có sự tăng từ 22,34 mmol/l ở ngày
thứ 0 điều trị lên 25,02 mmol/l ở ngày thứ 21 điều trị (tăng tương ứng
11,99% so với trước khi ĐT), hiện tượng này cho thấy là chuột ĐTĐ
type 2 không được điều trị thì hàm lượng đường huyết ngày càng tăng
chính là biểu hiện của bệnh ĐTĐ thực sự ngày một nghiêm trọng hơn.
Cao phân đoạn EtOH và n- hexan cho thấy có tác dụng giảm mạnh
nhất với nồng độ glucose huyết sau 21 ngày điều trị lần lượt là: (11,19
mmol/l (giảm tương ứng 48,15% so với trước ĐT) và 11,87 mmol/l
(giảm tương ứng 48,81% so với trước ĐT), với mức ý nghĩa (p< 0,05)).
Tiếp theo là cao phân đoạn EtOAc giảm từ 23,08mmol/l xuống

13,98mmol/l (tương ứng giảm 39,43% so với trước ĐT), cao phân đoạn
CHCl
3
giảm từ 22,75mmol/l xuống 14,24 mmol/l (tương ứng giảm là
37,41% so với trước ĐT). Cuối cùng là cao phân đoạn nước giảm từ
22,74mmol/l xuống 16,47mmol/l (tương ứng giảm 27,57% so với trước
ĐT) sau 21 ngày điều trị với mức ý nghĩa p< 0,05.
Metformin là loại thuốc hiệu quả trong điều trị hạ glucose huyết
của bệnh ĐTĐ với mức giảm sau 21 ngày điều trị xuống còn 9,19
mmol/l (tương ứng giảm 58,19% so với trước ĐT) với mức ý nghĩa p <
0,05 liều dùng là 500mg/ kg thể trọng.
Từ kết quả trên ta có thể thấy được trong rễ củ cây Trạch tả có
chứa nhiều hợp chất thứ sinh có tác dụng giảm glucose huyết. Trong các
phân đoạn dịch chiết thì cao phân đoạn EtOH và n-hexan là có tác dụng
giảm đường huyết rõ nét hơn trong điều trị ĐTĐ type 2.Tuy nhiên muốn
phát triển thực phẩm chức năng chữa ĐTĐ từ rễ củ cây Trạch tả cần có
thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn về các hợp chất trong mỗi phân đoạn
dịch chiết đặc biệt là trong phân đoạn EtOH và n-hexan đã thể hiện hiệu
quả tốt hơn.
21
3.6.3.Tác dụng đến chuyển hóa lipid trên mô hình chuột ĐTĐ type
2
Để có thêm cơ sở đánh giá ảnh hưởng của các phân đoạn dịch chiết
đến một số chỉ số lipid trong huyết thanh của chuột ĐTĐ type 2 thì vào
ngày cuối cùng của thời gian điều trị ( ngày thứ 21) sau khi cho nhịn đói
qua đêm chúng tôi chọn hai lô chuột có chỉ số đường huyết thấp là lô 3
(lô điều trị bằng cao phân đoạn EtOH) và lô 4 (lô điều trị bằng cao phân
đoạn n-hexan) rồi tiến hành lấy máu tổng số và phân tích một số chỉ số
lipid: cholesterol, triglycerid, HDL-c, LDL-c.
Bảng 3.12. Tác dụng của cao PĐ EtOH và n-hexan

lên một số chỉ số lipid ở chuột ĐTĐ type 2 sau điều trị 21 ngày
p
< 0,05 khi so sánh với chuột điều trị.
Lô điều trị bằng EtOH hàm lượng cholesterol giảm từ 5,42
mmol/l xuống 4,23mmol/l (tương ứng giảm 21,95% so với trước khi
Chỉ số
hóa sinh
(mmol/l)
Trước ĐT
Sau 21 ngày điều trị
Cao PĐ
EtOH
Cao PĐ
n-hexan
TC
5,42 ±0,24 4,23 ± 0,20 4,56 ± 0,19
↓ 21,95 % ↓ 15,87 %
TG
2,81 ± 0,20 1,45 ± 0,24 1,67 ± 0,18
↓ 48,40 % ↓ 40,57 %
HDL-c
0,85 ± 0,18 2,16 ± 0,21 2,03 ± 0,28
↑ 154,12 % ↑ 138,83 %
LDL-c
1,09 ± 0,24 0,72 ± 0,38 0,81 ± 0,23
↓ 33,94 % ↓ 25,69 %
22
điều trị), tỷ lệ này giảm mạnh hơn so với lô điều trị bằng cao phân
đoạn n-hexan (giảm 15,87% so với trước khi điều trị). Hàm lượng
triglycerid ở lô điều trị EtOH giảm 48,40% mạnh hơn so với lô điều

trị bằng phân đoạn n-hexan giảm 40,57% so với trước khi điều trị.
Theo các nghiên cứu của nhiều tác giả thì hàm lượng cholesterol
trong máu bệnh nhân béo phì thường cao hơn so với mức bình
thường. Điều này dễ gây ra nguy cơ “tăng mỡ máu” một biểu hiện
bệnh lý nghiêm trọng. Hơn nữa khi hàm lượng cholesterol tăng sẽ
làm cho hàm lượng LDL-c cũng tăng theo. Theo các kết quả nghiên
cứu trên người cho thấy, nếu hàm lượng LDL-c tăng 0,6 % thì nguy
cơ nhồi máu cơ tim tăng lên 1%. Như vậy ta có thể kết luận là cao
phân đoạn EtOH và n-hexan đã có tác dụng làm hạ hàm lượng
cholesterol và triglycerid trong máu chuột ĐTĐ type 2, xét về mặt
sinh học cơ thể đây là một kết quả rất có ý nghĩa, với p < 0,05.
Sau 21 ngày điều trị cao phân đoạn EtOH và n-hexan thì chỉ số
LDL-c trong máu chuột giảm xuống lần lượt là 33,94% và 25,69% so
với trước khi điều trị. Như vậy lô chuột điều trị bằng cao phân đoạn
EtOH giảm mạnh hơn với p < 0,05. Trong khi đó chỉ số HDL-c
trong máu chuột có chiều hướng tăng lên, lô điều trị phân đoạn EtOH
tăng 154,12% so với chỉ số trước điều trị, còn lô điều trị bằng phân
đoạn n-hexan tăng 138,82% so với chỉ số trước điều trị có ý nghĩa
với p < 0,05.
Kết quả bước đầu cho thấy dịch chiết các phân đoạn EtOH và
phân đoạn n-hexan có tác dụng giảm cholesterol toàn phần,
triglycerid và LDL-c tương đối tốt. Mặt khác chỉ số HDL-c lại có xu
hướng tăng mạnh nhất là ở lô điều trị bằng phân đoạn EtOH, chỉ số
HDL-c tăng là một trong những dấu hiệu khả quan trong điều trị rối
loạn lipid vì HDL-c được mệnh danh là “lipoprotein tốt”. Mặt khác
23
chỉ số HDL-c tăng cũng giải thích tại sao lượng cholesterol toàn
phần, triglycerid giảm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu trong quá trình thực nghiệm,
chúng tôi rút ra những kết luận sau:
1. Thành phần các hợp chất thứ sinh trong dịch chiết từ rễ củ
cây Trạch tả khá phong phú, bao gồm: Flavonoid, alkaloid,
glycoside và tanin.
2. Tác dụng giảm trọng lượng cơ thể của một số phân đoạn
dịch chiết sau 21 ngày điều trị là rất rõ rệt. Lô uống cao phân đoạn
EtOH cho kết quả giảm trọng lượng cơ thể chuột mạnh nhất 9,62%,
các lô điều trị bằng phân đoạn n-hexan, CHCl
3
, EtOAc giảm lần lượt
là 8,14%; 6,51%; 5,77% còn lô uống cao phân đoạn nước giảm thấp
nhất 2,70% so với trọng lượng cơ thể trước điều trị.
3. Một số phân đoạn dịch chiết từ rễ củ cây Trạch tả có khả
năng hạ đường huyết trên mô hình chuột ĐTĐ type 2: Hàm lượng
glucose huyết của lô chuột uống phân đoạn cao EtOH tổng số giảm
48,15%; lô chuột uống cao n-hexan giảm 48,81%; lô chuột uống cao
phân đoạn EtOAc nồng độ glucose huyết giảm 39,43% và lô chuột
uống cao CHCl
3
giảm 37,41% lô uống cao phân đoạn nước giảm thấp
nhất 27,57% so với lô nuôi thường. Kết quả điều trị cho thấy lô chuột
uống phân đoạn n-hexan và EtOH có tác dụng hạ đường huyết tốt
nhất.
24
4. Tác dụng chống rối loạn trao đổi lipid được thể hiện ở hàm
lượng cholesterol, triglycerid, LDL-c của lô chuột uống phân đoạn
EtOH lần lượt giảm 21,95 %; 48,40 %; 33,94 % còn đối với lô chuột
uống cao phân đoạn n-hexan lần lượt giảm 15,87 %; 40,57 %; 25,69
% so với trước khi điều trị. Trong khi đó chỉ số HDL-c ở cả 2 lô uống

cao EtOH và cao n-hexan đều tăng lần lượt là 154,12 %; 138,83 % so
với trước khi điều trị. Kết quả điều trị cho thấy tác dụng điều trị của
cao phân đoạn EtOH chống rối loạn trao đổi lipid là tốt nhất.
Kiến nghị
- Tiếp tục nghiên cứu các phương pháp tách, tinh chế và xác
định hàm lượng các chất trong rễ củ cây Trạch tả (Alisma phantago-
aquatica L.).
- Nghiên cứu thành phần và các chất trong rễ củ cây Trạch tả
ở các vùng địa lí khác nhau.
- Đi sâu nghiên cứu cơ chế hóa sinh của một số hợp chất thứ
sinh có tác dụng chống béo phì và hạ đường huyết trong rễ củ cây
Trạch tả.

×