Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu tác động ban đầu của dự án KFW4 trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 108 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là tài liệu nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và được cập nhật từ tài liệu của dự án
Trung ương, tỉnh Thanh Hoá và huyện Thạch Thành, chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.

Hà Nội, Ngày tháng

năm 2016

Tác giả

Phan Thu Nga


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cao học khoá 21, được sự đồng
ý của Trường Đại học Lâm nghiệp - khoa đào tạo sau đại học, tôi đã thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu tác động ban đầu của dự án KfW4 trên địa bàn huyện
Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá”.Nhân dịp hoàn thành đề tài, tôi xin chân
thành cảm ơn Khoa đào tạo sau Đại học, các Thầy, Cô giáo trường Đại học Lâm
nghiệp đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong quá trình học tập tại
trường. Tôi đặc biệt cảm ơn thầy giáo TS.Đinh Đức Thuận, ngườiđã trực tiếp
hướng dẫn khoa học cho tôi, đã dành nhiều thời gian, tận tình giúp đỡ trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ Khoa đào tạo sau đại học, đặc biệt trân
trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Thiết đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong


suốt thời gian học tập và hoàn thiện báo cáo tốt nghiệp.
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý dự án KfW4 các
cấp, bà con nhân dân, đặc biệt là BQLDA KfW4 huyện Thạch Thành tỉnh Thanh
Hoá, các anh chị cán bộ dự án KfW4, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp và gia
đình đã động viên, giúp đỡ và cho những ý kiến góp ý quý báu để hoàn thiện báo
cáo này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và trình độ còn hạn
chế, địa bàn nghiên cứu xa xôi, dự án đã kết thúc khá lâu, nên báo cáo không
thể tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm. Tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng
nghiệp để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày tháng

năm 2016

Tác giả

Phan Thu Nga


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ vi

DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA DỰ ÁN ODA ........................................................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về dự án............................................................................... 5
1.1.2. Phân loại dự án và dự án ODA ............................................................. 7
1.1.3. Chu trình quản lý dự án ...................................................................... 12
1.1.4. Đánh giá dự án ................................................................................... 15
1.1.5. Dự án Lâm nghiệp .............................................................................. 16
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 18
1.2.1. Tình hình thực hiện ODA trên thế giới ............................................... 18
1.2.2. Tình hình thực hiện ODA ở Việt Nam ................................................ 20
1.3. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu .......................................................... 21
1.3.1. Trên thế giới ....................................................................................... 21
1.3.2. Ở Việt Nam ........................................................................................ 23
Chương 2ĐẶC ĐIỂMĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 26
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyên Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá .................... 26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 26


iv

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 34
2.1.3. Đánh giá chung về kinh tế xã hội ........................................................ 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 39
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................... 39
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp..................................... 39
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................... 40

2.2.4. Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu, thông tin............... 41
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu để tiến hành đánh giá ............................... 42
2.3.1.Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu tác động về mặt kinh tế: ............................. 42
2.3.2.Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu tác động về mặt xã hội ............................... 43
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu tác động về mặt môi trường....................... 43
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 45
3.1. Khái quát chung về dự án KfW4 “Trồng rừng ở các tỉnh Thanh Hoá và
Nghệ An" ..................................................................................................... 45
3.1.1. Thông tin chung về Dự án .................................................................. 45
3.1.2. Mục tiêu Dự án ................................................................................... 46
3.1.3. Tổng mức đầu tư ................................................................................ 47
3.1.4. Tổ chức và thực hiện Dự án ................................................................ 47
3.1.5. Dịch vụ tư vấn .................................................................................... 49
3.2. Đánh giá tình hình thực hiện dự án KfW4 trên địa bàn huyện Thạch
Thành tỉnh Thanh Hoá .................................................................................. 50
3.2.1. Lập kế hoạch trồng rừng của Dự án .................................................... 50
3.2.2. Hoạt động phổ cập và dịch vụ hỗ trợ .................................................. 53
3.2.3. Cung cấp vật tư đầu vào cho trồng rừng ............................................. 55
3.2.4. Kết quả trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng............................... 56
3.2.5. Lập và quản lý TKTG cho các hộ trồng rừng dự án ............................ 56
3.2.6. Làm đường Lâm nghiệp và đường tuần tra ......................................... 59


v

3.2.7. Công tác giám sát đánh giá ................................................................. 60
3.3. Nghiên cứu, đánh giá tác động của Dự án KfW4 trên địa bàn huyện
Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá ....................................................................... 61
3.3.1. Tác động của Dự án đến phát triển kinh tế .......................................... 61
3.3.2. Tác động của Dự án đến xã hội........................................................... 67

3.3.3. Tác động của Dự án đến môi trường ................................................... 70
3.4. Đánh giá những mặt mạnh và những điểm yếu của dự án. ..................... 72
3.4.1. Những mặt mạnh của dự án KfW4 ..................................................... 72
3.4.2. Những điểm yếu của dự án KfW4. ..................................................... 73
3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì kết quả của Dự án ..................... 76
3.5.1. Thành lập các tổ quản lý rừng cộng đồng ........................................... 77
3.5.2. Hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực chế biến
các sản phẩm lâm nghiệp. ............................................................................. 77
3.5.3. Tăng cường các biện pháp quản lý rừng, hoàn thiện các tổ chức quản lý
rừng, khai thác và tiếp thị sản phẩm từ rừng (Tổ chức khuyến lâm hoặc phòng
Nông nghiệp huyện Thạch Thành). .............................................................. 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BQL

Ban quản lý

BQLDA


Ban quản lý dự án

HGĐ

Hộ gia đình

KNTS

Khoanh nuôi tái sinh

KNXTTS

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

PTNT

Phát triển nông thôn

TKTG

Tài khoản tiền gửi

TKTGCN

Tài khoản tiền gửi cá nhân

UBND

Ủy ban nhân dân


USD

Đô la Mỹ


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1

Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp huyện Thạch Thành

31

2.2

Diễn biến độ che phủ của rừng các năm

32

3.1

Đường lâm nghiệp huyện Thạch Thành


59

3.2

Tình hình biến động đất đai trước và sau khi thực hiện dự án

61

3.3

Phân loại nhóm hộ theo thu nhập trước và sau khi tham gia

63

dự án
3.4

Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra trước và sau khi

63

tham gia dự án
3.5

Tác động dự án tới kinh tế HGĐ tham gia và không tham

65

gia dự án
3.6


Thống kê số hộ tham gia trồng rừng Dự án

67

3.7

Sự thay đổi về mực nước

70

3.8

Sự thay đổi về cân bằng nước

71


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

1.1

Quy trình quản lý dự án (theo PMI)


12

1.2

Đồ thị phân bổ ODA cho các nước đang phát triển

19

1.3

Đồ thị ODA tại Việt Nam

20

3.1

Kiểm tra công tác quy hoạch sử dụng đất ở huyện Thạch Thành

51

3.2

Phẫu diện đất điều tra lập địa tại huyện Thạch Thành

52

3.3

Tập huấn kỹ thuật điều tra xây dựng bản đồ nhóm dạng lập địa


54

3.4

Tập huấn trồng và KNTS rừng

54


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các
hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như gây trồng,
khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và cung cấp các dịch vụ môi
trường có liên quan đến rừng.Ngành Lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng
trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói giảm nghèo, đặc
biệt cho người dân vùng miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc
phòng...
Lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng, không những cung cấp lâm sản,
dược liệu, lương thực, động thực vật..., mà còn có tác dụng phòng hộ, bảo vệ
môi trường sinh thái, cũng như giữ vai trò quan trọng trong việc phân bố dân
cư, điều tiết lao động, xoá đói giảm nghèo.
Tuy nhiên ở Việt Nam, trong một vài thập niên cuối thế kỷ XX, trước
sức ép của nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, diện tích rừng ngày một thu hẹp
đến mức báo động. Diện tích rừng năm 1943 là 14,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ là
43%. Nhưng đến năm 1983 từng chỉ còn lại diện tích 7,2 triệu ha với tỷ lệ che
phủ còn 22%. Chỉ từ năm 1995, diện tích rừng ở nước tamớibắt đầu tăng trở

lại và không ngừng tăng lên.Đến năm 2009, độ che phủ đạt 39,1% và đạt
khoảng 42% vào năm 2015.
Phát triển rừng và quản lý rừng bền vững là mục tiêu, là ưu tiên hàng đầu
của Chính phủ Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, nước ta đã nhận được hỗ
trợ của chính phủ các nước thông qua các chương trình, dự án, không những
nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng, mà còn cải thiện cuộc sống người dân.
Dự án“Trồng rừng tại các tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An”, còn gọi là
KfW4là một trong các dự án được sự tài trợ của Chính phủ Cộng hòa liên
bang Đức thông qua Ngân hàng tái thiết Đức (KfW), được thực hiện trong


2

thời gian từ năm 2002 đến năm 2012. Mục tiêu của dự án là góp phần vào
chương trình trồng rừng và bảo vệ đất ở các tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An
thông qua việc giúp người dân sử dụng đất có hiệu quả và đảm bảo tính bền
vững về sinh thái, đồng thời tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người
dân trong vùng dự án.
Dự án đã có những kết quả nhất định tác động đến đời sống kinh tế cũng
như xã hội và môi trường của các địa phương, nhưng bên cạnh đó vẫn còn
một số vấn đề cần được nghiên cứu để rút kinh nghiệm cho những dự án triển
khai sau này. Để góp phần hoàn thiện về lý luận và thực tiễn đối với việc
quản lý, thực hiện và đánh giá các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực lâm
nghiệp, làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của
dự án KfW, tôi đã đề xuất nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tác động ban đầu
của dự án KfW4 trên địa bàn huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá”.
Mục tiêunghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát:
Phân tích, đánh giá tác động của Dự án “Trồng rừng tại các tỉnh Thanh
Hoá và Nghệ An”- KfW4 tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá làm cơ sở

đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và phát huy các kết quả của dự án.
* Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về dự án và đánh giá dự án ODA.
- Phân tích quá trình thực hiện, kết quả và đánh giá tác động của dự án
trồng rừng KfW4 tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và phát huy các kết quả đạt được
của dự án.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
* Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu các tác động của dự án KfW4 trên địa bàn huyện Thạch
Thành, tỉnh Thanh Hoá.


3

* Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu tại các xãThạch Cẩm, Thành Mỹ và Thành
Minh.
- Về thời gian: Từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án: 2002 đến 2012.
- Về quy mô:
+ Kết quả thực hiện từ khi triển khai đến khi kết thúc dự án tại huyện
Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá.
+ Đánh giá tác động của Dự án trồng rừng KfW4 nói chung tại huyện
Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá nói riêng.
Giới hạn nghiên cứu
Luận văn đánh giá những tác động trực tiếp, ban đầu của Dự án KfW4
trên địa bàn huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá.
Quan điểm và cách tiếp cận trong nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các tác động của dự án trồng rừng, mà dự án
trồngrừng là trồng các loài cây Lâm nghiệp dài ngày, có chu kỳ kinh doanh

đến chục năm, thậm chí hàng trăm năm, do đó cần chọn phương pháp nghiên
cứu thích hợp. Muốn đạt được điều đó cần căn cứ vào các điều kiện thực tiễn,
phương tiện, thiết bị có thể có để nghiên cứu, cùng với việc tiếp thu, tham
khảo...dựa trên nguyên tắc kế thừa các nghiên cứu của những người đi trước,
đồng thời tiếp cận trực tiếp với các đối tượng hưởng lợi để xem xét, so sánh,
phân tích những tác động do dự án mang lại cả về cái được và cái chưa được.
Phương pháp tiếp cận:
Kế thừa các nghiên cứu, báo cáo, hướng dẫn đã có của dự án để:Lựa
chọn địa điểm nghiên cứu là 03 xã đại diện cho vùng dự án ở huyện Thạch
Thành, Thanh Hoá.
Thu thập số liệu từ việc đi thực tế phỏng vấn người dân, các cán bộ làm
dự án trước đây để thu thập tất cả các số liệu cho việc nghiên cứu sau này.


4

Xử lý, tổng hợp và phân tích các số liệu và thông tin thu được từ hiện
trường để nghiên cứu và đánh giá các tác động do dự án mang lại trên địa bàn
huyện Thạch Thành, Thanh Hoá.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ hơn những đóng góp của các dự án
ODA Lâm nghiệp nói chung và dự án KfW nói riêng trong việc khôi phục lại
rừng, cũng như giúp cho việc xoá đói giảm nghèo ở các vùng miền núi còn
gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc. Từ đó có thể
cải tiến mốt số công tác trong việc thực hiện các dự án, nhằm thực hiện hiệu
quả nhất các dự án trong tương lai.


5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA DỰ ÁN ODA
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về dự án
Tuỳ vào từng mục đích mà ta có các cách tiếp cận khác nhau, từ đó có
những khái niệm khác nhau về dự án.
1.1.1.1. Trên thế giới
Dự án là một chuỗi các sự việc tiếp nối được thực hiện trong khoảng thời
gian giới hạn và ngân sách xác định nhằm xác định mục tiêu là đạt được kết
quả duy nhất nhưng được xác định rõ.
Cũng có thể định nghĩa như sau: Dự án là tổng thể những chính sách,
hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những
mục tiêu nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
Một cách định nghĩa khác về dự án: Những kế hoạch của địa phương
được thiết lập với mục đích hỗ trợ các hành động cộng đồng và phát triển
cộng đồng. Theo định nghĩa này có thể hiểu Dự án là một kế hoạch can thiệp
có mục tiêu, nội dung, thời gian, nhân lực và tài chính cụ thể. Dự án là sự hợp
tác của các lực lượng xã hội bên ngoài và bên trong cộng đồng. Với cách hiểu
như trên thì thước đo sự thành công của dự án không chỉ là việc hoàn thành
các hoạt động có tính kỹ thuật (đầu tư cái gì, cho ai, bao nhiêu, như thế nào)
mà nó có góp phần gì vào quá trình chuyển biến xã hội tại cộng đồng [20].
Theo một nghiên cứu khác, khái niệm dự án được đặt trong một hệ thống
quản lý nguồn lực đầu vào và giám sát đánh giá kết quả đầu ra theo một trình tự
và không gian hoạt động nhất định. Từ đó dự án được định nghĩa theo ba quan
điểm: (i) Dự án là sự sắp xếp có hệ thống các nguồn dự trữ cho đầu tư, các
nguồn dự trữ đó được lập kế hoạch, phân tích, đánh giá, thực thi và tiến hành


6


như một đơn vị độc lập; (ii) Dự án được coi như một đơn vị tác nghiệp nhỏ nhất
trong một kế hoạch hay một chương trình, được chuẩn bị và thực thi như một thể
độc lập và thống nhất; (iii) Dự án là một hoạt động trong đó các nguồn dự trữ
được sử dụng tốt nhất với khả năng thu hồi và có lãi khi dự án kết thúc [21].
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Cũng như trên thế giới, ở Việt Nam thuật ngữ Dự án được dùng rộng rãi,
tuy nhiên chỉ mới phổ biến trong vài thập kỷ gần đây.
Theo Đại Bách khoa toàn thư: Dự án (Project) là điều người ta có ý định
làm hay đặt kế hoạch cho một ý đồ, một quá trình hành động…Dự án là một
nỗ lực tổng hợp bao gồm các nhiệm vụ có liên quan với nhau được thực hiện
trong giới hạn về thời gian, ngân sách và với một mục tiêu được định nghĩa
một cách rõ ràng. Dự án là một tập hợp có tổ chức các hoạt động và các quy
trình đã được tạo ra để thực hiện các mục tiêu riêng biệt trong các giới hạn về
nguồn lực, ngân sách và các kỳ hạn đã được xác định trước.
Theo Viện quản trị Dự án: Dự án là một nỗ lực nhất thời được thực hiện
để tạo ra một sản phẩm hay một dịch vụ độc nhất vô nhị.
Trong một số tài liệu và các tác phẩm của các tác giả Nguyễn Thị Oanh,
Tô Huy Hợp, Lương Hồng Quang:Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động môi
trường, đều đưa ra các định nghĩa về dự án.
Nhìn chung, các khái niệm đều mang những nét chung là thể hiện thống
nhất về sự can thiệp của con người trong tổ chức, kế hoạch dự án để có được
những mục tiêu mong muốn.
Theo Quy chế quản lý đầu tư, xây dựng và đấu thầu - Bộ Kế hoạch và
Đầu tư (MPI) thì “Dự án là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới,
mở rộng hay cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng
về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào
đó trong một khoảng thời gian xác định”. Cũng theo MPI thì “Dự án đầu tư là



7

một hệ thống các thuyết minh được trình bày một cách chi tiết, có luận cứ các
giải pháp sử dụng nguồn lực để đạt tới mục tiêu cao nhất của chủ trương đầu tư”.
Mặc dù có sự khác nhau về cách định nghĩa Dự án, nhưng các tác giả
đều thống nhất cho rằng: Dự án là một tập hợp các hoạt động có kế hoạch
định trước với một nguồn tài lực dự kiến trước nhằm đạt được một hoặc một
số mục tiêu định trước trong phạm vi không gian và thời gian nhất định. Mục
tiêu của Dự án đều là tạo sự thay đổi trong nhận thức và hành động, thay đổi
điều kiện sống của cộng đồng trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
1.1.2. Phân loại dự án và dự án ODA
1.1.2.1. Phân loại dự án
Tùy vào cách tiếp cận mà dự án được phân loại như sau:
* Theo quy mô và tính chất: dự án quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết
định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C
tùy theo mức độ vốn và quy mô đầu tư.
* Theo nguồn vốn đầu tư:
+ Dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước.
+ Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước.
+ Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
+ Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn
hợp nhiều nguồn vốn.
Trong các loại hình dự án còn có một loại dự án đặc biệt quan trọng đối
với nền kinh tế quốc dân nói chung, đó là dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA). Chính sách ODA với mục đích chính nhằm thúc
đẩy sự phát triển ổn định nền kinh tế quốc tế chủ yếu thông qua hỗ trợ cho sự
phát triển bền vững các nguồn tài nguyên, kinh tế và cơ sở hạ tầng ở các nước
đang phát triển, đặc biệt là để giúp các nước này giải quyết những khó khăn



8

kinh tế phải đối mặt. Các dự án ODA có được phụ thuộc nhiều vào các đối tác
hợp tác phát triển.
1.1.2.2. Dự án ODA
1.1.2.2.1. Khái niệm
ODA là viết tắt của cụm từ Official Development Assistance: nghĩa là
Hỗ trợ phát triển chính thức, là một hình thức đầu tư nước ngoài.
- Hỗ trợ: vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi
suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài.
- Phát triển: vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát
triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư.
- Chính thức: vì nó thường là cho Nhà nước vay.”
Theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức, ban hành kèm theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006:
“ODA là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính Phủ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ là Chính phủ nước
ngoài,các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên
chínhphủ.”
Như vậy, về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần thu nhập quốc
gia từcác nước phát triển sang các nước đang và chậm phát triển. Mục tiêu
chính làgiúp các nước kém và đang phát triển đẩy mạnh phát triển kinh tế,
nâng caophúc lợi xã hội.
Tại Việt Nam, ODA là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là chính
phủ nước ngoài, các tổ chức song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc
liên chính phủ. ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà nước, được
sử dụng để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên về phát triển kinh
tế xã hội của Chính phủ, trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn



9

(nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản) kết hợp xóa đói giảm nghèo;
xây dựng hạ tầng cơ sở, bảo vệ môi trường,...
1.1.2.2.2. Phân loại ODA
* Theo phương thức hoàn trả
- Viện trợ không hoàn lại
Bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bên
nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận trước giữa cácbên.
Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng:
• Hỗ trợ kỹ thuật.
• Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.
- Viện trợ có hoàn lại
Nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền (tuỳ theo quy mô
vàmục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp.
Những điều kiện ưu đãi thường là:
• Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay).
• Thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm hoặc hơn)
• Có thời gian ân hạn (từ 10 - 12 năm)
- ODA cho vay hỗn hợp: Là các khoản ODA kết hợp một phần ODA
không hoàn lại và một phầntín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ
chức Hợp tác kinh tế vàphát triển.
* Theo nguồn cung ODA
- ODA song phương: là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến
nước kia thông qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ.
- ODA đa phương: là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (Quỹ
tiền tệ Quốc tế IMF,Ngân hàng Thế giới WB) hay tổ chức khu vực (Ngân
hàng Phát triển Châu Á -ADB, Liên minh Châu Âu -EU) hoặc của một Chính

phủ củamột nước dành cho Chính phủ của một nước nào đó, nhưng có thể


10

đượcthực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP (Chương
trìnhphát triển Liên hiệp quốc), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc)…
* Theo mục tiêu sử dụng
- Hỗ trợ cán cân thanh toán: Gồm các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ
ngân sách của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng:
• Chuyển giao trực tiếp cho nước nhận ODA;
• Hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá).
- Tín dụng thương nghiệp: Tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng cókèm
theo điều kiện ràng buộc.
• Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án): Nước viện trợ và nướcnhận
viện trợ ký hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cầnxác định tính
chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào.
• Viện trợ dự án: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiệnODA.
Điều kiện được nhận viện trợ dự án là phải có dự án cụ thể, chitiết về các
hạng mục sẽ sử dụng ODA.
Những ngân hàng Phát triển có vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam là Ngân
hàng thế giới (WB),Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ Hợp tác và
phát triển kinh tế (ECDF), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân
hàng Tái thiết Đức (KfW), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), cơ quan phát triển
Quốc tế Hoa Kỳ…Các nước hỗ trợ có hiệu quả cho Ngành Lâm nghiệp nước
ta phải kể đến Cộng hoà Liên bang Đức, Nhật bản, Thuỵ Điển… và các tổ
chức như Chương trình lương thực thế giới PAM, NGO... Hiệu quả sử dụng
nguồn vốn ODA tại Việt Nam thời gian qua được đánh giá tương đối cao.
Vốn ODA đã được sử dụng để phục hồi, nâng cấp và phát triển kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội, giải quyết một số vấn đề xã hội như xoá đói, giảm

nghèo, phát triển y tế, giáo dục và khoa học công nghệ; bảo vệ môi trường;
cải cách hành chính, pháp luật; hỗ trợ một số lĩnh vực sản xuất. Nhiều công


11

trình đầu tư bằng nguồn vốn ODA (đặc biệt trong các lĩnh vực giao thông vận
tải, bưu chính viễn thông, công nghiệp năng lượng, nông nghiệp và phát triển
nông thôn, cấp thoát nước và phát triển đô thị, y tế và giáo dục) đã được đưa
vào sử dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, khối lượng vốn ODA được giải ngân trong thời gian qua mới chỉ
đạt khoảng 70 - 80% kế hoạch đề ra.
Thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà nước, trong
vài thập kỷ qua nguồn vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực Lâm nghiệp ngày càng
tăng. Các dự án ODA lâm nghiệp có cách tiếp cận liên ngành, đa lĩnh vực,
phát triển nông thôn tổng hợp và mang tính chất của dự án phát triển kinh tế
xã hội nông thôn miền núi. Đến nay các dự án đã trồng được hơn 600.000 ha
rừng các loại, KNTS hơn 30.000 ha rừng, khoán bảo vệ rừng trên 254.000 ha,
giao rừng và đất rừng cho hộ dân và cộng đồng dân cư miền núi trên 100.000
ha, trồng nông lâm kết hợp hơn 12.000 ha; đã hoàn thành 50 công trình thủy
lợi vừa và nhỏ; đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông thôn gồm 647km đường,
21.000 m2 trường học và trạm y tế; nâng cao một bước đời sống và dân trí cho
người dân vùng nông thôn, đặc biệt cho đồng bào dân tộc miền núi, với việc
tạo công ăn việc làm cho khoảng 240.000 HGĐ, đào tạo cho hơn 10.000 cán
bộ và tập huấn cho hơn 176.000 nông dân (Nguồn: Báo cáo tổng kết kỷ niệm
20 năm Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp).
Hiệu quả của các dự án ODA Lâm nghiệp đã góp phần nâng độ che phủ
của rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường chức năng phòng hộ, khôi phục
hệ sinh thái, phục hồi và cải tạo nguồn nước, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm
nghèo và phát triển nông thôn bền vững. Vì thế thu hút vốn đầu tư ODA để tiếp

tục phục vụ các mục tiêu phát triển Ngành Lâm nghiệp là hết sức cần thiết, tuy
nhiên trước mắt cần thực hiện tốt các dự án hiện có, trên cơ sở đó rút kinh
nghiệm và rút ra các bài học cần thiết cho các dự án ODA sau này.


12

1.1.3. Chu trình quản lý dự án
Theo Viện Quản lý dự án - Project Management Institute - PMI , mỗi dự
án tùy theo lĩnh vực, quy mô có thể có vòng đời dự án (project life cycle)
khác nhau. Tuy nhiên, các nhóm quy trình quản lý dự án là thống nhất cho tất
cả các dự án dù là dự án công nghệ thông tin, xây dựng, môi trường, dầu khí,
năng lượng,… Các nhóm quy trình quản lý dự án này bao gồm: nhóm quản lý
thiết lập dự án, nhóm quản lý lập kế hoạch dự án, nhóm quản lý thực thi dự
án, và nhóm quản lý kiểm soát và kết thúc dự án. Vòng đời dự án nói lên
phương thức (methodologies) để thực hiện công việc trong dự án, còn nhóm
quy trình quản lý dự án được xác lập nhằm quản lý việc thực hiện các phương
thức ấy.
1. Thiết
lập dự án

4. Kết
thúc
dự án

Vòng đời dự án

2. Lập kế
hoạch dự
án


3. Kiểm
soát
dự án

Hình 1.1: Quy trình quản lý dự án (theo PMI)
* Nhóm quản lý thiết lập dự án (Project initiation)
Có 2 quy trình trong phần thiết lập mục tiêu dự án đó là xây dựng bản
tuyên bố dự án (project charter) và xác định những người liên quan đến dự án
(Identify Stakeholder). Trong đó bản tuyên bố dự án thể hiện mục tiêu dự án,
các ràng buộc, tổ chức dự án, quyền hạn, vai trò trách nhiệm những vị trí quan


13

trọng, các giả định, các rủi ro ở mức độ tổng quát. Bản tuyên bố dự án đóng
một vai trò hết sức quan trọng cho toàn bộ quá trình dự án. Đó là mục tiêu cần
đạt được, là định hướng hoạt động, là cơ sở để công nhận kết quả cuối cùng
của dự án. Quy trình xác định những người liên quan trong dự án nhằm thu
thập đầy đủ các yêu cầu, ràng buộc, giả định, rủi ro, mục tiêu, và những tác
động khác liên quan đến dự án. Mục tiêu cuối cùng của quản lý dự án chính là
thỏa mãn sự mong đợi được xác định và thống nhất của các bên liên quan.
Việc xác định đầy đủ và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các bên liên
quan giúp tăng khả năng hoàn thành mục tiêu của dự án.
* Nhómquản lý lập kế hoạch dự án (Project planning)
Trong giai đoạn lập kế hoạch, cần mở rộng quan điểm toàn diện để lập
kế hoạch dựa trên 9 phương diện đó là: yêu cầu, thời gian, chi phí, chất lượng,
nhân sự, truyền thông, rủi ro, mua sắm/đấu thầu, và tích hợp.
Kế hoạch giúp hướng dẫn thực thi và kiểm soát dự án, một kế hoạch tốt
phải hội đủ 4 yếu tố: tích hợp chuyên gia (bought-into), thể hiện chính thức

bằng văn bản tất cả 9 lĩnh vực kiến thức (formal), được chấp nhận bởi hội
đồng xét duyệt kế hoạch (approval), và thực tế (realistic). Vai trò nhiều người
tham gia (bought-into) thể hiện khả năng tổng hợp yếu tố chuyên gia trong dự
án, điều này rất cần thiết để tạo nên chất lượng các ước tính, các hạng mục
công việc, rủi ro, chất lượng,.. của dự án.
Vai trò giám đốc dự án thể hiện ở đây chính là vai trò tổng hợp, hay tích
hợp. Các thống kê cho thấy, giám đốc dự án dành 90% thời gian vào nhiệm
vụ truyền thông và tích hợp. Yếu tố chính thức (formal) được thể hiện ở việc
tổ chức các tài liệu như thế nào, tổ chức cho viết ra các tài liệu một cách rõ
ràng, chính thức hay không? Điều này nói lên sự bài bản và chuyên nghiệp
trong cách tổ chức công việc dự án. Một tổ chức chuyên nghiệp sẽ thể hiện
các quy trình, tài liệu, kế hoạch một cách rõ ràng để hướng dẫn thực thi, kiểm


14

soát dự án. Chấp thuận (approval) nghĩa là các kế hoạch phải được trình
duyệt, phải được đồng ý từ các bên liên quan như chủ đầu tư, giám đốc chức
năng, ban giám đốc, khách hàng,… trước khi thực hiện. Điều này thể hiện sự
cam kết trong quá trình thực hiện dự án. Yếu tố cuối cùng của bản kế hoạch
chính là thực tế (realistic). Sự thực tế được nêu ở đây là việc lập kế hoạch có
gần phù hợp với khả năng thực hiện dự án hay không? Việc ước tính thời
gian, chi phí có gần với thực tế hay không? Rủi ro hoàn thành mục tiêu dự án
có cao hay không? Để thực hiện một kế hoạch mang tích thực tế, giám đốc dự
án phải tích hợp các quy trình quản lý rủi ro vào trong bản kế hoạch. Việc áp
dụng rủi ro sẽ làm gia tăng cơ hội đạt mục tiêu dự án, đồng thời hạn chế hoặc
loại bỏ những yếu tố tác động tiêu cực đến dự án.
* Nhóm quản lý kiểm soát dự án (Project Excution)
Kiểm soát dự án chính là việc đối chiếu giữa kế hoạch và thực tế thực
hiện, đồng thời điều chỉnh nếu cần thiết. Trong quá trình kiểm soát, các thay

đổi có thể xảy ra. Việc thay đổi này có thể dẫn đến quá trình thực thi, có thể
phải lập kế hoạch lại, hoặc cũng có thể quay lại giai đoạn thiết lập dự án.
Thay đổi thường không thể tránh khỏi trong các dự án. Thay đổi thông thường
sẽ tác động xấu đến thời gian và chi phí dự án. Thay đổi trong giai đoạn thực
hiện dự án đa phần mang tích chất tiêu cực, thể hiện việc tổ chức chưa đánh
giá hết và hiểu rõ mục tiêu, công việc, làm phát sinh ra các yêu cầu mới
không lường trước được trong quá trình triển khai dự án. Thay đổi càng nhiều
chứng tỏ quy trình quản lý rủi ro chưa được áp dụng tốt.
* Nhóm quản lý kết thúc dự án (Project Closure)
Việc kết thúc dự án cần phải được thực hiện một cách đầy đủ, do đó
nhóm này cũng hết sức quan trọng khi kết thúc tốt dự án. Cần phải bàn giao
sản phẩm, đánh giá sự hài lòng của khách hàng, lưu hồ sơ,... và cuối cùng là
kết thúc dự án. Việc kết thúc không theo trình tự sẽ dễ dẫn đến phát sinh


15

nhiều việc rắc rối phải giải quyết sau khi dự án hoàn thành như kiện tụng hợp
đồng, trách nhiệm nhân sự, pháp lý,... Việc kết thúc mà không lưu hồ sơ dự án
cũng sẽ dẫn đến sự mất đi tài sản vô cùng giá trị trong tổ chức đó chính là tài
liệu lịch sử.
1.1.4. Đánh giá dự án
Đánh giá dự án là một nhiệm vụ nằm trong các chuỗi hoạt động của dự án.
Tùy thuộc mục tiêu đánh giá mà có quy mô thực hiện đánh giá khác nhau. Đánh
giá giai đoạn hoặc là đánh giá định kỳ là nhằm rà soát, so sánh nhiệm vụ, mục
tiêu theo một kế hoạch nào đó đồng thời dự đoán hiệu quả trong tương lai.
Đánh giá dự án là cách phân tích mang tính khách quan và hệ thống (từ
khâu lập kế hoạch đến khi triển khai và cuối cùng là hoàn thiện có tính hiệu
quả mang tính bền vững đến mức độ nào) cho một dự án nào đó đang được
triển khai hoặc đã được hoàn tất. Đánh giá có thể tập trung vào phần thiết kế,

thực hiện hoặc kết quả.
Tất cả các giai đoạn trong chu trình dự án đều có mối liên quan chặt chẽ
với nhau để tạo thành một chu trình hoàn chỉnh. Do đó các bài học kinh
nghiệm từ những dự án đã thực hiện trước đây có thể được áp dụng cho các
dự án sắp tới, ngay từ giai đoạn lập kế hoạch, xây dựng dự án.
Quá trình đánh giá dự án có thể có 3 giai đoạn, gồm:
- Đánh giá sơ bộ (đánh giá ban đầu)
- Đánh giá tạm thời (đánh giá giữa kỳ)
- Đánh giá cuối cùng (đánh giá kết quả cuối cùng)
Mục đích của việc đánh giá dự án là để đúc rút các bài học kinh nghiệm
về giá trị và hiệu quả, tính phù hợp của các hoạt động nhằm triển khai các
hoạt động tương tự trong tương lai.
Đánh giá để so sánh những gì đã xảy ra với những điều đã được dự kiến
từ trước. Kết quả đánh giá được dùng để xem xét lại các chủ trương, phương


16

hướng phát triển từ đó có thể thay đổi điều chỉnh lại các mục tiêu và cải thiện
việc thực thi dự án.
Việc đánh giá không phải là để tìm kiếm các khuyết điểm của các nhà
quản lý mà để cải thiện các công việc của họ sắp làm. Thông qua việc đánh
giá nhằm giúp cho các nhà quản lý dự án nhìn nhận xem xét bằng cách nào để
có thể thu được kết quả tốt hơn hoặc xem xét lại trách nhiệm của họ trong việc
quản lý dự án.
Đánh giá dự án là nhằm mục đích thực hiện tốt hơn các công việc và đề
phòng sự cố bất trắc có thể xảy ra chứ không phải đề ra các hoạt động cứng
nhắc. Qua đánh giá dự án đưa ra những thông tin ý kiến để cải tiến quá trình
quản lý dự án đang thực thi.
Đánh giá kết quả dự án là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ dự án, được

tiến hành sau khi thực hiện dự án, nhằm đánh giá làm rõ những thành công,
thất bại và rút ra những bài học kinh nghiệm để quản lý các dự án khác trong
tương lai. Cần phải tiến hành đánh giá dựa trên các nét cơ bản sau:
(i) Dự án có đạt được mục tiêu trực tiếp đề ra hay không?
(ii) Dự án có góp phần vào tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc
dân hay không? Mức độ đóng góp thế nào?
(iii) Hiệu quả của việc đạt được các mục tiêu đó ra sao?
(iv) Những bài học cần rút ra?
1.1.5. Dự án Lâm nghiệp
1.1.5.1. Khái niệm và đặc điểm dự án Lâm nghiệp
1.1.5.1.1. Khái niệm
Dự án lâm nghiệp là dự án mà các hoạt động có kế hoạch định trước
vớimục tiêu chính là tăng diện tích rừng, tăng độ che phủ rừng,cải thiện môi
trường sống của con người và động, thực vật, thay đổi điều kiện sống của
cộng đồng trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường.


17

1.1.5.1.2. Đặc điểm của dự án Lâm nghiệp
- Dự án Lâm nghiệp có thời gian đầu tư dài.
Đối tượng chủ yếu của dự án Lâm nghiệp là rừng. Khác với đối tượng
sản xuất của ngành khác, rừng là cơ thể sống, trong đó quần xã cây rừng đóng
vai trò chủ đạo và chúng khác biệt với các loại thực vật khác là chu kỳ sinh
trưởng kéo dài và phát triển chậm, Nếu tính chu kỳ thành thục tự nhiên phải
hàng trăm năm, còn chu kỳ thành thục công nghệ cũng phải hàng chục năm
trong khi đó chu kỳ sản xuất của một số sản phẩn thuộc ngành công nghiệp
chỉ tính bằng giờ, phút và ngay ngành nông nghiệp (trừ một số loại cây ăn quả
và cây công nghiệp) chỉ tính bằng ngày, tháng...
Đặc điểm này ảnh hưởng không nhỏ đến cách thức tổ chức, quản lý và

sử dụng các yếu tố nguồn lực trong lâm nghiệp.
- Dự án Lâm nghiệp cần nguồn vốn đầu tư rất lớn.
Các hoạt động điều tra lập địa, KNTS, tuyên truyền, tập huấn... đều cần
nguồn vốn lớn vàđịa bàn dự án rất rộng lớn. Ngoài ra nhiều dự án còn có hoạt
động xây đường giao thông, bao kè...
- Dự án Lâm nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và đặc điểm địa
phương thực hiện dự án. Mỗi địa phương lại có vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên, điều kiện xã hội riêng, ảnh hưởng đến việc thực hiện và quản lý dự án
lâm nghiệp.
Điều kiện tự nhiên khác nhau như nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, nguồn nước...
ảnh hưởng đến loài cây được chọn để thực hiện dự án, cách trồng và chăm
sóc, thời gian của dự án...
Điều kiện xã hội như mức sống người dân, trình độ học vấn, phân bố dân
cư... ảnh hưởng đến cách thức tuyên truyền, tập huấn, cách thức tiếp cận vùng
dự án...


×