Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Nghiên cứu việc tạo lập, khai thác và bảo quản tài liệu số tại thư viện quốc gia việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.53 KB, 37 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ NGUYỆT MAI

NGHIÊN CỨU VIỆC TẠO LẬP, KHAI THÁC VÀ BẢO QUẢN
TÀI LIỆU SỐ TẠI THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Khoa học Thư viện
Mã số: 60 32 20

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. T.S LÊ VĂN VIẾT

Hà nội, 2009


MỤC LỤC
Trang bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: Vai trò của tài liệu số đối với Thƣ viện Quốc gia
Việt Nam......................................................................................................... 10
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Thư viện Quốc gia Việt Nam ............. 10
1.1.1 Sơ lược lịch sử.................................................................................. 10
1.1.2 Người dùng tin và nhu cầu tin ở Thư viện Quốc gia Việt Nam....... 14


1.1.3 Quá trình tin học hoá ở Thư viện Quốc gia Việt Nam..................... 24
1.2 Khái niệm tài liệu số và thư viện số .......................................................
1.2.1 Lịch sử tài liệu số ............................................................................. 28
1.2.2 Sự phát triển tài liệu số trên thế giới và ở Việt Nam ....................... 31
1.2.3 Tầm quan trọng của tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam .... 35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG TÀI LIỆU SỐ TẠI THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM ........... 36
2.1 Tạo lập tài liệu số ................................................................................... 36
2.1.1 Lập kế hoạch phát triển tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam 36
2.1.2 Các nguyên tắc và tiêu chí liên quan đến số hoá tài liệu ................ 44
2.1.3 Các bước số hoá tài liệu .................................................................. 63
2.1.4 Thu nhận lưu chiểu tài liệu số tại Thư viện Quóc gia Việt Nam .... 74
2.1.5 Phần mềm hỗ trợ số hoá tài liệu ...................................................... 74
2.1.6 Lưu trữ và bảo quản tài liệu số........................................................ 82
2.2 Khai thác tài liệu số hoá ......................................................................... 84


2.2.1 Khai thác tài liệu tại chỗ.................................................................. 84
2.2.2 Khai thác tài liệu từ xa .................................................................... 86
2.2.3 Đánh giá bộ sưu tập tài liệu số trong quá trình sử dụng (có bảng hỏi)
2.3 Luật pháp ................................................................................................ 88
2.4 Nhận xét, đánh giá về tài liệu số ở Thư viện Quốc gia Việt Nam ......... 89
2.4.1 Ưu điểm ........................................................................................... 89
2.4.2 Nhược điểm ..................................................................................... 91
+ Nguyên nhân tồn tại .................................................................................. 93
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÀI LIỆU SỐ TẠI THƢ VIỆN
QUỐC GIA VIỆT NAM ............................................................................... 94
3.1 Hướng phát triển tài liệu số trong tương lai ........................................... 94
3.2 Chính sách số hoá tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.................. 95
3.3. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật ...................................................... 96

3.4 Năng lực cán bộ...................................................................................... 100
- Các kiến nghị và giải pháp khác ................................................................... 102
Kết luận .......................................................................................................... 107
Tài liệu tham khảo
Phụ lục luận văn

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ 21, thế kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3. Thế kỷ này được dự
báo có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc cả trong lĩnh vực khoa học lẫn trong lĩnh
vực công nghệ, mà công nghệ điện tử và viễn thông là ngành khoa học mũi nhọn
có ảnh hưởng sâu sắc đến sự tiến bộ xã hội nói chung và hoạt động thông tin thư
viện nói riêng. Những năm tới, tình hình chính trị của khu vực và thế giới tiếp
tục có những diễn biến nhanh chóng và phức tạp. Xu thế toàn cầu hóa, phát triển
nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ.


Trong thế kỷ này, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Khoa học thúc đẩy nền kinh tế tri
thức phát triển làm cho nền sản xuất được hiện đại hóa với năng suất cao, sản
phẩm hàng hóa phong phú có hàm lượng trí tuệ cao, chất lượng tốt ngày càng
thỏa mãn nhu cầu của con người. Như vậy, thông tin đã trở thành tài sản và sức
mạnh của mỗi quốc gia, là yếu tố quyết định sự tiến bộ xã hội.
Ở Việt Nam, hoạt động thông tin thư viện đã từng bước đạt được nhiều thành
tựu như tiến hành số hóa các sản phẩm chính văn (sách, báo, tài liệu điện tử…)
đã cho phép mở rộng và phát triển các kỹ năng truyền thống của hoạt động
thông tin thư viện: Biên mục định chủ đề về nội dung tài liệu, tóm tắt, phát triển
các công cụ ngôn ngữ (sơ đồ phân loại, bảng từ khóa, Thesaurus…)
Chính vì vậy, việc tạo lập, khai thác và bảo quản tài liệu số đã cung cấp một
môi trường thông tin tri thức tích cực cho người dùng tin (NDT) nghiên cứu, học
tập, giải trí. Mặt khác, các thư viện ở Việt Nam đang trong quá trình hiện đại

hóa, tự động hóa, từng bước chuyển từ thư viện truyền thống sang thư viện điện
tử - thư viện số. Những kết quả trên đây đã giúp cho các thư viện và các cơ quan
thông tin ở Việt Nam liên kết chặt chẽ với nhau, sử dụng và trao đổi tài liệu
không chỉ trong vùng, lãnh thổ nhất định mà trên phạm vi toàn thế giới. Việc xử
lý bằng máy tính đã thay thế cho việc xử lý bằng tay, tạo ra các cơ sở dữ liệu
(CSDL), các thông tin được truy cập trên mạng. Việc áp dụng mạng thông tin
trong thư viện nhằm hoàn thiện công nghệ cho quá trình xử lý, lưu trữ, trao đổi,
tìm kiếm, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin điện tử tạo điều
kiện cho NDT khả năng tìm kiếm nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN) là thư viện trung tâm của cả nước
với chức năng nhiệm vụ được quy định theo Pháp lệnh Thư viện đồng thời là
thư viện đứng đầu hệ thống thư viện công cộng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
Bộ văn hóa thể thao và du lịch, TVQG đã bước đầu ứng dụng công nghệ thông
tin hiện đại trong quy trình xử lý thông tin cũng như đã có những ấn phẩm điện


tử như tạo lập cấu trúc CSDL theo các yêu cầu chuyên môn, tạo và quản lý
CSDL số hóa với nhiều kiểu file khác nhau (doc, pdf…). Tuy nhiên việc ứng
dụng công nghệ thông tin hiện đại trong việc tạo lập, khai thác và bảo quản tài
liệu số hóa ở nước ta nói chung và TVQG nói riêng còn là lĩnh vực mới cần phải
được nghiên cứu, khảo sát nghiêm túc và có những giải pháp hoàn thiện hơn nữa
về tài liệu số để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và nhu cầu của NDT.
Do vậy, với mong muốn đóng góp một phần kiến thức khiêm tốn của mình
vào việc tìm kiếm giải pháp phát triển việc khai thác, bảo quản tài liệu số ở
TVQGVN nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu và học tập
cho các cán bộ nghiên cứu và các bạn học sinh sinh viên đồng thời giúp NDT tại
TVQG có thể tìm kiếm nguồn thông tin luôn được cập nhật, bổ sung thường
xuyên, những thông tin chính xác được chọn lọc trong một khối lượng thông tin
lớn, tôi đã chọn đề tài : “Nghiên cứu việc tạo lập, khai thác và bảo quản tài liệu
số ở TVQGVN” làm đề tài luận văn thạc sĩ Khoa học thư viện của mình.

2. Tình hình nghiên cứu của Luận văn
Trong những năm vừa qua, nhờ nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của
nguồn tài liệu số trong hoạt động TT-TV ở TVQGVN, đã có một số bài viết
đăng trên các tạp chí ra hàng tháng của thư viện:
Khai trương thư viện điện tử tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Quốc
gia Việt Nam.-H., 2007.- tr.1-11
Lê Đức Thắng (2008), Kỹ thuật tạo ảnh số dùng trong công tác thư viện, Tạp
chí thư viện Việt Nam.- số 2.- tr.3-11
Lê Đức Thắng, Quy trình tổ chức số hoá tài liệu, Thư viện Quốc gia Việt
Nam
Nguyễn Thị Đào, Phan Thị Lý (2006), Nguồn tin điện tử, Tạp chí Thư viện
Việt Nam.- số 1.- tr.25-29


Nguyễn Thị Hạnh (2007), Dịch vụ tra cứu số, Tạp chí Thư viện Việt Nam.- số
1.- tr.18-22
Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu cụ thể hay luận văn khoa
học nào nghiên cứu về đề tài này. Chính vì vậy, đề tài: Nghiên cứu việc tạo lập,
khai thác và bảo quản tài liệu số tại TVQGVN là đề tài hoàn toàn mới, không
trùng lặp với đề tài nào trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là trên cơ sở khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng
của quá trình xây dựng, khai thác và bảo quản tài liệu số tại TVQG, đề xuất giải
pháp phát triển có cơ sở khoa học và đảm bảo tính thực tiễn nhằm phát triển tài
liệu số ở TVQG nói riêng và các thư viện, trung tâm thông tin thư viện trong
nước nói chung.
Từ mục đích trên, tôi đặt ra nhiệm vụ cụ thể cho luận văn như sau:
- Xác định rõ vai trò tài liệu số đối với TVQGVN
- Nghiên cứu thực trạng của quá trình xây dựng, khai thác và bảo quản tài liệu
số để đổi mới hoạt động thông tin thư viện (TT-TV) ở TVQGVN trong tất cả

các khâu, các quá trình: xử lý, phân loại, biên mục và phục vụ bạn đọc…
Nêu ra những giải pháp cụ thể có khả năng thực thi nhằm đổi mới, nâng cao
chất lượng vốn tài liệu số đáp ứng nhu cầu tin cho người đọc ở TVQGVN.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Thư viện Quốc gia có nên số hóa toàn bộ nguồn tài liệu (trong khoảng 10 năm
tới) ?
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, sự mở rộng quy mô của
Internet đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và ứng dụng công nghệ
trong hoạt động TT-TV mà điển hình là sự ra đời của thư viện điện tử-thư viện
số. Loại hình thư viện này không hạn chế người sử dụng và cho phép tìm kiếm


mọi thông tin với kết quả nhanh chóng. Kỹ thuật scan (quét) đã được sử dụng
nhiều năm qua nhưng nó chỉ thực sự cần thiết khi những công cụ tìm kiếm như
Google, Yahoo…xuất hiện. Khi đó, hàng triệu đầu sách, hàng tỷ trang web và
hầu hết các bài báo, tạp chí, tranh ảnh, bản nhạc và phim từ trước đến nay đều
được scan để lưu trữ vào thư viện số.
Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước với chức năng
nhiệm vụ được quy định theo Pháp lệnh Thư viện đồng thời là thư viện đứng
đầu hệ thống thư viện công cộng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ văn hóa thể
thao và du lịch. Chính vì vậy, khi sách được số hóa , một câu hỏi được đặt ra:
Liệu TVQG có nên số hóa toàn bộ nguồn tài liệu?
Thực tế cho thấy tài liệu số có nhiều tiện ích: đọc và lưu trữ trên máy tính
đồng thời cho phép liên kết tất cả các tài liệu với nhau, giúp các tài liệu ít phổ
biến có nhiều độc giả; giúp tìm hiểu sâu hơn về lịch sử cũng như nguồn gốc của
mọi vấn đề và cung cấp mọi kiến thức từng được viết trong sách vở ở tất cả các
thứ tiếng khác nhau…điều mà nhiều khi thư viện truyền thống không thể đáp
ứng.
Tuy nhiên, số lượng sách in (sách truyền thống) được xuất bản ngày một tăng,
nội dung và hình thức ngày càng phong phú và đa dạng. Sách in bền hơn, đáng

tin cậy hơn so với thiết bị lưu trữ tài liệu như ổ cứng hoặc CD…
Hơn nữa, xét đến đối tượng người đọc ở TVQG, chủ yếu là các bạn sinh viên
các trường Đại học, các nghiên cứu viên thậm chí là bạn đọc bậc cao tuổi. Nếu
số hóa toàn bộ nguồn tài liệu sẽ có bao nhiêu NDT có thể sử dụng được, bao
nhiêu bạn đọc có thể tra cứu được trên máy tính…
Do vậy, nên kết hợp cả hai loại hình tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử,
tài liệu số ở TVQGVN.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn


- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu việc tạo lập, khai thác và bảo
quản tài liệu số ở TVQGVN
- Phạm vi nghiên cứu: Từ năm 1986 đến nay, khi TVQG bắt đầu tạo lập các
tài liệu điện tử.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và các quan điểm của Đảng
và Nhà nước về công tác thông tin thư viện, sử dụng phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét và đánh giá từng vấn đề nghiên cứu,
tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau trong luận văn:
- Phân tích tổng hợp tài liệu
- Phương pháp quan sát trực tiếp
- Điều tra bằng an két và phỏng vấn trực tiếp
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
+ Ý nghĩa khoa học
- Luận văn góp phần làm sáng rõ vai trò, thực trạng tài liệu số ở TVQGVN
trong việc phục vụ thông tin và tài liệu, hỗ trợ việc học tập, nghiên cứu khoa học
cho cán bộ nghiên cứu ở TVQG cũng như bạn đọc là sinh viên, học viên các
trường Đại học trong và ngoài nước.
- Ý nghĩa thiết thực hơn cả là luận văn đưa ra những giải pháp cụ thể có khă

năng thực thi nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng vốn tài liệu số đáp ứng NCT
cho người đọc ở TVQGVN.
+ Ý nghĩa thực tiễn


- Trên cơ sở tài liệu được sưu tầm và tập hợp, tác giả mong muốn kết quả của
đề tài có thể ứng dụng rộng rãi trong thư viện các trường Đại học và trung tâm
TT - TV đang và sẽ tiến hành số hoá tài liệu.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các thư viện, các bạn
học viên và sinh viên ngành TT - TV có thêm tư liệu sinh động để nghiên cứu,
góp phần làm phong phú thêm lý luận về công tác thư viện ở TVQGVN
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu chỉ ra thực trạng của quá trình xây dựng và sử dụng tài
liệu số tại TVQGV. Đề tài . Đề tài nhằm xây dựng mô hình hệ thống thông tin
thư viện điện tử/ thư viện số, trên cơ sở đó tìm kiếm giải pháp phát triển việc
khai thác, bảo quản tài liệu số ở TVQGVN nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng
công tác nghiên cứu và học tập, giúp NDT tại TVQG có thể tìm kiếm nguồn
thông tin luôn được cập nhật, bổ sung thường xuyên, những thông tin chính xác
được chọn lọc trong một khối lượng thông tin lớn.
9. Bố cục của Luận văn
Luận văn có bố cục như sau:
Phần mở đầu
Phần nội dung nghiên cứu (gồm 3 chƣơng)
Chƣơng 1: Vai trò tài liệu số đối với Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Thư viện Quốc gia Việt Nam
1.1.1 Sơ lược lịch sử
1.1.2 Người dùng tin và nhu cầu tin ở Thư viện Quốc gia Việt Nam
1.1.3 Quá trình tin học hoá ở Thư viện Quốc gia Việt Nam
1.2 Khái niệm tài liệu số và thư viện số
1.2.1 Lịch sử tài liệu số



1.2.2 Sự phát triển tài liệu số trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.3 Tầm quan trọng của tài liệu số hoá tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
Chƣơng 2: Thực trạng của quá trình xây dựng và sử dụng tài liệu số tại
Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
2.1 Tạo lập tài liệu số
2.1.1 Lập kế hoạch cho phát triển tài liệu số tại Thư viện Quốc gia
Việt Nam
2.1.2 Các nguyên tắc và tiêu chí liên quan đến số hoá tài liệu
2.1.3 Các bước số hoá tài liệu
2.1.4 Thu nhận lưu chiểu tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt
Nam
2.1.5 Phần mềm hỗ trợ số hoá tài liệu
2.1.6 Lưu trữ và bảo quản tài liệu số
2.2 Khai thác tài liệu số hoá
2.2.1 Khai thác tài liệu tại chỗ
2.2.2 Khai thác từ xa từ xa
2.2.3 Đánh giá bộ sưu tập tài liệu số trong quá trình sử dụng (có
bảng hỏi)
2.3 Luật pháp
2.4 Nhận xét đánh giá về tài liệu số
2.4.1 Ưu điểm
2.4.2 Nhược điểm
+Nguyên nhân tồn tại
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển tài liệu số ở Thƣ viện Quốc gia Việt Nam


3.1 Hướng phát triển tài liệu số
3.2 Chính sách số hoá tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

3.3 Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật
3.4 Năng lực cán bộ
* Các kiến nghị và giải pháp khác
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục luận văn (nếu có)
Luận văn được hoàn thành tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Để hoàn
thành luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ
nhiệt tình và quan trọng của Tiến sĩ: Lê Văn Viết - người thầy, người hướng dẫn
khoa học, sự giúp đỡ của các thầy cô trong Khoa sau đại học và Khoa TT – TV
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các anh chị, cô chú công tác tại
Thư viện Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới và sự đóng góp ý kiến của các bạn
đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian có hạn cũng như những hạn chế của cá nhân nên luận văn không
tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu xót. Rất mong nhận được sự chỉ giáo
của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp.

Hà Nội, năm 2009

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1


VAI TRÒ CỦA TÀI LIỆU SỐ
ĐỐI VỚI THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN) là thư viện trung tâm của cả nước
với chức năng nhiệm vụ được quy định theo Pháp lệnh thư viện đồng thời là thư
viện đứng đầu hệ thống thư viện công cộng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ
văn hoá, thể thao và du lịch. TVQGVN trải qua 90 năm xây dựng và phát triển

(1917 – 2007) được thể hiện qua các thời kỳ:
+ Thời kỳ từ tháng 11/1917 đến 10/1954 – Thư viện công cộng lớn nhất
Đông Dương
Tiền thân của TVQGVN là Thư viện Trung ương Đông Dương được thành
lập theo Nghị định ngày 29/11/1917 của A. Sarraut, Toàn quyền Pháp ở Đông
Dương. Trụ sở đặt tại số 31 đường Trường Thi (nay là phố Tràng Thi) Hà Nội,
nơi xưa kia thường diễn ra các cuộc thi tuyển chọn nhân tài thời phong kiến 1 và
cũng là trụ sở của Kinh lược Bắc kỳ. Ngày 28/2/1935, Thư viện được mang tên
Pierre Pasquier (Pie Paskiê).2
Ngày 1/9/1919, Thư viện mở cửa phục vụ bạn đọc.
Ngày 8 tháng 9 năm 1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
đã ký Sắc lệnh số 13 chuyển giao các thư viện công trong đó có Thư viện Pierre
Pasquier về cho Bộ Quốc gia Giáo dục quản lý. Cùng ngày hôm đó, Chính phủ
lại ra Sắc lệnh số 21 bổ nhiệm ông Ngô Đình Nhu làm Giám đốc Nha Lưu trữ
công văn và Thư viện toàn quốc.

1

Theo tác giả Bùi Thân thì: “Đến đầu thế kỷ XIX nơi Thư viện Quốc gia hiện nay đóng là trường thi Hương cho
sĩ tử 8 tỉnh quanh Hà Nội. Đến năm 1873 Gacnie xâm lược Hà Nội, đóng quân tại đây. Năm 1876 chúng mới trả
lại song năm 1882 Rivie tái chiếm, năm 1886 dồn trường thi Hà Nội xuống thi chung với Nam Định, lấy đất xây
Nha Kinh lược. Năm 1896 bãi bỏ Nha đó và chuyển thành Phòng Thương mại – Canh nông. Năm 1919 thành
Thư viện như hiện nay”. Xin xem: Bùi Thận. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, tấm lòng sâu nặng với thủ
đô//Sách và đời sống. -2005.- Số 4. –Tr. 25
2
Pierre Pasquier (1877 – 1934) đến làm việc cho chính quyền Pháp ở Đông Dương từ năm 1898, có thời kỳ là
Toàn quyền Pháp ở Đông Dương và đã có một số đóng góp cho Thư viện Trung ương Đông Dương.


Ngày 20/10/1945 Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục ra quyết định đổi tên Thư

viện Pierre Pasquier thành Quốc gia Thư viện. Nhưng sau đó, cùng với một số
cơ quan khác, Nha Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc được sáp nhập vào
Nha Giám đốc Đại học vụ và được đổi tên thành Sở Lưu trữ công văn và Thư
viện toàn quốc với công việc là tiếp nhận và bảo quản, giữ gìn hồ sơ, tài liệu lưu
trữ, sách, báo do Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương để lại. Số lượng nhân
viên của Sở chỉ có 27 người, so với 37 người dưới thời Pháp thuộc.
Ngày 25/7/1947 theo Nghị định của Phủ Cao ủy Pháp thì Nha Lưu trữ công
văn và Thư viện Đông Dương được tái lập tại Sài Gòn. Nha này, ngoài việc lưu
trữ tài liệu, còn có nhiệm vụ điều khiển Thư viện Trung ương lúc đó được đổi
tên thành Thư viện Trung ương ở Hà Nội.
Theo Hiệp nghị Việt – Pháp ngày 9 tháng 7 năm 1953, Thư viện Trung ương
Hà Nội được sát nhập vào Viện Đại học Hà Nội, đổi tên thành Tổng thư viện Hà
Nội và trở thành một cơ quan văn hoá hỗn hợp Pháp - Việt
+Thời kỳ sau tháng 10/1954
Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến TVQGVN.
Trong Nghị quyết Hội nghị BCH TW lần thứ 4 khóa VII (từ ngày 4 tháng 1 năm
1993 đến ngày 14 tháng 1 năm 1993), Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ
trương: xây dựng TVQG có tầm cỡ. Tại QĐ401-Ttg ngày 9 tháng 10 năm 1976
đã xác định thư viện này là “Thư viện Trung ương” và trong pháp lệnh Thư viện
là “thư viện trung tâm”của cả nước.
+ Giai đoạn 10/1954 – 4/1975
Đây là giai đoạn đất nước vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh chống Pháp lâu
dài và gian khổ, lại phải tiếp tục cuộc chiến tranh chống Mỹ nhằm thống nhất
nước nhà, nhưng TVQGVN đã có những bước phát triển hết sức cơ bản cả về
chức năng lẫn các hoạt động nghiệp vụ.
+ Giai đoạn từ 1976 đến 1985


Những năm đầu sau khi thống nhất đất nước, TVQGVN cũng có những bước
phát triển mới tác động tới sự phát triển của hệ thống thư viện công cộng.

+ Giai đoạn 1986 - 1999
TVQGVN giai đoạn này cũng được đánh dấu bằng sự quan tâm lớn của Đảng
và Nhà nước. Lần đầu tiên, trong một nghị quyết của hội nghị BCH TW Đảng
có đoạn đề cập tới việc xây dựng và phát triển của TVQG Việt Nam và chuyến
thăm – làm việc tại TVQGVN của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (5/7/1997). Chính sự
quan tâm to lớn đó của Đảng và Nhà nước đã tạo đà cho TVQGVN phát triển
nhanh và mạnh hơn.
Thư viện Quốc gia Việt Nam ngay sau ngày hoà bình lập lại đã tiến hành
những biện pháp tích cực và hữu hiệu để biến thư viện Trung ương Đông Dương
thành TVQGVN, là thư viện của toàn dân tộc, là thư viện trung tâm của cả nước.
Những năm đầu thế kỷ 21, TVQGVN đã đóng góp nhiều công sức cho sự
hình thành và phát triển của sự nghiệp thư viện Việt Nam hiện đại, là chỗ dựa
đáng tin cậy, là đại diện xứng đáng của thư viện Việt Nam với nước ngoài. Các
kỹ thuật cơ bản của nghiệp vụ thư viện đều xuất phát từ đây để phổ biến sâu
rộng ra các thư viện trong cả nước.
Với những đóng góp to lớn đối với nền văn hoá, khoa học, kinh tế, giáo dục
của nước nhà TVQGVN đã được Đảng và Nhà nước trao tặng 3 Huân chương
Lao động: Năm 1967, được tặng thưởng HCLĐ hạng Ba; Năm 1982 Huân
chương Lao động hạng nhì; Năm 1985 Huân chương Lao động hạng Nhất. Và
ngày 24 tháng 9 năm 2002 Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký Quyết định
tặng TVQGVN Huân chương Độc lập hạng Ba. Năm 2007, được tặng Huân
chương Độc lập hạng 2. Đây là phần thưởng quý báu ghi nhận những hi sinh và
đóng góp âm thầm của các thế hệ người công tác tại TVQGVN, đồng thời là
nguồn cổ vũ, động viên các cán bộ và công chức đang và sẽ làm việc tại Thư
viện chủ động, sáng tạo hơn nữa, phục vụ hơn nữa mục tiêu phát triển của đất
nước, của Cách mạng.


Trong quá trình phát triển từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công
cho đến nay, TVQGVN luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước

trong chỉ đạo về đường hướng phát triển, quản lý, cung cấp tài chính, nhân sự,
đầu tư xây dựng nhà cửa, cơ sơ vật chất- kỹ thuật. Sự quan tâm đó đã tạo ra bộ
mặt mới, thế đứng mới của TVQGVN so với các nước trong khu vực Đông Nam
Á, thể hiện sự đánh giá cao về những đóng góp mới của Thư viện đối với xã hội.
Đồng thời, sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước đã mang lại cho TVQGVN những
khả năng mới để mở rộng các hoạt động và dịch vụ phục vụ bạn đọc, khai thác
và bảo quản tốt nhất di sản văn hoá thành văn của dân tộc cũng như của thế giới
đã được Thư viện tích luỹ trong nhiều thập niên qua và phục vụ đất nước hiệu
quả hơn trong thế kỷ XXI và những năm tiếp theo.

1.1.2 Ngƣời dùng tin và nhu cầu tin ở Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
Người dùng tin (NDT) là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin, là đối
tượng phục vụ của công tác TT-TV. Họ vừa là khách hàng của dịch vụ thông tin,
đồng thời là người sản sinh ra những thông tin mới.
NDT giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin. Họ như là yếu tố
tương tác hai chiều với các đơn vị thông tin, là cơ sở định hướng các hoạt động
của một đơn vị thông tin. Họ tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây
chuyền hoạt động thông tin và là người đánh giá các nguồn thông tin đó. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm NDT, qua đó xác định NCT là việc làm cần
thiết trong hoạt động TT-TV.
Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước, nơi tập trung
đầy đủ các đối tượng NDT, do vậy NDT đòi hỏi thông tin phải có hàm lượng tri
thức cao, thông tin đã được tinh chế, thông tin về một lĩnh vực khoa học xã
hội…Một lực lượng đông đảo là học sinh, sinh viên – là những nhân tài, là lực
lượng kế tiếp bổ sung cho lực lượng tri thức của đất nước do vậy TVQGVN
luôn quan niệm phải góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo mọi mặt


cho sinh viên thông qua việc cung cấp những thông tin mới nhất và có chất
lượng từ các nguồn trong và ngoài nước là góp phần thiết thực vào sự phát triển

của đất nước.
Việc đẩy mạnh phục vụ cho sinh viên của TVQGVN được coi là một hình
thức hỗ trợ san sẻ gánh nặng cho các thư viện trường học. Thực tế, nhiều năm
qua một số khá lớn các trường đại học ở Hà nội chưa có được những thư viện
hiện đại, có vốn tài liệu phong phú…để có thể đáp ứng tốt yêu cầu về thông tin
ngày càng tăng của sinh viên. Vấn đề này càng bức thiết khi giáo dục đại học
nước ta đang chuyển nhanh sang đào tạo theo học tín chỉ, theo đó những người
học sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho tìm thông tin, tài liệu để tự học, tự
nghiên cứu. Chính vì thế, TVQGVN đã tận dụng mọi phòng ốc, tăng cường
trang thiết bị, nhân sự…để mở rộng việc phục vụ cho sinh viên.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thống kê số lượng bạn đọc nói chung và bạn
đọc là sinh viên nói riêng của TVQGVN trong các năm từ 2000 – 2007 và thu
được kết quả như sau:
Bảng 1.1: Số lượng thẻ đọc là sinh viên từ năm 2000 – 2007
Trong đó thẻ sinh viên
Năm

Tổng số thẻ
bạn đọc cả

Tổng số

Nam

Nữ

năm
2000

7.795


5.300

2.126

3.174

2001

10.177

7.404

3.093

4.311

2002

13.529

8.666

3.659

5.007

2003

28.115


22.375

9.877

12.498

2004

28.686

21.986

9.323

12.863


2005

23.463

16.951

6.698

10.253

2006


24.836

17.923

6.221

11.702

2007

21.705

15.448

4.360

11.088

Nhìn vào bảng 1.1: Số lượng thẻ đọc là sinh viên từ năm 2000 – 2007, ta thấy
số lượng bạn đọc là sinh viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học có số lượng
đông nhất trong tổng số bạn đọc hàng năm của thư viện. Nếu tính theo tỷ lệ %
thì bạn đọc là sinh viên thường chiếm 70 – 80% tổng số bạn đọc trong năm. Nếu
tính tổng số bạn đọc là sinh viên so với năm 2000 thì các năm từ 2003 – 2007
tăng gấp 3-4 lần. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, số lượng sinh viên có
xu hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do các trường đại học đã xây dựng
được những thư viện khang trang, hiện đại, đủ sức đáp ứng nhu cầu đọc và
thông tin của sinh viên trường mình.
Căn cứ vào bảng 1.1, cho thấy bạn đọc là sinh viên nữ tích cực sử dụng thư
viện hơn sinh viên nam. Số lượng bạn đọc là sinh viên nữ tăng dần theo từng
năm. Nếu vào năm 2000-2005 số sinh viên nữ hàng năm tăng hơn 30-40% so

với bạn đọc –sinh viên nam thì những năm 2006 – 2007 nhiều gấp 2 lần.
Mặt khác, nghiên cứu NCT của NDT ở TVQGVN không thể tách rời đặc
điểm về lứa tuổi. Bởi NCT chịu tác động của khá nhiều yếu tố: trình độ học vấn,
giới tính, nghề nghiệp, lứa tuổi và hoàn cảnh sống…tuy nhiên lứa tuối đóng vai
trò then chốt.
NDT tại TVQGVN gồm nhiều độ tuổi khác nhau. Mỗi độ tuổi được sinh ra
và lớn lên trong những điều kiện xã hội tương đồng. Sự khác nhau về độ tuổi
của NDT có những đặc điểm tâm lý riêng tạo nên sự khác biệt về nhu cầu.

Bảng 1.3: Đặc điểm độ tuổi của NDT tại TVQGVN


Độ tuổi

Số lượng

Tỷ lệ (%)

18 - 30 tuổi

102

85

31 - 40

12

10


41 - 50

4

3

Trên 50

2

2

3% 2%
10%

18 - 30 tuổi
31 - 40
41 - 50

85%

Trên 50

Hình 1.3: Đặc điểm độ tuổi của NDT tại TVQGVN
Như vậy, lứa tuổi 18 – 30 chiếm tỷ lệ lớn nhất (85%). Đây là lứa tuổi đã bắt
đầu có sự thay đổi về tâm lý, khi hầu hết các bạn học sinh đã tốt nghiệp phổ
thông để đến một môi trường học tập khác, tạo cho mình có một nghề nghiệp ổn
định cho tương lai. Đây cũng là lứa tuổi được xem là năng động nhất, sáng tạo,
thích tự khẳng định mình cho nên NCT trong việc sử dụng nguồn tài nguyên số
cũng phong phú và đa dạng hơn các lứa tuổi khác.

Lứa tuổi 31 – 40 chiếm 10%: đây là lứa tuổi đã có công việc và gia đình ổn
định. Là lứa tuổi chuyên tâm đến nghiệp vụ, thích sử dụng các thông tin đã được
xử lý để lựa chọn thông tin phù hợp.


Từ 41 – 50 tuổi: chiếm 3%. Đây là lứa tuổi có trình độ chuyên môn cao, họ đã
và đang cống hiến những thành quả lao động, nghiên cứu khoa học cho xã hội.
Tuy nhiên đây cũng là lứa tuổi trình độ tin học và ngoại ngữ đã hạn chế nên họ
thường không quen sử dụng tài liệu số của thư viện.
Trên 50 tuổi: Chỉ chiếm 2% đa phần là các cán bộ sắp nghỉ hưu. Lứa tuổi này
tuy đã giảm về sức khoẻ nhưng lại là những người có bề dày kinh nghiệm được
tích luỹ trong công việc và cuộc sống nên NCT có chiều sâu và ổn định hơn cả.
Nhưng đây cũng lứa tuổi có nhu cầu đọc tài liệu trên giấy nhiều hơn (báo, tạp
chí..), họ cũng ít có nhu cầu khai thác các tài liệu điện tử hay truy cập tài liệu từ
xa…
Có thể nói, nghiên cứu nhu cầu tin (NCT) của NDT là nhận dạng nhu cầu về
thông tin và tài liệu số của họ, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp cụ thể, phù hợp để
đáp ứng chúng. Xuất phát từ đặc điểm nhu cầu và để đảm bảo việc cung cấp
thông tin và tài liệu số thích hợp với từng đối tượng, NDT tại TVQG có thể chia
thành các thời kỳ với đặc điểm:
+Trước 1954
Khi mới thành lập, đối tượng bạn đọc của Thư viện Quốc gia rất hạn chế:
- Những người Âu từ 16 tuổi trở lên;
- Các giáo viên người bản xứ;
- Sinh viên người bản xứ của các trường đại học, cao đẳng;
- Những người bản xứ được cấp giấy phép.
- Những năm sau, đối tượng bạn đọc được mở rộng: phục vụ cả lứa tuổi thiếu
nhi.
Bạn đọc của thư viện phần lớn là học sinh, sinh viên. Gần một nửa sách
được bạn đọc sử dụng là sách văn học, sách về khoa học, triết học, sử học ít

được bạn đọc yêu thích.


+ Sau 10/1954
Đối tượng phục vụ của TVQGVN về nguyên tắc là mọi người dân của nước
Việt Nam. Nhưng tùy vào điều kiện từng thời kỳ, TVQGVN quy định đối tượng
bạn đọc được phục vụ trực tiếp tại Thư viện.
Trong giai đoạn này, Thư viện mở rộng nguyên tắc phục vụ có phân biệt theo
dạng tài liệu và đối tượng phục vụ: tổ chức các phòng đọc sách tổng hợp, phòng
đọc báo - tạp chí, phòng đọc vi phim, phòng đọc cho thiếu nhi, phòng đọc cho
học sinh cấp 3 v.v…Tuy vậy, mức độ chuyên biệt hóa tăng, giảm tùy điều kiện
của từng thời kỳ.
Khi chiến tranh phá hoại của Mỹ kết thúc, tài liệu ở các nơi sơ tán được sắp
xếp, chấn chỉnh theo trật tự đã quy định để phục vụ ngay bạn đọc. Lúc này,
TVQGVN chỉ mở cửa phục vụ tại phòng đọc cho bạn đọc nghiên cứu, không tổ
chức phòng đọc cho thiếu nhi và học sinh cấp 3 nữa. Kho sách phòng mượn và
bộ phận thiếu nhi với khoảng 75.000 bản sách đã được chuyển cho Thư viện
thành phố Hà Nội.
+ Công tác phục vụ bạn đọc (giai đoạn 1976 – 1985)
Thư viện Quốc gia phục vụ bạn đọc thông qua 4 phòng đọc:
- Phòng Đọc sách tổng hợp;
- Phòng Đọc Báo, Tạp chí;
- Phòng Đọc vi phim, vi phích;
- Phòng đọc tài liệu nghiệp vụ thư viện học.
Cùng với sự phát triển văn hóa, khoa học kỹ thuật và sự ra đời của nhiều cơ
quan, viện nghiên cứu, trường đại học … đội ngũ người đọc với trình độ học
vấn, chuyên môn cao có nhu cầu sử dụng tài liệu tra cứu của TVQGVN ngày
càng lớn. Để đáp ứng yêu cầu đó, vào năm 1982, Thư viện mở Phòng Đọc tra
cứu và Tài liệu Liên hợp Quốc với khoảng 3.000 tên tài liệu gồm các tác phẩm



kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, bách khoa toàn thư, từ điển, các sách có
tính chất tổng hợp khác, thư mục in thành sách…Sách xếp theo các mục lớn của
bảng phân loại 19 dãy và bạn đọc tự đến giá chọn sách để đọc.
Trong giai đoạn này, thư viện đã phục vụ kịp thời, có hiệu quả những chuyên
đề nghiên cứu chính trị, kinh tế quan trọng của các cơ quan Trung ương như Phủ
Thủ tướng, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ban Tuyên huấn trung
ương, các cơ quan thông tấn, truyền thanh truyền hình, báo chí, viện nghiên cứu
… Trong nhiều trường hợp, thư viện còn liên hệ với các thư viện lớn trên thế
giới mượn giúp cho người đọc những tài liệu không có trong kho của mình.
+ Phục vụ bạn đọc giai đoạn 1986 - 1999
Trong giai đoạn này, TVQG đã tổ chức kho mở cho phần lớn báo chí trong và
ngoài nước (gần 500 tên) nhưng chỉ với 6 số mới nhất của mỗi tên báo, tạp chí.
+ Công tác phục vụ bạn đọc giai đoạn 2000 đến nay
Việc quy định thành phần bạn đọc là cần thiết đối với các thư viện để bảo
đảm công tác phục vụ đạt kết quả cao hơn. Việc quy định này căn cứ vào nhiều
tiêu chí, điều kiện. Ở nước ta, ban đầu TVQGVN chỉ phục vụ cho bạn đọc có
trình độ từ đại học trở lên. Nhưng do nhu cầu đọc của người dân ngày càng cao
nên trước năm 2000, TVQGVN vẫn phục vụ cho bạn đọc là sinh viên năm cuối
của các trường đại học ở Hà Nội mặc dù tổng số chỗ ngồi trong các phòng đọc
chưa tới 200 chỗ. Từ tháng 9/2001, do được mở rộng diện tích nên TVQGVN
đó dành toàn bộ toà nhà D (trừ tầng 6) với tổng số hơn 700 chỗ ngồi để phục vụ
bạn đọc. Đồng thời, TV cũng chọn phương thức phục vụ mở để tạo nhiều điều
kiện cho bạn đọc trong sử dụng vốn tài liệu và các dịch vụ của mình.
Từ năm 2003, do được tăng thêm diện tích nên TVQGVN đã mở rộng diện
bạn đọc được phục vụ: sinh viên từ năm thứ ba của các trường đại học và cao
đẳng (cả quốc lập và dân lập). Điều đó giúp cho các sinh viên có điều kiện tiếp


cận tốt hơn tới tài liệu, thông tin và chia sẻ sự quá tải với thư viện các trường đại

học, cao đẳng.
Năm 2004, tổng số bạn đọc đăng ký sử dụng TVQG là 28.686 thẻ. Có 50 bạn
đọc là người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam. Nếu so với trước
năm 2000 thì số lượng bạn đọc tăng gấp gần 5 lần. Trong tổng số 28.686 thẻ đó
có 6.500 thẻ cán bộ (là những người đã tốt nghiệp đại học trở lên đang công tác
tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức... ở Hà Nội. Nếu xét theo trình độ đào tạo
thì trong số bạn đọc là cán bộ có 17 người là giáo sư, 120 người có trình độ Tiến
sĩ, 499 người là thạc sĩ. Số thẻ còn lại (22.186) là sinh viên của hầu hết các
trường đại học và cao đẳng đóng trên địa bàn thủ đô. Trong số các trường đó thì
sinh viên của Trường đại học Bách khoa có số lượng đông nhất 4.339 người,
chiếm gần 1/4 tổng số thẻ bạn đọc là sinh viên. Tiếp đến là ĐH kinh tế (1.779
bạn đọc), ĐH KHXH&NV (1275 bạn đọc), ĐH Ngoại thương (1.147 bạn đọc),
Viện ĐH Mở (1.112 bạn đọc), ĐH Giao thông vận tải (1.103 bạn đọc)...Bạn đọc
đến sử dụng Thư viện Quốc gia Việt Nam rất tích cực. Năm 2004, Thư viện
Quốc gia Việt Nam phục vụ 487.886 lượt bạn đọc. Nếu so với năm 2003 thì lượt
bạn đọc năm 2004 tăng hơn 87.891 lượt. Còn nếu tính trung bình cho tổng số thẻ
thì mỗi bạn đọc năm 2004 đến sử dụng TVQGVN là 17 lượt. Con số này là rất
cao, nếu so với nhiều thư viện khác trong nước. Trong năm 2004, thủ thư của
TVQGVN đã cung cấp cho bạn đọc 1.195.181 lượt tài liệu. Nghĩa là nếu so với
tổng số tài liệu có trong Thư viện thì bình quân mỗi cuốn sách được sử dụng,
quay vòng 1 lần. Con số này là khá ấn tượng đối với những thư viện có số lượng
tài liệu lớn như Thư viện Quốc gia Việt Nam. Thường thường, các thư viện có
số tài liệu càng lớn thì vòng quay của nó càng thấp.
Ngày 14/5/2004, TVQG đã khai trương phòng đọc Đa phương tiện với 40
cabin máy tính có kết nối Internet và 2 tivi cỡ lớn. Phòng này còn có sự trợ giúp
rất hữu hiệu của những thiết bị thông tin tiên tiến và hiện đại khác. Tại đây bạn
đọc có thể nghe, xem, đọc và tự tải lấy tư liệu mình cần.


Thư viện Quốc gia Việt Nam cũng không ngừng cải tiến phương thức phục vụ

bạn đọc, tìm cách tăng diện bạn đọc được phục vụ, giảm ở mức tối đa các thủ
tục mà 1 bạn đọc cần thực hiện khi đăng ký sử dụng TV nên số lượng bạn đọc
tăng nhanh. Sở dĩ có sự gia tăng nhanh như thế là do nhà cửa thư viện đã được
mở rộng; thư viện tạo nhiều tiện nghi cho bạn đọc nhưng chủ yếu là do thư viện
luôn có ý thức mở rộng đối tượng phục vụ. Nếu trước kia, chỉ sinh viên năm
cuối các trường Đại học ở Hà Nội mới được sử dụng TVQGVN thì từ năm 2000
trở đi các quy định đó mở rộng dần: năm 2002 – sinh viên từ năm thứ 3, năm
2004- sinh viên từ năm thứ 2 và từ năm 2005 – sinh viên năm thứ nhất các
trường Đại học và cao đẳng đã có thể đăng ký làm bạn đọc của Thư viện. Từ
năm 2007 - những người ở Hà nội từ 18 tuổi trở lên.
Như vậy, TVQGVN cũng đã tổ chức được các hình thức cơ bản phục vụ bạn
đọc tại phòng đọc, phòng mượn, và đã biên soạn được một số sản phẩm có giá
trị: Danh mục các tài liệu nộp lưu chiểu vào thư mục Đông Dương … Công tác
tuyên truyền sách báo khá phát triển và đã nhận được nhiều đánh giá tốt đẹp từ
công luận.
1.1.3 Quá trình tin học hoá ở Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
Trước năm 1986, toàn bộ công việc của TVQGVN đều được thực hiện bằng
phương pháp thủ công.
Những bước đi đầu tiên trong việc tin học hóa TVQGVN đã được thực hiện
với sự giúp đỡ về trang thiết bị, chuyên gia và đào tạo cán bộ của Thư viện Quốc
gia Oxtralia. TVQGVN bắt đầu thực hiện tin học hóa vào năm 1986, khi Thư
viện quốc gia Oxtralia trang bị chiếc máy tính Olivetty M24 đầu tiên cùng với
sự chuyển giao công nghệ đào tạo cán bộ cho TVQGVN. Mục đích của sự hỗ
trợ này là để biên soạn tự động hóa thư mục Quốc gia Việt Nam và chia sẻ biểu
ghi thư mục với TVQG Oxtralia.
Từ đó mở ra thời kỳ ứng dụng CNTT ngày càng tích cực và có hiệu quả tại
TVQGVN và hệ thống TVCC Việt Nam. Có thể nói TVQGVN là một trong


những cơ quan thông tin – thư viện đầu tiên ứng dụng CNTT tại Việt Nam. Các

chương trình ban đầu để xử lí dữ liệu là Wordstar, Inmagic,… sau đó với sự phát
triển Phần mềm CDS/ISIS của UNESCO, TVQGVN đã sử dụng chương trình
này từ 1988 đến nay (hệ thống TVCC sử dụng năm 1994).
TVQGVN sử dụng Chương trình CDS/ISIS để tạo lập các CSDL thư mục,
trước hết cho các tài liệu mới nhập về thư viện (sách tiếng Việt và sách nước
ngoài xuất bản bằng tiếng Latinh ). Sau đó TVQG đã tổ chức công tác hồi cố các
tài liệu xuất bản trước đây để tăng số lượng biểu ghi và để phản ánh đầy đủ vốn
tài liệu của TVQGVN trong các CSDL, nhằm phục vụ tra tìm tài liệu nhanh
chóng trên máy tính cho bạn đọc tại TVQGVN.
Đến cuối năm 1999, các CSDL thư mục có tại TVQGVN như sau:
* Sách: 182.000 biểu ghi (sách tiếng việt xuất bản từ 1954, sách tiếng Anh từ
1980 đến nay và sách tiếng Pháp xuất bản thời kỳ Đông Dương)
* JM: 6.074 biểu ghi (Tên báo/ tạp chí tiếng Latinh xuất bản sau tháng 101954)
* NCUU: 1.702 biểu ghi (tên báo/ tạp chí tiếng Latinh xuất bản trước tháng
10/1954)
* LA: 9.300 biểu ghi (Luận án tiến sĩ của người Việt Nam bảo vệ trong nước
và nước ngoài, và của người nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam)
Hệ thống mạng LAN được thiết lập năm 1994 đã kết nối toàn bộ máy tính của
tất cả các phòng ban qua một máy chủ, dữ liệu được xử lý trên môi trường
mạng. Năm 1995, 2 termainal được lắp đặt lại phòng đọc, mở đầu dịch vụ tra
cứu tài liệu trên máy tính cho bạn đọc, đến cuối năm 1999, các phòng đọc sách,
đọc báo/ tạp chí đều lắp đặt từ 1-5 terminal.
Từ 1992, TVQGVN đã được Bộ Văn hóa giao nhiệm vụ thực hiện tin học hoá
cho các thư viện tỉnh, thành phố. TVQGVN đã mở một lớp đào tạo tin học cho
cán bộ TVCC về sử dụng máy tính, sử dụng chương trình CDS/ISIS. Năm 1994


Bộ Văn hóa thông tin đầu tư xây dựng mạng LAN tại TVQGVN (1 máy chủ và
18 máy trạm) và mạng Wan cho hệ thống TVCC (53 TV tỉnh cho mỗi TV có 1
PC, có 1 modem tốc độ 2400 bit/s). Đây là một bước ngoạt về ứng dụng CNTT

trong hệ thống TVCC. Tuy nhiên công nghệ tại thời điểm này chưa cao, thực
hiện truyền dữ liệu qua modem theo nguyên tắc trực tiếp nên phải truyền 53 lần
cho 53 TV với cùng một tệp dũ liệu. Tháng 2- 1995, TVQGVN đã nối với mạng
Internet thông qua cổng Viện Tin học nhưng chỉ mới sử dụng điện thư (Email).
Năm 1996 đầu tư tiếp tục của Bộ Văn hóa thông tin để phát triển và nâng cấp
mạng WAN tại TVQGVN. Mạng có cấu trúc phân cấp gồm trung tâm đầu não
là TVQGVN (1 máy chủ) và 2 trung tâm khu vực là TVKHTH Đà Nẵng (1 máy
chủ) và TVKHTH Tp.HCM (1 máy chủ). 61 TV Tỉnh/ thành (thêm 8 tỉnh mới
tách) mỗi TV được trang bị thêm 1 PC và 1 modem 28.800 bit/s và một số thiết
bị ngoại vi. Công nghệ đã phát triển hơn, truyền file dữ liệu một lần tới tất cả 61
TVCC, và có thêm 1 số dịch vụ khác là thư điện tử, truy cập từ xa vào các
CSDL mạng LAN của TVQGVN và TV KHTH Tp.HCM. Tuy nhiên việc truy
cập các TVCC tới 2 trung tâm thư mục này qua Modem với cước điện thoại
đường dài nên hiệu quả chưa cao.
Năm 2000, sau hội nghị 10 năm ứng dụng CNTT vào hệ thống TV công cộng,
Bộ Văn hóa thông tin đã giao cho TVQGVN triển khai dự án “xây dựng hệ
thống thông tin thư viện điện tử / điện tử số”. Trong năm 2001, một nhóm
chuyên viên đã nghiên cứu mô hình thư viện điện tử/ thư viện số của TVQGVN.
Kết quả vào năm đó TVQGVN được phê duyệt dự án “xây dựng thư viện điện
tử / thư viện số”: Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin (7 máy chủ, hệ thống máy
trạm 60 PC, các thiết bị sao lưu dữ liệu, thiết bị kết nối mạng và các thiết bị
ngoại vi khác (máy in, ổ C, máy đọc mã vạch, máy scan, máy ảnh số, máy quét
mã vạch..) và đặc biệt là trang bị phần mềm thư viện tích hợp mới (vì CDS/ISIS
không đáp ứng tin học hóa toàn bộ các chức năng của TV). TVQGVN đã lựa
chọn Phần mềm ILIB do công ty CMC Việt Nam phát triển. Phần mềm này gồm
nhiều phân hệ (module) đáp ứng yêu cầu tự động hóa nghiệp vụ thư viện với các


×