Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân ở trung quốc từ khi cải cách mở của đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.14 KB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---*---

NGUYỄN THANH GIANG

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP CHO
NÔNG DÂN Ở TRUNG QUỐC TỪ KHI
CẢI CÁCH MỞ CỬA ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60.31.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thế Anh

Hà Nội – 2009


Mục lục

Phần Mở ĐầU.

1

1. Lý do chọn đề tài...........

1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn


3

đề........................................................................................................
3. Cách tiếp

7

cận....................................................................................................................................
4. Đối t-ợng và phạm vi nghiên

8

cứu........................................................................................
5. Ph-ơng pháp nghiên cứu và nguồn t-

8

liệu......................................................................
6. Bố cục đề

8

tài.....................................................................................................................................

Ch-ơng 1: đặc thù và sự cần thiết của vấn đề tăng thu nhập cho
nông dân ở Trung Quốc

...............................................

9


1.1. Một số khái niệm và đặc thù vấn đề thu nhập của nông
dân Trung

9

Quốc........................................................................ .........................................................
1.1.1. Một số khái niệm liên

9


quan.....
1.1.2. Đặc thù vấn đề thu nhập của nông dân Trung Quốc...

1.2. Sự cần thiết phải tăng thu nhập cho nông dân ở Trung

11
14

Quốc.......
1.2.1. Thu nhập của nông dân tăng chậm ảnh h-ởng trực tiếp
14

đến sự tăng tr-ởng của nền kinh tế quốc
dân...............................................................................
1.2.2. Thu nhập của nông dân tăng chậm ảnh h-ởng đến sự

16


ổn định của xã
hội.........................................................................................................................................
1.2.3. Nguyên nhân khiến cho thu nhập của nông dân Trung

18

Quốc tăng chậm
............................................................................................................................................

Ch-ơng 2: một số giải pháp cơ bản thúc đẩy tăng

thu nhập cho

nông dân của trung quốc..............................................

25

2. 1. Thực hiện chế độ trách nhiệm khoán sản đến hộ gia
đình ở nông thôn Trung Quốc trong những năm đầu cải cách

25

mở cửa..................................
2.1.1. Sự ra đời của chế độ khoán sản đến hộ gia

25

đình......................................
2.1.2. Vai trò của chế độ khoán sản đến hộ trong việc tăng thu
nhập cho nông dân Trung Quốc

.............................................................................................................

27


2.2. ổn định quan hệ khoán ruộng đất, bảo vệ quyền sử dụng
đất khoán của nông dân

32

........................................................................................................................................

2.3. Phát triển xí nghiệp h-ơng trấn, giải quyết việc làm tại chỗ
cho sức lao động d- thừa ở nông thôn, chuyển dịch lao động
nông nghiệp sang lao động phi nông

37

nghiệp..................................................................................................
2.3.1. Một vài nét về quá trình hình thành và phát triển xí
nghiệp h-ơng trấn của Trung

37

Quốc................................................................................................................
2.3.2. Vai trò và đóng góp của xí nghiệp h-ơng trấn trong việc
tăng

thu nhập cho nông


42

dân...........................................................................................................................
2.4. Tích cực chuyển dịch sức lao động d- thừa ở nông thôn
ra thành phố làm thuê, giải quyết tốt vấn đề ng-ời nông dân l-u

44

động.............
2.5. Tiến hành cải cách toàn diện chế độ thuế và phí ở nông
thôn, giảm nhẹ gánh nặng cho nông

49

dân..........................................................................................................
2.6. Tăng c-ờng mức độ trợ giúp từ các chính sách tăng thu
nhập cho ng-ời nông
dân....................................................................................................................................

54


CHƯƠNG 3: nhận xét về các giải pháp tăng thu nhập cho nông
dân ở Trung Quốc và một số gợi mở cho Việt

62

Nam....................................................................................................................................
3.1. Những thành tựu cơ bản trong việc tăng thu nhập cho nông


62

dân.....
3.1.1. Mức thu nhập của nông dân tăng lên, đời sống đ-ợc cải thiện

62

3.1.2. B-ớc đầu giải quyết đ-ợc vấn đề xoá đói giảm nghèo........

65

3.1.3. Kết cấu nguồn thu nhập ngày càng đa dạng, nông dân có nhiều cơ
hội lựa chọn việc làm ở các ngành nghề phi nông nghiệp................................

66

3.2. Một số vấn đề còn tồn tại trong việc tăng thu nhập cho
nông dân của Trung Quốc hiện

69

nay.......................................................................................................
3.2.1. Hạn chế của việc thực hiện chính sách tăng thu nhập cho nông dân

69

3.2.2. Sự gia tăng khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa c- dân thành
thị và c- dân nông thôn ...............................................................................................

73


3.2.3. Những khó khăn trong việc giải quyết vấn đề tăng thu nhập và
việc làm cho số lao động ra thành phố làm thuê ............................................

3.3. Một số gợi mở cho Việt

77
81

Nam.................................................................................
Kết luận

87

............................................................................................................................. ......................

TàI LIệU THAM

90


KHảO.................................................................................................

Lời Mở ĐầU

1. Lý do chọn đề tài
Trung Quốc là một n-ớc nông nghiệp lớn, dân số nông dân đông. Hàng ngàn
năm qua vấn đề nông dân luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu của n-ớc này. Lịch sử
mấy nghìn năm của Trung Quốc cho thấy, nông dân hiền hoà hay giận dữ đã quyết định
sự tồn vong, h-ng suy của các triều đại; nông dân hăng hái hay thờ ơ đã quyết định xã

hội đi lên hay ng-ng trệ; nông dân ủng hộ hay chống đối đã quyết định sinh mệnh chính
trị của các nhà cầm quyền; nông dân đi theo hay quay l-ng lại đã quyết định sự thành
công hay thất bại của các chính sách. Thực tế đã chứng minh, trong thời kỳ đấu tranh
cách mạng, chính nông dân là đội quân chủ lực giúp cách mạng Trung Quốc thành
công. Thời kỳ đầu cải cách mở cửa, với ph-ơng châm cải cách bắt đầu từ nông thôn của
Đặng Tiểu Bình, ĐCS Trung Quốc trả lại cho nông dân quyền định đoạt ruộng đất, tài
sản, quyền tự do sản xuất và kinh doanh, nông dân vui mừng đã lập nên những thành
tựu kinh tế đáng khâm phục. Nh-ng kể từ sau Hội nghị Trung -ơng 3 khoá XII (tháng
10-1984), ĐCS Trung Quốc quyết định chuyển trọng tâm cải cách từ nông thôn ra thành
thị, ngay lập tức sản xuất nông nghiệp bị chậm lại, sản l-ợng l-ơng thực giảm sút, giá cả
tăng nhanh, tốc độ tăng tr-ởng thu nhập của nông dân liên tục giảm xuống, chênh lệch
thu nhập giữa c- dân thành thị và nông thôn ngày càng mở rộng...
Nhận thức đ-ợc vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn và nông
dân đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, Đại hội XVI ĐCS Trung Quốc (năm
2002) khi đ-a ra mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả đã nêu rõ: Xây dựng nông
nghiệp hiện đại, phát triển kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân là nhiệm vụ
trọng đại của xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Trong đó, việc tăng thu nhập cho
nông dân đ-ợc coi là hạt nhân của công tác nông dân. Bởi vì không có khá giả của


nông dân, thì không thể có khá giả của nhân dân cả nước [66], nh- Tổng Bí th- Giang
Trạch Dân đã từng nhấn mạnh ở Hội nghị Trung -ơng 8 khoá XIII ĐCS Trung Quốc
(tháng 11 1991), vì chỉ có tăng thu nhập cho nông dân mới có thể thúc đẩy nông
nghiệp phát triển, giúp cho nông thôn phát triển và ổn định lâu dài, rút ngắn khoảng
cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.
Gần đây, Hội nghị Trung -ơng 3 khoá XVII ĐCS Trung Quốc (tháng 10 - 2008)
đã nêu rõ: cơ sở nông nghiệp của Trung Quốc vẫn còn lạc hậu, cần phải tăng c-ờng;
sự phát triển của nông thôn Trung Quốc vẫn còn trì trệ, cần phải trợ giúp; tăng thu nhập
cho nông dân vẫn còn khó khăn, cần phải đẩy nhanh. Hội nghị cũng chỉ ra, một trong
những nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của cải cách phát triển nông thôn Trung Quốc đến

năm 2020 đó là, thu nhập thuần bình quân đầu ng-ời nông dân tăng gấp đôi so với
năm 2008, mức tiêu dùng đ-ợc nâng cao đáng kể, hiện t-ợng nghèo đói tuyệt đối cơ
bản đ-ợc xoá bỏ[60]. Qua đó có thể thấy vấn đề tăng thu nhập cho nông dân hiện
đang đ-ợc ĐCS Trung Quốc hết sức quan tâm và coi trọng, nó đ-ợc coi là mục tiêu và
nhiệm vụ quan trọng nhất, then chốt nhất của công cuộc xây dựng nông thôn mới
XHCN ở n-ớc này.
Việt Nam và Trung Quốc đều là hai n-ớc nông nghiệp có nhiều điểm t-ơng đồng
về văn hoá, lịch sử, chính trị và kinh tế. Nhiều vấn đề của tam nông (nông nghiệp, nông
thôn, nông dân) mà Trung Quốc đang phải đối mặt và giải quyết, trong đó có vấn đề tăng
thu nhập cho nông dân cũng chính là vấn đề nan giải trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá của Việt Nam hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp tăng thu nhập cho
nông dân của Trung Quốc trong 30 năm cải cách mở cửa có giá trị tham khảo quí báu
cho Việt Nam trong quá trình đổi mới mở cửa đất n-ớc. Với những lý do nêu trên, tác giả
quyết định chọn Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc từ khi
cải cách mở cửa đến nay làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về vấn đề tăng thu nhập cho nông dân đã trở thành đề tài hấp dẫn
không chỉ đối với các học giả mà còn cả với những nhà hoạch định chính sách của nhiều
quốc gia và khu vực trên thế giới.


- Tình hình nghiên cứu trong n-ớc:

Trong giai đoạn hiện nay nông nghiệp phát triển, nông thôn ổn định,
nông dân tăng thu nhập đ-ợc coi là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục
tiêu xây dựng nông thôn mới XHCN của Đảng và Chính phủ Trung Quốc. Vì
thế nó trở thành đề tài thu hút đ-ợc sự quan tâm nghiên cứu của các học
giả Việt Nam. Những tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề tam nông
trong đó có tăng thu nhập cho nông dân cũng t-ơng đối phong phú và đa
dạng. Tiêu biểu là các công trình nh-:

Vấn đề tam nông ở Trung Quốc: Thực trạng và giải pháp do Đỗ Tiến
Sâm chủ biên (2008) [18], công trình đã khái quát và hệ thống về thực trạng
và những giải pháp cho vấn đề tam nông của Trung Quốc hiện nay, trong
đó cũng đã ít nhiều đề cập đến một số chính sách, giải pháp để tăng thu
nhập cho nông dân trong giai đoạn hiện nay; Một số vấn đề về hiện đại hoá
nông nghiệp Trung Quốc do Nguyễn Minh Hằng chủ biên (2003) [6], cuốn
sách bàn về quá trình và các giải pháp thực hiện chuyển đổi từ một nền
nông nghiệp truyền thống lạc hậu sang nền nông nghiệp hiện đại của Trung
Quốc, tuy nhiên vấn đề tăng thu nhập cho nông dân mới chỉ đ-ợc lồng ghép
vào trong các nội dung của cuốn sách; Xí nghiệp h-ơng trấn ở nông thôn
Trung Quốc của tác giả Đỗ Tiến Sâm (1994)[16], từ góc độ công nghiệp
hoá nông thôn, tác giả đã luận giải những thành tựu của xí nghiệp h-ơng
trấn đối với công cuộc cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc, trong
đó có nói đến vai trò của xí nghiệp h-ơng trấn trong việc chuyển dịch cơ
cấu việc làm ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập từ các ngành nghề phi
nông nghiệp cho nông dân
Bên cạnh các công trình nêu trên, trong các tạp chí nghiên cứu
chuyên ngành cũng nh- các cuộc hội thảo, nhiều tác giả cũng đã có bài


viết bàn về quá trình và những thành tựu của cải cách nông thôn, qua đó
cho thấy những đổi thay to lớn của bộ mặt nông thôn nói chung và đời sống
của ng-ời nông dân, trong đó có cả những thành tựu trong công tác tăng
thu nhập cho nông dân nh-: Cải thiện đời sống kinh tế nông thôn: Thành
tựu lớn của Trung Quốc trong thời kỳ cải cách mở cửa của tác giả Phùng Thị
Huệ [10] in trong Kỷ yếu hội thảo Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa 55 năm
xây dựng và phát triển, Lý luận và thực tiễn cải cách và phát triển nông thôn
Trung quốc 30 năm qua của Phó Tr-ởng ban Tuyên truyền Trung -ơng
ĐCS Trung Quốc Trác Vệ Hoa [8] tại Hội thảo Lý luận lần thứ 4 giữa ĐCS
Việt Nam và ĐCS Trung Quốc - Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông

nghiệp, nông dân, nông thôn Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung
Quốc; bài viêt Vài nét về tiến trình cải cách nông thôn Trung Quốc từ cải
cách mở cửa đến nay của Nguyễn Xuân C-ờng trên Tạp chí Nghiên cứu
Trung Quốc năm 2005 [3]
Ngoài ra còn có các công trình và bài viết đề cập trực tiếp vào thực
trạng và các vấn đề nổi cộm của tam nông Trung Quốc nh- Tìm hiểu những
giải pháp giải quyết vấn đề: nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trung
Quốc hiện nay của Bùi Thị Thanh H-ơng, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Trung Quốc, số 1, 2007 [11]; Nông dân Trung Quốc: Thực trạng bất đối
xứng so với ng-ời dân thành thị" của tác giả Hoàng Thế Anh, đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu Trung Quốc số 1 năm 2008 [1].
Nhìn chung, các công trình đều có ít nhiều đề cập đến những giải
pháp tăng thu nhập cho nông dân ở từng giai đoạn nhất định. Tuy nhiên
các công trình này ch-a tổng kết một cách có hệ thống và trực tiếp quá
trình cũng nh- những giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung
Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay. Mặc dù vậy, các công trình nghiên


cứu nêu trên ở một chừng mực nhất định đã phác hoạ ra bức tranh đa dạng
về vấn đề thu nhập của nông dân Trung Quốc, là những công trình khoa
học đáng quý, có tác dụng gợi mở lớn để tác giả kế thừa và phát triển trong
quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình.
- Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc:
Vấn đề tăng thu nhập cho nông dân do tầm quan trọng của nó đối với sự phát
triển kinh tế xã hội đã thu hút đ-ợc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, quản lý cũng nhnhiều nhà nghiên cứu khoa học Trung Quốc.
Những thảo luận học thuật của Trung Quốc về vấn đề thu nhập của nông dân
bắt đầu từ khoảng những năm 1993, 1994, và luôn là đề tài thu hút nhiều học giả quan
tâm nghiên cứu. Đặc biệt những năm đầu thế kỷ XXI, do Trung -ơng ĐCS Trung Quốc
ngày càng coi trọng vấn đề thu nhập của nông dân, nó càng trở thành tiêu điểm
nghiên cứu lí luận. Tổng quan các thảo luận học thuật này, chủ yếu tập trung vào các

ph-ơng diện: Một là, hình thức biểu hiện chủ yếu của vấn đề thu nhập của nông dân;
hai là, các nguyên nhân cơ bản tạo nên vấn đề thu nhập của nông dân; ba là, kiến
nghị đối sách giải quyết vấn đề thu nhập của nông dân.
Về các hình thức biểu hiện chủ yếu của vấn đề thu nhập của nông dân, các học
giả tập trung phân tích theo 2 h-ớng đó là thu nhập của nông dân tăng tr-ởng chậm
chạp và tăng tr-ởng không ổn định nh-: Tr-ơng Húc Hồng trong bài Hiện trạng thu
nhập nông dân n-ớc ta (Trung Quốc) và đối sách của nó (2001) [33]; Cao Chí Anh,
Phân tích sự tăng tr-ởng không ổn định trong thu nhập thuần bình quân đầu ng-ời gia
đình nông thôn (2001) [28]; GS. Cốc Nguyên D-ơng, Tình trạng tam nông Trung Quốc:
Thành tựu, vấn đề và thách thức (2007) [4]...
Về các nguyên nhân cơ bản tạo nên vấn đề thu nhập của nông dân, các tác giả
L-u Huệ, Những suy nghĩ và kiến nghị về việc giải quyết vấn đề thu nhập của nông
dân(1999) [34]; Mã Hiểu Hà, Đẩy nhanh điều chỉnh kết cấu nhị nguyên thành thị nông
thôn, thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân (2001) [32]... cho rằng các nhân tố gây ra
vấn đề thu nhập của nông dân đó là những sai lầm trong chính sách điều tiết vĩ mô cùng
với những rào cản về chế độ nh- sự phân tách giữa thành thị và nông thôn, ảnh h-ởng


của thể chế kinh tế kế hoạch. Cũng đề cập đến các nguyên nhân khiến thu nhập của
nông dân tăng chậm, hai tác giả Tr-ơng Vi Đông, Phân tích nhân tố quyết định tăng
tr-ởng thu nhập của nông dân (1994) [31], V-ơng Vi Nông, Con đ-ờng cơ bản để tăng
thu nhập cho nông dân (2000) [38] cho rằng vấn đề thu nhập của nông dân trên một
chừng mực nhất định chịu sự quyết định của một số quy luật kinh tế cơ bản đó là: quy
luật giá cả cung cầu thị tr-ờng và định luật Enghen, trong điều kiện kinh tế thị tr-ờng,
giá cả nông sản do tình hình cung cầu quyết định, kinh tế phát triển, cung và cầu đều
tăng, nếu sự tăng tr-ởng l-ợng cung v-ợt quá sự tăng tr-ởng l-ợng cầu thì sẽ làm cho
giá cả giảm xuống, ảnh h-ởng đến thu nhập của nông dân...
Để giải quyết vấn đề thu nhập của nông dân, các học giả cũng đ-a ra các kiến
nghị: đẩy nhanh chuyển dịch sức lao động nh- Trần Tích Văn, Thử phân tích vấn đề
nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong giai đoạn mới (2001) [45], Tr-ơng Hiểu Sơn,

Tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho nông dân (2001) [39]; thúc đẩy đô thị hoá
nh- Châu Thành, Quan sát thu nhập nông dân (2001) [30], Kh-ơng Tr-ờng Vân, Đô thị
hoá và vấn đề tam nông(2003) [44]; giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân nh- Hàn Tuấn,
Suy nghĩ về vấn đề tăng thu nhập cho nông dân (2001) [37]. Điều tra báo cáo chính
sách nông thôn Trung Quốc (2007) của nhóm tác giả Hàn Tuấn, Tạ D-ơng, Từ Tiểu
Thanh [37], nêu rõ hiện nay Trung -ơng ĐCS Trung Quốc coi giải quyết vấn đề tam
nông là trọng tâm trong trọng tâm công tác của Đảng, căn cứ theo yêu cầu trù tính
chung phát triển thống nhất thành thị nông thôn, kinh tế xã hội, lấy công nghiệp quay
lại phục vụ nông nghiệp, thành thị lôi kéo nông thôn, cùng với phương châm cho
nhiều, thu ít, làm sống động đã ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy sản xuất l-ơng
thực, giảm nhẹ gánh nặng và tăng thu nhập cho nông dân, giúp cho nông nghiệp, nông
thôn có đ-ợc những b-ớc phát triển quan trọng. Tuy nhiên hiện nay tình hình nông
nghiệp, nông thôn và nông dân Trung Quốc vẫn còn nhiều bất cập, cơ sở nông nghiệp
còn lạc hậu, tăng tr-ởng thu nhập của nông dân còn ch-a ổn định, tình trạng tăng
tr-ởng nh-ng không phát triển ch-a đ-ợc giải quyết triệt để, các chính sách trợ nông,
huệ nông (hỗ trợ và -u đãi cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân) còn ch-a đ-ợc chế
độ hoá và qui phạm hoá, cơ chế hiệu quả lâu dài công nghiệp quay lại phục vụ nông
nghiệp, thành thị lôi kéo nông thôn còn chưa được hình thành...


Ngoài ra, trên các trang web của Trung Quốc cũng có rất nhiều bài viết liên
quan đến vấn đề tăng thu nhập cho nông dân, các học giả đều có những kiến nghị lên
Đảng và Nhà n-ớc Trung Quốc sớm giải quyết vấn đề tam nông nói chung, tăng thu
nhập cho nông dân nói riêng, đồng thời họ cũng đề ra nhiều giải pháp nhằm thực hiện
những kiến nghị đó.
Nhìn chung, xung quanh vấn đề tăng thu nhập cho nông dân, các công trình
nghiên cứu khoa học đã khá đầy đủ về số l-ợng và nộng dung, đã phần nào cho thấy
những nét khái quát và diễn biến cơ bản của quá trình tăng thu nhập cho nông dân của
Trung Quốc từ khi n-ớc này tiến hành cải cách mở cửa năm 1978 đến nay. Tuy nhiên
ch-a có một công trình mô tả, phân tích và đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống về

các giải pháp tăng thu nhập của Trung Quốc sau 30 năm cải cách mở cửa.
3. Cách tiếp cận
Xuất phát từ thực trạng nghiên cứu về vấn đề tăng thu nhập cho nông dân nêu
trên, Luận văn đ-a ra cách tiếp cận riêng. Đó là tiếp cận theo cách đặt vấn đề thu nhập
của người nông dân Trung Quốc trong tổng thể các chính sách giải quyết vấn đề tam
nông của Đảng và Chính phủ Trung Quốc. Đồng thời để bổ sung cho thiếu sót của
những nghiên cứu trên, Luận văn sẽ phân tích đánh giá một cách hệ thống các giải
pháp tăng thu nhập cho ng-ời nông dân Trung Quốc tuần tự theo tiến trình thời gian từ
khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa năm 1978 đến nay.

4. Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu
- Tình hình thu nhập và các giải pháp tăng thu nhập cho ng-ời nông dân của
Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay. Trong đó nông dân đ-ợc hiểu là những
ng-ời có hộ khẩu ở nông thôn, bao gồm cả ng-ời nông dân làm công.
- Phạm vi nghiên cứu: là Trung Quốc đại lục, không bao gồm các vùng lãnh thổ
Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao.
5. Ph-ơng pháp nghiên cứu và nguồn t- liệu
- Luận văn đ-ợc nghiên cứu theo ph-ơng pháp thống kê, so sánh, qui nạp, diễn


dịch, phân tích và tổng hợp tài liệu đã có.
- Nguồn t- liệu: Do điều kiện không cho phép đi thực tế, tiến hành điều tra khảo
sát, vì thế nguồn t- liệu đ-ợc sử dụng là các văn kiện của Đảng và Nhà n-ớc Trung
Quốc. Ngoài ra Luận văn cũng tham khảo và kế thừa những tài liệu từ sách, báo, tạp
chí, một số trang web, báo điện tử của Việt Nam và Trung Quốc.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn
bao gồm 3 ch-ơng:
Ch-ơng 1: Đặc thù và sự cần thiết của vấn đề tăng thu nhập cho nông dân
ở Trung Quốc

Ch-ơng 2: Một số giải pháp cơ bản thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân ở
Trung Quốc
Ch-ơng 3: Nhận xét về các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của
Trung Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam

Ch-ơng

1: đặc thù và sự cần thiết của vấn đề

tăng thu nhập cho nông dân ở Trung Quốc

1.1. Một số khái niệm và đặc thù vấn đề thu nhập của nông dân Trung Quốc
I.1.1. Một số khái niệm liên quan
Do thu nhập là nhân tố phản ánh toàn diện hoạt động kinh doanh sản xuất của
nông dân, vì vậy, để phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh sản xuất của nông dân,
trong điều tra và phân tích,ở Trung Quốc ng-ời ta đ-a ra t-ơng đối nhiều khái niệm nh-:
tổng thu nhập, thu nhập thuần, thu nhập tiền mặt, thu nhập hiện vật, thu nhập mang tính
tài sản, thu nhập mang tính tiền lương, thu nhập mang tính chuyển dịch.


- Tổng thu nhập: là tổng toàn bộ các nguồn thu nhập trong giai đoạn đ-ợc điều
tra, trong đó ch-a bao gồm phần chi phí sản xuất và chi tiêu sinh hoạt. Phân chia theo
tính chất nguồn thu nhập, tổng thu nhập bao gồm : thu nhập mang tính tiền l-ơng (thu
nhập từ tiền công lao động), tổng thu nhập kinh doanh gia đình, thu nhập mang tính tài
sản và thu nhập mang tính chuyển dịch. Phân chia theo hình thức thu nhập, tổng thu
nhập bao gồm 2 bộ phận: tổng thu nhập hiện vật và tổng thu nhập tiền mặt.
- Thu nhập thuần: khái niệm về thu nhập thuần đ-ợc dùng đầu tiên trong thống
kê phân phối lợi tức kinh tế nông thôn thời kỳ công xã nhân dân. Trong thống kê
phân phối lợi tức, thu nhập thuần chỉ phần còn d- lại sau khi lấy tổng thu nhập kinh tế
nông thôn trừ đi các khoản chi phí khác, phần còn d- lại còn đ-ợc gọi là lợi tức. Thu

nhập thuần căn cứ theo các quy định có liên quan của nhà nước để phân chia cho nhà
n-ớc, tập thể và cá nhân. Phần phân phối cho cá nhân được gọi là thu nhập cư dân
nông thôn, tức là phần dư lại sau khi lấy thu nhập thuần kinh tế nông thôn năm đó trừ đi
phần thu thuế cho nhà n-ớc và nộp lại cho tập thể. Thu nhập thuần bình quân đầu
ng-ời của nông dân là bình quân thu nhập c- dân nông thôn trên tổng dân số nông
thôn. Xét theo góc độ phân phối thu nhập, thu nhập thuần bình quân đầu ng-ời của
nông dân chính là thu nhập lần đầu mà ng-ời nông dân có đ-ợc [86].
Khái niệm thu nhập thuần trong thời kỳ đầu đồng nhất với khái niệm phân phối
lợi tức kinh tế nông thôn trong thống kê, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
tr-ờng XHCN và sự điều chỉnh chính sách phân phối thu nhập, cách đánh giá chỉ tiêu
thu nhập thuần cũng có sự điều chỉnh, chủ yếu bao gồm phần thu nhập tái phân phối.
Hiện nay khái niệm thu nhập thuần là chỉ tổng thu nhập mà cư dân nông thôn thu đ-ợc
từ các kênh thu nhập trong năm đó, t-ơng ứng với thu nhập có đ-ợc sau khi lấy tổng
nguồn thu trừ đi những khoản chi phí phát sinh. Thu nhập thuần bình quân đầu ng-ời
nông dân là thu nhập thuần nông dân bình quân dân số nông thôn.
Cách tính thu nhập thuần bình quân đầu người là :
Thu nhập thuần bình quân đầu ng-ời = (Tổng thu nhập gia đình của dân nông
thôn Chi phí kinh doanh gia đình Khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất
Tiền thuế và chi phí thuê khoán nộp lên trên Trợ cấp theo điều tra)/ Nhân khẩu th-ờng


trú của gia đình c- dân nông thôn [86].
- Thu nhập mang tính tiền l-ơng: là thu nhập mà hộ gia đình hoặc thành viên của
hộ gia đình nông thôn thu đ-ợc dựa vào việc bán sức lao động cho đơn vị hoặc cá nhân
thuê lao động. Phân theo tính chất nguồn thu nhập chia thành thu nhập có đ-ợc do lao
động trong các tổ chức phi doanh nghiệp (nh- thu nhập của cán bộ, giáo viên), thu
nhập có đ-ợc do lao động trong các xí nghiệp tại địa ph-ơng, thu nhập do làm thuê ở
bên ngoài địa ph-ơng và thu nhập có đ-ợc do lao động ở các đơn vị khác.
- Tổng thu nhập kinh doanh gia đình: là thu nhập mà hộ gia đình ở nông thôn có
đ-ợc do việc tiến hành quản lý và lên kế hoạch sản xuất lấy gia đình làm đơn vị kinh

doanh sản xuất. Thu nhập kinh doanh gia đình có thể chia thành thu nhập từ nông
nghiệp, thu nhập lâm nghiệp, thu nhập từ ngành chăn nuôi (tổng cộng phân thành 10
ngành nghề).
- Thu nhập mang tính tài sản: là thu nhập có đ-ợc từ những động sản (nh- tiền
gửi ngân hàng, chứng khoán có giá trị) và bất động sản (nh- nhà đất, xe cộ). Nó
bao gồm các khoản lợi tức, tiền cho thuê, tiền lãi từ việc nh-ợng lại quyền sử dụng tài
sản; tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận có đ-ợc từ việc kinh doanh tài sản.
- Thu nhập mang tính chuyển dịch: chỉ những hàng hoá, dịch vụ, tiền hoặc quyền
sở hữu tài sản mà hộ gia đình và thành viên hộ gia đình nông thôn có đ-ợc mà không
cần bỏ ra bất cứ thứ gì t-ơng ứng. Ví dụ nh- tiền l-ơng h-u, tiền trợ cấp thất nghiệp, các
khoản phúc lợi xã hội
- Thu nhập tiền mặt: là thu nhập d-ới hình thức tiền mặt của hộ gia định và thành
viên của hộ gia đình trong khoảng thời gian đ-ợc điều tra.
- Thu nhập hiện vật: chỉ tổng sản l-ợng các loại nông sản mà hộ gia đình nông dân
sản xuất ra trong năm đó trừ đi phần đã bán ra, đ-ợc tính theo giá nhất định.
- Thu nhập thuần kinh doanh gia đình: là thu nhập sau khi lấy tổng thu nhập kinh
doanh gia đình.
Các khái niệm nêu trên đ-ợc sử dụng nhiều trong ch-ơng 3 của Luận văn, đó là
những chỉ số phản ánh sự thay đổi mức tăng tr-ởng thu nhập của nông dân, từ đó tác


giả Luận văn sẽ đ-a ra những nhận xét và đánh giá về những thay đổi đó.
1.1.2. Đặc thù vấn đề thu nhập của nông dân Trung Quốc
Vấn đề thu nhập của nông dân Trung Quốc có đặc thù riêng, khác so với
ph-ơng Tây. Sở dĩ nói nh- vậy là do nông dân Trung Quốc là một quần thể có đặc thù
khác với khái niệm nông dân của các quốc gia ph-ơng Tây. Trong nghiên cứu kinh tế
học ph-ơng Tây, khái niệm về nông dân là một quần thể xã hội đ-ợc cấu thành từ
nhiều mối quan hệ lợi ích khác nhau, trong đó bao gồm ng-ời sở hữu ruộng đất (địa
chủ), chủ nông tr-ờng, ng-ời nông dân làm thuê, ng-ời nông dân tự cấy cày trên
ruộng đất của mình và ng-ời nông dân bán canh (tức là bên cạnh cấy cày trên ruộng

đất của mình họ còn đi làm thuê) [40,29]. Nguồn thu nhập chủ yếu của họ vì vậy cũng
không giống nhau. Trong đó, nguồn thu nhập chủ yếu của địa chủ là cho thuê ruộng
đất, nguồn thu nhập chủ yếu của chủ nông tr-ờng đó là lợi nhuận kinh doanh, nguồn
thu nhập chủ yếu của ng-ời làm thuê nông nghiệp đó là tiền l-ơng, còn nguồn thu
nhập của ng-ời nông dân tự canh và bán tự canh là tổ hợp của các nguồn thu nhập
nói trên.
Chính vì nguồn thu nhập không giống nhau, dẫn đến những nhân tố ảnh
h-ởng đến thu nhập cũng không giống nhau. Nhân tố ảnh h-ởng đến thu nhập của
địa chủ là giá thành ruộng đất, mức lợi tức tiền vốn ruộng đất, mối quan hệ cung cầu
ruộng đất, mức giá thuê ruộng đất trung bình tại địa ph-ơng và điều kiện khế -ớc
thuê m-ớn ruộng đất giữa ng-ời sở hữu ruộng đất và chủ nông tr-ờng. Nhân tố ảnh
h-ởng đến thu nhập của chủ nông tr-ờng đó là giá thành chi phí của các yếu tố đầu
t- (nh- tiền thuê m-ớn ruộng đất, tiền lãi vốn vay, tiền l-ơng thuê lao động và giá cả
các yếu tố đầu t- khác), sức sản xuất ruộng đất, hiệu quả của các yếu tố đầu t-, giá
cả nông sản và kết cấu cạnh tranh thị tr-ờng v.v Những nhân tố ảnh hưởng đến
thu nhập của ng-ời lao động nông nghiệp bao gồm giá thành sức lao động, mối quan
hệ cung cầu sức lao động, mức tiền l-ơng bình quân và điều kiện khế -ớc thuê m-ớn
lao động. Ngoài ra những nhân tố nh- chính sách thuế, chính sách trợ cấp, chính
sách về lãi suất ngân hàng đều là những nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh h-ởng đến thu
nhập của các nhóm nông dân khác nhau.


Trong các nghiên cứu về nông dân ở ph-ơng Tây, những ng-ời nông dân đ-ợc
nói đến chủ yếu là những chủ nông tr-ờng, vì vậy vấn đề thu nhập của nông dân
ph-ơng Tây đ-ợc họ quan tâm chủ yếu là vấn đề thu nhập của chủ nông tr-ờng. Còn
trong số những nhân tố ảnh h-ởng đến thu nhập của chủ nông tr-ờng, nhân tố quan
trọng nhất đó là giá cả nông sản và quy mô nông tr-ờng. Vì thế, trong kinh tế học
ph-ơng Tây, các thảo luận về các vấn đề có liên quan đến giá cả nông sản và quy
mô nông tr-ờng đ-ợc hiểu đồng nghĩa với thảo luận vấn đề có liên quan đến thu
nhập của nông dân.

Khác với ph-ơng Tây, nông dân Trung Quốc không phải chỉ là khái niệm về một
nhóm ng-ời làm nghề nông nghiệp, mà là khái niệm về một quần thể xã hội đối lập với
c- dân thành thị [40,30]. Vì vậy, thu nhập của nông dân Trung Quốc, không chỉ bao
gồm thu nhập nông nghiệp, mà còn bao gồm cả thu nhập phi nông nghiệp. Do đó
khác với ph-ơng Tây, một trong những con đ-ờng cơ bản để tăng thu nhập cho nông
dân, bên cạnh việc tăng nguồn thu nhập từ kinh doanh, sản xuất nông nghiệp, Trung
Quốc cũng tìm mọi cách để tăng nguồn thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp.
Ngoài ra, nông dân Trung Quốc không có ranh giới giữa ng-ời có sở hữu ruộng
đất, chủ nông tr-ờng và ng-ời làm công nông nghiệp. ở Trung Quốc, quyền sở hữu
ruộng đất đ-ợc qui về sở hữu thập thể, nông dân chỉ có quyền kinh doanh thuê khoán
ruộng đất. Đồng thời, đại đa số nông dân Trung Quốc, vừa là ng-ời kinh doanh thuê
khoán ruộng đất, lại vừa là ng-ời lao động cày cấy nông nghiệp. Vì vậy, thu nhập nông
nghiệp của nông dân Trung Quốc th-ờng không bao gồm thu nhập từ cho thuê ruộng
đất (ng-ợc lại họ phải chi trả thuê khoán ruộng đất), nh-ng cũng bao gồm hai bộ phận
là lợi nhuận từ kinh doanh nông nghiệp và thu nhập lao động nông nghiệp. Trong điều
kiện tự cung tự cấp và bán tự cung tự cấp, hai bộ phận thu nhập này rất khó phân biệt
với nhau.
Chính vì nguyên nhân đó, vấn đề thu nhập của nông dân Trung Quốc là một vấn
đề t-ơng đối phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, lại là một vấn đề chỉ giới hạn trong
sự tăng tr-ởng thu nhập của một nhóm ng-ời nhất định. Theo Ông Tr-ơng Hiểu Sơn
Viện tr-ởng Viện Nghiên cứu phát triển nông nghiệp, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung
Quốc thì cho đến nay, vẫn ch-a có một khung lý luận nào đ-ợc hình thành có thể đem


áp dụng nghiên cứu trực tiếp vấn đề thu nhập của nông dân Trung Quốc [40,31].
1.2. Sự cần thiết phải tăng thu nhập cho nông dân ở Trung Quốc

Trung Quốc là một n-ớc nông nghiệp lớn có hơn 1,3 tỉ ng-ời, trong
đó có khoảng 900 triệu nông dân sống ở vùng nông thôn rộng lớn. Mặc
dù, nông dân có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất n-ớc, song

từ khi cải cách mở cửa đến nay nông dân Trung Quốc vẫn còn đang phải
chịu quá nhiều thiệt thòi, gánh nặng kinh tế xã hội trên vai họ khiến cho
đời sống của c- dân nông thôn còn phải đối mặt với không ít thách thức,
trong đó nổi bật lên là vấn đề thu nhập của nông dân vẫn còn thấp và
tăng tr-ởng chậm hơn so với ng-ời dân ở thành phố. Việc thu nhập của
nông dân thấp và tăng tr-ởng chậm đã gây ra những ảnh h-ởng trực tiếp
đến sự phát triển của kinh tế quốc dân và sự ổn định của xã hội.

1.2.1. Thu nhập của nông dân tăng chậm ảnh h-ởng trực tiếp đến sự
tăng tr-ởng của nền kinh tế quốc dân
Trung Quốc là hiện đang là một n-ớc đang phát triển lớn, có thể
nói nhu cầu trong n-ớc là động lực căn bản cho sự tăng tr-ởng của nền
kinh tế quốc dân. Nông dân là một quần thể tiêu dùng lớn nhất, nông
thôn là thị tr-ờng tiêu dùng có tiềm lực nhất. Thu nhập của nông dân
tăng tr-ởng chậm, khiến cho sức mua kém, sẽ ảnh h-ởng trực tiếp đến
việc mở rộng thị tr-ờng ở nông thôn và việc mở rộng nhu cầu trong n-ớc.
Theo thống kê, tỉ trọng tổng kim ngạch bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông
thôn những năm 80 của thế kỷ XX chiếm 50% tổng kim ngạch tiêu dùng
cả n-ớc Trung Quốc, nh-ng đến năm 1997 đã giảm xuống còn 39%,
năm 2002 lại tiếp tục giảm xuống còn 34,8% [53,49]. Mở rộng nhu cầu và
thị tr-ờng trong n-ớc, không những phải trông vào hơn 300 triệu nhân


khẩu tiêu dùng ở thành thị, mà quan trọng hơn là phải dựa vào hơn 900
triệu nông dân ở khu vực nông thôn rộng lớn [53,49].
Thu nhập của nông dân thấp và tăng tr-ởng chậm ảnh đến sự tăng
tr-ởng của nền kinh tế quốc dân thể hiện trên các mặt sau đây:
Thu nhập của nông dân thấp khiến nông dân phải thắt chặt tiêu
dùng. Theo thống kê, trong giai đoạn từ năm 2000 2002, tổng kim ngạch
bán lẻ hàng tiêu dùng ở thành thị đạt 2.589,8 tỉ NDT, tổng kim ngạch bán

lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn chỉ đạt 1.501,3 tỉ NDT [75]. Dân số ở nông
thôn tuy đông hơn dân số ở thành thị rất nhiều, nh-ng tổng kim ngạch bán
lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn chỉ ch-a bằng một nửa tổng kim ngạch bán
lẻ hàng tiêu dùng ở thành thị, từ đó có thể thấy, mức chi cho tiêu dùng
bình quân đầu ng-ời của c- dân nông thôn thấp hơn nhiều so với mức chi
cho tiêu dùng bình quân đầu ng-ời của c- dân thành thị [65]). Lấy ví dụ về
các mặt hàng điện gia dụng, mặc nhu cầu mua sắm các thiết bị gia dụng
nh- ti vi, tủ lạnh, máy giặt .... của nông dân rất lớn, nh-ng do tăng tr-ởng
thu nhập của nông dân chậm, khả năng tích luỹ thấp, nông dân không có
đủ sức mua thực tế. Theo thống kê, bình quân số đồ điện gia dụng của
100 hộ c- dân nông thôn năm 2003, ti vi là 60,5 chiếc, tủ lạnh là 14,8
chiếc, máy giặt 31,8 chiếc, máy ảnh là 3,3 chiếc. Nếu mức bình quân các
sản phẩm tiêu dùng lâu bền của 210 triệu hộ c- dân nông thôn đạt mức
bình quân gia đình c- dân thành thị, thì cần thêm 140 triệu ti vi, 1,5 triệu tủ
lạnh, 1,3 triệu máy giặt, 85 triệu máy ảnh [68], đây quả là một thị tr-ờng
tiêu dùng cực lớn.
Có thể thấy mặc dù c- dân nông thôn chiếm trên 70% tổng dân số
của cả n-ớc, song mức tiêu dùng chỉ chiếm ch-a đến 40% tổng kim ngạch
tiêu dùng toàn xã hội. Một tính toán cho thấy, nếu tỉ trọng tổng kim ngạch


hàng tiêu dùng nông thôn đ-ợc nâng lên mức 50% tổng kim ngạch tiêu
dùng toàn xã hội, thì nhu cầu tiêu dùng tăng thêm hơn 800 tỉ NDT. Nếu
tiêu dùng bình quân đầu ng-ời c- dân nông thôn tăng thêm 50 NDT, thì
tổng kim ngạch tiêu dùng cả n-ớc có thể tăng thêm 40 tỉ NDT [69].
Ngoài ra, mức tiêu dùng của nông dân giảm cũng khiến cho mức
đầu t- giảm xuống. Theo thống kê, năm 1983 đóng góp tiêu dùng của
nông dân và sự tăng tr-ởng mức đầu t- đối với GDP là 55%, nh-ng đến
năm 1997 giảm xuống còn 22,3% [42,345]. Tỉ lệ tiêu dùng giảm sẽ không
khích thích đ-ợc đầu t- và sản xuất, ảnh h-ởng trực tiếp đến sự tăng

tr-ởng của kinh tế.
Mặt khác, do mức thu nhập của c- dân nông thôn quá thấp, đặc biệt
là ở khu vực miền Trung và miền Tây, vì vậy nhiều nông dân phải bỏ quê
h-ơng đi ra thành phố tìm việc, cộng thêm những hạn chế về quyền l-u
chuyển ruộng đất khoán, đã gây nên tình trạng ruộng đất canh tác bị bỏ
hoang diễn ra t-ơng đối phổ biến, cơ sở hạ tầng nông thôn xây dựng
không đ-ợc sử dụng, không có lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp.
Tóm lại, thu nhập của nông dân tăng tr-ởng chậm không những ảnh
h-ởng trực tiếp đến đời sống và khả năng đầu t- vào sản xuất của ng-ời
nông dân, mà còn ảnh h-ởng không tốt đến sự tăng tr-ởng của nền kinh
tế quốc dân. Theo nghiên cứu về hành vi tiêu dùng trong kinh tế học cho
thấy, ng-ời nghèo th-ờng có khynh h-ớng tiêu dùng, còn ng-ời giàu lại có
khuynh h-ớng tích trữ nhiều hơn, vì thế thu nhập của ng-ời nông dân đ-ợc
nâng cao sẽ có lợi hơn cho việc mở rộng nhu cầu tiêu dùng của toàn xã
hội, qua đó thúc đẩy sự tăng tr-ởng kinh tế.


1.2.2. Thu nhập của nông dân tăng tr-ởng chậm ảnh h-ởng đến sự
ổn định của xã hội
Từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, mặc dù thu nhập của
ng-ời nông dân không ngừng đ-ợc nâng cao, nh-ng so với ng-ời dân thành
thị, thu nhập đó vẫn ở mức t-ơng đối thấp. Xét trong khoảng thời gian từ năm
1997 2003, tốc độ tăng tr-ởng thu nhập khả dụng bình quân đầu ng-ời cdân thành thị là khoảng 8,6% [65], còn tốc độ tăng tr-ởng thu nhập thuần
bình quân đầu ng-ời c- dân nông thôn chỉ là 3,8%. Tốc độ tăng tr-ởng thu
nhập của c- dân nông thôn chỉ bằng khoảng 1/3 mức tăng tr-ởng thu nhập
của c- dân thành thị. Chính sự khác biệt trong tốc độ tăng thu nhập là
nguyên nhân chính khiến khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa thành thị
và nông thôn tăng lên, năm 1978 mức chênh lệch này là 2,57, đến năm
2000 đã tăng lên 2,79 và đến năm 2003 đã là 3,23 [65].
Chính xu thế dãn rộng chênh lệch thu nhập giữa c- dân nông thôn

và thành thị sẽ gây ra những uy hiếp đến sự ổn định của chính trị và xã
hội, là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất n-ớc. Tình
trạng chênh lệch thu nhập tồn tại trong một thời gian dài khiến cho đa số
nông dân rơi vào tình trạng mất cân bằng, nghi ngờ, ghen ghét và bất
mãn. Mặc dù sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, mức sống
của ng-ời dân Trung Quốc đ-ợc nâng cao khá phổ biến, nh-ng do tình
trạng chênh lệch thu nhập khá lớn khiến cho một số đông nông dân vẫn
cảm thấy mình là ng-ời nghèo. Chính vì tâm lý đó, mà ngày càng có nhiều
cuộc biểu tình của nông dân chống chính quyền, chống sự áp bức và nạn
tham nhũng của một số quan chức địa ph-ơng. Năm 1993 có 8.700 cuộc bạo
loạn của nông dân chống chính quyền, năm 1998 l 24.500 cuộc, năm 2000 là
40.000 cuộc, năm 2003 là 58.000 cuộc, năm 2004 là 82.000, năm 2005 là 87.000


cuộc, tức là 240 cuộc mỗi ngày [27]. Mặt khác, sự gia tăng mức độ chênh lệch thu
nhập giữa ng-ời dân nông thôn và ng-ời dân thành thị cũng có ảnh h-ởng khá lớn tới
niềm tin của nhân dân vào chính phủ, vào công cuộc cải cách, dẫn tới việc ng-ời nông
dân nghi ngờ về tính -u việt của chủ nghĩa xã hội là cùng giàu có. Điều này có ảnh
h-ởng không thể phủ nhận tới sự ổn định của xã hội và địa vị cầm quyền của Đảng
cũng sẽ bị uy hiếp.
Tóm lại, thu nhập của nông dân thấp và tăng tr-ởng chậm không những ảnh
h-ởng trực tiếp đến đời sống của bản thân ng-ời nông dân, mà đây cũng sẽ là nhân tố
bất lợi cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, sự ổn định của chính
trị và xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc đang phấn đấu thực hiện
mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả vào năm 2020, việc tăng thu nhập cho
nông dân sẽ càng trở nên cần thiết, đòi hỏi lãnh đạo Trung -ơng và chính quyền các
cấp ở Trung Quốc phải áp dụng các biện pháp giải quyết vấn đề tăng thu nhập cho
nông dân, nhằm đảm bảo cho công cuộc cải cách và phát triển kinh tế ở Trung Quốc
trong thời gian tới tiếp tục đ-ợc tiến hành một cách thuận lợi.


1.2.3. Nguyên nhân khiến cho thu nhập của nông dân tăng chậm
Kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, mặc dù thu nhập của ng-ời nông dân
Trung Quốc đã đ-ợc tăng lên đáng kể, tuy nhiên mức tăng nh- trên vẫn còn thấp
hơn mức tăng tr-ởng của kinh tế quốc dân và mức tăng tr-ởng thu nhập của c- dân
thành thị, khiến cho chênh lệch thu nhập giữa ng-ời dân thành thị và c- dân nông
thôn ngày càng doãng ra. Vậy những nhân tố nào đã khiến cho thu nhập của ng-ời
nông dân tăng tr-ởng chậm. Có thể nói những nhân tố khiến cho thu nhập của ng-ời
nông dân Trung Quốc tăng chậm có rất nhiều, nh-ng qui nạp lại có những nhân tố
chủ yếu sau:
Một là, ảnh h-ởng của kết cấu kinh tế-xã hội nhị nguyên. Thời kỳ đầu xây dựng
đất n-ớc, để nhanh chóng xây dựng nên hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh độc lập,
đánh đổ sự phong toả của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã thiết lập một thể chế
kinh tế kế hoạch trung -ơng tập quyền, thi hành chính sách tích luỹ cao của nền kinh
tế trình độ thấp, thực hiện chiến l-ợc -u tiên phát triển công nghiệp nặng và đầu t-


thiên lệch cho công nghiệp nặng ở thành thị. Trong điều kiện lúc đó, thực hiện chiến
l-ợc phát triển nh- vậy chỉ cần phải giải quyết những vấn đề ít ỏi về việc làm và nguồn
vốn cho phát triển công nghiệp nặng. Vì vậy, nhà n-ớc một mặt thông qua ph-ơng
thức giá cánh kéo đối với sản phẩm công nông nghiệp, hạ thấp giá nông sản phẩm
để tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá; mặt khác thi hành chính sách tiền l-ơng thấp ở
thành thị đồng thời hạn chế nông dân vào thành phố tìm việc làm, vì thế dần hình
thành chế độ hộ tịch, chế độ việc làm, chế độ giáo dục, y tế và chế độ phúc lợi phân
tách giữa thành thị và nông thôn.
Cùng với thể chế kinh tế kế hoạch tồn tại mấy chục năm, tình trạng cơ cấu phân
tách giữa thành thị và nông thôn ngày càng trở nên sâu sắc. Khi Trung Quốc tiến hành
cải cách mở cửa, xây dựng thể chế kinh tế thị tr-ờng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế phát
triển với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, chế độ hộ tịch nhị nguyên gây ra những
hạn chế trong việc l-u động dân số từ nông thôn ra thành thị, dẫn đến tình trạng bất
bình đẳng trong việc phân chia nguồn lợi công cộng, sự phát triển không cân đối giữa

thành thị và nông thôn và giữa các vùng miền. Mặt khác, những đầu t- thiên lệch cho
thành thị dẫn đến đầu t- cho xây dựng cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp không đầy đủ.
Thành thị chiếm khoảng 30% tổng dân số cả n-ớc nh-ng luôn chiếm trên 70% tổng đầu
t- tài sản cố định toàn xã hội, mức đầu t- bình quân đầu ng-ời gấp 5 6 lần ở nông
thôn [35,87]. Năm 1978, tài chính nhà n-ớc đầu t- cho xây dựng cơ bản trong lĩnh vực
nông nghiệp là 5,114 tỉ NDT, năm 1994 là 10,7 tỉ NDT, trong 17 năm chỉ tăng có 2,09
lần. Từ năm 1998 trở lại đây, d-ới tác động của những chính sách tài chính tích cực của
nhà n-ớc, vốn đầu t- vào xây dựng cơ bản cho nông nghiệp mới đ-ợc tăng lên nhanh
chóng, năm 1999 đạt 35,7 tỉ NDT. Mặc dù vậy vẫn không đáp ứng đ-ợc yêu cầu vốn
cho sản xuất nông nghiệp, điều kiện sản xuất nông nghiệp về cơ bản không đ-ợc cải
thiện. Và mặc dù vẫn tăng, nh-ng tỉ trọng đầu t- cho nông nghiệp trong tổng đầu t- xã
hội lại giảm và vẫn khá thấp, năm 1978 chiếm 4,56%, đến năm 1999 giảm xuống còn
2,71% [35,83]. Sản xuất nông nghiệp không đ-ợc đầu t- thích đáng, kinh tế nông thôn
phát triển chậm chạp khiến cho thu nhập ng-ời nông dân tăng chậm, mức thu nhập bình
quân của ng-ời nông dân thấp hơn nhiều so với ng-ời dân thành thị, là một trong những


nguyên nhân gây nên tình trạng chênh lệch giàu nghèo, trở thành vấn đề nan giải khi
Trung Quốc thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội hài hoà.
Hai là, sự bảo thủ, trì trệ trong t- t-ởng truyền thống. Một số cán bộ trong quá
trình tiến hành điều chỉnh kết cấu nông nghiệp còn tồn tại t- t-ởng sợ khó, không có
năng lực công tác, thiếu bản lĩnh lãnh đạo nông dân làm giàu. Một bộ phận nông
dân hài lòng với tình trạng hiện tại, còn tồn tại tư tưởng đủ ăn là được, thiếu niềm tin
và dũng khí lập nghiệp, tố chất chỉnh thể còn ch-a cao, thiếu năng lực và ý thức
sáng tạo. Tố chất văn hoá khoa học kỹ thuật của ng-ời nông dân không cao cũng là
một nhân tố ảnh h-ởng đến thu nhập của ng-ời nông dân. Theo thống kê, tính đến
năm 2005 trình độ giáo dục trung bình của ng-ời nông dân Trung Quốc chỉ đến lớp
7. Trong số 500 triệu ng-ời lao động ở nông thôn, thì những ng-ời có trình độ văn
hoá trên phổ thông trung học chỉ chiếm 13,68%, số ng-ời có trình độ văn hoá tiểu
học và d-ới tiểu học chiếm 34,10%, không biết chữ và biết chữ rất ít chiếm 6,78%

[4]. Với tình trạng trên, nhiều ng-ời nông dân khó có thể đ-a ra những phán đoán
t-ơng đối chính xác về cung cầu của thị tr-ờng, khó có thể vận dụng những thành
quả khoa học và kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp,
hơn nữa còn ảnh h-ởng đến năng lực đi ra thành phố làm công. Mà cả ba ph-ơng
diện trên đều là con đ-ờng quan trọng để tăng thu nhập cho nông dân. Theo tính
toán của học giả Trung Quốc, trình độ giáo dục của ng-ời lao động ở nông thôn
Trung Quốc có liên quan đến mức thu nhập tiền l-ơng bình quân đầu ng-ời. Mỗi
ng-ời lao động trong gia đình nông dân tăng thêm 1 năm giáo dục, thì thu nhập tiền
l-ơng bình quân của hộ gia đình nông dân có thể tăng lên 1.000 NDT [4].
Ba là, cơ sở hạ tầng nông nghiệp lạc hậu, đầu t- cho nông nghiệp và nông
thôn còn ít, dự trữ sản xuất không đủ. Hàm l-ợng kỹ thuật trong sản xuất nông
nghiệp, điều kiện cơ sở hạ tầng của Trung Quốc còn thấp hơn nhiều so với các quốc
gia phát triển. Tỉ lệ chuyển hoá thành quả khoa học kỹ thuật nông nghiệp của các
quốc gia phát triển đạt 70%, còn tỉ lệ chuyển hoá thành quả khoa học kỹ thuật của
Trung Quốc chỉ có 40 50%, dẫn đến chất l-ợng nông sản phẩm không cao, sức
cạnh tranh thấp; đầu t- cho khoa học kỹ thuật nông nghiệp của các n-ớc phát triển
chiếm hơn 5% tổng giá trị sản l-ợng nông nghiệp, còn Trung Quốc chỉ có khoảng


0,17 0,27% [70]. Mức chi tài chính cho nông nghiệp cả n-ớc của Trung Quốc năm
2005 là 245 tỷ NDT, chỉ chiếm 7,22% tổng mức chi tài chính, con số nh- vậy là khá
khiêm tốn so với một n-ớc có dân số nông thôn chiếm hơn 2/3 tổng dân số cả n-ớc
[70].
Bên cạnh đó, đầu t- tài chính cho nông nghiệp của Trung Quốc còn ch-a
cân đối, chủ yếu tập trung đầu t- cho xây dựng cơ sở hạ tầng và những công trình
lớn, nguồn đầu t- cho nông nghiệp chủ yếu dùng vào việc trị lý những con sông
lớn, còn đầu t- cho cơ sở hạ tầng nhỏ có quan hệ mật thiết đến tăng thu nhập cho
nông dân lại có hạn, khó có thể trực tiếp tăng thu nhập cho nông dân. Mặt khác,
thể chế quản lý nguồn vốn tài chính hỗ trợ cho nông nghiệp còn ch-a hiệu quả,
hình thức quản lý còn nhỏ lẻ manh mún, không có những qui định rõ ràng trong

phân chia phạm vi phụ trách tài chính các cấp. Các bộ ngành thuộc cấp huyện đều
nắm một phần nguồn vốn, đều có quyền phân phối nguồn vốn, nh- vậy sẽ không
có lợi cho việc sử dụng và qui hoạch tổng thể nguồn vốn. Ngoài ra hiện t-ợng chi
tài chính không đúng mục đích cho nông nghiệp, không thực sự sử dụng đầu t- vào
nông nghiệp còn diễn ra t-ơng đối nghiêm trọng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
trợ cấp cho nông nghiệp.
Bốn là, kết cấu nông nghiệp không hợp lý, trong đó kết cấu cây trồng và kết
cấu sản xuất vẫn đơn điệu, hàm l-ợng kỹ thuật thấp. Từ thập niên 90 trở lại đây, mối
quan hệ cung cầu nông sản phẩm của Trung Quốc diễn ra sự thay đổi lớn, các nông
sản của Trung Quốc đều ở trong tình trạng cung v-ợt quá cầu, giá nông sản liên tục
giảm xuống. Sau khi cơ bản giải quyết đ-ợc vấn đề đủ ăn cho nhân dân vào những
năm 80 của thế kỷ tr-ớc, mâu thuẫn mang tính kết cấu nông nghiệp Trung Quốc
ngày càng nổi bật, thể hiện rõ nét nhất ở 3 mặt sau đây: thứ nhất, chất l-ợng sản
phẩm không cao, mức độ gia công chiều sâu các sản phẩm nông nghiệp kém, giá trị
phụ gia thấp. Thứ hai, chủng loại mang tính thông th-ờng nhiều, chủng loại mang
tính chuyên dụng ít; sản phẩm sơ cấp nhiều, sản phẩm gia công chế biến ít, những
sản phẩm gia công chế biến tinh luyện lại càng ít hơn. Thứ ba, mặc dù phân công
hoá khu vực sản xuất nông nghiệp có b-ớc tiến triển lớn, nh-ng lợi thế so sánh của
các khu vực vẫn ch-a đ-ợc phát huy đầy đủ. Do điều chỉnh kết cấu còn trì trệ, kết


×