Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.06 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa kinh tế và quản lý nguồn nhân lực
Đề tài: Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Gia Lâm
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS.NGUYỄN NAM PHƯƠNG.
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THANH THUỶ.
Lớp : KINH TẾ LAO ĐỘNG 47.
Khoa : KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC.
HÀ NỘI - 2009

1
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………............4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM.............8
I. Một số khái niệm cơ bản và những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm.............8
1. Một số khái niệm cơ bản..............................................................................8
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm..................................................11
II. Một số mô hình lý thuyết tạo việc làm..........................................................16
1.Mô hình lựa chọn công nghệ phù hợp, khuyến khích giá, tạo việc làm........16
2.Mô hình phát triển của Lewis.....................................................................16
3. Mô hình thu nhập dự kiến về sự di cư nông thôn – thành thị.(Harris-
Todaro)............................................................................................................17
III. Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động...............................................17
1. Đối với xã hội............................................................................................18
2.Đối với doanh nghiệp.................................................................................18
3. Đối với người lao động..............................................................................19
IV. Kinh nghiệm của một số nước châu Á trong vấn đề tạo việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất..................................................................................................20
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc.....................................................................20
2. Kinh nghiệm của Thái Lan.........................................................................21
3. Kinh nghiệm của Nhật Bản........................................................................22


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG
DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM.........................23
I. Đặc điểm huyện Gia Lâm...............................................................................23
1.Điều kiện tự nhiên.....................................................................................23
2. Đặc điểm kinh tế, xã hội...........................................................................27
3. Đặc điểm dân số, lao động........................................................................29
II. Phân tích thực trạng tạo việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất..............36
1. Số lượng.......................................................................................................36
2. Cơ cấu việc làm mới.....................................................................................37
III. Hiệu quả của tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp...............48
1.Hiệu quả đạt được.....................................................................................49
2.Hạn chế.....................................................................................................51
Tổng cộng....................................................................................................56
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ
THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM........................................58
I. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới.....................58
1. Kinh tế......................................................................................................59
2. Dân số, lao động, việc làm. .....................................................................59
II. Những giải pháp chủ yếu..............................................................................60
1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề.................................................60
2. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện.
.........................................................................................................................62
3. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động...................................................................67
2
4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn.....................................68
5. Tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin thị trường lao động...........71
6. Khuyến khích nông dân tự tạo việc làm.....................................................71
7. Hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất...................................................................72
8. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX....................................73
III. Một số kiến nghị trong vấn đề tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.

.............................................................................................................................74
1. Đối với thành phố Hà Nội...........................................................................74
2. Đối với chính quyền địa phương...............................................................76

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CĐ-ĐH : Cao đẳng- Đại học.
CHXHCN : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
CNKT : Công nhân kỹ thuật.
CNH-HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
3
CN-XDCB : Công nghiệp- Xây dựng cơ bản.
HTX : Hợp tác xã.
ILO : International Labor Organization.
KVNN : Khu vực nhà nước.
LĐPT : Lao động phổ thông.
LD : Liên doanh.
THCN : Trung học chuyên nghiệp.
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.
UBND : Uỷ ban nhân dân.
XKLĐ : Xuất khẩu lao động.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên Trang
Bảng 1 Diện tích đất của các xã, thị trấn thuộc huyện Gia
Lâm.
25
Bảng 2 Diện tích các loại đất nông nghiệp của huyện Gia 26
4
Lâm.
Bảng 3 Diện tích và số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Gia Lâm từ năm 2006 đến 2008.

27
Bảng 4 Giá trị sản xuất các ngành của huyện Gia Lâm
(2005-2008).
29
Bảng 5 Cơ cấu kinh tế của huyện Gia Lâm ( 2005-2008). 29
Bảng 6 Tình hình dân số, lao động, việc làm huyện trên địa
bàn huyện Gia Lâm.
31
Bảng 7 Số người trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất nông
nghiệp cần giải quyết việc làm.
35
Bảng 8 Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp ở huyện Gia Lâm.
37
Bảng 9 Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất theo tuổi.
38
Bảng 10 Tổng hợp kết quả đào tạo nghề cho lao động nông
thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện
Gia Lâm.
39
Bảng 11 Thời gian hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ dạy nghề. 40
Bảng 12 Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp theo ngành kinh tế.
43
Bảng 13 Bảng giá đất nông nghiệp. 54
Bảng 14 Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật
của lao động trong các hộ bị thu hồi đất ở huyện
Gia Lâm.
57

Hình 1 Cơ cấu việc làm mới theo ngành kinh tế. 44
Hình 2 Số lượng việc làm mới theo thành phần kinh tế 45
Hình 3 Cơ cấu việc làm mới theo trình độ chuyên môn kỹ
thuật.
47
Hình 4 Số lượng việc làm mới theo xã. 49
Hình 5 Phân loại HTX. 59
5
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do yêu cầu phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập
sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu đô thị... nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển là một thực tế
khách quan, tuy nhiên, quá trình trên cũng đã và đang làm nảy sinh nhiều
vấn đề kinh tế, xã hội rất bức xúc ở các địa phương, nhất là ở những nơi
phương có tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Mặt
khác, nước ta là một trong những nước đi đầu về tăng trưởng kinh tế nông
nghiệp, nhất là cây lương thực. Từ một nước phải nhập khẩu 1/3 lương
thực mỗi năm đã vươn lên đứng thứ 2 về xuất khẩu lúa gạo. Với một nước
6
ta nông nghiệp, lấy sản xuất lúa nước làm chính, với hơn 70% số dân sống
ở nông thôn, 23% là hộ nghèo, 57% lực lượng xã hội làm trong ngành nông
nghiệp, thì thành tựu này có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội. Nhưng trước
thách thức về đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp, vấn đề việc làm của
người nông dân sau khi bị thu hồi đất được coi là vấn đề bức xúc nhất. Đây
cũng là thách thức lớn đối với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn
nói riêng và phát triển đất nước nói chung.
Gia Lâm, một huyện ngoại thành Hà Nội, có vai trò quan trọng, vừa là
khu vực nông nghiệp, nông thôn, vừa là vành đai xanh, cung cấp thực

phẩm cho thủ đô. Nhưng cùng với sự phát triển của thủ đô, cùng với quá
trình đô thị hoá nông thôn, diện tích đất nông nghiệp của huyện cũng đang
phải nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khu đô thị. Người nông dân
quanh năm chỉ bám với đồng ruộng, hoạt động lúc nông nhàn của họ cũng
gắn liền với cánh đồng, thu nhập chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Việc
sản xuất lại phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên. Mặt khác, người nông dân
thường rất dễ bị tổn thương trước sự chi phối khắc nghiệt của thị trường.
Giờ mất đất, mất tư liệu sản xuất, nông dân không có việc làm, cuộc sống
gặp nhiều khó khăn. Với một huyện còn khó khăn như Gia Lâm, tạo việc
làm cho nông dân mất đất, là một bài toán không dễ giải. Chính vì vậy, sau
một thời gian tìm hiểu về thực trạng việc làm của người nông dân sau khi
bị thu hồi đất ở huyện Gia Lâm, em đã quyết định chọn đề tài:
“ Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Gia Lâm - Hà Nội”.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I : Cở sở lý luận về việc làm và tạo việc làm.
Chương II : Phân tích thực trạng tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm.
7
Chương III: Một số giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Mục đích nghiên cứu: qua việc phân tích thực trạng tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp để tìm ra những hạn chế, khó khăn
trogn quá trình tạo việc làm cho những người này. Từ đó, gợi mở những
hướng đi cho các hộ nông dân khắc phục khó khăn, có được phương án tìm
việc làm tốt nhất. Đồng thời, đề xuất một số ý kiến với thành phố Hà Nội,
chính quyền huyện Gia Lâm nhằm tạo việc làm cho nông dân đạt hiệu quả
hơn.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ nông dân bị
thu hồi đất nông nghiệp.

- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm từ năm 2006 đến năm 2008.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM
I. Một số khái niệm cơ bản và những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm.
1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1. Việc làm.
- Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và
những điều kiện cần thiết ( vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ…) để sử dụng
sức lao động đó.
- Tổ chức Lao động quốc tế ( ILO ) đưa ra khái niệm: “Việc làm là những
hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật”.
8
- Điều 13, chương II Bộ Luật Lao Động nước CHXHCN Việt Nam có ghi
rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm
đều được thừa nhận là việc làm”.
Theo khái niệm trên một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai
điều kiện:
- Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động
và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn
mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm.
- Hai là, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cám. Điều này chỉ rõ tính
pháp lý của việc làm.
Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm:
- Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật.
- Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc thu nhập
cho gia đình mình, nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật)
cho công việc đó. Đó có thể là các công việc trong các nhà máy, công sở,
các công việc nội trợ, chăm sóc con cái, đều được coi là việc làm.
1.2. Thiếu việc làm.
Thiếu việc làm là tình trạng người lao động không có đủ việc làm theo

thời gian quy định trong tuần, trong tháng hoặc làm những công việc có thu
nhập quá thấp không đảm bảo cuộc sống nên muốn làm việc thêm để có
thu nhập. Người thiếu việc làm là những người trong khoảng thời gian xác
định của cuộc điều tra có tổng số giờ làm việc nhỏ hơn số giờ quy định
trong tuần, trong tháng hoặc trong năm và có nhu cầu làm thêm giờ; hoặc
là những người có tổng số giờ làm việc bằng số giờ quy định trong tuần,
9
tháng, năm nhưng có thu nhập quá thấp nên muốn làm thêm để có thu
nhập.
1. 3. Thất nghiệp.
Thất nghiệp là sự mất việc làm hay sự tách rời lao động ra khỏi tư liệu sản
xuất.
Định nghĩa thất nghiệp của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Thất nghiệp
là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn làm việc
nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành”.
Theo P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus, người thất nghiệp là những
người trong không có việc làm được trả công và đang cố gắng cụ thể để đi
tìm một công việc trong 4 tuần qua, hoặc bị thôi việc nhưng đang chờ được
gọi làm việc trở lại, hoặc đang chờ đợi đi làm trong tháng tới.
Ở Việt Nam, bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã quy định: “Người
thất nghiệp là những người đủ từ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu làm việc
nhưng không việc làm trong tuần lễ điều tra, và tính đến thời điểm điều tra
có đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua hoặc không đi tìm việc trong 4 tuần lễ
qua với lý do chờ việc, nghỉ thời vụ, không biết tìm việc ở đâu...hoặc trong
tuần lễ trước điều tra có tổng số giừo làm việc dưới 8 giờ, muốn làm thêm
nhưng không tìm được việc.
1.4. Tạo việc làm.
Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất; số
lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để
kết hợp với tư liệu sản xuất và sức lao động.

Cơ chế tạo việc làm: cơ chế 3 bên, đòi hỏi sự tham gia tích cực của người
lao động, nhà nước và người sử dụng lao động sao cho cơ hội việc làm và
mong muốn được làm việc của người lao động gặp nhau trên thị trường
đúng lúc, đúng chỗ.
10
- Về phía người lao động: muốn tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập
cao, đương nhiên phải có kế hoạch thực hiện và đầu tư cho phát triển sức
lao động của mình, có nghĩa là phải tự mình hoặc dựa vào các nguồn tài trợ
( từ gia đình, từ các tổ chức xã hội) để tham gia, phát triển, nắm vững một
nghề nghiệp nhất định.
- Về phía Nhà nước: tạo ra hành lang pháp lý, ban hành các luật lệ, chính
sách liên quan trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động, tạo
môi trường pháp lý kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất là một bộ
phận cấu thành trong cơ chế tạo việc làm cho người lao động.
- Về phía người sử dụng lao động: cần có thông tin về thị trường đầu vào
và đầu ra để không chỉ tạo ra chỗ việc làm mà còn duy trì và phát triển chỗ
làm việc cho người lao động. Do đó, người sử dụng lao động cần có vốn để
mua hoặc thuê nhà xưởng; công nghệ, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật
liệu, mua sức lao động để sản xuất ra sản phẩm. Hơn nữa, để mở rộng quy
mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất thì các chủ sử dụng lao động còn
cần có kinh nghiệm quản lý, biết vận dụng linh hoạt chính sách của nhà
nước trong lĩnh vực lao động, việc làm. Đồng thời đề ra các quy định phù
hợp, quản lý lao động một cách khoa học và nghệ thuật nhằm đạt được mục
tiêu của tổ chức và nâng cao sự thoả mãn của người lao động, khơi dậy
động lực lao động ở mỗi người.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm.
1.1. Điều kiện tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên của một quốc gia, một vùng, một thành phố, một địa
phương đã có sẵn, ngoài ý muốn chủ quan của con người. Đó có thể là đất
đai, màu mỡ hay không màu mỡ, phù hợp với loại cây trồng nào; hay điều

kiện khí hậu, thuỷ văn thuận lợi hay bất lợi cho phát triển các loại cây
trồng, vật nuôi; các nguồn tài nguyên khoáng sản nhiều hay ít, địa hình
11
bằng phẳng hay không bằng phẳng, thuận lợi phát triển ngành sản xuất nào,
tạo ra bao nhiêu chỗ làm việc mới.....Trên thế giới có nhiều nước rất giàu
tài nguyên thiên nhiên, đất đai rộng lớn thuận lợi cho phát triển các ngành
sản xuất và thu hút lao động. Còn đối với những nước không được thiên
nhiên ưu đãi, đất đai chật hẹp, nghèo tài nguyên, họ có vốn, có công nghệ
kỹ thuật hiện đại, máy móc tiên tiến, phương pháp quản lý tiên tiến nên đã
tạo ra được nhiều việc làm mới và việc làm có chất lượng cao.
1.2. Dân số.
Dân số vừa là yếu tố của sản xuất, vừa là yếu tố của tiêu dùng. Xét trên
phương diện là yếu tố của tiêu dùng, các kết quả dân số: quy mô, cơ cấu,
phân bố, chất lượng dân số quy định quy mô, cơ cấu, chất lượng, sự phân
bố các ngành nghề, các lĩnh vực sản xuất của xã hội. Sản xuất cho ai; sản
xuất cái gì, khi nào, ở đâu, chất lượng sản phẩm hàng hoá ra sao...là do số
lượng, cơ cấu, chất lượng dân số quy định. Cụ thể:
- Quy mô dân số tăng, nhu cầu về lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng
lên. Để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng tăng lên đó đòi hỏi phải mở rộng sản
xuất, đa dạng hoá các ngành nghề hoạt động. Điều đó dẫn đến nhiều ngành
nghề mới ra đời, dẫn đến số chỗ làm việc mới cũng được tạo ra nhiều hơn,
cơ cấu việc làm cũng biến đổi theo.
- Cơ cấu dân số quyết định cơ cấu tiêu dùng. Mỗi độ tuổi, giới tính, ngành
nghề, tôn giáo, dân tộc.... đều có tâm lý, sở thích tiêu dùng khác nhau, nhu
cầu tiêu dùng về số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hoá, dịch vụ cũng
khác nhau. Để thoả mãn đầy đủ nhu cầu tiêu dùng cho các đối tượng đó tất
yếu phải mở rộng, phát triển sản xuất, thay đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng
chủng loại hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm; thay đổi cơ cấu ngành
nghề. Nghĩa là số lượng việc làm được tạo ra nhiều hơn, phát triển đa dạng
hơn.

12
- Mức sinh tăng hay giảm cũng ảnh hưởng đến tạo việc làm. Mức sinh cao,
số trẻ em mới được sinh ra nhiều, nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là của trẻ em
tăng lên. Các khoản chi phí cho giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ và nhiều
lĩnh vực hoạt động khác đều tăng, các dịch vụ khác ăn theo cũng phát triển
hơn, cơ cấu việc làm thay đổi..Nghĩa là cùng với mức sinh tăng lên, nhiều
việc làm mới được tạo ra, quy mô, cơ cấu việc làm đa dạng hơn. Còn mức
sinh giảm nghĩa là số người già đông hơn, vì nhiều lý do mà họ phải gia
nhập trở lại thị trường lao động, áp lực về việc làm tăng lên, tạo việc làm
cho người già trở nên nan giải.
- Mức chết: sự biến đổi của mức chết cũng tác động đến vấn đề tạo việc
làm. Mức chết tăng lên, nhất là mức chết của dân cư trong độ tuổi lao động
cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, nhiều chỗ việc làm không
có người đảm nhận. Hơn nữa khi mức chết tăng cao, số người chết trung
bình hàng năm nhiều lên, dịch vụ phục vụ tang lễ và nhiều hoạt động khác
đi kèm cũng thay đổi, cơ cấu việc làm cũng biến đổi theo. Mức chết giảm
xuống, nhất là mức chết của dân số trong độ tuổi lao động giảm, cung lao
động tăng lên tương đối, nhu cầu và áp lực việc làm tăng theo. Mức chết
giảm xuống, dân số có xu hướng già hoá, số người giá đông hơn, tuổi thọ
trung bình trong dân cư tăng lên....việc làm cho người già, các dịch vụ
chăm sóc người già cũng tăng theo.
- Di dân làm cho quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số ở vùng đi
và vùng đến thay đổi. Di dân thường xảy ra đối với những người đang
trong độ tuổi lao động sẽ dẫn đến cung lao động ở vùng đến tăng lên, ở
vùng đi giảm xuống. Cơ cấu dân số cũng thay đổi: ở vùng đến cơ cấu dân
số thường trẻ hơn, ở vùng đi cơ cấu dân số già đi. Từ đó dẫn đến nhu cầu
tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ sẽ thay đổi. Vùng đến nhu cầu tiêu dùng tăng
13
lên đòi hỏi phải mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Nhiều ngành
nghề mới ra đời, tạo ra ra nhiều chỗ làm mới.

1.3. Cung lao động.
Cung cầu lao động có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Quy mô, cơ
cấu, phân bố và chất lượng lao động quy định quy mô, phân bố, cơ cấu và
chất lượng việc làm. Ở đâu và khi nào lao động được cung ứng lớn thì nơi
đó, khi đó việc làm được tạo ra nhiều hơn và ngược lại.
Cung lao động là nam hay nữ, già hay trẻ... đều tác động đến cơ cấu việc
làm. Bởi vì mỗi độ tuổi, giới tính khác nhau đều có những ưu thế riêng
trong lĩnh vực hoạt động, trong sản xuất kinh doanh. Nếu khai thác và sử
dụng hiệu quả thế mạnh từ khía cạnh tuổi và giới tính của người lao động
sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Khi cơ cấu lao động thay đổi, cơ cấu
các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân nói chung, nhiều lĩnh vực khác
nói riêng tất yếu phải có sự điều chỉnh cho phù hợp. Điều đó dẫn đến đặc
điểm hoạt động nghề nghiệp, tính chất của việc làm sẽ thay đổi.
Chất lượng lao động được đánh giá trên các mặt về sức khoẻ, trình độ,
phẩm chất. Vấn đề được nói đến nhiều khi đề cập đến chất lượng lao động
là trình độ của người lao động. Kinh tế ngày càng phát triển, khoa học kỹ
thuật ngày một tiên tiến, đòi hỏi người lao động phải có trình độ nhất định
đáp ứng yêu cầu công việc. Người lao động có trình độ càng cao thì cơ hội
tìm được việc làm càng dễ dàng. Hầu hết những người thất nghiệp chủ yếu
là những người có trình độ thấp, không đáp ứng được yêu cầu của những
công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Do đó, người lao động
muốn kiếm được việc làm và nhất là việc làm có thu nhập cao phù hợp cần
phải có các thông tin thị trường lao động, biết các cơ hội việc làm và đặc
biệt là đầu tư vào vốn con người cả về thể lực và trí lực. Mỗi người lao
động cần tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình, tranh thủ
14
các nguồn tài trợ để tham gia giáo dục, đào tạo, phát triển sức lao động
nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức, kinh nghiệm. Đó cũng chính là điều
kiện cần thiết để duy trì việc làm, tạo cơ hội việc làm có thu nhập, nâng cao
vị thế bản thân mỗi người lao động.

1.4. Cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước.
Cơ chế chính sách của chính phủ quốc gia, của chính quyền địa phương,
các quy định của chủ doanh nghiệp là nhóm nhân tố quan trọng tạo việc
làm cho người lao động. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, chính phủ sẽ đề ra
những chính sách cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho phát triển sản xuất, cải
thiện đời sống, mở rộng hoặc thu hẹp việc làm của ngành này hay ngành
khác, tạo môi trường để người sử dụng lao động và người lao động gặp
nhau. Chẳng hạn, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần làm thay
đổi cơ cấu kinh tế, do đó cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, theo vùng
cũng thay đổi.
Đảng ta đã xác định phương hướng cơ bản là: “ Nhà nước cùng toàn dân
ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các chương trình kinh tế
xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân mọi nhà đầu tư
mở mang ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều
được tự do hành nghề, thuê mướn lao động theo pháp luật. Phát triển dịch
vụ việc làm, tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước,
tăng dân cư trên các địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh, quốc
phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động”.
Trong Bộ luật lao động của nước ta quy định: “Người lao động có quyền
làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và bất kỳ chỗ nào mà pháp
luật không cấm”(khoản 1, điều 16). Điều 13 ghi rõ: “Giải quyết việc làm,
bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là
trách nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội”.
15
II. Một số mô hình lý thuyết tạo việc làm.
1.Mô hình lựa chọn công nghệ phù hợp, khuyến khích giá, tạo việc làm.
Quan điểm cơ bản của mô hình khuyến khích giá cho rằng để sản xuất ra
một mức sản lượng mong muốn, các nhà sản xuất đứng trước hai lựa chọn
lớn: một là có nhiều mức giá khác nhau để mua vốn, lao động, nguyên vật
liệu...phải lựa chọn mức giá sao cho chi phí sản xuất là thấp nhất. Hai là để

tối ưu hoá lợi nhuận, các nhà sản xuất phải lựa chon công nghệ phù hợp
(công nghệ sử dụng nhiều vốn hay công nghệ sử dụng nhiều lao động ).
Nếu giá vốn cao hơn giá lao động thì nhà sản xuất sẽ lựa chọn công nghệ
sử dụng nhiều lao động. Ngược lại, nếu giá lao động tương đối cao thì nhà
sản xuất sẽ lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều vốn.
Trong bối cảnh các nước đang phát triển thường có nguồn lao động dồi
dào, nhưng lại ít vốn thì các hãng chủ yếu sản xuất thiên về sử dụng nhiều
lao động. Do đó, các chính sách nhằm điều chỉnh giá cả thông qua việc hạ
thấp giá tương đối của lao động sẽ góp phần không chỉ tạo thêm nhiều việc
làm mà còn sử dụng tốt hơn các nguồn vốn khan hiếm nhờ áp dụng công
nghệ phù hợp.
2.Mô hình phát triển của Lewis.
Lewis đưa ra lý thuyết này trong việc giải thích về sự di chuyển lao động
từ nông nghiệp sang công nghiệp ở một nước vừa mới công nghiệp hoá.
Đây là mô hình phổ biến nhất trong tất cả các mô hình tạo việc làm có liên
hệ cụ thể với các nước đang phát triển. Tác giả cho rằng: “ một nền kinh tế
kém phát triển bao gồm hai khu vực: một là khu vực nông nghiệp tự cung,
tự cấp truyền thống, lao động dư thừa có năng suất bằng không hoặc rất
thấp; hai là khu vực công nghiệp thành thị hiện đại có năng suất cao mà lao
động khu vực nông nghiệp dần chuyển sang. Tăng sản lượng trong khu vực
16
hiện đại dẫn đến lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và gia tăng công
ăn việc làm tại thành thị.
Mô hình này dựa trên ba giả định:
- Một là, tốc độ di chuyển lao động và tăng công ăn việc làm tỷ lệ thuận với
tốc độ tích luỹ vốn. Tốc độ tích luỹ vốn càng nhanh thì tốc độ tăng trưởng
tại khu vực hiện đại và tăng việc làm ở thành thị càng cao.
- Hai là, ở khu vực nông thôn thừa lao động, trong khi có sự toàn dụng lao
động ở thành thị.
- Ba là, mức lương thực tế ở thành thị sẽ không đổi cho đến khi nguồn cung

cấp lao động dư thừa ở khu vực nông thôn trở nên cạn kiệt.
3. Mô hình thu nhập dự kiến về sự di cư nông thôn – thành thị.(Harris-
Todaro)
Quá trình đô thị hoá diễn ra đồng thời với quá trình công nghiệp hoá. Do
đó, di dân từ nông thôn ra thành thị là xu hướng tất yếu khách quan của các
nước trong quá trình phát triển. Những người di cư so sánh mức thu nhập
dự kiến có được trong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị với mức
thu nhập trung bình đang có ở nông thôn. Quyết định di cư sẽ được thực
hiện nếu thu nhập dự kiến cao hơn thu nhập thực tế. Thu nhập dự kiến thu
được của người lao động di chuyển tuỳ thuộc vào khả năng có thể kiếm
việc làm ở thành thị, mức lương ở thành thị, độ tuổi di cư. Todaro đề xuất
chính phủ giảm mức lương ở thành thị, xoá bỏ những méo mó về giá cả
của các nhân tố sản xuất, tăng cường việc làm ở nông thôn, áp dụng công
nghệ và chính sách phù hợp.
III. Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động.
Tạo việc làm có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế. Vì sự phát
triển kinh tế phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng các nguồn lực như tài nguyên,
vốn, lao động, công nghệ, trong đó việc sử dụng lao động có vai trò quan
17
trọng và quyết định tới sự phát triển. Tạo việc làm cho người lao động nói
chung và người nông dân bị thu hồi đất nói riêng có vai trò quan trọng
không chỉ đối với xã hội mà còn đối với doanh nghiệp và bản thân người
lao động. Cụ thể là:
1. Đối với xã hội.
Công nghiệp hoá là xu hướng tất yếu của các quốc gia muốn nhanh chóng
thoát khỏi tình trạng kinh tế nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, mức sống
thấp sang nền kinh tế công nghiệp, năng suất cao. Trong quá trình đó sẽ
dẫn dến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao
động. Hoạt động sản xuất mới ra đời, hoạt động sản xuất cũ mất đi, thất
nghiệp phát sinh. Cho nên, tạo việc làm cho người lao động là cần thiết

nhằm giảm thất nghiệp, hạn chế sự di chuyển lao động từ nông thôn ra
thành thị, giảm gánh nặng cho các thành phố lớn trong vấn đề tạo việc làm.
Đồng thời, tạo việc làm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế
tiêu cực xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo và bình ổn xã hội. Tạo việc
làm cho người lao động là biện pháp trung tâm của mọi quốc gia, nó cho
phép giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
2.Đối với doanh nghiệp.
Tạo việc làm là trách nhiệm của doanh nghiệp như trong điều 13 Bộ luật
lao động nước CHXHCN Việt Nam đã quy định. Tạo việc làm cho người
lao động chính là duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Người
lao động là một trong những yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, quyết định
sự thành bại của doanh nghiệp. Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động sẽ
làm tăng thu nhập, sức mua cũng tăng lên, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Một doanh nghiệp không thể tồn tại chỉ với những cỗ máy mà nó phải được
18
vận hành bởi con người, có sự tác động của con người. Đặc biệt trong điều
kiện của nước ta hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa
và nhỏ, vốn ít, sản xuất chủ yếu sử dụng nhiều lao động.
3. Đối với người lao động.
Tạo việc làm cho người lao động đáp ứng quyền lợi của người lao động,
quyền có việc làm và nghĩa vụ phải làm việc của người trong độ tuổi lao
động, có khả năng lao động như Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã ghi nhận.
Có việc làm đồng nghĩa với có thu nhập, từ đó nâng cao vị thế của người
lao động trong gia đình và xã hội. Nếu không có việc làm sẽ không có thu
nhập và không có điều kiện thoả mãn các nhu cầu chính đáng về vật chất
và tinh thần của người lao động, chất lượng cuộc sống giảm sút, nảy sinh
những hàng động, suy nghĩ tiêu cực, gia tăng các tệ nạn xã hội, kìm hãm sự
phát triển của đất nước.
Đối với người nông dân nói riêng: Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng

của người nông dân. Với nông dân, có đất coi như là đã sống vì ít nhất họ
cũng đủ cơm ăn từ những thửa ruộng của mình. Giờ đây, khi đất canh tác
của người nông dân bị quy hoạch làm khu công nghiệp khu đô thị làm cho
nông dân rơi vào tình trạng tư liệu sản xuất bị mất hoặc giảm đi. Ngoài việc
cày cấy ra, họ không biết làm gì. Không nghề nghiệp, không trình độ.
Người thì bỏ đi làm ăn xa, lao động trẻ bỏ đi cầu thực nơi xa, chỉ còn phụ
nữa, người già, trẻ nhỏ ở lại. Trong khi, họ là những người thường rất dễ bị
tổn thương trước sự chi phối của quy luật thị trường. Cùng với tâm lý lo sợ
rủi ro, lối tư duy “ăn chắc, mặc bền”, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún càng làm
cho cơ hội tìm kiếm việc làm của người nông dân càng trở nên khó khăn.
Tình cảnh “ nghèo thì nghèo thêm, giàu thì giàu hơn” đang là tác nhân
chính khoét sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo giữa người giàu và người
19
nghèo, giữa nông thôn và thành thị. Do đó, tạo việc làm cho nông dân là rất
cần thiết, nhất là những nông dân bị mất đất canh tác. Nông dân là cái nền
của xã hội. Xã hội sẽ không yên nếu cái nền không yên. Mọi sự phát triển,
mọi bước đi sẽ trở nên chông chênh. Không thể đền bù với mức giá thấp
như hiện nay rồi bỏ mặc nông dân trong vòng xoáy của thất nghiệp. Điều
này liên quan đến một loạt các chính sách về giáo dục, đào tạo, đặc biệt đối
với thanh niên, bởi đây là lực lượng nòng cốt, là xương sống để phát triển
kinh tế nông thôn, duy trì bản sắc dân tộc. Nông thôn đang mất đi một lực
lượng lao động quan trọng, khiến cho sự phát triển kinh tế khu vực này bị
kìm hãm. Nếu đẩy mạnh công nghiệp hoá và đô thị hoá không gắn liền với
quyền lợi và công ăn việc làm của người dân nông thôn thì sẽ tạo ra sự mất
ổn định tại nông thôn và làm chậm tiến trình công nghiệp hoá. Việc làm
cho nông dân, hướng đi để phát triển nông thôn bền vững.
IV. Kinh nghiệm của một số nước châu Á trong vấn đề tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất.
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc.
Theo quy luật phát triển của xã hội, công nghiệp hoá và đô thị hoá là sự

lựa chọn tất yếu của các quốc gia. Trung Quốc, nước đông dân nhất thế
giới, và cũng là nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh. Trong những
năm gần đây, tiến trình đô thị hoá ở Trung Quốc diễn ra rất nhanh, nhưng
cũng đồng thời lấy đi nhiều diện tích đất nông nghiệp. Thống kê cho thấy,
khi tỷ lệ đô thị hoá nâng lên 1,5% thì nhu cầu sử dụng đất tăng lên 1%. Từ
năm 2000 đến năm 2005, diện tích đất canh tác của Trung Quốc bị thu hồi
đã lên đến 7,3 triệu ha. Do ruộng đất bị thu hồi thì hàng năm có hàng triệu
nông dân Trung Quốc mất đất, thất nghiệp; trung bình mỗi năm tăng thêm
từ 2,5 đến 3 triệu người. Theo tính toán cứ 2 mẫu đất bị thu hồi thì có 3
20
người nông dân thất thiệp. Vì vậy, sau khi bị thu hồi đất, vấn đề giải quyết
việc làm cho người nông dân trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
- Tích cực phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho
người nông dân có việc làm là chính sách lâu dài mà Trung Quốc đang tập
trung giải quyết. Các địa phương ở Trung Quốc đã có nhiều cách làm khác
nhau để giải quyết vấn đề này như:
- Thành lập quỹ đào tạo, bồi dưỡng nghề cho những nông dân bị thu hồi
đất; khuyến khích các đơn vị ưu tiên sắp xếp công ăn việc làm cho người
nông dân bị thu hồi đất; khuyến khích nông dân lập nghiệp, tạo điều kiện
cho các hộ nông dân bị thu hồi đất vào thành phố mở doanh nghiệp và
được hưởng các chính sách ưu đãi như các đối tượng thất nghiệp ở thành
phố.
- Áp dụng chính sách hỗ trợ bảo hiểm xã hội cho người nông dân bị thu
hồi đất. Tất cả các đơn vị tuyển dụng người nông dân bị thu hồi đất vào
làm việc phải ký hợp đồng lao động cho những người này từ 3 năm trở lên,
mức lương hàng tháng không thấp hơn 120% mức lương tối thiểu của địa
phương.
2. Kinh nghiệm của Thái Lan.
Trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp của Thái Lan đang
giảm dần do tốc độ công nghiệp hoá, sự mở rộng các khu công nghiệp, giải

trí, khu đô thị, kém theo hiện tượng lơ là trong việc áp dụng các kỹ thuật
canh tác mới theo phương châm bền vững khiến đất canh tác bị rửa trôi, xói
mòn hoặc nhiễm mặn. Điều đó khiến người nông dân không mặn mà với
nghề nông, bỏ lại ruộng vườn đến những thành phố lớn kiếm việc, tạo áp
lực việc làm tại các thành phố lớn. Vậy Thái Lan đã giải quyết vấn đề này
như thế nào?
21
- Bên cạnh những chính sách khuyến khích và hỗ trợ nông dân thì vấn
đề liên quan đến “tính mềm” như đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức
của người nông dân được coi trọng hướng đến. Nhiều trường đại học,
cao đẳng, trung học và các khoá học tại chỗ về kỹ thuật canh tác,
chuyển giao công nghệ được mở rộng với nhiều ưu đãi nhằm thu hút
và nâng cao trình độ nguồn nhân lực nông thôn.
- Tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giảm rủi ro trong
sản xuất nông nghiệp cho người nông dân, xoá bỏ thuế nông nghiệp.
- Triển khai chương trình điện khí hoá nông thôn, xây dựng hệ thống
thuỷ lợi bảo đảm tưới tiêu.
- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cải tạo đất trồng, cải tạo những
vùng đất thoái hoá, khô cằn nâng cao độ màu mỡ cho đất. Điều này
giúp tăng diện tích đất canh tác cho nông dân, góp phần sử dụng hiệu
quả quỹ đất.
3. Kinh nghiệm của Nhật Bản.
Với diện tích đất canh tác có hạn, dân số đông, đơn vị sản xuất nông
nghiệp chính tại Nhật Bản vẫn là những hộ gia đình nhỏ, mang đậm tính
chất của một nền văn hoá lúa nước. Nhật Bản đã có một số biện pháp phát
triển khôn khéo và có hiệu quả sau:
- Nhật Bản đã chú trọng phát triển, xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng,
hệ thống năng lượng và thông tin liên lạc.
- Phân bổ các ngành công nghiệp chế biến dùng sản phẩm của nông
nghiệp làm nguyên liệu trên địa bàn nông thôn.

- Chính phủ Nhật Bản thường xuyên có chính sách trợ giá nông sản cho
các vùng nông nghiệp mũi nhọn. Từ đó tạo việc làm cho nông dân, ngăn
chặn làn sóng lao động rời bỏ nông thôn ra thành thị.
22
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO
NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM
I. Đặc điểm huyện Gia Lâm.
1.Điều kiện tự nhiên.
Sau khi quận Long Biên được thành lập năm 2003, diện tích tự nhiên của
huyện là 114,7299 km2 với dân số hiện tại là 209.676 người. Mật độ dân
số bình quân 1800 người/km2, đứng thứ 3 trong số các huyện ngoại thành.
- Vị trí địa lý: Gia Lâm là 1 huyện ngoại thành nằm phía Đông Bắc Hà Nội.
Hiện nay, huyện có 22 đơn vị hành chính gồm 20 xã và 2 thị trấn: xã Cổ
Bi, Văn Đức, Kim Lan, Ninh Hiệp, Dương Xá, Yên Viên, Đình Xuyên,
Đông Dư, Lệ Chi, Đặng Xá, Trung Mầu, Dương Quang, Phú Thị, Kim
Sơn, Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Phù Đổng, Dương Hà, Yên Thường, Bát Tràng, thị
trấn Yên Viên, thị trấn Trâu Quỳ. Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và tỉnh
23
Bắc Ninh; phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp quận Long Biên,
Tây Nam giáp quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì.
- Khí hậu: Gia Lâm nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên chịu ảnh
hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa trong năm: xuân, hạ, thu,
đông. Trong đó, mùa hè nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh, mưa ít. Nhiệt độ
trung bình năm khoảng 23,4 độ C. Độ ẩm trung bình năm khoảng 85%.
Lượng mưa từ 1600-1800 mm/năm thuận lợi cho việc chăn nuôi, trồng trọt
quanh năm.
- Địa hình: tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 16 m so với mặt
nước biển.
- Giao thông: huyện Gia Lâm có điều kiện giao thông thuận lợi với tuyến
quốc lộ 5A chạy qua và có ga Phú Thuỵ tạo điều kiện thuận lợi cho việc

giao lưu kinh tế, thương mại, trao đổi, giao lưu văn hoá với các vùng lân
cận.
- Đất đai: Theo số liệu thống kê của bộ Tài nguyên và Môi trường năm
2005, tổng diện tích tự nhiên của huyện Gia Lâm là 11472,98 ha. Trong đó,
diện tích đất nông nghiệp là 6437,60 ha bao gồm đất sản xuất nông nghiệp
(6165,57 ha), đất lâm nghiệp (51,34 ha), đất nuôi trồng thuỷ sản (171,93
ha), đất nông nghiệp khác ( 48,76 ha); diện tích đất phi nông nghiệp là
4853,67 ha; diện tích đất chưa sử dụng là 187,71 ha.
Bảng 1 . Diện tích đất của các xã, thị trấn thuộc huyện Gia Lâm.
STT Đơn vị
Diện tích đất ( ha )
Đất nông
nghiệp
Đất phi
nông
nghiệp
Đất
chưa
sử
dụng Tổng
1 Thị trấn Yên Viên 0 100,43 1,22 101,65
2 Xã Yên Thường 574,02 285,20 2,93 862,15
24
3 Xã Yên Viên 140,19 206,19 14,70 361,08
4 Xã Ninh Hiệp 263,42 225,09 0,35 488,86
5 Xã Đình Xuyên 183,14 128,09 3,28 314,51
6 Xã Dương Hà 135,14 130,47 1,81 267,42
7 Xã Phù Đổng 687,02 394,60 84,03 1165,65
8 Xã Trung Mầu 222,97 205,23 0 428,20
9 Xã Lệ Chi 437,79 366,99 5,33 810,11

10 Xã Cổ Bi 261,97 230,94 10 502,91
11 Xã Đặng Xá 321,59 258,24 7,37 587,20
12 Xã Phú Thị 322,42 143,84 4,01 470,27
13 Xã Kim Sơn 392,69 236,63 0,66 629,98
14 Thị trấn Trâu Quỳ 382,75 342,03 0 724,78
15 Xã Dương Quang 358,62 169,06 0,99 528,67
316 Xã Dương Xá 278,32 205,33 4,02 487,67
17 Xã Đông Dư 210,39 143,22 0 353,61
18 Xã Đa Tốn 472,67 243,38 0 716,05
19 Xã Kiêu Kỵ 300,38 256,18 4,46 561,02
20 Xã Bát Tràng 21,02 142,48 0,53 164,03
21 Xã Kim Lan 118,47 161,06 12,4 291,93
22 Xã Văn Đức 352,62 278,99 23,62 655,23
Tổng 6437,60 4853,67 181,71 11472,98
Nguồn: Thống kê, kiểm kê diện tích đất huyện Gia Lâm theo đơn vị hành
chính. Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2004/TT-BTNMT ngày
01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bảng 2. Diện tích các loại đất nông nghiệp của huyện Gia Lâm.
STT Loại đất nông nghiệp
Diện tích
(ha)
1
Đất sản xuất nông nghiệp 6165,57
1.1.Đất trồng cây hàng
năm
1.1.1.Đất trồng lúa
1.1.2.Đất cỏ dùng trong
chăn nuôi
1.1.3.Đất trông cây hàng
năm khác

6017,08
4095,61
79,26
1842,21
1.2.Đất trồng cây lâu năm 148,48
25

×