Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Đánh giá khả năng thích ứng của một số loài cây gỗ bản địa trồng tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ HỒNG THÁI

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ
LOÀI CÂY GỖ BẢN ĐỊA TRỒNG TẠI
HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM HỌC

HÀ NỘI – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

SỐ LIỆU GỐC

ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY GỖ
BẢN ĐỊA TRỒNG TẠI HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành Lâm học


Mã số: 60.62.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Việt Hà
Người thực hiện: Lê Hồng Thái

Hà Nội - 2016



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
hề được sử dụng, được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Các thông tin tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên.
Hà Nội, tháng 4 năm 2016
Người làm cam đoan

Lê Hồng Thái


ii

LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn “Đánh giá khả năng thích ứng của một số loài cây gỗ
bản địa trồng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa” được hoàn thành
theo chương trình đào tạo Thạc sỹ tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu Trường
Đại học Lâm nghiệp; phòng đào tạo sau đại học; Các thầy giáo, cô giáo
Trường Đại học Lâm nghiệp; Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban
nhân dân huyện Thạch Thành, BQL các dự án Lâm nghiệp, BQL dự án KfW4
Trung ương, BQL dự án KfW4 huyện Thạch Thành, Trạm Khuyến nông
huyện Thạch Thành, Các cán bộ UBND, các hộ dân tham gia dự án KfW4 xã
Thạch Cẩm, Thành Minh và Thành Mỹ huyện Thạch Thành; Các anh, chị, em,
bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi trong quá
trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc trước sự quan tâm và giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Trần
Việt Hà, người thầy đã hướng dẫn nhiệt tình, truyền đạt kinh nghiệm quý báu,
những ý tưởng trong nghiên cứu khoa học và giúp tác giả hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng và nỗ lực, nhưng kinh nghiệm nghiên cứu
chưa nhiều, đặc biệt là hạn chế về mặt thời gian trong quá trình nghiên cứu
nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả
rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để
cho luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Lê Hồng Thái


iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa


Trang

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 3
1.1.1. Nghiên cứu về khả năng thích ứng ........................................................ 3
1.1.2. Nghiên cứu về trồng rừng bằng cây bản địa ......................................... 3
1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 5
1.2.1. Nghiên cứu về khả năng thích ứng ........................................................ 5
1.2.2. Nghiên cứu trồng rừng bằng cây bản địa ở Việt Nam ........................... 7
1.2.3. Một số đặc điểm sinh thái và kỹ thuật trồng rừng của các loài cây bản
địa nghiên cứu.............................................................................................. 11
1.3. Thảo luận............................................................................................... 17
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................18
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 18
2.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................... 18
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 18
2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 18
2.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 18
2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 19
2.4.1. Đánh giá đặc điểm nơi trồng .....................................................................19


iv


2.4.2. Đánh giá được khả năng thích ứng của các loài cây bản địa thông qua
các chỉ tiêu sinh trưởng ........................................................................................19
2.4.3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng cây bản địa tại
địa phương ...........................................................................................................19
2.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 19
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 19
2.5.2. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................ 20
2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 24
Chương 3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .........................27
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 27
3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 27
3.1.2. Địa hình.............................................................................................. 28
3.1.3. Thổ nhưỡng ........................................................................................ 29
3.1.4. Điều kiện khí tượng thủy văn .............................................................. 30
3.1.5. Tài nguyên nước ................................................................................. 31
3.1.6. Tài nguyên rừng ................................................................................. 31
3.1.7. Tài nguyên khoáng sản ....................................................................... 32
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 33
3.2.1. Về kinh tế ............................................................................................ 33
3.2.2.Về xã hội.............................................................................................. 34
3.3. Đánh giá chung...................................................................................... 35
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................38
4.1. Đánh giá đặc điểm nơi trồng.................................................................. 38
4.1.1. Lược sử rừng trồng............................................................................. 38
4.1.2. Đặc điểm tính chất đất rừng tại khu vực nghiên cứu........................... 39
4.2. Đánh giá khả năng thích ứng của các loài cây bản địa thông qua các chỉ tiêu
sinh trưởng ...........................................................................................................46



v

4.2.1. Sinh trưởng và chất lượng rừng trồng Sao đen ................................... 46
4.2.2. Sinh trưởng và chất lượng rừng trồng Lim xẹt .................................... 49
4.2.3. Sinh trưởng và chất lượng rừng trồng Trám trắng .............................. 52
4.2.4. Sinh trưởng và chất lượng rừng trồng Vối thuốc.......................................54
4.2.5. Sinh trưởng và chất lượng rừng trồng Dó bầu .................................... 57
4.2.6. Đánh giá khả năng thích ứng của một số loài cây bản địa.................. 60
4.3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng cây bản địa tại
địa phương ................................................................................................... 69
4.3.1. Lựa chọn loài cây trồng .............................................................................69
4.3.2. Chăm sóc rừng trồng .................................................................................69
4.3.3. Bảo vệ rừng ................................................................................................69
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ..........................................................71
5.1. Kết luận ................................................................................................. 71
5.2. Tồn tại ................................................................................................... 73
5.3. Khuyến nghị .......................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu 2.1. Biểu mô tả phẫu diện đất ............................................................... 22
Biểu 2.2. Điều tra tầng cây cao ..................................................................... 23
Biểu 2.3. Điều tra cây bụi, thảm tươi ............................................................ 24
Bảng 4.1. Tình hình thảm tươi dưới tán rừng 5 loài cây Bản địa................... 45
Bảng 4.2a. Tỷ lệ cây sống, cây chết rừng trồng Sao đen ............................... 46
Bảng 4.2b. Phẩm chất, chất lượng cây Sao đen ............................................ 47
Bảng 4.2c. Tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu rừng trồng Sao đen ....................... 48

Bảng 4.3a. Tỷ lệ cây sống, cây chết rừng trồng Lim xẹt .............................. 49
Bảng 4.3b. Phẩm chất, chất lượng cây Lim xẹt............................................. 50
Bảng 4.3c. Tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu rừng trồng Lim xẹt....................... 51
Bảng 4.4a. Tỷ lệ cây sống, cây chết rừng trồng Trám trắng .......................... 52
Bảng 4.4b. Phẩm chất, chất lượng cây Trám trắng........................................ 52
Bảng 4.4c. Tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu, rừng trồng Trám trắng.................. 53
Bảng 4.5a. Tỷ lệ cây sống, cây chết rừng trồng Vối thuốc ............................ 54
Bảng 4.5b. Phẩm chất, chất lượng cây Vối thuốc ........................................ 55
Bảng 4.5c. Tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu rừng trồng Vối thuốc .................... 56
Bảng 4.6a. Tỷ lệ cây sống, cây chết rừng trồng Dó bầu ................................ 57
Bảng 4.6b. Phẩm chất, chất lượng cây Dó bầu.............................................. 58
Bảng 4.6c. Tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu rừng trồng Dó bầu ........................ 59
Bảng 4.7. So sánh mức độ sinh trưởng của Sao đen trồng tại Thạch Thành,
Thanh Hóa với Sao đen trồng tại Đồng Nai .................................................. 61
Bảng 4.8. So sánh mức độ sinh trưởng của Lim xẹt trồng tại Thạch Thành Thanh Hóa với Sao đen trồng tại Đại Lải - Vĩnh Phúc.................................. 63
Bảng 4.9. So sánh mức độ sinh trưởng của Trám trắng trồng tại Thạch Thành Thanh Hóa với Trám trắng trồng tại Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh ...... 64
Bảng 4.10. So sánh mức độ sinh trưởng của Vối thuốc trồng tại Thạch Thành


vii

- Thanh Hóa với Vối thuốc trồng tại Lục Ngạn - Bắc Giang ........................ 66
Bảng 4.11. So sánh mức độ sinh trưởng của Dó bầu trồng tại Thạch Thành Thanh Hóa với Dó bầu trồng tại Hà tĩnh....................................................... 68


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ vị trí địa lý huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa............... 28
Hình 4.1. Hình vẽ phẫu diện lâm phần Sao đen ............................................ 40

Hình 4.2. Hình vẽ phẫu diện lâm phần Lim xẹt ............................................ 41
Hình 4.3. Hình vẽ phẫu diện lâm phần Vối thuốc ......................................... 42
Hình 4.4. Hình vẽ phẫu diện lâm phần Dó bầu ............................................. 43
Hình 4.5. Hình vẽ phẫu diện lâm phần Trám trắng ....................................... 44
Hình 4.6. Hình ảnh cây Sao đen tại Thạch Thành - Thanh Hóa .................... 49
Hình 4.7. Hình ảnh cây Lim xẹt tại Thạch Thành - Thanh Hóa .................... 51
Hình 4.8. Hình ảnh cây Trám trắng tại Thạch Thành - Thanh Hóa ............... 54
Hình 4.9. Hình ảnh cây Vối thuốc tại Thạch Thành - Thanh Hóa ................. 57
Hình 4.10. Hình ảnh cây Dó trầm tại Thạch Thành – Thanh Hóa ................. 59
Hình 4.11a. Tăng trưởng đường kính Sao đen trồng tại Thạch Thành và các
huyện ở Đồng Nai ........................................................................................ 62
Hình 4.11b. Tăng trưởng chiều cao Sao đen trồng tại Thạch Thành và các
huyện ở Đồng Nai ........................................................................................ 62
Hình 4.12a. Sinh trưởng D1.3 của Lim xẹt tại Thạch Thành - Thanh Hóa và
Đại Lải Vĩnh phúc ........................................................................................ 63
Hình 4.12b. Sinh trưởng Hvn của Lim xẹt tại Thạch Thành - Thanh Hóa và
Đại Lải Vĩnh phúc ........................................................................................ 63
Hình 4.13a. Sinh trưởng D1.3 của Trám trắng tại dự án KfW4 và Trám trắng
trồng tại Lạng sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh ................................................. 65
Hình 4.13b. Sinh trưởng Hvn của Trám trắng tại dự án KfW4 và Trám trắng
trồng tại Lạng sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh ................................................. 65
Hình 4.14a. Tăng trưởng D1.3 của Vối thuốc tại Lục Ngạn Bắc Giang và.... 67
Thạch Thành - Thanh Hóa ............................................................................ 67


ix

Hình 4.14b. Tăng trưởng Hvn của Vối thuốc tại Lục Ngạn Bắc Giang và
Thạch Thành - Thanh Hóa ............................................................................ 67
Hình 4.15a. Tăng trưởng D1.3 Dó bầu tại Thạch Thành - Thanh Hóa ......... 68

và Hà tĩnh ..................................................................................................... 68
Hình 4.15b. Tăng trưởng Hvn Dó bầu tại Thạch Thành - Thanh Hóa ........... 68
và Hà tĩnh ..................................................................................................... 68


x

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu và từ viết tắt

Nội dung giải thích

ÔTC

Ô tiêu chuẩn

ODB

Ô dạng bản

D1.3

Đường kính thân cây tại vị trí 1.3m

Dt

Đường kính tán

Hvn


Chiều cao vút ngọn của cây

Hdc

Chiều cao dưới cành

N

Mật độ

S%

Hệ số biến động

tb

Trung bình

KfW

Ngân hàng tái thiết Đức


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ sinh thái rừng chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên đặc biệt và có tác
dụng nhiều mặt. Rừng cung cấp nhiều hơn những giá trị không chỉ là các sản
phẩm gỗ mà còn cung cấp nguồn nước sạch nơi vui chơi giải trí bảo vệ đa

dạng sinh học và bảo vệ môi trường sống. Nhận thức rõ vai trò của rừng, đã
có rất nhiều biện pháp chương trình nhằm phục hồi rừng tự nhiên, cũng như
trồng rừng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lâm sản và giá trị bảo vệ
môi trường của rừng. Do vậy, diện tích rừng của Việt Nam đặc biệt là rừng
trồng đã tăng lên đáng kể trong những năm vừa qua.
Hiện nay, trong công tác chọn loài cây trồng đã có sự chuyển hướng,
nhóm loài cây bản địa đã và đang được quan tâm, chú trọng hơn. Loài cây bản
địa là những loài cây có nguồn gốc địa phương nên có lợi thế khi trồng cây
bản địa do cây đã thích nghi với khí hậu, đất đai và qua chọn lọc tự nhiên
nhiều thế hệ. Những loài có giá trị kinh tế, sinh trưởng nhanh, khả năng cung
cấp giống cao, có khả năng đưa vào trồng rừng trên diện tích rộng là những
cây có triển vọng cho trồng và phục hồi rừng. Một số loài cây đa tác dụng quý
hiếm có giá trị kinh tế sống lâu năm có phân bố rộng nhưng lại bị khai thác
bừa bãi có nguy cơ bị tiêu diệt cần được nghiên cứu định hướng cho công tác
bảo tồn để tận dụng tiềm năng quý giá này.
Những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau nguồn tài
nguyên rừng tự nhiên nước ta vẫn tiếp tục bị suy giảm, chức năng phòng hộ
và cung cấp lâm sản của rừng không đáp ứng được cho quá trình phát triển
kinh tế - xã hội và môi trường của đất nước. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh bảo
vệ và phát triển vốn rừng tự nhiên hiện có, phủ xanh đất trống đồi núi trọc
bằng trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất với nhiều loài cây bản địa đa mục
đích nhằm tạo ra lâm phần rừng ổn định bền vững đã và đang được Chính
phủ và các tổ chức Quốc tế rất quan tâm. Từ năm 1995 đến nay, trong khuôn


2

khổ hợp tác tài chính giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ CHLB Đức
thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức(KfW) đã tài trợ cho Việt Nam nhiều
chương trình, dự án phục hồi rừng hướng tới quản lý và phát triển rừng bền

vững ở các vùng nông thôn nghèo của Việt Nam với các dự án KfW1, KfW2,
KfW3, KfW4, KfW6, KfW7. Đặc biệt là dự án“Trồng rừng tại các tỉnh
Thanh Hoá và Nghệ An“ gọi tắt là dự án KfW4, dự án đầu tiên của Nhà tài
trợ KfW trồng trên 60% diện tích cây bản địa lá rộng trên tổng số 19.000 ha
đất trống, đồi trọc đang bị đe doạ về sinh thái ở 53 xã thuộc 10 huyện của 2
tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An. Mục tiêu lâu dài của dự án là cải thiện và ngăn
chặn suy thoái môi trường thông qua thiết lập những lâm phần rừng trồng,
rừng khoanh nuôi tái sinh bền vững nhằm phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường của các địa phương.
Tuy nhiên, việc trồng rừng bằng cây bản địa cũng gặp nhiều khó khăn,
từ khi trồng đến khi thành rừng. Những khó khăn thường hay gặp phải trong
quá trình trồng rừng cây bản địa thường là chọn loài cây trồng, lựa chọn điều
kiện lập địa, thời điểm trồng cây bản địa và các kỹ thuật xử lý lâm sinh. Do
đó, để gây trồng và phát triển các loài cây bản địa ở khu vực không còn hoàn
cảnh rừng như trước thì việc nghiên cứu để tìm hiểu khả năng thích ứng của
các loài cây bản địa với nhau và với môi trường hoàn cảnh đã bị tác động là
rất cần thiết. Để đánh giá kết quả trồng rừng bằng cây bản địa trong khuôn
khổ dự án KfW4 thì việc triển khai đề tài “Đánh giá khả năng thích ứng
của một số loài cây gỗ bản địa trồng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh
Hóa” là rất cần thiết, nhằm làm cơ sở để lựa chọn loài cây bản địa phù hợp
với điều kiện lập địa của địa phương và nhân rộng mô hình ra những khu vực
có điều kiện lập địa tương tự góp phần nâng cao chức năng của rừng về hiệu
quả kinh tế - xã hội và sinh thái môi trường liên quan tới chiến lược phát triển
bền vững, ổn định và lâu bền của đất nước.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về khả năng thích ứng
Các nghiên cứu về khả năng thích ứng của cây rừng trên thế giới đi
theo chiều hướng khác nhau, nhưng chủ yếu là đi theo hướng tìm hiểu các chỉ
tiêu thích hợp cho mối quan hệ giữa tự nhiên - sinh vật học. Những nhà khoa
học đi theo hướng này đưa ra hai quan điểm sau:
Quan điểm thứ nhất: Thông qua các chỉ tiêu sinh trưởng, chất lượng,
khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất các chu kỳ kinh doanh…để đánh giá
khả năng thích ứng của chúng với lập địa nơi trồng. Quan điểm này phát triển
mạnh ở Châu Âu và Châu Mỹ mà đại diện là Đức, Đan Mạch, Mỹ….Tuy
nhiên, quan điểm này chỉ thích hợp ở những nơi đã có rừng.
Quan điểm thứ 2: Dùng phương pháp so sánh mối quan hệ giữa tự
nhiên và sinh vật. Để thực hiện phương pháp này người ta tiến hành xác định
biên độ sinh thái loài, sau đó tiến hành điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng tương
ứng với điều kiện lập địa. Dựa vào giới hạn thích hợp về các chỉ tiêu điều
kiện lập địa mà chia thành các khoảng rất thích hợp, thích hợp, kém thích hợp
và không thích hợp [27].
1.1.2. Nghiên cứu về trồng rừng bằng cây bản địa
Nghiên cứu về cây bản địa đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm,
người ta cũng đã quan tâm trồng rừng trên đất trống bằng các loài cây bản địa
có giá trị, sau khi khai thác họ đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
phù hợp để phục hồi lại rừng. Tuy nhiên, chưa có nhiều hướng dẫn về thiết kế
các rừng trồng đảm bảo lợi ích thiết thực hoặc tìm những loài thích hợp đảm
bảo rừng trồng có năng suất cao. Một vài chỉ số cạnh tranh khác nhau thường
dùng trong rừng độc canh và rừng hỗ loài được đưa ra qua công trình nghiên


4

cứu của Biging và Dobbnrtin (1992), Burton (1993) và Moravie và cộng sự

(1999). Các chỉ số cạnh tranh này có thể được đưa ra dưới nhiều hình thức
khác nhau nhưng thường được tính bằng sự đồng nahats và kích cỡ (chiều cao
hoặc đường kính) của một vài cây gần nhất xung quanh cây mục đích. Các
phương trình quy hồi sau đó được phát triển kết hợp với tăng trưởng của cây
mục đích của một loài cụ thể trong rừng trồng theo mức độ cạnh tranh (như
đã đo bằng CI) theo kinh nghiệm [27].
Nghiên cứu sinh trưởng từ một số thí nghiệm đã cho thấy việc lựa chọn
loài cây có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của trồng rừng sản xuất.
Những điều tra của Shilling (1925) và Buse (1931) [27, 28, 29], ở Trung Âu
đã chỉ ra rằng sản lượng thể tích của các quần thụ Vân sam và Thông Scots
vượt sản lượng của chúng trong các quần thụ loài. Jonsson (1962) đã thấy
rằng trên các điểm trung gian, rừng hỗn giao của Vân sam (Abies) và Thông
Scots (Pinus, sylvestris) sinh trưởng tốt hơn, cho sản lượng nhiều hơn khi
trồng riêng biệt. Kennel (1965) cũng cho thấy ở Bayern - Đức, Vân sam trong
hỗn giao với Sồi có sản lượng cao hơn trồng thuần loài, nhưng mặt khác Sồi
lại mọc tốt hơn trong các quần thụ loài. Hỗn giao của các loài Bạch đàn
dương (Bulô) và Vân sam nâng cao sản lượng lên 135 – 160 %. Linh sam
Douglas (Pseudotsuga menziesii subsp. menziesii) trong quần thụ hỗn giao
với Tuyết tùng đỏ (Cryptomeria Japonica) đạt tới 217 m3/ha so với các quần
thụ loài Linh sam Douglas (Pseudotsuga menziesii subsp. menziesii) 203 m3

/ha và loài Tuyết tùng đỏ (Cryptomeria Japonica) chỉ 175 m3/ha. Jense (1983)

thông qua nghiên cứu sinh trưởng ở Đan mạch thấy rằng Vâm sam (Abies)
trong hỗn giao với Linh sam bạc (Abies alba) có sản lượng cao hơn chính nó
trồng thuần loài. Tương tự, Bulô hỗn giao với Thông mọc tốt hơn Bulô thuần
loài. Hỗn giao 25 – 50% giữa Betula pendula với Vân sam (Abies) đã làm
tăng sản lượng của Vân sam ở tất cả các tuổi [30].



5

Nhiều nghiên cứu khác chỉ ra rằng điều kiện môi trường khác nhau có
ảnh hưởng quan trọng đối với khả năng sinh trưởng của từng cây rừng trong
giai đoạn đầu và đóng góp quan trọng đối với mức độ phong phú của loài
trong quần xã thực vật rừng, trong đó ánh sáng là nhân tố quan trọng đối với
sự sinh tồn của cây. Nghiên cứu các loài khác nhau trong điều kiện môi
trường ánh sáng khác nhau cho thấy sự biến đổi về hình thái học của lá cây.
Trong xu hướng hiện nay, các nghiên cứu và dự án trồng rừng, phục hồi
rừng tập trung giải quyết các vấn đề theo hướng tiếp cận chuyển từ các hoạt
động mang tính áp đặt với thiên nhiên sang quản lý phục hồi rừng theo hướng
gần gũi thân thiện với thiên nhiên, lấy các điều kiện tự nhiên, thiên nhiên làm
tâm điểm các vấn đề mô phỏng thực hiện và quản lý bền vững. Nhằm đạt
được mục tiêu này, sẽ không gì khác ngoài việc sử dụng cây bản địa và quản
lý bền vững các lâm phần hỗn giao cây bản địa lá rộng cho các mục tiêu lâu
dài. Vấn đề này đòi hỏi phải có đầy đủ các cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn
liên quan đến đặc điểm sinh lý của từng loài cây riêng rẽ và trên cơ sở các
phép phân tích định lượng sinh trưởng các đặc điểm sinh lý, sinh thái cá thể
[31].
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về khả năng thích ứng
Những nghiên cứu về khả năng thích ứng là cơ sở cho đánh giá mức độ
thích hợp của vùng trồng rừng, các nhà khoa học đã sử dụng nhiều tiêu chí
khác nhau để đánh giá. Hướng tập chung là đánh giá khả năng thích ứng với
đất mà biểu hiện của nó là sinh trưởng, khả năng chống chịu với điều kiện bất
lợi của môi trường, sâu bệnh hại, phẩm chất của cây, sản phẩm hoa quả, tiêu
biển như:
Lê Mộng Chân (1997) đã nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu kết quả gây
trồng các loài cây rừng tại vườn sưu tập thực vật khu vực Núi Luốt - Trường



6

Đại học Lâm nghiệp”. Kết quả đề tài đã xác định được một số loài cây bản
địa thích ứng với điều kiện lập địa khu vực nghiên cứu [2].
Lê Anh Tuấn (1999) đã nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng
và sinh trưởng của một số loài cây bản địa trồng thử nghiệm tại Vườn thực
vật - Vườn Quốc gia Cúc Phương”. Kết quả tìm ra một số loài có sinh trưởng
nhanh như Tai chua, Chò đãi, Trầm hương [23].
Phạm Thị Dung (2002) đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá khả
năng thích ứng của một số loài cây gỗ trồng thử nghiệm tại trung tâm thực
nghiệm lâm sinh Bình Thanh - Kỳ Sơn - Hòa Bình làm cơ sở cho công tác
chọn loài cây trồng của khu vực”. Kết quả đã đánh giá và so sánh khả năng
và mức độ sinh trưởng của 9 loài cây bản địa phổ biến trong công tác trồng
rừng [7].
Nguyễn Hoàng Giang (2004) đã nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng
thích ứng của các loài cây trồng tại Núi Luốt - Trường Đại học Lâm nghiệp”.
Đề tài đã tìm ra một số loài như: Đinh thối, Vạng trứng, Giổi Xanh, Re gừng,
Lim xanh [10].
Nguyễn Thị Lương (2006) đã thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng thích
ứng của một số loài cây bản địa trồng thử nghiệm tại xã Đại Đình - Tam Đảo Vĩnh Phúc”. Kết quả tìm ra được một số loài thích ứng tốt với hoàn cảnh nơi
trồng như: Lim xanh, Lim xẹt, Trám trắng, Re hương, Giáng hương [17].
Phạm Thị Quỳnh (2007) đã thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng thích
ứng của một số loài cây gỗ bản địa trồng tại Núi Luốt - Trường Đại học Lâm
nghiệp”. Kết quả tìm ra một số loài thích ứng cao với hoàn cảnh nơi trồng
như: Re hương, Đinh thối, Gội trắng [18].
Nguyễn Mạnh Cường (2008) đã thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng
thích ứng của một số loài cây bản địa trồng theo dự án Đức tại Ban quản lý
rừng phòng hộ Nghi Lộc - Nghệ An” . Kết quả tìm ra loài thích ứng tốt với
hoàn cảnh nơi trồng là: Lim xanh [5].



7

1.2.2. Nghiên cứu trồng rừng bằng cây bản địa ở Việt Nam
Việt Nam là một trong các quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới, trồng
rừng hỗn giao đã được Chính phủ, ngành Lâm nghiệp và các tổ chức quốc tế
quan tâm. Trong nhiều năm gần đây đã có rất nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu
nhằm bảo tồn và phát triển một số loài bản địa ở Việt Nam. Dưới đây là một
số nghiên cứu trồng và phát triển các loài cây bản địa đã được thực hiện ở
nước ta:
Năm 1960, Trần Nguyên Giảng, Lê Cảnh Nhuệ, Lưu Phạm Hoàng…đã
tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và cải tạo và làm giàu rừng bằng những loài
cây bản địa như: Lim xanh, Chò nâu, Vạng trứng, Ràng ràng mít, Bồ
đề…theo phương thức trặt trắng, cải tạo theo băng, trồng dưới tán [11].
Trần Nguyên Giảng, Trần Xuân Tiếp – Lê Xuân Tám đã đưa ra các biện
pháp kỹ thuật gây trồng và phục hồi rừng cây bản địa nhằm đem lại hiệu quả
trong quá trình tu bổ tầng cây cao có giá trị trong lâm phần rừng. Trong công
trình nghiên cứu này tác giả Trần Nguyên Giảng đã xây dựng thành công mô
hình hỗn loài cây bản địa dưới tán cây phù trợ và đã có báo cáo tổng kết sơ bộ
tình hình sinh trưởng của rừng ở khu vực nghiên cứu [11].
Đoàn Bổng, Nguyễn Xuân Quát, Vũ Văn Mễ (1983 -1985) đã nghiên
cứu đề tài “Bước đầu xác định cây trồng cho các vùng kinh tế lâm nghiệp”.
Kết quả đề tài đã tổng hợp cơ cấu cây trồng cho 9 vùng kinh tế lâm nghiệp,
trong đó có một số loài cây bản địa [1].
Nguyễn Bá Chất (1995) đã nhận thấy việc chọn loài phối hợp với Lát
hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) đang còn khoảng trống cơ sở lý luận và
thực tiễn. Thí nghiệm trồng hỗn giao Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss)
với loài Trai (Garcinia fagraeo ides S.Chew), Nghiến (Burretiodendron
tonkinese), Bứa (Garcinia oblongfolia Champ),… ở tuổi 5 chưa thấy có ảnh

hưởng đến sinh trưởng của Lát hoa. Khi so sánh mười tám loài cây bản địa và


8

nhập nội trong đó có Giổi xanh (Michelia mediocris Danly), Lát hoa
(Chukrasia tabularis A. Juss) cùng với Bạch đàn (Eucalyptus urophylla)
trồng thử nghiệm thuần loài tại 5 tỉnh miền núi phía bắc ở 18 tháng tuổi
Hoàng Văn Sơn (1996) nhận thấy hầu hết các loài đều có tỷ lệ sống thấp và
chúng không thích hợp với việc phát quang thực bì khi trồng. Đánh giá kết
quả trồng cây bản địa lá rộng ở Trung Trung bộ, Lại Hữu Hoàn (2004) nhận
thấy Trám trắng được trồng theo phương thức hỗn giao có tỷ lệ sống cao đạt
khoảng 80%, tăng trưởng chiều cao 1,25m/năm và đường kính 1,3cm/năm [3].
Trong dự án nghiên cứu về rừng trồng hỗn giao các loài cây gỗ có giá
trị cao hợp tác giữa Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy và Trường đại học
Queenslad, đã thiết lập hàng loạt các thí nghiệm hỗn giao các loài cây bản địa
và các cây nhập nội cả ở phía Bắc và Nam Việt Nam. Dự án đã tìm ra tại
Đoan Hùng, Phú Thọ 2 loài cây Giổi xanh (Michelia mediocris Danly) và
Bạch đàn (Eucalyptus urophylla) trồng hỗn giao theo hàng cho năng suất cao
gấp 1,5 lần so với trồng thuần loài (Dẫn từ Nguyễn Đức Thế, 2007).
Các khảo nghiệm thăm dò về các loài cây lá rộng bản địa ở Việt Nam
đã được người Pháp tiến hành từ những năm đầu của của thế kỷ 20 ở miền
Nam Việt Nam. Các trạm thực nghiệm Trảng Bom, Lang Hanh, Ekmat, Măng
Linh, Tân Tạo… lần lượt ra đời từ 1905 đến 1959 để tiến hành trồng khảo
nghiệm nhiều loài cây khác nhau. Từ 1935, maurand P. đã thử nghiệm trồng
cây Sao dầu (cây mục đính) với cây Muồng đen (cây bạn) có sử dụng cây Đậu
tràm làm cây phù trợ để khôi phụ rừng lá rộng hỗn loài khi bị khai thác kiệt ở
Trảng Bom (Đồng Nai). Đây là mô hình trồng cây lá rộng hoàn chỉnh và
thành công đầu tiên đã được đưa vào giáo trình lâm học của trường đại học
Lâm nghiệp.

Phùng Ngọc Lan (1994), nghiên cứu một số đặc tính sinh thái của loài
Lim xanh (Erythrophlooeum fordii Oliv) đã xác nhận: Vùng phân bố của loài


9

Lim xanh rất rộng và có mặt ở hầu hết các tỉnh phía bắc nước ta (từ đèo Hải
Vân trở ra) với độ cao phân bố từ 900m trở suống ở phía nam và 500m trở
suống ở phía bắc. Sinh trưởng thích hợp ở đồi bát úp, độ dốc nhỏ hơn 20o
hoặc ở chân đồi, chân núi nơi dốc tụ [16].
Nguyễn Bá Chất (1995) khi nghiên cứu phục hồi rừng Sông Hiếu (1981
- 1985) đã thí nghiệm trồng hỗn loài Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) với
các loài cây bản địa lá rộng khác: Lim xẹt (P. tonkinensis), Giổi xanh
(Michelia mediocris Danly), Thôi chanh (Evodia bonidieri), Lõi thọ (Gmelina
arborea)…nhằm tạo cấu trúc hợp lý. Theo dõi mô hình rừng hỗn loài đến năm
thứ 10 thấy rõ sinh trưởng rừng Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) hỗn
loài tốt hơn rừng Lát hoa thuần loài…Kiểu cấu trúc rừng Lát hoa hỗn loài có
sử dụng lớp thực bì phục hồi rừng tự nhiên đã được tạo lập có nhiều ưu điểm
về sinh trưởng và phục hồi đất [3].
Nguyễn Bá Chất, Trần Quang Việt khi nghiên cứu đề tài “Xác định cơ
cấu cây trồng và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây chủ yếu
phục vụ chương trình 327”, trong 2 năm 1997 - 1998 đã chọn được tập đoàn
cây trồng gồm 70 loài và xây dựng được quy trình, hướng dẫn kỹ thuật cho 20
loài như: Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss), Muồng đen (Cassia siamea),
Trám trắng (Canarium album), Tếch (Tecktona grandis), Dầu rái
(Dipterocapus alatus)…[3].
Chương trình 327 với định hướng trồng rừng phòng hộ theo hướng hỗn
loài 550 cây bản địa + 1100 cây phù trợ. Khi thực thi, có hơn 60 tỉnh, thành
phố có dự án đã trồng rất nhiều mô hình rừng trồng hỗn loài khác nhau với
hơn 70 loài cây.

Qua nhiều năm nghiên cứu, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam(2000)
[25] đã đề xuất trên 100 loài cây bản địa cho các chương trình trồng rừng
phục vụ cho cả 3 loại rừng là rừng sản xuất, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.


10

Qua khảo sát, dựa vào các tài liệu đã có và số liệu mới thu thập, 31 loài cây
bản địa đã được chọn và có báo cáo chuyên đề cho từng loài. Các loài cây bản
địa đó được đánh giá theo 3 mức độ:
Các loài cây đã được đưa vào sản xuất lớn, diện tích lên tới hàng nghìn
ha, tối thiểu cũng vài trăm ha, có đủ quy trình, quy phạm, hưỡng dẫn kỹ thuật
như: Mỡ (Manglietia conifer), Quế (Cinnamomun cassia Bl), Sa mu
(Cunniinghamia lancelata), Muồng đen (Senna simea), Sở (Camellia
oleifera)…
Các loài cây đã đưa vào sản xuất mặc dù quy mô nhỏ song các mô hình
trồng đủ lớn để đánh giá như: Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss), Lim xẹt
(P. tonkinensis), Giổi xanh (Michelia mediocris Danly)…
Các loài đã và đang được nghiên cứu, mô hình thực nghiệm nhỏ như:
Lim xanh (Erythrophlooeum fordii Oliv), Kháo vàng (M. bosii), Re Gừng (C.
zeylannicum)…
Ở miền Bắc, các trạm nghiên cứu Lâm nghiệp Cầu hai (Phú Thọ), Hữu
Lũng (Lạng Sơn) thuộc Viện Lâm nghiệp cũng đã lần lượt ra đời và tiến hành
một số nghiên cứu khảo nghiệm cải tạo rừng nghèo kiệt bằng các cây lá rộng
bản địa như Cầu Hai, Hữu Lũng cũng đã được thành lập và tiến hành thử
nghiệm trồng các loài như Lim xanh (Erythphroloeum fordii), Ràng ràng
(Ormosia sumata), Vạng trứng (Endospermum chiesnse), Giẻ đỏ (Lithocarpus
ducampii), Trám (Canarium sp), Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss)… của
Nguyễn Sơn Tùng, Lê Cảnh Nhuệ, Phạm Hoàng Hoành, Nguyễn Bá Chất,
Nguyễn Vỹ, Phạm Đình Tam…(Kết quả nghiên cứu khoan học về kỹ thuật

lâm sinh của Viện KHLN Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội, 1998)
Sau giải phóng miền nam (1975) Viện Lâm nghiệp tiếp tục thành lập
thêm các trạm thực nghiệm như: phân viện Lâm nghiệp Nam bộ, Trung tâm
Lâm nghiệp Đông nam Bộ, trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới, Trung tâm thực


11

nghiệm Kon Hà Nừng…Nhằm tiến hành các khảo nghiệm trồng các loài cây
bản địa lá rộng như Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Sao đen (Hopea odorata),
Xoan mộc (Toonna surenii), Giổi nhung (Michelia medicris) ở Hiếu Liêm, Mã
Đài (Đồng Nai) ở Sơ Pay, K’bang (Gia Lai). Cũng trong thời gian này Sở
Nông nghiệp Đồng Nai đã cho trồng các loài cây bản địa như Dầu rái, Sao
đen dưới tán rừng Keo lá tràm ở Trị An, Lang Khánh và Xuyên Mộc.
Từ năm 1992, Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới đã tiến hành khảo
nghiệm các loài Trám hồng, Cà te, Sao đen, Muồng đen, Vên vên, Long não,
Dầu trà beng…; Liên hiệp Kon Hà Nừng và Viện khoa học Lâm nghiệp cũng
đã tiến hành thí nghiệm các phương thức làm giàu rừng bằng các loài như
Giổi xanh, Dầu rái, Gội, Xoan mộc, Trám… tại Kon Hà Nừng.
1.2.3. Một số đặc điểm sinh thái và kỹ thuật trồng rừng của các loài cây bản
địa nghiên cứu
1.2.3.1. Sao đen
Tên khoa học: Hopea odorata Roxb
Họ thực vật: Dầu (Dipterocarpaceae)
Sao đen phân bố ở ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Malaysia và khu vực
Đông Dương. Ở Việt Nam, Sao đen phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên
và Đông Nam Bộ (từ 15o Vĩ Nam trở vào).
Sao đen là cây gỗ lớn thường xanh cao đến 45 m, đường kính ngang
ngực có thể tới 120cm, gốc không có bạnh vè, thân hình trụ thẳng, tán hẹp
nhưng dày, tỉa cành tự nhiên tốt nên thường có gỗ dưới cành dài và thẳng. Vỏ

màu nâu đen, nứt dọc sâu thành nhiều mảnh xù xì.
Gỗ Sao đen có giá trị kinh tế cao, thuộc nhóm III, phẩm chất gỗ tốt,
màu vàng hơi xám, phần giác sáng hơn, cứng, bền và nặng (tỷ trọng 0,75). Là
loại gỗ dễ chế biến, ít co, dễ uốn, không bị mối mọt và chắc trong cả điều kiện
khô hoặc ẩm hoặc chôn dưới đất nên rất được ưa chuộng làm vật liệu xây
dựng, đóng tàu, thuyền, sàn nhà... và làm đồ mộc trong gia đình…


12

Sao đen thường mọc ở rừng cây lá rộng, ít dốc và đất màu mỡ. ở miền
Bắc Sao đen di thực trồng làm cây đường phố như ở Hà Nội trước năm 1945.
Cây sinh trưởng tốt nhưng ra hoa mà không kết quả.
Trong vùng dự án KfW4 Sao đen được trồng nhiều nhất trên nhóm
dạng lập địa C (đất sau canh tác nương rẫy; thực bì là cây thân thảo, cây cỏ…)
có tầng đất dày từ 30 cm trở lên, hàm lượng sét từ 20- 25%, lượng mưa trung
bình năm trên 1800mm thuộc các loại đất Feralit trên đá phiến thạch, đá axít
và hiện trường trồng rừng thường chọn những vị trí chân đồi hoặc ven khe.
Tại khu vực nghiên cứ tiêu chuẩn cây con cho trồng rừng: Dg >= 0.5
cm, Hbg>= 30-35cm; lựa chọn những cây cân đối, không sâu bệnh (cây được
tạo trong vườn ươm phân tán của dự án từ 12 tháng tuổi trở lên; kích thước
bầu cây 9x14cm, bầu không đáy).
Mật độ cây trồng 1667 cây/ha với kích thước 2mx3m, kích thước hố đào
40x40x40cm. Thời vụ trồng: vụ Xuân tháng 2, 3; vụ Thu tháng 7 đến tháng 9.
Thời gian chăm sóc 3 năm liền và mỗi năm chăm sóc tối thiểu là 2 lần.
1.2.3.2. Lim xẹt
Tên khác: Hoàng linh Bắc bộ, Lim vang, Xẹt vảy.
Tên khoa học: (Peltophoru pterocarpum DC. Back )
Họ: Vang (Caesalpiniaceae)
Phân bố chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung. Có thể gặp rải rác ở các

tỉnh Tây Nguyên. Thường gặp Lim xẹt trong các rừng thứ sinh vùng Tuyên
Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An ở độ cao 700m trở xuống.
Lim xẹt phân bố trong các rừng có lượng mưa bình quân 700 – 2.500
mm/năm, hằng năm có 1- 3 tháng khô hạn. Lim xẹt sinh trưởng trong vùng có
nhiệt độ bình quân năm từ 20 - 250C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất
không dưới 150C, thích hợp với nhiều loại đất như feralit vàng đỏ phát triển
trên phiến đá thạch mica, gnai, đất đỏ bazan và đất bồi tụ.


×