Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu đặc trưng của một số trạng thái thảm thảm thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên hữu liên, hữu lũng, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 106 trang )

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
...................Ngày........tháng........năm 2016
Tác giả luận văn

Đinh Thị Phượng


ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của
mình tới thầy PGS.TS. Phạm Văn Điển người trực tiếp hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình làm luận văn
Tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, cán bộ nhân
viên khoa Sau Đại học và Trường Đại học Lâm nghiệp. Để có thể hoàn thành
luận văn, tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ về tài liệu của Hạt kiểm lâm, Ban
quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên, các phòng chức năng , ủy ban
nhân dân xã Hữu Liên. Tôi xin cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đồng nghiệp
đã giúp đỡ, động viên, dành tình cảm và điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
luận văn.


Tác giả luận văn

Đinh Thị Phượng


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan .................................................................................................. i
Lời cảm ơn ..................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................... iii
Danh mục các bảng ........................................................................................ v
Danh mục các hình ........................................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3
1.1. Ở ngoài nước ....................................................................................... 3
1.1.1. Nghiên cứu đặc trưng về tổ thành và tính đa dạng loài cây ........... 3
1.1.2. Nghiên cứu đặc trưng về cấu trúc rừng ......................................... 5
1.2. Ở trong nước ....................................................................................... 9
1.2.1. Nghiên cứu đặc trưng về tổ thành và tính đa dạng loài cây ........... 9
1.2.2. Nghiên cứu đặc trưng về mối quan hệ giữa các loài cây.............. 13
1.2.3. Nghiên cứu đặc trưng về cấu trúc rừng ....................................... 15
1.2.4. Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn rừng ................................. 18
1.3. Thảo luận........................................................................................... 19
1.3.1. Thành quả nghiên cứu................................................................. 19
1.3.2. Tồn tại nghiên cứu ...................................................................... 20
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 22
2.1. Mục tiêu và giới hạn của đề tài: ......................................................... 22
2.1.1. Mục tiêu...................................................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 22
2.2.1. Tổ thành và tính đa dạng loài cây................................................ 22
2.2.2. Mối quan hệ giữa các loài cây..................................................... 22
2.2.3. Đặc trưng cấu trúc thảm thực vật rừng ........................................ 22


iv

2.2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì giá trị bảo tồn của rừng Hữu
Liên ...................................................................................................... 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 23
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................... 23
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu........................................................... 25
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN ......................................................................... 35
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .............................................................. 35
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................. 35
3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo ........................................................ 35
3.1.3. Đặc điểm đá mẹ, đất đai .............................................................. 36
3.1.4. Đặc điểm khí hậu, thủy văn ........................................................ 36
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................. 38
3.2.1. Dân tộc, dân số, lao động và phân bố dân cư .............................. 38
3.2.2. Đặc điểm kinh tế ......................................................................... 39
3.2.3. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên ................................................. 42
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 44
4.1. Tổ thành và tính đa dạng loài cây ...................................................... 44
4.1.1. Tổ thành loài cây ........................................................................ 44

4.1.2. Các chỉ số đa dạng loài cây ......................................................... 53
4.1.3. Dạng sống thực vật ..................................................................... 55
4.2. Mối quan hệ giữa các loài cây ........................................................... 55
4.3. Đặc trưng cấu trúc thảm thực vật rừng ............................................... 58
4.3.1. Tầng cây cao ............................................................................... 58
4.3.2. Tầng cây tái sinh ......................................................................... 65
4.3.3. Cây bụi thảm tươi ....................................................................... 70
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì giá trị bảo tồn của rừng Hữu Liên 71
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ...................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

4.1

Công thức tổ thành theo số cây và số loài tham gia

46

4.2


Tổng số loài và loài ưu thế sinh thái ở các trạng thái thực vật

48

4.3

Các loài cây gỗ có chỉ số IV > 5% ở trạng thái rừng giàu

48

4.4

Các loài cây gỗ có chỉ số IV > 5% ở trạng thái rừng trung bình

50

4.5

Các loài cây gỗ có chỉ số IV > 5% ở trạng thái rừng nghèo

51

4.6

Các chỉ số đa dạng trong quần xã

54

4.7


Số lượng và tỉ lệ % các nhóm phổ dạng sống

55

4.8

Trị số PCA của các loài cây trong khu vực nghiên cứu

57

4.9

Mật độ, độ tàn che và chỉ số diện tích tán rừng

59

4.10 Các đại lượng sinh trưởng của tầng cây cao
4.11

4.12

Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về luật phân bố ND1.3 của các trạng thái thực vật
Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về luật phân bố NHvn của các trạng thái thực vật

60
62

64

4.13 Một số chỉ tiêu phản ánh đặc điểm tầng cây tái sinh


66

4.14 Chất lượng cây tái sinh

67


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT
1

Tên hình

Trang

Ô tiêu chuẩn, ô thứ cấp và ô dạng bản

23

4.1

Sơ đồ nhánh về mối quan hệ giữa các loài cây

56

4.2


Đồ thị PCA về mối quan hệ giữa các loài cây

58

4.3

Mô phỏng phân bố ở N-D1.3 ở trạng thái rừng giàu

62

4.4

Mô phỏng phân bố ở N-D1.3 ở trạng thái rừng trung bình

63

4.5

Mô phỏng phân bố ở N-D1.3 ở trạng thái rừng nghèo

63

4.6

Mô phỏng phân bố ở N-Hvn ở trạng thái rừng giàu

64

4.7


Mô phỏng phân bố ở N-Hvn ở trạng thái rừng trung bình

65

4.8

Mô phỏng phân bố ở N-Hvn ở trạng thái rừng nghèo

65

4.9

Phẩm chất cây tái sinh ở khu vực nghiên cứu

68

4.10 Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ở khu vực nghiên cứu

69


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quản lý rừng, tác động lâm sinh là biện pháp kỹ thuật then chốt
để cải thiện và làm cho rừng có cấu trúc phù hợp nhất với mục đích quản lý,
nhằm đáp ứng được các yêu cầu đặt ra cho từng loại hình kinh doanh, bảo tồn
rừng. Tuy nhiên, do thiếu những nghiên cứu cơ bản về hệ thống cấu trúc và
tái sinh rừng nên ở nhiều nơi người ta không dám tác động vào rừng bằng bất

kỳ biện pháp kỹ thuật nào hoặc nếu có thì hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật
cũng không cao gây nhiều hậu quả tiêu cực tới rừng.
Trên quan điểm sinh thái, đặc điểm cấu trúc thể hiện rõ mối quan hệ
qua lại giữa các thành phần của hệ sinh thái rừng và giữa chúng với môi
trường. Mỗi khu vực, mỗi điều kiện sinh thái khác nhau sẽ cho những khu
rừng có tính đặc thù khác nhau cần được nghiên cứu. Việc nghiên cứu, xây
dựng cơ sở khoa học cho công tác quản lý, bảo vệ, phục hồi và sử dụng hợp
lý rừng tự nhiên là rất cần thiết. Trong đó, nghiên cứu cấu trúc thảm thực vật
rừng là một khâu cơ bản không thể thiếu. Đối với công tác phục hồi rừng tự
nhiên, nghiên cứu cấu trúc rừng cho phép đưa ra những quyết định quan trọng
như: để rừng tái sinh tự nhiên hay trồng bổ sung, nếu trồng bổ sung thì trồng
loài gì, trồng với mật độ nào, kích thước cây con là bao nhiêu và trồng bổ
sung theo đám hay trồng đều trên khắp diện tích?
Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên được thành lập theo quyết định số
57- KH ngày 12/1/1990 của Bộ Lâm Nghiệp. Sau hơn 10 năm thành lập được
sự quan tâm của chính phủ và Uỷ ban nhân dân Tỉnh Lạng Sơn đã và đang
thực hiện các trương trình nghiên cứu khoa học, điều tra tài nguyên rừng , lên
danh lục Động- Thực vật, trương trình phục hồi sinh thái…Bước đầu cũng
đánh giá được giá trị, tiềm năng và ý nghĩa của một khu bảo tồn Thiên nhiên.
Tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về số
lượng lẫn chất lượng, các biện pháp kỹ thuật áp dụng ở đây chủ yếu là khoanh


2

nuôi, bảo vệ mà ít có biện pháp tác động mang tính đột phá phát huy tối đa
sức sản xuất cũng như các chức năng có lợi khác của rừng, đồng thời vẫn bảo
tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học.
Hiện nay cũng đã có một số các công trình nghiên cứu về các lĩnh vực
như; quản lý sử dụng đất, hiểu quả của rừng phòng đầu nguồn, lâm sản ngoài

gỗ.. vv tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên. Nghiên cứu về tổ thành và tính
đa dạng loài của một số quần xã thực vật rừng tại khu vực là còn thiếu. Chưa
có nghiên cứu về mối quan hệ giữa các loài cây trong quần xã thực vật rừng
nên chưa đủ cơ sở khoa học áp dụng các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng.
Vì vậy, đề tài: "Nghiên cứu đặc trưng của một số trạng thái thảm
thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên, Hữu Lũng, tỉnh Lạng
Sơn” đã được lựa chọn để nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và đặc điểm
cấu trúc của các trạng thái thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu làm cơ sở
khoa học đề xuất các giải pháp duy trì, bảo tồn nhằm nâng cao chất lượng
rừng và các quá trình diễn ra trong hệ sinh thái rừng tự nhiên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Ở ngoài nước
Đặc trưng của thảm thực vật được đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau,
trong đó có những đặc trưng được xem là quan trọng, như: tổ thành loài cây,
tính đa dạng loài cây, mối quan hệ giữa các loài cây, cấu trúc hình thái của
thảm thực vật, v.v. Những nghiên cứu này thường làm cơ sở cho việc đề xuất
các giải pháp phục hồi hoặc bảo tồn rừng theo hướng ngày càng tốt hơn. Sau
đây là những khía cạnh cụ thể:
1.1.1. Nghiên cứu đặc trưng về tổ thành và tính đa dạng loài cây
Sự phong phú của hệ thực vật rừng mưa nhiệt đới được nhiều nhà khoa
học ghi nhận. Theo Schimper (1935) ở rừng Bắc Mỹ, trên diện tích 0,5 ha có
đến 25-30 loài cây gỗ lớn; Brown (1941) cũng cho biết ở rừng mưa châu Âu
hoặc Bắc Mỹ trong trường hợp cực đoan, rừng có thể bao gồm 20-25 loài cây
gỗ, [29].
Theo Richards P.W (1952) [29] trong rừng mưa nhiệt đới trong mỗi

hecta không có mấy khi ít hơn 40 loài cây gỗ, mà có trường hợp còn đến trên
100 loài. Nhiều loài cây gỗ lớn sinh trưởng hỗn hợp với nhau theo tỷ lệ khá
bằng nhau, nhưng cũng có khi chỉ có một hoặc hai loài chiếm ưu thế.
Baur G.N (1962) [1], khi nghiên cứu rừng mưa ở gần Belem trên sông
Amazôn, trên ô tiêu chuẩn diện tích khoảng hai hecta đã thống kê được 36 họ
thực vật và trên ô tiêu chuẩn diện tích hơn 4 hecta ở phía Bắc New South
Wales cũng đã ghi nhận được sự hiện diện của 31 họ chưa kể cây leo, cây
thân cỏ và thực vật phụ sinh.
Trong rừng ẩm nhiệt đới châu Phi, theo Catinot. R (1974) [2] có đến
vài trăm loài thực vật, còn tổ thành thực vật rừng ẩm nhiệt đới ở Đông Nam Á
thường có một nhóm loài ưu thế - nhóm họ dầu, chiếm 50% quần thụ.


4

Ở châu Á, trong rừng thứ sinh nhiệt đới vùng Shanxin-Trung Quốc, Zeng và
cộng sự (1998) đã thống kê khoảng 280 loài cây dược liệu, 80 loài cây có dầu
và 20 loài cây có sợi cũng như một số loài cây gỗ có giá trị khác (dẫn theo
Zaizhi Z -2001 [55]). Mức độ phong phú của thành phần thực vật trong rừng
thứ sinh ở Nepal cũng đã được Kanel K.R và Shrestha K (2001 [48]) điểm
qua, có đến 6.500 loài cây có hoa và 4.064 loài cây không hoa, trong đó có
trên 1.500 loài nấm và hơn 350 loài địa y.
Whittaker (1975) [554] và Sharma (2003) [51] phân biệt 3 loại đa dạng
sinh học loài khác nhau đó là đa dạng alpha (α), đa dạng beta (β) và đa dạng
gama (γ). Hầu hết các nghiên cứu phân tích đánh giá về thảm thực vật đều áp
dụng phương pháp Quadrat (Mishra, 1968; Rastogi, 1999 và Sharma,
2003)[20]. Quadrat là một ô mẫu hay đơn vị lấy mẫu có kích thước xác định
và có thể có nhiều hình dạng khác nhau. Có 4 phương pháp Quadrat có thể
được áp dụng đó là: phương pháp liệt kê, phương pháp đếm, phương pháp
đếm và phân tích, và phương pháp ô cố định. Rastogi (1999) [49] và Sharma

(2003) [51], đã đưa ra công thức tính mật độ và mật độ tương đối của loài trên
mỗi ô tiêu chuẩn (quadrat).
Raunkiaer (1934) [49]; Rastogi (1999) [49] và Sharma (2003) [51] đưa
ra công thức tính tần số xuất hiện của loài trên các ô mẫu nghiên cứu.
Độ phong phú được tính theo công thức của Curtis và Mclntosh (1950).
Diện tích tiết diện thân là đặc điểm quan trọng để xác định ưu thế
loài, Honson và Churchbill (1961), Rastogi (1999), Sharma (2003) đã đưa ra
công thức tính diện tích tiết diện thân và diện tích tiết diện thân tương đối
(dẫn theo Lê Quốc Huy 2005) [20].
Chỉ số giá trị quan trọng (Importance Value Index - IVI) được các
tác giả Curtis & Mclntosh (1950); Phillips (1959); Mishra (1968) (dẫn theo Lê


5

Quốc Huy 2005) [20] áp dụng để biểu thị cấu trúc, mối tương quan và trật tự
ưu thế giữa các loài trong một quần thể thực vật.
Chỉ số đa dạng sinh học loài H được áp dụng phổ biến nhất là phương
pháp Shannon and Weiner (1963) [46], chỉ số mức độ chiếm ưu thế
(Concentration of Dominance-Cd) được tính toán theo Simpson (1949) [52].
Breugel M. V. (2007) [47] đã sử dụng chỉ số entropy Rẽnyi (Hα) để
phân tích tính đa dạng của rừng phục hồi sau nương rẫy ở Mexicô.
1.1.2. Nghiên cứu đặc trưng về cấu trúc rừng
Cấu trúc tầng thứ
Một trong những đặc trưng nổi bật của cấu trúc rừng nhiệt đới là hiện
tượng phân tầng. Nhưng do tính chất phức tạp của nó nên có ý kiến không
thống nhất với nhau trong cách phân chia tầng thứ. Chevalier (1917),
Mildbraed (1922) đã ngụ ý rằng mọi phương pháp dựa vào chiều cao của cây
để phân cây cối thành tầng đều có tính chất tùy tiện và các “tầng” đó không
có một thực tế khách quan. Booberg (1932) đã lập đồ thị chiều cao của tất cả

các cây gỗ đo được trong các “khu rừng bảo vệ” ở Java, và đi đến kết luận là
không thể nhận ra có mấy tầng cây như các tác giả khác đã mô tả. Ngược lại,
nhiều tác giả khác cho rằng rừng mưa thường có từ ba đến năm tầng: Brown
(1919) khi nghiên cứu rừng cây họ đậu tại Phillippin, đã cho biết là các cây gỗ
lớn sắp xếp thành ba tầng khá rõ rệt. Để nghiên cứu sự phân tầng trong rừng
mưa ở Guana. Davis và Richards P.W (1933-1934) dùng phương pháp vẽ
biểu đồ mặt cắt đứng của rừng. Phương pháp này được đánh giá có giá trị
nhất về mặt nghiên cứu lý luận cũng như về thực tiễn sản xuất, kết quả đã
phân rừng hỗn giao nguyên sinh ở sông Moraballi tại Guana thành năm tầng
với ba tầng cây gỗ (A,B,C), tầng cây bụi (D) và tầng mặt đất (E). Richards
P.W (1936) cho biết trong rừng cây họ dầu hỗn hợp nguyên sinh ở núi Dulit
tại Borneo có ba tầng cây gỗ nhưng tầng A phân biệt rõ ràng còn tầng B và C
khó xác định rõ ranh giới, ngoài ra còn có tầng cây bụi và tầng thực vật mặt


6

đất; năm 1939 ông cũng phân rừng hỗn hợp nguyên sinh Nigeria thành năm
tầng với ba tầng cây gỗ. Vaughan và Weihe (1941) nhận thấy rằng trong rừng
cao đỉnh tại Moritiut sự phân tầng là có thực. Bear (1946) cũng mô tả sự phân
tầng rõ rệt trong rừng Trinidad với ba tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng mặt
đất (theo Richards P.W (1952) [29]).
Bên cạnh đó, Catinot.R (1974) [2] cũng cho rằng rừng ẩm nhiệt đới có
sự phân hóa mạnh, những tầng trong quần thụ rõ nét, cụ thể là có một tầng
vượt tán với những cây có chiều cao trên 40 m và những tầng bên dưới.
Hiện nay, nhiều hệ thống phân loại thảm thực vật rừng đã dựa vào các
đặc trưng như cấu trúc và dạng sống, độ ưu thế, kết cấu hệ thực vật hoặc năng
suất thảm thực vật. Ngay từ nửa đầu thế kỷ 19, Humboldt và Grisebach (dẫn
theo Nguyễn Văn Thêm) [35] đã sử dụng dạng sinh trưởng (toàn bộ hình thái
hoặc cấu trúc và trạng thái của thực vật) của các loài cây ưu thế và kiểu môi

trường sống của chúng để biểu thị cho các nhóm thực vật. Phương pháp hình
thái của Humboldt và Grisebach được các nhà sinh thái học Đan Mạch
(Warming, 1904; Raunkiaer, 1934) tiếp tục phát triển. Raunkiaer đã phân chia
các loài cây hình thành thảm thực vật thành các dạng sống và các phổ sinh
học (phổ sinh học là tỉ lệ phần trăm các loài cây trong một quần xã có các
dạng sống khác nhau). Tuy nhiên, nhiều nhà sinh thái học cho rằng phân loại
hình thái, các phổ dạng sống của Raunkiaer kém ý nghĩa hơn các dạng sinh
trưởng của Humboldt và Grisebach. Trong các phương pháp phân loại rừng
dựa theo cấu trúc và dạng sống của thảm thực vật, phương pháp dựa vào hình
thái bên ngoài của thảm thực vật được sử dụng nhiều nhất.
Kraft (1884) (dẫn theo Lê Ngọc Công và Hoàng Chung) [3] lần đầu
tiên đưa ra hệ thống phân cấp cây rừng, ông chia cây rừng trong một lâm phần
thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất lượng của cây
rừng. Phân cấp của Kraft phản ánh được tình hình phân hoá cây rừng, tiêu
chuẩn phân cấp rõ ràng, đơn giản và dễ áp dụng nhưng chỉ phù hợp với rừng
thuần loài đều tuổi.


7

Việc phân cấp cây rừng cho rừng hỗn loài nhiệt đới tự nhiên là một vấn
đề phức tạp, cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào đưa ra được phương án phân
cấp cây rừng cho rừng nhiệt đới tự nhiên mà được chấp nhận rộng rãi.
Sampion Gripfit (1948) (dẫn theo Lê Ngọc Công và Hoàng Chung) [3], khi
nghiên cứu rừng tự nhiên Ấn Độ và rừng ẩm nhiệt đới Tây Phi có kiến nghị
phân cấp cây rừng thành 5 cấp cũng dựa vào kích thước và chất lượng cây
rừng. Richards (1952) [29] phân rừng ở Nigieria thành 6 tầng dựa vào chiều
cao cây rừng.
Tóm lại, sự phân tầng và phương pháp thể hiện tầng tán trong rừng
mưa nhiệt đới mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng quan điểm có sự

phân tầng rõ rệt trong rừng mưa nhiệt đới được nhiều nhà khoa học xác nhận.
Cấu trúc tuổi
Theo Richards P.W (1952) [29], trong rừng mưa nhiệt đới có mùa khô
hạn thật rõ, dựa vào vòng năm đôi khi có thể xác định được tuổi cây gỗ đại
khái gần đúng và có thể dùng phương pháp này đối với một số ít loài cây
trong rừng phân mùa thường xanh, nhưng trong rừng mưa điển hình với khí
hậu tương đối không phân thành mùa thì vòng sinh trưởng hàng năm không
phân biệt rõ rệt. Do xác định tuổi cây trong rừng nhiệt đới có nhiều khó khăn,
ông đã đi sâu nghiên cứu, về tình hình đại biểu cấp thể tích thấy rằng: trong
các loài cây ưu thế thường gặp, có sự biến đổi rất lớn về độ nhiều trong các
giai đoạn còn non; một loài cây mà trong các tầng trên chiếm tỷ lệ lớn, có thể
rất nhiều đại biểu là mầm non và cây con, trong khi đó một loài cây khác, ở
tầng trên cũng có nhiều không kém gì, lại có rất ít đại biểu trong số mầm non,
cây con. Đôi khi một loài cây trong lúc còn là mầm non thì có nhiều, nhưng
đến khi là cây lớn lại hoàn toàn vắng hẳn.


8

Cấu trúc mật độ
Theo Richards P.W (1952) [29], trong rừng mưa nhiệt đới ở Nam Mỹ
và châu Phi, mật độ lâm phần (Cây có đường kính ngang ngực 10 cm trở lên)
biến động từ 390 – 1.710 cây/ha, trong đó mật độ của những cây có đường
kính từ 41 cm trở lên khoảng 39 – 60 cây/ha. Baur G.N (1962) [1], cũng cho
biết trong rừng mưa nguyên sinh ở Mã Lai trên diện tích 1 hecta có khoảng
550 cây có đường kính từ 10 cm trở lên, trong đó những cây có đường kính
trên 48 cm từ 42 – 65 cây/ha.
Về mật độ tối ưu lâm phần, H. Thomasius (1972) đã xây dựng lý thuyết
khoảng sống và hằng số không gian sinh trưởng liên quan tới chiều cao, mật
độ và tuổi. Kairukstis (1980) xác định mật độ tối ưu lâm phần theo diện tích

tán và mức độ che phủ. Chiabera (1982) mô hình hóa mật độ tối ưu theo tuổi
và lấy mật độ tại tuổi 100 làm gốc (dẫn theo Nguyễn Ngọc Lung (1978) [26].
Nhưng các phương pháp này chỉ thích hợp cho nghiên cứu rừng thuần loài
đều tuổi. Đối với rừng hỗn loài khác tuổi, việc xác định tuổi lâm phần rất khó
khăn, cho nên khó áp dụng đối với rừng nhiệt đới hỗn loài khác tuổi.
Định lượng cấu trúc rừng
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã có từ lâu và được chuyển dần từ mô
tả định tính sang định lượng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học,
trong đó việc mô hình hoá cấu trúc rừng, xác lập mối quan hệ giữa các nhân
tố cấu trúc rừng đã được nhiều tác giả nghiên cứu có kết quả. Vấn đề về cấu
trúc không gian và thời gian của rừng được các tác giả tập trung nghiên cứu
nhiều nhất. Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như: Rollet B (1971), Brung
(1970), Loeth et al (1967)... rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu cấu trúc
không gian và thời gian của rừng theo hướng định lượng và dùng các mô hình
toán để mô phỏng các qui luật cấu trúc (dẫn theo Trần Văn Con, (2001) [7]).
Rollet. B (1971) đã mô tả mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các
hàm hồi qui, phân bố đường kính bằng các dạng phân bố xác suất (dẫn theo


9

Bảo Huy (1993) [21]. Nhiều tác giả còn sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá
cấu trúc đường kính loài thông theo mô hình của Schumarcher và Coil (Belly,
1973). Bên cạnh đó các dạng hàm Meyer, Hyperbol, hàm mũ, Pearson,
Poisson,... cũng được nhiều tác giả sử dụng để mô hình hoá cấu trúc rừng.
Một vấn đề nữa có liên quan đến nghiên cứu cấu trúc rừng đó là việc
phân loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo hay ngoại mạo sinh thái. Cơ sở
phân loại rừng theo xu hướng này là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu
trúc tầng thứ và một số đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật rừng.
Đại diện cho hệ thống phân loại rừng theo hướng này có Humbold (1809),

Schimper (1903), Aubreville (1949), UNESCO (1973)... Trong nhiều hệ
thống phân loại rừng theo xu hướng này khi nghiên cứu ngoại mạo của quần
xã thực vật đã không tách rời khỏi hoàn cảnh của nó và do vậy hình thành một
hướng phân loại theo ngoại mạo sinh thái. Khác với xu hướng phân loại rừng
theo cấu trúc và ngoại mạo chủ yếu mô tả rừng ở trạng thái tĩnh. Trên cơ sở
nghiên cứu rừng ở trạng thái động Melekhov đã nhấn mạnh sự biến đổi của
rừng theo thời gian, đặc biệt là sự biến đổi của tổ thành loài cây trong lâm
phần qua các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát sinh và phát triển của
rừng (dẫn theo Lý Thọ, (1999) [34]).
1.2. Ở trong nước
1.2.1. Nghiên cứu đặc trưng về tổ thành và tính đa dạng loài cây
Nghiên cứu đặc trưng về tổ thành rừng tự nhiên ở Việt Nam trên quan
điểm hệ sinh thái, Thái Văn Trừng (1963,1978,1999) [40], [41] đã dựa trên số
lượng và sinh khối nhóm loài ưu thế trong rừng nhiệt đới ẩm Việt Nam để
phân tích các ưu hợp và phức hợp. Nhóm loài ưu thế trong các ưu hợp đề nghị
không quá 10 loài, tỷ lệ cá thể của mỗi loài ưu thế chiếm 5 % và tổng số cá
thể của 10 loài ưu thế đó phải chiếm 40-50 % tổng số cá thể cây của các tầng
lập quần trong quần thể trên đơn vị diện tích điều tra. Trường hợp độ ưu thế
của các loài cây không rõ ràng gọi là các phức hợp.


10

Longchun và cộng sự (1993) nghiên cứu về đa dạng thực vật ở hệ sinh
thái nương rẫy tại Xishuang Bana tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã nhận xét :
Khi nương rẫy bỏ hoá được 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 loài. Bỏ hoá 19
năm thì có 60 họ, 134 chi và 167 loài Ở Việt Nam, Phan Kế Lộc (1978)
[25] đã xác định hệ thực vật miền bắc Việt Nam có 5609 loài 1660 chi và 240
họ Thái Văn Trừng (1978) [40]. thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7004 loài
thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi, 289 họ.

Phan Kế Lộc (1978) [25] điều tra phát hiện 20 loài cây có tannin
thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae) và giới thiệu 4 loài khác mọc ở Việt Nam có
tannin . Hoàng Chung (1980) [5] khi nghiên cứu đồng cỏ vùng núi Bắc Việt
Nam đã công bố thành phần loài thu được gồm 233 loài thuộc 54 họ và 44 bộ.
Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1992) [18] trong “Cây cỏ Việt Nam” đã thống
kê số loài hiện có của hệ thực vật là 10500 loài
Phan Nguyên Hồng (1991) [21] lập danh mục cùng với một số chỉ tiêu khác
(dạng sống, môi trường, khu phân bố) của 75 loài thuộc 2 nhóm loài cây ngập
mặn điển hình và cây gia nhập vào rừng ngập mặn
Lê Mộng Chân (1994) [9] điều tra tổ thành vùng núi cao Vườn quốc
gia Ba Vì đã phát hiện được 483 loài thuộc 323 chi, 136 họ thực vật bậc cao
có mạch trong đó gặp 7 loài được mô tả lần đầu tiên
Trần Đình Đại (2001) [18] căn cứ vào kết quả điều tra thực địa, mẫu
vật lưu giữ tại các phòng tiêu bản đã thống kê danh lục các loài thực vật tại
vùng Tây bắc bộ (Lai Châu, Lào Cai, Sơn La) gồm 226 họ, 1050 chi và 3074
loài thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch
Lê Ngọc Công và Hoàng Chung (1995) [6] nghiên cứu thành phần
loài, dạng sống của sa van bụi và đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện
được 123 loài thuộc 47 họ khác nhau


11

Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995) [25] khi nghiên cứu một số
đặc điểm sinh thái, sinh vật học của sa van Quảng Ninh và các mô hình sử
dụng đã phát hiện được 60 họ thực vật khác nhau với 131 loài
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [34] đã thống kê thành phần loài của Vườn
quốc gia Tam Đảo có khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 cây có ích
thuộc 478 chi, 213 họ thuộc 3 ngành: Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Các loài
này được xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau. Năm 1998, khi nghiên cứu về

họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) ở Việt Nam, ông thu được 156 loài trong tổng số
425 loài của họ Thầu dầu ở Việt Nam chia làm 7 nhóm theo cách sử dụng.
Lê Ngọc Công (1998) [4]. khi nghiên cứu tác dụng cải tạo môi trường
của một số mô hình rừng trồng ở một số tỉnh miền núi đã công bố thành phần
loài gồm 211 loài thuộc 64 họ.
Thái Văn Trừng (1998) [40] khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam đã
có nhận xét về tổ thành loài thực vật của tầng cây bụi như sau: trong các
trạng thái thảm khác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành loài của tầng
cây bụi chủ yếu có sự đóng góp của các chi Psychotria, Prismatomeris,
Pavetta (họ Cà phê - Rubiaceae); chi Tabermontana (họ Trúc đào Apocynaceae); chi Ardisia, Maesa (họ Đơn nem - Myrsinaceae) Nguyễn
Nghĩa Thìn (1998)[35] khi tổng kết các công trình nghiên cứu về khu hệ thực
vật ở Việt Nam đã ghi nhận có 2393 loài thực vật bậc thấp và 1373 loài thực
vật bậc cao thuộc 2524 chi, 378 họ.
Đặng Kim Vui (2002)[45] nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi
sau nương rẫy để làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã kết luận: giai đoạn phục hồi 1 - 2 tuổi,
thành phần loài thực vật là 72 loài thuộc 36 họ, trong đó họ Hoà thảo có số
lượng lớn nhất là 10 loài, tiếp đến là họ Thầu dầu (6 loài)…; giai đoạn 3 - 5
tuổi có 65 loài thuộc 34 họ; giai đoạn 5 - 10 tuổi có 56 loài thuộc 36 họ; giai
đoạn 11 - 15 tuổi có 57 loài thuộc 31 họ.


12

Nguyễn Thế Hưng (2003) [19] đã thống kê trong các trạng thái thảm
thực vật nghiên cứu ở Huyện Hoành Bồ, Thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh) có
324 loài thuộc 251 chi và 93 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch.
Nghiên cứu định lượng đa dạng sinh học thực vật được thực hiện bằng
việc ứng dụng các chỉ số đa dạng sinh học. Theo hướng nghiên cứu này có thể
kể đến một số công trình nghiên cứu của các tác giả sau:

Hoàng Đình Quang và cs (2011) [28] đã ứng dụng chỉ số Simpson để
nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở VQG Bidoup - Núi Bà. Viên Ngọc Nam
(2011) [27] đã sử dụng các chỉ số: Độ giàu có loài (S), chỉ số phong phú
Margalef (d), Độ đồng đều (E), chỉ số đa dạng Shannon (H'), chỉ số ưu thế
Simpson (D, chỉ số tương đồng Pieloue (J').
Trần Văn Con (2008) [8], đánh giá về đa dạng thực vật và cấu trúc tổ
thành thực vật tiến hành phân tích số loài cây gỗ (s/ha), số cá thể của mỗi loài
(Ni/ha) và của lâm phần (N/ha), tính toán tỷ lệ hỗn loài (Hl), độ ưu thế
(Dominance) được tính bằng giá trị quan trọng (IV%) theo Daniel Marmillod;
chỉ số đa dạng Shannon-Wiener (H').
Ngô Kim Khôi (2002) [24], đã đưa ra một số mô hình toán định
lượng đa dạng sinh học loài như chỉ số Simpson, lý thuyết thông tin (H), hàm
số liên kết Shannon -Wearer (H'), Chỉ số hợp lý (J) cho 7 trạng thái rừng ở
VQG Bạch Mã,
Thừa Thiên Huế.
Lê Thành Công và cs (2009) [9] đã đánh giá đa dạng sinh học theo
cách tiếp cận định lượng sử dụng phương pháp tính toán các chỉ số đa dạng
sinh học: IVI, H, Cd, A/F cho đặc dụng Hương Sơn.
Lê Quốc Huy (2005) [20], đã đưa ra phương pháp luận nghiên cứu định
lượng đa dạng sinh học gồm các chỉ số sau: Chỉ số mức độ quan trọng IVI,
Chỉ số đa dạng sinh học loài H của Shannon and Weiner’s, Chỉ số mức độ
chiếm ưu thế -Cd, Chỉ số tương đồng - SI.


13

Nguyễn Hải Tuất và cs (2011)[43] cho rằng dùng phương pháp định
lượng để nghiên cứu đa dạng sinh học là một vấn đề mới và rất phức tạp.
Thông qua việc nghiên cứu các chỉ số ĐDSH, người ta có thể căn cứ vào đó
để nghiên cứu và xây dựng các phương pháp bảo tồn sinh học một cách hiệu

quả. Trong tài liệu “Ứng dụng một số phương pháp định lượng trong nghiên
cứu sinh thái rừng”, đã giới thiệu một số chỉ số đa dạng sinh học như: Hàm số
liên kết Shannon-Wiener (H), chỉ số Simpson, lý thuyết thông tin (H), chỉ số
hợp lý (J, J’). Tuy nhiên, công thức tính đa dạng bằng lý thuyết thông tin phụ
thuộc vào sự ưu thế của một vài loài trong quần xã, thường dùng cho những
quần xã mới hình thành sự đấu tranh giữa các loài còn yếu ớt, và công thức
tính chỉ số hợp lý cũng cho biết mức độ đa dạng của loài một cách hợp lý
nhưng về cơ bản những chỉ số này đều có nhược điểm như công thức tính H
tuyệt đối bằng lý thuyết thông tin.
Phạm Thị Kim Thoa (2012) [36], sử dụng chỉ số Shannon (H), chỉ số
quan trọng (IVI), chỉ số Simpson (Cd), chỉ số tương đồng (SI) để phân tích
chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu BTTN Sơn Trà,
Thành phố Đà Nẵng để làm cơ sở khoa học để tiếp tục phân tích các nguyên
nhân, đề xuất biện pháp bảo tồn phù hợp.
1.2.2. Nghiên cứu đặc trưng về mối quan hệ giữa các loài cây
Hoàng Văn Thắng (2009) [46] đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài
: vạng trứng (Endospermum chinense), sồi phảng (Lithocarpus fissus), lim
xanh (Erythrophloeum fordii) và trám trắng (Canarium album) với các loài
cây khác trong rừng tự nhiên ở các trạng thái rừng khác nhau. Tác giả sử dụng
phương pháp ô 6 cây. Căn cứ vào giá trị của fo và fc với mức ý nghĩa a= 0.05
chia các loài cây cùng xuất hiện với các loài nghiên cứu theo các nhóm sau:
– Nhóm 1: rất hay gặp , gồm những loài có f0 ³30% và fc ³7%
– Nhóm 2: hay gặp, gồm những loài có 15% £fo < 30% và 3% £fc <7%.


14

– Nhóm 3: ít gặp, gồm những loài có fo <15% và fc <3%
Kết quả cho thấy, vạng trứng và giẻ là hai loài thường gặp nhiều nhất
với vạng trứng. Nhóm loài xuất hiện nhiều nhất cùng sồi phảng là sồi phảng,

táu và trâm. Xuất hiện nhiều nhất với lim xanh gồm ràng ràng, giẻ và lim
xanh. Các loài giẻ, ràng ràng và lim xanh là nhóm loài xuất hiện cùng trám
trắng với tần suất lớn nhất. Cả 3 loài: vạng trứng, sồi phảng và lim xanh đều
xuất hiện cùng với chính nó với tần xuất cao, nghĩa là chúng đều có tính quần
thể rất rõ rệt. Riêng trám trắng thì đặc tính này thể hiện kém hơn.
Bảo Huy (2013) [22] đã nghiên cứu về một số loài thực vật thân gỗ quý
hiếm phục vụ cho công tác bảo tồn nguồn gen tại tỉnh Đăk Lăk. Tác giả đã sử
dụng phương pháp nghiên cứu mối quan hệ loài sinh thái trong rừng mưa
nhiệt đới dựa vào các tiêu chuẩn ρ và

2

. Tác giả đã chia các mối quan hệ

sinh thái trong rừng nhiệt đới thành 3 trường hợp.
• Liên kết dương: Là trường hợp những loài cây có thể cùng tồn tại
suốt quá trình sinh trưởng, giữa chúng không có sự cạnh tranh về ánh sáng, về
các chất dinh dưỡng trong đất và không làm hại nhau thông qua các chất hoặc
sinh vật trung gian khác. Ngoài ra liên kết dương còn thể hiện về yêu cầu sinh
thái, hai loài cùng xuất hiện khi có chung yêu cầu sinh thái cơ bản.


Liên kết âm: Là trường hợp những loài cây không thể tồn tại lâu dài

bên cạnh nhau được do có những đối kháng quyết liệt trong quá trình lợi dụng
các yếu tố môi trường (ánh sáng, chất dinh dưỡng trong đất, nước..), có khi
loại trừ lẫn nhau thông qua nhiều yếu tố như: độc tố lá cây, các tinh dầu hoặc
sinh vật trung gian. Ngoài ra liên kết âm còn thể hiện sự khác nhau hoàn toàn
về yêu cầu sinh thái, hai loài không cùng xuất hiện khi có sự khác biệt về yêu
cầu sinh thái cơ bản.



Quan hệ ngẫu nhiên: Là trường hợp những loài cây tồn tại tương đối

độc lập với nhau hoặc đối với các loài có phổ sinh thái rộng thì có thể tồn tại
cùng nhau hoặc không cùng nhau và không phân biệt được rõ ràng. Kết quả đã


15

xác định được mối quan hệ sinh thái giữa các loài cây quý hiếm với các loài ưu
thế sinh thái. Các cặp loài có mối quan hệ “dương” là cơ sở để đưa vào gây
trồng, phát triển loài quý hiếm phù hợp với cùng sinh thái, sinh thái rừng.
1.2.3. Nghiên cứu đặc trưng về cấu trúc rừng
Đã có nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả tập trung vào các đặc
điểm cấu trúc của các kiểu rừng tự nhiên, rừng trồng nhằm phục vụ cho việc
kinh doanh rừng lâu dài và ổn định, nhiều tác giả đã đi sâu vào mô phỏng các
cấu trúc rừng từ đơn giản đến phức tạp bằng các mô hình. Trần Ngũ Phương
(1970) [30] đã đề cập tới một hệ thống phân loại, trong đó rất chú ý tới việc
nghiên cứu quy luật diễn thế rừng.
Ngày nay, hệ thống phân loại thảm thực vật UNESCO (1973)
[53] được coi là khung phân loại chung cho TTV trên trái đất. Hệ thống phân
loại này dựa vào cấu trúc ngoại mạo với sự bổ sung của các thông tin chung
về sinh thái, địa lý. Thảm thực vật chia thành 5 lớp quần hệ: 1. Lớp quần hệ
rừng kín; 2. Lớp quần hệ rừng thưa; 3. Lớp quần hệ cây bụi; 4. Lớp quần hệ
cây bụi lùn và các quần xã gần gũi; 5. Lớp quần hệ cây thảo. Trong lớp quần
hệ cây bụi chia ra thành 2 phân lớp: phân lớp quần hệ cây bụi chủ yếu
thường xanh và phân lớp quần hệ cây bụi chủ yếu rụng lá. Trong mỗi phân
lớp này được chia thành nhiều nhóm quần hệ và quần hệ thảm cây bụi.
Thái Văn Trừng (1978) [40] khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh

mưa ẩm nhiệt đới nước ta đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng vượt tán, tầng ưu
thế sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết.
Vũ Đình Phương (1987) [31] đã đưa ra phương pháp phân chia rừng
phục vụ cho công tác điều chế với phân chia theo lô và dựa vào 5 nhân tố:
Nhóm sinh thái tự nhiên, các giai đoạn phát triển và suy thoái của rừng, khả
năng tái tạo rừng bằng con đường tái sinh tự nhiên, đặc điểm về địa hình, thổ
nhưỡng với một bảng mã hiệu dùng để tra trong quá trình phân chia.


16

Đối với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (1998)
[40] dựa vào sự ghép nối của 2 hệ thống phân loại: hệ thống phân loại đặc
điểm cấu trúc ngoại mạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân loại thảm thực vật
dựa trên yếu tố hệ thực vật làm tiêu chuẩn đã phân chia thảm thực vật Việt
Nam thành 5 nhóm kiểu thảm (gọi là 5 nhóm quần hệ) với 14 kiểu quần hệ
(gọi là 14 quần hệ). Mặc dù còn một số điểm cần bàn luận và chỉnh lý bổ sung
thêm nhưng bảng phân loại thảm thực vật Việt Nam của GS. Thái Văn Trừng
từ bậc quần hệ trở lên gần phù hợp với hệ thống phân loại của UNESCO
(1973). Khi nghiên cứu cấu trúc, việc mô hình hoá quy luật phân bố số cây
theo đường kính và theo chiều cao được chú ý nhiều hơn. Đây là quy luật cơ
bản nhất trong các quy luật kết cấu lâm phần. Biết được quy luật phân bố, có
thể xác định được số cây tương ứng từng cỡ kính hay từng cỡ chiều cao, làm
cơ sở xác định trữ lượng lâm phần.
Nguyễn Văn Trương (1983) [42] khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài
đã xem xét sự phân tầng theo hướng định lượng, phân tầng theo cấp chiều cao
một cách cơ giới. Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, Vũ
Đình Phương (1987) [31] đã nhận định, việc xác định tầng thứ của rừng lá
rộng thường xanh là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, nhưng chỉ trong trường
hợp rừng có sự phân tầng rõ rệt có nghĩa là khi rừng đã phát triển ổn định mới

sử dụng phương pháp định lượng để xác định giới hạn Đào Công Khanh
(1996) [23] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng lá rộng
thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất một số biện pháp lâm
sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng.
Nguyễn Anh Dũng (2000) [12] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc
điểm cấu trúc tầng cây gỗ cho hai trạng thái rừng là IIA và IIIA1 ở lâm trường
Sông Đà - Hoà Bình.


17

Bùi Thế Đồi (2001) [13] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc
quần xã thực vật rừng trên núi đá vôi tại ba địa phương ở miền Bắc Việt Nam.
Vũ Đình Phương, Đào Công Khanh (2001) [32] thử nghiệm phương
pháp nghiên cứu một số quy luật cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế rừng
lá rộng, hỗn loại thường xanh ở Kon Hà Nừng - Gia Lai cho rằng đa số loài
cây có cấu trúc đường kính và chiều cao giống với cấu trúc tương ứng của
lâm phần, đồng thời cấu trúc của loài cũng có những biến động.
Về nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng thì việc mô hình hoá cấu trúc
đường kính (D1.3) được nhiều người quan tâm nghiên cứu và biểu diễn chúng
theo các dạng hàm phân bố xác suất khác nhau, nổi bật là các công trình của
các tác giả như: Đồng Sĩ Hiền (1974) [16] dùng hàm Meyer và hệ đường cong
Poisson để nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đường kính cho rừng tự
nhiên làm cơ sở cho việc lập biểu độ thon cây đứng ở Việt Nam.
Nguyễn Hải Tuất (1986) [44] đã sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố
khoảng cách để biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh và áp dụng quá trình Poisson
vào nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng.
Trần Văn Con (1991) [6] đã áp dụng hàm Weibull để mô phỏng cấu trúc
đường kính cho rừng khộp ở Đăklăk. Lê Sáu (1995) [33] đã sử dụng hàm
Weibull để mô phỏng các quy luật phân bố đường kính, chiều cao tại khu vực

Kon Hà Nừng, Tây Nguyên. Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [37], thống kê
thành phần loài của Vườn Quốc Gia Tam Đảo có khoảng 2.000 loài thực vật,
trong đó có 904 loài cây có ích ở Tam Đảo thuộc 478 chi, 213 họ thuộc 3 ngành
Dương xỉ, ngành Hạt trần và ngành Hạt kín. Các loài này được xếp thành 8
nhóm có giá trị khác nhau. Trong các loài trên có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý
hiếm cần được bảo tồn như: Hoàng thảo tam đảo (Dendrobium daoensis), Trà
hoa dài (Camellia longicaudata), Trà hoa vàng tam đảo (Camellia petelotii), Hoa
tiên (Asarum petelotii), Trọng lâu kim tiền (Paris delavayi).


18

Đặng Kim Vui (2002) [45], nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục
hồi sau nương rẫy để làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng
ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã kết luận đối với giai đoạn phục hồi từ
1 - 2 tuổi (hiện trạng là thảm cây bụi) thành phần thực vật 72 loài thuộc 36 họ
và họ Hoà thảo (Poaceae) có số lượng lớn nhất 10 loài, sau đó đến họ Thầu
dầu (Euphorbiaceae) 6 loài, họ Trinh nữ (Misaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae)
mỗi họ có 4 loài. Bốn họ có 3 loài là họ Long não (Lauraceae), họ Cam
(Rutaceae), họ Khúc khắc (Smilacaceae) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Ngoài ra, cấu trúc trạng thái thảm thực vật cây bụi này có số cá thể trong ô
tiêu chuẩn cao nhất nhưng lại có cấu trúc hình thái đơn giản, độ che phủ thấp
nhất 75 - 80%, chủ yếu tập trung vào các loài cây bụi.
1.2.4. Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn rừng
Hoàng Văn Cụm (2014) [ 11] đã nghiên cứu cấu trúc thảm thực vật ở
Quang Bình, Hà Giang. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số biện pháp cải
tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt như làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa như
Lim xanh, Trám, Lát hoa, Giổi xanh..,... . Yêu cầu kỹ thuật là rạch trồng phải
bố trí cách đều, rộng từ 4 – 8 m (tùy vào chiều cao của rạch chừa). Băng trồng
có chiều rộng 10 – 12 m. Băng chừa từ 8 – 12 m, trong băng chừa phát luống

phát dây leo, cây bụi; giữ lại toàn bộ cây tái sinh có giá trị kinh tế cao.
Nguyễn Thị Thoa (2014) [39 ], khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật
thân gỗ ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, Thái Nguyên, đã
đề xuất một số giải pháp như: Nâng cao trình độ dân trí, ý thức và sinh kế của
người dân địa phương. Nâng cao năng lực chính quyền địa phương, cán bộ
kiểm lâm trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH. Ngăn chặn
và xử lý nghiêm khắc các đối tượng vi phạm luật BV&PTR. Có chính sách
khuyến khích người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH.
Xây dựng vườn thực vật để bảo tồn những loài thực vật thân gỗ quý hiếmđang
có nguy cơ bị đe dọa ngoài tự nhiên. Khoanh nuôi, bảo vệ diện tích rừng hiện
có, bảo tồn, gây trồng những loài cây bản địa quý hiếm.


19

Bảo Huy (2014) [22] đã nghiên cứu phân bố, sinh thái của một số loài
thực vật thân gỗ quý hiếm tại Đắc Lăk. Từ kết quả điều tra, lập bản đồ phân
bố loài, cấp mật độ của các quẩn thể loài quý hiếm cũng như xác định các mối
quan hệ loài. Các giải pháp để bảo tồn các loài cây gỗ quý hiếm, có nguy cơ
tuyệt chủng ngay tại vùng phân bó của tình Đăk Lăk, tác giả đề xuất một số
biện pháp như: Giám sát các loài thực vật thân gỗ quý hiếm và quần thể của
nó; Bảo tồn tại chỗ các quần thể thực vật thân gỗ quý hiếm; Phục hồi các hệ
sinh thái rừng ở các phân khu phục hồi sinh thái bằng các loài cây bản địa quý
hiếm ở các khu rừng đặc dụng.
1.3. Thảo luận
1.3.1. Thành quả nghiên cứu
Các nghiên cứu về thảm thực vật đều hướng vào việc xây dựng khung
phân loại để trên cơ sở đó xác định các kiểu thảm thực vật phục vụ cho các
nghiên cứu tiếp theo: kinh doanh rừng, đánh giá hiện trạng, phân bố của thực
vật. Đối với lĩnh vực nghiên cứu về đa dạng sinh học thì đây là một nội dung

cần thiết nhằm xác định đối tượng, môi trường, cảnh quan và các yếu tố sinh
thái liên quan đến nơi sống, điều kiện sinh trưởng phát triển của thực vật làm
cơ sở cho việc xây dựng chiến lược bảo tồn loài, bảo tồn sinh cảnh.
Vấn đề nghiên cứu định lượng đa dạng sinh học trên thế giới được tiến
hành rất sớm, đây là công cụ đắc lực phục vụ công tác nghiên cứu đa dạng
thực vật; những chỉ số đa dạng sinh học này được nhiều nước trên thế giới
quan tâm áp dụng, trong đó chỉ số Shannon and Weiner (1963) là được áp
dụng phổ biến nhất khi xác định tính đa dạng sinh học ở một khu vực nào đó,
còn chỉ số mức độ quan trọng thường được áp dụng khi tính toán tỷ lệ tổ
thành sinh thái của các loài trong quần xã thực vật.
Các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng nói chung và rừng
nhiệt đới nói riêng rất phong phú đa dạng, có nhiều công trình nghiên cứu
công phu đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng.


×