BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN ANH TUẤN
ĐÁNH GIÁ SỰ PHỤ THUỘC VÀO RỪNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP TẠO SINH KẾ BỀN VỮ NG CHO NGƯỜI DÂN
VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP - NÚI BÀ
TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nội, 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN ANH TUẤN
ĐÁNH GIÁ SỰ PHỤ THUỘC VÀO RỪNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP TẠO SINH KẾ BỀN VỮ NG CHO NGƯỜI DÂN
VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP - NÚI BÀ
TỈNH LÂM ĐỒNG
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ:
60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS TS. PHẠM XUÂN HOÀN
Hà Nôi, 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Anh Tuấn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận
được sự động viên, khích lệ và giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các bạn đồng nghiệp đang
công tác tại VQG Bidoup-Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng;
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ở tới Th.s Hoàng Hữu Cải, TS. Phan Triều
Giang đã hỗ trợ một số tài liệu tham khảo về phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Xuân
Hoàn, người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để tác giả hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Mặc dầu đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn này sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý
thầy, cô và các bạn đồng nghiệp.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Anh Tuấn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................3
1.1. Trên thế giới .........................................................................................................3
1.2. Ở Việt Nam ..........................................................................................................7
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Mục tiêu: ............................................................................................................17
2.1.1. Mục tiêu tổng thể: ...........................................................................................17
2.1.2. Mục tiêu cụ thể: ...............................................................................................17
2.2. Giới hạn đề tài ....................................................................................................17
2.2.1. Về nội dung .....................................................................................................17
2.2.2. Về Thời gian....................................................................................................17
2.2.3. Về đối tượng nghiên cứu .................................................................................17
2.3 Nội dung nghiên cứu: ..........................................................................................18
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................18
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................22
3.1 Điề u kiê ̣n tự nhiên ...............................................................................................22
3.2 Điều kiện kinh tế xã hô ̣i ......................................................................................23
3.3 Sự phụ thuộc vào rừng ........................................................................................25
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................27
4.1. Phân tích hiện trạng tài nguyên phục vụ sinh kế của cộng đồng .......................27
4.1.1 Tài sản tự nhiên ................................................................................................27
4.1.2. Tài sản vâ ̣t chấ t................................................................................................35
4.1.3 Tài sản tài chính ...............................................................................................41
4.1.4 Tài sản con người .............................................................................................46
4.1.5 Tài sản xã hội ...................................................................................................49
iv
4.2. Sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của cộng đồng ............................................ 51
4.2.1. Các hình thức phụ thuộc vào rừng ................................................................ 51
4.2.2. Các vấn đề cộng đồng quan tâm để giảm thiểu sự phụ thuộc vào rừng..............
.................................................................................................................................. 58
4.2.3. Tương tác của các yếu tố ảnh hưởng đến hiện trạng sinh kế và sự phụ thuộc
vào rừng của người dân .............................................................................................63
4.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao sinh kế cho cộng đồng .....................................67
4.3.1. Những tiềm năng cho phát triển sinh kế .........................................................67
4.3.2. Một số đề xuất để nâng cao sinh kế cộng đồng ..............................................70
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ......................................74
5.1. Kết luận ..............................................................................................................74
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... viii
PHỤ LỤC .................................................................................................................. xi
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CDM
Cơ chế phát triển sạch
FAO
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GDP
Tổng thu nhập quốc dân
IUCN
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
PES/PFES
Chi trả dịch vụ môi trường/ Chi trả dịch vụ môi trường rừng
PRA
Đánh giá nông thôn có sự tham gia
QLBVR
Quản lý bảo vệ rừng
REDD
Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng
UBND
Ủy ban nhân dân
VQG
Vườn quốc gia
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Đấ t canh tác trong các thôn điều tra ..........................................................28
Bảng 4.2 Nguồ n nước sử du ̣ng cho sinh hoa ̣t ...........................................................31
Bảng 4.3. Diện tích giao khoán bảo vệ rừng ở các thôn ...........................................32
Bảng 4.4. Nhà ở của các hộ ở ba thôn .......................................................................36
Bảng 4.6. Tài sản sản xuấ t ........................................................................................37
Bảng 4.7. Vâ ̣t nuôi ....................................................................................................39
Bảng 4.8 . Hệ thố ng giao thông.................................................................................40
Bảng 4.9. Các nguồ n vay vố n ...................................................................................42
Bảng 4.10. Nguồ n thu của cô ̣ng đồ ng .......................................................................46
Bảng 4.11. Cơ cấ u đô ̣ tuổ i .........................................................................................47
Bảng 4.12. Số liê ̣u ho ̣c sinh các cấ p ho ̣c ...................................................................48
Bảng 4.13. Tổng hợp số vụ lấn chiếm đất đai ...........................................................52
Bảng 4.14 Tổng hợp hộ gia đình có tham gia khai thác lâm sản .............................53
Bảng 4.15a: Số lần và khối lượng khai thác gỗ của các hộ điều tra .........................54
Bảng 4.15b: Số lần và khối lượng khai thác củi của các hộ điều tra ........................54
Bảng 4.15c: Số lần và khối lượng khai thác lâm sản làm thực phẩm .......................55
Bảng 4.15d: Số lần và khối lượng khai thác cây thuốc, sâm đất ..............................55
Bảng 4.15e: Số lần và khối lượng săn bắt động vật của các hộ điều tra ...................55
Bảng 4.16. Phân tích SWOT về thực trạng sinh kế ..................................................63
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các nguồn tài sản tạo sinh kế ......................................................................5
Hình 4.1 Phân bố các loa ̣i đấ t nông nghiê ̣p của ba thôn ...........................................29
Hình 4.2. So sánh tài sản tiêu dùng và tài sản sản xuấ t ............................................38
Hình 4.3. Sơ đồ VENN về quan hệ giữa các tổ chức trong xã với người dân ..........50
Hình 4.4. Tổng hợp số vụ lấn chiếm đất đai .............................................................52
Hình 4.5. Lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy ...........................................................53
Hình 4.6. Khai thác mây ...........................................................................................56
Hình 4.7 Chăn thả gia súc .........................................................................................56
Hình 4.8. Nhận khoán bảo vệ rừng ...........................................................................57
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cũng có hoàn cảnh giống đa số các cộng đồng sống gần rừng khác ở Việt Nam,
cộng đồng các dân tộc sống ở vùng đệm Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (VQG
Bidoup-Núi Bà) có cuộc sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Họ vừa
là tác nhân, vừa là nạn nhân của sự xuống cấp cơ sở tài nguyên mà họ phụ thuộc,
nhất là ở khu vực đang có sự chuyển đổi từ nền kinh tế tự túc tự cấp sang nền kinh
tế hàng hóa. Sự nghèo đói của họ không chỉ là do việc thiếu nguồn tài chính mà còn
do nhiều nguyên nhân khác như rào cản ngôn ngữ, thiếu thông tin – kỹ thuật, bệnh
tật, bùng nổ dân số. Ngoài ra, việc thiếu đất sản xuất và quyền sở hữu đất cũng là
nguyên nhân gây ra sự bấp bênh về sinh kế.
Việc tìm hiểu sinh kế của người dân dựa vào tài nguyên thiên nhiên là tiền đề
để thực hiện các nỗ lực quản lý tài nguyên bền vững. Chính phủ Việt Nam đã nhấn
mạnh các nỗ lực cải thiện sinh kế của người nghèo trên cơ sở duy trì các tiến trình
chức năng và sức sản xuất của đất đai và các loại tài nguyên thiên nhiên khác (Đă ̣ng
Kim Sơn, 2001) [7]. Chính phủ đã ban hành một số chính sách về tài chính và tín
dụng; về khuyến khích đầu tư; về định canh định cư; về y tế giáo dục nhằm giúp đỡ,
hỗ trợ người dân địa phương có được những nguồn lực để tạo ra sinh kế bền vững1.
Theo Báo cáo sàng lọc xã hội VQG Bidoup-Núi Bà năm 2009, các xã nằm
trong vùng lõi và vùng đệm của VQG Bidoup-Núi Bà có 78,8 % dân số là đồng bào
dân tộc bản địa. Trong đó dân tộc K’ho chiếm ưu thế nhất với gần 74,3% tổng dân
số. Nguồn thu nhập chính của các hộ chủ yếu là từ nông nghiệp với cà phê và bắp
(ngô) là hai nguồn thu nhập chính, nhưng hầu hết các hộ có diện tích đất nông
nghiệp rất ít nên đã mở rộng đất canh tác trên diện tích đất lâm nghiệp. Cuộc sống
của các hộ phụ thuộc khá lớn vào tài nguyên thiên nhiên [26].
Ngoài ra, do trình độ dân trí thấp, khả năng nói tiếng phổ thông kém, ít khi
tiếp xúc với người ngoài nên người dân bản địa ít khi tham gia các chương trình tập
huấn, khuyến nông, khuyến lâm để nắm bắt thông tin về sản xuất, thị trường và
Phát triển bền vững là phát triển bao gồm hai mục tiêu: cải thiện lâu dài đời sống của
người dân và bảo vệ & duy trì năng lực của các hệ thống tài nguyên thiên nhiên
1
2
cuộc sống chính trị xã hội. Cuộc sống của họ vẫn phải dựa vào rừng thông qua hoạt
động khai thác trái phép gỗ và các lâm sản ngoài gỗ để cải thiện đời sống và các
chương trình giao khoán bảo vệ rừng như chương trình trồng mới năm triệu ha
rừng, Chương trình 30A2, chi trả dịch vụ môi trường rừng…
Đề tài “ Đánh giá sự phụ thuộc vào rừng và đề xuấ t giải pháp tạo sinh kế
bề n vững cho người dân vùng đệm VQG Bidoup - Núi Bà” nhằ m nghiên cứu mối
quan hệ tương tác giữa các hoạt động sinh sống của người dân và hiện trạng sử
dụng tài nguyên rừng. Từ đó, làm cơ sở để đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn hệ sinh
thái rừng, môi trường và hướng tới mục tiêu phát triển sinh kế bền vững tại VQG
Bidoup-Núi Bà.
Giảm nghèo nhanh và bền vững
2
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Những nghiên cứu có liên quan đến sinh kế của người dân sống phụ thuộc
vào các nguồn tài nguyên rừng và những xung đột lợi ích giữa các mục tiêu kinh tế
và mục tiêu sinh thái, bảo tồn tài nguyên rừng nói chung trong những thập kỷ gần
đây đã thu được nhiều kết quả ở nhiều mức độ khác nhau. Có thể điểm lại một số
nguồn thông tin chính, chủ yếu gần đây nhất có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
như sau:
1.1. Trên thế giới
Nghiên cứu sử du ̣ng tài nguyên giữa người dân và chiń h quyề n ta ̣i Papua
New Guinea cho thấ y người dân số ng phu ̣ thuô ̣c vào nguồ n tài nguyên cùng với
tăng trưởng kinh tế kém trong hai thập niên qua mà nguyên nhân do hê ̣ thố ng quản
lý kém, chính sách không phù hợp với thực tiễn nên đã ta ̣o ra xung đột trong phát
triển tài nguyên ở nước này. Có rấ t nhiề u xung đô ̣t giữa người dân và các công ty tư
nhân trong sở hữu đấ t đai dẫn đế n biể u tình. Rõ ràng là nhà nước Papua New
Guinea có nhiểu điểm yếu trong quá trình thực thi pháp luâ ̣t của mình trong viê ̣c
trung gian hòa giải các xung đột và phân chia công bằng (Glenn Banks, 2008) [18].
Qua nghiên cứu này cho thấ y cầ n phải hiểu biết về bản chất các tranh chấp và quy
trình giải quyết tranh chấp trong xã hội. Khi người dân bi ̣ mấ t đấ t sản xuấ t dưới
nhiề u hình thức khác nhau thì sẽ ảnh hưởng đế n sinh kế của ho ̣ và hình thức đề n bù
chính là ta ̣o ra sự cân bằ ng nhằ m duy trì mố i quan hê ̣ giữa các cá nhân và các nhóm
lơ ̣i ić h.
Theo kế t quả nghiên cứu của Midori Yajima (2010) [21] ta ̣i Malawi là một
trong những nước nghèo nhất trên thế giới với mật độ dân số cao cho thấ y phần lớn
dân số sống ở vùng nông thôn và bắp (ngô) là cây lương thực chính. Nghiên cứu
được tiến hành ở vùng Chilumba, huyện Karonga nằm ở phía Bắc Malawi là vùng
nông thôn có mức đói nghèo và tỉ lệ người lây nhiễm HIV cao. Sản lượng bắp phụ
4
thuộc vào nước trời và phân vô cơ do đó nạn thiếu lương thực xảy ra phổ biến ở
nước này. Từ thập niên 1970 của thế kỷ XX, cây khoai mì (sắn) trở thành cây
lương thực quan trọng vì chất lượng nguồn lao động giảm do bị AIDS. Sự lây
nhiễm HIV trở nên phổ biến làm ảnh hưởng đến kinh tế xã hội và là thách thức
chính đến an ninh lương thực ở một phần châu Phi bởi không có công lao động nên
người ta chuyển việc trồng bắp sang trồng cây khoai mì mặc dù khoai mì có nguồn
dinh dưỡng thấp hơn. Chính quyề n sở ta ̣i đã tổ chức nhiề u lớp học đồng ruộng
(Farmer Field Schools- FFS), quản lý dich
̣ bê ̣nh tổ ng hơ ̣p, phân tích và đánh giá hệ
thống nông nghiệp. Mặc dù có một số thành công trong biện pháp sinh học để
phòng trừ sâu bệnh hại như sử dụng thiên địch nhưng người dân vẫn không chọn nó
để làm giải pháp ưu tiên trong quản lý dịch bệnh hại. Đây cũng là lý do cần phải
điều chỉnh các chương trình đào tạo tập huấn cho người dân vì nó chưa thực sự phù
hợp. Khi thực hiện các chương trình quản lý dịch bện tổng hợp và lớp học đồng
ruộng thì có hai việc cần làm. Đó là tập huấn cho các cán bộ khuyến nông lẫn người
dân và cải thiện giống cây trồng chứ không phải tập trung chính vào sản lượng thấp
và quản lý sâu bệnh hại Qua nghiên cứu này cho thấ y ảnh hưởng của xã hô ̣i (lây
nhiễm HIV) có tác đô ̣ng rấ t lớn đế n sinh kế của người dân nên khi phân tić h các
chương trình kinh tế xã hô ̣i thì không thể không đề câ ̣p đế n các yế u tố chiń h sách,
an sinh xã hô ̣i cũng như phương pháp tiế p câ ̣n trong quản lý, thực hiê ̣n các dự
án/chương trình. Trước khi đưa ra chiế n lươ ̣c hay kế hoa ̣ch hoa ̣t đô ̣ng cho mô ̣t
chương triǹ h thì nên tham vấ n cô ̣ng đồ ng với phương pháp tiế p câ ̣n có sự tham gia
của người dân để chương triǹ h/ dự án có tin
́ h khả thi cao và phù hơ ̣p với cô ̣ng đồ ng
tiế p nhâ ̣n dự án/ chương trình có liên quan.
Trong nghiên cứu về thể chế và phân tích sinh kế, FAO [17] đã xây dựng
khung chương trình gồm có năng lực, tài sản (bao gồm cả tài nguyên vật chất và xã
hội) và các hoạt động cần thiết mà con người dùng để kiếm sống. Sinh kế của người
dân được chia thành năm loại tài sản.
Thứ nhất là tài sản tự nhiên gồm đất đai, rừng cây, nguồn nước và đồng cỏ.
5
Thứ hai là tài sản vật chất gồm (i) tài sản tư nhân được sử dụng để gia tăng
sức sản xuất của lao động và đất đai như gia súc, công cụ, máy móc; (ii) tài sản
công cộng như cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế (như đường sá, nguồn điện)
và xã hội (như trường học, trạm y tế).
Thứ ba là tài sản bằng tiền gồm nguồn tài chính mà con người có được như
tiền tiết kiệm, nguồn tín dụng và vốn có thể chuyển thành tiền.
Thứ tư là nguồn nhân lực gồm tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục và
kỹ năng làm việc.
Thứ năm là tài sản xã hội gồm tập hợp các mối quan hệ xã hội mà người dân
có thể dựa vào đó để mở rộng các phương thức sinh sống như quan hệ dòng tộc,
thân hữu, quan hệ chủ và người làm công, quan hệ tương hỗ, thành viên của các tổ
chức quần chúng có thể hỗ trợ cho việc vay mượn và các đảm bảo khác (Norman
Messer & Philip Townsley, 2003). Để giải quyết các mục tiêu đề ra thì đề tài tập
trung vào năm thứ “tài sản” như là phương tiê ̣n để ta ̣o ra sinh kế như hình dưới đây:
Hình 1.1. Các nguồn tài sản tạo sinh kế (nguồn: Norman Messer & Philip
Townsley, 2003)
Sự phân chia thành năm loại tài sản cho sinh kế là một cách thức thuận tiện
để phân tích các tài sản cho sinh kế vì bao gồm tất cả các yếu tố tài sản khác nhau
6
góp phần ảnh hưởng đời số ng của hộ gia đình. Đây cũng là cơ sở để đánh giá sự
phu ̣ thuô ̣c vào rừng nhằ m tìm ra giải pháp phù hơ ̣p cho đề tài.
Theo Sổ tay thực điạ trong Chương trình Phân tích Kinh tế-xã hội và giới
(SEAGA) của FAO thì có ba vấ n đề cầ n quan tâm là:
Các liên kết trong các dạng thức kinh tế, môi trường, xã hội và định chế làm
thành bối cảnh phát triển và phải xác đinh
̣ đươ ̣c các cơ hội và các hạn chế
của sự phát triển đó.
Cơ sở để tìm hiểu các chiến lược sinh kế và phát triển các ưu tiên thông qua
tìm hiểu về giới, mức sống, dân tộc, đẳng cấp và những sự khác biệt về xã
hội khác trong các cộng đồng.
Sử du ̣ng mô ̣t số công cu ̣ như công cụ đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và
đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) để hỗ trợ tiến trình có sự tham gia
nhằ m tập trung phân tích tình hình hiện tại và lập kế hoạch cho sự phát triển
trong tương lai. Ngoài ra, các công cu ̣ điề u tra đánh giá như phân tić h
SWOT, sơ đồ Venn, lát cắ t, bảng phỏng vấ n, lâ ̣p bảng ma trâ ̣n cũng là phầ n
không thể thiế u trong điề u tra.
Điều này đặc biệt đúng đối với những người thiếu tiếp cận các tài nguyên
then chốt vì các yếu tố liên quan đến giới, dân tộc hay đẳng cấp của họ. Cách thức
duy nhất để đảm bảo tránh được các sai lầm, hay các tác động tiêu cực, là thông qua
một tiến trình có sự tham gia trong đó phụ nữ và nam giới nông thôn được tạo điều
kiện để làm sáng tỏ các nhu cầu và tài nguyên cũng như các hạn chế và cơ hội của
họ. Nhưng muốn cho các nỗ lực phát triển dài hạn nhằ m mang lại lợi ích thực sự
trong tương lai thì các nhu cầu và ưu tiên của người dân địa phương cũng phải được
xem xét trong toàn bộ bối cảnh phát triển, nhiều yếu tố của nó xuất phát từ bên
ngoài cộng đồng (Vicki Wilde, 2001).
Chiń h sách có thể ảnh hưởng đế n sự lựa chọn mà các hộ gia đình thực hiện
khi sử dụng hoă ̣c tiế p câ ̣n các loa ̣i tài sản của họ vì chin
́ h sách thường được quyết
định ở các cấp khác nhau của chính phủ. Nó sẽ ảnh hưởng lên cách thức mà các hộ
7
gia đình có thể đưa ra các quyết định hay sử dụng của các tài sản họ có được cho
sinh kế. Ví dụ các chính sách trao nhiều trách nhiệm cho các định chế ở cấp thôn có
thể giúp người dân địa phương có ảnh hưởng lớn hơn lên các quyết định ảnh hưởng
trực tiếp lên họ. Các chính sách bảo vệ môi trường bằng cách kiểm soát việc sử
dụng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho người nghèo gặp khó khăn hơn trong
việc đạt được sự tiếp cận các tài nguyên mà họ thường sử dụng để hỗ trợ các sinh kế
của họ. Xét đến các tài sản cho sinh kế nằm trong kiểm soát của các hộ gia đình, bối
cảnh dễ bị tổn thương trong đó các hộ gia đình tồn tại và vận hành, và các chính
sách, định chế và tiến trình chung quanh họ, các hộ gia đình có xu hướng phát triển
chiến lược sinh kế phù hợp nhất có thể được. (Vicki Wilde, 2001).
Nhìn chung, các nghiên cứu nước ngoài đã cho thấy rằng người dân, đặc biệt
là người nghèo đều có cuộc sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên nên cần phải
tìm các giải pháp sinh kế thay thế cho họ nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của họ
vào nguồn tài nguyên để phát triển bền vững. Đồ ng thời, khi nghiên cứu cầ n tâ ̣p
trung phân tić h nhiề u khiá ca ̣nh khác nhau về loa ̣i tài sản, chin
́ h sách, phương pháp
tiế p câ ̣n, đảm bảo sự cân bằ ng giới cũng như sử du ̣ng nhiề u công cu ̣ khác nhau
nhằ m đảm bảo kế t quả phân tích mang tiń h toàn diê ̣n và thực tiễn.
1.2. Ở Việt Nam
Sinh kế, dưới góc độ cách tiếp cận của người nghèo luôn đa dạng và phức
tạp. Thường những gia đình khác nhau sẽ thực hiện phương thức sinh kế khác nhau
để tăng thu nhập, giảm nghèo và tăng chất lượng cuộc sống. Các phương thức sinh
kế của người dân thường bao gồm một lượng thay đổi các hoạt động khác nhau như
làm vườn, khai thác tài nguyên, chăn nuôi… vốn thường khó phát hiê ̣n ra nếu dùng
các nghiên cứu truyền thống.
William D. Sunderline và Huỳnh Thu Ba (2005) cho rằng các nguyên nhân
chính của nạn phá rừng ở Việt Nam là do sức ép dân số đã làm gia tăng nhu cầu về
các sản phẩm rừng, đất nông nghiệp và do việc các Lâm trường Quốc doanh khai
thác gỗ từ các diện tích rừng lớn. Bốn yếu tố cơ bản gây ra nạn phá rừng của Việt
Nam: (1) việc một số dân tộc thiểu số dựa quá nhiều vào du canh du cư; (2) mở
8
rộng đất làm nông nghiệp; (3) khai thác gỗ, cả hợp pháp lẫn không hợp pháp; và (4)
thu hoạch các loại sản phẩm rừng phục vụ cho nhu cầu sinh sống. [14]
Phần lớn các vùng có tỉ lệ đói nghèo cao là những nơi có độ che phủ rừng
lớn tập trung vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Bên ca ̣nh đó, giữa đói nghèo và rừng
có mố i liên hê ̣ mâ ̣t thiế t với nhau, phầ n lớn các vùng có rừng với tỉ lệ che phủ cao
thì nơi đó có nhiề u người nghèo vì người dân tộc thiểu số ở các vùng cao của Việt
Nam đã và đang sống trong rừng và phụ thuộc vào rừng từ nhiều thế kỷ nay. Ho ̣
nghèo do khó tiế p câ ̣n thi ̣ trường, cơ sở hạ tầng yếu kém, đất đai xấ u mă ̣c dù Viê ̣t
Nam đã có nhiề u chính sách hỗ trơ ̣ để phát triể n những vùng sâu vùng xa nhất của
đất nước. Người nghèo thường có khuynh hướng tập trung vào các vùng còn rừng
tự nhiên vì không có nhiề u cơ hô ̣i sinh số ng ở các vùng đồ ng bằ ng đông đúc.
Những người này không chỉ là những người dân tộc thiểu số mà còn có cả người
Kinh (Sunderlin and Thu-Ba-Huynh, 2005). [14]
Theo nghiên cứu của FAO, có mô ̣t số phương thức giảm nghèo dựa vào tài
nguyên rừng là: chuyể n đổ i đấ t rừng thành đấ t nông nghiê ̣p, khai thác gỗ, thu hái
lâm sản ngoài gỗ, viê ̣c làm từ các hoa ̣t đô ̣ng lâm nghiê ̣p và chi trả dich
̣ vu ̣ môi
trường (FAO, 2003). Tuy nhiên, có mô ̣t số hoa ̣t đô ̣ng giảm nghèo bề n vững và tuân
theo pháp luâ ̣t là thu nhâ ̣p từ các hoa ̣t đô ̣ng lâm nghiê ̣p và chi trả dich
̣ vu ̣ môi
trường rừng. Nhà nước không khuyế n khić h viê ̣c chuyể n đổ i đấ t rừng thành đấ t
nông nghiê ̣p cũng như các hoa ̣t đô ̣ng khai thác gỗ& lâm sản ngoài gỗ của người
dân. Để giải quyế t vấ n đề giảm nghèo bề n vững theo hướng thân thiê ̣n với môi
trường thì các giải pháp trong đề tài cầ n hướng đế n viê ̣c ha ̣n chế tiǹ h tra ̣ng vi pha ̣m
lâm luâ ̣t, tăng cường hỗ trơ ̣ cho cô ̣ng đồ ng tiế p câ ̣n với thi ̣trường ,cải thiê ̣n cơ sở ha ̣
tầ ng và phát triể n đồ ng bô ̣ các dich
̣ vu ̣ chi trả môi trường rừng như đang thực hiê ̣n
ta ̣i tỉnh Lâm Đồ ng.
Nghiên cứu về nạn phá rừng ở Việt Nam đã chỉ ra nguyên dân là do sự gia
tăng dân số; tăng trưởng kinh tế và nhu cầu ngày càng gia tăng về lương thực và gỗ.
Đồ ng thời, chỉ ra bốn “yếu tố cơ bản” gây ra nạn phá rừng của Việt Nam: (1) việc
một số dân tộc thiểu số dựa quá nhiều vào du canh du cư; (2) mở rộng đất làm nông
9
nghiệp; (3) khai thác gỗ, cả hợp pháp lẫn không hợp pháp; và (4) thu hoạch các loại
sản phẩm rừng phục vụ cho nhu cầu sinh sống (De Koninck, 1999). [22]
Khi nghiên cứu các vấ n đề liên quan đế n lâm nghiê ̣p và đói nghèo đã chỉ ra
mô ̣t số bấ t câ ̣p hiê ̣n nay là chiń h sách lâm nghiê ̣p chưa rõ ràng đố i với người dân,
người nghèo ít nhâ ̣n đươ ̣c các lơ ̣i ić h từng nghiên cứu và công tác khuyế n nôngkhuyế n lâm, thu nhâ ̣p từ lâm sản ngày càng giảm, có sự mâu thuẫn giữa bảo tồ n &
bảo vê ̣ rừng với cải thiê ̣n sinh kế của người dân số ng phu ̣ thuô ̣c vào rừng. Các giải
pháp chiế n lươ ̣c trong viê ̣c giảm nghèo và cải thiê ̣n sinh kế tâ ̣p trung vào thực hiê ̣n
quản lý rừng đa mu ̣c đích dựa vào cô ̣ng đồ ng, phát triể n khuyế n lâm có sự tham gia
của người dân, xây dựng cơ chế chi trả dich
̣ vu ̣ môi trường (Đinh Đức Thuâ ̣n và các
cô ̣ng sự, 2005)[8]. Các kế t quả nghiên cứu này sẽ đinh
̣ hướng trong viê ̣c xây dựng
giải pháp giảm nghèo cho cô ̣ng đồ ng số ng phu ̣ thuô ̣c vào tài nguyên rừng tại xã Đa
Nhim, VQG Bidoup Núi Bà.
Trần Đức Viên (2005) cho rằng, sinh kế của hầu hết người nghèo phụ thuộc
vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, nước và đất đai. Sự sống của con
người phụ thuộc vào việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên này. Thật vậy, tài
nguyên rừng có vai trò rất quan trọng vì ngoài việc cung cấp đất sản xuất thì rừng
cũng là nơi cung cấp các nguồn năng lượng, lương thực, thuốc chữa bệnh cũng như
các vật liệu xây dựng. Người dân sống dựa vào rừng ở hai khía cạnh: Thứ nhất là
phụ thuộc vào thu nhập, liên quan đến tổng thu nhập và thu nhập họ có được từ bán
các sản phẩm từ rừng; và thứ hai là sự phụ thuộc về sinh kế, được tính toán bằng
các loại sản phẩm rừng sử dụng hàng ngày. Cũng theo tác giả này thì tài nguyên
rừng là một trong những nguồn thu nhập và sinh kế của cộng đồng sống gần rừng.
Ngoài ra, rừng cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân
vì thông qua tôn giáo, văn hóa và truyền thống, các cộng đồng bản địa đã tạo ra một
vành đai bảo vệ xung quanh rừng nhằm duy trì sự ổn định và thịnh vượng cho cộng
đồng [13]. Như vậy, việc thừa nhận và hiểu rõ giá trị của tài nguyên rừng có thể
giúp mang lại các cơ hội kiếm sống, cải thiện điều kiện dinh dưỡng, sức khỏe và
nước sinh hoạt cho người nghèo. Nhìn chung, giá trị của tài nguyên rừng được đánh
10
giá thông qua các chức năng mà chúng cung cấp. Chức năng của môi trường nói
chung và tài nguyên rừng nói riêng được chia thành các nhóm sau: (1) chức năng
sản xuất; (2) chức năng tải; (3) chức năng điều hòa; và (4) chức năng văn hóa và
thông tin (Tran, 2005).
Trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của khả năng tiếp cận đến sự lựa chọn sinh kế
đối với các nông hộ ở miền núi phía Bắc Việt Nam” Alther và các cộng sự (2002)
kết luận: hệ thống giao thông thuận tiện cùng với việc tiếp cận thị trường dễ dàng
có ảnh hưởng tích cực đến kinh tế nông hộ. Nông dân ở những nơi tiếp cận tốt sẽ có
nhiều khả năng tăng thu nhập hơn là ở những vùng hẻo lánh, và theo đó có chiều
hướng giàu hơn. Tuy nhiên, đường giao thông đem lại nhiều lợi ích cho người dân
nhưng cũng có cái giá của nó. Người dân có cảm giác là khi ở gần đường, sự tự chủ
của họ bị đe dọa vì chính quyền có thể giám sát họ chặt chẽ hơn. Họ có thể không
thấy việc ở gần đường có lợi ích gì nếu như họ cảm thấy lối sống và hệ thống sản
xuất truyền thống của mình đang bị đe dọa [1]. Như vậy, việc tiếp cận tốt đến chợ,
thông tin và các cơ quan nhà nước có thể là những lợi ích rất lớn cho nông dân,
nhưng cần phải làm cho họ tin tưởng vào chính sách.
Tuy nhiên, không phải tất cả các chương trình hay dự án liên quan đến sự
tham gia đều thành công, và lâm nghiệp xã hội nói chung hay lâm nghiệp cộng
đồng nói riêng không phải là một thứ thuốc bách bệnh (Bùi Việt Hải, 2007)
Trong nghiên cứu giao rừng ta ̣i Việt Nam, Nguyễn Quang Tân (2006) đã
nghiên cứu về phân phối lợi ích tài nguyên rừng. Qua nghiên cứu cho thấy người
dân sống gần rừng có 2 nguồn thu từ rừng là tiền giao khoán quản lý bảo vệ và từ
việc khai thác lâm sản. Đắc Lắc với lợi thế là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất Tây
Nguyên với khoảng 40 dân tộc sinh sống đã được chọn làm nơi thí điểm giao rừng
cho cộng đồng địa phương trước khi nhân rộng mô hình theo 2 mục tiêu chính là
duy trì & nâng cao độ che phủ rừng và cải thiện sinh kế cho người dân. Theo
chương trình giao khoán rừng thì người nhận khoán có quyền sử dụng một phần
nhỏ diện tích được giao để canh tác và có thể sử dụng một số lâm sản ngoài gỗ
trong khu vực rừng mình quản lý. Phương thức giao khoán quản lý bảo vệ rừng có
11
thể giao cho hộ gia đình, tập thể hay một đơn vị nhà nước nhằm đảm bảo về mặt
kinh tế và an sinh xã hội. Trong nghiên cứu này, cho ̣n hô ̣ phỏng vấ n bằ ng phương
pháp phân tầ ng ngẫu nhiên kế t hơ ̣p với thu thâ ̣p số liê ̣u thứ cấ p về tình tra ̣ng rừng,
diê ̣n tích rừng, thể tić h cây đứng mà mỗi hô ̣ đươ ̣c sử du ̣ng để câ ̣p nhâ ̣t vào trong hồ
sơ giao khoán quản lý bảo vê ̣ rừng. Qua nghiên cứu cho thấy vai trò của hộ gia đình
về quyền sở hữu và khả năng hưởng lợi từ tài nguyên. Bằng chứng thực nghiệm từ
công tác giao khoán rừng cho thấy các hộ giàu và những người có vị trí chính trị có
khả năng nắm hầu hết các lợi ích. Nhân lực lao động của hộ cũng đóng vai trò quan
trọng trong phân phối quyền hưởng lợi từ rừng. Bốn yếu tố quan trọng trong phân
phối lợi ích là khả năng lao động, sự giàu có, vị trí chính trị và quyền sở hữu hợp
pháp rừng của các hộ. Đồng thời, cũng có sự khác biệt giữa người dân bản xứ và
người nhập cư vì người dân bản địa phụ thuộc nhiều hơn vào tài nguyên rừng, đặc
biệt là lâm sản ngoài gỗ và đất trồng trọt. Ngoài các yếu tố gia đình, lý thuyết cũng
cho thấy lợi ích từ giao quyền sử dụng rừng có xu hướng thay đổi theo ranh giới địa
lý và các hình thức quản lý rừng ở cấp địa phương có thể có tác động về lợi ích mà
hộ gia đình địa phương có thể lấy được trong thực tế [25].
Quyế t đinh
̣ số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng
chin
́ h phủ về viê ̣c “Phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc
biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương
trình 135 giai đoạn II) với mục tiêu tổng quát là tạo sự chuyển biến nhanh về sản
xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với
thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân
tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách
phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước. Phấn đấu đến năm 2010,
trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30% theo
chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm
2005 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu cụ thể của chương trình này là:
- Về phát triển sản xuất: nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất
mới cho đồng bào các dân tộc, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
12
nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Phấn đấu trên 70% số hộ đạt được mức
thu nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu đồng/năm vào năm 2010.
- Về phát triển cơ sở hạ tầng: các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp
quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất bảo đảm phục vụ có hiệu quả nâng cao đời
sống và phát triển sản xuất tăng thu nhập. Các chỉ tiêu cụ thể: phấn đấu trên 80% xã
có đường giao thông cho xe cơ giới (từ xe máy trở lên) từ trung tâm xã đến tất cả
thôn, bản; trên 80% xã có công trình thủy lợi nhỏ bảo đảm năng lực phục vụ sản
xuất cho trên 85% diện tích đất trồng lúa nước; 100% xã có đủ trường, lớp học kiên
cố, có lớp bán trú ở nơi cần thiết; 80% số thôn, bản có điện ở cụm dân cư; giải
quyết và đáp ứng yêu cầu cơ bản về nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% xã có trạm y tế
đúng tiêu chuẩn.
- Về nâng cao đời sống văn hóa, xã hội cho nhân dân ở các xã đặc biệt khó
khăn thì phấn đấu trên 80% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trên
80% số hộ được sử dụng điện sinh hoạt; kiểm soát, ngăn chặn các bệnh dịch nguy
hiểm; tăng tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh lên trên 50%; trên 95% số học sinh tiểu
học, 75% học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường; trên 95% người dân có
nhu cầu trợ giúp pháp lý được giúp đỡ pháp luật miễn phí.
- Về phát triển nâng cao năng lực: trang bị, bổ sung những kiến thức về
chuyên môn nghiệp vụ, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao nhận thức pháp luật, nâng
cao kiến thức quản lý đầu tư và kỹ năng quản lý điều hành để hoàn thành nhiệm vụ
cho cán bộ, công chức cấp xã và trưởng thôn, bản. Nâng cao năng lực của cộng
đồng, tạo điều kiện cộng đồng tham gia có hiệu quả vào việc giám sát hoạt động về
đầu tư và các hoạt động khác trên địa bàn.
Trong Báo cáo phân tić h điề u tra đường cơ sở của chương triǹ h 135 giai
đoa ̣n 2 (CT135-II) là cơ sở dữ liệu tốt nhất về dân tộc thiểu số và trên các xã nghèo
nhất của đất nước. Khi điề u tra thì cho ̣n phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên và phân
tích thành 2 cấp độ cộng đồng và cấp hộ. Đối với điều tra hộ thì các câu hỏi tập
trung vào chi tiêu, thu nhập, tiết kiệm, nhà ở,... nhưng đối với cấp độ điều tra cộng
đồng thì nên chú trọng vào các cơ sở hạ tầng, quỹ đất, dịch vụ công cộng (trường
13
học, bệnh xá), thu nhập ngoài canh tác. Chất lượng và kết quả phân tích phụ thuộc
vào chất lượng bảng câu hỏi, phương pháp điều tra, trình độ học thuật của chuyên
gia và khi phân tích thì các số liệu điều tra sẽ đáng tin cậy hơn số liệu thứ cấp trong
một số lĩnh vực. Trong phân tích đói nghèo thì chỉ số chi tiêu có ý nghĩa hơn là thu
nhập nhưng phân tích thịnh vượng thì chỉ số thu nhập quan trọng hơn. Sự chọn lựa
này dựa trên nền tảng nắm bắt được chi tiêu là nhiệm vụ nặng nề và là nhu cầu
trong trường hợp sản xuất nông nghiệp là tính được hiệu quả mùa vụ thông qua
khảo sát cả năm. Thu nhập thường được xem xét thông qua mức tiêu dùng, khả
năng tạo thu nhập và thu nhập thường gắn với thị trường lao động. Việt Nam cũng
như nhiều nước đang phát triển là nguồn thu nhập từ công lao động chiếm phần
chính trong tổng thu nhập hộ nên ta có thể dự đoán được thu nhập của họ trong giai
đoạn ngắn vì đây là nguồn thu nhập thường xuyên của họ. Tuy nhiên, do phỏng vấn
về thu nhập thường không chính xác nên sẽ làm nhiễu số liệu nên cần phải xác định
tất cả các nguồn thu của hộ mới có thể giảm thiểu được sai số trong phân tích và
báo cáo. Một số chỉ số khác ngoài thu nhập như lương thực, nước sạch, thuốc men
và học phí cũng là những chỉ số để đánh giá đói nghèo. Sản phẩm nông nghiệp phụ
thuộc vào 3 nhân tố: sở hữu đất, sử dụng đất và thu nhập từ nông sản. Trong tài sản
đất thường được phân thành 3 loại đất khác nhau là đất trồng cây ngắn ngày, đất
trồng cây lâu năm/cây công nghiệp và đất rừng trong tổng quỹ đất của nông hộ. Thu
nhập từ nông sản phụ thuộc vào khả năng thị trường hóa sản phẩm đồng thời cũng
phụ thuộc vào điều kiện hạ tầng giao thông nông thôn vì hệ thống giao thông khác
nhau dẫn đến ảnh hưởng khả năng tiếp cận thị trường của người dân. Nước sạch và
nước tưới tiêu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Điện có liên
quan đến cơ giới hóa trong nông nghiệp và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh
thần của cộng đồng thông qua đài báo và Nhà văn hóa- bưu điện cấp xã (Pha ̣m Thái
Hưng và cô ̣ng sự, 2008).
Theo Bảo Huy (2002), Quản lý dự án lâm nghiệp xã hội và quản lý tài
nguyên thiên nhiên bền vững là một yêu cầu quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển
bền vững, hướng đến quản lý phát triển tài nguyên thiên nhiên và sinh kế cho người
dân [4].
14
Vào tháng 1 năm 2007, WWF Việt Nam tiến hành phối hợp với cán bộ Hợp
phần Sinh kế bền vững cho các Khu bảo tồn biển (LMPA) thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, nhằm xây dựng một Kế hoạch Sinh kế Bền vững mà: 1)
mang tính hệ thống, đưa ra một hệ thống hướng dẫn sinh kế chung cho các KBTB
trong mạng lưới ; và 2) có khả năng thích nghi, thiết thực, và có thể áp dụng tại các
KBTB – tất cả những gì thể hiện đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, và quản lý của
từng địa phương. Thông qua việc tổng hợp các “bài học kinh nghiệm” quốc tế và tại
Việt Nam về nhiều loại hình dự án liên kết bảo tồn với phát triển sinh kế, và đánh
giá cụ thể tại các địa điểm KBTB Việt Nam, nhóm tác giả đã đưa ra các nhận xét về
kết quả thu thập được, kết luận và khuyến nghị. Quan trọng nhất, nhóm nghiên cứu
nhận thấy sinh kế và các kế hoạch KBTB cần phải nắm bắt rõ hơn sự năng động và
biến đổi của môi trường kinh tế xã hội tại các nước đang phát triển, nơi mà người
nghèo thường thiếu kỹ năng, kiến thức, hiểu biết về kinh doanh, thời gian, sự tự tin,
mạng lưới mua bán v.v… để có thể tận dụng các cơ hội tăng trưởng kinh tế và đầu
tư kinh doanh. Chỉ khi nào nhận thức được rõ nét tính chất biến đổi này cũng những
hạn chế và khó khăn nó gây ra, lúc đấy “sinh kế thay thế” mới thực sự tạo ra sự
khích lệ để người dân ngừng các hoạt động sinh kế không bền vững của mình và
chuyển sang các hoạt động khác bền vững hơn.
Theo Rodolphe De Koninck (2000) trong “Lý thuyết và thực hành biên giới
phát triển với đóng góp của Việt Nam” đã trình bày một số ý tưởng chủ yếu và các
giải thích liên quan đến cơ sở, quy trình và hậu quả của phát triển biên giới và viê ̣c
mở rô ̣ng đấ t nông nghiê ̣p liên quan đế n điạ chính tri,̣ nhân văn và dân tô ̣c ho ̣c. Có
nhiề u ảnh hưởng đế n mở rô ̣ng đấ t nông nghiê ̣p của người dân di cư ở cao nguyên
Viê ̣t Nam trong đó nông nghiê ̣p gắ n với mở rô ̣ng thương ma ̣i và lơ ̣i ích về thương
ma ̣i đươ ̣c thiế t lâ ̣p bởi chiń h sách tái phân bố dân số hin
̣ cư.
̀ h thành các khu đinh
Một đặc tính chung của biên giới nông nghiệp là vai trò làm giảm áp lực dân số
nghĩa là diê ̣n tích đất canh tác suy giảm so với dân số nhưng nó cũng có thể xuất
phát từ đă ̣c thù xã hội và các yếu tố chính trị hoặc thảm họa môi trường liên kết với
cuộc khủng hoảng nông nghiệp, dẫn đến tình trạng bất ổn dân sự, chiến tranh hoặc
nạn đói và ta ̣o ra tình tra ̣ng di cư tự do. Các gia đin
̀ h nghèo nhấ t và những nông dân
15
trẻ thường đi tiên phong đế n các vùng đấ t mới để thoát cảnh đói nghèo làm tác đô ̣ng
đến dân số bản điạ và môi trường đã làm ảnh hưởng đế n đời số ng chiń h tri ̣xã hô ̣i ở
khu đinh
̣ cư. Thay đổ i phương thức canh tác nương rẫy du canh bằ ng phương thức
đinh
̣ canh với những loài cây trồ ng phù hơ ̣p với thi ̣trường đã ta ̣o ra xung đô ̣t lơ ̣i ić h
giữa các nông hô ̣ nhỏ và các doanh nghiê ̣p thu mua đồ ng thời xung đô ̣t giữa lơ ̣i ích
cá nhân với pháp lý nhà nước và nhà quản lý lâm nghiê ̣p do đó phải giải quyế t theo
hướng cung cấ p cơ sở ha ̣ tầ ng như trường ho ̣c, tra ̣m y tế , hê ̣ thố ng giao thông… đã
ta ̣o ra cơ hô ̣i mới nhưng không có triể n vo ̣ng bề n vững kinh tế . Viê ̣c mở đường giao
thông cũng là mô ̣t nguyên nhân dẫn đế n mấ t rừng bởi canh tác nông nghiê ̣p
[22&23].
Lịch sử Việt Nam cho thấy việc mở rộng bờ cõi cùng với phát triển đất nông
nghiệp, từ chỗ dân cư tập trung ở đồng bằng sông Hồng đã tiến vào đồng bằng châu
thổ sông Mê Công để trồng lúa. Trong thập niên 1990 của thế kỷ trước, tại Việt
Nam, việc mở rộng đất nông nghiệp ở Tây Nguyên diễn ra mạnh mẽ bởi nhiều
nguyên nhân như gia tăng dân số và ảnh hưởng của kinh tế xã hội, địa chính trị và
mở rộng đất canh tác của người dân tộc thiểu số làm môi trường bị suy thoái. Cũng
trong tài liệu này đã cho thấy gia tăng dân số tại Lâm Đồng trong những năm vừa
qua là động lực mở rộng đất canh tác trồng Cà phê nhưng một số hộ thuộc dân tộc
K’ Ho đã không thích ứng với phương thức canh tác này nên quay lại phương thức
hái lượm thực phẩm từ rừng. Môi trường bị ảnh hưởng và suy thoái bởi việc mở
rộng đất canh tác là nguyên nhân của hạn hán, lũ lụt.
Thảo luận chung:
Xóa đói giảm nghèo, tìm kiếm sinh kế bền vững cho cộng đồng ở các khu
vực nghèo đói, nhất là ở vùng đệm các Khu bảo tồn, Vườn quốc gia là vấn đề được
đặc biệt quan tâm không những ở Việt Nam mà ở trên toàn thế giới. Có thể thấy đã
có rất nhiều công trình, chương trình nghiên cứu về chủ đề này. Căn cứ trên kết quả
nghiên cứu, các công trình đã đưa ra những giải pháp rất thiết thực để góp phần xóa
đói giảm nghèo, tăng sinh kế cho các cộng đồng địa phương nhằm hướng tới mục
tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, có một thực tế là vấn đề đói nghèo và xung đột
16
trong sử dụng tài nguyên thường mang tính đặc thù và các khu vực khác nhau có
những đặc điểm khác nhau, nên không thể áp dụng kết quả nghiên cứu ở khu vực
này cho khu vực khác. Việc nghiên cứu sự phụ thuộc vào rừng để tìm giải pháp tạo
sinh kế bền vững cho cộng đồng ở vùng đệm VQG Bidoup-Núi Bà đã được tiến
hành kết hợp trong một số nghiên cứu về xã hội học khác, tuy nhiên các nghiên cứu
chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá chung mà chưa có nghiên cứu chuyên sâu nhằm
tìm ra những giải pháp dài hạn và bền vững.