Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu đa dạng thành phần loài tuyến trùng ăn thịt bộ mononchida tại vườn quốc gia bidoup núi bà, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 67 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======

LÊ THÚY KIỀU

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN
LOÀI TUYẾN TRÙNG ĂN THỊT
BỘ MONONCHIDA TẠI VƢỜN QUỐC GIA
BIDOUP - NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Động vật học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. VŨ THỊ THANH TÂM

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Vũ Thị Thanh Tâm, ngƣời
cô đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
và em xin cám ơn trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp em để hoàn thành
khóa luận này.
Xin trân trọng cám ơn sự hỗ trợ khoa học và tạo điều kiện của phòng
Tuyến trùng học, viện sinh thái và tài nguyên Sinh vật đã hết sức giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Và trân
trọng cảm ơn sự hỗ trợ của nhà trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2, ban Chủ
nhiệm Khoa Sinh trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã hết sức giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng em tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình em, nơi mà em nhận


đƣợc sự hỗ trợ, chia sẻ, động viên để vƣợt qua mọi khó khăn trong học tập cũng
nhƣ trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả khóa luận

LÊ THUÝ KIỀU


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng, các mẫu nghiên cứu đã đƣợc lấy tại Vƣờn Quốc gia
Bidoup - Núi Bà và đƣợc thu mẫu, phân loại mẫu đúng phƣơng pháp nhƣ trong
khóa luận đã đƣa ra. Mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
hoàn toàn chính xác, trung thực. Các thông tin đã đƣợc trích dẫn trong khóa luận
hoàn toàn chính xác, nó đƣợc lấy từ các tài liệu có nguồn gốc.
HàNội, ngày tháng năm 2015
Tác giả khóa luận

LÊ THUÝ KIỀU


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.2.1.1.1. Số đo loài Prionchulus mordax .......................................... 13
Bảng 3.1.2.1.1.2. Số đo loài Prionchulus bogdanowiczi ................................ 16
Bảng 3.1.2.2.1.1. Số đo loài Miconchus elegans ............................................ 19
Bảng 3.1.2.3.1.1. Số đo loài Iotonchus arcuatus ............................................ 23
Bảng 3.1.2.3.1.2. Số đo loài Iotonchus ndu .................................................... 27
Bảng 3.1.2.3.1.3. Số đo loài Iotonchus pusillus .............................................. 32
Bảng 3.1.3.1.1. Số đo loài Prionchulus vescus ............................................... 36
Bảng 3.1.3.1.2. Số đo loài Prionchulus punctatus .......................................... 39

Bảng 3.1.3.2.1. Số đo loài Coomansus parvus ............................................... 41
Bảng 3.1.3.3.1. Số đo loài Mylonchulus brachyuris ....................................... 43
Bảng 3.1.3.3.2. Số đo loài Mylonchulus contractus ....................................... 45
Bảng 3.1.3.3.2. Số đo loài Iotonchus chantaburensis ..................................... 48
Bảng 3.1.3.3.3. Số đo loài Iotonchus clarki .................................................... 50
Bảng 3.1.3.3.4. Số đo loài Iotonchus transkeiensis ........................................ 52
Bảng 3.1.3.4. Số đo loài Iotonchus longicaudatus.......................................... 54


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1.2.1.1.1a: Prionchulus mordax (A-C) ............................................... 15
Hình 3.1.2.1.1.1b: Prionchulus mordax (A-C) ............................................... 15
Hình 3.1.2.1.1.2a: Prionchulus bogdanowiczi (A-C) ..................................... 18
Hình 3.1.2.1.1.2b: Prionchulus bogdanowiczi (A-C) ..................................... 18
Hình 3.1.2.2.1.1a: Miconchus elegans (A-C) ................................................. 21
Hình 3.1.2.2.1.1b: Miconchus elegans(A-C) .................................................. 22
Hình 3.1.2.3.1.1a: Iotonchus arcuatus (A-C) ................................................. 25
Hình 3.1.2.3.1.1b: Iotonchus arcuatus (A-C) ................................................. 26
Hình 3.1.2.3.1.2a: Iotonchus ndu (A-E) .......................................................... 30
Hình 3.1.2.3.1.2b: Iotonchus ndu (A-F) .......................................................... 31
Hình 3.1.2.3.1.3a: Iotonchus pusillus (A-C) ................................................... 34
Hình 3.1.2.3.1.3b: Iotonchus pusillus (A-D)................................................... 34
Hình 3.1.3.1.1: Prionchulus vescus (A-C) ...................................................... 38
Hình 3.1.3.1.2: Prionchulus punctatus(A-C) .................................................. 40
Hình 3.1.3.2.1: Coomarsus parvus (A-C) ....................................................... 42
Hình 3.1.3.3.1: Mylonchulus brachyurus (A-D) ............................................. 44
Hình3.1.3.3.2 : Mylonchulus contractus (A-D) .............................................. 47
Hình 3.1.3.3.2: Iotonchus chantaburensis (A-C) ............................................ 49
Hình 3.1.3.3.3: Iotonchus clarki (A-C) ........................................................... 51

Hình 3.1.3.3.4: Iotonchus transkeiensis (A-C) ............................................... 53
Hình 3.1.3.4: Iotonchulus longicaudatus (A-C) ............................................. 55


THUẬT NGỮ SINH HỌC

a

Tỷ lệ giữa chiều dài cơ thể chia cho chiều rộng cơ thể

b

Tỷ lệ giữa chiều dài cơ thể chia cho chiều dài thực quản

c

Tỷ lệ giữa chiều dài cơ thể chia cho chiều dài đuôi

c’

Tỷ lệ chiều dài đuôi chia cho chiều rộng đuôi tại hậu
môn

L

Chiều dài cơ thể.

V

Tỷ lệ giữa chiều dài từ đầu đến âm hộ chia cho cả

chiều dài cơ thể

Anus

Hậu môn

Amphids

Một đôi cơ quan cảm thị hóa học nằm ở phần đầu

Amphididelphic

Có hai buồng trứng đối xứng nhau qua vulva

Buccal cavity

Khoang miệng

Didenphic

Kiểu hệ sinh dục có hai buồng trứng ở con cái

Monodelphic

Kiểu hệ sinh dục chỉ có một buồng trứng ở con cái

Mono-

Hệ sinh dục cái có một buồng trứng ở phái sau


opisthodelphic
Ovary

Buồng trứng

TAF

Dung dịch cố định giun tròn.

TEM

Hiển vi điện tử xuyên qua.

Supplements

Các nhú sinh dục thƣờng có hình ống, hình gai hoặc
hình chén ở trƣớc và ngang lỗ huyệt của con đực

Vulva

Âm hộ, lỗ sinh dục con cái


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 2
4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn ............................................................................... 2

CHƢƠNG 1. TỒNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Tổng quan về đối tƣợng, lĩnh vực nghiên cứu. .............................................. 3
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 3
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ................................................................... 5
1.4. Vƣờn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà (VQG Bidoup – Núi Bà). ........................ 5
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂMVÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 8
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................... 8
2.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 8
2.3. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 8
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 8
2.4.1. Phƣơng pháp thu mẫu ngoài thực địa.......................................................... 8
2.4.2. Phƣơng pháp tách lọc tuyến trùng và lên tiêu bản: ..................................... 8
2.4.3. Phƣơng pháp định loại, đo vẽ tuyến trùng: ................................................. 9
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .............................. 10
3.1. Đa dạng thành phần loài tuyến trùng ăn thịt bộ Mononchida tại VQG
Bidoup - Núi Bà. ................................................................................................. 10
3.1.1. Danh sách thành phần loài tuyến trùng ăn thịt Bộ Mononchida tại VQG
Bidoup - Núi Bà. ................................................................................................. 10
3.1.2. Các ghi nhận mới tuyến trùng ăn thịt bộ Mononchida tại VQG Bidoup Núi Bà cho khu hệ tuyến trùng Việt Nam. .......................................................... 12


3.1.3. Mô tả các loài gặp ở VQG Bidoup – Núi Bà đã đƣợc ghi nhận ở Việt Nam35
3.1.4. Các loài chƣa định tên .............................................................................. 56
KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 57
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 57
KIẾNNGHỊ ......................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 58
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ..................................................................................... 58
TÀI LIỆU TIẾNG ANH ..................................................................................... 58



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tuyến trùng (giun tròn) là ngành động vật không xƣơng sống phong phú và
đa dạng nhất trong giới động vật, có thể nói chắc chắn rằng khoảng 90% số
lƣợng cá thể trong thế giới động vật đa bào là tuyến trùng. Tuyến trùng sống tự
do trong mọi môi trƣờng sinh thái nhƣ: đất, nƣớc ngọt, nƣớc lợ vùng cửa sông
và ở biển.Ngoài ra chúng ký sinh phổ biến ở ngƣời, động vật có xƣơng sống,
động vật không xƣơng sống trên cạn, dƣới nƣớc và ở các cây trồng và cây hoang
dại [1].
Tuyến trùng ăn thit bao gồm toàn bộ các loài bộ Mononchida, một ít loài
thuộc các bộ Aphelenchida, Rhabditida, Enoplida và Dorylaimida. Vai trò quan
trọng của nhóm tuyến trùng này trong các hệ sinh thái đất là phân giải các chất
hữu cơ làm giàu cho đất.Ngoài ra, chúng còn đƣợc sử dụng nhƣ các sinh vật chỉ
thị trong quá trình đánh giá chất lƣợng môi trƣờng đất (Bonggers, 1993). Đặc
biệt các loài tuyến trùng ăn thịt thuộc bộ Mononchida từ những năm 70 của thế
kỷ này đã đƣợc nhiều quốc gia sử dụng trong đấu tranh sinh học phòng trừ nhiều
loài nấm, sâu bệnh hại, và tuyến trùng ký sinh gây hại trên cây trồng (Jairajpuri
& Khan, 1982) [1].
Nghiên cứu tuyến trùng ăn thịt mà trƣớc hết là điều tra nghiên cứu và phân
loại nhằm xác định đƣợc thành phần loài tuyến trùng, trong đó xác định đƣợc
những loài là thiên địch có tiềm năng lớn cho đấu tranh sinh học, phân bố của
chúng trong thiên nhiên và vai trò của chúng trong các hệ sinh thái đất và đất ẩm
ƣớt có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn.
Ở Việt Nam, tuyến trùng ăn thịt bộ Mononchida đã đƣợc nghiên cứu từ
những năm 90 của thế kỷ 20 bởi PGS.TSKH Nguyễn Vũ Thanh và đƣợc viết
thành sách “Động vật chí Việt Nam: Giun tròn sống tự do Monhysterida,
Araeolaimida, Chromadorida, Rhabditida, Enoplida, Mononchida, Dorylaimida”
năm 2007. Tuy nhiên, tại VQG Bidoup-Núi Bà chƣa có một nghiên cứu nào về


1


tuyến trùng sống tự do trong đất nói chung và tuyến trùng sống tự do trong đất
bộ ăn thịt Mononchida nói riêng. Vì vậy tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đa
dạng thành phần loài tuyến trùng ăn thịt bộ Mononchida tại Vườn Quốc gia
Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng”với mục đích bổ sung thông tin về khu hệ
tuyến trùng ở Vƣờn Quốc gia Bidoup - Núi Bà.
2. Mục đích nghiên cứu
1. Bƣớc đầu nghiên cứu, xác định danh sách thành phần loài tuyến trùng
ăn thịt bộ Mononchida tại Vƣờn Quốc gia Bidoup - Núi Bà.
2. Mô tả một số loài tuyến trùng ăn thịt bộ Mononchida thƣờng gặp tại
Vƣờn Quốc gia Bidoup - Núi Bà.
3. Nội dung nghiên cứu
1. Xác định danh sách thành phần loài tuyến trùng ăn thịtbộ Mononchida
tại Vƣờn Quốc gia Bidoup - Núi Bà.
2. Đo vẽ/chụp ảnh và mô tả một số loài tuyến trùng ăn thịt thƣờng gặp bộ
Mononchida tại Vƣờn Quốc gia Bidoup - Núi Bà.
4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
Nhằm góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu nghiên cứu sự đa dạng thành
phần loài tuyến trùng ăn thịt bộ Mononchida tại Vƣờn Quốc gia Bidoup - Núi
Bà và khu hệ tuyến trùng Việt Nam.

2


CHƢƠNG 1. TỒNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về đối tƣợng, lĩnh vực nghiên cứu.

Tuyến trùng ăn thịt Bộ Mononchida thƣờng có kích thƣớc nhỏ.
Hầu hết tuyến trùng có dạng hình thoi hoặc sợi chỉ (Gk. Nema =sợi) và
thiết diện ngang của cơ thể tròn, thuôn dần tƣơng đối mạnh về phía đầu và phía
đuôi, hoàn toàn không có một phần phụ nào để di chuyển.
Cơ thể tuyến trùng gồm 3 phần : đầu, mình và đuôi. Phần sau của cơ thể
gọi là đuôi, phần trƣớc là đầu và phần giữa là thân. Nhƣng phần trƣớc của cơ thể
không phải luôn luôn thích hợp với tên gọi là đầu vì phần này không tách biệt
hoàn toàn với đƣờng viền cơ thể và không có “não” nhƣ ở các động vật bậc cao.
Thay vào đó, phần trƣớc đƣợc gọi bằng các tên khác nhau nhƣ vùng môi, vùng
đầu hoặc đơn giản hơn là phần trƣớc của cơ thể.
Bao bọc toàn bộ cơ thể tuyến trùng là vỏ cutin tƣơng đối bền và có thể co
giãn đƣợc. Trên vỏ cutin có các lỗ của hệ tiêu hoá, sinh dục, bài tiết, một số các
lỗ khác của các cơ quan bài tiết hoặc thụ cảm khác nhau. Phía trong gắn với vỏ
cutin là hạ bì (epidermis/ hypodermis) và hệ cơ soma. Bên trong thành cơ thể là
xoang cơ thể mà thực chất là giả xoang, không đƣợc bao bọc bằng cấu trúc biểu
mô và nó đƣợc tạo áp lực thƣờng xuyên làm cho cơ thể tuyến trùng luôn ở trạng
thái căng phồng lên. Xoang cơ thể chứa các tế bào tuyến khác nhau, hệ tiêu hoá
và hệ sinh sản.
Khi nghiên cứu và phân loại tuyến trùng cần nắm một số thuật ngữ đƣợc sử
dụng rất phổ biến trong mô tả hình thái của một số cấu trúc tuyến trùng.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tuyến trùng (giun tròn) là ngành động vật không xƣơng sống phong phú
và đa dạng nhất trong giới động vật, có thể nói chắc chắn rằng khoảng 90% số
lƣợng cá thể trong thế giới động vật đa bào là tuyến trùng. Tuyến trùng sống tự
do trong mọi môi trƣờng sinh thái đất, nƣớc ngọt, nƣớc lợ vùng cửa sông và ở
biển. Ngoài ra chúng ký sinh phổ biến ở ngƣời, động vật có xƣơng sống, không

3



xƣơng sống trên cạn, dƣới nƣớc và ở các cây trồng và cây hoang dại. Tuyến
trùng có 4 hình thức dinh dƣỡng chính nhƣ sau: (i) nhóm ăn nấm và vi khuẩn;
(ii) nhóm sống hoại sinh và dinh dƣỡng trên xác các động thực vật thối rữa; (iii)
nhóm ký sinh và gây bệnh trên thực vật và (iv) nhóm ăn thịt (ăn các nhóm động
vật khác có kích thƣớc nhỏ hơn) [1].
Trong khi một số bộ chỉ có một số ít loài thuộc nhóm ăn thịt nhƣ bộ
Aphelenchida, Rhabditida, Enoplida, Diplogasterida và Dorylaimida thì toàn bộ
các loài thuộc bộ Mononchida đều thuộc nhóm ăn thịt. Chính vì vậy, có thể nói
tuyến trùng bộ Mononchida có các cấu trúc đặc trƣng và tiêu biểu của nhóm
tuyến trùng ăn thịt. Thức ăn hàng ngày của tuyến trùng ăn thịt là các động vật
nhỏ trong đất và trong nƣớc nhƣ protozoa, trùng bánh xe, giun ít tơ, tuyến trùng
ký sinh gây bệnh ở thực vật và các động vật có kích thƣớc nhỏ bé khác.
Lần đầu tiên tuyến trùng ăn thịt đƣợc quan sát là vào năm 1917, một nhà
nghiên cứu ngƣời Hà Lan tên là Cobb trong quá trình quan sát dƣới kính hiển vi
đã quan sát đƣợc một con tuyến trùng đang ăn thịt một con tuyến trùng thực vật
khác. Kể từ đó, các nghiên cứu về nhóm tuyến trùng ăn thịt bắt đầu đƣợc quan
tâm, chú ý. Đến thời kỳ 1960 - 1980 tuyến trùng ăn thịt đã đƣợc nghiên cứu khá
hoàn chỉnh về thành phần loài ở nhiều quốc gia trên thế giới nhƣ Brazil, Canada,
Hoa Kỳ, Đức. Hà Lan, Bỉ, Pháp, Anh, Italia, Liên bang Nga, Hungari, Pakixtan,
Ấn độ, Cộng hoà Nam Phi, Australia, New Zealand. Năm 1981, hai nhà khoa
học Ấn Độ Jairajpuri và Khan đã dựa vào kết quả nghiên cứu về phân loại học
của nhóm tuyến trùng ăn thịt bộ Mononchida đã đƣợc công bố trên toàn thế giới,
đã tu chỉnh và hoàn thành về cơ bản hệ thống học, về các taxon phân loại, đồng
thời cũng đã đƣa ra khoá định loại các họ, các giống và các loài trong bộ
Mononchida trong quyển sách “Mononchida: The predaceours nematodes” với
phần mô tả của các loài đƣợc ghi nhận tại Ấn Độ. Năm 2010, một lần nữa nhóm
tuyến trùng này đã đƣợc hai nhà khoa học ngƣời Ấn Độ là Ahmad và Jairajpuri
tu chỉnh lại trong cuốn sách “Mononchida: The predaceous nematodes”. Cho

4



đến nay, nhóm tuyến trùng ăn thịt bộ Mononchida đã ghi nhận đƣợc 431 loài
thuộc 49 giống 11 họ trên toàn thế giới [1].
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Do một số nguyên nhân khách quan mà trong nhiều năm, nghiên cứu về
tuyến trùng sống tự do trong đất nói chung ở Việt Nam hầu nhƣ chƣa đƣợc tiến
hành. Trong thập niên gần đây, nghiên cứu về tuyến trùng sống tự do trong đất
ăn thịt thuộc bộ Mononchida đã đƣợc PGS. TSKH. Nguyễn Vũ Thanh và nhóm
cộng sự tiến hành và đã đƣợc xuất bản chung trong cuốn sách Động vật chí số
22 (2007). Cho đến nay, các nghiên cứu đã ghi nhận đƣợc 56 loài thuộc 10
giống 6 họ tại Việt Nam.Tuy nhiên, các nghiên cứu của nhóm nghiên cứu và
cộng sự chỉ tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh rải
rác trong cả nƣớc [1].
1.4. Tình hình nghiên cứu ở Vƣờn Quốc gia Bidoup – Núi Bà (VQG Bidoup
– Núi Bà).
Vị trí địa lý: Nằm trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng và huyện Đam Rông , tỉnh
Lâm Đồng cách thành phố Đà Lạt 50km theo tỉnh lộ 723.
Toạ độ địa lý: Từ 12 độ 00' 00” đến 12 độ 52' 00” vĩ độ Bắc và từ 108 độ
17'00” đến 108 độ 42' 00” kinh độ Đông.
Quy mô diện tích: 64.800 ha trong đó:
 Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 28.731 ha;
 Phân khu phục hồi sinh thái: 36.059 ha;
 Phân khu dịch vụ, hành chính: 10 ha;
Các giá trị đa dạng sinh học:
Vƣờn Quốc gia Bidoup – Núi Bà là một trong hai mƣơi tám vƣờn quốc gia
nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam.Khu vực Bidoup – Núi Bà
thuộc địa giới hành chính huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng chiếm gần trọn cao
nguyên Langbiang (còn gọi là cao nguyên Lâm Viên). Nơi đây đƣợc các nhà
khoa học đánh giá là một trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới và là

5


một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam (Khu vực núi cao
Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, khu vực
rừng mƣa ở Bắc Trung Bộ và cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam). Với 91% diện
tích 64.800 ha của Vƣờn Quốc gia Bidoup - Núi Bà là rừng và đất rừng.Trong
đó, chủ yếu là rừng nguyên sinh với rất nhiều loài động - thực vật khác nhau.
 Thực vật
Có 1468 loài thực vật có mặt ở Vƣờn Quốc gia Bidoup - Núi Bà. Trong đó:
62 loài quý hiếm phân bố trong 29 họ thực vật khác nhau, nằm trong cấp đánh
giá về mức độ quý hiếm của sách đỏ Việt Nam năm 2000, Nghị định số
48/2000/NĐ-CP ngày 22/04/2003 của Chính phủ và Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên
Quốc tế (IUCN) nhƣ Thông đỏ (Taxus wallichiana), Calocedrus macrolepis,
Fokienia hodginsii, Pinus dalatensis, Pinus krempfii .Riêng về đặc hữu hẹp, đã
thống kê đƣợc 91 loài phân bố hẹp ở Lâm Đồng và các vùng phụ cận. Có 28 loài
đƣợc la tinh hoá nhƣ mẫu chuẩn gồm: dalatensis có 9 loài, langbianensis có 14
loài, bidoupensis có 5 loài.
 Động vật
Có 52 loài (Chiếm 25% tổng số loài trong khu vực) đƣợc ghi trong danh
mục các loài động vật quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐCP ngày 22/04/2002 của Chính phủ. Có 36 loài (chiếm 17,31% tổng số loài
trong khu vực) đƣợc ghi trong sách Đỏ Việt Nam 2000. Có 26 loài (chiếm
12,5% tổng số loài trong khu vực) đƣợc ghi trong danh lục sách Đỏ IUCN
(2000) nhƣ Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Voọc vá chân đen (Pygathrix
nigripes), Vƣợn đen má hung (Hylobates gabriellae), Gấu chó (Ursus
malayanus), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Báo lửa (Catopuma temminckii), Voi
(Elephas maximus), Sói lửa (Cuon alpinus), Bò tót (Bos gaurus), Trâu rừng
(Bubalus arnee), Sơn dƣơng (Naemorhedus sumatraensis), Hổ (Panthera
tigris). Vƣờn quốc gia Bidoup - Núi Bà còn đƣợc đánh giá là Vƣơng quốc của
các loài lan rừng Việt Nam với trên 250 loài.

6


Nguồn:
Vàbidupnuiba.gov.vn
Vƣờn Quốc gia Bidoup - Núi Bà nói chung và khu vực Tây Nguyên chƣa
có nghiên cứu nào về tuyến trùng sống tự do trong đất cũng nhƣ nhóm ăn thịt bộ
Mononchida nói riêng.
Chính vì vậy, “Nghiên cứu thành phần loài tuyến trùng ăn thịt bộ
Mononchida tại Vƣờn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng” là nghiên
cứu đầu tiên đƣợc thực hiện về tuyến trùng ăn thịt bộ Mononchida tại Vƣờn
Quốc gia này.

7


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là tất cả các loài tuyến trùng ăn thịt bộ Mononchida
tại VQG Bidoup - Núi Bà.
Quá trình phân tích mẫu tuyến trùng ăn thịt bộ Mononchida dựa trên các
mẫu đất đã đƣợc thu, tách lọc và cố định tuyến trùng theo đề tài TN03/07 thuộc
chƣơng trình Tây Nguyên 3 của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật hiện đang
đƣợc lƣu trữ tại Phòng Tuyến trùng học.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 10/2014 dự kiến kết thúc vào tháng
03/2015.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Các mẫu đất đƣợc thu từ những sinh cảnh khác nhau thuộc VQG Bidoup Núi Bà trong chuyến khảo sát thực địa tháng 6/2013 của Viện Sinh thái và Tài

nguyên sinh vật.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa
 Các mẫu đất đƣợc thu ngẫu nhiên tại các dạng sinh cảnh khác nhau ở
VQG Bidoup - Núi Bà, thƣờng là những nơi đất tơi xốp hoặc gần các nguồn suối
ẩm.
 Dùng xẻng chuyên dụng đào các hố nhỏ có kích thƣớc 20x20x20cm
xung quanh các gốc cây rừng hoặc cây bụi. Gạt lớp đất trên bề mặt khoảng 5cm,
sau đó thu mỗi mẫu đất trong các hố nhỏ với trọng lƣợng 500g/mẫu. Các mẫu
đất đƣợc chứa trong các túi nilon chuyên dụng.
 Các mẫu đất đƣợc ghi nhãn với đầy đủ các nội dung: thời gian, địa điểm,
tọa độ GPS, cây chủ (nếu có) và các đặc điểm sinh cảnh xung quanh,…
2.4.2. Phương pháp tách lọc tuyến trùng và lên tiêu bản:
8


 Các mẫu đất đƣợc tiến hành tách lọc tuyến trùng theo phƣơng pháp dùng
bộ rây lọc có các kích thƣớc lỗ 1000-250-100-63 µm (Cobb, 1918) kết hợp với
phƣơng pháp rây lọc tĩnh (cải tiến từ phƣơng pháp phễu lọc Baermann). Tuyến
trùng sau đó đƣợc thu lại bằng rây lọc có kích thƣớc lỗ 40 µm.
 Tuyến trùng thu đƣợc sẽ đƣợc xử lý nhiệt 60°C để định hình cơ thể, sau
đó đƣợc bảo quản bằng dung dịch TAF (7 formalin 40% : 2 triethanolamine : 91
nƣớc cất).
 Làm trong tuyến trùng và lên tiêu bản theo phƣơng pháp Seinhorst
(1959) có sử dụng kính lúp OLYMPUS.
2.4.3. Phương pháp định loại, đo vẽ tuyến trùng:
 Quá trình định loại đƣợc tiến hành dƣới kính hiển vi OLYMPUS với các
độ phóng đại khác nhau (đến x1000).
 Quá trình đo và vẽ tuyến trùng đƣợc thực hiện qua ống kính vẽ
OLYMPUS đồng bộ kết nối với kính hiển vi.

 Phân loại dựa theo sách của Động vật chí Việt Nam tập 22 (Nguyễn Vũ
Thanh, 2007), Mononchida: The predaceous nematodes (Ahmad & Jairajpuri,
2010) và các tài liệu phân loại liên quan khác.

9


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đa dạng thành phần loài tuyến trùng ăn thịt bộ Mononchida tại VQG
Bidoup - Núi Bà.
3.1.1. Danh sách thành phần loài tuyến trùng ăn thịt Bộ Mononchida tại
VQG Bidoup - Núi Bà.
Kết quả nghiên cứu thành phần loài tuyến trùng ăn thịt bộ Mononchida
đƣợc trình bày trong danh sách:
BỘ MONONCHIDA JAIRAIPURI, 1969
Họ Mononchidae Filipjev, 1934
Giống Prionchulus Cobb, 1916
1. Prionchulus mordax Andrassy, 1993a
2. Prionchulus bongdanowiczi Susulovsky & Winiszewska, 2006
3. Prionchulus vescus Eroshenko, 1975
4. Prionchulus punctatus Cobb, 1917
5. Prionchulus sp.
Giống Coomansus Jairajpuri & khan, 1977
1. Coomansus parvus (de Man, 1880) Jairajpuri et Khan, 1977
Họ Mylonchulidae Jairajpuri,1969
Giống Mylonchulus (Cobb,1916) Atherr,1953
1. Mylonchulus contractus Jairajpuri,1970
2. Mylonchulus brachyuris (Butschli,1873) Cobb, 1917
Họ Anatonchidae Jairajpuri, 1969
Giống Miconchus Andrass, 1958

1. Miconchus elegans Lal & Khan, 1988
2. Miconchus sp.
Họ Iotonchidae Jairaipuri, 1969
Giống Iotonchus Cobb, 1916

10


1. Iotonchus arcuatus Khan, Araki & Bilgrami, 2000
2. Iotonchus clarki Mulvey & Jensen, 1966
3. Iotonchus chantaburensis Buangsuwon & Jensen, 1966
4. Iotonchulus ndu Siddiqi, 2001
5. Iotonchus pusillus Loof, 2006
6. Iotonchus transkeiensis Buangsuwon & Jensen, 1966
Giống Iotonchulus Andrassy, 1993
1. Iotonchulus longicaudatus (Baqri, Baqri & Jairajpuri, 1978)
Giống Mulveyellus Siddiqi, 1984a
1.

Mulveyellus sp.

Kết quả nghiên cứu tuyến trùng ăn thịt bộ Mononchida tại VQG Bidoup –
Núi Bà đã ghi nhận đƣợc 18 loài/dạng loài thuộc 7 giống 4 họ. Trong đó: họ
Mononchidae có 6 loài/dạng loài thuộc 2 giống là Prionchulus và
Coomansuschiếm 33.4%; họ Mylonchulidae có 2 loài thuộc giống
Mylonchuluschiếm 11.1%; họ Anatonchidae cũng có 2 loài/dạng loài thuộc
giống Miconchus chiếm 11.1%; họ Iotonchidae có 8 loài/dạng loài thuộc 3 giống
Iotonchus, Iotonchulus và Mulveyellus chiếm 44.4%.
Trong số 18 loài/ dạng loài đƣợc ghi nhận ở VQG Bidoup – Núi Bà có 6
loài đƣợc ghi nhận mới lần đầu tiên cho khu hệ tuyến trùng Việt Nam chiếm

33.4% trong tổng số các loài đƣợc ghi nhận. Cụ thể giống Prionchulus ghi nhận
2 loài là P. bogdanowiczi và P. mordax; giống Iotonchus ghi nhận 3 loài là I.
arcuatus, I. ndu và I. pulsillus; và loài Miconchus elegans.
Trong tổng số các loài đã ghi nhận, có 3 loài chƣa xác định đƣợc tên,
chiếm tỷ lệ 16.7% trong tổng số các loài đƣợc ghi nhận. Cácloài chƣa đƣợc xác
định tên là: Prionchulus sp; Miconchus sp; Mulveyellus sp.

11


3.1.2. Các ghi nhận mới tuyến trùng ăn thịt bộ Mononchida tại VQG Bidoup Núi Bà cho khu hệ tuyến trùng Việt Nam.
3.1.2.1. Họ Mononchidae Chitwood, 1937
Đặc điểm:
Mononchina, Mononchoidea. Cơ thể có kích thƣớc trung bình đến lớn,
thƣờng dài hơn 1 mm. Xoang miệng rộng hoặc hình oval, thu hẹp lại ở đáy
miệng với ít nhất 1 răng lƣng lớn, nằm ở phía trƣớc xoang miệng với đỉnh răng
hƣớng về phía trƣớc. Thành bụng xoang miệng nhẵn hoặc với răng to, hoặc
nhiều răng nhỏ xếp theo đỉnh dọc xoang miệng hoặc xếp lung tung không theo
hàng lối. Đoạn nối giữa ruột với thực quản đơn giản không có van dạng ống.
Tuyến đuôi và lỗ đổ của tuyến đuôi spinnret có thể có hoặc không. Cấu tạo
xoang miệng, vị trí sắp xếp, hình dáng răng hoặc các răng nhỏ, cách sắp xếp các
răng nhỏ và thực quản đơn giản không cấu tạo van hình ống ở đoạn nối thực
quản với ruột có ý nghĩa quan trọng trong phân loại các loài thuộc họ
Mononchidae này.
3.1.2.1.1. Giống Prionchulus Cobb, 1916
Đặc điểm:
Prionchulinae. Vùng môi tù, tách biệt đƣờng viền cơ thể với môi và ở các
nhú môi lồi. Xoang miệng rộng ở phía trên và thu hẹp ở phần đáy, các thành
xoang miệng đƣợc kitin hóa. Răng lƣng mập, đỉnh răng hƣớng về phía trƣớc, vị
trí răng ở nửa trƣớc xoang miệng đối diện với nó là 2 dãy răng xếp thành gờ

răng cƣa, chạy dọc theo thành bên bụng của xoang miệng. Đoạn nối thực quản
với ruột không có cấu tạo dạng ống phình to. Cơ quan sinh dục ở con cái dạng
đôi (didelphic). Gai sinh dục của con đực khoẻ, mập và cong, trợ gai đơn hoặc
kép, miếng phụ có hoặc không có. Đuôi hình chóp ngắn, thƣờng cong về phía
bụng. Tuyến đuôi không có,nếu có thì phát triển rất yếu. Lỗ đổ của tuyến đuôi
không có.

12


3.1.2.1.1.1. Loài Prionchulus mordax Siddiqi, 1993a
Số đo của loài Prionchulus mordax đƣợc trình bày trong bảng 3.1.2.1.1.1.
Bảng 3.1.2.1.1.1. Số đo loài Prionchulus mordax
Hàn Quốc

VQG Bidoup –
Núi Bà

n

7

1

L

1,30-1,67

1,4


a

22-24

21,8

b

4,1-4,9

4

c

12-14

11.5

c’

2,8-3,1

3,4

V

60-61

61,5


Xoang miệng

33-34 x 18-

33,75 x 13,5

20
Chiều dài thực quản

340-390

373

Chiều rộng lớn nhất cơ thể tại

66-76

67,5

vulva
Chiều rộng cơ thể ở hậu môn

2,8-3,1

Chiều dài đuôi

110-128

128


Mô tả:
Con cái:
Cơ thể có kích thƣớc trung bình, khá mập và uốn cong hình chữ C mở sau
khi đƣợc xử lý nhiệt và cố định trong dung dịch TAF. Vỏ cutin nhẵn, có độ dầy
từ 2 - 2,5 µm. Vùng môi thấp, hơi rộng hơn so với đƣờng viền của cơ thể, độ
rộng của vùng môi 34 - 35 µm. Chiều rộng của cơ thể ở phần gốc của thực quản
bằng 1,7 - 2 lần chiều rộng của vùng đầu. Amphid có dạng hình chiếc ly, ở vị trí

13


ngang với phần bắt đầu của xoang miệng. Xoang miệng có hình oval dài, rộng ở
phía trƣớc và hẹp dần ở phía đáy. Xoang miệng có kích thƣớc 33 - 34 x 18 - 20
µm. Thành xoang miệng đƣợc cutin hóa rõ ràng, răng lƣng sắc, đỉnh của răng
lƣng nhọn hƣớng về phía trƣớc ở vị trí tƣơng đƣơng 16 - 18% chiều dài của
xoang miệng tính từ đỉnh đầu. Có 9 - 11 răng nhỏ ở bên bụng có kích thƣớc nhỏ
đến trung bình. Thực quản có hình trụ, dài 340 - 390 µm, phần gốc của thực
quản phía bên bụng có cấu trúc các hạt nhỏ. Van nối giữa thực quản với ruột
không phồng lên. Lỗ đổ của tuyến bài tiết quan sát đƣợc rõ ràng ở phần bên
bụng, cách 145 - 150 µm tính từ đỉnh đầu hoặc tƣơng đƣơng với 37 - 42% chiều
dài của thực quản. Các tế bào ruột lớn, ruột thẳng có kích thƣớc tƣơng đƣơng
với chiều rộng của cơ thể tại hậu môn. Hệ sinh sản dạng đôi didelphic, có hai
nhánh phát triển đều nhau về hai phía của vulva, mỗi nhánh sinh sản có chiều
dài tƣơng đƣơng với 3,2 - 3,5 chiều rộng của cơ thể tại vulva. Tử cung có từ 1
đến 2 trứng lớn, có kích thƣớc 70 - 77 x 40 - 50 µm, phần đầu của noãn bào gập
lại. Khoảng cách từ vulva đến hậu môn tƣơng đƣơng với 4-4,8 lần chiều dài của
đuôi. Vulva có dạng khe ngang, chiếm khoảng 2/5 chiều rộng của cơ thể tại
vulva. Par refringens vaginae đƣợc cutin hóa 2 mảnh rõ ràng, hơi vuốt tròn.
Đuôi có hình chóp hoặc hình móc câu với mút đuôi nhọn, có chiều dài 110
- 128 µm, hay tƣơng đƣơng với 2,8 - 3,1 lần chiều rộng của cơ thể tại hậu môn.

Tuyến đuôi tiêu giảm, không quan sát thấy lỗ đổ của tuyến đuôi. Có một cặp nhú
cảm giác ở trên phần bên ¾ cuối cùng của đuôi.
Con đực: Chƣa tìm thấy
Phân bố:
Trên thế giới: Loài này mới đƣợc ghi nhận ở Hàn Quốc (Myohyang,
Pjongon, Hyangsan)
Ở Việt Nam: Vƣờn Quốc gia Bidoup – Núi Bà (Lâm Đồng).

14


Hình 3.1.2.1.1.1a: Prionchulus mordax (A-C)
A. Cấu tạo phần đầu; B. Cấu tạo đuôi; C. Cấu tạo cơ quan sinh sản con cái.

Hình 3.1.2.1.1.1b: Prionchulus mordax (A-C)
A. Cấu tạo phần đầu; B. Cấu tạo đuôi; C. Cấu tạo cơ quan sinh sản con cái.

15


3.1.2.1.1.2. Loài Prionchulus bogdanowiczi Susulovsky & Winiszewska, 2006
Số đo loài Prionchulus bogdanowiczi đƣợc trình bày trong bảng 2
Bảng 3.1.2.1.1.2. Số đo loài Prionchulus bogdanowiczi
Đài Loan

VQG Bidoup - Núi Bà

n

8


4

L

1.4-2.0

1.4-1.5

a

22.7-27.3

15.7-19.8

b

3.2-3.7

3.2-3.6

c

11.1-15.3

5.3-11.2

c’

2.9-4


2.8-3.6

V

62.3-69.2

62-64

Đƣờng kính vùng môi

15.9-20.9 x 37.2-42.9

?

Xoang miệng

43.1-45.7 x 21.8-24.2

(40.5- 42.75) x (15.75-20.25)

Chiều dài thực quản

442-541

414-446

Chiều dài đuôi

121-166


126-146

Mô tả:
Con cái: cơ thể có kích thƣớc trung bình, thƣờng có dạng uốn cong hình
chữ C mở sau khi đƣợc xử lý nhiệt và cố định trong dung dịch TAF, nửa phía
sau cong mạnh về phía bụng. Độ rộng lớn nhất của cơ thể đo đƣợc tại vị trí của
vulva hay phần phía trƣớc của buồng trứng. Vỏ cutin nhẵn, có độ dầy 1,7 - 3
µm.
Vùng môi tròn, hơi tách biệt với đƣờng viền của cơ thể, độ rộng của vùng
môi hơi rộng hơn chỗ nối giữa vùng môi với cơ thể. Các nhú cảm giác môi nhỏ,
hình nón và hơi nhô lên so với đƣờng viền của vùng môi. Amphid có dạng hình
chén, ở vị trí phần phía trƣớc của xoang miệng ngang với đỉnh của răng lƣng
hoặc tƣơng đƣơng với 14 - 19 µm tính từ đỉnh đầu; lỗ mở của amphid có kích

16


thƣớc 4,5 – 6,4 µm. Xoang miệng hình trụ, phần đáy của xoang miệng hẹp dần
dạng phễu, chiều dài của xoang miệng gấp 1,6 – 1,8 lần chiều rộng của nó. Cạnh
bên lƣng của xoang miệng đƣợc cutin hóa mạnh, ở vị trí ngang với đỉnh của
răng lƣng có độ dầy 1,7 – 3,3 µm. Răng lƣng lớn, đỉnh răng lƣng hƣớng về phía
trƣớc ở vị trí cách phần đầu của xoang miệng 6 - 8 µm. Có từ 12 - 14 răng khá
lớn ở cạnh bện bụng của xoang miệng, xếp theo hình răng cƣa hoặc đôi chỗ
không đều nhau. Thực quản có hình trụ và đƣợc cơ hóa bao quanh. Lỗ bài tiết rõ
ràng nằm ở nửa phía trƣớc của thực quản. Ruột thẳng có kích thƣớc tƣơng
đƣơng với 0,7 – 0,9 lần chiều rộng của cơ thể tại hậu môn. Đuôi hình trụ với
chóp nhọn ở phần mút đuôi, hơi uốn cong về phía bụng với mút đuôi tù tròn.
Hệ sinh sản dạng đôi với hai nhánh phát triển đều nhau về hai phía của
vulva. Buồng trứng với các noãn bào phát triển gập lại về phía sau. Vagina dạng

khe ngang, cấu trúc Par refringens vaginae đƣợc cutin hóa thành 2 mảnh hình
tam giác rõ ràng. Phần tử cung có chứa noãn bào lớn.
Con đực: Chƣa tìm thấy
Phân bố:
Trên thế giới: Loài này mới chỉ đƣợc ghi nhận ở Đài Loan (Chin Ting)
Ở Việt Nam: Vƣờn Quốc gia Bidoup – Núi Bà
Ghi chú: Số đo của loài Prionchulus bogdanowiczi đƣợc ghi nhận từ VQG
Bidoup – Núi Bà hoàn toàn trùng với số đo của loài này đã đƣợc ghi nhận ở Đài
Loan. Cho đến nay, loài P. bogdanowiczi mới chỉ đƣợc ghi nhận ở Đài Loan và
Việt Nam là nƣớc thứ hai ghi nhận đƣợc loài này.

17


×