Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu cơ sở điều chỉnh sản lượng rừng trồng phục vụ cho lập kế hoạch quản lý rừng bền vững cho lâm trường lương sơn tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 107 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên
cứu ở nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình công tác thực tiễn,
sự nỗ lực cố gắng của bản thân.
Đạt được kết quả này, tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy,
cô giáo Trường Đại học Lâm Nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Vũ Nhâm là
người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học và dày công giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn đứng bên cạnh
động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi
những khiếm khuyết, tôi mong nhận được góp ý chân thành của quý thầy, cô
giáo, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan bản Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2012
Tác giả

Phạm Văn Tuyên


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa


Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1. Trên thế giới............................................................................................ 3
1.1.1. Kế hoạch quản lý rừng. .................................................................... 3
1.1.2. Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ..................................... 4
1.1.3. Cấu trúc rừng .................................................................................... 6
1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 8
1.2.1. Kế hoạch quản lý rừng ..................................................................... 8
1.2.2. Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ................................... 10
1.2.3. Cấu trúc rừng .................................................................................. 11
1.3. Thảo luận .............................................................................................. 12
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 13
2.2. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 13
2.3. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................. 13
2.4. Nội dung nghiên cứu: ........................................................................... 13
2.4.1. Thực trạng tài nguyên rừng , cấu trúc rừng và sản lượng rừng trồng 13
2.4.2. Điều chỉnh sản lượng rừng trồng theo tuổi .................................... 13
2.4.3.Lập Kế hoạch quản lý rừng trồng bền vững ................................... 13
2.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 14


iii


2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu:......................................................... 14
2.5.2. Phương pháp điều tra trên ô tiêu chuẩn điển hình: ........................ 14
2.5.3. Phương pháp đánh giá tác động môi trường và tác động xã hội .... 14
2.5.4. Lập kế hoạch quản lý rừng: ............................................................ 16
2.5.5 Chỉnh lý và xử lý số liệu ................................................................. 16
Chương 3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA LÂM TRƯỜNG LƯƠNG SƠN ..... 21
3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 21
3.1.1. Ranh giới và vị trí địa lý: ............................................................... 21
3.1.2. Địa hình địa thế: ............................................................................ 21
3.1.3. Đất đai - Thổ nhưỡng: .................................................................... 21
3.1.4. Khí hậu thuỷ văn ............................................................................ 22
3.1.5. Đặc điểm tài nguyên rừng .............................................................. 23
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội. ....................................................................... 23
3.2.1. Hiện trạng dân số, dân tộc và lao động .......................................... 24
3.2.2. Y tế và và giáo dục ......................................................................... 24
3.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng .................................................................. 24
3.3. Tình hình quản lý, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp ........................... 25
3.3.1. Sự hình thành Lâm trường Lương Sơn .......................................... 25
3.3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng............................................................. 26
3.3.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp ................................... 26
3.4. Đánh giá chung ..................................................................................... 27
3.4.1. Công tác quản lý rừng và tổ chức quản lý trong 5 năm qua .......... 27
3.4.2. Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội................................................... 28
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 29
4.1. Điều chỉnh biểu sản lượng rừng trồng . ................................................ 29
4.1 .1. Diện tích, trữ lượng rừng trồng. .................................................... 29
4.1.2. Phân bố rừng trồng keo Tai tượng theo tuổi của lâm trường Lương
Sơn ............................................................................................................ 30
4.2 Cấu trúc rừng trồng Keo Tai tượng ....................................................... 31



iv

4.2.1. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính tại vị trí 1,3m (N-D1.3) 31
4.2.2. Quy luật tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính tại vị
trí 1,3m (Hvn –D1.3) ................................................................................... 34
4.2.3. Quy luật tương quan giữa đường kính tán và đường kính tại vị trí
1,3m (Dt - D1.3) ....................................................................................... 38
4.3. Sản lượng rừng trồng. ........................................................................... 42
4.3.1. Sản lượng tính theo diện tích. ........................................................ 42
4.3.2. Sản lượng tính theo khối lượng. ..................................................... 43
4.3.3. Điều chỉnh sản lượng rừng trong chu kỳ kinh doanh rừng. ........... 43
4.3.4. Bố trí địa điểm khai thác trong chu kỳ kinh doanh (7 năm) .......... 54
4.5.1. Những căn cứ lập KHQLR : .......................................................... 57
4.5.2. Mục tiêu.......................................................................................... 57
4.5.3. Bố trí sử dụng đất đai. .................................................................... 59
4.5.4. Kế hoạch sản xuất kinh doanh rừng trồng keo Tai tượng .............. 62
4.5.5. Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng. ................................................. 74
4.5.6. Kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường ..................................... 75
4.5.7. Kế hoạch giảm thiểu tác động xã hội ............................................. 80
4.5.8. Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và rừng có giá trị bảo tồn cao.
.................................................................................................................. 85
4.5.9. Kế hoạch nhân lực và đào tạo. ....................................................... 86
4.5.10. Kế hoạch giám sát, đánh giá. ....................................................... 87
4.5.11. Kế hoạch vốn đầu tư..................................................................... 89
4.6. Phân tích hiệu quả quản lý kinh doanh. ................................................ 90
4.6.1. Hiệu quả kinh tế: ............................................................................ 90
4.6.2. Hiệu quả xã hội. ............................................................................. 91
4.6.3. Hiệu quả môi trường. ..................................................................... 92
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

PTNT

Phát triển nông thôn

KTXH

Kinh tế xã hội

FSC

Hội đồng quản trị rừng

ITTO

Tổ chức gỗ nhiệt đới

CITES

Công ước buôn bán động thực vật quý hiến


CTLN

Công ty lâm nghiệp

CCR

Chứng chỉ rừng

CBD

Công ước đa dạng sinh học

ÔTC

Ô tiêu chuẩn

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

NXB

Nhà xuất bản

KHQLR

Kế hoạch quản lý rừng

ĐDSH


Đa dạng sinh học

QLRBV

Quản lý rừng bền vững

QLR

Quản lý rừng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Uỷ ban nhân dân

BHXH

Bảo hiểm xã hội

GTZ

Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức

NWG

Tổ Công tác Quốc gia về chứng chỉ FSC ở Việt Nam


PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

WWF

Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên

CoC

Chuỗi hành trình sản phẩm


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
3.1
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11

4.12
4.13
4.14
4.15
4.16
4.17
4.18
4.19
4.20
4.21
4.22
4.23
4.24
4.25
4.26

Tên bảng
Phân bố diện tích đất đai của Lâm trường ở các xã
Kết quả tính tỷ lệ điều chỉnh sản lượng
Thống kê diện tích và trữ lượng các loại rừng
Biểu tổng hợp diện tích và trữ lượng theo tuổi
Quy luật phân bố N- D1.3
Tương quan Hvn - D1.3
Tương quan Dt - D1.3
Diện tích khai thác trong chu kỳ kinh doanh
Kết quả tính khối lượng rừng/ha
Sản lượng rừng trong chu kỳ kinh doanh
Thống kê sản lượng khai thác theo diện tích
Điều chỉnh sản lượng khai thác theo diện tích
Thống kê sản lượng rừng theo khối lượng

Điều chỉnh sản lượng khai thác theo khối lượng
Tổng hơp kết quả tính lượng khai thác
Bố trí địa điểm khai thác rừng trồng keo của lâm
trường Lương Sơn
Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 của Lâm trường
Tổng hợp kết quả tính lượng khai thác
Kế hoạch trồng rừng cho một luân kỳ
Kế hoạch chăm sóc trong 1 chu kỳ kinh doanh: 20132019
Kế hoạch cấp phát dụng cụ PCCCR, xây dựng và mua
sắm dụng cụ PCCCR
Bảng kê thuốc phòng trừ sâu, bệnh hại
Kế hoạch kinh phí xây dựng các công trình sản xuất
Tổng hợp các khiếm khuyết đánh giá tác động môi
trường và khuyến nghị khắc phục
Tổng hợp các khiếm khuyết đánh giá tác động xã hội
và khuyến nghị khắc phục
Kế hoạch vốn đầu tư
Hiệu quả kinh tế kinh doanh cho 1ha rừng trồng Keo

Trang
22
29
29
30
32
35
38
42
43
43

44
44
49
50
54
56
60
63
69
69
73
74
75
77
83
90
91


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên hình

Trang

4.1


Biểu đồ phân bố N – D1.3 lâm phần Keo Tai tượng

34

4.2

Biểu đồ tương quan Hvn - D1.3

37

4.3

Biểu đồ tương quan Dt - D1.3

42

4.4

Điều chỉnh sản lượng theo diện tích

47

4.5

Điều chỉnh sản lượng theo khối lượng

54



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự tác động tiêu cực của con người trong những thập kỷ gần đây đã
làm tài nguyên rừng bị suy giảm nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Rõ
ràng, vai trò của rừng không những được đánh giá trên khía cạnh kinh tế
thông qua những sản phẩm trước mắt thu được mà còn tính đến những lợi ích
về môi trường, xã hội. Bất kỳ sự tác động nào đến rừng cũng ảnh hưởng trực
tiếp đến nghề rừng và sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường. Quản lý tài
nguyên rừng bền vững, lâu dài là yêu cầu cấp thiết đối với nhiều quốc gia,
trong đó có Việt Nam. Xây dựng phương án quy hoạch hợp lý, khả thi với các
đối tượng quy hoạch là yêu cầu cấp thiết đối với tổ chức sản xuất lâm nghiệp.
Cùng với sự đổi mới kinh tế của đất nước hệ thống Lâm trường quốc
doanh cũng phải chuyển đổi về cơ chế, tổ chức quản lý, hình thức hoạt động
để phù hợp với cơ chế thị trường. Lâm trường Lương Sơn là lâm trường quốc
doanh đóng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình có nhiệm vụ đóng góp đáng kể nhu
cầu về nguồn nguyên liệu công nghiệp cho các Công ty chế biến lâm sản và
nhu cầu lâm sản khác cho kinh tế địa phương và cho nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay trong kế hoạch quản lý rừng nói chung và cho rừng trồng nói
riêng mục tiêu chính là cần đảm bảo sản lượng ổn định. Muốn vậy, cần áp
dụng phương pháp kinh doanh rừng theo cấp tuổi. Tuy vậy, trong thực tế sản
xuất hiện nay các công ty lâm nghiệp tiến hành trồng rừng chưa theo một kế
hoạch chặt chẽ về diện tích để tạo ra mật độ và sản lượng ổn định. Việc
nghiên cứu cơ sở khoa học để điều chỉnh kết cấu rừng theo tuổi phục vụ cho
lập kế hoạch quản lý rừng để có thể tiến tới được cấp chứng chỉ rừng là việc
làm cần tiến hành.
Kế hoạch quản lý rừng là một công cụ để quản lý rừng bền vững. Có
rất nhiều các khái niệm khác nhau về quản lý rừng bền vững nhưng những sai
khác đó chỉ là trong cách diễn đạt ngôn từ, nhưng cuối cùng đều hướng vào



2

mô tả mục tiêu chung của quản lý rừng bền vững đó là việc quản lý để đạt tới
sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
Để góp phần giải quyết những tồn tại trên cả về mặt lý luận và thực
tiễn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu cơ sở điều chỉnh sản
lượng rừng trồng phục vụ cho lập Kế hoạch quản lý rừng bền vững cho
Lâm trường Lương Sơn tỉnh Hòa Bình”


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Kế hoạch quản lý rừng.
- Trong tiêu chuẩn 7 của 10 tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Hội
đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) đã đưa ra các nội dung cơ bản của kế hoạch
quản lý rừng cần phải đưa ra được:
+ Những mục tiêu của kế hoạch quản lý rừng;
+ Mô tả những tài nguyên được quản lý, những hạn chế về môi trường,
hiện trạng sở hữu và sử dụng đất, điều kiện kinh tế xã hội, và tình hình vùng
xung quanh;
+ Mô tả hệ quản lý lâm sinh hoặc những hệ khác trên cơ sở sinh thái
của khu rừng và thu thập thông tin thông qua điều tra tài nguyên;
+ Cơ sở của việc định mức khai thác rừng hàng năm và việc chọn loài;
+ Các nội dung quan sát về sinh trưởng và động thái của rừng;
+ Sự an toàn môi trường trên cơ sở những đánh giá về môi trường;
+ Những kế hoạch bảo vệ các loài nguy cấp, quý hiếm;

+ Những bản đồ mô tả tài nguyên rừng kể cả rừng bảo vệ (phòng hộ,
đặc dụng), những hoạt động quản lý trong kế hoạch và sở hữu đất;
+ Mô tả và biện luận về kỹ thuật khai thác và những thiết bị sử dụng.
- Những tiêu chí và chỉ số cần đạt được trong kế hoạch quản lý rừng, như:
+ Kế hoạch quản lý rừng sẽ được định kỳ điều chỉnh nhằm kết hợp các
kết quả giám sát hoặc các thông tin khoa học kỹ thuật mới, cũng như đáp ứng
những thay đổi về môi trường và kinh tế - xã hội.
+ Kế hoạch 5 năm và hàng năm được điều chỉnh và có các giải pháp
khắc phục những yếu kém đã được phát hiện qua các cuộc khảo sát, áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật mới và sự thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội.


4

+ Lưu giữ các báo cáo đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch hàng năm và 5
năm của đơn vị cũng như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
+ Thường xuyên áp dụng những công nghệ mới, thích hợp có liên quan đến
quản lý kinh doanh rừng. Có danh mục những công nghệ mới được áp dụng.
+ Hệ thống cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin được vận hành tốt và
thường xuyên được cập nhật, nâng cấp.
+ Công nhân lâm nghiệp được đào tạo và giám sát thích hợp để đảm
bảo thực hiện thành công kế hoạch quản lý.
+ Tất cả công nhân và người lao động thường xuyên được đào tạo theo
định kỳ phù hợp với nhu cầu sử dụng của đơn vị. Có kế hoạch đào tạo tập
huấn và lưu giữ tài liệu về danh mục lớp, số người được đào tạo, tập huấn.
+ Chủ rừng tổ chức giám sát thường xuyên công việc của công nhân và
người lao động. Có hệ thống giám sát, có quy định cụ thể trách nhiệm giám
sát của tổ chức, cá nhân.
+ Trong khi giữ bí mật thông tin, những người quản lý phải thông báo
rộng rãi bản tóm tắt những điểm cơ bản của kế hoạch quản lý.

1.1.2. Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng
Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) đề xuất 10 nguyên tắc và các
tiêu chuẩn quản lý rừng. Uỷ ban phát triển bền vững (CSD) cũng đề nghị các
chỉ thị rừng bền vững. Tổ chức các tiêu chuẩn quốc tế (ISO) và hội tiêu chuẩn
Canada (CSA) đã đưa ra hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp - tiêu chuẩn ISO
14000. IUCN - hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên - khuyến cáo các tiêu
chuẩn đảm bảo tính đa dạng sinh học....
Cho đến nay, FSC vẫn là một môi trường bình đẳng, thống nhất ý kiến
chung cho các nhóm lợi ích khác nhau.
Nhiều định nghĩa QLRBV được đưa ra, tuy nhiên hai định nghĩa phổ biến và
được công nhận rộng rãi nhất là của ITTO và trong tiến trình Hensinki.


5

Theo ITTO: “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những lâm
phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu quản lý đề ra một cách
rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong
muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương
lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi
trường tự nhiên và xã hội”
Theo tiến trình Hensinki: “Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và
đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học,
năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng trong quá trình thực hiện và
trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa
phương, cấp quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với hệ
sinh thái khác”.
1.1.2.1. Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) và các tiêu chuẩn QLRBV
FSC là tổ chức uy tín nhất và có phạm vi rộng lớn trên toàn thế giới.
FSC được thành lập vào tháng 10/1993 tại Toronto – Canada bởi một nhóm

gồm 130 thành viên khác nhau từ 26 quốc gia, bao gồm đại diện của các cơ
quan môi trường, các thương gia, các cộng đồng dân bản xứ, đại diện các
ngành công nghiệp và các cơ quan cấp chứng chỉ. Năm 1994 các thành viên
sáng lập đã thông qua các nguyên tắc và tiêu chuẩn FSC, cùng với Quy chế
FSC (ngày nay gọi là By-Laws) áp dụng đánh giá cho rừng tự nhiên, rừng
trồng, rừng ôn đới, nhiệt đới và mọi đối tượng khác. Trụ sở chính đặt tại
thành phố Bonn – Đức.
Các lợi ích FSC tạo ra: Lợi ích về môi trường;Lợi ích về xã hội; Lợi ích
về kinh tế. FSC xây dựng 10 tiêu chuẩn cho QLRBV. Từ các tiêu chuẩn đó,
các quốc gia, khu vực tham gia vào tiến trình QLRBV và CCR sẽ xây dựng
các bộ tiêu chuẩn quốc gia riêng


6

CCR được áp dụng cho tất cả các đơn vị quản lý rừng với các quy mô
lớn nhỏ bất kể là sở hữu nhà nước hay tư nhân. Đây là một quá trình hoàn
toàn tự nguyện của các chủ rừng. Để được cấp CCR của FSC, chủ rừng phải
chứng minh họ đã đáp ứng tất cả các quy tắc, tiêu chuẩn trên. Thực chất CCR
chính là chứng chỉ chất lượng ISO, là hiệu quả cuối cùng của QLRBV, được
FSC đề cập như là một “công cụ hữu hiệu, giúp cải thiện quản lý rừng của thế
giới” và “là công cụ chính sách mạnh mẽ nhất” trong quản lý rừng. Khi được
cấp CCR, chủ rừng sẽ được: Xuất khẩu lâm sản vào mọi thị trường khắt khe
trên thế giới với giá bán cao hơn; rừng cùng với môi trường sinh thái và xã
hội có liên quan đến rừng sẽ được giữ gìn, bảo vệ và phát triển tốt hơn.
1.1.3. Cấu trúc rừng
Rất nhiều nhà khoa học đã dày công nghiên cứu về cơ sở sinh thái của
cấu trúc rừng, mà tiêu biểu là Baur.G.N (1964), và Odum.E.P (1971), các tác
giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề sinh thái. Qua đó làm sáng tỏ khái
niệm về hệ sinh thái rừng, đây là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc

đứng trên quan điểm sinh thái học.
1.1.3.1. Quy luật phân bố số cây theo đường kính (N – D)
Để nghiên cứu và mô tả quy luật cấu trúc đường kính thân cây hầu hết các tác
giả tìm các phương trình toán học dưới nhiều dạng phân bố xác suất khác nhau như:
Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của Meyer (1934), Prodan
(1949). Các tác giả này đã mô tả phân bố số cây theo cỡ đường kính của rừng
tự nhiên bằng phương trình Meyer có dạng
N = k.e-αdi
. J.L.F Batista và H.T.Z Docuto (1992) trong khi nghiên cứu rừng nhiệt đới ở
Maranhoo - Brazin đã dùng hàm Weibull mô phỏng phân bố N-D. Hàm có dạng:
F(x)= ..x-1.e-.x^


7

Qua nghiên cứu thấy được là phân bố N/D ban đầu thường có dạng
lệch trái, phạm vi phân bố hẹp, đường cong phân bố nhọn
1.1.3.2. Tương quan giữa đường kính tán và đường kính tại vị trí 1,3m (DT - D1.3)
Tán cây rừng là một bộ phận quyết định đến sinh trưởng cũng như tăng
trưởng của cây rừng. Qua nghiên cứu nhiều tác giả đã đi đến kết luận giữa
đường kính tán và đường kính thân cây có mối quan hệ mật thiết như nghiên
cứu của Zieger; Erich (1928), Comer, O.A.N; Tuỳ theo loài cây và các điều
kiện khác nhau, mối liên hệ này được thể hiện khác nhau nhưng phổ biến nhất
là dạng phương trình đường thẳng:
DT = a + b.D1.3
1.1.3.3. Quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính (H - D)
Đây cũng là quy luật cơ bản và quan trọng trong hệ thống các quy luật
cấu trúc lâm phần. Qua nghiên cứu nhiều tác giả cho thấy, chiều cao tương
ứng với mỗi cỡ đường kính luôn tăng theo tuổi. Trong một cỡ kính xác định,
ở các cấp tuổi khác nhau cây rừng thuộc cấp sinh trưởng khác nhau.

Curtis.R.O đã mô phỏng quan hệ chiều cao với đường kính và tuổi theo
dạng phương trình: Logh = d + b1.1/d + b2.1/A + b3.1/dA
Tại từng tuổi nhất định dùng phương trình:
Logh = b0 + b1.1/d
Các tác giả như: Hohenadl; Krenn; Michailoff; Naslund, M; Anoutchin,
NP; Eckert, Munller và V.Soest, J đã đề xuất dùng các phương trình dưới đây:
h = a.bd; logh = a + b.logd
h = a.(1 – e-bd)
h = a + b.logd
Hai dạng phương trình được sử dụng nhiều nhất để biểu thị đường
cong chiều cao là phương trình Parabol và Logarit.


8

1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Kế hoạch quản lý rừng
Thuộc Tiêu chuẩn 7 trong 10 tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của
FSC. Để quản lý rừng bền vững yêu cầu chủ rừng phải xây dựng kế hoạch
quản lý rừng và kế hoạch phải thể hiện được những nội dung chính sau:
- Xác định được những mục tiêu của quản lý rừng của chủ rừng, trên cơ
sở nghiên cứu, đánh giá các điều kiện cơ bản; đánh giá tình hình quản lý rừng
trong 5 năm trước đây; đánh giá được những tác động về môi trường, xã hội,
bảo tồn đa dạng sinh học và dự báo được nhu cầu lâm sản, nhu cầu cải thiện
môi trường, tạo công ăn việc làm trong tương lai.
- Căn cứu vào mục tiêu quản lý đã xác định, tiến hành quy hoạch sử dụng đất,
phân bổ đất đai cho phát triển các loại rừng trong địa bàn quản lý của chủ rừng.
- Tiến hành lập kế hoạch quản lý rừng, bao gồm:
+ Kế hoạch khai thác rừng ổn định
+ Kế hoạch trồng rừng và chăm sóc, nuôi dưỡng rừng

+ Kế hoạch sản xuất cây con
+ Kế hoạch bảo vệ rừng
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh kết hợp
+ Kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường
+ Kế hoạch giảm thiểu tác động xã hội
+ Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao
+ Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng
+ Kế hoạch nhân lực và tổ chức nhân lực
+ Kế hoạch vốn và huy động vốn
+ Cuối cùng cần dự tính được hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường và
hiệu quả xã hội sau khi thực hiện kế hoạch.


9

Ngoài ra cần xây dựng được bản đồ số hóa hiện trạng rừng và bản đồ quản lý
rừng diễn đạt được cả 2 mặt: Không gian và thời gian các hoạt động quản lý rừng
Bản kế hoạch được xây dựng cho một chu kỳ quản lý rừng (Từ thời điểm
trồng đến khai thác rừng đối với rừng trồng sản xuất . Đối với rừng tự nhiên sản
xuất kế hoạch quản lý rừng cần xây dựng tổng quát cho cả năm hồi quy và lập kế
hoạch cụ thể cho một thời gian gián cách giữa 2 lần khai thác trên cùng một địa
điểm (năm hồi quy bao gồm nhiều thời gian gián cách giữa 2 lần khai thác.
Khi chuyển đổi các phương thức quản lý thông thường sang phương
thức quản lý rừng bền vững đòi hỏi sẽ phải thay đổi một loạt khuôn khổ chính
sách ở cấp trung ương; thái độ, quan điểm và sự đồng thuận của các sơ sở sản
xuất kinh doanh lâm nghiệp và ngay cả người dân địa phương. Tính phức tạp
không chỉ thể hiện trên khía cạnh chính sách, công nghệ mà còn về sinh thái,
kinh tế, xã hội, đặc biệt là nhận thức về chứng chỉ rừng. Việc xác định các
tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững cho mỗi hệ sinh thái của Việt Nam gặp khó
khăn do tính đa dạng phức tạp của nó. Các lợi ích từ quản lý và bảo vệ rừng chưa

hấp dẫn người dân sống trong vùng rừng nên sự tham gia của họ còn rất hạn chế.
Nguồn vốn cho các hoạt động còn thiếu, thiếu cả cơ chế đảm bảo tham gia của các
đối tượng hữu quan vào quản lý rừng. Chi phí để đạt tiêu chuẩn chứng chỉ rừng lại
quá cao, cao hơn so với giá bán gỗ đã được cấp chứng chỉ.
Nhưng cần nhìn vào lợi ích trong tương lai, quản lý rừng bền vững là
xu thế tất yếu đối với đơn vị kinh doanh lâm nghiệp. Kinh nghiệm của Công
ty TNHH rừng trồng Quy Nhơn cho thấy việc được chứng nhận FSC, khi có
chứng nhận FSC thì việc kinh doanh của ho ̣ đã có thêm nhiề u thuận lợi, đă ̣c
biêṭ là được khách hàng chú ý nhiều hơn. Chứng chỉ rừng không chỉ làm thay
đổi giá trị của hàng hoá đem lợi ích đến không chỉ cho doanh nghiệp chế biến
lâm sản mà cả những đơn vị trồng rừng cũng được hưởng nhiều quyền lợi khi
có được chứng nhận này. Những khó khăn trở ngại nêu trên trở thành những


10

thách thức đối với các nhà lâm nghiệp trong quá trình chuyển đổi quản lý
rừng theo hướng bền vững mà trong đó nghiên cứu để tìm tòi một phương
pháp lập kế hoạch quản lý rừng bền vững là bước ban đầu rất quan trọng.
1.2.2. Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng
Khái niệm “bền vững” được thế giới sử dụng từ những năm đầu thế kỷ
18 là tiền đề cho QLRBV sau này, thì đến mãi cuối thế kỷ 20 Việt Nam mới
dùng khái niệm “điều chế rừng” để quản lý, kinh doanh lâm nghiệp. Đến nay,
khái niệm này vẫn được coi là công cụ truyền thống để quản lý rừng theo
phương án điều chế thực

hiện theo những quy định trong Quyết định

40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn về Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.

1.2.2.1. Tổ công tác quốc gia về chứng chỉ FSC ở Việt Nam (NWG)
Tháng 2/1998, Tổ Công tác Quốc gia về chứng chỉ FSC ở Việt Nam
(NWG) đã được thành lập gồm 12 thành viên thực hiện chương trình hành
động, đồng thời xây dựng tổ chức để hoạt động lâu dài trong hệ thống thành
viên của FSC nhằm thúc đẩy tiến trình QLRBV và CCR tại Việt Nam. NWG trở
thành một tổ chức độc lập, phi chính phủ, phi lợi nhuận thuộc Hội khoa học kỹ
thuật Việt Nam (nay là Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng).
Dựa trên cơ sở 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí của FSC, hoàn thành dự thảo tiêu
chuẩn quốc gia với 160 chỉ số phản ánh các đặc thù của Việt Nam. Đây là dự thảo lần
9 đã lấy ý kiến nhiều chủ rừng, các cơ quan tổ chức liên quan, đã 2 lần mời chuyên
gia FSC sang dự hội thảo góp ý. Đang chờ ý kiến FSC thẩm định.
1.2.2.2. Các chính sách chính liên quan QLRBV.
Năm 2001, Chiến lược lâm nghiệp quốc gia (NFS) giai đoạn 2001-2010
đã xác định quản lý và phát triển rừng theo hướng bền vững là hướng đi chủ
chốt. Vào đầu năm 2007, Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-


11

2020 đã được ban hành, với mục tiêu 30% (8,4 triệu ha) diện tích rừng trồng
sản xuất đến năm 2020 được cấp chứng chỉ.
1.2.3. Cấu trúc rừng
Việc nghiên cứu về cấu trúc rừng trồng đã có nhiều tác giả đề cập đến,
nhìn chung, những nghiên cứu này đều có cùng một hướng là, xây dựng cơ sở
có tính khoa học và lý luận phục vụ công tác kinh doanh rừng hiệu quả đáp
ứng mục tiêu ngày càng đa dạng. Việc nghiên cứu cấu trúc rừng trồng để điều chỉnh
và làm cơ sở cho xây dựng phương án điều chế để rừng phát triển ổn định.
1.2.3.1. Quy luật phân bố số cây theo đường kính (N-D)
Vũ Nhâm (1988) và Vũ Tiến Hinh (1990) cho thấy, có thể dùng phân
bố Weibull với hai tham số để biểu thị phân bố N-D cho những lâm phần

thuần loài, đều tuổi như thông đuôi ngựa thông nhựa, Mỡ và Bồ đề.
Nguyễn Ngọc Lung (1999) khi nghiên cứu phân bố số cây theo cỡ đường
kính đã thử nghiệm 3 hàm phân bố: Poisson, Charlier, Weibull cho rừng thông
ba lá ở Việt Nam và rút ra kết luận: Hàm Charlier kiểu A là hàm phù hợp nhất.
Tuy vậy, đối với rừng thuần loài đều tuổi nhiều tác giả đã chọn phân bố
Weibull để mô tả và xây dựng mô hình cấu trúc đường kính lâm phần.
1.2.3.2. Quy luật tương quan giữa đường kính tán với đường kính tại vị trí
1,3m (DT – D1,3)
Vũ Đình Phương (1985) đã khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa đường
kính tán và đường kính ngang ngực; Phạm Ngọc Giao (1996) đã xây dựng mô hình
động thái tương quan giữa DT/D1.3 với rừng Thông đuôi ngựa khu Đông Bắc.
1.2.3.3. Quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính (H – D)
Khi sắp xếp cây rừng cùng một lúc theo hai đại lượng đường kính
ngang ngực (D1.3) và chiều cao cây (H) sẽ được quy luật phân bố hai chiều và
có thể định lượng thành quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính
thân cây, quy luật kết cấu cá bản này cũng được nhiều tác giả nghiên cứu.


12

Vũ Nhâm (1988), Vũ Tiến Hinh (1990) dùng phương trình h = a +
b.logd, xác lập quan hệ H/D cho các loài Mỡ, Sa mộc, thông đuôi ngựa.
1.3. Thảo luận
Nhìn chung, cơ sở khoa học nhằm điều chỉnh sản lượng rừng cho một
địa điểm cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của một khu vực là một vấn
đề cần thiết. Với định hướng trong tương lai các công ty lâm nghiệp cần có
những tiêu chí nhất định để có thể được cấp chứng chỉ rừng thì việc điều
chỉnh sản lượng rừng theo cấp tuổi phục vụ cho lập kế hoạch quản lý rừng gỗ
nhỏ cung cấp nguyên liệu cho chế tạo ván nhân tạo là vấn đề cần nghiên cứu
và triển khai nhằm đáp ứng được mục đích kinh doanh và hướng tới quản lý

rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng.
Đề tài “ Nghiên cứu cơ sở điều chỉnh sản lượng rừng cung cấp gỗ
nhỏ phục vụ cho lập Kế hoạch quản lý rừng cho Lâm trường Lương Sơn
tỉnh Hòa Bình” nhằm hỗ trợ Xí nghiệp làm tốt công việc trên.


13

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Góp phần QLRBV tại Lâm trường Lương Sơn huyện
Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá được thực trạng tài nguyên rừng trồng, cấu trúc rừng và sản
lượng rừng của Lâm trường Lương Sơn
+ Điều chỉnh được sản lượng rừng theo tuổi trong một chu kỳ kinh doanh
+ Đề xuất được Kế hoạch quản lý rừng bền vững trên cơ sở sản lượng ổn định
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
Rừng trồng keo Tai tượng cung cấp nguyên liệu gỗ nhỏ.
2.3. Phạm vi nghiên cứu:
Rừng do Lâm trường quản lý
2.4. Nội dung nghiên cứu:
2.4.1. Thực trạng tài nguyên rừng , cấu trúc rừng và sản lượng rừng trồng
- Điều chỉnh biểu sản lượng rừng trồng
- Thực trạng tài nguyên rừng trồng
- Cấu trúc rừng trồng
- Sản lượng rừng trồng
2.4.2. Điều chỉnh sản lượng rừng trồng theo tuổi

- Điều chỉnh sản lượng rừng trồng tính theo diện tích
- Điều chỉnh sản lượng rừng trồng tính theo trữ lượng
2.4.3.Lập Kế hoạch quản lý rừng trồng bền vững
- Điều kiện cơ bản của Lâm trường
- Lập Kế hoạch quản lý rừng


14

2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu:
Điều kiện cơ bản lâm trường Lương Sơn
- Diện tích và trữ lượng rừng trồng theo tuổi
- Bản đồ hiện trạng rừng trồng lâm trường Lương Sơn
2.5.2. Phương pháp điều tra trên ô tiêu chuẩn điển hình:
- Để phúc tra trữ lượng rừng trồng
- Để điều chỉnh biểu sản lượng rừng trồng
- Mỗi tuổi rừng lập 3 ô tiêu chuẩn điển hình, diện tích ô 1000m2, ô hình
chữ nhật (50m x 20m). Tổng số ô tiêu chuẩn là 7 tuổi x 3= 21 ô tiêu chuẩn
- Trông ô sử dựng thước kẹp kính đo đường kính 1m3; sử dụng thước
Blumlei đo chiều cao vút ngọn của tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn và ghi
vào phiếu đo đếm các nhân tố điều tra
PHIẾU ĐIỀU TRA
Lâm trường:

Khoảnh:

Ô tiêu chuẩn:

Người đo:


TT

D1,3

Hvn (m)

Ghi chú

Lô:
Ngày đo:

TT D1,3 (cm) Hvn

(cm)
1

2

Ghi chú

(m)
3

4

1

2


3

4

2.5.3. Phương pháp đánh giá tác động môi trường và tác động xã hội
- Đánh giá tác động môi trường: Tiến hành đánh giá trong phòng và
ngòai hiện trường theo Quy trình đánh giá của Smartwood trên cơ sở căn cứ


15

vào các tiêu chuẩn 6, 9, 10 trong 10 tiêu chuẩn QLRBV của Hôi đồng quản trị
rừng quốc tế (FSC).
- Đánh giá tác động xã hội: Tiến hành đánh giá trong phòng và ngòai
hiện trường theo Quy trình đánh giá của Smartwood trên cơ sở căn cứ vào các
tiêu chuẩn 1,2,3,4 trong 10 tiêu chuẩn QLRBV của Hôi đồng quản trị rừng
quốc tế (FSC).
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (XÃ HỘI)
Phiếu số:……….

Ngày

tháng

năm.........

Họ và tên nhóm đánh giá:…………….

Nguồn


Tiêu

Chỉ số

chí

chứng

(1)
1.1:

kiểm

(2)

(3)

Điểm số
Thực

TB

xét

(5) (6) (7) (8)

(9)

TP


hiện

(4)

Nhận

H

T

T

V

1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
Mức độ thực hiện chỉ số được đánh giá theo thang điểm:
1.

Hoàn chỉnh : 8,6-10 điểm

2.

Khá: 7,1 – 8,5

3.

Trung bình: 5,6 – 7,0


4.

Kém: 4,1 – 5,5

5.

Rất kém: dưới 4,1

Các tiêu chuẩn, chỉ số và các tiêu chí trình bày trong phụ lục


16

2.5.4. Lập kế hoạch quản lý rừng:
Áp dụng phương pháp kinh doanh rừng theo cấp tuổi trên cơ sở các
Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC)
2.5.5 Chỉnh lý và xử lý số liệu
a) Nhập số liệu vào máy:
- Số liệu đo đếm trên ô tiêu chuẩn và tính thể tích cây, trữ lượng lâm phần
- Số liệu phỏng vấn
- Số liệu và bản đồ kế thừa.
b) Nghiên cứu cấu trúc rừng (phần mềm SPSS)
- Phân bố số cây theo cỡ đường kính cây (N-D1,3) – Sử dụng phân bố lý
thuyết Weibull.
Trong nghiên cứu của mình PGS.TS Vũ Nhâm (1988) và GS Vũ Tiến
Hinh (1990) đã sử dụng phân bố Weibuill với hai tham số α và λ để biểu thị
phân bố số cây theo đường kính (N - D1.3) cho những lâm phần đồng loài đều
tuổi như Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana), Thông nhựa (Pinus merkusii),
Mỡ (Manglie glauca) và Bồ đề (Styax tonkinensis).
Trong đề tài này tác giả có sử dụng phân bố Weibuill, dạng phương trình:

F(x)= ..x-1.e-.x để biểu thị phân bố số cây theo đường kính của lâm phần.
Trong đó  là tham số đặc trưng cho độ lệch của phân bố,  là tham số
đặc trưng cho độ nhọn của phân bố.
Với  > 3 phân bố lệch phải
 < 3 phân bố lệch trái
 = 3 phân bố đối xứng
Nếu phân bố weibull gần với phân bố chuẩn thì coi như là phân bố đối
xứng, hay phân bố thực nghiệm gần với đường chéo góc, nghĩa là các cây trong
rừng tương đối đồng đều với nhau về đường kính 1.3m và chiều cao vút ngọn


17

- Tương quan giữa chiều cao cây với đường kính cây (Hvn-D1,3)- Sử
dụng tương quan lý thuyết Hvn=a+blogD1,3
Thực tiễn điều tra kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng
định và thiết lập rất nhiều phương trình toán học để biểu thị mối quan hệ này.
Trong đề tài này tác giả chọn phương trình: Hvn = a + b*log(D1.3) để mô
phỏng mối quan hệ này.
Người ta đánh giá tương quan này bằng hệ số R
Nếu: 0< R <0.3 tương quan yếu
0.3 < R <0.5 tương quan vừa phải
0.5 < R <0.7 tương quan tương đối chặt
0.7 < R <0.9 tương quan rất chặt
Mối tương quan giữa chiều cao với đường kính có hệ số R càng chặt thì
chứng tỏ hai nhân tố đường kính và chiều cao có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đồng
thời 2 chỉ tiêu kích thước đường kính và chiều cao đều phát triển một cách cân đối.
- Tương quan lý thuyết Dt=a+bD1,3 .Phương pháp nghiên cứu tương tự
như tương quan giữa chiều cao vút ngọn với đường kính 1.3 của cây.
- Điều chỉnh sản lượng rừng:

+ Biểu sản lượng rừng trồng Keo tai tượng đã được lập cho vùng Đông
Bắc Việt nam (Biểu điều tra kinh doanh rừng trồng của 14 loài cây chủ yếuTiêu chuẩn ngành, 2003).
+ Số liệu trong Biểu có thể sai số với thực tế, nhất là nới xác định
không thuộc vùng Đông Bắc (Rừng trồng Keo Tai tượng trên địa bản quản lý
của Lâm trường Lương Sơn). Để có thể sử dụng Biểu xác định sản lượng rừng
cho các lô rừng Keo Tai tượng trên địa bàn Lâm trường một cách nhanh
chóng và đảm bảo chính xác, Biểu cần được điều chỉnh.
+ Các bước điều chỉnh Biểu:


18

Bước 1: Lập các ô đo đếm trên 7 tuổi rừng khác nhau. Mỗi tuổi lập 3 ô
đo đếm. Vị trí lập ô là chân, sườn, đỉnh. Ô đo đếm có diện tich: 1000m2.
Bước 2: Đo các nhân tố D1,3; Hvn; Dt; Phẩm chất (a,b,c)
Bước 3: Tính V cây ; M ô và M/ha
Bước 5: Tính HG bình quân/ô cho từng tuổi, xác định cấp đất và xác
định sản lượng rừng/ha trong biểu Sản lượng Keo Tai tượng theo cấp đất.
Bước 6: Tính tỷ lệ điều chỉnh bằng cách so sánh sản lượng tính được từ
kết quả đo đếm trên các ô tiêu chuẩn so với sản lượng tra trong biểu.
+ Xác định tỷ lệ điều chỉnh biểu (M0) theo tuổi (4-7); M 0 

Mt
MB

*Mt : Trữ lượng thực tế (Tính được từ các số liệu ô tiêu chuẩn (tra biểu
thể tích 2 nhân tố - biểu 14 loài cây)
*mb: trữ lượng tra biểu sản lượng 14 loài cây (trên cơ sở tuổi, cấp đấtcấp đất: tra trong biểu cấp đất 14 loài cây trên cơ sở htb (chiều cao bình quân)
+ Tính trữ lượng rừng theo tuổi, theo chủ sở hữu : Mlô = (mb x m0)/ha x
Slô


(Slô: diện tích lô)
Mt = MB * M0
Với

: M0 

Mt
;
MB

M/ha của mỗi lô rừng trồng=Mb x M0

*Mt : Trữ lượng thực tế (Tính được từ các số liệu ô tiêu chuẩn (tra biểu
thể tích 2 nhân tố - biểu 14 loài cây)
*Mb: Trữ lượng tra biểu sản lượng 14 loài cây (trên cơ sở tuổi, cấp đấtcấp đất: tra trong biểu cấp đất 14 loài cây trên cơ sở Htb (chiều cao bình quân)
tính được từ cây có trong mỗi ô tiêu chuẩn.
+ Điều chỉnh sản lượng rừng trồng Keo Tai tượng:
*Điều chỉnh theo diện tích: Điều chỉnh về diện tích cân bằng, ổn định
bằng tổng diện tích rừng trồng Keo Tai tượng/số năm trong 1 chu kỳ (7 năm)


×