Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Giải pháp tăng cường vốn tín dụng cho hộ nông dân chăn nuôi lợn và gia cầm ở huyện thường tín thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------

HOÀNG VĂN VINH

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VỐN TÍN DỤNG
CHO HỘ NÔNG DÂN CHĂN NUÔI LỢN VÀ GIA CẦM
Ở HUYỆN THƯỜNG TÍN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------

HOÀNG VĂN VINH

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VỐN TÍN DỤNG
CHO HỘ NÔNG DÂN CHĂN NUÔI LỢN VÀ GIA CẦM
Ở HUYỆN THƯỜNG TÍN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS VŨ THỊ PHƯƠNG THỤY

Hà Nội, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Hoàng Văn Vinh


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ kinh tế, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS Vũ Thị Phương Thụy
đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Lâm nghiệp Viê ̣t Nam,
Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các phòng, ban ngành huyện Thường
Tín, các hộ nông dân, trang trại, ngân hàng đã tận tình cung cấp tài liệu, giúp
đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ, giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Hoàng Văn Vinh


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mu ̣c các từ viế t tắ t................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỐN TÍN DỤNG CHO
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA HỘ NÔNG DÂN ........................................ 4
1.1. Lý luận về vốn tín dụng cho hộ nông dân .................................................. 4
1.1.1. Các hình thức tín dụng và cung ứng tín dụng cho hộ nông dân ............. 4
1.1.2. Nhu cầu tín dụng và tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân ....... 6
1.1.3. Tín dụng thương mại và vai trò của nguồn vốn tín dụng thương mại đối

với hộ nông dân ................................................................................................. 9
1.2. Lý luận về tăng cường vốn tín dụng cho ở hộ nông dân chăn nuôi ......... 12
1.2.1. Quan niệm về gia cầm, chăn nuôi lợn và gia cầm của hộ ..................... 12
1.2.2. Đặc điểm về vốn của hộ và vốn tín dụng cho hộ chăn nuôi lợn và gia cầm. 15
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung cấp vốn tín dụng đối với hộ nông dân ... 18
1.3. Cơ sở thực tiễn về vốn tín dụng cho hộ nông dân phát triển chăn nuôi .. 22
1.3.1. Tổng quan về vốn tín dụng cho chăn nuôi lợn và gia cầm của hộ nông
dân ở một số nước ngoài ................................................................................. 22
1.3.2. Thực tiễn tạo vốn, vốn tín dụng cho hộ nông dân ở Việt Nam............. 27
1.3.3. Thực tiễn phát triển và chiến lược phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm ở
Việt Nam ......................................................................................................... 30
1.3.4. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tạo vốn cho hộ chăn nuôi ................ 35


iv

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 38
2.1. Đặc điểm huyện Thường Tín – thành phố Hà Nội .................................. 38
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 38
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 43
2.1.3. Tình hình phát triển, cơ cấu kinh tế và ngành chăn nuôi của huyện .... 54
2.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ......................................................... 59
2.2.1. Phương pháp chọn điểm và thu thập tài liệu ......................................... 59
2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................ 62
2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 64
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 66
3.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm tại Thường Tín ............. 66
3.1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm của huyện và các xã điều
tra ..................................................................................................................... 66

3.1.2. Đầu tư và kết quảchăn nuôi lợn và gia cầm ở huyện và xã điều tra ..... 73
3.2. Thực trạng vay vốn để phát triển sản xuất lợn và gia cầmcủa hộ nông dân
huyện Thường Tín ........................................................................................... 76
3.2.1. Tình hình đầu tư và sử dụng vốn cho chăn nuôi lợn và gia cầm của hộ ... 76
3.2.2. Thực trạng vay vốn tín dụng cho hộ chăn nuôi lợn và gia cầm ............ 78
3.2.3. Tình hình đầu tư và kết quả chăn nuôi lợn và gia cầm trong các hộ điều
tra ..................................................................................................................... 84
3.2.4. Phân tích các ảnh hưởng vay vốn tín dụng đến hộ chăn nuôi. .............. 88
3.2.5. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến vay vốn tín dụng trong hộ chăn
nuôi lợn và gia cầm ......................................................................................... 91
3.3. Các giải pháp tăng cường vốn cho phát triển sản xuất chăn nuôi lợn và
gia cầm của hộ nông dân huyện Thường Tín .................................................. 96


v

3.3.1. Phương hướng, mục tiêu tăng cường vốn tín dụng cho hộ chăn nuôi lợn
và gia cầm ở huyện.......................................................................................... 96
3.3.2. Giải pháp chủ yếu tăng cường vốn cho phát triển sản xuất chăn nuôi lợn
và gia cầm của hộ nông dân huyện Thường Tín ........................................... 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH CÁC MỤC BẢNG
Tên bảng

STT


Trang

1.1

Sản lượng lợn và gia cầm cả nước 2000 – 2012

30

2.1

Quĩ đất và cơ cấu đất của huyện năm 2013

44

2.2

Tình hình sử dụng lao động cho các ngành kinh tế của huyện

47

2.3

GTSX và GRDP các ngành kinh tế của huyện 2011 – 2013

55

2.4

GTSX và GRDP các ngành kinh tế của huyện 2011-2013


56

2.5

Một số chỉ tiêu hiện trạng về kinh tế của huyện 2011 – 2013

57

2.6

Tổng hợp quy mô đàn và sản lượng xuất chuồng gia súcgia cầm

58

2.7

Số lượng và cơ cấu mẫu điều tra năm 2013

60

3.1

Quy mô đàn lợn và gia cầm của huyện 2011 – 2013

66

3.2

Cơ cấu đàn và cơ cấu giống gia cầm của huyện 2011 – 2013


68

3.3

Quy mô đàn lợn và gia cầm của các xã nghiên cứu

70

3.4

Cơ cấu đàn lợn và gia cầm của các xã nghiên cứu 2011 – 2013

72

3.5

Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ tại huyện

74

3.6

Các yếu tố nguồn lựcquy mô chăn nuôi lợn và gia cầm của hộ

75

3.7

Tình hình vốn của hộ chăn nuôi lợn và gia cầm


76

3.8

Cơ cấu phân bổ sử dụng vốn cho các ngành của hộ chăn nuôi

77

3.9

Kết quả khảo sát vay vốn chính thống của hộ chăn nuôi lợn và
gia cầm

79

3.10 Kết quả điều tra nhu cầu vay vốn năm 2013

80

3.11 Kết quả khảo sát vay vốn tư nhân trong hộ chăn nuôi lợn và gia cầm

82

3.12

3.13

Cơ cấu vốn vay theo thành phần kinh tế của hộ chăn nuôi lợn và
gia cầm

Tình hình đầu tư chi phí chăn nuôi ở các nhóm hộ Tính bình
quân trên 1 đầu con

83

84


vii

3.14 Kết quả và hiệu quả theo quy mô chăn nuôi lợn và gia cầm
3.15

Ứng xử về mở rộng quy môđầu tư của hộ sau khi vay vốn tín
dụng

86
89

3.16 Tỷ lệ hộ hoàn vốn vay và lãi đúng hạn tại ngân hàng

90

3.17 Thu nhập và sự thay đổi thu nhập của hộ nông dân vay vốn

91

3.18 Lãi suất đi vay của hộ chăn nuôi lợn và gia cầm

94


3.19 Đánh giá của hộ nông dân về thủ tục cho vay

94

3.20 Mức cho vay và đánh giá của hộ nông dân về mức cho vay

95

3.21 Thời hạn cho vay và đánh giá của hộ nông dân

95

3.22 Dự báo quy mô và năng suất vật nuôi của huyệ đến năm 2030

96

3.23

Đánh giá của các hộ về chăn nuôi lợn và gia cầm so với các
ngành khác

98

3.24 Dự báo vốncơ cấu vốn và huy động các nguồn vốn của huyện

106

3.25 Dự kiến quy mô chăn nuôi lợn và gia cầm của hộ đến năm 2020


109

3.26

Dự kiến nhu cầu vốn vay của hộ chăn nuôi lợn và gia cầm đến
năm 2020

110


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

HTX

Hơ ̣p tác xã

HTXNN

Hơ ̣p tác xã Nhà nước

TD

Tín du ̣ng

TDCT


Chính du ̣ng chính thố ng

NN – TS

Nông nghiêp̣ – Thủy sản

CN- XD

Công nghiê ̣p – xây dựng

TM – DV

Thương ma ̣i – Dich
̣ vu ̣

CC

Cơ cấ u

SL

Số lươ ̣ng

CSHT

Cơ sở ha ̣ tầ ng

DS


Dân số

KT – XH

Kinh tế – xã hô ̣i

BCVT

Bưu chính viễn thông

GTSX

Giá tri ̣sản xuấ t

QM

Quy mô

SX

Sản xuấ t

KD

Kinh doanh

NN & PTNT

Nông nghiêp̣ và phát triể n nông thôn


CN

Công nghiê ̣p

DN

Doanh nghiê ̣p

TW

Trung ương

QH

Quy hoa ̣ch

QPAN

Quố c phòng an ninh


1

MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn là loại hình tổ chức sản xuất có hiệu
quả về kinh tế xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn. Tiếp tục khuyến khích kinh tế hộ phát triển mạnh mẽ tạo ra
lượng sản phẩm hàng hóa đa dạng có chất lượng, giá trị ngày càng cao, tăng

thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn,
cung cấp sản phẩm cho đô thị, công nghiệp và xuất khẩu đồng thời đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Hộ
gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ, độc lập giữ vai trò trọng yếu và quyết
định nhất ở nông thôn. Các hộ gia đình ở nhiều nơi đã có một sức bật mạnh
mẽ tận dụng các tiềm năng về vốn, lao động, đất đai để sản xuất trong đó có
vốn là một yếu tố quan trọng, chiếm vị trí quan trọng nhất đến sự tồn tại và
phát triển giàu mạnh của kinh tế đất nước nói chung và kinh tế hộ gia đình nói
riêng. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp để có khả năng kinh doanh tốt
cũng như tạo ra ưu thế và quy mô kinh doanh phù hợp người nông dân phải
đầu tư thêm nhiều vốn, trong đó phải kể đến vốn vay. Nhưng lượng vốn vay
bao nhiêu thì đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của hộ, thời gian vay, lãi
suất vay ở mức độ nào thì hộ có thể chấp nhận được là một bài toán khó đối
với nông dân. Bên cạnh đó việc xác định thời điểm nào mà người nông dân có
nhu cầu vay vốn cao? Ngành sản xuất nào cần vốn nhiều và kịp thời? Làm thế
nào để nông dân tiếp cận vốn một cách kịp thời và thuận lợi nhất? Việc sử
dụng đồng vốn vay có mục đích và có hiệu quả ra sao, có trả nợ ngân hàng
được không? Đây cũng là vấn đề không những của hộ nông dân mà cả các tổ
chức cung cấp tín dụng cần quan tâm để có kế hoạch và tạo điều kiện cung
ứng vốn cho các hộ nông dân kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả nhất.


2

Thường Tín là một huyện nằm ở phía Tây thành phốHà Nội có tiềm
năng phát triển kinh tế nông nghiệp. Với những người dân sống bằng nghề
nông, thu nhập còn thấp và không ổn định do đó nhu cầu về vốn để mở rộng,
phát triển nông nghiệp, phát triển sản xuất rất cần nhưng chưa được đáp ứng.
Trong đó, ngành chăn nuôi nói chung, đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn và gia
cầm vốn đang phát triển khá ổn định, thực hiện đầu tư kịp thời,thuận lợi cho

hộ phát triển đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi đặt ra việc giải quyết tốt vốn
vay tín dụng cho ngành này là cần thiết. Vì vậy học viên lựa chọn nghiên cứu
đề tài “Giải pháp tăng cường vốn tín dụng cho hộ nông dân chăn nuôi lợn
và gia cầm ở huyện Thường Tín – thành phốHà Nội” là một vấn đề cần
thiết đối với yêu cầu thực tế hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình vay vốn tín dụng cho sản xuất
chăn nuôi lợn và gia cầm của hộ nông dân từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường vốn tín dụng cho các hộ nông dân phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm
góp phần thúc đẩy chăn nuôi lợn và gia cầm của hộ phát triển ổn định, đạt kết
quả cao trên địa bàn huyện Thường Tín.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn tín dụng để
phát triển sản xuất chăn nuôi lợn và gia cầm trong hộ nông dân.
+ Đánh giá thực trạng huy động và sử dụng vốn tín dụng cho các hộ
nông dân chăn nuôi lợn và gia cầmtại huyện Thường Tín. Đồng thời chỉ ra
các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn tín dụng, sử dụng vốn vay trong
chăn nuôi lợn và gia cầm của hộ nông dân tại huyện Thường Tín.
+ Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường vốn tín
dụng cho hộ nông dân chăn nuôi lợn và gia cầm góp phần thúc đẩy chăn nuôi


3

lợn và gia cầm của hộ phát triển ổn định, đạt kết quả cao trên địa bàn huyện
Thường Tín.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khách thể: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc vay vốn tín dụng,

sử dụng vốn vay trong hộ chăn nuôi lợn và gia cầm ở địa bàn nghiên cứu. Các
vấn đề về tiếp cận vốn vay, phương thức vay, hoàn trả số vốn, sử dụng vốn
trong quá trình chăn nuôi, lợi ích từ vay tín dụng đối với chăn nuôi lợn và gia
cầm và thu nhập của hộ.
Chủ thể: nghiên cứu các hộ, trạng trại chăn nuôi lợn và gia cầm, các
hình thức tổ chức chăn nuôi lợn và gia cầm, các đơn vị liên quan đến cho vay,
tổ chức quản lý ngành chăn nuôi như các ngân hàng, tín dụng nông thôn, các
cán bộ quản lý cấp huyện, xã, cán bộ chuyên môn...
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung về sự
tiếp cận vay vốn tín dụng, phương thức vay, trả số vốn vay tín dụng, sử dụng
và kết quả sử dụng vốn vay theo các hình thức tổ chức chăn nuôi khác nhau
của hộ chăn nuôi lợn và gia cầm ở địa bàn.
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn huyện Thường Tín – thành phố Hà
Nội. Tập trung nghiên cứu sâu ở 3 xã đại diện cho 3 vùng kinh tế - tự nhiên
của huyện.
- Phạm vi thời gian:
+ Nghiên cứu thực trạng các nội dung của đề tài theo số liệu 3 năm
2011, 2012, 2013. Nghiên cứu đề xuất phương hướng, giải pháp của đề tài
theo số liệu dự kiến đến năm 2017.
+ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỐN TÍN DỤNG
CHO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA HỘ NÔNG DÂN
1.1. Lý luận về vốn tín dụng cho hộ nông dân
1.1.1. Các hình thức tín dụng và cung ứng tín dụng cho hộ nông dân

1.1.1.1. Các hình thức tín dụng
Tín dụng xuất phát từ Credit trong tiếng Anh – có nghĩa là lòng tin, sự
tin cậy, sự tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự
vay mượn. Căn cứ theo chủ thể trong quan hệ tín dụng, các hình thức tín dụng
bao gồm: tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng là các hình thức tín dụng
chính thức, tín dụng thương mại là tín dụng phi chính thức.
1.1.1.2. Cung tín dụng và giới hạn tín dụng của các tổ chức tín dụng chính thức
Trong các chính sách phát triển nông nghiệp – nông thôn ở các nước
đang phát triển, chính sách tín dụng không những là mối quan tâm lớn của các
nhà hoạch định chính sách mà còn là vấn đề thu hút sự chú ý rộng rãi của
nhiều nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Từ thực tiễn sinh động về chính
sách tín dụng ở các nước đang phát triển, các lý thuyết về tín dụng nông
nghiệp – nông thôn đã được hình thành và phát triển. Vấn đề trung tâm của
các nghiên cứu về tín dụng nông thôn là cung – cầu tín dụng và sự tiếp cận tín
dụng của hộ nông dân.
Thị trường vốn ở nông thôn các nước đang phát triển, cung tín dụng,
đặc biệt tín dụng chính thức thường nhỏ hơn nhu cầu, nên những người lao
động cho vay phải phân phối tín dụng có giới hạn giữa những người xin vay.
Các tổ chức tín dụng thường muốn cho vay những người có đủ thông tin,
đáng tin cậy và tin tưởng họ sử dụng vốn hiệu quả và hoàn trả được nợ. Thiếu
thông tin là lý do những người cho vay không đáp ứng nhu cầu của người cho
vay (Stiglit, J.E.and A. Weis, 1981; Moll, 2000 và Mảtin Pợttick, 2004).


5

Vai trò quan trọng của thông tin về người vay đối với quyết định chấp
thuận của người cho vay được Hoff & Stiglitz (1993) chỉ ra qua bước đánh
giá mức độ tín nhiệm của người xin vay. Để đánh giá mức độ tín nhiệm của
người xin vay, người cho vay phải nghiên cứu nhiều khía cạnh của người xin

vay: Mục đích sử dụng tiền vay, khả năng sáng tạo ra thu nhập và khả năng
tạo ra đủ tiền mặt từ các nguồn thu nhập và tài sản (Róe, 1996).
Donal (1976) qua phân tích hành vi của các tổ chức tín dụng chính thức
cho thấy lãi suất thấp thực sự có ảnh hưởng tới phân phối tín dụng của người cho
vay. Những người cho vay chính thức sẽ thiên về cho vay các nông hộ có địa vị
chính trị xã hội. Lãi suất thấp cũng làm cho người vay quá chú trọng tới tài sản
thế chấp để xử lý vấn đề rủi ro, do đó những nông hộ sở hữu nhiều đất đai sẽ dễ
dàng được các tổ chức tài chính chấp nhận vì họ có đủ tài sản thế chấp.
Gonzalé-Vega (1976) khi nghiên cứu về vai trò của chi phí giao dịch
cho vay trên thị trường tín dụng nông thôn, bằng mô hình nghiên cứu hành vi
của các định chế tín dụng chính thức, cho rằng lãi suất thấp ở khu vực chính
thức làm chệch tín dụng có giới hạn về phía một số người vay số lượng lớn
hay những người có địa vị kinh tế xã hội.
Những người cho vay có thể tập trung vào một số khoản cho vay lớn hơn
là vào những người vay nhỏ vì có thể tối thiểu hóa chi phí quản lý của họ. Donalt
(1976) khi nghiên cứu về thị trường tín dụng nông thôn cho rằng địa vị chính trị
xã hội của nông hộ sẽ ảnh hưởng tới mức độ tín nhiệm của họ đối với người cho
vay nên những nông họ này sẽ dễ dàng tiếp cận tín dụng chính thức hơn.
Lý thuyết về giới hạn tín dụng của Parikship Ghosh, Dilip Mookherjee
& Debraj Ray (1999) Martin Petrick (2004) cũng chứng minh rằng giới hạn
tín dụng chính thức không chỉ bị chi phối bởi tài sản thế chấp mà còn bị chi
phối bởi các đặc tính kinh tế - xã hội của nông hộ. Các đặc tính kinh tế - xã
hội của nông hộ phản ánh uy tín của nông hộ đối với người cho vay và do đó
quyết định khả năng tiếp cận cũng như mức độ tiếp cận vốn tín dụng chính
thức của nông hộ.


6

Kết hợp các quan điểm lý luận về cung tín dụng nông thôn và hành vi

tín dụng của nguồn cung tín dụng cho thấy các nhân tố chủ yếu quyết định tín
dụng chính thức từ phía cung bao gồm: các đặc tính của nông hộ như trình độ
văn hóa, tuổi, giới tính, nghề nghiệp và địa vị chính trị xã hội, đất đai sở hữu,
lao động, vốn, các công cụ sản xuất khác, cơ cấu sản xuất và khả năng tài
chính của nông trại cũng như chi phí giao dịch và quy mô tiền vay. Như vậy,
các đặc điểm kinh tế xã hội của nông trại là những nhân tố ảnh hưởng tới
cung tín dụng và do đó tới nguồn vốn tín dụng của nông trại.
1.1.2. Nhu cầu tín dụng và tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân
1.1.2.1. Quan niệm
Quan điểm truyền thống về tín dụng nông thôn cho rằng: cơ chế giá cả
hay lãi suất vẫn có chức năng tích cực ở thị trường tín dụng. Lãi suất thấp sẽ
khuyến khích nông dân vay mượn, tăng cường áp dụng kỹ thuật mới để đạt
được sản lượng và thu nhập cao. Lãi suất cao sẽ ngăn cản nông dân vay mượn.
Trên cơ sở lập luận đó, quan điểm truyền thống đề xuất sự can thiệp
mạnh của chính phủ ở thị trường tín dụng bằng sự duy trì lãi suất thấp và trợ
cấp tín dụng cho nông hộ (Wai, 1957 & Bottomley, 1964). Quan điểm truyền
thống giả định vốn tín dụng là một đầu vào hay yếu tố sản xuất quan trọng,
bởi vì thiếu vốn là trở ngại chính đối với tăng trưởng kinh tế khu vực ở nông
thôn (Wai, 1956). Từ giả định này có thể suy luận rằng nhu cầu tín dụng sẽ
phụ thuộc vào các đặc điểm sản xuất của nông hộ vì vốn tín dụng là một bộ
phận của yếu tố vốn phải được kết hợp với các yếu tố sản xuất khác trong quá
trình sản xuất (Adam, 1984).
Tuy nhiên, thực tiễn can thiệp của chính phủ vào thị trường tín dụng ở
các nước đang phát triển đã không đạt được những kết quả như kỳ vọng, do
vậy quan điểm truyền thống về tín dụng nông thôn đã bị thách thức cả về mặt
lôgic lẫn thực tiễn.


7


Nhu cầu của vốn tín dụng của hộ nông dân xuất hiện do tương quan
giữa thu nhập (Y) và nguồn lực ® với chỉ tiêu tiền tệ (E) được biểu thị qua
hàm cầu tín dụng:

B = f (Y, R, E).

Nhu cầu về vốn tín dụng tăng khi chỉ tiêu tăng hay thu nhập giảm hoặc
nguồn lực thấp, khi các điều kiện khác không đổi. Thu nhập của hộ nông dân
chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và từ tiền công, tiền lương thu được
từ hoạt động ngoài nuôigia cầm.Nguồn lực có thể dưới hình thức tài sản sản
xuất, bất động sản và các tài sản khác (Meyer, 1979).Chỉ tiêu có thể dưới hình
thức chi phí đầu tư hoặc tiêu dùng.
1.1.2.2. Nhu cầu đầu tư và nhu cầu vốn
Nhu cầu đầu tư bao gồm đầu tư mới và đầu tư vào sản xuất hiện tại của
nông dân. Đầu tư mới của nông dân thường dưới hình thức mở rộng sản xuất của
nông dân hay thuê thêm đất đai, máy móc hoặc áp dụng kỹ thuật mới. Đầu tư
vào sản xuất hiện tại bao gồm các yếu tố đầu vào ngắn hạn như: con giống, phân
bón, nguyên liệu vật liệu và các yếu tố đầu vào dài hạn như máy móc…
Cơ cấu sản xuất của hộ nông dân cũng ảnh hưởng tới nhu cầu vốn tín
dụng khác nhau. Đầu tư dài hạn vào sản xuất mới và tài sản cố định đòi hỏi
vốn vay nhiều vào dài hạn. Vốn vay nhỏ và ngắn hạn chỉ thích hợp với các
yếu tố đầu vào ngắn hạn (Ray, 1998). Thu nhập, tài sản sản xuất, bất động sản
và các tài sản khác ngoài nông hộ, chỉ đầu tư vào tiêu dùng và đặc tính sản
xuất có thể ảnh hưởng tới nhu cầu tín dụng và do đó ảnh hưởng tới quyết định
vay vốn tín dụng chính thức của nông dân.
Tuy nhiên, có nhu cầu tín dụng không giải thích đầy đủ các yếu tố quyết
định sự tiếp cận tín dụng của nông dân. Donald (1976) đã lập luận rằng địa vị
chính trị xã hội của nông dân sẽ ảnh hưởng tới việc vay vốn chính thức của họ, vì
có mối quan hệ gần gũi với các nhân viên của ngân hàng, có kiến thức và thông
tin về chương trình tín dụng nên họ dễ dàng xin vay vốn tín dụng chính thức.



8

Theo lý thuyết về kinh tế hộ sản xuất của Kooreman (1997), nhu cầu tín
dụng chính thức của hộ luôn bị hạn chế vì giới hạn của họ về kiến thức, kỹ
năng chuyên môn, của cải và thời gian. Trình độ văn hóa của các hộ nông dân
có ảnh hưởng tới sự tiếp cận tín dụng chính thức của họ, vì có được tín dụng
từ khu vực chính thức, các hộ nông dân phải trải qua các thủ tục về giấy tờ
đòi hỏi trình độ văn hóa nhất định. Hơn nữa, các hộ nông dân có văn hóa cao
sẽ có kế hoạch đầu tư tốt hơn và có nhiều khả năng xin vay vốn tín dụng
chính thức hơn. Tài sản của các hộ nông dân phản ánh khả năng tài chính của
họ và những hộ nông dân giàu hơn sẽ có ít nhu cầu vay hơn.
Stiglitz, J.E and A. Weiss (1981) và Floro (1991) với giả định thị
trường tín dụng là không hoàn hảo lập luận rằng: phân phối tín dụng theo cơ
chế phi giá cả không chỉ là kết quả của sự can thiệp của chính phủ, mà còn từ
hành vi của người cho vay và người đi vay trong môi trường không cân xứng
thông tin ở thị trường tín dụng. Nhìn chung, lãi suất ở thị trường chính thức
thường thấp hơn mức cân bằng của thị trường (Adam, 1984). Khi nhu cầu tín
dụng vượt cung tín dụng, những người cho vay chính thức kỳ vọng thu được
lợi nhuận cao hơn nhờ gia tăng lãi suất. Tuy nhiên, vì thông tin không cân
xứng, lãi suất cao hơn sẽ dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức
(Stiglitz, J. E. and A. Weis, 1981 và Ray, 1998). Trước vấn đề lựa chọn đối
nghịch và rủi ro đạo đức, những người cho vay chính thức có thể giới hạn tín
dụng theo cơ chế phi lãi suất. Trước khi chấp thuận một đơn xin vay, họ
thường đánh giá mức rủi ro của người đi vay, dạ vào những đặc tính có thể
quan sát được của người vay bao gồm diện tích đất đai, tình trạng nhà cửa,
nghề nghiệp chính của chủ hộ, trình độ văn hóa và danh tiếng của nông họ
(Martin Pertich, 2004; Ray, 1998). Trên cơ sở những thông tin này, người cho
vay sẽ quyết định kỳ hạn và điều kiện trong hợp đồng cho vay.



9

Lý thuyết về thu nhập theo chu kỳ sống cho rằng: các hộ nông dân trai
trẻ có nhiều con nhỏ có thể tiêu dùng nhiều hơn thu nhập, nên họ cần vay
mượn để duy trì tiêu dùng cho gia đình của họ.
Kết hợp quan điểm truyền thống về tín dụng nông thôn. Lý luận về nhu
cầu tín dụng của nông thôn, lý thuyết kinh tế hộ sản xuất và lý thuyết thu nhập
sản xuất theo chu kỳ sống cho thấy: thu nhập, tài sản sản xuất, bất động sản
và tài sản khác của nông hộ; đầu tư, chi tiêu và đặc tính sản xuất của nông trại
và những đặc tính quan trọng của chủ hộ như tuổi, trình độ văn hóa, kỹ năng
chuyên môn, địa vị chính trị xã hội,… có ảnh hưởng tới sự tiếp cận vốn tín
dụng chính thức và do đó tới nguồn vốn tín dụng của nông trại.
1.1.3. Tín dụng thương mại và vai trò của nguồn vốn tín dụng thương mại
đối với hộ nông dân
1.1.3.1. Khái niệm về tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại (Trade Credit) là một hình thức tín dụng trong đó
người bán (nhà cung cấp) đồng ý cho người mua trả chậm giá trị hàng hóa đã
mua trong một khoảng thời gian nhất định. Tín dụng thương mại là hình thức
tín dụng phổ biến trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh ở các nước đang
phát triển cũng như các quốc gia phát triển. Vai trò của tín dụng thương mại
từ lâu đã là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
a. Lý thuyết về tín dụng thương mại
Lý thuyết về tín dụng thương mại được khởi xướngbởi Le Gof (1957)
và sau đó được phát triển bởi nhiều học giả những năm gần đây (Schwart,
1974; Schwart & Whitcpmb, 1978; Ferris, 1981; Smith, 1987; Biái & Goll,
1987; Peteson & Rajan, 1997; Nilsen, 2002…). Trong số các lý thuyết về tín
dụng thương mại nổi lên 3 nhóm lý thuyết chính: lý thuyết về lợi thế tài trợ, lý
thuyết về phương tiện phân định giá và lý thuyết về chi phí giao dịch.

- Lý thuyết về lợi thế tài trợ (Financing Advantage of Trade Credits)


10

Lý thuyết về lợi thế tài trợ của tín dụng thương mại đề cập tới 3 vấn đề
chính: lợi thế thu thập thông tin, lợi thế điều khiển người mua và lợi thế thu
hồi tài sản.
- Lợi thế thu thập thông tin
Do có sự am hiểu tường tận về lĩnh vực hoạt động, nhà cung cấp (người
bán) có thể tìm hiểu về mức độ tín nhiệm của khách hàng tốt hơn những
người cho vay khác. Hơn nữa, do có sự tiếp xúc thường xuyên với khách
hàng, nhà cung cấp có thể thu thập thông tin nhanh hơn và ít tốn kém hơn các
định chế tài chính. Các thông tin về người mua xuất hiện trong quá trình hoạt
động kinh doanh: hành động của người mua biểu lộ trực tiếp thông tin về tình
trạng tài chính của họ tới người bán. Theo Smith (1978) “tín dụng thương mại
được xem là phương thức hợp đồng để đối phó với thông tin không cân xứng
ở thị trường hàng hóa trung gian”.
- Lợi thế điều khiển người mua
Nếu hàng hóa được cung cấp bởi một người cung cấp đặc quyền,
người cung cấp có thể đe dọa ngưng cung cấp khi khách hàng có hành vi sai
hẹn. Ở trường hợp này người cung cấp (người bán) có được lợi thế điều
khiển người mua.
- Lợi thế thu hồi sản phẩm
Người cung cấp có khả năng thu hồi hàng hóa đã được cung cấp trong
trường hợp người mua bị phá sản. Mặc dù các tổ chức tín dụng có thể thu hồi
tài sản của khách hàng để trừ nợ cũng như những nhà cung cấp, những nhà
cung cấp do có mạng lưới hoạt động rộng khắp nên chi phí thu hồi và thanh lý
có thể thấp hơn. Lợi thế này phổ biến ở mọi lĩnh vực và mọi hàng hóa. Nhà
cung cấp còn có lợi thế hơn hẳn các tổ chức tín dụng ở chỗ: khối lượng hàng

bán càng lớn thì càng ít hàng hóa bị sử dụng sai mục đích và do đó khả năng
thu hồi cao hơn nếu khách hàng sai hẹn hay bị phá sản.


11

b. Lý thuyết phương tiện phân định giá (Trade credit as means of price
disrmination)
Schwart & Whitcomb (1978) lập luận rằng tín dụng thương mại được
sử dụng khi công việc phân định giá công khai được luật pháp cho phép.
Brennan và các cộng sự (1988) cho rằng một người độc quyền có thể sử dụng
các điều khoản tín dụng để phân định giá giữa các khách hàng mua và chịu trả
tiền mặt bằng cách ấn định các điều khoản tín dụng hấp dẫn thanh toán chậm
nhưng không quá trễ. Mô hình này được duy trì trong trường hợp cung của thị
trường cạnh tranh không hoàn hảo. Người cung cấp có thể sử dụng tín dụng
thương mại như một phương thức tài trợ cho khách hàng không vay được vốn
từ các định chế tài chính.
Tín dụng thương mại làm giảm chi phí đáng kể đối với những người
cho vay có chất lượng thấp, bởi vì các điều khoản cần độc lập với chất lượng
của khách hàng – ngược lại với tín dụng của ngân hàng. Lãi suất sau đó
thường phản ánh tất cả các đặc tính rủi ro sẽ ưa chuộng tín dụng thương mại
hơn các nguồn tài trợ khác. Biais & Goller (1987) đã xây dựng một mô hình
tín dụng thương mại và kết luận rằng các doanh nghiệp khó khăn về tín dụng
ngân hàng thường sử dụng tín dụng thương mại nhiều hơn. Theo mô hình của
Brenan và các cộng sự (1988) lợi nhuận khi sử dụng tín dụng thương mại hơn
hẳn lợi nhuận khi không sử dụng tín dụng thương mại.
c. Các lý thuyết về chi phí giao dịch (Transaction cots Theores)
Lý thuyết này được xây dựng bởi Schwart năm 1974 và Ferrs phát triển
năm 1981. Lý thuyết này lập luận rằng tín dụng thương mại có thể làm giảm
chi phí giao dịch, vì khách hàng không phải thanh toán bằng tiền mặt cho mỗi

lần cung cấp mà họ có thể dồn tích nghĩa vụ thanh toán để hoàn trả sau đó
theo định kỳ, do đó giảm được chi phí giao dịch.


12

Hơn nữa, nếu nhu cầu các yếu tố đầu vào của một doanh nghiệp có tính
thời vụ cao, doanh nghiệp bắt buộc phải dự trữ nhiều hàng tồn kho để đảm
bảo cho quá trình sản xuất được liên tục do đó làm tăng chi phí dự trữ và chi
phí sản xuất trong khi thu nhập bị chậm trễ. Bằng cung ứng tín dụng thương
mại, người cung cấp có thể kích thích khách hàng mua sớm hoặc thường
xuyên hơn vì họ có thể quản lý tình trạng hàng tồn kho tốt hơn, không những
giảm sức ép về nhu cầu tài trợ vốn mà còn giảm được chi phí giao dịch.
Lý thuyết về lợi thế tài trợ, lý thuyết phương tiện phân định giá và lý
thuyết về chi phí giao dịch đều chứng tỏ vai trò quan trọng của tín dụng
thương mại đối với nhà cung cấp (người cho vay) và nhà sản xuất (người đi
vay). Người cung cấp có thể sử dụng tín dụng thương mại như một phương
thức tài trợ cho những khách hàng không vay được vốn từ các định chế tài
chính. Tín dụng thương mại được xem là phương thức hợp đồng để đối phó
với thông tin không cân xứng ở thị trường hàng hóa trung gian và các doanh
nghiệp khó khăn về tín dụng ngân hàng thường sử dụng tín dụng thương mại
nhiều hơn.
1.2. Lý luận về tăng cường vốn tín dụng cho ở hộ nông dân chăn nuôi
1.2.1. Quan niệm về gia cầm, chăn nuôi lợn và gia cầm của hộ
1.2.1.1. Quan niệm về lợn, gia cầm
Lợn là một trong những loại gia súc, là động vật ăn tạp, chúng ăn cả
thức ăn có nguồn gốc động và thực vật cũng như thức ăn thừa của con người.
Trong điều kiện hoang dã, chúng là các động vật chuyên đào bới, tức là luôn
dũi đất để tìm kiếm thức ăn.
Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các loài động vật có hai chân, có lông

vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người nuôi giữ, nhân giống nhằm
mục đích sản xuất trứng, lấy thịt hay lông vũ.


13

Những loài gia cầm điển hình gồm: gà, vịt, ngan, ngỗng. Các loài gia
cầm có khả năng bơi, ưa thích sống trong môi trường nước thường được gọi
là thủy cầm. Gia cầm cũng bao gồm các loài chim khác bị giết để lấy thịt,
chẳng hạn như chim bồ câu, chim cút hoặc dùng là vật cảnh, giải trí như gà lôi
hay gà chọi, chim cảnh…
1.2.1.2. Các loại hình chăn nuôi lợn và gia cầm
Loại hình chăn nuôi là thuật ngữ dùng để chỉ các nhóm tổ chức chăn
nuôi có những đặc trưng khác nhau.

Hiện nay, ở nước ta có thể chia các tổ

chức chăn nuôi lợn và gia cầm thành 3 loại hình tương ứng với 3 phương thức
chăn nuôi:
a. Chăn nuôi hộ gia đình quy mô nhỏ (chăn nuôi truyền thống)
Đây là phương thức chăn nuôi có từ lâu đời và vẫn tồn tại phát triển ở
hầu khắp vùng thôn quê Việt Nam. Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này
là đầu tư vốn ban đầu ít, đàn lợn chỉ 1 – 5 con chủ yếu để tận dung thức ăn
thừa, còn đàn gia cầm được thả rông, tự tìm kiếm thức ăn là chính và cũng tự
ấp và nuôi con; chuồng trại đơn giản, vườn thả có hoặc không có hàng rào
bao che; thời gian nuôi kéo dài (đối với gà thịt thường nuôi tới 6-7 tháng mới
đạt khối lượng để giết thịt). Do chăn thả tự do, môi trường chăn nuôi không
đảm bảo vệ sinh dịch tễ khiến đàn gia cầm dễ mắc bệnh, dễ chết nóng, chết
rét, tỷ lệ nuôi sống thấp, hiệu quả kinh tế không cao.
Tuy vậy, phương thức chăn nuôi này có những ưu điểm nhất định phù

hợp với các giống lợn, gà địa phương, chất lượng thịt lợn, thịt gà thơm ngon,
vốn đầu tư không đòi hỏi lớn (chủ yếu là tiền mua giống ban đầu). Chính vì
thế mà đối với các nông hộ nghèo phương thức chăn nuôi này dễ áp dụng và
hộ nào cũng có thể nuôi được 1 - 5 con lợn, vài ba chục con gia cầm. Mặc dù
chưa đạt năng suất cao và hiệu quả kinh tế thu được chưa lớn, song hầu hết số
hộ lao động nông nghiệp thường áp dụng phương thức chăn nuôi này bởi vậy


14

hàng năm đã sản xuất ra khoảng 65% số lượng đầu con gà thịt ở Việt Nam
(Theo Viện chăn nuôi Việt Nam)..
b. Chăn nuôi nông hộ, nông trại QM vừa (chăn nuôi bán công nghiệp)
Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn những
kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật nuôi dưỡng tiên tiến. Điều đó
có nghĩa là chế độ dinh dưỡng và quá trình phòng bệnh cho gia súc, gia cầm
đã được coi trọng hơn. Mục tiêu của chăn nuôi mang đậm tính sản xuất hàng
hóa, chứ không thuần túy là sản xuất tự cung tự cấp. Gia cầm được nuôi theo
từng lứa, mỗi lứa 200 đến 500 con (Theo viên chăn nuôi Việt Nam).
Để áp dụng phương thức chăn nuôi này, ngoài yêu cầu phải có diện tích
rộng để xây dựng chuồng trại, vườn rộng được bao bọc bởi hàng để thả gia
súc, gia cầm lúc thời tiết đẹp thì cần phải đầu tư xây dựng và mua sắm chuồng
trại, các dụng cụ máng ăn, máng uống, hệ thống sưởi ấm (cho đàn gia cầm
mới nở),…. Với hình thức chăn nuôi bán công nghiệp thì lượng thức do người
chăn nuôi cung cấp là rất quan trọng. Có như vậy mới rút ngắn được thời gian
nuôi mỗi lứa và tăng năng suất của đàn lợn và gia cầm. Ngoài ra với hình thức
chăn nuôi này lượng thức ăn có sẵn trong tự nhiên như giun, dế, sâu bọ, rau,
cỏ mà đàn gia cầm tự kiếm ăn được sẽ làm cho chất lượng thịt gà ngon và
thơm hơn.
Loại hình chăn nuôi nông trại, bán công nghiệp so với phương thức

chăn nuôi truyền thống thì phương thức chăn nuôi bán thâm canh, đàn lợn, gia
cầm tăng trọng nhanh hơn, tỷ lệ nuôi sống cao hơn, khống chế được bệnh tật
tốt hơn, thời gian nuôi mỗi lứa ngắn hơn và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
c. Chăn nuôi trang trại, doanh nghiệp (chăn nuôi công nghiệp)
Là hình thức chăn nuôi nhốt hoàn toàn và sử dụng thức ăn công nghiệp.
Với cách nuôi này có thể rút ngắn thời gian nuôi. Mỗi lứa có thể nuôi trên 50


15

con đối với đàn lợn, từ 200-500 con đối với đàn gà. Phương thức nuôi này
thường được áp dụng tại một số địa phương ven đô thị, nơi đất chật, không có
vườn, đồi để thả. Khi áp dụng phương thức nuôi nhốt hoàn toàn đòi hỏi phải
đầu tư xây chuồng trại. Lợn, gia cầm được nuôi nhốt hoàn toàn tuy mau lớn
hơn, thịt mềm hơn, song chất lượng thịt không chắc đậm, mùi vị thơm ngon
không bằng lợn, gia cầm nuôi thả, giá bán thấp hơn so với lợn, gà được nuôi
tự do.
1.2.2. Đặc điểm về vốn của hộ và vốn tín dụng cho hộ chăn nuôi lợn và gia cầm.
1.2.2.1. Đặc điểm chăn nuôi lợn và gia cầm của hộ
a. Hộ nông dân là gì?
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân vừa là đơn vị sản
xuất vừa là đơn vị tiêu dùng. Để chăn nuôi lợn và gia cầm nông hộ phải tiến
hành mua các yếu tố đầu vào (con giống, thức ăn, thuốc thú y…) và một số
yếu tố đầu vào sẵn có (đất đai, lao động…) để tiến hành chăn nuôi.
Hộ vừa là người sản xuất nên nông hộ chăn nuôi có mục tiêu thứ nhất
là phải tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời tận dụng được các nguồn thức ăn cho
gia cầm từ các sản phẩm phụ của sản xuất nông nghiệp, ăn uống… tức là tối
thiểu hoá các chi phí đầu vào trong chăn nuôi lợn và gia cầm.
Hộ vừa là người tiêu dùng nên nông hộ có mục tiêu thứ hai là tối đa hoá
lợi ích thông qua việc tăng độ thoả dụng, tăng khối lượng sản xuất và thời gian

thư nhàn và hạn chế thấp nhất khi có rủi ro xảy ra. Nhiều hoạt động cả sản xuất
và tiêu dùng của nông hộ chẳng bao giờ có sự tham gia và tác động của thị
trường.
Có thể nói đời sống của nông hộ đã gặp rất nhiều khó khăn vì thu nhập
bấp bênh hơn so với các đối tượng khác và hơn nữa sản xuất nông nghiệp lại
gặp nhiều rủi ro cho nên một khi xảy ra bất trắc về sản xuất và đời sống thì họ
gặp rất nhiều khó khăn để quản lý các rủi ro đó.


×