Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Rối loạn tâm thần thường gặp trên phụ nữ có thai dưới 24 tuần tại huyện Đông Anh Hà Nội năm 20142015 và các yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.46 KB, 49 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn tâm thần là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến mang tính toàn cầu.
Trên thế giới cứ 3 người lại có một người bị mắc bệnh rối loạn tâm thần (có tiêu
chí đầy đủ) tại một thời điểm nào đó trong đời họ [1]. Các rối loạn tâm thần đang
ngày càng trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân là do các điều
kiện nghèo khổ kéo dài (thiếu điều kiện giáo dục, ăn ở, triển vọng công ăn, việc
làm, công việc quá tải), các thay đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội, xung đột chính
trị và thiên tai [2]. Theo thống kê dịch tễ học về Sức khỏe tâm thần của Tổ chức Y
tế thế giới, các rối loạn (bệnh tật) liên quan đến stress đang gia tăng rất nhanh, tỷ lệ
chung trong dân số có thể từ 5% - 10% và thậm chí ở một số nước phát triển con số
này còn lên đến 15% - 20%. Cũng theo WHO, vào năm 2010, các rối loạn tâm thần
chiếm 15% tổng số gánh nặng bệnh tật của xã hội.
Sức khỏe tâm thần ở Việt Nam không nằm ngoài tình hình chung của toàn cầu.
Kết quả điều tra quốc gia năm 1999-2000 cho thấy tỷ lệ mắc 10 bệnh tâm thần phổ
biến là 15%. Gần đây một số nghiên cứu ở quy mô nhỏ hơn cho thấy tỷ lệ rối loạn
tâm thần khoảng 20-30% [3].
Các rối loạn tâm thần thường gặp bao gồm một nhóm các trạng thái lo âu trầm
cảm và rối loạn dạng cơ thể, thường gặp phải trong cộng đồng và hệ thống chăm
sóc sức khỏe ban đầu [TLTK]. Mang thai và sinh con được chứng minh là yếu tố
nguy cơ làm xuất hiện và nặng thêm các rối loạn tâm thần. Stress khi mang thai
xảy ra ở rất nhiều phụ nữ[TLTK]. Tâm trạng thay đổi khi mang thai có thể được
gây ra bởi căng thẳng, mệt mỏi, thay đổi trong trao đổi chất của cơ thể hoặc bởi các
hormone estrogen và progesterone. Mặt khác, còn do mối quan hệ của người phụ
nữ trong xã hội, mối quan hệ với chồng và các căng thẳng trong cuộc sống gia
đình hàng ngày [TLTK].


Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính rằng tỷ lệ các rối loạn tâm thần thường
gặp trên phụ nữ mang thai ở các nước thu nhập thấp trung bình từ 10% đến
41,2%[4].
Tại Việt Nam một nghiên cứu được tiến hành trên phụ nữ mang thai từ 12 đến


20 tuần, sử dụng thang đo EDPS cho kết quả có 40% phụ nữ mang thai ở đầu thai
kì và 28% phụ nữ mang thai ở cuối thai kì có các rối loạn tâm thần thường gặp[5].
Rối loạn tâm thần thường gặp được coi là nghiêm trọng đối với phụ nữ mang
thai vì nó không những ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn gián tiếp
ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Sự xuất hiện của rối loạn tâm thần thường
gặp (CMDs) trong khi mang thai là một yếu tố dự báo trầm cảm sau sinh. Đứa trẻ
sơ sinh có bà mẹ bị trầm cảm có sự tăng trưởng phát triển kém hơn so với trẻ sơ
sinh của các bà mẹ không bị trầm cảm.
Hiện tại, ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về rối loạn tâm thần
thường gặp trên phụ nữ, đặc biệt là đối với phụ nữ có thai và những yếu tố ảnh
hưởng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:” Rối loạn tâm thần thường gặp trên phụ
nữ có thai dưới 24 tuần tại huyện Đông Anh- Hà Nội năm 2014-2015 và các
yếu tố liên quan” với những mục tiêu chính sau:
1.

Mô tả thực trạng rối loạn tâm thần thường gặp đo bằng thang SRQ-20 trên

2.

phụ nữ có thai dưới 24 tuần tại huyện Đông Anh- Hà Nội năm 2014-2015.
Liên quan giữa rối loạn tâm thần thường gặp và một số yếu tố về bản thân
người phụ nữ, hành vi của chồng và cuộc sống gia đình.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1Các khái niệm và định nghĩa
1.1.1 Rối loạn tâm thần thường gặp (Common mental disorders)
Rối loạn tâm thần thường gặp bao gồm một nhóm các trạng thái lo âu, trầm
cảm và rối loạn dạng cơ thể, thường gặp phải trong cộng đồng và hệ thống chăm
sóc sức khỏe ban đầu [6]. CMDs hiện đang là nguyên nhân hàng đầu về sức khỏe

tâm lí trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu [7]. Nghiên cứu trên nhiều quần thể sinh
học luôn cho thấy rằng nghèo đói và không được chăm sóc làm tăng nguy cơ gặp
những rối loan này [8].
Rối loạn này có triệu chứng như là: mệt mỏi, chứng mất ngủ, tính hay quên,
khó tập trung, tính dễ kích thích và rối loạn bản thể [6].
Rối loạn tâm thần thường gặp (CMDs) phổ biến hơn ở phụ nữ, một phần là do
sự chênh lệch về giới trong tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ về… [9].
1.1.2

Rối loạn tâm thần thường gặp trên phụ nữ mang thai

CMDs trong thời kì mang thai là rối loạn trầm cảm và lo âu được phân loại
trong ICD-10 là “loạn thần kinh, rối loạn liên quan đến stress chất vè tinh thần” và
“rối loạn tâm trạng” [10][11].


Mang thai và sinh con được chứng minh là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện và
nặng thêm các rối loạn tâm thần [12]. CMDs đã được nghiên cứu cả trong dân số
nói chung và trong phụ nữ có thai so với phụ nữ không mang thai. Trong thời gian
mang thai, CMDs đã được coi là một yếu tố dự báo khả năng các kết quả của sản
khoa và trẻ sơ sinh[13][14].
Thay đổi về sinh lý trong quá trính mang thai tác động đến tâm lí của người
phụ nữ. Các chuyên gia tìm thấy mối quan hệ giữa hàm lượng hormone và chất dẫn
truyền thần kinh của não (đặc biệt là serotonin- một chất hóa học điều khiển tâm
trạng) gây nên xáo trộn trong tâm sinh lý ở phụ nữ mang thai. Khi phụ nữ mang
thai, cơ thể có những thay đổi toàn diện, do những biến đổi trong trao đổi chất của
cơ thể hoặc bởi các hoormone estrogen và progesterone. Sự thay đổi hàm lượng
hoormone có ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trong đó có các chất tác động “điều
chỉnh” tâm trạng. Cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, cáu gắt hay lo lắng đều xuất phát
từ căn nguyên này. Phụ nữ khi mang thai đều ít nhiều có những thay đổi, tùy thuộc

vào cơ địa, thể chất và điều kiện sống của mỗi người. Nhìn chung, những bất ổn
trong tâm lý của bà bầu suốt thai kỳ là điều khó tránh do chịu sự chi phối của
những thay đổi hormone bên trong cơ thể.
Sự thay đổi hàm lượng các hóc môn trong thai kì dẫn đến sự thay đổi cảm xúc
của người phụ nữ [15]. Quá trình mang thai xảy ra sự thay đổi của 6 hormone
chính sau đây:


Human Chorionic Gonadotropin (HCG): không có nghiên cứu nào chắc
chắn khẳng định những gì là nguyên nhân gây ra ốm nghén, nhưng nhiều
bác sĩ cho rằng nó có liên quan đến mức độ tăng HCG. Phụ nữ có hàm



lượng HCG cao thường bị buồn nôn và nôn nhiều hơn.
Progesterone: làm giãn cơ trơn, mạch máu gây nên huyết áp thấp hơn
bình thường và đôi khi chóng mặt.Sự tăng lượng Progesterone khiến não


bộ chùng xuống và khiến cho sản phụ dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ





trong suốt thời kì mang thai.
Estrogen : nổi tĩnh mạch dưới da, buồn nôn, tăng sư thèm ăn và một số
thay đổi về da.
Oxytocin tác dụng giảm căng thẳng và lo lắng.
Prolactin có tác dụng an thần.

Relaxin làm giãn dây chằng, khiến bạn đau mỏi và hạn chế vận động các
khớp gối, hông và mắt cá chân.

1.2

Tình hình rối loạn tâm thần thường gặp đối với phụ nữ mang thai
1.2.1 Tình hình trên thế giới

Một nghiên cứu tổng quan được thực hiện bằng cách tìm kiếm trên
PubMed/MEDILINE, LILACS, và cơ sở dữ liệu SciELO tìm các nghiên cứu có
liên quan bằng văn bản tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, không giới
hạn năm xuất bản và chỉ sử dụng các nghiên cứu liên quan đến con người. Kết quả
tổng cộng có 25 bài viết được lựa chọn. Có một sự đồng thuận giữa các nghiên cứu
rằng tỷ lệ trung bình của CMDs trong khi mang thai là 20%. Tuy nhiên trong khi rà
soát tất cả các văn bản trên hệ thống, kết quả thu được là tỷ lệ CMDs trong khi
mang thai có tần số thay đổi từ 12 đến 43%. Cả ở trong các nước có thu nhập thấp
và trung bình (LAMIC) và các nước có thu nhập cao [14].
Các nước có thu nhập thấp
Các rối loạn tâm thần thường gặp (lo âu, trầm cảm và rối loạn dạng cơ thể) phổ
biến ở những phụ nữ sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, người
đang mang thai hoặc mới sinh con. Một tổng quan và phân tích hệ thống kết luận
rằng trung bình ở các nước này, 16% phụ nữ mang thai và 20% phụ nữ chăm sóc
trẻ sơ sinh có triệu chứng đáng kể của một rối loạn tâm thần, và tỷ lệ này cao hơn
nhiều ở các phụ nữ không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế và an sinh xã
hội [16].


Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính rằng tỉ lệ các rối loạn tâm thần thường
gặp ở phụ nữ mang thai ở các nước thu nhập thấp trung bình từ 10% đến 41.2%
[4]. Tại Brazil, nghiên cứu sử dụng SRQ-20 để đánh giá với điểm cắt là 7/8 cho

kết quả là tỷ lệ nhiễm CMDs trong phụ nữ mang thai ở vùng có sự phát triển kinh
tế xã hội thấp là 20,2% [17].
Một nghiên cứu trên phụ nữ có thai tại Jimma Zone phía tây nam Ethopia
(châu Phi); sử dụng SRQ-20 để đánh giá đã cho kết quả tỷ lệ phụ nữ mang thai
có CMDs là 22,4% [18].
Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành với 1120 phụ nữ mang thai ở độ tuổi
18-49 tuổi, tại bang Pernambuco ở Đông Bắc Brazil, vùng có tỷ lệ cao các gia
đình có thu nhập thấp. CMDs được đánh giá bằng cách sử dụng SRQ-20 cho
kết quả tỷ lệ phụ nữ có CMDs trong khi mang thai là 33,8% [19].
Các nước có thu nhập cao
Nghiên cứu khác tiến hành ở vùng thủ đô của Ethopia, 753 phụ nữ mang
thai đã được đưa vào nghiên cứu. Kết quả là tỷ lệ có CMDs (SRQ-20 score>
6) đã được tìm thấy là 26,2% (95% CI 23,04 -29,36) [20].
1.2.2

Tình hình tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện đã có một số nghiên cứu về rối loạn tâm thần thường gặp
trên phụ nữ mang thai, nhưng chưa có nghiên cứu nào sử dụng thang đo SRQ-20
để đánh giá.
Một nghiên cứu được tiến hành trên phụ nữ mang thai từ 12 đến 20 tuần ở địa
bàn tỉnh Hà Nam. Sử dụng EDPS với điểm cắt >=4 cho kết quả: CMDs trên phụ
nữ có thai ở đầu thai kì là 40% và cuối thai kỳ là 28% [5].


Một nghiên cứu khác ở vùng nông thôn Việt Nam về CMDs sử dụng thang đo
EPDS cho kết quả: Tỷ lệ CMDs đầu thai kì là 22,4%, cuối thai kì là 10,7% và cả 2
đợt đánh giá là 17,4%. CMDs là phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam, yếu tố
nguy cơ tâm lí xã hội đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề sức khỏe cộng
đồng [21].

1.2.3

Một số yếu tố ảnh hưởng đến CMDs

Yếu tố bản thân người phụ nữ
Nhiều nghiên cứu được tiến hành ở LAMIC đã chỉ ra các triệu chứng của
CMDs có thể trầm trọng hơn do hút thuốc và uống rượu bia trong khi mang thai
[22].
Phụ nữ trong thai kỳ gặp phải các vấn đề sản khoa có nguy cơ bị CMDs cao
hơn gần 2 lần với OR = 1,941 (1,146-3,287). Phụ nữ có thai ngoài ý muốn có nguy
cơ bị CMDs cao hơn gần 4 lần với OR = 3,595 (2,330-5,546). Bệnh tâm thần
trong quá khứ cũng đã được tìm thấy có liên quan đáng kể với tình trạng CMDs
với OR (CI 95%) = 4,482 (1,614-12,449) [20].
Yếu tố hành vi của người chồng
Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành với 1.120 phụ nữ mang thai ở độ tuổi
18-49 tuổi, những người đã đăng ký trong chương trình sức khoẻ gia đình ở thành
phố Recife, đông bắc Brazil, giữa năm 2005 và 2006. CMDs được đánh giá bằng
cách sử dụng bộ câu hỏi tự đánh giá SRQ-20. Bạo lực đối tác thân mật được định
nghĩa là tâm lý, thể chất và tình dục hành vi lạm dụng cam kết đối với phụ nữ do
các đối tác của họ. Tỷ lệ thô và tỷ lệ cược được điều chỉnh ước tính cho hiệp hội
nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy logistic. Kết quả các hình thức phổ biến
nhất của bạo lực do chồng là bạo lực tâm lý. Sự phổ biến của rối loạn tâm thần


thường gặp là 71,0% trong số phụ nữ cho biết tất cả các hình thức bạo lực trong
thời kỳ mang thai và 33,8% trong số những người không bị bạo lực tình dục. Rối
loạn tâm thần thường được gắn liền với bạo lực tâm lý (OR 2.49, 95% CI 1,8; 3,5),
thậm chí không có bạo lực thể xác hoặc tình dục. Khi bạo lực tâm lý được kết hợp
với bạo lực thể xác hoặc tình dục, nguy cơ rối loạn tâm thần thường gặp thậm chí
còn cao hơn (OR 3,45; 95% CI 2,3; 5,2) [19].

Yếu tố mối quan hệ gia đình và xã hội
Các phụ nữ mang thai sống ở khu vực nông thôn có khả năng giảm nguy cơ rối
loạn tâm thần kinh tới 43% (OR 95% CI: 0,57 (0,38, 0,85) . Thu nhập hàng tháng
thấp hơn (OR 95%CI: 1.94 (1.12, 3.35)). Ngoài ra còn có các yếu tố khác như bạo
lực đối tác thân mật (bạo lực do chồng) (OR 95% CI: 10,1 (4.78, 21,57)), nghề
nghiệp (OR 95% CI: 4,45 (1,79, 11,02)), tình trạng hôn nhân (OR 95% CI: 0,26
(0,13, 0,53), và tiền sử gia đình (OR 95% CI: 5.12 (2.38, 11.00) cho thấy liên kết
với CMDs [18].
Hậu quả của CMDs
Hậu quả trên bà mẹ
1.2.4


Trầm cảm, lo lắng và stress trong khi mang thai có thể gây ra tiền sản giật/sản
giật (PE/E) [23]. Trầm cảm và lo lắng trong đầu thai kỳ có nguy căng làm tăng
PE/E cao lên từ 2,5 đến 3,2 lần [24]. Tiền sản giật là một biến chứng đa hệ xảy ra
từ sau tuần thứ 20 của thai kỳ và gây ra tỷ tệ đáng kể mắc bệnh và tử vong trên cả
bà mẹ và thai nhi. Nghiên cứu bệnh chứng tiến hành tại quận Sukohajo cho kết quả
có sự liên quan đáng với tỷ lệ PE/E là: CMDs (dương tính) (P<0,01, OR=6,11,
95%CI: 2,99-14,07) [9].
Sự xuất hiện của CMDs trong khi mang thai là một yêu tố dự báo trầm cảm sau
sinh [22][25]. Trong một nghiên cứu nhắm tìm hiểu mối liên quan giữa trầm cảm


trong khi mang thai và trầm cảm sau sinh được thực hiên tại brazil sử dụng SRQ20 để đánh giá trầm cảm, được phát triển cho tầm soát rối loạn tâm thần thường
gặp. Kết quả tỷ lệ có triệu chứng trầm cảm sau sinh là 31,2%. Trong số đó có gần
50% đã có triệu chứng trầm cảm trong lúc mang thai. Những phụ nữ có triệu chứng
trầm cảm trước sinh có khản năng gặp trầm cảm sau sinh gấp 2,4 lần so vs những
phụ nữ ko có như vậy[25].



Hậu quả trên trẻ sơ sinh

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để kiểm tra mối liên quán giữa CMDs
khi mang thai và ảnh hưởng trên trẻ sơ sinh. CMDs được nhiều người nghiên
cứu cho rằng đó là dự đoán sự thay đổi quá trình sơ sinh và sự phát triển của
đứa bé [26].
Nghiên cứu tiến hành tại Pháp với 634 phụ nữ mang thai đã kết luận rằng
các triệu chứng lo lắng, trầm cảm kết hợp với các yếu tố sinh học cụ thể có liên
quan với sinh non tự phát [27]. Tại Brazil, một nghiên cứu theo chiều dọc tiến
hành tại thành phố Jundiai, bang São Paulo, tìm thấy mối liên quan giữa sự
căng thẳng trong quá trình mang thai và các biến nhẹ cân và sinh non. Trong
một nghiên cứu thuần tập lớn thực hiên ở nước Anh để điều tra mối liên hệ giữa
trầm cảm và lo âu trong khi mang thai và sinh thiếu cân thấy rằng sự kết hợp
với yếu tố trầm cảm là yếu hơn sau khi điều chỉnh yếu tố gây nhiễu [28].
Trẻ sơ sinh có bà mẹ bị trầm cảm có sự tăng trưởng kém hơn so với trẻ sơ
sinh của các bà mẹ không bị trầm cảm. Về trọng lượng, trẻ em sinh ở nhóm bà
mẹ trầm cả có nguy cơ bị nhẹ cân cao gấp 3,41 so với nhóm phụ nữ không bị
trầm cảm, với OR=3,41 (95%CI: 1,30-8,52). Khác biệt này có ý nghĩa thống kê;
ở tháng thứ 3 (trọng lương: OR 3.41, 95%CI 1,30-8,52; chiều dài: OR 3.28,


95%CI 1,03-10,47) và sau khi sinh 6 tháng (trọng lương: OR 4.21, 95%CI 1,3613,20; chiều dài OR 3.34, 95%CI 1,18-9,52). Bà mẹ bị trầm cảm có nhiều khả
năng cho bé ngừng bú sớm và con của họ có khả năng mắc phải tiêu chảy và
các bệnh truyền nhiễm khác cao hơn [29].
CMDs trên phụ nữ có thai ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhận thức của trẻ
con tại thời điểm 6 tháng tuổi, nếu không được giải quyết thì trạng có thể kéo
dài thêm [30].



Hậu quả về mặt kinh tế

Phụ nữ có rối loạn tâm thần trong thời kì chu sinh (những rối loạn xảy ra
trong khi mang thai cho đến 1 năm sau sinh) đã giảm khả năng tham gia vào các
hoạt động kinh tế xã hội và ít có khả năng tuân thủ các khuyến cáo chăm sóc y
tế [31][32].
1.3

Các thang đo rối loạn tâm thần thường gặp
1.3.1 Thang đo SRQ-20

SRQ-20 là một thang điểm đánh giá triệu chứng lo âu và trầm cảm về thể chất
và tinh thần, được phát triển bởi tổ chức y tế thế giới (WHO). Thang đo SRQ-20
được thiết kế như một dụng cụ để kiểm tra sự rối loạn tâm thần , nhất là ở các nước
đang phát triển. SRQ-20 gồm 20 câu hỏi, 16 câu triệu chứng cơ năng và 4 câu hỏi
về triệu chứng thực thể, được trả lời bằng có hoặc không. Thang đo này thường
được sử dụng như bộ câu hỏi tự trả lời. Ngoài ra những câu hỏi bổ sung khác nhau
đã được sử dụng kết hợp với SRQ-20 để kiểm tra cho sự rối loạn tâm thần và tình
trạng lạm dụng thuốc [33].
SRQ-20 đã được dùng để đánh giá CMDs cho nhiều đối tượng:




Nghiên cứu điều kiện làm việc và các rối loạn tâm thần thường gặp của



các bác sĩ ở Brazi cho thấy tỉ lệ các bác sĩ có CMDs là 24% [34].
Một cuộc khảo sát ở đại học Pernambuco-Brazil (UPE) giữa các sinh

viên của một số các khóa học chăm sóc sức khỏe cho thấy một tỉ lệ chung






sinh viên có CMDs là 34,1% [35].
Nghiên cứu thực hiện ở Campinas, Brazil sử dụng SRQ-20 cho thấy tỉ lệ
CMDs trong dân cư đô thị là 17% [36].
Nghiên cứu: CMDs và các yếu tố liên quan ở phụ nữ với trẻ sơ sinh ở
nông thôn Malawi đã chứng minh rằng CMDs là một gánh nặng sức khỏe
đáng kể ở những phụ nữ trẻ ở nông thôn Malawi, và được kết hợp với đói
nghèo, mối quan hệ khó khăn, nhiễm HIV và các vấn đề sức khỏe trẻ sơ
sinh [37].
Nghiên cứu CMDs và bạo lực do chồng trong thai kì được tiến hành tại Y
tế huyện II của thành phố Recife, Đông Bắc brazil, nơi đây các gia đình
có thu nhấp thấp chiếm tỉ lệ cao [19].

Bảng câu hỏi tự đánh giá: phụ lục 1.
Đánh giá các vấn đề sức khỏe gặp trong 4 tuần gần nhất. Mỗi câu trả lời có
tính 1 điểm, trả lời không tính 0 điểm. Rà soát trên toàn cầu nói chung cho thấy ở
mỗi nghiên cứu được đề nghị điểm cắt riêng. Số điểm sử dụng sẽ phụ thuộc và
ngôn ngữ, phương pháp nghiên cứu, đặc điểm của quần thể nghiên cứu cũng như
mục đích của nghiên cứu( ví dụ: Độ nhạy cảm cao, tính đặc hiệu cao hoặc giá trị
dự báo tối ưu…) [33].
SRQ-20 được giới thiệu bởi Harding vào năm 1980, để sàng lọc các rối loạn
tâm thần nhẹ và được xác nhận tại Brazil bởi Mari. Nghiên cứu cho thấy SRQ-20
đáp ứng các chỉ số trong nghiên cứu với độ nhạy 85% và độ đặc hiệu 80%. Điểm
số cao hơn hoặc bằng 6 cho nam giới và cao hơn hoặc bằng 8 cho nữ giới được coi

là có CMDs [38].


Nghiên cứu tại Rwanda cho thấy SRQ-20 có thể được sử dụng như một công
cụ để sàng lọc rối loạn tâm thần trong cộng đồng. Độ tin cậy của các SRQ-20 ở
phụ nữ là 85% và ở nam giới là 80%. Cắt điểm (cut-off) cần phải được điều chỉnh.
Phụ nữ và nam giới có điểm cắt tối ưu khác nhau.Đối với nam giới điểm cắt tối ưu
là 8 điểm và đối với nữ giới là 10 điểm [39].
Hiện tại ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu về SRQ-20. Năm 2004, các
tác giả đã tiến hành nghiên cứu Tính giá trị và độ tin cậy của SQR-20 tại Việt Nam.
Kết quả điểm cắt của SRQ-20 tại Việt Nam được khuyến khích sử dụng là cut-off
7/8, để xác định các trường hợp có CMDs với độ nhạy 73% và độ đặc hiệu 82%.
Nghiên cứu này xác định SRQ-20 thích hợp dùng để xác định tình trang rối loạn
tâm thần dùng trong cộng đồng tại Việt Nam [40].
Trong một nghiên cứu khác, sử dụng SRQ-20 để xác định tình trạng CMDs ở
một vùng nông thôn Việt Nam vào năm 2006, các tác giả đã khẳng định SRQ-20 là
công cụ phù hợp để đánh giá tình trang CMDs. Công cụ này thích hợp sử dụng cho
các nước đang phát triển nhưng điểm cắt tối ưu được xác định theo đặc điểm của
từng khu vực. Trong nghiên cứu tại cộng đồng, điểm cắt tối ưu là 6/7 với độ nhạy
là 85% và độ đặc hiệu là 61% [41].
Trong nghiên cứu này, xét về đặc điểm địa phương và đối tượng nghiên cứu,
chúng tôi sử dụng điểm cắt là 7/8 để xác định tình trạng CMDs.
1.3.2

Thang đo EPDS

EPDS là một thang điểm đánh giá trầm cảm chu sinh. Các EPDS chỉ là công cụ
sàng lọc. Nó không dùng để chẩn đoán trầm cảm- việc được xác nhận bởi bác sĩ
chuyên khoa. Được thiết kế đặc biệt cho phụ nữ mang thai hoặc mới sinh con và nó
cũng được chứng minh là biện pháp hiệu quả khi đánh giá chứng trầm cảm nói

chung trong cộng đồng.


EPDS gồm 10 câu hỏi, mỗi câu có 4 phương án trả lời, mỗi câu trả lời được tính
điểm 0 1 2 3 tăng theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Đánh giá trong 7
ngày trước phỏng vấn. Nghiên cứu đã xác nhận sử dụng điểm cắt khác nhau trong
các đối tượng phụ nữ khác nhau. Cut-off (điểm cắt) điểm dao động từ 9 đến 13
điểm. Vì vậy để sai lầm về mặt an toàn , khi đạt 9 điểm trở lên hoặc có bất kì ý
tưởng tự sát (điểm 1 hoặc cao hơn ở câu hỏi số 10) cần lập tức được theo đõi đánh
giá trầm cảm, ngay cả khi điểm nhỏ hơn 9, nếu các bác sĩ cảm thấy đối tượng có
nguy cơ trầm cảm thì cũng cần giới thiệu một biện pháp chăm sóc theo dõi cụ thể.
1.3.3

Thang đo ICD-10 và DSM-IV

Hiện nay, trên thế giới đang sử dụng hai phương tiện để chẩn đoán trầm cảm là
Bảng phân loại bệnh quốc tế ICD-10 và DSM-IV (1994) của Hội tâm thần Mỹ. Về
cơ bản ICD-10 và DSM-IV là thống nhất với nhau (Nguyễn Việt,1995) nên chúng
ta có thể sử dụng kết hợp cả hai.
Chẩn đoán theo Bảng phân loại quốc tế lần thứ 10 (ICD-10)
Dựa vào sự phán đoán lâm sàng, trên cơ sở số lượng, loại, mức độ trầm trọng
của triệu chứng hiện có ICD-10 đã chỉ ra và phân biệt giữa các giai đoạn trầm cảm
nhẹ, vừa, nặng.
Các triệu chứng điển hình:
-

Khí sắc trầm
Mất mọi quan tâm thích thú
Giảm năng lương, giảm hoạt động, tăng mệt mỏi


Các triệu chứng phổ biến khác:
-

Giảm sút sự tập trung và sự chú ý
Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin
Có những ý tưởng bị tội và không xứng đáng
Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan


-

Có ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát
Rối loạn giấc ngủ
Ăn mất ngon

Các triệu chứng sinh học: sút cân, rối loạn giấc ngủ, táo bón, mất ngon miệng,
giảm dục năng, dao động khí sắc trong ngày, nhiều phụ nữ có rối loạn kinh nguyệt.
Thang đo DSM-IV
Tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV về giai đoạn trầm cảm chủ yếu yêu cầu sự
hiện diện của 5 trong số các triệu chứng sau đây và kéo dài ít nhất hai tuần. Tối
thiểu 01 trong 05 triệu chứng này phải là khí sắc trầm nhược hoặc là mất hứng thú
hay sự hài lòng.
- Khí sắc trầm buồn hầu như cả ngày và gần như tất cả các ngày.
- Mất mọi quan tâm hứng thú trong các hoạt động thường ngày.
- Khó khăn trong việc ngủ (mất ngủ, không ngủ sâu, không trở lại được giấc ngủ
sau khi bị thức giấc, ngủ nhiều).
- Thay đổi trong cường độ hoạt động, chậm chạp, hoặc dễ bị kích động.
- Mất cảm giác thèm ăn và sút cân, hoặc tăng cảm giác thèm ăn, tăng cân.
- Mất năng lượng, mệt mỏi rõ.
- Tự nhận thức phủ định, tự trách mình và tự buộc tội, cảm giác vô giá trị và tội lỗi.

- Những lời phàn nàn hoặc có bằng chứng khó khăn trong việc tập trung chú ý, tư
duy chậm chạp và không thể tự quyết định được mọi việc.
- Suy nghĩ luẩn quẩn về cái chết hay tự tử.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1
2.1.1

Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
Địa điểm nghiên cứu.


Hình 1: Bản đồ huyện Đông Anh- Hà Nội
Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Đông Anh, một huyện ngoại thành Hà
Nội. Nó nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội và nằm trong vùng quy
hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch đã được Chính phủ và
Thành phố phê duyệt, là đấu mối giao thông quan trọng nối Thủ Đô Hà Nội với các
Tỉnh phía Bắc.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 18.230 ha; trong đó: Đất nông nghiệp 9.785 ha.
Huyện có 23 xã, 1 thị trấn; 156 thôn, làng và 62 tổ dân phố. Đến nay huyện có 85
làng văn hoá, trong đó có 35 làng văn hoá cấp Thành phố. Dân số trên 331.000
người, trong đó: dân cư đô thị chiếm 11%. Thu nhập chính của người dân từ nông
nghiệp (80%).


Có 33,3 km đường sông (sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lô) và 21km sông
nội huyện (sông Thiếp).
Có 33km đừng sắt, 4 ga thuộc các tuyến Hà Nội đi lào Cai; Hà Nội – Thái
Nguyên và có đừng QL3, quốc lộ Thăng Long – Nội Bài, QL23.
Về công nghiệp Đông Anh có 2 khu công nghiệp lớn: Khu công nghiệp Đông
Anh và khu công nghiệp Thăng Long. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một số

làng nghề truyền thống đang được đầu tư và phát triển mạnh tại các xã Liên Hà,
Vân Hà, Dục Tú…Đóng trên địa bàn huyện có trên 700 công ty TNHH, 355 công
ty cổ phần, 105 doanh nghiệp tư nhân, gần 30 công ty nhà nước một thành viên và
trên 13000 hộ kinh doanh cá thể.
Thu nhập chính của người dân từ nông nghiệp (80%).
Huyện Đông Anh có hai bệnh viện là bệnh viện Bắc Thăng Long và bệnh viện
đa khoa Đông Anh. Đa số phụ nữ đến hai bệnh viện để khám thai và sinh con tại
hai bệnh viện này. Theo thống kê từ hai bệnh viện năm 2012, có 11600 phụ nữ
mang thai có chăm sóc tiền sản và sinh con tại đây.
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Đông Anh dưới sự giúp đỡ của Dự án
PAVE.
Thời gian nghiên cứu.

2.1.2

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015.
2.2

Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Phụ nữ mang thai tại huyện Đông Anh
Tiêu chuẩn lựa chọn: Phụ nữ mang thai dưới 24 tuần tại huyện Đông Anh

được lấy từ danh sách quản lý thai nghén của các trạm y tế xã của huyện Đông
Anh.


Tiêu chuẩn loại trừ:
Những thai phụ không có hộ khẩu thường trú tại địa điểm nghiên cứu và
thường xuyên di chuyển khỏi địa điểm nghiên cứu.
Những phụ nữ bị những bệnh nặng như: bệnh tiểu đường nặng, ung thư, bệnh

tim mạch phức tạp, bại liệt hoặc bệnh tâm thần nặng cũng bị loại khỏi nghiên cứu.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được ước tính dựa trên công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả
ước tính tỉ lệ:

2.3.2
2.3.2.1

Với mức ý nghĩa thống kê α = 0,05
Khoảng sai lệch mong muốn d = 0,05
Tỉ lệ phụ nữ mang thai có CMD p = 0,412 [20]
Cỡ mẫu cần thiết tính được là 373
Nghiên cứu này sử dụng một phần số liệu từ Dự án PAVE, với cỡ mẫu 497
(>373).
2.3.2.2 Cách chọn mẫu
Chọn 6 xã trong huyện Đông Anh  mỗi xã lấy 83 phụ nữ có thai. Những phụ
nữ có thai này sẽ được lấy từ danh sách quản lý thai nghén của cán bộ chuyên trách
dân số của các xã. Đến khi phỏng vấn đủ số lượng mẫu thì dừng lại.
2.3.3

Biến số và chỉ số nghiên cứu
Biến
số

số/chỉ


Định nghĩa/Cách tính

Loại
biến

Phương
pháp thu
thập


Tuổi của đối tượng Rời rạc
Bộ câu hỏi
tính theo năm dương lịch
phỏng vấn
Dân
Dân tộc của đối tượng Danh
tộc
mục
Tôn
Tôn giao của đối Danh
giáo
tượng
mục
Nghề Nghề chiếm nhiều thời Danh
nghiệp
gian nhất
mục
Trình Bậc học cao nhất của Thứ hạng
đối tượng đã hoàn thành

Thông tin độ học vấn
Tình
Tình
trạng
kết Danh
chung
trạng
hôn hôn/chưa kết hôn của đối mục
nhân
tượng
Tình
hình Kinh tế hộ gia đình theo xếp Thứ hạng
kinh tế gia hạng của nhà nước
đình
Số con Số con còn sống của Rời rạc
đối tượng
Tiền sử Trong quá khứ, đối Nhị phân
thai sản có tượng từng ít nhất một lần bị
sảy/ phá/ lưu sảy thai, lưu thai hoặc từng
thai
phá thai
Tình trạng rối Tình trạng tâm thần Nhị phân
loạn tâm thần của bệnh nhân, xác định dựa
Mục tiêu 1
vào SRQ-20, là một thang
điểm đánh giá triệu chứng
lo âu và trầm cảm (WHO).
Mục tiêu 2 Sự chủ động Trạng thái có chủ Nhị phân
mang thai
động hay không (ngoài ý

muốn) mang thai của người
phụ nữ
Giới tính thai Lần mang thai này là Danh
nhi lần mang con gái, con trai, hay không mục
thai này
biết.
Ý muốn có Sự quan tâm, mong muốn Nhị phân
con trai của giới tính thai nhi là con trai
người chồng của người chồng.
Hành vi uống Tần suất uống rượu của Thứ hạng
rượu
của người chồng.
-

Tuổi

-


người chồng
Hành vi bao Trong 12 tháng qua có ít
lực của người nhất một trong những hành
chồng
vi: Đe dọa hay dọa nạt bằng
bất cứ cách nào (quắc mắt,
quát mắng, đập phá đồ đạc);
Hăm dọa; Đánh/tát/ném cái
gì đó có thể gây tổn thương;
Ép buộc/gây áp lực bắt quan
hệ tình dục khi đối tượng

không muốn.
Mâu
Tần suất diễn ra cãi vã giữa
thuẫn/cãi vã hai vợ chồng
với chồng
Sự
Khi cần có thể nhờ
giúp đỡ của cậy được sự giúp đỡ của
người thân
người thân trong gia đình
phụ nữ hoặc gia đình chồng
Chung Đối tượng có hay không
sống cùng bố cùng sinh hoạt, ăn uống với
mẹ chồng
bố mẹ chồng.
2.4

Nhị phân

Thứ hạng
Nhị phân

Nhị phân

Kỹ thuật và phương pháp thu thập thông tin.
Kỹ thuật: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu
Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi định lượng

2.5


Quy trình thu thập số liệu.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị.
-

Xin phép lãnh đạo đơn vị nơi tiến hành phỏng vấn.
Tiến hành nghiên cứu định tính thăm dò (phỏng vấn thăm dò, quan sát)
các đối tượng cung cấp thông tin chính, là những người chuyên trách về
dân số và quản lý thai sản tại trạm y tế xã/thị trấn tại huyện Đông Anh.


-

Quan sát các cơ sở y tế tại địa điểm định nghiên cứu. Bố trí phòng đủ
riêng tư, kín đáo, an toàn và trang thiết bị, cơ sở vật chất như bàn, ghế,

-

quạt điện để có thể phỏng vấn đối tượng.
Lấy danh sách phụ nữ có thai được quản lý tại trạm y tế xã/thị trấn để có

-

thể lập danh sách đối tượng.
Xây dựng bộ công cụ định lượng.

Giai đoạn 2: Thử nghiệm bộ công cụ và cơ sở vật chất đã chuẩn bị.
-

Gửi giấy mời cho 15 đối tượng đủ tiêu chuẩn trong danh sách.
Tiến hành phỏng vấn đối tượng tại cơ sở.

Đánh giá phản hồi của đối tượng, của cộng tác viên tại xã/thị trấn về bộ

-

công cụ và cơ sở vật chất nơi tiến hành phỏng vấn.
Sửa đổi bộ công cụ và bổ sung, thay đổi cơ sở vật chất nếu cần.

Giai đoạn 3: Nghiên cứu định lượng trên quần thể nghiên cứu.
-

Gửi giấy mời cho các đối tượng thuộc quần thể nghiên cứu.
Sử dụng bộ câu hỏi định lượng đã xây dựng để phỏng vấn trực tiếp các
đối tượng nghiên cứu.

2.6

Quản lí chất lượng số liệu.
Sai số trong quá trình thu thập thông tin.
Đây là những sai số trong quá trình thu thập thông tin gây ra bởi cách điều tra

viên đặt câu hỏi hoặc do khả năng nắm bắt câu hỏi của các đối tượng còn hạn chế,
hoặc do sai sót khi ghi chép thông tin.
Sai số nhớ lại.
Sai số này xảy ra do những phụ nữ (đối tượng nghiên cứu) phải nhớ lại thời
điểm trước đó.
Đối tượng nghiên cứu không trả lời trung thực một số vấn đề.
Khắc phục.


Lựa chọn và tập huẩn kỹ cho điều tra viên: Đã lựa chọn điều tra viên là cán bộ

dân số tại các xã.
Phát triển bộ câu hỏi đơn giản, dễ hiểu.
Điều phối viên giám sát quá trình thu thập số liệu và đánh giá kết quả điều tra
với tỷ lệ 5%.
Tổ chức buổi họp thảo luận đánh giá công việc cuối mỗi tuần điều tra, rút kinh
nghiệm cho tuần điều tra sau.
2.7

Phân tích số liệu.
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata, sau đó được làm sạch, xử lý bằng

phần mềm SPSS 16.0. Các biến số được trình bày theo tần suất và tỷ lệ phần trăm.
Mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng rối loạn tâm thần thường
gặp được trình bày bằng tỷ suất chênh OR và ước lượng khoảng 95% CI.
2.8

Đạo đức nghiên cứu.
• Sự an toàn của người trả lời và nhóm nghiên cứu là rất quan trọng
• Những người tham gia nghiên cứu sẽ được đảm bảo tính bảo mật
thông tin và phải được sự đồng ý của họ thông qua bản đồng thuận


tham gia nghiên cứu.
Tất cả các thành viên trong nhóm nghiên cứu sẽ được lựa chọn và



được đào tạo chuyên nghiệp và tiến hành một cách cẩn thận
Phụ nữ tham gia nghiên cứu sẽ được giải thích rõ ràng về mục đích




của nghiên cứu và lợi ích của họ.
Thực hiện nguyên tắc giữ bí mật và giấu tên tất cả các thông tin liên
quan đến người được phỏng vấn. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu
không được gây thiệt hại cho người tham gia và bảo vệ họ bất cứ cách



nào có thể.
Các kết quả của nghiên cứu sẽ được phản hồi cho cộng đồng và các
viện liên quan.


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
3.1 Thực trạng rối loạn tâm thần thường gặp ở phụ nữ có thai dưới 24 tuần tuổi
3.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Bảng thông tin chung của đối tượng
Thông tin đối tượng
Tuổi
18 – 24 tuổi
25 – 34 tuổi
>35 tuổi
Học vấn
Mù chữ/ Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cao đẳng/ Đại
học
Nghề nghiệp

Công nhân viên
chức
Nông dân
Sinh viên
Khác
Tôn giáo
Không
Thiên chúa giáo
Đạo Phật

Tần số Tỉ lệ

95% CI

220
256
21

44,27
51,51
4,23

39,88
47,10
2,45

48,65
55,92
6,00


8
78
192
219

1,61
15,69
38,63
44,06

0,50
12,49
34,34
39,68

2,72
18,90
42,93
48,44

296

59,56

55,23

63,89

70
20

111

14,08
4,02
22,33

11,02
2,29
18,66

17,15
5,76
26,01

485
6
6

97,59
1,21
1,21

96,23
0,24
0,24

98,94
2,17
2,17



Xếp loại kinh tế
Nghèo/cận
11
2,21
nghèo
Chưa xếp loại
486
97,79
Số con
0 con
25
8,06
1 con
202
65,16
2 con
77
24,84
3 con
6
1,94
Tiền sử thai có sảythai/lưu thai/phá thai
Chưa từng
167
33,6

330
66,4


0,92

3,51

96,49

99,08

5,02
59,83
20,00
0,39

11,11
70,49
29,68
3,48

29,43
62,23

37,77
70,57

Bảng 3.1 cho thấy, trong số đối tượng phụ nữ có thai dưới 24 tuần tại Đông Anh
Hà Nội tham gia phỏng vấn, nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 25 tới 34 tuổi là chủ
yếu, chiếm hơn một nửa (51,51%), chỉ có 4,26% số người trên 35 tuổi, còn lại là
phụ nữ từ 18 tới 24 tuổi. Đa phần có trình độ học vấn từ trung học phổ thông tới
cao đẳng/đại học, lần lượt chiếm 38,63% và 44,06%. Số người là nông dân
(14,08%) nhiều hơn số sinh viên (4,02%) nhưng ít hơn công nhân viên chức là

nghề nghiệp chủ yếu trong mẫu nghiên cứu (59,56%), có 22,33% làm các nghề
khác. Hầu như các đối tượng không theo tôn giáo nào, chiếm 97,79% và tỉ lệ hộ
nghèo/cận nghèo được chính quyền địa phương xếp loại chỉ có 2,21%. Hai phần ba
số phụ nữ đã có một con (65,16%), chỉ có 25 người trong số những người được hỏi
chưa có con nào, còn lại là những người đang mang thai con thứ 3 trở lên.
3.1.2

Tỉ lệ phụ nữ có thai dưới 24 tuần tuổi có CMDs

Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ phụ nữ có thai dưới 24 tuần có CMDs
Có 107 phụ nữ có rối loạn tâm thần thường gặp trên tổng số 497 số phụ nữ
tham gia nghiên cứu. Biểu đồ 1 cho thấy tỉ lệ phụ nữ có thai dưới 24 tuần tại Đông


Anh tham gia nghiên cứu có rối loạn tâm thần thường gặp là 21,53%; còn lại
78,47% trong số họ không có rối loạn tâm thần thường gặp.
3.1.3

Phân bố mắc CMDs giữa các nhóm đối tượng

Bảng 3.2: Bảng phân bố tỉ lệ CMDs theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
18-24 tuổi
25 – 34 tuổi
>35 tuổi

Rối loạn tâm thần
N
%
53

24,09
48
18,75
6
28,57

P
> 0,05

Nhóm 18-24 tuổi có rối loạn tâm thần thường gặp (24,09%) ít hơn nhóm trên
35 tuổi (28,57%) và nhiều hơn so với tỉ lệ có rối loạn tâm thần thường gặp ở
nhóm 25-34 tuổi (18,75%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p.0,05,
kiểm định χ2).
Bảng 3.3: Phân bố tỉ lệ CMDs theo trình độ học vấn.
Rối loạn tâm thần
P
n
%
Cấp 1
3
37,5
Cấp 2
21
26,92
> 0,05
Cấp 3
36
18,75
Cao đẳng/ Đại học
47

21,46
Theo bảng 3, tỉ lệ rối loạn tâm thần thường gặp cao nhất ở những phụ nữ có
Trình độ học vấn

trình độ học vấn tiểu học trở xuống (37,5%), và thấp nhất trên nhóm đối tượng
trình độ học vấn tới trung học phổ thông (18,75%). Nhóm có bằng cao đẳng/đại
học và nhóm chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở có tỉ lệ rối loạn tâm thần thường gặp
lần lượt đứng thứ hai và ba (21,46% và 26,92%). Tuy nhiên những khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05, kiểm định χ2).


Bảng 3.4: Phân bố tỉ lệ CMDs theo nhóm nghề nghiệp.
Nghề nghiệp
Công nhân viên chức
Nông dân
Sinh viên
Khác

Rối loạn tâm thần
n
%
59
19,93
17
24,29
6
30
25
22,52


P
> 0,05

Bảng 3.4 cho thấy tỉ lệ bị rối loạn tâm thần giữa các nhóm nghề nghiệp:
công nhân viên chức, nông dân, sinh viên, nghề khác; lần lượt là 19,93%;
24,29%; 30% và 22,52%. Sự khác biệt không đáng kể và không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05, kiểm định χ2).
Bảng 3.5: Phân bố tỉ lệ CMDs theo các nhóm kinh tế
Điều kiện kinh tế
Nghèo/ Cận nghèo
Chưa xếp loại

Rối loạn tâm thần
n
%
3
27,27
104

21,40

P
> 0,05

Bảng 3.5 cho thấy có 27,27% số phụ nữ hộ nghèo hoặc cận nghèo có rối
loạn tâm thần, tỉ lệ này ở những hộ không có xếp loại của chính quyền địa
phương là 21,4%. Tuy nhiên khác biệt giữa hai nhóm này rât nhỏ, không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05, kiểm định χ2).
3.2


CMDs và các yếu tố liên quan
+)Cô nghĩ yếu tố liên quan nên chia theo các yếu tố:
- Cá nhân người phu nữ (các biến cơ bản, họ là ai, ai có nguy cơ cao)
- Yếu tố liên quan đến SKSS ( chính là bảng 3.6 và 3.7)
- Các yếu tố khác giống như em đang làm


×