Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của phụ nữ có thai dân tộc Mường tại huyện Tân Lạc – Hòa Bình pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.44 KB, 5 trang )

46 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Can thiệp dinh dưỡng sớm trong thời kỳ mang thai là một giải pháp chiến lược nhằm cải thiện tình
trạng dinh dưỡng cho trẻ em. Nghiên cứu tập trung tìm hiểu tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực
tế của phụ nữ có thai dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình. Số liệu nhân trắc được thu thập ở toàn bộ 238
phụ nữ có thai thuộc 6 xã miền núi, khẩu phần thực tế của 77 phụ nữ có thai 3 tháng giữa cũng được
thu thập bằng phương pháp hỏi ghi 24h. Kết quả cho thấy phụ nữ dân tộc Mường ở các xã nghiên
cứu bước vào thời kỳ sinh đẻ với một tình trạng dinh dưỡng kém với 42.2% thiếu năng lượng trường
diễn, mức tăng cân trong thời kỳ mang thai không đạt được mức khuyến nghò về mức tăng cân cần
thiết. Khẩu phần ăn của phụ nữ có thai Hòa Bình mặc dù đã có sự ưu tiên so với mặt bằng chung
nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khuyến nghò (năng lượng đạt 80%, tỷ lệ Protid : Lipid : Glucid
là 14.8 : 16.2 : 69.0, protid thiếu 12g, lipid thiếu 19-33 g/ngày, Vitamin A và sắt đạt 30% so với nhu
cầu khuyến nghò). Cần có những giải pháp can thiệp đặc hiệu về mặt kỹ thuật và xã hội để cải thiện
tình trạng này
Từ khóa: phụ nữ có thai, dân tộc Mường, tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần
Nutrional status and actual dietary intake
of the Muong pregnant women in Tan Lac
district, Hoa Binh province
Huynh Nam Phuong (*), Pham Thi Thuy Hoa (**)
Early nutrition interventions before and during pregnancy are the strategic approach towards the
improvement of child nutrition. This study aims to investigate nutritional status and dietary
characteristics of pregnant women among the Muong ethnic minority group living in Hoa Binh
province. Anthropometric data was collected from all 238 pregnant women living in 6 mountainous
communes and dietary data was also collected from 77 pregnant women in the 2nd trimester by 24-
hour recall method. The results reveal that those women entered pregnancy period with a poor
nutritional status (42.2% having chronic energy deficiency). Weight gain in this period did not reach
the recommended requirement. Even though their diet has been given some priorities compared to
the average diet, it has not yet met recommendations for pregnancy (energy reaching 80%, the ratio
of protid: lipid: glucid being 14.8 : 16.2 : 69.0, protid 12grs in short, lipid 19-33 gr./day in short,
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế
của phụ nữ có thai dân tộc Mường tại huyện


Tân Lạc – Hòa Bình
Huỳnh Nam Phương(*), Phạm Thò Thúy Hòa(**)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13) 47
1. Đặt vấn đề
Theo cách tiếp cận của "dinh dưỡng theo vòng
đời", ảnh hưởng của dinh dưỡng sớm sẽ giúp tác
động vào vòng xoắn của suy dinh dưỡng từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Dinh dưỡng tốt của giai đoạn
trước mang thai và trong khi mang thai của người
phụ nữ được chứng minh là có thể giảm tới 50% thấp
còi ở trẻ em [12].
Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn của phụ nữ
lứa tuổi sinh đẻ và tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân vẫn còn khá
cao ở vùng nông thôn, các vùng dân tộc miền núi
[9]. Dân tộc Mường là một dân tộc sống ở khu vực
miền núi phía Bắc Việt Nam, tập trung đông nhất ở
tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh
Hóa. Tại Hoà Bình, người Mường chiếm tỷ lệ cao
nhất trong dân số (63%).
Xuất phát từ tình hình dinh dưỡng và các vấn
đề dinh dưỡng đang tồn tại, đònh hướng mới cần tập
trung vào chiến lược chăm sóc sớm (bà mẹ trước
khi có thai, trong khi mang thai, trẻ em từ ngay khi
sinh), chiến lược ưu tiên đặc thù (theo thực tế từng
đòa phương), chiến lược cải thiện dinh dưỡng theo
chu kỳ vòng đời [2]. Muốn xây dựng được các
chiến lược can thiệp, cần có những bằng chứng
khoa học về thực trạng dinh dưỡng và các yếu tố
ảnh hưởng của các nhóm đối tượng trong đó có phụ

nữ có thai ở những vùng khó khăn. Vì vậy nghiên
cứu này được thực hiện với mục tiêu: Đánh giá tình
trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của phụ nữ
có thai dân tộc Mường sống tại huyện Tân Lạc, tỉnh
Hòa Bình.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng
Phụ nữ có thai trên đòa bàn 6 xã có dân số lớn
nhất thuộc huyện Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình
Phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu: cỡ mẫu cân đo nhân trắc dựa vào công
thức tính cỡ mẫu để ước tính giá trò trung bình về cân
nặng của phụ nữ có thai theo từng q thai [7].
Với độ lệch chuẩn từ nghiên cứu trước là 5, sai
số cho phép là 1kg và độ tin cậy 90% (z = 1.645) thì
cỡ mẫu cần có là 68 phụ nữ có thai, nhân cho 3 q
thai thì tổng số mẫu cần có là 204 người.
Cỡ mẫu hỏi ghi khẩu phần lấy 30% tổng số mẫu
chung, làm tròn là 70 người.
- Chọn mẫu: toàn bộ phụ nữ được xác đònh là có
thai trên đòa bàn 6 xã nghiên cứu được cân đo (238
người), toàn bộ phụ nữ có thai 3 tháng giữa được hỏi
ghi khẩu phần (77 người)
Phương pháp thu thập số liệu
- Nhân trắc:
Cân nặng và chiều cao của đối tượng được thu
thập bằng dụng cụ chuẩn. Cân nặng và chiều cao
trung bình của đối tượng được tổng hợp và tính theo
q thai. Chỉ số khối cơ thể BMI được tính bằng cân
nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao(m), BMI

Vitamin A and iron reaching only 30% of the recommendation level). There should be specific
interventions, both technical and social, to improve this situation.
Keywords: pregnancy, Muong ethnic minority, nutritional status
Các tác giả:
(*) Thạc sỹ, bác sỹ Huỳnh Nam Phương, Trung tâm đào tạo dinh dưỡng và thực phẩm, Viện Dinh dưỡng, 48B
Tăng Bạt Hổ - Hà Nội, Email: , điện thoại: 0122.839.2273, cơ quan: 04.39724031
(**) Tiến sỹ, bác sỹ Phạm Thò Thúy Hòa, Giám đốc Trung tâm đào tạo dinh dưỡng và thực phẩm, Viện Dinh dưỡng,
48B Tăng Bạt Hổ - Hà Nội, Email: , điện thoại: 0912357799, cơ quan:
04.39724030
2
2
2/1
2
e
Zn
a
δ

=
48 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
dưới 18.5 được xác đònh là thiếu năng lượng trường
diễn [5].
- Hỏi ghi khẩu phần:
Phụ nữ có thai 3 tháng giữa (được coi là có chế
độ ăn ổn đònh nhất trong thời kỳ mang thai, ít chòu
ảnh hưởng của nghén trong 3 tháng đầu và chèn ép
của 3 tháng cuối) được chọn để hỏi ghi khẩu phần
24 giờ qua [6].
Phân tích số liệu:

Số liệu nhân trắc và khẩu phần sau khi làm sạch
được nhập và xử lý bằng chương trình EPIData 3.1
3. Kết quả nghiên cứu
Đối tượng tham gia nghiên cứu tương đối trẻ,
tuổi trung bình 24, và có hơn một nửa là có thai lần
đầu. Dân tộc Mường chiếm đa số (87%) và chủ
yếu sống bằng nông nghiệp (89%). Trình độ học
vấn và điều kiện kinh tế tương đối khá so với khu
vực miền núi (76% từ trung học cơ sở trở lên,
28.2% thuộc hộ nghèo). Do việc xác đònh thai và
đăng ký thai thường sau 3 tháng nên chỉ có 20%
đối tượng ở 3 tháng đầu, còn lại chủ yếu là 3 tháng
giữa và cuối.
Lấy số đo cân nặng và chiều cao của đối tượng
làm chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng của phụ
nữ có thai trong cả 3 quý thai (Bảng 1), ta thấy chiều
cao của 3 nhóm đều không có sự khác biệt, như vậy
có thể coi tình trạng dinh dưỡng của các đối tượng
này gần như giống nhau hay nói cách khác là đồng
nhất, và cân nặng trung bình của từng nhóm có thể
dùng để so sánh và xác đònh mức tăng cân của từng
q thai. Với cách tính này thì trung bình đến q 2,
phụ nữ có thai nghiên cứu tăng thêm được 4.33 kg
so với q 1, đến q 3 tăng được 3.24 kg so với q
2 (sự khác biệt có ý nghóa thống kê). Mức tăng cân
này đạt đến mức khuyến nghò cho phụ nữ bình
thường ở q 2 (tăng thêm 4-5 kg so với q 1) nhưng
chưa đạt được mức khuyến nghò ở q 3 (tăng thêm
5-6 kg so với q 2) [4]. Nếu coi cân nặng của q 1
gần như không thay đổi, thì tỷ lệ thiếu năng lượng

trường diễn của phụ nữ vào thời kỳ đầu mang thai
hay trước khi có thai cao tới 42.2%, cao hơn nhiều
so với tỷ lệ này ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ 20-49 tuổi
vùng Tây Bắc (19.76%) và ở nông thôn (28.31%)
theo kết quả của Tổng điều tra 2000 [1] Với những
đối tượng có BMI thấp trước khi mang thai thì mức
tăng cân khuyến nghò còn cao hơn nữa và chắc chắn
là nhóm đối tượng nghiên cứu không đáp ứng được.
Nếu giả đònh phụ nữ có thai 3 tháng cuối sẽ tăng
được trung bình 9 kg, lấy cân nặng q 3 của từng
đối tượng trừ đi 9 kg và tính BMI thì tỷ lệ thiếu năng
lượng trường diễn của phụ nữ có thai 3 tháng cuối
tăng lên tới 56.6%. Điều đó khẳng đònh rằng, đối
tượng nghiên cứu có tình trạng dinh dưỡng kém
trước khi mang thai và không tăng đủ số cân tối
thiểu trong quá trình mang thai, tình trạng này được
coi là ở mức độ rất nghiêm trọng [11].
Vì đây là nghiên cứu cắt ngang nên không có
được số liệu về cân nặng của đối tượng trước khi
mang thai một cách chính xác, dựa trên nhớ lại của
đối tượng và so sánh với cân nặng tại thời điểm điều
tra, ta thấy có 184 người ghi nhận là có tăng cân và
35 người ghi nhận là có giảm cân so với trước khi
mang thai.
Để tìm hiểu căn nguyên của tình trạng dinh
dưỡng kém ở đối tượng từ đó tìm ra giải pháp can
thiệp, chúng tôi đánh giá khẩu phần thực tế của phụ
nữ có thai (Bảng 2)
Theo bảng 3, so với bình quân đầu người vùng
Tây Bắc năm 2000 thì khẩu phần của phụ nữ có

thai Hòa Bình có sự cải thiện hơn về cả số lượng
lẫn chất lượng. Năng lượng khẩu phần cao hơn
(2126.1 kcal so với 2063.9 kcal), lượng protid và
lipid cũng đều cao hơn, khẩu phần cân đối hơn với
tỷ lệ P:L:G là 14.8:16.2:69. Tuy nhiên, khẩu phần
này có thể chỉ được coi là đạt yêu cầu đối với người
bình thường, còn so sánh với khuyến nghò cho phụ
nữ có thai thì vẫn chưa đáp ứng được về cả số lượng
và chất lượng. Cụ thể: năng lượng mới đạt được
83% so với năng lượng khuyến nghò dành cho phụ
nữ có thai 3 tháng giữa, protid thiếu khoảng
12g/ngày (đạt 81-86%), lipid thiếu 19-33g/ngày
(đạt 54-67%), và đặc biệt 2 vi chất quan trọng là
Vitamin A và sắt cũng chỉ đạt được 30% so với nhu
cầu cao của phụ nữ có thai.
Bảng 1. Cân nặng, chiều cao và BMI trung bình
* CED: Thiếu năng lượng trường diễn (BMI<18.5)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13) 49
4. Bàn luận
Do chưa có các cuộc điều tra về tình trạng dinh
dưỡng của phụ nữ có thai trên phạm vi toàn quốc
cũng như phụ nữ có thai dân tộc thiểu số, nghiên cứu
này cũng chỉ so sánh được với tình trạng dinh dưỡng
chung của phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ và một số nghiên
cứu nhỏ trên các cộng đồng khác. So với phụ nữ có
thai ở một số xã nông thôn trung du Phú Thọ [9]
năm 2005 thì phụ nữ các xã trong nghiên cứu này
có tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn khi bước vào
thời kỳ mang thai thấp hơn (42.2% so với 51.9%),

cân nặng ở q 1 cao hơn (44.85 kg so với 43.2 kg),
chiều cao thì tương đương nhau. Mức tăng cân ở q
2 của phụ nữ Hòa Bình cũng cao hơn (4.33 kg so với
3.44 kg), nhưng q 3 lại thấp hơn (3.24 kg so với
4.17 kg). Như vậy về mặt bằng chung thì tình trạng
dinh dưỡng ở Hòa Bình có điểm hơn so với Phú Thọ
(có ảnh hưởng của điều kiện kinh tế kém hơn, vừa
mang tính đòa phương, vừa do ảnh hưởng của yếu tố
thời gian - 3 năm trước) nhưng có thể có những yếu
tố ảnh hưởng nhất đònh dẫn đến việc chăm sóc dinh
dưỡng của phụ nữ có thai chưa được đầy đủ nhất là
ở q 3 của thai kỳ. Còn nếu so với phụ nữ có thai ở
các vùng đồng bằng (Hưng Yên, Bình Dương) thì
tình trạng dinh dưỡng trước và trong khi có thai của
phụ nữ ở Hòa Bình đều kém hơn.[8,10]
Tóm lại, tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có
thai được nghiên cứu là rất kém, từ trước khi bước
vào thời kỳ mang thai và trong cả quá trình thai
nghén. Tình trạng này ảnh hưởng đến sự phát triển
của bào thai, tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh và
chất lượng của sữa mẹ sau này, do đó cần có những
can thiệp sớm [11].
So với mức tiêu thụ lương thực thực phẩm bình
quân đầu người ở vùng Tây Bắc năm 2000 [1] thì
phụ nữ có thai ở Hòa Bình tiêu thụ ít lương thực hơn
nhưng nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn, như
các loại đậu hạt (39.7g so với 19.3g), hoa quả chín
(212.4g so với 41.8g), dầu mỡ (7.4g so với 4.7g), thòt
các loại (86.1g so với 45.4g), cá/hải sản (61.1g so
với 22.1g), trứng/sữa (37.6g so với 2.7g). Rõ ràng

khẩu phần của phụ nữ có thai được ưu tiên hơn so
với các thành viên khác của gia đình, đặc biệt là vào
thời điểm 3 tháng giữa khi chế độ ăn của họ ít chòu
ảnh hưởng nhất của đặc điểm sinh lý thai nghén.
Khẩu phần lipid thấp như vậy ảnh hưởng nhiều
đến việc tăng cân của phụ nữ có thai, làm giảm dự
trữ mỡ để chuẩn bò cho việc tạo sữa về sau. Đồng
thời, Vitamin A và sắt thiếu cũng ảnh hưởng đến
Bảng 2. Mức tiêu thụ lương thực thực phẩm
(g/người/ngày)
Bảng 3. Giá trò dinh dưỡng và tính cân đối của
khẩu phần
* Tính cho lao động nhẹ, lứa tuổi 19-30, mang thai 3 tháng giữa
** Nhu cầu sắt khuyến nghò tính cho loại khẩu phần có giá trò sinh
học sắt cao (15% sắt được hấp thu - do khẩu phần có lượng
thòt/cá trên 90g/ngày hoặc lượng Vitamin C trên 75mg/ngày)
50 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
chất lượng phát triển của bào thai cũng như dự trữ
của mẹ. Như vậy, khẩu phần ăn của phụ nữ có thai
cần bổ sung thêm chất béo và các thực phẩm giàu
vi chất dinh dưỡng (Vitamin A và sắt), và rõ ràng
với một khẩu phần thiếu sắt như vậy thì việc bổ
sung viên sắt cho phụ nữ có thai là can thiệp bắt
buộc phải có.
Khuyến nghò
- Chế độ ăn của phụ nữ có thai cần được cải
thiện, tăng về cả số lượng và chất lượng, đặc biệt
cần khuyến khích phụ nữ có thai ăn thêm nhiều chất
béo có nguồn gốc thực vật, các thực phẩm giàu A

và sắt. Với một chế độ ăn chung cùng với gia đình,
việc bổ sung thêm khẩu phần cho phụ nữ có thai nên
được thực hiện với hình thức bữa phụ hoặc các thực
phẩm bổ sung có giàu chất béo và vi chất.
- Việc bổ sung sắt cần được tuyên truyền để
thực hiện từ trước khi mang thai và bắt buộc trong
cả quá trình mang thai.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng. Tổng điều tra dinh dưỡng năm
2000. Nhà Xuất Bản Y học. Hà Nội, 2003
2. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng. Kế hoạch triển khai chiến
lược quốc gia dinh dưỡng 2008. Báo cáo Hội nghò Dinh
dưỡng toàn quốc năm 2008. Hà Nội, 2008
3. Bộ Y tế . Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghò cho người Việt
Nam. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, 2007
4. Cao Thò Hậu . Chăm sóc và chế độ ăn cho người mẹ trong
thời kỳ có thai và cho con bú. Trong: Hà Huy Khôi, Từ Giấy
(chủ biên). Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe. Nhà xuất bản Y
học. Hà Nội, 2003:199.
5. Hà Huy Khôi . Phương pháp đánh giá tình trạng dinh
dưỡng. Trong: Phương pháp dòch tễ học dinh dưỡng. Nhà
xuất bản Y học. Hà Nội, 1997:76.
6. Hà Huy Khôi . Điều tra khẩu phần. Trong: Phương pháp
dòch tễ học dinh dưỡng. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội,
1997:135
7. Hà Huy Khôi . Phương pháp lấy mẫu. Trong: Phương pháp
dòch tễ học dinh dưỡng. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội,
1997:32
9. Phan Hồng Tân.Tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành

lứa tuổi lao động với một số yếu tố kinh tế xã hội liên quan
tại một xã thuộc tỉnh Hưng Yên. Luận án thạc sỹ dinh dưỡng
cộng đồng. Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 1999.
8. Huỳnh Nam Phương và cs . Hiệu quả cải thiện cân nặng
sơ sinh trên đòa bàn nông thôn Phú Thọ của một dự án can
thiệp lồng ghép. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm - 1(2) -
2005
10. Văn Quang Tân. Liên hệ giữa các chỉ số khối cơ thể của
thai phụ và cân nặng trẻ sơ sinh đủ tháng tại tỉnh Bình Dương
năm 2004-2005. Tạp chí Y học thực hành, 3(566+567),
2007: 64-66
Tiếng Anh
11. Black RE, Allen LH, Bhutta ZA, Caulfield LE, de Onis
M, Ezzati M, Mathers C, Rivera J. Maternal and child
undernutrition: global and regional exposures and health
consequences. Lancet. 371(9608), 2008: 243-60
12. Horton, R. "Maternal and child undernutrition: an urgent
opportunity." Lancet 371(9608), 2008: 179.

×