Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.58 KB, 24 trang )

Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

LỜI MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa Mác – Lênin do Các Mác và Ph.Ăngghen sáng lập và được
Lênin phát triển, là một hệ thống các quan điểm và học thuyết cách mạng và
khoa học. Trong suốt quá trình sáng lập và hoàn thiện chủ nghĩa của mình, các
nhà kinh điển đã để lại một hệ thống đồ sộ các tác phẩm kinh điển. Các tác
phẩm kinh điển đã đề cập đến hầu hết những nội dung cơ bản của ba bộ phận
cấu thành Chủ nghĩa Mác – Lênin đó là Triết học, Kinh tế chính trị và chủ nghĩa
xã hội.
Tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” là một
công trình nghiên cứu khoa học lớn của V.I.Lênin, đồng thời cũng là một trong
những tác phẩm tiêu biểu của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tác phẩm ra đời vào
những năm đầu của thế kỷ XX, không chỉ bắt nguồn từ những biến động chính
trị của nước Nga mà còn để đấu tranh chống lại những người theo chủ nghĩa
Makhơ – một trường phái với tên gọi “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” đã thu
hút được sự chú ý của rất nhiều nhà triết học Nga lúc bấy giờ. Đây cũng là một
trong những tác phẩm bút chiến nổi tiếng V.I.Lênin đã kế thừa tinh thần phê
phán và cách mạng của C.Mác và Ph. Ăngghen trước đó. Với tác phẩm này,
thông qua việc phê phán những quan điểm sai lầm, phiến diện của phái Makhơ,
V.I.Lênin đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản nhất của triết
học Mác, trong đó nổi bật nhất là những vấn đề của chủ nghĩa duy vật. Đó là
cách Lênin phát triển chủ nghĩa Mác lên một tầm cao mới, gắn với những điều
kiện thực tiễn của nước Nga trong những năm đầu thế kỷ XX.
Cho đến nay, tác phẩm đã ra đời được hơn 100 năm nhưng những người
học tập và nghiên cứu vẫn thấy cần tiếp tục nghiên cứu tác phẩm. Điều đó không
chỉ góp phần tìm hiểu chủ nghĩa Mác mà còn kế thừa tinh thần cách mạng, khoa
học của những người sáng lập chủ nghĩa Mác trong điều kiện mới. Trong giới
hạn của một tiểu luận triết học, tôi xin đi sâu vào phân tích một số nội dung cơ
bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng được Lênin trình bày trong tác phẩm.


SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 1


Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM
1. Hoàn cảnh ra đời và bố cục của tác phẩm
1.1. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm
Tác phẩm này ra đời vào đầu thế kỷ XX, được V.I.Lênin viết trong vòng
khoảng 9 tháng (từ tháng 2 đến tháng 10 năm 1908) tại Giernever và London,
sau đó được xuất bản lần đầu tiên ở Matxcova năm 1909 với số lượng lớn, tái
bản lần thứ hai vào năm 1920. Để viết tác phẩm này thì V.I.Lênin đã phải tập
hợp 200 tài liệu từ nhiều thứ tiếng khác nhau. V.I.Lênin trực tiếp viết lời tựa cho
hai lần xuất bản trên. Ở Việt Nam, tác phẩm này lần đầu tiên được dịch ra tiếng
Việt và xuất bản năm 1960. Hiện nay đã tái bản lần thứ hai và được đăng trong
tập 18 của bộ V.I.Lênin toàn tập.
Tác phẩm ra đời bắt nguồn từ những nhu cầu cấp bách cả về mặt học thuật
và thực tiễn nước Nga trong những năm đầu thế kỷ XX. Năm 1905 – 1907, cuộc
cách mạng vô sản Nga thất bại. Chính phủ chuyên chế Nga hoàng thực hiện
cuộc đàn áp những người cách mạng, tước đoạt mọi thành quả mà cuộc cách
mạng dân chủ đã thu được. Lợi dụng cơ hội đó, những kẻ phản động đã lôi kéo
quần chúng khiến họ xa rời cách mạng và có tư tưởng thoả hiệp. Những kẻ phản
động đó cũng tiến hành tấn công phong trào cách mạng trên lĩnh vực chính trị,
kinh tế lẫn tư tưởng.
Về chính trị, trước sự suy thoái của cách mạng, một số tri thức là Đảng viên
dân chủ - xã hội và một số người trong giai cấp tư sản vốn là đồng minh của
cách mạng đã chao đảo, mất phương hướng, rời bỏ hàng ngủ đi theo chế độ
chuyên chế Nga hoàng. Điều đó cũng ảnh hưởng đến những người thuộc phái

Mensevich cũng sa sút tinh thần. Lúc này ở Nga dấy lên phong trào chống Đảng,
đòi thủ tiêu Đảng và có xu hướng thoả hiệp với bọn phản động, chống lại cách
mạng.
Về tư tưởng, bọn phản động và bọn cơ hội cũng dấy lên phong trào đòi xét
lại chủ nghĩa Mác. Chúng cho rằng thất bại của cuộc cách mạng 1905 – 1907
SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 2


Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

chứng tỏ học thuyết Mác về cách mạng vô sản đã lỗi thời và theo đó, quan điểm
của Mác về các hình thái kinh tế - xã hội cũng bị phá sản.
Về tư tưởng, bọn phản động và cơ hội cũng dấy lên phong trào đòi xét lại
chủ nghĩa Mác. Chúng cho rằng thất bại của cuộc cách mạng 1905 – 1907 chứng
tỏ học thuyết Mác về cách mạng vô sản đã lỗi thời và theo đó, quan điểm của
Mác về các hình thái kinh tế - xã hội cũng bị phá sản. Trong thời kỳ này, ở Nga,
chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo đã trỗi dậy mạnh mẽ. Nhiều người đã phủ nhận
tính quy luật trong quá trình phát triển của tự nhiên cũng như của xã hội loài
người, đồng thời phủ nhận luôn cả khả năng nhận thức của con người. Trong
giới tư sản Nga đã xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới – thuyết tìm thần. Đây là
một trào lưu triết học – tôn giáo phản động khi cho rằng nhân dân Nga đã mất
Chúa và cần phải tìm lại Chúa. Đại biểu tiêu biểu của trào lưu này là Bôgđanốp,
Iuskêvich, Valentinốp… Đứng trước cuộc tấn công đồng loạt như vây bủa của
bọn phản cách mạng, việc giữ vững niềm tin cách mạng của quần chúng, phê
phán thế giới quan phản động đồng thời bảo vệ chủ nghĩa Mác đã trở thành một
nhiệm vụ cấp bách hơn lúc nào hết.
Ngoài những lý do có tính chất học thuật như trên, Lênin viết tác phẩm này
còn do sự phát triển có tính chất bước ngoặt, vạch thời đại của khoa học tự

nhiên, nhất là vật lý học vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX với hàng loạt các
phát minh mới làm đảo lộn về căn bản quan niệm cũ về vật lý đối với thế giới.
Đó là phát minh ra tia X của Rơghen năm 1895, phát minh ra hiện tượng phóng
xạ của Beccơren năm 1896, phát minh ra điện tử của Tomxơn năm 1897 và sự
xuất hiện của thuyết tương đối hẹp và rộng của Anh xtanh năm 1905, 1907…
Những thành tựu vĩ đại đó đã phá vỡ những quan niệm cũ về vật chất và các
hình thức tồn tại của vật chất khiến nhiều nhà khoa học tự nhiên đã bị mất
phương hướng, trượt từ chủ nghĩa duy vật sang chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa
hoài nghi. Lập luận của họ là “vật chất đã tiêu tan” nên chủ nghĩa Mác không
còn lý do gì để tồn tại nữa.

SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 3


Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

Trong thời kỳ này, diện mạo của nền triết học phương Tây cũng có nhiều
thay đổi với sự xuất hiện của một loạt những trào lưu triết học mới trong đó phải
kể đến chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán – một trào lưu gây gây được sự chú ý
lớn của dư luận lúc bấy giờ. Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán do Makhơ – một
giáo sự vật lý người Áo và Avênariut – một nhà triết học duy tâm người Thụy Sĩ
xây dựng nên. Thực chất của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán là phân tích kinh
nghiệm một cách có phê phán. Trào lưu này đã được những nhà lý luận tiểu tư
sản Nga như Bôgđanốp, Iuskêvich truyền bá rộng rãi tạo nên sự ngộ nhận về
chính trị đối với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân. Sự thâm nhập
của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán vào Nga cũng tạo nên sự phân hóa sâu sắc
trong phong trào công nhân.
Vì những lý do trên, Lênin đã buộc phải lên tiếng để bảo vệ và phát triển

chủ nghĩa Mác. Vì vậy, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
là một tác phẩm bút chiến, có tính luận chiến rất cao. Đọc tác phẩm, chúng ta dễ
dàng nhận thấy có rất nhiều đoạn, lối diễn đạt của Lênin rất gay gắt, có cả
những ngôn ngữ đời thường. Điều đó không chỉ phản ánh bức tranh tư tưởng
sôi động, phức tạp của nước Nga lúc bấy giờ mà còn tạo cho người đọc sự lôi
cuốn.
1.2. Bố cục tác phẩm
Mục đích của tác phẩm là thông qua việc đấu tranh chống chủ nghĩa
Makhơ, Lênin đã bảo vệ những giá trị khoa học về thế giới quan và phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác, đồng thời tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác trong
điều kiện mới. Trong tác phẩm này, Lênin đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề
của chủ nghĩa duy vật như vấn đề cơ bản của triết học, vấn đề nhận thức luận,
vấn đề vật chất và các phương thức tồn tại của vật chất… Có thể nói, đây là một
tác phẩm lớn đã trình bày khá cụ thể những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật
nói chung và chủ nghĩa duy vật biện chứng nói riêng.
Ngoài hai lời tựa do Lênin viết và phần phụ lục, tác phẩm được chia thành
sáu chương với phần kết luận và phần bổ sung mục 1 chương 4:
SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 4


Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

Lời tựa lần thứ nhất từ trang 5 – trang 7
Lời tựa lần thứ hai 1920 từ trang 8 – trang 9
Thay lời dẫn “Một số người “mác - xít” 1908 và một số nhà duy tâm 1710
đã bài xích chủ nghĩa duy vật như thế nào?” trang 9 – trang 34
+ Phần nhập đề: Lênin trình bày nguồn gốc tư tưởng của phái Makhơ.
+ Chương 1: Lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và của

chủ nghĩa duy vật biện chứng I, Lênin vạch ra sự đối lập của chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán và chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc giải quyết mặt thứ
nhất vấn đề cơ bản của triết học.
+ Chương 2: Lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và của
chủ nghĩa duy vật biện chứng II, Lênin đã giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản
của triết học.
+ Chương 3: Lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và của
chủ nghĩa duy vật biện chứng III, Lênin xác lập những luận điểm cơ bản về nhận
thức luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
+ Chương 4: Những nhà triết học duy tâm, bạn chiến đấu và kẻ kế thừa chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán, Lênin bàn đến những khuynh hướng phát triển của
chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán.
+ Chương 5: Cuộc cách mạng mới nhất trong khoa học tự nhiên và chủ
nghĩa duy tâm triết học, Lênin phân tích nguyên nhân của cuộc khủng howngr
thế giới quan trong khoa học tự nhiên nói chung và trong vật lý học nói riêng,
đồng thời chỉ ra con đường để thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó.
+ Chương 6: Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán chủ nghĩa duy vật lịch sử;
Lênin đã phát triển chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác – Ăngghen.
+ Phần kết luận: Lênin đưa ra bốn chỉ dẫn quan trọng trong việc đánh giá
chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán.
2. Những nội dung cơ bản của các phẩm
SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 5


Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

2.1. V.I.Lênin phê phán chủ nghĩa duy tâm chủ quan và phát triển chủ
nghĩa duy vật biện chứng

2.1.1. Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (chủ nghĩa Makhơ)
Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ
XIX ở Áo và Đức. Đây là tư tưởng triết học duy tâm chủ quan chống lại chủ
nghĩa Mác, đại diện chủ yếu của tư tưởng triết học này là Enxtơ Makhơ (Áo) và
Avênariút (Đức).
Để chống lại chủ nghĩa Mác, Makhơ và Avênariút lấy triết học Cantơ làm
vũ khí để đi đến chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa bất khả tri của
G.Beccơli (1685-1753, đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy tâm chủ quan) và
Đ.Hium [(1711-1776, nhà triết học, sử học, nhà kinh tế học người Anh. Ông là
người sáng lập những nguyên tắc cơ bản của "thuyết không thể biết" ở châu Âu
thời cận đại].
Trước hết, Makhơ và đồng bọn chống lại thế giới quan khoa học và chủ
nghĩa duy vật:
Lảng tránh vấn đề cơ bản của triết học, tức là lảng tránh cơ sở phân chia các
nhà triết học thành hai trường phái chính là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm xuất phát từ việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học (mối
quan hệ giữa tồn tại và tư duy).
Theo Makhơ, cơ sở của thế giới vật lý và thế giới tâm lý là "những yếu
tố".
"Những yếu tố của kinh nghiệm chúng ta" được tạo thành từ những "tài liệu
trực tiếp", tức là những tri thức mang lại nhờ cảm giác (5 giác quan), tức là
sự vật, hiện tượng là phức hợp của những thuộc tính đã được gắn liền với cảm
giác và được gọi là "những yếu tố".
"Những yếu tố" không phải là vật chất, cũng không phải là tinh thần, không
phải là vật lý, cũng không phải là tâm lý. "Những yếu tố" là cái "trung gian"
giữa vật chất và tinh thần, giữa vật lý và tâm lý. Và, theo Makhơ, như vậy,
SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 6



Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

"những yếu tố" là thuật ngữ mới dùng để khắc phục sự tranh cãi bấy lâu giữa các
nhà duy vật và duy tâm. Từ quan niệm này, những người theo phái Makhơ ở
nước Nga coi "những yếu tố" là phát minh vĩ đại, là cơ sở để hợp nhất chủ nghĩa
Makhơ với chủ nghĩa Mác.
Avênariút đã hoàn toàn duy tâm chủ quan khi giải quyết vấn đề cơ bản
của triết học. Ông ta cho rằng, không có chủ thể và cũng không có khách thể;
không có cái gì lại không tồn tại cùng với sự suy nghĩ, cùng với ý thức, tức là
Avênariút phủ nhận sự thật là giới tự nhiên có trước con người, tồn tại khách
quan ngoài ý thức con người.
Xuất phát từ quan niệm về "những yếu tố", Makhơ đã đặt nhiệm vụ cơ bản
cho khoa học là nghiên cứu "phức hợp những yếu tố", nghĩa là nghiên cứu phức
hợp của cảm giác, bởi vì cái vật lý và cái tâm lý đã hoà lẫn với nhau trong
"những yếu tố", mà không phải nghiên cứu hiện thực khách quan. Nhiệm vụ cơ
bản của khoa học là:
1) Nghiên cứu những qui luật về mối liên hệ giữa các biểu tượng (tâm lý
học).
2) Tìm ra những qui luật về mối liên hệ giữa các cảm giác (vật lý học).
3) Giải thích những qui luật về mối liên hệ giữa cảm giác và biểu tượng
(tâm lý và vật lý).
Như vậy, thực chất quan niệm trên của chủ nghĩa Makhơ là phủ nhận thế
giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác; coi nhiệm vụ của khoa học chỉ là nghiên
cứu và mô tả những tri thức có tính kinh nghiệm. Chính vì vậy, người ta gọi chủ
nghĩa duy tâm chủ quan, chủ nghĩa thực chứng của Makhơ là chủ nghĩa kinh
nghiệm.
2.1.2. Chỉ rõ những tính chất trên của chủ nghĩa Makhơ và đồng bọn
được các nhà tư tưởng nước Nga tiếp thu và truyền bá, V.I.Lênin, trong tác
phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" của mình đã chỉ


SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 7


Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

ra vấn đề cơ bản của triết học và vấn đề nhận thức phạm trù "Vật chất" có một ý
nghĩa hệ tư tưởng và phương pháp luận hết sức to lớn.
Một lần nữa Người nhấn mạnh rằng: "Nếu cho rằng cái thứ nhất là giới tự
nhiên, là vật chất, là thể chất, là thế giới bên ngoài và cho rằng cái thứ hai là ý
thức, là cảm giác, là tinh thần, là tâm lý v.v. đấy,- đó là vấn đề cội rễ, vấn đề trên
thực tế tiếp tục phân chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn" (tr.356).
Đồng thời, khi chỉ ra sự biện chứng của cái tuyệt đối và cái tương đối trong
sự đối lập giữa vật chất với ý thức, V.I.Lênin chỉ ra rằng, "...sự đối lập giữa vật
chất và ý thức có nghĩa tuyệt đối trong phạm vi hết sức hạn chế: trong trường
hợp đã biết, loại ra khỏi phạm vi vấn đề nhận thức luận cơ bản rằng, cái gì được
xác định là cái thứ nhất và cái gì được xác định là cái thứ hai. Ra khỏi phạm vi
đó, tính tương đối của sự đối lập đó là chắc chắn, là hoàn toàn hiển nhiên"
(tr.151).
Sự phát triển như vũ bão của khoa học tự nhiên vào cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX, những phát minh vĩ đại trong ngành vật lý đã làm lộ rõ tính tương
đối của những tri thức vật lý cụ thể, đòi hỏi phải có sự thay đổi của các khái
niệm đang tồn tại về cấu trúc của vật chất, về mối quan hệ qua lại của các hình
thái khác nhau của vật chất. Trên cơ sở đó xuất hiện một trường phái triết học
duy tâm, được gọi là "duy tâm vật lý" với khẩu hiệu "Vật chất biến mất".
V.I.Lênin chỉ ra rằng, những khái niệm vật lý cụ thể về cấu trúc của vật chất
không đủ mức độ để đồng nhất với phạm trù triết học "vật chất" (tr.131), Người
đã chỉ ra hai nguồn gốc xuất hiện trong cuộc khủng hoảng của khoa học tự

nhiên: sự phát triển cách mạng của khoa học và ý đồ phản động của triết học duy
tâm.
Khi phê phán sâu sắc ý đồ phản động của triết học duy tâm, V.I.Lênin đã
đưa lại sự tác động duy vật - biện chứng cho các quá trình phát triển của khoa
học tự nhiên, đưa ra một loạt những khái niệm triết học nền móng, được sáng tỏ

SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 8


Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

và khảng định dần trong những bước đi của sự phát triển của cuộc cách mạng
khoa học-kỹ thuật.
2.2. V.I.Lênin xây dựng và hoàn thiện lý luận nhận thức
Khi phát triển toàn diện lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác, dựa trên cơ
sở học thuyết về sự phản ánh, V.I. Lênin đã nêu ra bản chất duy tâm khách quanlà cơ sở chính của nhận thức luận E.Makhơ và R.Avenariux ở chỗ, cảm giác
được chuyển hoá vào tấm phên, liếp ngăn, vào bức tường nào đó, cô lập ý thức
với thế giới bên ngoài.
Người viết: "Cảm giác,- đó là mối quan hệ thẳng, trực tiếp của ý thức với
thế giới bên ngoài, là sự chuyển hoá năng lượng kích thích bên ngoài vào vào
thực tại của nhận thức" (tr.39). Những thực tại đó của nhận thức thể hiện mình là
bản cóp-pi, là sự miêu tả các sự vật và các quá trình hiện thực, đang xẩy ra trong
tự nhiên, còn chính nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh bằng ý
thức về thế giới khách quan.
V.I.Lênin đã đưa ra ba kết luận quan trọng về nhận thức luận macxít:
1) Sự vật tồn tại một cách khách quan và độc lập với ý thức của chúng ta.
2) Giữa hiện tượng và "vật tự nó" không có một sự khác biệt có tính nguyên
tắc nào cả.

3) Sự nhận thức hiện thực phát triển từ chỗ chưa biết đến chỗ biết, từ nhận
thức chưa đầy đủ, chưa chính xác đến nhận thức đầy đủ và chính xác hơn.
Trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán", các vấn đề quan trọng của học thuyết về sự phản ánh được xem xét một
cách toàn diện. Đó là những vấn đề như: chân lý, tính khách quan và tính cụ thể
của chân lý, biện chứng giữa chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối.
Đồng thời V.I.Lênin cũng làm phong phú thêm học thuyết mácxít về thực
tiễn, Người nhấn mạnh rằng: "Quan điểm của cuộc sống, của thực tiễn cần phải
trở thành quan điểm đầu tiên và quan điểm cơ sở của lý luận nhận thức" (tr.145).
SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 9


Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

Khi bảo vệ và phát triển học thuyết mácxít về nhận thức, V.I.Lênin cũng chỉ
ra sự thống nhất bên trong, không tách rời của chủ nghĩa duy vật biện chứng với
chủ nghĩa duy vật lịch sử, sự thống nhất của những luận giải duy vật với tự
nhiên, với xã hội, với con người và tư duy của nó, tạo thành đặc tính của triết
học mácxít.
Vai trò của thực tiễn trong nhận thức.
Phát triển quan điểm của C.Mác về việc con người cần phải chứng minh
tính chân lý trong thực tiễn, nghĩa là phải chứng minh tính hiện thực, chứng
minh sức mạnh của tư duy, V.I.Lênin viết: "Quan điểm về đời sống; về thực tiễn,
phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức" (tr.145).
Thực tiễn có vai trò là cơ sở của quá trình nhận thức, là mục đích và là tiêu
chuẩn (thước đo) của chân lý. Tuy nhiên, khi nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân
lý cũng có tính vừa tương đối, vừa tuyệt đối: Về thực chất, không thể xác nhận
hoặc bác bỏ hoàn toàn một biểu tượng nào đó của con người, cũng không cho

phép các hiểu biết của con người trở thành một cái "tuyệt đối".
2.3. V.I.Lênin đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất
2.3.1. Bối cảnh lịch sử của quan niệm Lênin về vật chất
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán được viết vào thời
gian từ tháng Hai đến tháng Mười 1908 và được in thành sách riêng năm 1909.
Tác phẩm xuất hiện trong bối cảnh lịch sử có những sự kiện nổi bật. Giai cấp tư
sản ở các nước đã trở nên “phản động về mọi mặt”, đã từ bỏ tính chất dân chủ
của nó. Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX tràn lan thứ triết học “kinh nghiệm
phê phán” hay chủ nghĩa Makhơ với tham vọng đóng vai trò là triết học “duy
nhất khoa học” nhưng thực ra, là một thứ chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Một số
người dân chủ – xã hội tự xưng là “học trò của Mác” đã coi chủ nghĩa Makhơ có
sứ mệnh thay thế triết học duy vật biện chứng của C.Mác. Một số học giả có tên
tuổi đã rơi vào ảnh hưởng của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Ở Nga, ngoài
những kẻ thù công khai chống giai cấp vô sản và đảng của giai cấp vô sản, còn
SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 10


Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

có một số trí thức dân chủ -xã hội, gồm cả những phần tử mensêvích, đã tuyên
truyền chủ nghĩa Makhơ, dùng chủ nghĩa Makhơ để xét lại chủ nghĩa duy vật
biện chứng. Trong hoàn cảnh mà bọn giả danh mácxít, các thế lực phản động
đang tung hoành, dùng chủ nghĩa Makhơ để xét lại chủ nghĩa Mác, xét lại không
chỉ những nguyên lý triết học, mà cả những sách lược, nguyên tắc của đảng vô
sản, nhằm phủ nhận những cơ sở lý luận của đảng, tước vũ khí tư tưởng của giai
cấp vô sản, mưu toan biến chủ nghĩa xã hội thành một dạng tôn giáo mới, thì đó
là một nguy cơ vô cùng nghiêm trọng. Đồng thời, vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế
kỷ XX, trong khoa học tự nhiên đã bắt đầu diễn ra một cuộc cách mạng thật sự

với việc phát hiện ra tia Rơnghen (1895), hiện tượng phóng xạ (1896), điện tử
(1897), rađium (1898). Vì thế, bức tranh vật lý cũ về thế giới đã trở nên chật
hẹp. Các nhà vật lý cũ với lập trường duy vật tự phát và siêu hình không thể giải
thích được những phát hiện mới của vật lý học hiện đại. Do đó, chủ nghĩa duy
vật và khoa học tự nhiên rơi vào khủng hoảng, thậm chí cho rằng vật chất đã
“biến mất”, đã “tiêu tan”.
Đây là những sự kiện lịch sử chính quy định trực tiếp những quan điểm triết
học của V.I.Lênin, chủ yếu thuộc nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
trongChủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Cần thấy rõ sự kiện
cơ bản là, chủ nghĩa duy tâm chủ quan đã lợi dụng cuộc khủng hoảng trong xã
hội và trong khoa học tự nhiên để tấn công nhằm phủ nhận những quan điểm có
tính nền tảng, quan điểm duy vật của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Do đó, đối
tượng phê phán chủ yếu của V.I.Lênin ở đây là “chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán”, mà nguồn gốc, cơ sở triết học cơ bản của nó là chủ nghĩa duy tâm chủ
quan. V.I.Lênin đã thấy rõ yêu cầu phải bảo vệ chủ nghĩa duy vật biện chứng,
nhất là những nội dung, quan điểm cơ bản của nó, phải đánh trả một cách quyết
liệt và hết sức thuyết phục “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” và những kẻ đồng
loã của nó với những mưu đồ khoa học và chính trị – xã hội sai lầm, phản động
của chúng, đồng thời góp phần khắc phục cuộc khủng hoảng trong vật lý học,
mở đường cho khoa học tiến lên. Vậy, để hiểu đúng tinh thần, nội dung và ý
SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 11


Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

nghĩa phạm trù vật chất của V.I.Lênin, để hiểu thấu đáo tính lịch sử của nó thì
điều rất quan trọng là phải đặt phạm trù đó vào đúng hoàn cảnh lịch sử của nó,
phải chỉ ra tương quan hữu cơ của những sự kiện lịch sử nói trên với mỗi luận

điểm của V.I.Lênin trong tác phẩm của ông. Chính V.I.Lênin đã dạy rằng: “Toàn
bộ tinh thần chủ nghĩa Mác, toàn bộ hệ thống chủ nghĩa Mác đòi hỏi là mỗi
nguyên lý phải được xem xét (a) theo quan điểm lịch sử; (b) gắn liền với những
nguyên lý khác; (c) gắn liền với kinh nghiệm cụ thể của lịch sử”(2). Nói cách
khác, ở đây cần phải đặc biệt coi trọng quan điểm lịch sử – cụ thể trong nghiên
cứu phạm trù vật chất của Lênin.
2.3.2. Những định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất
Trong Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán có nhiều luận
điểm của V.I.Lênin được xem như những “định nghĩa” về vật chất. Đó là: (1)
Như đã nêu ở trên; (2) “Việc thừa nhận đường lối triết học mà các nhà duy tâm
và bất khả tri đã phủ nhận thì trái lại được diễn đạt bằng những định nghĩa sau
đây: vật chất là cái tác động vào giác quan của chúng ta, thì gây ra cảm giác; (3)
“vật chất là một thực tại khách quan được đem lại cho chúng ta trong cảm giác,
v.v.”(3); (4) “Phái Makhơ đã rơi vào chỗ hết sức vô lý biết chừng nào, khi họ đòi
hỏi những người duy vật phải đưa ra một định nghĩa về vật chất mà không được
nhắc lại rằng vật chất, giới tự nhiên, tồn tại, cái vật lý đều là cái có trước, còn
tinh thần, ý thức, cảm giác, cái tâm lý là cái có sau”(4); (5) “Về mặt nhận thức
luận thì khái niệm vật chất không có nghĩa gì khác hơn: thực tại khách quan tồn
tại độc lập đối với ý thức con người, và được ý thức con người phản ánh”(5); (6)
“Khái niệm vật chất không biểu hiện cái gì khác ngoài cái thực tại khách quan
mà chúng ta nhận thấy được trong cảm giác”(6); v.v.. Sau khi trình bày các luận
điểm (2) và (3), V.I.Lênin đã xem đây là những định nghĩa về vật chất. Như vậy,
vấn đề đặt ra hiện nay trong nhận thức lại phạm trù vật chất của V.I.Lênin là cần
phải phân tích, so sánh những luận điểm về vật chất như đã nêu để xác định đâu
là luận điểm thể hiện chính diện, rõ nhất và mang tính chất của một định

SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 12



Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

nghĩa kinh điển về vật chất. Căn cứ vào nội dung các luận điểm đã nêu, có thể
phân chia thành hai dạng hoặc hai cách định nghĩa.
Dạng định nghĩa thứ nhất bao gồm các luận điểm (1), (5) và (6). Trong
nhóm này, cần tập trung phân tích luận điểm (1). Đây là luận điểm đã được rất
nhiều tác giả xem là định nghĩa kinh điển, thậm chí duy nhất kinh điển.
Trong các khoa học cụ thể, chúng ta hầu như không thấy người ta định
nghĩa đối tượng theo kiểu như “hình thang là một phạm trù (khái niệm) toán học
dùng để chỉ…”, “điện là phạm trù (khái niệm) vật lý học dùng để chỉ…”, “sự
sống là phạm trù sinh vật học…” hoặc “quyền là phạm trù của luật học…”,v.v..
Thông thường, người ta định nghĩa đối tượng về phương diện nó là cái tồn tại
hiện thực khách quan, ở bên ngoài ý thức của chủ thể. Trong khi đó, những luận
điểm (1), (5), (6) như đã thấy, lại trước hết nói về nhận thức, cách thức nhận
thức của chúng ta về vật chất. Cụ thể là trong luận điểm (1), mệnh đề “vật chất
là một phạm trù triết học” không nhằm trực tiếp nói về vật chất với tư cách cái
tồn tại hiện thực khách quan, bởi cái tồn tại khách quan ấy không thể là “phạm
trù triết học” được. Vật chất với tư cách một phạm trù triết học là vật chất được
quan niệm, được hiểu và là một kết quả của nhận thức triết học mang tính trừu
tượng hoá, khái quát hoá cao về nó, đồng thời là vật chất với tư cách một tên
gọi, một từ ngữ. Mệnh đề “vật chất là phạm trù triết học” có nghĩa là vật chất
được nhận thức ở trình độ phạm trù triết học, hơn nữa là phạm trù triết học
khoa học chứ không phải là một nhận thức trực quan, phiến diện về nó.
Đương nhiên, trong luận điểm của V.I.Lênin cũng đã nói đến “thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”,
tức là nói về chính vật chất với tư cách cái tồn tại khách quan, ở bên ngoài cảm
giác. Nhưng trong toàn bộ nội dung luận điểm (1), điều này chỉ nhằm giải thích
cho “từ vật chất”, “phạm trù vật chất” về ý nghĩa và nội dung của chúng,

chứ không nhằm trực tiếp nói về vật chất với tư cách thực tại khách quan, ở bên
ngoài cảm giác. Để thấy rõ hơn điều này, hãy xem quan niệm của Ph.Ăngghen.
SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 13


Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

Theo Ph.Ăngghen, trước hết “vật chất” và “vận động” cần được hiểu là tính
chất chung, thuộc tính chung của mọi sự vật, mọi hình thức cụ thể của vật chất
và vận động mà chúng ta có thể cảm biết được bằng các giác quan; thứ hai, vật
chất và vận động là sự trừu tượng hoá, tóm tắt, hay tổng hợp từ những vật thể
hữu hình, cảm tính những thuộc tính chung đó của chúng. Đó là những trừu
tượng do đầu óc con người tạo ra căn cứ vào hiện thực, chúng là những vật của
tư duy, chứ không phải những vật có thể cảm thấy(7). Như vậy, cần phân biệt vật
chất với tư cách cái tồn tại ở bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức và
vật chất với tư cách sự nhận thức, hiểu biết của chúng ta về cái tồn tại ấy. Không
có vật chất tồn tại khách quan thì cũng không có quan niệm của chúng ta về vật
chất. Đương nhiên, khi bàn về quan niệm, khái niệm vật chất, chúng ta không
thể bỏ qua nội dung của chúng là cái phản ánh vật chất tồn tại khách quan,
nhưng không được đồng nhất nội dung ấy với bản thân vật chất.
Trong quan niệm của V.I.Lênin cũng đã thể hiện rõ điều đó. Sau khi phê
phán Makhơ và những người theo thuyết bất khả tri phủ nhận thực tại khách
quan, ông viết: “Nếu ta cảm thấy được thực tại khách quan, thì phải đặt cho nó
một khái niệm triết học; và khái niệm này đã được xác định từ lâu, lâu lắm rồi,
đó là khái niệm: vật chất“(8). Luận điểm này được viết trước khi V.I.Lênin nêu
luận điểm:”Vật chất là phạm trù triết học…”. Vậy, điều này có nghĩa là, ở đây từ
“vật chất” chỉ gián tiếp nói về vật chất với tư cách thực tại khách quan, nhưng
lại trực tiếp nói về vật chất với tư cách cái nhận thức, cái quan niệm của chúng

ta. Do đó, có thể diễn đạt khác đi cách nói của V.I.Lênin: “Phạm trù vật chất là
một phạm trù triết học dùng để chỉ…”. Như thế, luận điểm (“định nghĩa”) của
V.I.Lênin chủ yếu nhằm giải thích cái hình ảnh chủ quan của vật chất, tức cái
phản ánh; còn vật chất, tức thực tại khách quan thì ông chỉ nói đến một cách
gián tiếp, nhằm giải thích cho nội dung trên. Rõ ràng, vật chất, xét về mặt hiện
thực khách quan, tồn tại ở ngoài cảm giác và không phụ thuộc vào cảm giác, thì
không thể là “phạm trù triết học…” được. Có thể thấy rõ luận điểm về vật chất
nói trên cùng các luận điểm khác cùng nhóm, chủ yếu nói về điều: vật chất với
SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 14


Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

tư cách một phạm trù triết học nghĩa là gì, tức là bàn về mặt nhận thức luận của
nó. Vì thế, chỉ nên xem luận điểm trên của V.I.Lênin cùng những luận điểm khác
như đã nêu là một trong những “định nghĩa”, cách “định nghĩa” về vật chất và
trong trường hợp này, chúng là định nghĩa gián tiếp.
Vậy tại sao V.I.Lênin lại nêu một định nghĩa có tính gián tiếp và dường như
rất chú ý đến việc giải thích “vật chất với tư cách là phạm trù triết học” như vậy?
Câu trả lời rất rõ là, quan niệm coi “sự vật là phức hợp của các cảm giác” của
chủ nghĩa Makhơ hay “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” nói chung đã dựa trên
kinh nghiệm nhằm phủ nhận “vật chất” với tư cách sản phẩm của tư duy, phủ
nhận “vật chất” với tư cách một khái niệm, phạm trù của nhận thức luận (theo
cách nói của V.I.Lênin), tức một phạm trù triết học, mà chỉ có dựa vào phạm trù
này mới có thể hiểu được vật chất nói chung với tư cách thực tại khách quan, cái
khác với những dạng, cấu trúc, thuộc tính cụ thể của vật chất. Ph.Ăngghen đã
chỉ ra một đặc điểm rất đặc trưng của chủ nghĩa kinh nghiệm là: “Nhà kinh
nghiệm chủ nghĩa đã đi sâu vào thói quen của nhận thức kinh nghiệm đến nỗi là

khi anh ta sử dụng những trừu tượng mà vẫn tưởng rằng mình còn ở trong lĩnh
vực của nhận thức cảm tính”(9). Như thế, V.I.Lênin đã xuất phát từ chính những
vấn đề mà chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán nêu ra hòng bác bỏ, thay thế chủ
nghĩa duy vật biện chứng bằng chủ nghĩa duy tâm chủ quan, để chống lại nó.
Điều này đã thể hiện rất rõ tính lịch sử trong quan niệm của V.I.Lênin về vật
chất. Rất có thể là, đối với V.I.Lênin, đó là một “định nghĩa” vật chất hết sức
quan trọng, nhưng là hết sức quan trọng trong tính lịch sử của nó, căn cứ vào
những yêu cầu lịch sử – cụ thể của nó, so với mục đích và nội dung cuốn sách
của ông.
Dạng định nghĩa thứ hai thể hiện rõ ở các luận điểm (2), (3) và (4). Có thể
thấy trong những luận điểm này có những khác nhau nhất định về nội dung.
Luận điểm (2) nhấn mạnh một thuộc tính căn bản của vật chất, đó là “khi tác
động vào các giác quan của chúng ta, thì gây ra cảm giác”; luận điểm (3) cho
thấy đồng thời hai thuộc tính của vật chất: “một thực tại khách quan được đem
SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 15


Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

lại cho chúng ta trong cảm giác”; còn luận điểm (4) phân biệt thuộc tính của vật
chất trong tương quan với ý thức. Tuy nhiên, đây là những luận điểm có sự bổ
sung cho nhau, trong đó luận điểm (3) có nội dung rõ ràng, đầy đủ hơn. Có thể
xem đây là những định nghĩa trực tiếp, chính diện về vật chất. Nó cho thấy rõ
đối tượng cần xác định, cần định nghĩa là vật chất với tư cách cái tồn tại hiện
thực khách quan, chứ không phải cái tồn tại trong nhận thức, trong quan niệm,
không phải là cái quan niệm của chúng ta về vật chất. Đương nhiên, định nghĩa
là biểu hiện bản chất đối tượng dưới hình thức chủ quan, tức là dưới hình thức
các khái niệm, phạm trù về nó. Nhưng hình thức chủ quan đó không thể có nếu

đối tượng không tồn tại hiện thực, nếu nó không cho chúng ta khả năng hình
dung, nhận thức ra đối tượng. Cho nên, rất rõ là, nếu trong hiện thực không tồn
tại thuộc tính chung của tất cả các dạng vật chất, thuộc tính tồn tại khách quan
và được đem lại cho con người trong cảm giác, thì chúng ta cũng không thể có
từ “vật chất” và khái niệm (phạm trù) “vật chất” với tư cách những sản phẩm
của tư duy.
Như vậy là, V.I.Lênin đã nêu ra những chứ không phải một định nghĩa về
vật chất trong Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Mỗi định
nghĩa ấy đều có những căn cứ, nguồn gốc thực tiễn và nhận thức, có nội dung
xác định của nó, chứ không phải ngẫu nhiên, tuỳ tiện. Theo tôi, cần phân chia
những định nghĩa đó của V.I.Lênin ít nhất thành hai dạng hay hai cách định
nghĩa, đó là định nghĩa trực tiếp và định nghĩa gián tiếp. Định nghĩa trực tiếp là
định nghĩa chính diện đối tượng, là định nghĩa về tồn tại hiện thực khách quan
của nó. Đây là cách định nghĩa phổ biến, thông dụng mà chúng ta có thể thấy
trong các khoa học. Có lẽ, ở đây cần phải nhấn mạnh một kinh nghiệm ngàn đời
của khoa học, và không chỉ là kinh nghiệm, mà còn là lôgíc, là lý luận và thực
tiễn, rằng một định nghĩa, khái niệm (phạm trù) khoa học trước hết phải xác
định một cách trực tiếp bản chất của chính đối tượng. Còn định nghĩa gián tiếp
là định nghĩa không chính diện, là định nghĩa mà chủ thể có thể không nhằm
trực tiếp nói về đối tượng, mà chỉ dựa vào đó để nói về cái khác, cụ thể là trong
SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 16


Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

luận điểm (1), V.I.Lênin nói về vật chất hiện thực để nhằm nói về cái nhận thức,
về khái niệm của nó. Vậy rốt cuộc, nên lấy định nghĩa nào của V.I.Lênin làm
định nghĩa “chuẩn”, định nghĩa có tính kinh điển về vật chất, phải chăng đó là

định nghĩa: “Vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho chúng ta trong
cảm giác”? Định nghĩa này tự nó đã nói lên rằng, ở đây, vật chất được nhận thức
dưới hình thức một phạm trù triết học, hơn nữa là phạm trù triết học duy vật
biện chứng, vì chỉ có chủ nghĩa duy vật biện chứng mới định nghĩa vật chất như
vậy. Có thể thấy hầu hết các tài liệu nghiên cứu quan niệm của V.I.Lênin về vật
chất cũng đã trích dẫn những luận điểm (2) và (3) nói trên, nhưng lại xem đây là
những luận điểm để minh hoạ, nhằm làm rõ hơn nội dung luận điểm mà theo tôi
là định nghĩa gián tiếp như đã nói.
2.3.3. Những đặc tính (thuộc tính) của vật chất theo quan điểm duy vật
biện chứng
Trước hết, cần phải hiểu rằng, phạm trù (khái niệm) là hình thức của tư duy
phản ánh bản chất hay thuộc tính căn bản, phổ biến của đối tượng. Vậy, trong
phạm trù vật chất, V.I.Lênin đã xác định những thuộc tính căn bản, phổ biến nào
của vật chất? Trong những tài liệu nghiên cứu về phạm trù vật chất thường có
hai nhận thức về thuộc tính căn bản, phổ biến của vật chất. Nhận thức thứ nhất
cho rằng, vật chất chỉ có một thuộc tính, đó là “thực tại khách quan được đem lại
cho con người trong cảm giác…”. Nhận thức thứ hai cho rằng, vật chất có
những (hai) thuộc tính: 1) “tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào cảm giác”;
2) “được đem lại cho con người trong cảm giác”. Vậy, vật chất có hai, hay chỉ có
một thuộc tính căn bản, phổ biến?
V.I.Lênin viết: “Vì “đặc tính” duy nhất của vật chất – mà chủ nghĩa duy vật
triết học là gắn liền với việc thừa nhận đặc tính này – là cái đặc tính tồn tại với
tư cách là thực tại khách quan, tồn tại ở bên ngoài ý thức của chúng ta”(10).
Nhưng trong các luận điểm khác, ông lại nói: “thực tại khách quan được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại…”
và “vật chất là những cái mà khi tác động vào các giác quan chúng ta, thì gây ra
SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 17



Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

cảm giác“(Chúng tôi nhấn mạnh – P.V.C), nghĩa là ông đã cho thấymột thuộc
tính nữa của vật chất? Rõ ràng, “tồn tại khách quan, ở bên ngoài cảm giác” và
“được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chụp
lại, chép lại…” là hai thuộc tính khác nhau, phân biệt nhau rất rõ của vật chất. Ở
đây, chúng ta cần tập trung bàn luận về thuộc tính thứ nhất.
Tại sao V.I.Lênin lại khẳng định “đặc tính” duy nhất của vật chất là đặc
tính tồn tại với tư cách là thực tại khách quan? Phải chăng, ông muốn phủ nhận
những thuộc tính khác hoặc cho rằng, ngoài thuộc tính đó ra, vật chất không còn
thuộc tính nào khác? Theo tôi, có lẽ sự khẳng định của V.I.Lênin là nhằm nhấn
mạnh, xác định thật rõ và dứt khoát bản chất của chủ nghĩa duy vật triết học
mácxít, sự đối lập căn bản giữa nó và chủ nghĩa duy tâm, là ở chỗ thừa nhận đặc
tính này của vật chất, đặc tính tồn tại khách quan, ở bên ngoài ý thức và không
phụ thuộc vào ý thức, chứ không có nghĩa là ông muốn loại bỏ thuộc tính khác
của nó. Vì thế, không nên tuyệt đối hoá luận điểm này và bỏ qua các luận điểm
khác, bỏ qua toàn bộ nội dung cuốn sách của V.I.Lênin và cũng không nên chỉ
căn cứ vào hình thức ngôn từ của luận điểm này, bởi điều đó có thể đi đến chỗ
cho rằng dường như quan điểm của V.I.Lênin thể hiện tính không chặt chẽ,
không nhất quán và chứa đựng mâu thuẫn.
Theo Trần Đức Thảo thì luận điểm của V.I.Lênin – “Vì “đặc tính” duy
nhất của vật chất – mà chủ nghĩa duy vật triết học là gắn liền với việc thừa nhận
đặc tính này – là cái đặc tính tồn tại với tư cách là thực tại khách quan, tồn tại ở
bên ngoài ý thức của chúng ta” – là nói về vật chất với tư cách “thực tại khách
quan” hay là có “tính thực tại khách quan”, nghĩa là nói về tồn tại của vật chất,
chứ không phải nói về thuộc tính của nó. Theo ông, điều này thể hiện ở chỗ
V.I.Lênin đã đánh dấu “… ” (nháy nháy) vào từ đặc tính (“đặc tính”). Trần Đức
Thảo giải thích: “Tính thực tại khách quan là một điều quy định căn bản của vật
chất, nhưng nó không có nội dung của một thuộc tính, vì nó không quy định gì

về nội dung của vật chất. Vì đối phương (tức những người theo chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán – P.V.C) đòi hỏi một thuộc tính chắc chắn, không thì họ cho là
SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 18


Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

“vật chất biến mất”, nên V.I.Lênin đã nêu lên cái tính thực tại khách quan là
“thuộc tính” không thể chối cãi của vật chất, mà chủ nghĩa duy vật cũng chỉ cần
công nhận như thế là đủ”(11). Đây là vấn đề cần phải thảo luận. Có phải tinh
thần luận điểm của V.I.Lênin đúng là như vậy không?
Thực ra, trong luận điểm ở trang 321 của tác phẩm, từ “đặc tính” của vật
chất được đặt trong “nháy nháy” không hàm ý phủ nhận thuộc tính (đặc tính)
của vật chất, mà muốn nhấn mạnh rằng, đây là đặc tính (thuộc tính) của vật chất
do triết học – chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm, hay được hiểu trong
phạm vi nhận thức luận như V.I.Lênin thường nói. Đặc tính này không như
những “đặc tính của vật chất, trước đây được coi là tuyệt đối, bất biến, đầu tiên
(tính không thể thâm nhập được, quán tính, khối lượng, v.v.) đang tiêu tan và
bây giờ đây tỏ ra là tương đối và chỉ là đặc tính vốn có của một số trạng thái nào
đó của vật chất”(12), tức là những đặc tính do khoa học cụ thể (vật lý học) hoặc
chủ nghĩa duy vật siêu hình quan niệm; trái lại, là đặc tính chung của vật chất,
được khái quát, tổng hợp từ những dạng vật chất cụ thể. Đây là tính lôgíc, nhất
quán trong lập luận của V.I.Lênin. Trong luận điểm này, ông muốn chỉ ra rằng,
những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán không thể nào hiểu được đặc
tính chung cơ bản của vật chất, một đặc tính được vạch ra trong phạm vi vấn đề
cơ bản của triết học, một đặc tính mà chỉ có tư duy, hơn nữa là tư duy triết học
mang tính trừu tượng hoá, khái quát hoá khoa học rất cao mới nhận thức được.
Trong khi đó, tất cả những hiểu biết về vật chất của khoa học tự nhiên, chủ nghĩa

duy vật siêu hình và của cả những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán,
về cơ bản chỉ giới hạn ởkinh nghiệm, ở cảm giác, gắn liền với những dạng vật
chất cụ thể, hoàn toàn không hiểu được vật chất dưới hình thức trừu tượng nhất
của nó. Tại sao lại không coi “cái đặc tính tồn tại với tư cách là thực tại khách
quan, tồn tại ở ngoài ý thức của chúng ta” là một đặc tính, hơn nữa là đặc tính
chung, cơ bản nhất của vật chất? “Tồn tại với tư cách là thực tại khách quan” có
nghĩa là gì? Đó là tồn tại thực sự ở bên ngoài cảm giác, bên ngoài ý thức và
không phụ thuộc vào chúng. Đặc tính này biểu hiện rõ sự đối lập, khác biệt căn
SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 19


Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

bản giữa vật chất và ý thức và đó là một đặc tính không thể phủ nhận được của
mọi dạng vật chất, do đó của thế giới vật chất nói chung. Cho nên, cần hiểu quan
điểm của V.I.Lênin coi đặc tính tồn tại với tư cách thực tại khách quan là “đặc
tính” duy nhất của vật chất là nhằm nhấn mạnh thuộc tính cơ bản nhất của nó, là
quan điểm thể hiện rõ bản chất của chủ nghĩa duy vật khoa học (chủ nghĩa duy
vật biện chứng), nhằm phân biệt rõ vật chất là cái có trước, cái quyết định so với
ý thức là cái có sau, cái bị quyết định.
Như vậy, vật chất có hai thuộc tính căn bản, phổ biến: thứ nhất, tồn tại với
tư cách thực tại khách quan, tức là tồn tại ở bên ngoài ý thức và không phụ
thuộc vào ý thức; thứ hai, được đem lại cho con người trong cảm giác. Trong
định nghĩa vật chất không thể loại bỏ một trong hai thuộc tính này, vì chúng thể
hiện rõ hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học được giải đáp theo quan điểm
của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đặc tính tồn tại ở bên ngoài ý thức và không
phụ thuộc vào ý thức và đặc tính được đem lại cho con người trong cảm giác
chính là những đặc tính của vật chất được chủ nghĩa duy vật biện chứng quan

niệm, khái quát hoá, nhằm mục đích chỉ rõ sự đối lập, sự khác nhau cơ bản giữa
vật chất và ý thức. Ngoài giới hạn đó ra thì khó có thể thừa nhận và hiểu đúng
những thuộc tính này. Đồng thời, phải thấy rằng, cả ở đây nữa, khi xác định
những thuộc tính cơ bản, phổ biến của vật chất, V.I.Lênin đã gắn liền với cuộc
đấu tranh chống “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, với cuộc khủng hoảng
trong khoa học tự nhiên và với việc giải thích những phát hiện mới của vật lý
học. Vì vậy, tính lịch sử trong những lập luận của ông cũng hết sức rõ ràng.
Không có tính lịch sử sao được, khi mà nhiệm vụ đặt ra trước hết là phải thể
hiện rõ ràng, dứt khoát sự đối lập về nguyên tắc giữa quan điểm duy vật (biện
chứng) với quan điểm duy tâm, do đó phải khẳng định “đặc tính” duy nhất của
vật chất là “đặc tính tồn tại với tư cách là thực tại khách quan”, và tiếp đó, để
chống lại chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán – một hình thức mới của chủ nghĩa
duy tâm chủ quan, thì không thể không giải thích rõ ràng nguồn gốc, bản chất
của những cảm giác của chúng ta. Cuối cùng, để cho các nhà khoa học tự nhiên
SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 20


Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

có thể hiểu được phạm trù triết học về vật chất thì không thể không chứng minh
nó cả về nội dung khách quan, tức là vạch ra những đặc tính chung của vật chất,
lẫn hình thức của nó với tư cách sản phẩm của tư duy trừu tượng cao, tức tư duy
duy vật biện chứng.
Như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta khi nghiên cứu phạm trù vật chất
của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán là phải hiểu rõ tính lịch sử của nó. Rõ ràng, ở đây, V.I.Lênin
không định viết một cuốn sách giáo khoa về Triết học Mác – Chủ nghĩa duy vật
biện chứng, mà trái lại, những quan niệm, luận điểm được ông nêu ra, xét về nội

dung, cách thức thể hiện, ngôn ngữ được sử dụng, luôn phù hợp với yêu cầu lịch
sử, với đối tượng mà ông phê phán. Tuy vậy, việc coi trọng quan điểm lịch sử
trong nghiên cứu phạm trù vật chất của V.I.Lênin không đồng nghĩa với “chủ
nghĩa lịch sử”. Dưới những hình thức lịch sử – cụ thể, sinh động của nó, những
luận điểm của V.I.Lênin về vật chất chứa đựng cả những nội dung, giá trị khoa
học phổ biến, trong khi đó thì việc xây dựng một hệ thống quan niệm lý luận
khoa học về vật chất lại đòi hỏi phải “thoát ra” khỏi những hình thức lịch sử – cụ
thể, sinh động ấy. Vì thế, khi nghiên cứu phạm trù vật chất trong Chủ nghĩa duy
vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán nhằm xây dựng một quan niệm lý luận
khoa học về vật chất, cần phải phân biệt nội dung, ý nghĩa khoa học phổ biến
với ý nghĩa và hình thức lịch sử của nó và một nhiệm vụ khác đặt ra cho chúng
ta ở đây là phải tìm ra những khả năng, phương án hoàn chỉnh hơn những định
nghĩa về vật chất trong bối cảnh lịch sử hiện nay.

SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 21


Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM
Tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" là tác
phẩm triết học chủ yếu của V.I.Lênin. Thực tiễn sự phát triển của các tư tưởng
triết học sau khi tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán" ra đời đã khảng định tính chân thực của những kết luận trên của V.I.Lênin,
khảng định tính chính xác của các nguyên tắc duy vật-biện chứng khoa học. Tác
phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" của V.I.Lênin đã
tạo ra một thời đại trong sự phát triển của triết học mác-xít và là tấm gương cho
sự chinh phục sáng tạo những vấn đề của sự phát triển xã hội, của những thành

tựu khoa học và là mẫu mực của sự phê phán sâu sắc hệ tư tưởng tư sản và chủ
nghĩa xét lại
Đây cũng là một trong những tác phẩm kinh điển quan trọng của kho tàng
lý luận mácxít, nó trang bị cho chúng ta nền tảng lý luận khoa học, giúp định
hướng thế giới quan và phương pháp luận trong thực tiễn và trong hoạt động
nhận thức. Tác phẩm là sự mẫu mực của tính đảng và tính cách mạng, tính
khách quan khoa học trong việc xem xét các sự vật, hiện tượng, các quá trình
diễn ra trong thế giới cũng như trong đời sống xã hội. Tác phẩm đã chứng minh
cuộc đánh luận thế giới quan giữa “đường lối Đêmôcrit” và “đường lối Platon”
xuyên suốt lịch sử triết học, mọi sự toan tính “con đường thứ ba” là hoàn toàn
vô nghĩa bởi lẽ điểm đến của bất kỳ một học thuyết triết học nào cũng là một
trong hai – chủ nghĩa duy vật hoặc chủ nghĩa duy tâm.
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán cũng là một tác
phẩm bút chiến mẫu mực. Thái độ của Lênin với những trường phái triết học
đương đại, đặc biệt là chủ nghĩa Makhơ trước hết là thái độ của chủ nghĩa duy
vật biện chứng với chủ nghĩa duy tâm, thái độ của nhà cách mạng mácxít với
những tư tưởng phi mácxít. Tác phẩm đem đến cho người đọc phương pháp
đánh giá một học thuyết, một trào lưu triết học hiện đại. Lênin viết: “Xét đoán
những nhà triết học không nên căn cứ vào những nhãn hiệu mà họ tự gán cho
họ (như “thuyết thực chứng”, triết học về “kinh nghiệm thuần túy”, “thuyết nhất
SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 22


Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

nguyên” hoặc “thuyết kinh nghiệm nhất nguyên”, “triết học của khoa học tự
nhiên”…) mà phải căn cứ xem trên thực tế họ đã giải quyết nhãng vấn đề lý luận
cơ bản như thế nào, phải căn cứ xem họ tay nắm tay cùng đi với ai và phải căn

cứ xem trước kia, hiện nay họ đang giảng và đã dạy các học trò và các đồ đệ của
họ cái gì” đề này đã khiến chúng ta nhận thấy cần phải tỉnh táo khi xem xét các
học thuyết triết học theo lập trường nào bởi lẽ có rất nhiều học thuyết tự nhận là
đi theo Chủ nghĩa Mác nhưng lại chống lại Chủ nghĩa Mác một cách rất tinh vi.
Tác phẩm cũng có ý nghĩa rất to lớn đối với các nhà khoa học tự nhiên.
Những phân tích của Lênin về cuộc khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học,
về sự ra đời của chủ nghĩa duy tâm vật lý và hướng khắc phục nó đã có tác dụng
định hướng đối với các nhà khoa học tự nhiên. Muốn bảo vệ, phát triển và làm
giàu có thêm triết học Mác, ngoài việc tổng kết, đánh giá một cách khoa học
những vấn đề của nhận thức và hoạt động thực tiễn, cần phải biết sử dụng tốt
phương pháp biện chứng duy vật.

SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 23


Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS.Lê Hữu Ái; PGS.TS.Nguyễn Tấn Hùng (2012), Phân tích các
tác phẩm triết học (giáo trình dùng cho học viên cao học chuyên ngành
triết học), Đại học Đà Nẵng
2. Nguyễn Trọng Chuẩn, Đặng Hữu Toàn (đồng chủ biên): Sức sống của
một tác phẩm triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
3. PGS.TS.Doãn Chính (Chủ biên) (2003), Vấn đề triết học trong các tác
phẩm của C.Mác – Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội
4. Nguyễn Quang Điển (chủ biên) (2003), Vấn đề triết học trong tác phẩm

của Mác – Ăngghen – Lênin , Nxb. Đại học quốc gia Hồ Chí Minh.
5. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Tập 18, Nxb Tiến bộ, Matxcova.
6. V.I. Lênin, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005.
7. Giới thiệu tác phẩm của V.I. Lênin: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
kinh nghiệm phê phán, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980.

SVTH: Lê Đức Thọ - K25.TRI.ĐN

Trang 24



×