Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nội dung, biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ nói đúng ngữ pháp thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về chủ đề thế giới động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.13 KB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

TRẦN THỊ LAN

NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO NHỠ
NÓI ĐÚNG NGỮ PHÁP THÔNG QUA
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÌM HIỂU
VỀ CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS.GVC. PHAN THỊ THẠCH

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trƣờng ĐHSP Hà Nội
2, các thầy cô khoa Giáo dục Mầm non và các thầy cô khoa Ngữ văn đã giúp
em trong quá trình học tập tại trƣờng và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô – Th.S.GVC. Phan
Thị Thạch, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các cô giáo trong trƣờng mầm non
Tiền Phong và trƣờng mầm non B An Bình đã giúp đỡ em có những tƣ liệu
tốt.


Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ
động viên em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Quá trình nghiên cứu và xử lí đề tài, em không thể tránh khỏi những hạn
chế, em kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn
để khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Lan


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số
liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chƣa đƣợc
công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào.
Hà Nội, Ngày tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Lan


KÍ HIỆU VIẾT TẮT

MGN:

Mẫu giáo nhỡ

MGB:


Mẫu giáo bé

VD:

Ví dụ

CN:

Chủ ngữ

VN:

Vị ngữ

TRN:

Trạng ngữ

KN:

Khởi ngữ

NXB:

Nhà xuất bản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 4
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5
8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................ 7
1.1. Cơ sở ngôn ngữ học ................................................................................... 7
1.1.1. Ngữ pháp là gì? ....................................................................................... 7
1.1.2. Câu trong Tiếng Việt............................................................................... 7
1.1.2.1. Khái niệm “ Câu ” ................................................................................ 7
1.1.2.2. Tiêu chí và kết quả phân loại câu trong Tiếng Việt ............................. 8
1.1.3. Những đặc điểm ngữ pháp trong lời nói của trẻ MGN ......................... 11
1.1.4. Năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp ............................................. 13
1.1.4.1. Năng lực ngôn ngữ ............................................................................. 13
1.1.4.2. Năng lực giao tiếp .............................................................................. 13
1.2. Cơ sở tâm lí học ....................................................................................... 14
* Tiểu kết chƣơng 1:…………………………………………………………15
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY TRẺ MẪU GIÁO NHỠ NÓI
ĐÚNG NGỮ PHÁP THÔNG QUA CHỦ ĐỀ TÌM HIỂU VỀ THẾ GIỚI
ĐỘNG VẬT Ở TRƢỜNG MẦM NON ......................................................... 16
2.1. Khảo sát nội dung chƣơng trình dạy trẻ mẫu giáo nhỡ tìm hiểu về thế giới


động vật ở trƣờng mầm non B, xã An Bình, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
......................................................................................................................... 16
2.2. Thực trạng của việc dạy trẻ mẫu giáo nhỡ nói đúng ngữ pháp thông qua
các hoạt động giáo dục tìm hiểu về chủ đề thế giới động vật ......................... 20
2.2.1. Kết quả điều tra thực trạng của việc dạy trẻ MGN nói đúng ngữ pháp

thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế giới động vật bằng phiếu trả
lời câu hỏi ........................................................................................................ 20
2.2.1.1 Phiếu điều tra số 1 và kết quả điều tra ................................................ 21
2.2.1.2. Phiếu điều tra số 2 và kết quả điều tra ............................................... 23
2.2.2. Điều tra thực trạng dạy trẻ MGN nói đúng ngữ pháp trong các bài học
tìm hiểu về chủ đề thế giới động vật thông qua việc tham khảo giáo án của
giáo viên .......................................................................................................... 25
2.2.3. Nhận xét về thực trạng dạy trẻ MGN nói đúng ngữ pháp từ phía giáo
viên .................................................................................................................. 26
2.2.3.1. Những thuận lợi giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ở các
lớp MGN ở trƣờng mầm non .......................................................................... 26
2.2.3.2. Những vấn đề hạn chế đến việc dạy trẻ MGN nói đúng ngữ pháp.... 27
CHƢƠNG 3: NỘI DUNG, BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MGN NÓI ĐÚNG NGỮ
PHÁP THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÌM HIỂU VỀ THẾ
GIỚI ĐỘNG VẬT ........................................................................................... 30
3.1. Giúp trẻ nói đúng ngữ pháp thông qua hoạt động tìm hiểu một số con vật
nuôi trong gia đình .......................................................................................... 30
3.2. Giúp trẻ nói đúng ngữ pháp thông qua hoạt động tìm hiểu về một số động
vật sống dƣới nƣớc .......................................................................................... 32
3.3. Giúp trẻ nói đúng ngữ pháp thông qua hoạt động giáo dục tìm hiểu về con
vật sống trong rừng ......................................................................................... 34
3.4. Giúp trẻ nói đúng ngữ pháp thông qua hoạt động tìm hiểu về một số loại


côn trùng và chim ............................................................................................ 36
3.5. Giáo án thể nghiệm .................................................................................. 39
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 59



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc lựa chọn đề tài:“ Nội dung, biện pháp giúp trẻ MGN nói đúng
ngữ pháp thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về chủ đề thế giới
động vật” xuất phát từ nhận thức của chúng tôi về cơ sở khoa học và cơ sở
thực tiễn của vấn đề.
1.1. Về cơ sở khoa học của đề tài
Đề tài khóa luận mà chúng tôi lựa chọn xuất phát từ yêu cầu cấp thiết
của ngành giáo dục trong việc đào tạo hệ mầm non của đất nƣớc. Chƣơng
trình giáo dục mầm non đƣợc biên soạn trên cơ sở quy định của Luật Giáo
dục và đã đƣợc Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kí ban hành theo thông tƣ
số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 đã đƣa ra mục tiêu của
giáo dục mầm non là: “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ
vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí,
năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù
hợp với lứa tuổi , khơi gợi và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt
nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời”.
Phát triển ngôn ngữ ở trƣờng mầm non là một trong những hoạt động
giáo dục không thể thiếu trong nhà trƣờng. Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng
đối với con ngƣời vì nó là công cụ để con ngƣời giao tiếp và tƣ duy. Nhờ có
ngôn ngữ mà con ngƣời đã chiếm lĩnh đƣợc kho tàng tri thức của nhân loại và
vƣơn lên làm chủ thế giới. Bởi vậy, việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp thông qua
các hoạt động tìm hiểu về chủ đề thế giới động vật là một trong những nội
dung cơ bản để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Việc tìm hiểu nội dung
biện pháp dạy trẻ MGN nói đúng ngữ pháp vì thế là một việc làm cần thiết.

1



1.2. Về cơ sở thực tiễn của đề tài
Đề tài còn có ý nghĩa thực tiễn. Trƣớc hết thông qua quá trình thực hiện
đề tài, chúng tôi có điều kiện tìm hiểu sâu sắc về chuyên ngành: Tâm lí học,
giáo dục học, ngôn ngữ học… Nhờ vậy, những tri thức đã trang bị ở trƣờng
đại học của chúng tôi đƣợc củng cố vững chắc hơn. Để có thể đạt đƣợc mục
đích nghiên cứu đề tài, chúng tôi phải tiến hành khảo sát nội dung chƣơng
trình dạy trẻ MGN tìm hiểu về chủ đề thế giới động vật ở trƣờng mầm non.
Điều đó giúp chúng tôi tích lũy đƣợc vốn kiến thức về Tiếng Việt để có thể
dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tốt hơn trong các hoạt động giáo dục cho trẻ trong
tƣơng lai. Việc thực hiện đề tài khóa luận này còn có ý nghĩa thiết thực đối
với sinh viên năm cuối khoa Giáo dục Mầm non trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội 2. Bởi việc nghiên cứu đề tài định hƣớng cho tác giả khóa luận xác định
đúng những nội dung biện pháp cần thiết có thể vận dụng trong đợt thực tập
sƣ phạm cuối khóa.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nội dung phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung,
cho trẻ mẫu giáo nói riêng đã đƣợc một số nhà nghiên cứu khoa học đề cập
đến trong chƣơng trình của họ. Có thể tổng thuật nội dung phƣơng pháp
nghiên cứu về vấn đề này trong một số nguồn tài liệu sau:
2.1. Những giáo trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
1. Trong cuốn “ Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”,
Nguyễn Xuân Khoa đã đề cập khái quát đến những vấn đề có liên quan đến
nội dung phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Trong đó, tác
giả đã dành 29 trang ở chƣơng IV để trình bày sơ lƣợc về phƣơng pháp dạy
trẻ đặt câu.
2. Trong giáo trình “ Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em”, Đinh
Hồng Thái đã trình bày 3 vấn đề:

2



- Những vấn đề chung
- Dạy nói cho trẻ em 3 năm đầu
- Dạy nói cho trẻ em tuổi Mẫu giáo
Ở phần thứ 3 của giáo trình, tác giả đã nêu ra những vấn đề chung nhất
của việc “ Dạy trẻ các mẫu câu Tiếng Việt”
3. Trong giáo trình “ Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6
tuổi”, tác giả Hoàng Thị Oanh – Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (NXBĐH
Quốc Gia Hà Nội 2005) đã dành 8 chƣơng sách để đề cập khái quát đến việc
phát triển ngôn ngữ cho trẻ dƣới 6 tuổi. Trong đó, tác giả đã dành 10 trang ở
chƣơng V để trình bày sơ lƣợc nội dung và những phƣơng pháp, biện pháp
dạy trẻ nói đúng ngữ pháp.
2.2. Khóa luận của sinh viên khoa Mầm non, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2:
- Nguyễn Thị Duyên (2010) đề cập đến vấn đề dạy trẻ nói đúng ngữ
pháp trong khóa luận: “ Dạy trẻ mẫu giáo bé nói đúng ngữ pháp thông qua
các hình thức hoạt động của trẻ ở trường mầm non”. Trong khóa luận này tác
giả Nguyễn Thị Duyên đã tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các tác giả
giáo trình phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ trình bày về nội dung dạy trẻ
mẫu giáo bé nói đúng ngữ pháp.
- Nguyễn Thị Dƣơng (2013) đã đề cập đến vấn đề dạy trẻ nói đúng ngữ
pháp trong khóa luận “ Các phương pháp, biện pháp dạy trẻ nói đúng ngữ
pháp”. Trong khóa luận này, tác giả đã nghiên cứu, kế thừa kết quả của các
tác giả giáo trình phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non để trình
bày nội dung dạy trẻ 3 – 4 tuổi và trẻ 5 – 6 tuổi nói đúng ngữ pháp. Ngoài ra
trong khóa luận tác giả còn trình bày các loại lỗi câu và cách sửa lỗi.
- Nguyễn Thị Ngọc Anh ( 2015) một trong những sinh viên cũng có
công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề dạy trẻ nói đúng ngữ pháp trong

3



khóa luận “ phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL thông qua việc dạy trẻ nói đúng
ngữ pháp”. Trong khóa luận của mình, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh đã kế
thừa nghiên cứu của các tác giả giáo trình phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mầm non để trình bày nội dung dạy trẻ MGL nói đúng ngữ pháp.
Ngoài ra trong khóa luận, tác giả còn trình bày các cách vận dụng đa dạng của
các mô hình kiểu câu vào hoạt động giao tiếp của trẻ MGL.
Thông qua việc tổng thuật nội dung nghiên cứu trong các tài liệu từ các
nguồn đã kể trên, có thể thấy: Việc nghiên cứu nội dung, biện pháp phát triển
ngôn ngữ trong đó có nội dung dạy trẻ nói đúng ngữ pháp không phải là một
vấn đề hoàn toàn mới vì đã có nhiều ngƣời quan tâm tìm hiểu. Tuy vậy chƣa
có công trình nào trùng lặp với đề tài nghiên cứu của khóa luận.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Nội dung biện pháp giúp trẻ MGN nói đúng ngữ pháp thông qua các
hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế giới động vật.
4. Mục đích nghiên cứu
4.1. Việc nghiên cứu đề tài trước hết giúp tác giả khóa luận nắm chắc
được lí luận của các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo,
đồng thời xác định được nội dung biện pháp dạy trẻ MGN nói đúng ngữ pháp
thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về chủ đề thế giới động vật.
4.2. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần cung cấp tài
liệu khóa luận tham khảo cho các bạn sinh viên khoa Mầm non và những
người quan tâm đến vấn đề dạy trẻ MGN nói đúng ngữ pháp thông qua các
hoạt động giáo dục trong trường mầm non.

4


5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Lựa chọn lí thuyết chuyên ngành để xây dựng cơ sở lí luận cho khóa
luận.
5.2. Khảo sát thống kê phân loại các bài dạy trẻ MGN tìm hiểu về thế
giới động vật trong nội dung chương trình của trường mầm non.
5.3. Khảo sát thực tế dạy trẻ MGN tìm hiểu về chủ đề thế giới động vật ở
trường mầm non, khảo sát dạy trẻ MGN nói đúng ngữ pháp thông qua các
hoạt động giáo dục tìm hiểu về chủ đề thế giới động vật.
5.4. Đề xuất nội dung biện pháp dạy trẻ MGN nói đúng ngữ pháp thông
qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về chủ đề thế giới động vật.
5.5. Soạn giáo án thể nghiệm.
6. Phạm vi nghiên cứu
Ở đề tài này chúng tôi tập trung tìm hiểu việc dạy trẻ MGN nói đúng ngữ
pháp thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về chủ đề thế giới động vật.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Phƣơng pháp thống kê phân loại đƣợc chúng tôi dùng để thống kê, phân
loại các hoạt động giáo dục tìm hiểu về chủ đề thế giới động vật ở trƣờng
mầm non thuộc phạm vi nghiên cứu.
7.2. Phương pháp phân tích
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để phân tích phƣơng pháp, biện
pháp nhằm chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng trong các hoạt động tìm hiểu về
chủ đề thế giới động vật.
7.3. Phương pháp tổng hợp
Đây là phƣơng pháp đƣợc chúng tôi vận dụng để tổng hợp các tài liệu
nghiên cứu về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nhằm hệ thống hóa lí

5


thuyết cơ sở lí luận cho đề tài: phƣơng pháp này sử dụng cho phần tiểu kết và

kết luận.
7.4. Ngoài những phương pháp trên chúng tôi còn sử dụng một số phương
pháp như: miêu tả, so sánh để xử lý đề tài.
8. Cấu trúc khóa luận
- Khóa luận có cấu trúc 3 phần: Mở đầu, Nội dung, và Kết luận.
- Phần nội dung gồm các chƣơng sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Thực trạng của việc dạy trẻ MGN nói đúng ngữ pháp thông
qua chủ đề tìm hiểu về thế giới động vật.
Chương 3: Nội dung, biện pháp dạy trẻ MGN nói đúng ngữ pháp thông
qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về chủ đề thế giới động vật.

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1. Ngữ pháp là gì?
Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nguyễn Nhƣ Ý ( chủ biên )
Nxb GD, trang 184 đƣa ra cách hiểu ngữ pháp sau:
1. Toàn bộ các quy tắc biến đổi và kết hợp từ thành cụm từ, câu cấu
thành đối với một ngôn ngữ .
2. Cơ cấu một từ, cụm từ và câu vốn có đối với một ngôn ngữ.
3. Ngữ pháp học ( viết tắt )
Theo Nguyễn Xuân Khoa, ngữ pháp có tính trừu tƣợng khái quát cao vì
các quy luật ngữ pháp không thuộc về một từ hoặc một câu cụ thể mà là
chung cho các từ, các câu cùng loại. Các quy luật ngữ pháp vì vậy thƣờng
biểu hiện dƣới dạng mô hình của nhóm từ, mô hình của câu. Trẻ học nói
không học từng câu một mà qua lời nói của những ngƣời xung quanh trẻ rút

ra mô hình câu và dựa vào các mô hình đó để nói những câu cụ thể.
1.1.2. Câu trong Tiếng Việt
1.1.2.1. Khái niệm “ Câu ”
- Trong cuốn “giáo trình lý thuyết Tiếng Việt”, nxb Trƣờng ĐHTH
HN,H, 1976, tr.170, Hoàng Trọng Phiến đã đƣa ra khái niệmvề câu nhƣ sau:
“Câu là đơn vị hoàn chỉnh của lời nói, được hình thành về ngữ pháp và ngữ
điệu theo các quy luật của một ngôn ngữ nào đó, là phương tiện chính để diễn
đạt, biểu hiện và giao tiếp tư tưởng về thực tế và thái độ của người nói đối với
thực tại”.

7


1.1.2.2. Tiêu chí và kết quả phân loại câu trong Tiếng Việt
Các nhà ngữ pháp học, các tác giả biên soạn sách Tiếng Việt ở Tiểu học
và sách giáo khoa Ngữ Văn ở Trung học cơ sở thƣờng dựa vào 2 tiêu chí để
phân loại câu trong Tiếng Việt. Hai tiêu chí đó là:
- Dựa vào đặc điểm ngữ pháp câu, lấy cấu trúc C – V làm nòng cốt trong
cấu tạo câu.
- Dựa vào mục đích dùng câu để biểu thị hoạt động ngôn ngữ gắn với
tình huống giao tiếp.
a. Dựa vào tiêu chí thứ nhất, các nhà khoa học phân chia câu Tiếng Việt
thành 2 kiểu chính. Đó là câu đơn và câu ghép.
a1. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo ngữ pháp của câu ngƣời ta phân chia
câu đơn thành:
- Câu đơn 2 thành phần:
Đó là kiểu câu đơn đƣợc cấu tạo bằng 2 thành phần chính: chủ ngữ (CN
hoặc C ) và vị ngữ ( VN hoặc V). Hai thành phần này làm thành một cấu trúc
C – V nòng cốt của câu.
- Câu đơn mở rộng thành phần phụ:

Thành phần phụ đó có thể là trạng ngữ ( TRN ), khởi ngữ ( KN ), hoặc
hô ngữ…
- Câu đơn rút gọn:
Đó là kiểu câu đơn thƣờng dùng trong đối thoại trực tiếp. Trong hoàn
cảnh giao tiếp cụ thể ngƣời nói có thể rút gọn CN, VN hoặc cả 2 thành phần
chính của câu nhƣg ngƣời nghe vẫn lĩnh hội đƣợc nội dung giao tiếp
- Câu đơn dặc biệt:
Đó là kiểu câu đơn đƣợc cấu tạo bằng một từ hoặc cụm từ, trong đó
không phân định đƣợc đâu là CN, đâu là VN nhƣng vẫn có khả năng diễn đạt
một nội dung thông báo trọn vẹn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

8


a2. Căn cứ vào đặc điểm ngữ pháp của câu, cụ thể căn cứ vào số lƣợng
và quan hệ của cấu trúc C – V nòng cốt, ngƣời ta phân câu ghép thành:
- Câu ghép đẳng lập:
Đó là kiểu câu ghép đƣợc cấu tạo từ 2 cấu trúc C – V nòng cốt trở lên.
Mỗi cấu trúc C – V nòng cốt đó tạo thành 1 vế câu. Các vế câu quan hệ bình
đẳng với nhau.
VD1: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị( Hồ Chí Minh).
VD2: Con chó trông nhà, còn con mèo thì bắt chuột.
- Câu ghép chính phụ:
Đó là kiểu câu ghép đƣợc cấu tạo bằng 2 vế. Mỗi vế do 1 cấu trúc C – V
nòng cốt đảm nhiệm. Hai vế có quan hệ chính phụ với nhau, chúng thƣờng
đƣợc liên kết bằng cặp quan hệ từ chính phụ.
VD3: Vì con mèo lƣời rửa mặt nên con mèo bị đau mắt.
VD4: Nếu trời mƣa to thì thỏ con không đi chơi đƣợc.
b. Dựa vào tiêu chí thứ hai, các nhà ngữ pháp học chia câu Tiếng Việt
thành 4 kiểu câu sau:

b1. Câu tƣờng thuật
Câu tƣờng thuật là loại câu dùng để kể, để thông báo về hoạt động, trạng
thái, tính chất của sự việc, hoặc thể hiện những nhận định của ngƣời nói về
một hiện tƣợng nào đó. Câu tƣờng thuật có ngữ điệu hạ thấp ở cuối câu khi
nói và ngƣời ta thƣờng dùng dấu chấm kết thúc câu khi viết.
Câu tƣờng thuật có 2 loại câu tƣờng thuật khẳng định và câu tƣờng thuật
phủ định
- Câu tƣờng thuật khẳng định không dùng các phó từ phủ định nhƣ:
không, chƣa, chẳng. Khi dùng hai phó từ phủ định câu sẽ là câu khẳng định ở
mức độ cao hơn nhƣ: không thể không, không phải là không,…

9


- Câu tƣờng thuật phủ định có các từ phủ định nhƣ: không, chƣa, chẳng,
chả… Căn cứ vào phạm vi bị phủ định, câu tƣờng thuật phủ định có 2 dạng là
phủ định toàn bộ và phủ định bộ phận.
VD5: Ở đây không có chuyện ngƣời bóc lột ngƣời.
b2. Câu hỏi
Câu nghi vấn là câu dùng để nêu lên điều chƣa biết hoặc còn hoài nghi
và chờ đợi sự trả lời hoặc giải thích của ngƣời tiếp nhận.
Câu nghi vấn có chứa các từ nghi vấn: ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ,
bao nhiêu, à, ƣ, hả,…
VD6: Con vịt đâu?
VD7: Đây là con gì nhỉ?
b3. Câu cảm thán
Câu cảm thán là câu có những từ cảm thán nhƣ ôi, than ôi, hỡi ơi, chao
ơi( ôi ), trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,…
Câu cảm thán dùng để bộc lộ những tình cảm, thái độ của ngƣời nói đối
với sự vật, hiện tƣợng đƣợc nói đến trong câu.

VD8: Ôi! Nóng quá!
VD9: Trời ơi! Con voi to quá!
b4. Câu cầu khiến
Câu cầu khiến là câu có chứa các từ cầu khiến nhƣ: hãy, đừng, chớ,…đi,
thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến.
Câu cầu khiến nhằm mục đích nói lên điều mà ngƣời nói mong muốn
ngƣời nghe thực hiện nhƣ dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…
VD10: Không đi chơi nữa!
VD11: Hãy tránh xa những con vật đó.

10


1.1.3. Những đặc điểm ngữ pháp trong lời nói của trẻ MGN
Trong giáo trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, tác giả Đinh
Hồng Thái giúp ta nhận ra những đặc điểm ngữ pháp cơ bản của trẻ MGN.
- Về ƣu điểm:
So với trẻ MGB thì trẻ MGN đã sử dụng đƣợc những kiểu câu nhƣ câu
tƣờng thuật, câu hỏi, câu cảm thán, câu cầu khiến.
Số lƣợng câu đơn mở rộng trong lời nói của trẻ cũng tăng lên. Sự mở
rộng không chỉ ở thành phần phụ trạng ngữ, mà còn ở thành phần chủ ngữ và
vị ngữ của câu.
Nếu trẻ 3 tuổi nói đƣợc câu đơn có chủ ngữ, vị ngữ là một từ, thì trẻ 4 –
5 tuổi đã nói câu có chủ ngữ hoặc vị ngữ là một cụm từ.
Các kiểu câu ghép trong lời nói của trẻ tăng lên. Ngoài các kiểu câu ghép
đẳng lập, liệt kê và câu ghép chính phụ còn xuất hiện các kiểu câu ghép:
+ Câu ghép có quan hệ lựa chọn: Các vế trong câu ghép loại này đƣợc
biểu hiện các khả năng lựa chọn khác nhau: Chúng đƣợc ghép với nhau nhờ
các quan hệ từ lựa chọn nhƣ hay(là), hoặc(là)…
VD12: Quân mƣợn bóng hay Quân đổi bóng.

CN

VN

CN

VN

VD13: Con chơi búp bê hoặc con chơi ô tô.
CN

VN

CN

VN

+ Câu ghép có quan hệ tƣơng phản: Các vế câu trong câu ghép này đƣợc
biểu hiện sự tƣơng phản ý nghĩa. Chúng đƣợc ghép với nhau nhờ các quan hệ
từ nhƣ: nhƣng, mà, chứ,…
VD14: Cô đã nhắc bạn nhƣng các bạn vẫn mất trật tự.
CN

VN

CN

11

VN



+ Câu ghép có quan hệ điều kiện kết quả: Vế chỉ điều kiện mở đầu bằng
quan hệ từ nhƣ: nếu, hễ, miễn(là), giá(mà); vế chỉ kết quả có thể mở đầu
bằng: thì, là
VD15: Nếu cháu ngoan thì mẹ cho cháu đi siêu thị.
CN VN

CN

VN

VD16: Nếu trời mƣa thì tôi không đi chơi.
CN VN

CN

VN

+ Câu ghép có quan hệ mục đích – sự kiện: vế chỉ mục đích mở đầu
bằng các quan hệ từ nhƣ: để, để cho, cho; vế chỉ sự kiện có thể mở đầu bằng
thì.
VD17: Cháu giúp mẹ để mẹ đỡ mệt.
CN

VN

CN VN

- Về hạn chế:

Trẻ MGN còn gặp nhiều khó khăn khi kể chuyện. Các hình thức câu
ghép còn nghèo nàn. Trẻ hay mắc lỗi khi nói các câu ghép có cấu trúc phức
tạp.
VD18: Vì trời mƣa nên nghỉ học.
Ở ví dụ trên trẻ nói thiếu chủ ngữ ở vế thứ 2 nên nội dung thông báo của
câu không đƣợc trọn vẹn.
Trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ, chúng ta cần chú ý:
- Động viên trẻ nói các câu đơn mở rộng, nói về một loạt các hành động,
trạng thái, nói các thành phần bổ ngữ, trạng ngữ, định ngữ.
- Dạy trẻ nói các hình thức câu ghép khác nhau: giúp trẻ hiểu mối quan
hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ và cách sử dụng từ liên kết.

12


1.1.4. Năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp
1.1.4.1. Năng lực ngôn ngữ
- Các nhà ngữ pháp tạo sinh cho rằng: “ Con ngƣời sinh ra đã có hiểu
biết và tiếng mẹ đẻ”. Mức độ hiểu biết đó ở mỗi cá nhân có sự khác nhau do:
đặc điểm lứa tuổi, giới tính, môi trƣờng sống, khả năng nhận thức, đặc điểm
cá tính của mỗi ngƣời. Khả năng đó phản ánh năng lực ngôn ngữ của cá nhân.
- Giải thích về hiện tƣợng trẻ em trƣớc khi đƣợc tiếp thu giáo dục chính
quy đã có thể nói đƣợc những câu hoàn chỉnh, các nhà ngữ pháp tạo sinh đã
cho rằng: Vì đứa trẻ sinh ra trong môi trƣờng tiếng mẹ đẻ thì trong “tâm linh”
của chúng đã dần hình thành một số quy tắc cơ bản. Vì thế DellHymes đề
nghị nên gọi năng lực ngôn ngữ là năng lực ngữ pháp ( dẫn theo Nguyễn Văn
Khang, 1999, Ngôn ngữ học xã hội, nxb Khoa học xã hội. trang 180).
1.1.4.2. Năng lực giao tiếp
Có thể hiểu ngắn gọn năng lực giao tiếp là khả năng lực chọn vận dụng
ngôn ngữ vào giao tiếp xã hội của mỗi cá nhân. Để có năng lực giao tiếp mỗi

ngƣời trƣớc hết phải có năng lực ngôn ngữ. Tuy vậy năng lực giao tiếp của
mỗi cá nhân còn tùy thuộc vào nhiều nhân tố nhƣ khả năng nhận thức, hoàn
cảnh sống, đặc điểm tính cách, trình độ văn hóa… của mỗi ngƣời.
Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ MGN nói riêng. Việc phát triển
ngôn ngữ trên bình diện ngữ pháp cho trẻ cần bồi dƣỡng năng lực ngữ pháp
và năng lực vận dụng ngôn ngữ để nói đúng, diễn đạt mạch lạc một nội dung
giao tiếp trong một hoàn cảnh giao tiếp theo mục đích giao tiếp ( dẫn theo
Nguyễn Văn Khang, 1999, Ngôn ngữ học xã hội, nxb Khoa học xã hội, trang
183).

13


1.2. Cơ sở tâm lí học
Độ tuổi của trẻ MGN là từ 4 đến 5 tuổi, trong độ tuổi này việc phát triển
ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết. Sự phát triển này về mặt ngôn ngữ gắn liền
với đặc điểm tâm lí của trẻ.
Ngôn ngữ phƣơng tiện quan trọng để con ngƣời giao tiếp đồng thời là
công cụ có tác dụng vô cùng to lớn trong quá trình tƣ duy. Ngôn ngữ và tƣ
duy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Ngƣời có tƣ
duy tốt sẽ nói năng mạch lạc, trôi chảy. Nếu trau dồi ngôn ngữ tỉ mỉ, chu đáo
sẽ tạo điều kiện cho tƣ duy phát triển tốt. Tuy nhiên việc tiếp nhận ngôn ngữ
nói chung và tiếp nhận Tiếng Việt nói riêng ở các lứa tuổi khác nhau đều bị
chi phối bởi sự phát triển tâm lí lứa tuổi.
Trƣớc hết trẻ MGN có sự phát triển tƣ duy trực quan hình tƣợng. Đầu
tuổi MGN trẻ đã biết tƣ duy bằng những hình tƣợng còn nghèo nàn và tƣ duy
mới chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong. Cùng với sự hoàn
thiện hoạt động vui chơi và sự phát triển các hoạt động khác( vẽ, nặn, xé,
dán…) thì vốn biểu tƣợng của trẻ MGN đƣợc giàu lên thêm nhiều, chức năng
kí hiệu phát triển mạnh lòng ham hiểu biết và hứng thú nhận thức tăng lên rõ

rệt.
Tƣ duy trực quan hình tƣợng phát triển mạnh, đó là điều kiện thuận lợi
nhất để giúp trẻ cảm thụ tốt những hình tƣợng nghệ thuật đƣợc xây dựng nên
trong các tác phẩm văn học nghệ thuật do các nghệ sĩ xây dựng nên bằng
những hình tƣợng đẹp.
Về khả năng nhận thức của trẻ MGN: ở giai đoạn này khả năng nhận
thức của trẻ tiếp tục phát triển và ngày càng cao so với các lứa tuổi trƣớc. Để
nhìn nhận và đánh giá một sự vật hiện tƣợng nào đó, trẻ đã biết huy động vốn
kinh nghiệm của mình để so sánh, khái quát thu thập thông tin sâu sắc về sự

14


vật, hiện tƣợng, biết tìm hiểu mối liên hệ phụ thuộc giữa các sự vật hiện
tƣợng với nhau.
Về sự phát triển đời sống tình cảm: Ở lứa tuổi MGN quan hệ của trẻ với
mọi ngƣời xung quanh đƣợc mở rộng một cách đáng kể do tình cảm của trẻ
cũng đƣợc phát triển về nhiều phía đối với những ngƣời trong xã hội. Đây là
nguồn xúc cảm mạnh mẽ nhất và quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của
trẻ MGN. Ở lứa tuổi này trẻ thèm khát sự trìu mến, thƣơng yêu và rất sợ trƣớc
sự thờ ơ lạnh nhạt của ngƣời lớn. Trẻ rất mừng khi bố mẹ, cô giáo hay bạn bè
yêu thƣơng khen ngợi và rất buồn khi bị ngƣời khác ghét bỏ hay không quan
tâm.
Trẻ MGN đã và đang xuất hiện các động cơ hành vi và hình thành hệ
thống theo thứ bậc các động cơ. Đặc biệt những động cơ đạo đức thể hiện thái
độ của trẻ đối với những ngƣời khác có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong
sự phát triển các động cơ hành vi. Những động cơ này gắn liền với việc lĩnh
hội có ý thức những chuẩn mực về những quy tắc đạo đức hành vi trong xã
hội.
Tuổi MGN là chặng đƣờng giữa của tuổi mẫu giáo. Nó đã vƣợt qua thời

kì chuyển tiếp từ ấu nhi lên tới một chặng đƣờng phát triển tƣơng đối ổn định.
Vì vậy những đặc điểm tâm lí kể trên ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển ngôn
ngữ của trẻ. Tƣ duy nhận thức và tình cảm của trẻ là điều kiện hết sức quan
trọng để tạo ra chuyển tiếp mạnh mẽ ở độ tuổi sau. Do đó cần đòi hỏi ngôn
ngữ của trẻ phải thành thạo mạch lạc để học tập và giao tiếp.
* Tiểu kết chƣơng 1:
Nhƣ vậy ở chƣơng này chúng tôi đã lựa chọn một số lí thuyết tiêu biểu
của ngôn ngữ học và tâm lí học làm cơ sở lí luận của đề tài. Những lí luận
trên sẽ là căn cứ khoa học giúp chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ và mục đích
nghiên cứu của đề tài khóa luận.

15


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY TRẺ MẪU GIÁO NHỠ
NÓI ĐÚNG NGỮ PHÁP THÔNG QUA CHỦ ĐỀ TÌM HIỂU
VỀ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT Ở TRƢỜNG MẦM NON
2.1. Khảo sát nội dung chƣơng trình dạy trẻ mẫu giáo nhỡ tìm hiểu về thế
giới động vật ở trƣờng mầm non B, xã An Bình, huyện Lạc Thủy, tỉnh
Hòa Bình
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát nội dung chƣơng trình của trẻ MGN tìm
hiểu về thế giới động vật ở trƣờng mầm non B, xã An Bình, huyện Lạc Thủy,
tỉnh Hòa Bình.
Chúng tôi cho rằng đây là một trong những trƣờng đã thực hiện khá tốt
việc đổi mới hoạt động giáo dục của trƣờng mầm non. Đó là vận dụng các
hoạt động giáo dục cho đối tƣợng MGN theo những đề tài có liên quan đến
chủ đề thế giới động vật nhƣ:
- Những con vật đáng yêu trong gia đình
- Ao thiên nhiên kì thú

- Khu rừng bí ẩn
- Côn trùng và chim
Các đề tài đó đƣợc Ban giám hiệu nhà trƣờng cùng tổ chuyên môn hiện
thực hóa bằng nội dung dạy học trong thời lƣợng cụ thể. Cụ thể là:

16


Tuần 1: Những con vật đáng yêu trong gia đình
Thực hiện từ 17/02 – 21/02/2015
Thứ

Thứ 2

Thứ 3

Hoạt động

PTNN

giáo dục

- Thơ: Em - Dạy hát:

PTTM

vẽ




Thứ 4
PTNT
-

Một

PTTC

+

- hát và vận
TCVĐ: động;

nuôi - Nghe hát: + hát: gà mèo

trong

- Nặn

qua con vịt

gia cổng

đình

về các con cún con

Thứ 6
PTTM


số - Bò thấp

trống, con vật nuôi chui

-trò chuyện mèo con và trong
vật

Thứ 5

Một

và con vịt

gia gà gáy le té trống, mèo chim sẻ

đình

le
-

con và cún
TC:

Ai con

nhanh nhất
Tuần 2: Ao thiên nhiên kì thú
Thực hiện từ 24/02 đến 28/02/ 2015
Thứ
Hoạt

động
dục

Thứ 2
KPKH

Thứ 3
PTTC

Thứ 4
PTTM

Thứ 5
PTNN

Thứ 6
PTTM

giáo - Một số con - Đi chạy - Xé dán - Thơ: Ếch - Hát: Cá
vật

sống bƣớc

dƣới nƣớc

qua đàn cá bơi

chƣớng

- Hát cá ngại vật

vàng bơi

con học bài vàng bơi

- Trò

- Hát: -Nghe: Chú

chuyện về Chú

ếch ếch con

-Chơi: các loại cá
câu ếch

con

- TC: Ai
đoán giỏi

17


Tuần 3: Khu rừng bí ẩn
Thực hiện từ 10/03 đến 14/3/2015

Hoạt

Thứ Thứ 2


Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

động PTNT

PTTM

PTTC

PTNN

PTTM

giáo dục

-

KPKH: - Nặn con - Trƣờn sấp - Truyện

kết hợp trèo “ Cáo thỏ vận động:

Một số con thỏ mẫu
vật

sống - Hát: Trời qua ghế


trong rừng

nắng

- Hát,

gà Đố bạn



trời - Hát: Đố trống”

- Hát: Đố mƣa

bạn

-Nghe hát:

-Trò

Chú

voi

chuyện về con ở bản

bạn

các


con đôn

vật sống -TC: Nghe
trong

tiếng

hát

rừng

tìm đồ vật

Tuần 4: Côn trùng và chim
Thực hiện từ ngày 17/03 đến 21/03/2015

Hoạt

Thứ Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

động KPKH


PTNT

PTTM

PTTC

PTNT

giáo dục

- Tìm hiểu Thơ: Chim - Hát: Con - Ném trúng - So sánh
đích(thẳng

một số loại chích bông chim non
côn trùng

- Hát: Con - Nghe hát: đứng)

- Hát: Ba chim non

Cò lả

con bƣớm

-TC:

tách
số


gộp
lƣợng

-TC: Chim trong
Ai bay cò bay

nhanh nhất

phạm vi 4
- Hát: Ba
con bƣớm

18


×