Tải bản đầy đủ (.doc) (283 trang)

SỔ TAY KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 283 trang )

BỘ XÂY DỰNG

SỔ TAY KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG

HÀ NỘI - 2013

1


LỜI NÓI ĐẦU
Chất lượng sản phẩm , cụ thể trong ngành xây dựng, chất lượng công trình
xây dựng là nhân tố quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 15:2013/ NĐ-CP vể Quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
Nghị định này quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong
công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng; quy
định về quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác
và sử dụng công trình xây dựng; quy định về bảo hành công trình xây dựng.
Sổ tay kiểm soát chất lượng thi công xây dựng là cần thiết và bức súc nhằm
đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng công trình xây dựng..
Sổ tay được trình bày những yêu cầu trong các công tác thi công xây dựng
bao gồm những chỉ tiêu chủ chốt , biện pháp kiểm tra, kiểm soát những chỉ
tiêu ấy trong quá trình theo dõi thi công xây dựng.
Những chỉ tiêu chủ chốt cần kiểm soát để thi công công trình đạt chất lượng
nằm trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật mà chủ đầu tư phải
tuân thủ hoặc người quyết định đầu tư lựa chọn và ghi trong văn bản dự án.
Đối với công tác lắp đặt máy, nhiều chỉ tiêu là dữ liệu mà nhà sản xuất thiết
bị nêu ra nhằm yêu cầu quá trình thi công phải đáp ứng.
Ngoài những chỉ tiêu nêu trong Sổ tay này, chủ đầu tư có thể thông qua
những chỉ tiêu khác theo đặc thù của công tác xây dựng đặc biệt, nhưng


không trái với những chỉ tiêu được nêu trong Sổ tay này.
Phạm vi đề cập của sổ tay này là công trình xây dựng dân dụng, công
nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị. Sổ tay chưa đề cập đến các công trình thủy
lợi, thủy điện và công trình giao thông.
Những người soạn thảo mong được sự góp ý bổ sung của người sử dụng tài
liệu nhằm làm cho sổ tay được hoàn chỉnh hơn trong các lần ra mắt sau.

2


SỔ TAY KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

3


NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Văn bản pháp quy chủ yếu : Nghị định 15-2013/NĐ-CP
1. Những quy định chung về quản lý và kiểm soát chất lượng công
trình xây dựng
a. Công tác khảo sát/thiết kế, thi công xây dựng công trình phải đảm bảo
an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận; đảm bảo an
toàn trong quá trình thi công xây dựng và tuân thủ các quy định của
các văn bản pháp luật về quản lý chất lượng công trình.
b. Công trình, hạng mục công trình chỉ được nghiệm thu để đưa vào sử
dụng khi đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và các

yêu cầu khác của chủ đầu tư theo nội dung của hợp đồng và quy định
của pháp luật có liên quan.
c. Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều
kiện năng lực phù hợp với công việc thực hiện, có hệ thống quản lý
chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc xây dựng
do mình thực hiện trước chủ đầu tư và trước pháp luật.
d. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng phù hợp với
tính chất, quy mô và nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình trong quá
trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo các quy định của Nhà
nước đã ban hành.
e. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thực
hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư và các
nhà thầu theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật
có liên quan.
f. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác
quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công
trình; kiểm tra, giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị
và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định
của pháp luật.

4


NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Văn bản pháp quy chủ yếu : Nghị định 15-2013/NĐ-CP
2. Khái niệm về kiểm soát chất lượng thi công xây dựng
2.1. Quy định về bảo đảm chất lượng trong Luật Xây dựng:
Luật Xây dựng quy định :
Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người

và tài sản, phòng , chống cháy nổ, vệ sinh môi trường.
Về quản lý chất lượng, thông qua hệ thống tiêu chuẩn, sự giám sát của nhân
dân về chất lượng công trình xây dựng, phải bảo đảm các khâu chất lượng
công tác khảo sát, công tác thiết kế, công tác thi công, công tác mua sắm
trang thiết bị.
Sử dụng những quy chuẩn là điều bắt buộc để đảm bảo cho công trình không
nguy hại đến tính mạng, an toàn của con người và môi trường sinh thái.
Khuyến khích tuân theo tiêu chuẩn với đầu tư phi chính phủ, bắt buộc tuân
theo tiêu chuẩn khi dự án có sự đầu tư của Nhà Nước trên 30%.
Quy chuẩn xây dựng là cơ sở để quản lý hoạt động xây dựng và là căn cứ để
ban hành tiêu chuẩn xây dựng.
Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn xây dựng; tiêu chuẩn xây dựng đối với
các công trình xây dựng dân dụng bao gồm công trình công cộng và nhà ở,
công trình công nghiệp và các công trình hạ tầng kỹ thuật.
Các Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành căn cứ vào quy chuẩn
xây dựng, ban hành tiêu chuẩn xây dựng công trình chuyên ngành thuộc
chức năng quản lý của mình.
Những tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam thuộc các lĩnh vực sau đây bắt
buộc áp dụng:
* Điều kiện khí hậu xây dựng;
* Điều kiện địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn;
* Phân vùng động đất;
* Phòng chống cháy, nổ;
* Bảo vệ môi trường;
* An toàn lao động.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT
5


CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Văn bản pháp quy chủ yếu : Nghị định 15-2013/NĐ-CP

Trong trường hợp mà tiêu chuẩn Việt Nam chưa có hoặc chưa đầy đủ thì
được phép áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài sau khi được Bộ quản lý ngành
chấp thuận bằng văn bản. Bộ Xây dựng quy định việc áp dụng các tiêu
chuẩn nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
Cụ thể việc sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài được nêu trong thông tư số 182010 /TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành, trong thông tư này có qui định:
Thẩm quyền chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn
Người quyết định đầu tư xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về việc áp
dụng hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở hoặc hệ thống tiêu
chuẩn xây dựng nước ngoài cho các hoạt động xây dựng do mình quản lý.
Nội dung xem xét, chấp thuận tiêu chuẩn xây dựng
1. Người quyết định đầu tư tổ chức xem xét và chấp thuận áp dụng tiêu
chuẩn theo thẩm quyền đã nêu trên trong quá trình thẩm định và phê duyệt
dự án đầu tư xây dựng.
2. Trong nội dung của dự án đầu tư xây dựng, hệ thống các tiêu chuẩn xây
dựng kiến nghị áp dụng phải bao gồm:
a) Danh mục mã số hiệu và tên các tiêu chuẩn;
b) Đối với tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn của nước ngoài, cần có toàn văn tiêu
chuẩn hoặc hướng dẫn dưới dạng bản mềm (files) hoặc bản in, kèm theo bản
dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh cho phần nội dung sử dụng;
c) Thuyết minh sự đáp ứng của các tiêu chuẩn so với các yêu cầu đã nêu tại
khoản 2 và 3 trong điều 3 của Thông tư 18/2010/TT-BXD. Đối với các chỉ
dẫn kỹ thuật (technical guidelines) hoặc các tài liệu hướng dẫn
(recommendations) của các tổ chức nước ngoài cho các giải pháp công nghệ
mới khi chưa được ban hành thành các tiêu chuẩn, cần phải giải trình về: tên
giải pháp kỹ thuật - công nghệ; các kết quả nghiên cứu và thực nghiệm; các
công trình đã áp dụng các chỉ dẫn kỹ thuật hoặc tài liệu hướng dẫn; bản
quyền tác giả về giải pháp kỹ thuật - công nghệ; tính khả thi trong điều kiện
kinh tế - kỹ thuật và công nghệ của Việt Nam.

3. Nội dung xem xét, chấp thuận tiêu chuẩn nêu tại thông tư nói trên.

6


NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Văn bản pháp quy chủ yếu : Nghị định 15-2013/NĐ-CP

Một số khái niệm liên quan đến chất lượng xây dựng:
Khái niệm về chỉ dẫn kỹ thuật
* Để xác định chất lượng thi công xây dựng, lập biện pháp thi công công tác
xây dựng, để sử dụng làm căn cứ khi giám sát thi công và căn cứ để nghiệm
thu, chủ đầu tư phải lập chỉ dẫn kỹ thuật đưa ra trong bộ hồ sơ mời thấu cho
dự án.
Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình để hướng dẫn, quy
định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác
thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng.
Theo quy định của Nghị định 15-2013/NĐ-CP thì:
1.Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để lập hồ sơ mời thầu, thực hiện giám sát, thi
công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chủ đầu tư tổ chức lập và phê
duyệt chỉ dẫn kỹ thuật cùng với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế khác triển
khai sau thiết kế cơ sở.
2. Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn
áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế
xây dựng công trình.
3. Bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt,
cấp I và cấp II. Đối với các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được
lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng công trình.


7


NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Văn bản pháp quy chủ yếu : Nghị định 15-2013/NĐ-CP

Để thực hiện việc kiểm soát chất lượng về chỉ dẫn kỹ thuật được nêu
trong Nghị định 15-2013/NĐ-CP, trong đó các nội dung chủ yếu như
sau :
Nhiệm vụ kiểm soát chất lượng:
Giúp chủ đầu tư thẩm định những chỉ dẫn mà cơ quan thiết kế lập cho dự án
nhằm theo dõi những yêu cầu của thiết kế và quá trình thực hiện xây dựng
phải tuân thủ để bảo đảm chất lượng công trình.
Những tiêu chí sau đây cần được lưu tâm:


- Sự phù hợp với nhiệm vụ của công trình trong thiết kế cơ sở;



- Sự phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn phải tuân thủ;



- Sự phù hợp với điều kiện thực tế của địa điểm như điều kiện địa
hình, địa chất, khí hậu và vi khí hậu , cảnh quan …




- Tính khả thi của công tác xây dựng nêu trong chỉ dẫn về quy trình
thực hiện, về vật liệu, cấu kiện chế sẵn, trang thiết bị thi công, điều kiện về
năng lực nhân lực theo yêu cầu về chất lượng cũng như về số lượng;



- Giải pháp nhằm tuân thủ những chỉ dẫn ấy, bám sát sự thực hiện
những chỉ dẫn thông qua các thiết kế biện pháp thi công, thông qua công tác
giám sát thi công để nghiệm thu và thanh quyết toán công trình;



- Biện pháp kiểm tra sự tuân thủ các chỉ dẫn kỹ thuật. Các biện pháp
điều chỉnh trong quá trình thực hiện chỉ dẫn kỹ thuật cho phù hợp với các
tiêu chí về chất lượng.

8


NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Văn bản pháp quy chủ yếu : Nghị định 15-2013/NĐ-CP
Khái niệm về năng lực của tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động
xây dựng:
* Để tránh tình trạng các tổ chức nhận thầu hoặc cá nhân nhận thầu thực
hiện các công tác xây dựng vượt quá năng lực của mình, Nghị định 15-2013
yêu cầu :
Phải công khai thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động
xây dựng công trình

1. Các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về năng lực hoạt động xây dựng
của mình gửi bằng đường bưu điện hoặc trực tiếp tới cơ quan quản lý nhà
nước về xây dựng để đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử do cơ
quan này quản lý.
2. Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin về năng
lực hoạt động xây dựng do các tổ chức, cá nhân cung cấp, cơ quan quản lý
nhà nước về xây dựng có trách nhiệm xem xét và quyết định đăng tải thông
tin trên trang thông tin điện tử do mình quản lý.
3. Các thông tin về năng lực hoạt động xây dựng nêu tại Khoản 1 Điều này
là cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng sau:
a) Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;
b) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
c) Giám sát chất lượng công trình xây dựng;
d) Kiểm định, giám định chất lượng công trình xây dựng;
đ) Khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I và
công trình cấp II được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước (đối
với các nhà thầu chính).

\

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT
9


CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Văn bản pháp quy chủ yếu : Nghị định 15-2013/NĐ-CP
Để thực hiện kiểm tra năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây
dựng công trình
Nhiệm vụ kiểm soát chất lượng :
• Đối chiếu những thông tin của nhà thầu kê khai trong hồ sơ dự thầu

với những thông tin công bố công khai, nếu cần thiết, thẩm tra thực tế
những thông tin về năng lực nhà thầu;


Loại bỏ những sự không phù hợp của nhà thầu với khả năng thực thi
gói thầu;

• Lưu ý với những thông tin cung cấp chung chung về nhà thầu. Cần đối
chiếu năng lực của nhà thầu với những công trình đã kê khai mà nhà
thầu khai là đã thực hiện nhằm kiểm tra phạm vi tham gia của nhà
thầu với công trình cụ thể;
• Kiểm tra năng lực thiết bị mà nhà thầu sở hữu cũng như có điều kiện
huy động thực tế;
• Kiểm tra khâu nhân lực của nhà thầu về chất lượng và số lượng cụ thể;
• Kiểm tra năng lực điều hành dự án, năng lực thực tế và các chứng chỉ
đào tạo về quản lý dự án, về tư vấn giám sát và về kỹ sư định giá của
người được kê khai trong cơ cấu điều hành thực hiện dự án;
• Kiểm tra vốn lưu động hoặc các nguồn vốn mà nhà thầu có thể huy
động để thực hiện gói thầu cụ thể;
• Kiểm tra hoạt động cụ thể của nhà thầu trong những gói thầu trong 5
năm gần nhất về mức tín nhiệm, về khả năng thực hiện, khả năng hoàn
thành đến mức bàn giao sử dụng được sản phẩm của dự án.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT
10


CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Văn bản pháp quy chủ yếu : Nghị định 15-2013/NĐ-CP
Hệ thống kiểm soát chất lượng xây dựng :
Việc kiểm soát chất lượng công tác xây dựng trong một dự án xây dựng

được thực hiện thông qua :
1.
Nhà thầu là đơn vị trực tiếp tạo ra sản phẩm xây dựng phải tự kiểm tra
chất lượng theo chỉ dẫn kỹ thuật của chủ đầu tư nêu ra và theo các quy
chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến dự án đầu tư xây dựng .
2.
Việc xây dựng hệ thống tự kiểm tra chất lượng của đơn vị sản xuất
tuân theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, Hệ thống quản lý chất lượng- Các yêu
cầu.
3.
Kỹ sư tư vấn giám sát thuộc bên Chủ đầu tư , kỹ sư tư vấn giám sát
thuộc tổng thầu nếu dự án tổ chức thầu theo chế độ tổng thầu.
4. Về các phòng thí nghiệm:
Các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là các các phòng thí nghiệm
với đầy đủ công cụ, phương tiện để tiến hành các thao tác kỹ thuật nhằm xác
định một hay nhiều đặc tính của vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ
phận công trình hoặc công trình xây dựng theo quy trình nhất định.
Các thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được thực hiện bởi các phòng thí
nghiệm chuyên ngành xây dựng, bao gồm: Thí nghiệm đất xây dựng, thí
nghiệm nước dùng trong xây dựng; thí nghiệm vật liệu xây dựng, thí nghiệm
cấu kiện, sản phẩm xây dựng; thí nghiệm kết cấu công trình xây dựng và các
thí nghiệm khác.
5. Giám sát của nhân dân về chất lượng công trình xây dựng , Nghị định 152013/NĐ-CP nêu rõ :
a. Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định của Nghị định này, tổ chức, cá
nhân phản ánh kịp thời với chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
nơi đặt công trình xây dựng hoặc cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
b. Chủ đầu tư, cơ quan tiếp nhận thông tin phản ánh của nhân dân có trách
nhiệm xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố
cáo.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT

11


CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Văn bản pháp quy chủ yếu : Nghị định 15-2013/NĐ-CP
Về hệ thống kiểm soát chất lượng xây dựng của nhà thầu :
Nhiệm vụ kiểm soát chất lượng :
1.
Yêu cầu nhà thầu phải thực hiện theo TCVN ISO 9001-2008 về hệ
thống quản lý chất lượng cho doanh nghiệp và cụ thể cho đơn vị tham gia
gói thầu của dự án;
2.
Kiểm tra việc xây dựng, lập văn bản, thực hiện, duy trì hệ thống theo
các yêu cầu của TCVN ISO 9001-2008 mà nhà thầu giới thiệu xem mức độ
đạt yêu cầu có đáp ứng với nhiệm vụ thực hiện các khâu chất lượng của dự
án chưa;
3.
Kiểm tra sự đáp ứng các yêu cầu về hệ thống tài liệu , sổ tay chất
lượng, sự kiểm soát tài liệu và hồ sơ về chất lượng cho hệ thống quản lý chất
lượng của nhà thầu;
4.
Cần lưu ý đến vai trò của lãnh đạo doanh nghiệp nhà thầu đến chất
lượng sản phẩm, sự quan tâm đến nguồn lực của nhà thầu về số lượng, về
chất lượng, về chính sách đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lực của nhà
thầu.
5.
Tìm hiểu và đóng góp ý kiến cụ thể cho việc chủ động tự kiểm tra và
kiểm tra của bộ máy quản lý kỹ thuật, cung ứng liên quan đến chất lượng
của nhà thầu. Kiểm tra các biên bản kiểm tra chất lượng của nội bộ nhà thầu
được dùng làm chứng từ về chất lượng công tác xây dựng hoàn thành công

tác xây dựng như biên bản nghiệm thu nội bộ nhà thầu cho cao trình, hình
dáng của cốp pha chuẩn bị cho nghiệm thu cốp pha, diễn biến quá trình đổ
bê tông, trắc đạc hiện trạng kết cấu bê tông sau khi đổ bê tông . . .

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT
12


CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Văn bản pháp quy chủ yếu : Nghị định 15-2013/NĐ-CP
2.2.3. Kiểm soát chất lượng phải thực hiện trong mọi khâu của quá trình
thực hiện dự án
Nhiệm vụ kiểm soát chất lượng :
a) Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát
b) Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác thiết kế
c) Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác thi công và
nghiệm thu công trình xây dựng;
d) Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác theo các quy
định về quản lý an toàn, bảo đảm vệ sinh và môi trường
e) Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác giải quyết sự
cố trong thi công xây dựng
f) Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khai thác và sử
dụng công trình xây dựng
g) Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong việc tuân theo các quy
định về bảo hành công trình xây dựng.
h) Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia
nhập có những quy định khác với các quy định tại Nghị định 15-2013/
NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng này thì thực hiện
theo các quy định tại Điều ước quốc tế đó.


13


SỔ TAY KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG

CÁC CHUYÊN ĐỀ CỤ THỂ

14


NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
TRONG THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1. Quản lý chất lượng thi công công trình bảo đảm tính đồng bộ;
2. Quản lý chất lượng thi công công trình bảo đảm tính toàn diện;
3. Quản lý chất lượng thi công công trình bảo đảm tính liên tục;
Việc bảo đảm chất lượng được thể hiện từ khâu đầu đến khâu cuối của quá
trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
Kiểm soát chất lượng trong thi công xây dựng phải tuân thủ theo Nghị định
15-2013/NĐ-CP :
Kiểm soát chất lượng khâu khảo sát
Kiểm soát chất lượng khâu thiết kế
Kiểm soát chất lượng khâu thi công và
Kiểm soát chất lượng thông qua công tác an toàn lao động và bảo đảm môi
trường.

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT XÂY DỰNG
15



Kết quả của chất lượng công tác khảo sát ảnh hưởng nhiều đến khâu thiết kế
và thi công xây dựng nên cần đề cập cho toàn diện và đồng bộ.
Văn bản pháp luật và quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan:
• Luật Xây Dựng – Các điều 46, 47, 48, 49, 50, 51 .
• Nghị định 15:2013/NĐ-CP
• Những tiêu chuẩn liên quan :
+ Tiêu chuẩn quốc gia , TCVN 9398:2012, Công tác trắc địa trong xây dựng
công trình
+ Tiêu chuẩn quốc gia , TCVN 9402:2012 , Chiỉ dẫn kỹ thuật công tác khảo
sát địa chất công trình cho xây dựng vùng các-tơ
+Thông tư số 06/2006/TT-BXD ngày 10 tháng 11 năm 2006 , Hướng dẫn
khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công
trình
+ Tiêu chuẩn quốc gia - TCVN 9363:2012 , Khảo sát cho xây dựng - Khảo
sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng
+ Tiêu chuẩn quốc gia - TCVN 9364 : 2012 , Nhà cao tầng - Kỹ thuật đo đạc
phục vụ công tác thi công
+Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, TCXDVN 364: 2006, Tiêu chuẩn kỹ thuật
đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình.
+ Tiêu chuẩn quốc gia - TCVN 9399:2012 , Nhà và công trình xây dựng Xác định chuyển dịch ngang bằng phương pháp trắc địa
+Tiêu chuẩn xây dựng, TCXD 160-1987 , Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho
thiết kế và thi công móng cọc.
+Tiêu chuẩn xây dựng , TCXD 161 :1987 , Công tác thăm dò điện trong
khảo sát xây dựng

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT XÂY DỰNG
16


Tài liệu pháp quy phải tuân thủ : Nghị định 15:2013/NĐ-CP, điều 12 và các

điều trong chương 2 – Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng.
Những nội dung chủ yếu mà quá trình kiểm soát chất lượng khảo sát xây
dựng phải bảo đảm :
1. Kiểm soát chất lượng khi lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây

dựng.
a. Cần lập biện pháp kiểm tra chất lượng khảo sát địa kỹ thuật nhằm đánh
giá điều kiện địa chất công trình, dự báo sự biến đổi và ảnh hưởng của chúng
đối với công trình xây dựng trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình.
Khảo sát địa kỹ thuật bao gồm khảo sát địa chất công trình và quan trắc địa
kỹ thuật.
Sự tham khảo các tài liệu khảo sát của các công trình lân cận, các dữ liệu về
điều kiện địa chất đã có của khu vực, đối chiếu với những biến động của
điều kiện địa chất khu vực và dự báo biến động khi có công trình mới xây
dựng là tư liệu cần cho kiểm soát chất lượng khảo sát.
b. Lập biện pháp kiểm tra các điều kiện địa chất công trình bao gồm đặc
điểm địa hình, địa mạo; cấu trúc địa chất; đặc điểm kiến tạo; đặc điểm địa
chất thuỷ văn; đặc điểm khí tượng - thuỷ văn; thành phần thạch học; các tính
chất cơ - lý của đất, đá; các quá trình địa chất tự nhiên, địa chất công trình
bất lợi.
c. Kiểm tra dữ liệu đạt được về khảo sát cho từng điểm thăm dò là vị trí mà
tại đó khi khảo sát thực hiện công tác khoan, đào, thí nghiệm hiện trường
(xuyên, cắt, nén tĩnh, nén ngang, thí nghiệm thấm...), đo địa vật lý...
d. Chủ đầu tư cần nghiên cứu kỹ nhiệm vụ khảo sát dự thảo, tham khảo tích
cực ý kiến và quan điểm của nhà thầu thiết kế và phương án khảo sát của
nhà thầu ứng viên tham gia khảo sát để duyệt

17



KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT XÂY DỰNG
Tài liệu pháp quy phải tuân thủ : Nghị định 15:2013/NĐ-CP, điều 12 và
các điều trong chương 2 – Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng.
2. Kiểm soát chất lượng từ khâu lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng
2.1. Đánh giá qua so sánh giữa các nhà thầu ứng viên từ khâu chất lượng của
việc lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng thể hiện qua nội dung xây dựng mục
tiêu, biện pháp khảo sát, khâu bố trí số lượng và chất lượng nhân lực tiến
hành, cung cấp đầy đủ trang thiết bị và công cụ dùng khi tiến hành khảo sát;
2.2 Kiểm soát chất lượng của phương án kỹ thuật được lập là cơ sở để có
thể đánh giá năng lực nhà thầu.
2.3. Kiểm tra qua hồ sơ và công tác điều tra về cán bộ có kinh nghiệm và
chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát; kiểm tra năng lực theo quy định
của pháp luật của người dự kiến làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng;
3. Kiểm soát chất lượng khi phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây
dựng.
Kiểm soát các tiêu chí mà khâu khảo sát phải đáp ứng;
Kiểm soát tính khoa học và tính hợp lý của quy trình khảo sát;
Kiểm soát danh mục và tính hiện đại của các công cụ và trang bị sử
dụng trong quá trình khảo sát;
Kiểm soát sự bố trí cán bộ tiến hành khảo sát về năng lực hành nghề
và kinh nghiệm của người trực tiếp khảo sát;

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT XÂY DỰNG
Tài liệu pháp quy phải tuân thủ : Nghị định 15:2013/NĐ-CP, điều 12 và
18


các điều trong chương 2 – Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng.
4. Kiểm soát chất lượng trong khâu thực hiện khảo sát xây dựng
4.1. Kiểm soát căn cứ pháp lý về hành nghề thí nghiệm và kiểm định của cơ

sở thí nghiệm, cụ thể về loại thí nghiệm được tiến hành, việc sử dụng thiết
bị, về quy trình thí nghiệm, trang bị thí nghiệm và năng lực thí nghiệm viên;
4.2. Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện khảo sát theo phương án kỹ thuật
khảo sát xây dựng được phê duyệt;
4.3. Giám sát và kiểm soát từng khâu cụ thể về số lượng công việc khảo sát
theo sự đáp ứng các chỉ tiêu cần có, về chất lượng mẫu trong việc thực hiện
phương án kỹ thuật khảo sát đã được phê duyệt;
4.4. Giám sát việc lấy mẫu theo đúng quy trình, việc ghi số mẫu, việc bảo
quản mẫu , vận chuyển mẫu, tránh hư hỏng và lẫn lộn;
4.5. Kiểm soát việc bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ
tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sát;
4.6. Kiểm soát việc chấp hành bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong
khu vực khảo sát; phục hồi hiện trường sau khi kết thúc khảo sát;
4.7. Kiểm soát khâu ghi chép và lập báo cáo kết quả khảo sát theo nhiệm vụ
và theo hợp đồng.
5. Nghiệm thu kết quả khảo sát
5.1. Kiểm tra kết quả khảo sát đối chiếu với nhiệm vụ;
5.2. Yêu cầu khảo sát bổ sung khi báo cáo kết quả khảo sát xây dựng không
phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình hoặc không đáp ứng
yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát;
5.3. Kiểm tra khâu lập văn bản nghiệm thu kết quả khảo sát.

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHÂU THIẾT KẾ
19


Tài liệu pháp quy phải tuân thủ :
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về Xây
dựng.
Nghị định 12:2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nghị định 15:2013/NĐ-CP, về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Thông tư số 13:2013/ TT-BXD Quy định thẩm tra, thẩm định và phê
duyệt thiết kế xây dựng công trình

Kiểm soát chất lượng thiết kế
Thiết kế xây dựng công trình phải được kiểm soát để bảo đảm các yêu
cầu chung:
1. Thiết kế xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các
quy định về kiến trúc; dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt;
b) Phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng
công trình có thiết kế công nghệ;
c) Nền móng công trình phải bảo đảm bền vững, không bị lún nứt, biến dạng
quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, các công trình
lân cận;
d) Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng
bước thiết kế, thoả mãn yêu cầu về chức năng sử dụng; bảo đảm mỹ quan,
giá thành hợp lý;
đ) An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp
dụng; các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và những
tiêu chuẩn liên quan; đối với những công trình công cộng phải bảo đảm thiết
kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật;
e) Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công
trình; đồng bộ với các công trình liên quan.

20


KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHÂU THIẾT KẾ
Tài liệu pháp quy phải tuân thủ :

Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về Xây
dựng.
Nghị định 12:2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nghị định 15:2013/NĐ-CP, về Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Thông tư số 13:2013/ TT-BXD Quy định thẩm tra, thẩm định và phê
duyệt thiết kế xây dựng công trình
Kiểm soát chất lượng thiết kế ( tiếp):
2. Đối với công trình dân dụng và công trình công nghiệp, ngoài các yêu cầu
quy định tại khoản 1 Điều này còn phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Kiến trúc công trình phải phù hợp với phong tục, tập quán và văn hoá, xã
hội của từng vùng, từng địa phương;
b) An toàn cho người khi xảy ra sự cố; điều kiện an toàn, thuận lợi, hiệu quả
cho hoạt động chữa cháy, cứu nạn; bảo đảm khoảng cách giữa các công
trình, sử dụng các vật liệu, trang thiết bị chống cháy để hạn chế tác hại của
đám cháy đối với các công trình lân cận và môi trường xung quanh;
c) Các điều kiện tiện nghi, vệ sinh, sức khoẻ cho người sử dụng;
d) Khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi của thiên nhiên nhằm bảo
đảm tiết kiệm năng lượng.
Kiểm soát việc thực hiện đầy đủ nội dung thiết kế xây dựng công trình :
Nội dung bản thiết kế cần có :
1. Phương án công nghệ;
2. Công năng sử dụng;
3. Phương án kiến trúc;
4. Tuổi thọ công trình;
5. Phương án kết cấu, kỹ thuật;
6. Phương án phòng, chống cháy, nổ;
7. Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao;
8. Giải pháp bảo vệ môi trường;
9. Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế
xây dựng.


KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHÂU THIẾT KẾ
Tài liệu pháp quy phải tuân thủ :
21


Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về Xây
dựng.
Nghị định 12:2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nghị định 15:2013/NĐ-CP, về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Thông tư số 13:2013/ TT-BXD Quy định thẩm tra, thẩm định và phê
duyệt thiết kế xây dựng công trình
Kiểm soát chất lượng các bước thiết kế :
Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ
thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, chủ đầu tư sẽ ký kết hợp
đồng với nhà thầu thiết kế để thiết kế xây dựng công trình có thể được lập
một bước, hai bước hoặc ba bước.
Kiểm soát chất lượng trong khâu thiết kế giúp chủ đầu tư thông qua sản
phẩm của từng bước thiết kế theo các điều kiện của hợp đồng và yêu cầu
chất lượng của từng bước theo nhiệm vụ thiết kế.
Điều cần kiểm soát chất lượng thiết kế là với công trình phải thực hiện thiết
kế hai bước trở lên, các bước thiết kế tiếp theo chỉ được triển khai thực hiện
trên cơ sở bước thiết kế trước đã được phê duyệt.
Kiểm soát chất lượng thiết kế từng bước phải căn cứ vào quy định của Chính
phủ , đối chiếu sự đáp ứng của thiết kế với các quy định của Chính phủ.
Nội dung của các bước phải làm trong khâu thiết kế cần được kiểm soát chất
lượng như sau :
1. Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.
2. Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.

3. Lập thiết kế xây dựng công trình.
4. Thẩm định thiết kế của chủ đầu tư, thẩm tra thiết kế của cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc của tổ chức tư vấn (nếu có).
5. Phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
6. Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHÂU THIẾT KẾ
22


Tài liệu pháp quy phải tuân thủ :
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về Xây
dựng.
Nghị định 12:2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nghị định 15:2013/NĐ-CP, về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Thông tư số 13:2013/ TT-BXD Quy định thẩm tra, thẩm định và phê
duyệt thiết kế xây dựng công trình
Kiểm soát chất lượng các bước thiết kế ( tiếp):
Bản thiết kế muốn đưa ra thi công phải qua khâu thẩm định thiết kế. Chủ trì
thẩm định, cá nhân hoặc cơ quan phải có năng lực bằng hoặc cao hơn cá
nhân và đơn vị lập bản thiết kế.
Các công trình công cộng, tiếp súc với nhiều người, phải đưa bản vẽ đến cơ
quan phòng chống cháy địa phương để được nghiên cứu về sự an toàn công
trình trên quan điểm phòng chống cháy.
Cần kiểm soát khâu đưa bản vẽ đến cơ quan phòng chống cháy địa phương
để thẩm định các tiêu chí phòng chống cháy.
Khâu kiểm soát chất lượng ở đây là xem năng lực hành nghề của người thẩm
định và cơ quan thẩm định xem có đáp ứng quy định trong Nghị định 12 :
2009/NĐ-CP hay không.
Kiểm soát chất lượng năng lực nhà thầu thiết kế xây dựng công trình :

Trước khi ký kết hợp đồng thiết kế cần kiểm tra năng lực của cơ quan dự
thầu thiết kế. Năng lực nhà thầu thiết kế cần kiểm soát các mặt :
1. Tổ chức thực hiện thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện
sau đây:
a) Có đăng ký hoạt động thiết kế xây dựng công trình;
b) Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình;
c) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có
năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp
với yêu cầu của loại, cấp công trình.
2. Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các
điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành nghề, có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng;
b) Có đăng ký hành nghề hoạt động thiết kế xây dựng công trình.

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHÂU THIẾT KẾ
23


Tài liệu pháp quy phải tuân thủ :
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về Xây
dựng.
Nghị định 12:2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nghị định 15:2013/NĐ-CP, về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Thông tư 03 :2009/TT-BXD Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị
định 12 :2009/NĐ-CP
Thông tư số 13:2013/ TT-BXD Quy định thẩm tra, thẩm định và phê
duyệt thiết kế xây dựng công trình
Kiểm soát chất lượng thiết kế thông qua khâu thẩm định thiết kế :
1. Thiết kế cơ sở phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây
dựng tổ chức thẩm định khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.

Người quyết định đầu tư sẽ phê duyệt dự án đầu tư và xây dựng công trình
trong đó có thiết kế cơ sở là một phần của dự án.
Riêng về thiết kế cơ sở phải được thẩm định do cơ quan quản lý nhà nước về
xây dựng thẩm định theo phân loại, phân cấp của dự án.
2. Các bước thiết kế tiếp theo do chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt,
nhưng không được trái với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt.
3. Người thẩm định, phê duyệt thiết kế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
về kết quả thẩm định, phê duyệt của mình.
Nội dung cần kiểm soát chất lượng qua khâu thẩm định các bước thiết kế sau
thiết kế cơ sở cần lưu tâm :
- Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở;
- Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình;
- Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
- Đánh giá mức độ an toàn công trình;
- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với
công trình có yêu cầu công nghệ;
- Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy.
Thiết kế bản vẽ thi công phải được tư xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu đã
phê duyệt vào bản vẽ trước khi đưa ra thi công.

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHÂU THIẾT KẾ
24


Tài liệu pháp quy phải tuân thủ :
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về Xây
dựng.
Nghị định 12:2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nghị định 15:2013/NĐ-CP, về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Thông tư số 13:2013/ TT-BXD Quy định thẩm tra, thẩm định và phê

duyệt thiết kế xây dựng công trình
Kiểm soát chất lượng qua nội dung phê duyệt thiết kế :
Nội dung phê duyệt thiết kế phải căn cứ vào các hồ sơ sau đây :
a) Các thông tin chung về công trình: Tên công trình, hạng mục công trình
(nêu rõ loại và cấp công trình); chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng công
trình; địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất;
b) Quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
chủ yếu của công trình;
c) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng;
d) Các giải pháp thiết kế chính của hạng mục công trình và toàn bộ công
trình;
đ) Những yêu cầu phải hoàn chỉnh bổ sung hồ sơ thiết kế và các nội dung
khác (nếu có).

25


×