Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Thực trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và một số yếu tố liên quan, năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.56 KB, 94 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
VIN O TO Y HC D PHềNG V Y T CễNG CNG

NGUYN QUANG TON

THựC TRạNG SứC KHỏE Tự ĐáNH GIá
CủA TRẻ Vị THàNH NIÊN TạI THàNH PHố ĐIệN
BIÊN PHủ, TỉNH ĐIệN BIÊN Và MộT Số YếU Tố
LIÊN QUAN, NĂM 2015
Chuyờn ngnh: Y t cụng cng
Mó s: 60720301

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
TS. Lờ Th Hon


HÀ NỘI – 2015
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại
học, Bộ môn Sức khỏe Môi trường, Viện Đào tạo Y học Dự phòng & Y tế Công
cộng, trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt bản
luận văn này.
Với tấm lòng của người học trò, tôi xin bày được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tớiTS.
Lê Thị Hoàn - Viện Đào tạo Y học Dự phòng & Y tế Công cộng Trường đại học Y
Hà nội đã luôn tận tình dành nhiều thời gian hướng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.Xin cảm ơn các thầy, cô bộ


môn Sức Khỏe Môi Trường cùng các thầy cô của Viện đào tạo Y học dự phòng và Y
tế công cộng đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân thành phố Điên biên Phủ, Uỷ ban
nhân dân các phường sở tại trong thành phố Điện Biên Phủ cơ quan chủ quản Sở Y
tế, Trung tâm Pháp y tỉnh Điện biên cùng đồng nghiệp.Toànthể các hộ gia đình và
các em vị thành niên đã tham gia trong nghiên cứu này luôn ủng hộ, tạo điều kiện
và nhiệt tình giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian làm việc, công tác tại địa phương.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình,
những người bạn thân thiết đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn và giành cho
tôi những tình cảm, sự chăm sóc quý báu trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày 05 tháng12 năm 2015

Học viên Nguyễn Quang Toàn


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học trong khuôn khổ
của Đề tài “Thực trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên tại thành phố
Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và một số yếu tố liên quan, năm 2015” do bản thân
tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Hoàn, Viện Đào tạo Y học Dự
phòng & Y tế Công cộng tại trường đại học Y Hà nội
Tôi xin cam đoan đã thực hiện nghiên cứu này một cách khoa học, chính xác
và trung thực.
Các số liệu, kết quả trong luận văn này đều được thu thập từ quá trình nghiên
cứu và chưa được công bố trên bất kỳ tài liệu nào trước đây.
Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Toàn


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CB/CNV
CDC
CSSK
DVYT
GYTS

HIV/AIDS
KHHGĐ
QHTD
SKSS
THCS
THPT
TTGDSK
UBND
VTN

Cán bộ/Công nhân viên
Centers for Disease Control and Prevention
(Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ)
Chăm sóc sức khỏe
Dịch vụ y tế
Global youth tobacco survey

(Tổ chức khảo sát thuốc lá ở thanh thiếu niên trên toàn cầu)
Human immunodeficiency virus infection / Acquired
immunodeficiency syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
Kế hoạch hóa gia đình
Quan hệ tình dục
Sức khỏe sinh sản
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Truyền thông giáo dục sức khỏe
Ủy ban nhân dân
Vị thành niên


MỤC LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ.....................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................3
1.1. Đại cương về sức khỏe vị thành niên.....................................................
1.1.1. Khái niệm lứa tuổi vị thành niên...................................................4
1.1.2. Những thay đổi về thể chất ở lứa tuổi vị thành niên.....................4
1.1.3. Phát triển tâm lý xã hội giai đoạn vị thành niên............................6
1.1.4. Tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe lứa tuổi vị thành niên....9
1.2. Tình hình sức khỏe của lứa tuổi vị thành niên trên Thế giới và Việt
Nam.......................................................................................................
1.2.1. Tình hình sức khỏe của lứa tuổi vị thành niên trên Thế giới.........9
1.2.2. Tình hình sức khỏe của lứa tuổi vị thành niên tại Việt Nam.......12
1.3. Những yếu tố liên quan đến sức khỏe vị thành niên............................14
1.4. Các phương pháp đánh giá về tình trạng sức khỏe vị thành niên.........22

Chương 2........................................................................................................24
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................24
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................24
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố
Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và được tiến hành tại tất cả các
phường (07 phường) trong địa bàn Thành phố Điện Biên Phủ...24
2.1.2. Thời gian nghiên cứu...................................................................24
2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................24
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................25
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................25
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu..........................25


2.3.3. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu....................................26
2.3.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu.......................................................27
2.4. Sai số nghiên cứu và biện pháp khắc phục...........................................29
2.5. Quản lý, xử lý và phân tích số liệụ.......................................................30
2.6. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................31
Chương 3........................................................................................................32
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................32
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................32
3.2. Thực trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên.........................34
3.3. Hành vi sức khỏe vị thành niên............................................................38
3.4. Yếu tố liên quan tới sức khỏe trẻ VTN.................................................44
Chương 4........................................................................................................53
BÀN LUẬN....................................................................................................53
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................53
4.2. Thực trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên.........................54
4.3. Một số hành vi sức khỏe của trẻ vị thành niên tại thành phố Điện Biên
Phủ năm 2015......................................................................................57

4.4. Yếu tố liên quan tới tình trạng sức khỏe tự đánh giá không tốt của trẻ
vị thành niên........................................................................................63
KẾT LUẬN....................................................................................................67
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=342)...32
Bảng 3.2. Thông tin chung của gia đình trẻ vị thành niên.........................33
Bảng 3.3. Thông tin chung của mẹ trẻ vị thành niên..................................34
Bảng 3.4. Thông tin chung bố trẻ vị thành niên.........................................34
Bảng 3.5. Tỷ lệ trẻ vị thành niên tự đánh giá sức khỏe không tốt theo đặc
điểm nhân khẩu học......................................................................................36
Bảng 3.6. Tỷ lệ trẻ vị thành niên có sức khỏe không tốt theo các đặc điểm
chung của gia đình. (n=342)..........................................................................37
Bảng 3.7. Tỷ lệ trẻ vị thành niên có sức khỏe không tốt theo đặc điểm cá
nhân của cha, mẹ...........................................................................................38
Nhận xét:.......................................................................................................38
Bảng 3.8. Thời gian trẻ vị thành niên dành cho việc học và ngủ/ngày.....38
Bảng 3.9. Tình trạng sử dụng Internet của trẻ vị thành niên....................39
Bảng 3.10. Tình trạng chơi thể dục thể thao của trẻ vị thành niên...........40
Bảng 3.11. Trẻ vị thành niên tham gia lao động ngoài giờ học..................41
Bảng 3.12. Tình trạng sử dụng và thời gian sử dụng rượu/bia/chất có cồn
của trẻ vị thành niên......................................................................................41
Bảng 3.13. Tình trạng sử dụng và thời gian sử dụng thuốc lá/ lào của trẻ
vị thành niên (n = 342)..................................................................................42
Bảng 3.14. Tình trạng trẻ vị thành niên bị bắt nạt.....................................42

Bảng 3.15. Tình trạng trẻ vị thành niên bị đánh........................................43
Bảng 3.16. Sử dụng một số thực phẩm, chế độ dinh dưỡng của trẻ vị
thành niên.......................................................................................................44
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa sức khỏe không tốt với đặc điểm nhân
khẩu học của vị thành niên...........................................................................44
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa sức khỏe không tốt với đặc điểm nhân
khẩu học gia đình..........................................................................................44


Bảng 3.19. Mối liên quan giữa sức khỏe không tốt với đặc điểm chung
của mẹ.............................................................................................................46
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa sức khỏe không tốt với đặc điểm chung
của bố..............................................................................................................46
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tự đánh giá sức khỏe không tốt của trẻ vị
thành niên đối với các hành vi bị ảnh hưởng tới sức khỏe........................47
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa sức khỏe của trẻ vị thành niên với các
hành vi có nguy cơ tới sức khỏe...................................................................47
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa tự đánh giá sức khỏe không tốt của vị
thành niên với phân bố thời gian hoạt động trong ngày............................48
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa sức khỏe không tốt của trẻ vị thành niên
với các (thông tin vị thành niên, thông tin gia đình, bố mẹ và các hành vi
liên quan)........................................................................................................49


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên............................35
Biểu đồ 3.2. Thực trạng BMI của trẻ vị thành niên...................................35


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lứa tuổi vị thành niên(VTN) bắt
đầu từ 10 – 19 tuổi) . Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn. Nó
được đánh dấu bằng những thay đổi đan xen nhau về thể chất, trí tuệ, và mối
quan hệ xã hội từ giản đơn chuyển sang phức tạp. Giai đoạn này có đặc điểm
phát triển mạnh mẽ và phức tạp, với sự thay đổi nhanh về thể chất, nội tiết,
tâm sinh lý, nhận thức, các kỹ năng và các mối quan hệ xã hội .
Tỷ lệ trẻ VTN chiếm khoảng 20% dân số thế giới và có tới 85% số đó
sống ở các nước đang phát triển . Tuy nhiên, trẻ VTN đang phải đối mặt với
rất nhiều khó khăn, chịu sức ép lớn về việc học tập và dự kiến tương lai từ gia
đình, nhà trường và xã hội, tiếp xúc nhiều thông tin thiếu sự chọn lọc hoặc
không phù hợp lứa tuổi, khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và dễ bị lôi
kéo bởi các tệ nạn xã hội. Do thể chất và tinh thần chưa ổn định, khả năng tự
nhận biết, tự đánh giá về súc khỏe của bản thân chưa cao và đây còn là độ tuổi
dễ mắc các bệnh như bệnh học đường (bệnh cận thị, bệnh cong vẹo cột sống,
bệnh răng miệng), bệnh do rối loạn dinh dưỡng (bệnh thiếu máu, rối loạn do
thiếu iod, bệnh béo phì.. các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nghiện hút
và tiêm chích ma túy, tỷ lệ nhiễm HIV/ AIDS ngày càng tăng . Nhiều hành vi
nguy cơ cao ảnh hưởng tới sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu bia ít vận
động, quan hệ tình dục không an toàn hoặc tham gia vào các hành vi bạo
lực…dẫn tới những hậu quả về lâu dài tác động tới sức khỏe khi trưởng
thành.Theo thống kê cho thấy, gần 60% trường hợp chết trẻ và và 1/3 trong
tổng số những người mắc bệnh ở tuổi trưởng thành có liên quan đến các hành
vi từ khi ở tuổi niên thiếu .
Tại Việt Nam, tính tới ngày 01 tháng 4 năm 2014 có17,4% dân số trong
độ tuổi VTN . Thế hệ thanh niên là nhân tố đóng góp quan trọng vào việc gây
dựng con đường tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Do đó việc cung
cấp thông tin, giáo dục và dịch vụ về chăm sóc sức khỏe lứa tuổi vị thành niên
cũng như tìm hiểu tình hình sức khỏe, những nhận thức về sức khỏe của lứa

tuổi này là cần thiết và đặc biệt quan trọng. Ở nước ta vấn đề chăm sóc và bảo


2

vệ sức khỏe VTN đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu.Tại nhiều địa
phương nạn bạo lực học đường, bạo lực gia đình đang tăng lên do ảnh hưởng
từ nền KT, XH… Tỷ lệ chích hút ma túy, sử dụng rượu, bia đang tăng nhanh.
Cùng với việc trẻ VTN sử dụng lớn quỹ thời gian vào hệ thống công nghệ
thông tin, hành vi truy cập các nguồn thông tin mạng internet không chính
thống, các trò chơi điện tử mang tính bạo lực hiện nay cũng đang được xem là
một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe VTN . Hiện nay tình trạng
VTN “hổng” về kiến thức sức khỏe khá phổ biến và vấn đề tự đánh giá sức
khỏe của VTN đang còn là vấn đề mới mẻ ít được nhắc đến, chưa có hướng
dẫn tự đánh giá về sức khỏe cho lứa tuổi VTN, chưa có hệ thống chăm sóc sức
khỏe riêng biệt cho lứa tuổi VTN.
Điện Biên là một tỉnh thuộc vùng Tây bắc, đa sắc tộc trong đó đồng
bào dân tộc thiểu số (chiếm khoảng 82% dân số). Do điều kiện kinh tế, đi lại
còn khó khăn, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số còn lạc hậu ,chính
vì những phong tục mang tính đặc trưng của vùng, miền và nhận thức của
người dân còn nhiều hạn chế nên việc chăm sóc sức khỏe lứa tuổi vị thành
niên chưa được chú trọng một cách toàn diện, đặc biệt vấn đề tự đánh giá sức
khỏe của VTN vẫn chưa có nghiên cứu và hướng dẫn cụ thể nào. Thành phố
Điện Biên Phủ là thành phố trẻ đang phát triển các điều kiện KT, XH, CT
tương đối phức tạp kèm theo mô hình bệnh tật đang chuyển đổi ảnh hưởng
không nhỏ tới vấn đề sức khỏe và thái độ, nhận thức về sức khỏe của trẻ VTN
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng sức khỏe tự
đánh giá của trẻ vị thành niên tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện
Biên và một số yếu tố liên quan, năm 2015” với 3 mục tiêu sau:
1.

Mô tả thực trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên tại
thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, năm 2015.
2.
Mô tả một số hành vi sức khỏe của trẻ vị thành niên
tại thành phố Điện Biên Phủ, năm 2015.
3.

Mô tả một số yếu tố liên quan tới tình trạng sức khỏe tự đánh giá của

trẻ vị thành niên tại thành phố Điện Biên Phủ, năm 2015.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về sức khỏe vị thành niên
Năm 1978, trong bản Tuyên ngôn Alma Ata, Tổ chức y tế Thế Giới của
Liên hợp quốc (WHO) định nghĩa về sức khỏe: “Sức khỏe không chỉ là
không bệnh tật, mà còn là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh
thần và xã hội ”.
Trong Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục đăng trên báo Cứu quốc (ngày
27-3-1946), Bác Hồ đã nêu rõ: “Ngày ngày tập luyện thì khí huyết lưu thông,
tinh thần đầy đủ để giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống
mới...”theo đó khái niệm về sức khỏe của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là:“khí
huyết lưu thông ,tinh thần đầy đủ như vậy là sức khỏe”. Khái niệm của Bác
(một người Á Đông) về vấn đề sức khỏe vẫn luôn đúng và đầy đủ so với định
nghĩa về vấn đề sức khỏe của tổ chức y tế thế giới WHO sau hơn 30 năm và
cho tới tận ngày nay.
Hiến chương của Tổ chức Y tế Thế Giới (TCYTTG) (1946) là công cụ

quốc tế đầu tiên bảo vệ sức khỏe, coi đó là “quyền cơ bản của mọi người,
không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, điều kiện kinh tế
hay xã hội”. Quyền được hưởng tình trạng sức khoẻ tốt nhất ngày nay đã
được nhiều hiệp định quốc tế về quyền con người phê chuẩn.
Ở mọi thời đại sức khỏe con người ta luôn là điều quý giá nhất (có sức
khỏe là có tất cả) cá nhân khỏe mạnh → gia đình khỏe mạnh → xã hội khỏe
mạnh → đất nước phát triển luôn là qui luật phát triển chung đối với mỗi quốc
gia trên thế giới nói chung và mỗi đất nước, mỗi một dân tộc nói riêng, tương
lai của nhân loại, của đất nước đều phụ thuộc vào nguồn nhân lực trẻ, đó
chính là sự tồn tại và phát triển của trẻ vị thành niên (VTN). Chính vì vậy mà


4

toàn thế giới và các cộng đồng, các quốc gia luôn đặt vấn đề phát triển và bảo
vệ sức khỏe trẻ VTN lên hàng đầu.
1.1.1. Khái niệm lứa tuổi vị thành niên
Tổ chức y tế thế giới WHO đã phân chia lứa tuổi VTN thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn VTN sớm (10 – 14 tuổi)
- Giai đoạn VTN muộn (15 -19 tuổi)
Các nghiên cứu về sức khỏe trẻ vị thành niên (VTN) cho thấy: Đây là
thời kỳ con người ta đang ở trong quá trình chuyển tiếp từ trẻ em sang người
trưởng thành giai đoạn tuổi dậy thì là giai đoạn hoàn thiện và trưởng thành về
mặt tính dục đối với cả nam và nữ. Kèm theo đó là sự phát triển mạnh mẽ về
thế chất, tinh thần cũng như tình cảm và khả năng hòa nhập với cộng đồng.
Tuy nhiên sự trưởng thành phát triển theo tốc độ khác nhau đó là sự khác
nhau giữa các nền văn hóa, các quốc gia, các gia đình và cá nhân khác nhau.
Lứa tuổi VTN đặc trưng bởi sự phát triển nhanh về trí tuệ và thể lực với
nhiều thay đổi về tâm lý và sinh lý. Trong giai đoạn này VTN đã dần tự chủ
về ý thức, thích tự khẳng định mình, đây cũng là lứa tuổi đang phát triển và

hình thành nhân cách, nhiều yếu tố tâm lý chưa được hình thành vững chắc.
Có nguy cơ cao đối với những mối nguy hiểm trong xã hội có thể gây nên
các tổn thương về thể trạng và tinh thần, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe VTN
kèm theo sự thiếu hiểu biết về thông tin giới tính, vấn đề an toàn tình dục
trong lứa tuối VTN cũng sẽ là mối nguy hại tới vấn đề sức khỏe sinh sản
của VTN sau này .
1.1.2. Những thay đổi về thể chất ở lứa tuổi vị thành niên
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp
từ trẻ em sang người lớn. Giai đoạn này có đặc điểm phát triển mạnh mẽ và
phức tạp, với sự thay đổi nhanh về thể chất, nội tiết, tâm sinh lý, nhận thức,
các kỹ năng và các mối quan hệ xã hội .
* Các chỉ số phát triển thể chất


5

- Ở trẻ trai: Là giai đoạn có tốc độ phát triển cơ thể nhanh, từ 13 – 14
tuổi.Trước tuổi dạy thì, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 4 – 5cm/năm.
Giai đoạn dậy thì phát triển mạnh và kéo dài khoảng 4 năm, đỉnh tăng trưởng
là khoảng 15 tuổi, với mức tăng chiều cao trung bình có thể đạt 8 –
12cm/năm, trung bình cả đợt trăng trưởng ở tuổi dậy thì là 25cm. Ở Việt Nam,
lứa tuổi chiều cao tăng mạnh nhất là 13 -14 tuổi với mức tăng 8,3cm/năm.
Cân nặng cũng tăng nhanh ở giai đoạn này, tăng cân nhiều nhất ở 14 – 15
tuổi, có thể đạt tới 6,23kg/năm Sau giai đoạn dậy thì phát triển chiều cao và
cân nặng chững lại, sự phát triển chiều cao kết thúc ở độ tuổi 20 – 25 tuổi .
Hệ thống cơ bắp phát triển mạnh mẽ, nhất là cơ cánh tay, các cơ ở ngực
phát triển nhiều tạo nên dáng vẻ một thanh niên.
Về sinh dục, nội tiết : Đây là giai đoạn đang hoàn thiện dần hình thái và
chức năng sinh sản. Ở Việt Nam, tuổi xuất tinh lần đầu sớm nhất là 12 tuổi,
đến 17 tuổi 87,82% trẻ trai đã có dấu hiệu xuất tinh lần đầu. Phát triển tuyến

bã và tăng tiết Androgen.
Thay đổi giọng nói: Dấu hiệu sớm của hiện tượng này là thỉnh thoảng
đổi giọng hoặc như vỡ giọng khi nói .
- Ở trẻ gái: Phát triển chiều cao, trước tuổi dậy thì tăng 4 – 5 cm/năm, ở
tuổi dậy thì trẻ gái tăng trung bình 6 – 11 cm/năm. Ở Việt Nam, tuổi tăng
chiều cao mạnh nhất ở trẻ gái là 11 – 12 tuổi (7,68cm/năm). Thông thường
sau 18 tuổi ít phát triển thêm về chiều cao.
Cân nặng thường bắt đầu tăng nhanh lúc 10 – 11 tuổi, trẻ gái tăng
trung bình 3 – 3,5kg/năm, cao nhất ở giai đoạn 12 – 13 tuổi với 3,82 kg/năm.
Về sinh dục, nội tiết: Thay đổi trước tiên là tuyến vú, từ 8 – 13 tuổi
(trung bình 11 tuổi) và hoàn tất ở tuổi 13 -18 tuổi (trung bình 15 tuổi), một
vú có thể phát triển nhanh hơn vú bên kia. Hoàn chỉnh sự phát triển của bộ
phận sinh dục ngoài. Tử cung phát triển, thành tử cung trở nên lớn hơn và
hoàn thiện hơn .


6

- Tuổi dậy thì:
Dậy thì là thời điểm quan trọng đánh dấu sự phát triển và trưởng thành
về thể chất, giới tính và khả năng sinh sản. Những thay đổi cơ thể thường kéo
dào theo những thay đổi về tâm lý và tình cảm. Dấu hiệu quan trọng nhất đổi
với trẻ gái là xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên, còn đối với trẻ nam là hiện
tượng xuất tinh hoặc mộng tinh là lần đầu tiên.
Tuổi dậy thì đang có xu hướng ngày càng sớm hơn, khác nhau ở mỗi cá
thể, có thể ảnh hưởng bởi các yếu tố dinh dưỡng, giống nòi, văn hóa xã hội…
Ở Việt Nam, theo điều tra Quốc gia về trẻ VTN và thanh niên năm 2009, tuổi
trung bình có kinh nguyệt lần đầu ở trẻ gái là 14,5 và mộng tinh/ xuất tinh ở
trẻ trai là 15,6. Tuổi dậy thì có sự khác biệt nhỏ giữa thanh thiếu niên thành
thị và nông thôn: 14 tuổi ở nữ thanh thiếu niên thành thị so với 14,6 tuổi ở

nông thôn, sự khác nhau này có thể do điều kiện dinh dưỡng ở nông thôn còn
hạn chế hơn .
1.1.3. Phát triển tâm lý xã hội giai đoạn vị thành niên
* Đặc điểm tâm lý ở giai đoạn vị thành niên
Cùng với những thay đổi về thể chất ở trẻ vị thành niên là những thay đổi
về tâm lý, xã hội cũng như sự phát triển nhân cách. Trẻ vị thành niên luôn
tìm hiểu và đánh giá các sự kiện, tình huống theo quan điểm của riêng
mình, trẻ có khả năng trừu tượng, một hình thức tư duy mà trước đây chưa
có , .
Trẻ vị thành niên được dẫn dắt bởi một tư duy hoàn toàn mới mẻ, quá trình
tư duy được tổ chức ở tầm cao hơn, tầm của người trưởng thành . Trẻ VTN nỗ
lực tìm kiếm độc lập, tách khỏi sự kiểm soát của cha mẹ và các áp lực gia
đình. Trẻ khẳng định mình là một cá thể độc lập, tự mình điều kiển mình chứ
không phải ai khác .
Những biến đổi sinh học, nhận thức đã tạo nên sự mất cân bằng tạm
thời về tâm lý, trong giai đoạn này trẻ có những thay đổi thường xuyên về tâm


7

lý, tình cảm nhiều khi gây nên những rối loạn về tâm lý, làm nảy sinh lo âu,
trầm cảm và cả những ý nghĩ tự sát .
* Sự phát triển về cảm xúc
Tuổi VTN là giai đoạn thích nghi khó khăn nhất trong cuộc sống, trẻ có
những biến động về mặt sinh học, cơ thể và sự chín muồi về giới tính kéo
theo sự phát triển tâm lý rất đặc thù. Ở VTN nhân cách định hình nhưng chưa
được khẳng định, trí tuệ phát triển tối đa, nhưng cảm xúc thì dao động, dễ bị
tổn thương. Tâm trạng trẻ thường xuyên căng thẳng dễ xúc động, hoang
mang, lo sợ, dễ nảy sinh trầm cảm. Hành động bốc đồng, dao động, dễ tập
nhiễm các hành vi tiêu cực .

Tuổi VTN là thời kì trẻ có gắng thử nghiệm những gì đã học trước đó
để thỏa mãn các nhu cầu của bản thân. Trong giai đoạn này, trẻ cần sự hỗ trợ
của người lớn, đặc biệt là cha mẹ về mặt tâm lý, sự đồng cảm, để thoát khỏi
tình trạng khủng hoảng này. Điều quan trọng trong công tác chăm sóc sức
khỏe tinh thần là thấu hiểu tâm trạng của trẻ, củng cố lòng tự trọng, tôn trọng
tính độc lập, cần có hướng dẫn khuyến khích những mặt tích cực, tránh các
yếu tố tiêu cực .


8

*Sự phát triển về quan hệ xã hội
Ở tuổi này VTN đang hình thành những hứng thú và thay đổi mới, có
xu hướng tư tưởng hóa, vị tha, quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển các kỹ
năng giao tiếp, cách ứng xử mới, tác phong đĩnh đạc để đối diện với mối
trường xã hội ngày một mở rộng .
Phần lớn trẻ VTN bị ảnh hưởng bởi bạn bè cùng lứa, tuy nhiên mức độ
ảnh hưởng tùy thuộc vào cá thể. Sự đồng nhất với bạn cùng nhóm được thể
hiện thông qua cách ăn mặc, cử chỉ, diện mạo, ứng xử… Trẻ vị thành niên
ngày càng ít có thời gian ở nhà, trẻ dành nhiều thời gian với bạn bè, thông
thường là bạn học vì nhà trường là nơi diễn ra nhiều nhất các tác động qua lại
về mặt xã hội đối với trẻ. Thông qua các mối quan hệ mang tính xã hội này,
trẻ VTN hiểu biết rõ hơn về bản thân và những người khác.
Trước tuổi VTN, nam nữ thường không ưa nhau. Đến tuổi dậy thì bắt
đầu biểu hiện những cảm xúc giới tính, để ý vụng trộm, trêu chọc bạn khác
giới. Sau đó là các hoạt động nhóm, hẹn hò bạn khác giới… Tuy nhiên, ở giai
đoạn này quan hệ mang tính chất xã hội hơn là quan hệ tình yêu, nó kích thích
sự phát triển ý thức về tính đồng nhất của trẻ VTN.
Một điểm quan trọng trong quá trình phát triển của VTN là phát triển
năng lực tự quản và ý thức trách nhiệm. Sự phát triển tâm lý xã hội ở giai

đoạn vị thành niên đã diễn ra nhanh chóng, có tính chất kịch tính cao và khá
phức tạp. Quá trình phát triển này dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường,
văn hóa xã hội, giáo dục, gia đình…


9

1.1.4. Tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe lứa tuổi vị thành niên
Vị thành niên là một lực lượng to lớn và nòng cốt của xã hội. Ở những
nước đang phát triển có cấu trúc dân số trẻ như Việt Nam thì lực lượng vị
thành niên chiếm gần một phần tư dân số, đây là nguồn nhân lực chủ yếu của
một đất nước trong tương lai .
Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển hoàn thiện con người từ
lúc ấu thơ đến khi trưởng thành. Đây là thời kì mang lại những biến đổi lớn
lao về cơ thể cũng như sự khác biệt về giới. Là độ tuổi rất cần sự hướng dẫn,
chăm sóc của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội để giúp vị thành niên
chuyển sang tuổi trưởng thành một cách đúng đắn. Sự phối kết hợp của cá
nhân, cộng đồng và môi trường là cơ sở rất quan trọng trong việc tăng trưởng
sức khỏe vị thành niên, nó giúp cho vị thành niên phát triển hài hòa về thể
chất và lành mạnh về tình thần .
Sức khỏe vị thành niên liên quan trực tiếp tới sự phát triển của mỗi con
người từ lúc còn ở tuổi vị thành vị thành niên và cả tương lai duy trì giống nòi
của dòng họ sau này. Vấn đề sức khỏe vị thành niên nhất là sức khỏe sinh sản
ở tuổi này còn ảnh hưởng tới sự tồn vong của cả dân tộc. Do đó việc cung cấp
thông tin, giáo dục và dịch vụ về chăm sóc sức khỏe lứa tuổi vị thành niên là
cần thiết và đặc biệt quan trọng .
1.2. Tình hình sức khỏe của lứa tuổi vị thành niên trên Thế
giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sức khỏe của lứa tuổi vị thành niên trên Thế giới.
Theo những tài liệu công bố của Mỹ có tới hơn 80% bệnh tật có nguồn

gốc phát sinh từ môi trường. Đối với toàn cầu thì môi trường sức khỏe là một
lĩnh vực vô cùng to lớn và có cảm giác như vô hình nó bao gồm: Lý, hóa, sinh
học, môi trường xã hội (môi trường làm việc, môi trường cộng đồng, gia đình,
phân chia giàu nghèo, các căng thẳng xã hội)…mà các yếu tố này đều liên
quan tới sức khỏe VTN . Thực tế đã cho thấy các quốc gia trên toàn thế giới
đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn liên quan tới sức khỏe của lứa tuổi


10

VTN. Đó là các vấn đề về sức khỏe như tỷ lệ tử vong do sinh nở, nhiễm HIV,
tử vong do chấn thương, sử dụng rượu bia và thuốc lá....
Trên thế giới, cứ 5 người thì có 1 người trong độ tuổi VTN và 85%
trong số họ sống ở các nước đang phát triển. Gần 2/3 trong số chết trẻ và 1/3
trong tổng số những người mắc bệnh ở tuổi trưởng thành có liên quan đến
điều kiện sống và các hành vi từ khi ở tuổi niên thiếu như sử dụng thuốc lá,
thiếu hoạt động thể chất, tình dục không an toàn và tình trạng bạo lực .
Gần 20% VTN trong độ tuổi từ 13 -15 tuổi trên toàn thế giới sử dụng các
sản phẩm thuốc lá, theo số liệu phân tích từ năm 1999 – 2005 của Tổ chức khảo
sát thuốc lá ở thanh thiếu niên trên toàn cầu (GYTS). Nhìn chung, thuốc lá đang
thịnh hành trong giới trẻ ở tất cả các châu lục, cao nhất là ở khu vực châu Mỹ và
châu Âu (22,2% và 19,8%) . Theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh
Mỹ (CDC) đây là con số đáng báo động để các nước trên thế giới tăng cường
đánh giá và thực hiện các chương trình kiểm soát thuốc lá .
Sử dụng rượu bia đang có xu hướng tăng lên qua các năm ở lứa tuổi
VTN. Trẻ VTN uống nhiều rượu thường học kém, thiếu tập trung, giảm chú
ý. Phân tích về các hành vi nguy cơ có ảnh hưởng sức khỏe vị thành niên
cho thấy trẻ VTN có sử dụng rượu bia có xu hướng hoạt động tình dục sớm
gấp 7 lần so với những trẻ không uống rượu . Cũng theo một nghiên cứu tại
Mỹ, 40,7% sinh viên nam và 27,8% sinh viên nữ bắt đầu có quan hệ tình dục

khi có sử dụng các thức uống có cồn. Theo thống kê năm 2009 ở Mỹ, có tới
4,2 triệu trẻ VTN bắt đầu sử dụng rượu bia lúc 16 tuổi hoặc trẻ hơn, với độ
tuổi trung bình là 13 tuổi . Tại châu Á, các báo cáo về tình hình sử dụng
rượu trong lứa tuổi VTN cũng rất nhiều. Lứa tuổi trung bình bắt đầu sử dụng
rượu ở Nhật Bản là từ 13 đến 17 tuổi còn tại Hàn Quốc, tỷ lệ trẻ VTN uống
rượu, bia là 43% trong đó trẻ trai có xu hướng lạm dụng rượu, bia nhiều hơn
trẻ gái .


11

Sức khỏe tinh thần của trẻ VTN cũng đang là một vấn đề cần quan
tâm. Không dưới 20% số người trẻ tuổi sẽ trải qua những rối loạn tinh thần
nào đó như phiền muộn, nhiễu loạn tâm lý, lạm dụng thân thể, hành động tự
sát hay chán ăn. Để cải thiện vấn đề này, cần tăng cường việc chăm sóc sức
khoẻ cho vị thành niên và các dịch vụ tư vấn tại cộng đồng , .
Bạo lực là nguyên nhân hàng đầu trong 10 nguyên nhân gây tử vong ở tuổi
VTN trên toàn cầu, bao gồm cưỡng bức, bạo lực gia đình và cả chiến tranh .
Trong mọi cái chết có nguyên nhân từ bạo lực ước tính có hơn 20 đến
40% có thể tránh được nếu được điều trị tại bệnh viện. Sự hỗ trợ hiệu quả về
mặt tâm lý và xã hội có thể giúp ngăn chặn chu kỳ bạo lực từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới quan tâm tới quan hệ tình dục không an
toàn ở lứa tuổi vị thành niên. Theo nghiên cứu của Kipp và cộng sự năm 2004
tại Uganda đối với đối tượng VTN từ 12 đến 21 tuổi chỉ ra kết quả: Phần lớn
đối tượng tham gia bắt đầu có QHTD ở độ tuổi từ 12 – 15 tuổi. Nhóm đối
tượng đang học trong trường học có quan điểm cởi mở hơn với vấn đề tình
dục so với đối tượng không đi học . Nghiên cứu của Frontenria và cộng sự
năm 2006 về vấn đề kiến thức và thực hành về SKSS trên đối tượng là học
sinh trung học ở 4 nước là Bỉ, Cộng hòa Séc, Estonia và Bồ Đào Nha đã đưa

ra những kết luận về hiểu biết của VTN về tình dục, các bệnh lây truyền qua
đường tình dục, QHTD và sự sử dụng các dịch vụ y tế. Theo đó, tỷ lệ học sinh
có bạn trai, bạn gái chiếm 76 đến 96% tùy từng quốc gia và gần một nửa trong
số đó đã từng QHTD (47,6% - 58,5%) .
Hàng năm trên thế giới có khoảng 16 triệu em gái tuổi từ 15 đến 19
sinh con, chiếm gần 11% số ca sinh toàn cầu. Phần lớn các ca sinh nở ở tuổi
VTN là ở các nước đang phát triển. Nguy cơ tử vong ở trẻ VTN mang thai
cao hơn rất nhiều so với phụ nữ trưởng thành.


12

Rất nhiều trẻ VTN ở các nước đang phát triển bước vào độ tuổi vị
thành niên trong điều kiện không được nuôi dưỡng đầy đủ, điều này làm tăng
nguy cơ mắc bệnh và chết sớm. Ngược lại, một dạng khác của suy dinh
dưỡng ảnh hưởng đến sức khoẻ là tăng cân và béo phì đang tăng nhanh trong
giới trẻ ở cả các nước giàu.Thói quen luyện tâp thể chất điều độ, ăn uống
khoa học và dinh dưỡng hợp lý ở lứa tuổi này là cơ sở để có sức khoẻ tốt ở
tuổi trưởng thành .
Nhà nghiên cứu George Patton, giáo sư nghiên cứu về sức khỏe thanh
thiếu niên tại Đại học Melbourne và cộng sự đã nghiên cứu về bức tranh toàn
cảnh về sức khỏe của thanh thiếu niên trên toàn thế giới trong độ tuổi từ 10–24
vào năm 2008, tỉ lệ tử vong ở lứa tuổi thanh thiếu niên, hiện tượng hiếm xảy ra
khá phổ biến ở nhiều nước, trong đó Nam Phi có tỉ lệ cao nhất thế giới .
Nguyên nhân tử vong chủ yếu do chấn thương, nhiễm HIV hoặc lao phổi và
các bệnh mãn tính khác. Mỹ là nước có tỉ lệ tử vong thanh thiếu niên cao nhất
trong số 27 nước thu nhập cao.
Các bệnh hay gặp ở lứa tuổi vị thành niên là: Bệnh học đường (bệnh
cận thị, bệnh cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng), bệnh do rối loạn dinh
dưỡng (bệnh thiếu máu dinh dưỡng, rối loạn do thiếu iod, bệnh béo phì)…

các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nghiện hút và tiêm chích ma túy,
nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng , , . Năm 2007, trên toàn thế giới khoảng
45% tổng số trường hợp nhiễm HIV mới là người trong độ tuổi 15 đến 24 .
1.2.2. Tình hình sức khỏe của lứa tuổi vị thành niên tại Việt Nam
Các nghiên cứu về sức khỏe học sinh gần đây cho thấy mô hình bệnh
tật của học sinh không có nhiều thay đổi, chủ yếu mắc các bệnh cấp tính


13

nhưng học sinh ít nghỉ học do ốm hơn so với trước . Theo kết quả nghiên cứu
của Chu Văn Thăng và cộng sự năm 2008 – 2009 tại Phú Thọ, Quảng Bình và
Đồng Nai trên 2764 học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông
cho kết quả trong 2 tuần qua học sinh thường mắc các bệnh cấp tính như sổ
mũi (57%), sốt (30%) và đau học, đau tai (30%). Học sinh thường tự chữa là
nhiều nhất khi bị ốm trong 2 tuần qua (chiếm tỷ lệ 33%) rồi đến bệnh viện
(21%) và đến các cơ sở khác như trạm y tế xã, y tế tư nhân và thầy thuốc. Đặc
biệt không có học sinh nào báo cáo đến phòng y tế trường học đầu tiên khi bị
ốm trong 2 tuần qua .
Theo báo cáo kết quả điều tra thực trạng một số bệnh của học sinh phổ
thông và hoạt động y tế trường học tại Hà Nội thực hiện năm 2009: Cho thấy
16.024 học sinh các trường phổ thông tại Hà Nội được khám, có 5.078 học
sinh mắc các bệnh về tai mũi họng (chiếm 31,7%), 1.335 học sinh mắc các
bệnh về da liễu (8,3%). Kết quả điều tra cho thấy có 32,9% học sinh mắc các
bệnh về mắt trong đó có 30,2% mắc bệnh cận thị và có xu hướng tăng dần
theo bậc học (cấp 1: 20,4%, cấp 2: 29,6%, cấp 3: 36,9%). Tỷ lệ học sinh mắc
các bệnh về răng miệng chiếm 41,2% tỷ lệ học sinh bị sâu răng là 10,8%
(chiếm 26,2% các bệnh về răng miệng) .
Tỷ lệ cận thị đang có xu hướng tăng lên trong các cấp học và ở thành thị
số học sinh bị cận thị cao hơn nhiều so với học sinh ở vùng nông thôn. Theo tác

giả Trần Văn Dần, ở Hà Nội có lớp học tới 50% học sinh phải đeo kính, tỷ lệ này
ở khối tiểu học là 9,6%, trung học cơ sở là 36,5% và khối trung học phổ thông là
24%. Trong khi đó ở các vùng nông thôn tỷ lệ cận thị trường học rất thấp chỉ từ
1,6% - 3%. Cùng với cận thị thì bệnh cong vẹo cột sống cũng là một bệnh phổ
biến ở lứa tuổi VTN. Theo nghiên cứu của Vụ giáo dục thể chất Bộ giáo dục đào
tạo tiến hành khám 634 học sinh tại 6 trường học tại Hà Nội. Năm 2004 – 2005
có tỷ lệ cong vẹo cột sống là 28,7% trong đó cong vẹo cột sống hình chữ C


14

thuận chiếm 45% hình chữ S thuận và ưỡn chỉ chiếm 3,6%, đặc biệt tỷ lệ học
sinh bị gù tuy ít nhưng có xu hướng tăng dần theo bậc học.
Theo nghiên cứu SAVY2 (Điều tra Quốc gia về VTN và thanh niên
Việt Nam năm 2009) thì có 38,6% phải nghỉ việc hoặc nghỉ học ít nhất 1 tuần
trong 12 tháng trước đó. Năm triệu chứng thường gặp nhất của VTN là sốt,
cảm lạnh, đau bụng, bệnh hô hấp, tiêu chảy .
Nghiên cứu của Bộ Y tế và Tổng cục thống kê về đánh giá hiệu quả sử
dụng dịch vụ y tế năm 2001 – 2002 cho thấy có 4,56% trường hợp ốm đau
không điều trị gì; trong số những người điều trị thì phần lớn tự điều trị
(65,94%). Nhóm người bệnh nghèo không điều trị cao hơn nhóm người bệnh
giàu (8,44% so với 3,16%). Trình độ học vấn càng cao tỷ lệ tự điều trị và
không điều trị càng thấp .
Quan hệ tình dục VTN và sức khỏe sinh sản cũng đang là vấn đề đáng lo
ngại. Nước ta, mỗi năm có từ 1,2 đến 1,4 triệu trường hợp nạo phá thai trong
đó có khoảng 300.000 là nữ thanh niên chưa có chồng từ 15- 19 tuổi . Chỉ sau
5 năm (2002 – 2007), tuổi quan hệ tình dục lần đầu của vị thành niên, thanh
niên Việt Nam đã giảm 1,5 năm, từ 19,6 tuổi xuống còn 18,1 tuổi (theo điều
tra vị thành niên và thanh niên (Savy) 2002 – 2007).
1.3. Những yếu tố liên quan đến sức khỏe vị thành niên.

• Rối loạn tâm lý, sức khỏe tâm thần:
Không có các cuộc điều tra thường xuyên đánh giá sự phổ biến của rối
loạn sức khỏe tâm thần VTN hoặc hành vi sử dụng dịch vụ sức khỏe tâm thần
của vị thành niên. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hỗ trợ cuộc điều tra Sức
khỏe Tâm thần Thế giới, 10 cuộc điều tra hộ gia đình trong 5 quốc gia để ghi
lại sự các điều kiện sức khỏe tâm thần VTN và các hành vi chăm sóc sức khoẻ
của họ . Cuộc điều tra phát hiện rằng nhiều rối loạn tâm thần thường bắt đầu


15

trong thời thơ ấu hay tuổi niên thiếu. Một nửa trong số các trường hợp rối
loạn tâm thần bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 14 .
Đối với VTN, các vấn đề về sức khỏe tâm thần là một trong những
nhân tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến cái chết, chẳng hạn như tự tử. Nhiều vị
thành niên khi tham gia các buổi tư vấn toàn cầu, được tổ chức bởi Tổ chức y
tế thế giới (WHO) đã xem xét sức khỏe tâm thần, là vấn đề sức khỏe quan
trọng nhất đối với vị thành niên ngày nay, và họ muốn tiếp cận nhiều hơn để
chăm sóc sức khỏe tâm thần cho chính mình .
Theo báo cáo của nhiều quốc gia có thu nhập cao, tỷ lệ tự tử là 5–10%.
Tỷ lệ tự tử này cao hơn, khoảng 15% tại một số quốc gia có thu nhập trung
bình, thấp. Ở một số quốc gia, có 1 trong 3 vị thành niên thú nhận đã từng có
ý định tự tử . Tỷ lệ tự tử dao động trong vị thành niên từ 12–18 tuổi
Sự khác biệt giới tính: Tại châu Âu và châu Mỹ, số lượng các cô gái ở
độ tuổi vị thành niên có ý định tự tử gấp đôi số lượng nam giới, nhưng các
nước ở khu vực Châu Phi, Đông Địa Trung Hải, và còn tại khu vực Tây Thái
Bình Dương, không có sự khác biệt ý định tử tự ở cả hai giới , .
Ở các nước có thu nhập cao như Mỹ và Canada, khoảng một nửa số vị
thành niên với các vấn đề sức khỏe tâm thần được chăm sóc ở mức cần thiết.
Ở các nước có thu nhập thấp và trung bình việc tiếp cận điều trị là khó khăn.

• Hành vi sử dụng internet
Tầm ảnh huởng của internet phát tán mạnh mẽ khi nó bắt đầu
phát huy công dụng giải trí của mình, người ta không chỉ có thể tìm tư liệu mà
còn xem phim, nghe nhạc, chơi game trên mạng. Hàng triệu người vào mạng
mỗi ngày, nhà nhà nối mạng, người người vào mạng, nhưng số người vào
mạng để làm việc, học tập, truy cập tài liệu thì ít mà số người vào mạng để
tán gẫu hay chơi game thì nhiều.
Internet đang chiếm lĩnh giới trẻ với một tốc độ như bão quét, những
trò chơi trực tuyến nhanh chóng tìm đuợc những tín đồ trung thành và cuồng


16

nhiệt. Giới trẻ và sự mê đắm của họ trong thế giới game online trở thành một
trong những mối quan tâm hàng đầu của xã hội hiện nay và không ai có thể
dự đoán được hệ lụy lớn lao của game online đối với giới trẻ sẽ lớn đến
chừng nào.Ảnh hưởng của việc dành thời gian ngồi trước màn hình quá nhiều
tới sức khỏe vị thành niên. Một số nghiên cứu cho thẩy 5–10% người dùng
internet bị nghiện họ coi internet còn quan trọng hơn đồ ăn thức uống hàng
ngày.Tại những vùng não bị kích thích gây nghiện bị teo nhỏ 10-20%,có
nhiều nguy cơ rối loạn tăng động, thiếu chú ý (ADHD) và trầm cảm theo
thống kê con số mắc chứng (ADHD) tăng 66%.
Trong 30 năm qua trong số này có 30% cho biết họ sử dụng internet
hàng ngày.khi sử dụng internet khiến cho mắt phải điều tiết quá nhiều số
người cận thị tăng từ 25-41,6% trong 10 năm qua kèm theo ảnh hưởng nhiều
tới cột sống . Mất ngủ rối loạn giấc ngủ kéo dài kèm theo ảnh hưởng tâm lý
nhiều ngưới trở nên thô lỗ, bạolực hoặc có khuynh hướng tự tử, tự kỷ.
Ngày 19/11/1997 là ngày đầu tiên Việt Nam chính thức hòa vào mạng
internet toàn cầu, sau 15 năm hoạt động Internet trở thành một thuật ngữ hầu
như ai cũng biết, một phương tiện truyền thông rất nhiều người đang sử dụng,

thậm chí với một số bộ phận còn phụ thuộc hoàn toàn. Tỷ lệ VTN Việt Nam
sử dụng intrernet ngày càng cao và có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, khả
năng học tập của trẻ VTN.
• Hành vi sử dụng rượu bia chất có cồn.
Sử dụng rượu, bia, chất có cồn góp phần tăng cao tỷ lệ rủi ro cho trẻ vị
thành niên, gia tăng thương tích, các hành vi bạo lực, tình dục không an toàn
và tự tử có chủ định cũng tăng theo. Ở tuổi trưởng thành, rượu bia đóng một
vai trò trong nguy cơ mắc các bệnh không lây.
Tỷ lệ vị thành niên niên trẻ, những người sử dụng rượu, ít nhất một lần/tháng
dao động từ gần hai phần ba số nam giới và nữ giới ở Seychelles. Con số này


×