Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, tp hồ chí minh từ nay đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.14 KB, 113 trang )

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học
PGS.TS Nguyễn Phú Tu

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM ngày
21 tháng 01 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
STT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

TS. Trương Quang Dũng

Chủ tịch

2

TS. Nguyễn Hữu Thân

Phản biện 1

3

TS. Nguyễn Đình Luận



Phản biện 2

4

TS. Phạm Thị Nga

Ủy viên

5

TS. Phan Mỹ Hạnh

Ủy viên, Thư ky

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đa
được sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


TP.HCM, ngày 21 tháng 01 năm 2014

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ


Họ tên học viên: CAO THANH BÌNH

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 30 – 07 – 1980

Nơi sinh: Quận 9, TP. HCM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 1284010008

I- Tên đề tài: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Quận 9, Thành
phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020
II- Nhiệm vu và nội dung:
Thứ nhất, làm rõ các vấn đề ly luận liên quan đến chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế như: các khái niệm về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế… Trên cơ sở đó phân tích cơ cấu ngành kinh tế trong các
mô hình chuyển dịch khác nhau. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Đưa ra một số kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một
số nước trong khu vực cũng như trên thế giới, khái quát về quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của Việt Nam. Nhằm làm cơ sở, cũng như đưa ra một số kinh nghiệm
trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho Quận 9.
Thứ hai, Phân tích vị trí địa ly, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xa hội quận 9, tập
trung đi sâu vào phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung
cũng như chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế, qua đó rút ra những thành
tựu, hạn chế và phân tích nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó.
Thứ ba, Phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn
quận 9 trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay, qua đó đưa ra những giải pháp nhằm

đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9 theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020. Đồng thời đề ra một số giải
pháp cơ bản, dài hạn cũng như giải pháp trực tiếp, trước mắt để chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế quận 9 theo đúng định hướng.


III- Ngày giao nhiệm vu: 07/08/2013
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vu: 30/12/2013
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Phú Tu
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất ky
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đa
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đa được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Cao Thanh Bình


ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Công nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh em đa nhận được sự quan tâm chân tình, đầy y nghĩa của quy
thầy cô giảng dạy, Ban giám hiệu, phòng Quản ly khoa học – Đào tạo sau đại học,
Khoa Quản trị kinh doanh, Trung tâm ngoại ngữ,…đa tạo điều kiện cho em hoàn
thành tốt khóa học và có nhiều kinh nghiệm, kiến thức bổ ích.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng nhất đến thầy
PGS.TS Nguyễn Phú Tu – Người đa trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo rất tận tình và
giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quy cơ quan, đơn vị đa tạo điều kiện về thời
gian, sự hỗ trợ, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tận tình để em tham gia học tập,
nghiên cứu trong suốt quá trình từ năm 2011 đến nay. Cảm ơn sự đồng hành của các
bạn tập thể lớp 12SQT11 và những người thân trong gia đình, nơi công tác, học tập,
cư trú,…
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đa cố gắng hết sức để hoàn thiện Luận
văn, trao đổi và nghiên túc tiếp thu những y kiến đóng góp quy báu của quy thầy,
cô, bạn bè, đồng nghiệp, tham khảo nhiều tài liệu, khảo sát nhiều địa phương, đơn
vị,… để hoàn thiện đề tài, song không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong tiếp tuc
nhận được sự quan tâm, góp y của quy thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp, người thân,
bạn đọc để đề tài được ứng dung vào thực tế đạt hiệu quả cao nhất.
Xin chân thành biết ơn và ghi ơn sâu sắc!
Cao Thanh Bình


iii

TÓM TẮT
1. Giới thiệu:
Quận 9 đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, các ngành kinh tế trên địa bàn

phát triển chưa đồng đều và còn mang tính chấp vá, tự phát, chưa theo một trận tự,
định hướng phát triển theo chiến lược phát triển kinh tế chung của cả nước và
Thành phố. Từ đó, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình quy hoạch, quá trình
điều hành phát triển kinh tế – văn hóa – xa hội trên địa bàn quận. Đề tài nghiên cứu
“Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh từ
nay đến năm 2020” sẽ Làm rõ những ly luận cơ bản về cơ cấu ngành kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; Phân tích kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế ở một số quận, huyện ở thành phố Hồ Chí Minh; Phân tích thực trạng
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở quận 9 giai đoạn từ 1998 đến 2013 từ đó xác
định những quan điểm và giải pháp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
ở quận 9 trong thời gian tới.
2. Nội dung:
Nghiên cứu đề tài "Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Quận 9 giai
đoạn từ nay đến năm 2020” tập trung vào các nội dung chính như sau:
Thứ nhất, làm rõ các vấn đề ly luận liên quan đến chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế như: các khái niệm về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế… Trên cơ sở đó phân tích cơ cấu ngành kinh tế trong các
mô hình chuyển dịch khác nhau. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Đưa ra một số kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một
số nước trong khu vực cũng như trên thế giới, khái quát về quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của Việt Nam. Nhằm làm cơ sở, cũng như đưa ra một số kinh nghiệm
trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho Quận 9.
Thứ hai, Phân tích vị trí địa ly, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xa hội quận 9, tập
trung đi sâu vào phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung


iv
cũng như chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế, qua đó rút ra những thành
tựu, hạn chế và phân tích nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó.
Thứ ba, Phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn

quận 9 trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay, qua đó đưa ra những giải pháp nhằm
đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9 theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020. Đồng thời đề ra một số giải
pháp cơ bản, dài hạn cũng như giải pháp trực tiếp, trước mắt để chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế quận 9 theo đúng định hướng.
3. Kết quả:
Qua nghiên cứu đề tài, đa xác định muc tiêu thực hiện đó là: “Tập trung
các nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh các ngành,
sản phẩm công nghiệp, dịch vu có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia
tăng cao; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái; chuyển
đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo
chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao, bền vững”.
Đề tài đa đề xuất ra các nhóm giải pháp về việc dự báo, xây dựng chiến lược
phuc vu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế; các nhóm giải pháp để thống nhất trong quy hoạch phát triển kinh tế, tạo sự
đồng bộ trong phát triển kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân
lực, cơ chế, chính sách đầu tư, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ; các
nhóm giải pháp đầu tư phát triển khoa học - công nghệ, xem đây là giải pháp có
tính chiến lược trong quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện
đại; các nhóm giải pháp về phát triển nguồn vốn đầu tư để phát triển ngành
nghề, phuc vu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Quận 9; Xây dựng
các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vu,…


v

SUMMARY
RESTRUCTION ECONOMY SECTORS IN THE DISTRICT 9
1. Introduction:

While District 9 is in process of urbanization, economic sectors in the area is
be developed uneven patchwork baby, not spontaneous in a quarterfinal match,
according to the development strategy of economic development strategy common of
country and the City. Therefore,it affect to the planning process, the managing and
developing process of economy - culture - society in the district. Research project
"restructuring economic sectors in the district 9, Ho Chi Minh City from now until
2020" will clarify the basic theoretical structure of economic sectors, industry
restructuring economy; Analysis of experience restructuring in some economic
sectors of some districts in Ho Chi Minh City; by situation analysis restructuring
economics in District 9 from 1998 to 2013, the agency determines point and solutions
for the restructuring process economics in District 9 in the near future.
2. Content:
Research topics "restructuring of economic sectors in the area District 9
period from now to 2020" focuses on the main contents are as follows:
First, to clarify the theoretical issues related to the restructuring of economic
sectors such as: the concept of economic restructuring, the restructuring of
economic sectors ... On that basis analysis of the economic structure of the industry
in the different shift patterns. Analysis of factors that affect restructuring of
economic. Given some experience in economic restructuring of several countries in
the region and the world, an overview of the process of economic restructuring in
Vietnam. In order to make the base, as well as give some experience in the
restructuring of economic sectors for District 9.
Second, analysis of geographical location, natural conditions, economic social District 9, focusing in depth on a situational analysis branch restructure the
economy in general as well as internal restructuring of economics, which draws


vi
achievements, constraints and analyze the causes of these achievements, such
restrictions.
Third, analysis of the restructuring process economics in District 9 in the

period from 1998 to present, thereby offering solutions to accelerate the process of
restructuring of economic sectors in the province District 9 in the direction of
industrialization and modernization in 2020. Simultaneously to some basic
solutions, as well as long term solution directly to the immediate restructuring of
economic sectors aligned to District 9.
3. Result:
Through out the research, have determined performance targets that is:
"Concentrate resources to boost economic restructuring, rapid development of
industry, industrial products and services with the scientific content high
technology, high value added, developing high-tech agriculture, ecological
agriculture; paradigm shift economic growth from development by the width to
depth development, quality assurance, efficiency high and sustainable ".
To download the most recommended solution groups of forecasting , strategy
formulation process serves industrialization , modernization and restructuring of
economic sectors ; solution groups to unify in development planning economic
development , creating consistency in infrastructure development , environmental
protection , human resource training , mechanism , investment policies ,
contributing to economic restructuring ; solution groups investment in the
development of science - technology , see this is strategic solutions in the process
industries restructure the economy towards modern solution groups of investment
capital development to professional development serving transformation of
economic structure in the area District 9 ; groups build solutions to accelerate the
process of restructure industry - handicraft , agriculture , trade in services , ...


vii

MỤC LỤC
Bảng 2.1: Tình hình sử dung đất đai của Quận 9................................................42



viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CEPT

Chương trình ưu đai thuế quan có hiệu lực chung

CC

Cơ cấu

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DT

Diện tích

EU

Liên minh Châu Âu

FDI


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân

KHCN

Khoa học – công nghệ

NICs

Các nước công nghiệp mới

SL

Số lượng

SX

Sản xuất

TT

Thông tin


UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đô la Mỹ

XHCN

Xa hội chủ nghĩa


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:
Bảng 2.7:
Bảng 2.8:
Bảng 2.9:
Bảng 2.10:
Bảng 2.11 :
Bảng 2.12 :
Bảng 2.13:
Bảng 2.14:

Bảng 2.15:
Bảng 2.16:
Bảng 2.17:
Bảng 2.18:

Tình hình sử dung đất đai của Quận 9.......................................
Tình hình dân số lao động của Quận 9 qua 3 năm 2010-2012...
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước trên địa bàn Thành phố........
Cơ cấu giá trị sản xuất chia theo ngành kinh tế........................
Cơ cấu lao động của các ngành nghề.........................................
Cơ cấu vốn đầu tư của các ngành...............................................
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vu.....................
Tỷ trọng lao động trong ngành thương mại dịch vu...................
Cơ cấu vốn đầu tư ngành thương mại dịch vu...........................
Cơ cấu giá trị sản xuất Ngành Công nghiệp xây dựng...............
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp nói riêng.................
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến..................
Cơ cấu lao động ngành Công nghiệp xây dưng.........................
Cơ cấu vốn đầu tư ngành công nghiệp xây dựng.......................
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp...............................
Hộ, Nhân khẩu nông nghiệp giai đoạn 2004-2012.....................
Chuyển dịch cơ cấu lao động nội bộ ngành nông nghiệp...........
Giá trị sản xuất cây trồng nông nghiệp......................................

Trang
40
41
44
46
47

48
49
51
52
55
57
58
59
61
64
65
66
67


x

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐÔ
Trang
46
47
48
50
51
53

Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4

Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7

Biểu đồ cơ cấu ngành kinh tế của Quận 9......................................
Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành...................
Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư giữa các ngành.................
Biểu đồ tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vu...........
Biểu đồ cơ cấu lao động trong ngành thương mại dịch vu.............
Biểu đồ tỷ trọng vốn đầu tư nội bộ ngành thương mại dịch vu......
Biểu đồ tỷ trọng giá trị sản xuất nội bộ ngành Công nghiệp xây

Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12
Hình 2.13
Hình 2.14
Hình 2.15

dựng...............................................................................................
Biểu đồ tỷ trọng giá trị sản xuất nội bộ ngành công nghiệp...........
Biểu đồ cơ cấu lao động ngành công nghiệp xây dựng năm 2003..
Biểu đồ cơ cấu lao động ngành công nghiệp xây dựng năm 2007..
Ccơ cấu lao động ngành công nghiệp xây dựng năm 2012............
Ctỷ trọng vốn đầu tư ngành công nghiệp xây dựng 2003...............
Biểu đồ tỷ trọng vốn đầu tư ngành công nghiệp xây dựng 2012....
Biểu đồ tỷ trọng giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp...........
Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất của Lúa và Kiểng so với giá trị sản


56
57
60
60
61
62
62
65

xuất ngành trồng trọt......................................................................

67


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Cơ cấu ngành kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân
của bất ky một quốc gia nào trên thế giới. Xây dựng một cơ cấu ngành kinh tế hợp
ly, hiện đại là yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm phát huy
tiềm năng, nguồn lực để đảm bảo kinh tế, xa hội phát triển bền vững.
Năm 1997, Quận 9 được tách từ huyện Thủ Đức (cũ) với đặc điểm một quận
mới thành lập đa phần sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế phát triển thấp và
không đồng đều; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vu phát triển
chậm; cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém. Sau 15 năm thành lập, với nguồn đất đai
rộng lớn dành cho sự phát triển và mở rộng nội thành, Quận 9 đang trở thành nơi
thu hút các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh. Một số dự án phát triển
kinh tế trọng điểm của thành phố như Dự án Khu công nghệ Cao thành phố Hồ Chí

Minh triển khai trên địa bàn Quận 9 đang đi vào hoạt động, góp phần đẩy mạnh quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận. Sự phát triển của khu công nghệ cao sẽ thu
hút các đơn vị, doanh nghiệp phu trợ của các dự án đầu tư trong khu công nghệ cao
đến đầu tư sản xuất kinh doanh.
Với nguồn dự trữ đất đai rộng lớn so với các quận, huyện khác của thành phố,
Quận 9 đang đứng trước ngưỡng cửa chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngành
công nghiệp thâm dung lao động, tạo ra giá trị gia tăng thấp như ngành dệt nhuộm,
giày da, đồ gỗ, những ngành ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường như quá trình
phát triển ngành công nghiệp ở các quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh trước
đây; hay là phát triển theo hướng ngành công nghiệp sử dung công nhân kỹ thuật
cao, sử dung ít lao động nhưng tạo ra hàng hóa có giá trị gia tăng cao. Từ thực tiễn
nêu trên cho thấy cần có những nghiên cứu mang tính hệ thống nhằm tìm ra những
xu hướng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện quá trình đô thị hóa diễn
ra khá nhanh ở các quận vùng ven nội thành thành phố Hồ Chí Minh để từ đó có thể
đề xuất những giải pháp mang tính khả thi nhằm góp phần thúc cơ cấu ngành kinh


2
tế chuyển dịch nhanh và hiệu quả hơn trong thời gian tới. Chính vì ly do đó mà tôi
chọn đề tài "Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Quận 9, Thành phố
Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020” để nghiên cứu với mong muốn góp một phần
nhỏ bé vào thành công của quá trình phát triển kinh tế - xa hội trên địa bàn Quận 9
thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
2. Tình hình các đề tài nghiên cứu có liên quan :
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa – hiện
đại hóa luôn được các nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm sâu sắc, đa có nhiều công trình
nghiên cứu khoa học, hội thảo, các bài viết đăng tải trên nhiều tạp chí như :
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi
nhọn ở Việt Nam - Đỗ Hoài Nam (1996) ;
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam - Bùi Tất Thắng (2006);

- Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành ở Việt Nam, định hướng và giải pháp
trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa - Võ Xuân Tâm (2000);
- Một số vấn đề về Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở Việt Nam - Đỗ Hoài
Nam (2004);
- Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam - Đỗ quốc Sam (2006);
- Hướng chuyển cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh (2002)
- Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn
Quận 9 đến 2010, Ủy ban nhân dân Quận 9;
- Quy hoạch phát triển ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn Quận 9 đến
năm 2010, Ủy ban nhân dân Quận 9;
- Quy hoạch hoạch chợ - siêu thị - trung tâm thương mại trên địa bàn quận 9
giai đoạn từ 2009 đến năm 2015, Ủy ban nhân dân Quận 9.
Các công trình nghiên cứu trên đa có những đóng góp nhất định trong việc
nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời ky công nghiệp hóa.
Tuy nhiên, đối với Quận 9 chưa có công trình nghiên cứu về thực trạng chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn hiện nay với những đặc điểm, thời cơ và thách
thức cần được nghiên cứu làm rõ. Vì vậy, tác giả nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ


3
cấu ngành kinh tế ở quận 9 và mong muốn luận văn đóng góp vào chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của quận trong thời gian tới.
3. Muc đích và nhiệm vu của đề tài
* Muc đích nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở quận 9 từ đó đề xuất
giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời gian tới.
* Nhiệm vu nghiên cứu
- Làm rõ những ly luận cơ bản về cơ cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế.

- Phân tích kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở một số quận,
huyện ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở quận 9 giai đoạn từ
1998 đến 2013.
- Xác định những quan điểm và giải pháp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế ở quận 9 trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế trên địa bàn Quận 9 từ nay đến năm 2020.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi các ngành kinh tế trên địa bàn quận 9 từ năm
1998 đến năm 2012 và các giải pháp, định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu sử dung
* Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu: sử dung Phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa
Mác – Lênin làm phương pháp nghiên cứu chung, xuyên suốt trong quá trình
nghiên cứu luận văn.
- Phương pháp luận duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm đúc rút
những quan điểm, các cơ sở ly luận và các bài học kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế từ các mô hình ly thuyết và thực tiễn trên thế giới cũng như trong nước.


4
- Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm tìm ra các mối quan hệ, các xu
hướng diễn ra giữa các biến số kinh tế nhằm luận giải về các vấn đề có liên quan
đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trính công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trên địa bàn quận 9.
- Phương pháp thống kê mô tả, so sánh, đối chiếu và tổng hợp được sử dung để
có thể đưa ra một cái nhìn tổng quát, xác thực và đo lường mức độ ảnh hưởng của các

nhân tố tác động, các kết quả và hiệu quả kinh tế - xa hội do quá trình chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế mang lại.
* Nguồn số liệu sử dung
Số liệu sử dung trong luận văn được thu thập từ các nguồn chính sau :
- Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh của Cuc Thống kê TP.HCM.
- Số liệu tổng hợp, thống kê của Ủy ban nhân dân Quận 9, Phòng Thống kê,
Phòng Kinh tế, Phòng Tài Nguyên – Môi trường và Phòng Quản ly đô thị Quận 9.
- Số liệu từ các báo cáo của các Viện, Sở, Ban ngành thành phố và từ các công
trình nghiên cứu khoa học có liên quan đa công bố.
6. Những đóng góp của luận văn:
Luận văn góp phần làm rõ cơ sở ly luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế, thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở quận 9.
Luận văn được sử dung làm tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của quận 9 trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh muc tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn chia làm 3 chương như sau:
Chương 1:

Ly luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chương 2:

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Quận 9

Chương 3:

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế trên địa bàn quận 9 đến năm 2020



5

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế
1.1.1 Khái niệm về cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế
Trong các tài liệu kinh tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm cơ
cấu kinh tế. Các cách tiếp cận này thường bắt đầu từ khái niệm “cơ cấu”. Cơ cấu là
một phạm trù triết học, khái niệm cơ cấu được sử dung để chỉ cách thức tổ chức bên
trong của một tổ chức, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững
chắc giữa các bộ phận của nó. Cơ cấu được biểu hiện như là tập hợp những mối
quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định. Cơ cấu là
thuộc tính của một hệ thống. Do đó, khi nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan
điểm hệ thống.
Như vậy có thể hiểu: Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu
tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ, những tương
tác qua lại cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện kinh
tế-xã hội cụ thể [13, tr.13].
Có nhiều cách tiếp cận về cơ cấu kinh tế tuy nhiên nhìn chung các cách tiếp
cận đều phản ánh mặt bản chất chủ yếu của cơ cấu kinh tế là:
- Tổng thể các nhóm ngành, các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế của một
quốc gia.
- Số lượng và tỷ trọng của các nhóm ngành và của các yếu tố cấu thành hệ
thống kinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nước.
- Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành, các yếu tố hướng
vào các muc tiêu đa xác định.
Cơ cấu kinh tế có nhiều loại, mỗi một loại cơ cấu phản ánh những nét đặc

trưng của các bộ phận và các cách mà chúng quan hệ với nhau trong quá trình phát
triển nền kinh tế quốc dân. Trên bình diện vĩ mô, có các loại cơ cấu kinh tế như:
+ Cơ cấu thành phần kinh tế.
+ Cơ cấu tái sản xuất xa hội.
+ Cơ cấu tổ chức – quản ly nền kinh tế quốc dân.
+ Cơ cấu theo vùng - lanh thổ.


6
+ Cơ cấu ngành kinh tế.
Các loại cơ cấu kinh tế này có mối quan hệ gắn kết, tương tác với nhau. Việc
phân chia các loại cơ cấu như trên không phải là cách phân chia duy nhất. Thực tế,
tuy muc đích nghiên cứu mà có thể phân chia theo những cách khác nhau. Đối với
luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề thuộc về cơ cấu
ngành của nền kinh tế.
* Cơ cấu ngành kinh tế là tổng thể những mối quan hệ về số lượng (số lượng
ngành, tỷ trọng) và chất lượng giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân
[27. Tr.12]
Có rất nhiều cách phân loại cơ cấu ngành kinh tế. Để thống nhất tiêu chuẩn
phân loại ngành giữa các nước, Liên hiệp quốc đa ban hành “Hướng dẫn phân loại
ngành theo tiêu chuẩn quốc tế đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế”. Tiêu chuẩn
phân loại ngành của Liên hiệp quốc có thể khái quát thành ba nhóm ngành lớn:
Ngành thứ I: Nông – lâm – ngư nghiệp.
Ngành thứ II: Công nghiệp, xây dựng.
Ngành thứ III: Thương mại và dịch vu.
Việt Nam cũng phân loại ngành kinh tế theo cách trên. Mỗi nhóm ngành này
có các đặc điểm và vai trò riêng. Ba ngành lớn này bao gồm 20 ngành cấp I như
nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến,
sản xuất và phân phối điện nước, xây dựng, thương nghiệp… Các ngành cấp I này
lại được chia nhỏ thành các ngành cấp II như trồng trọt, chăn nuôi, dịch vu nông

nghiệp… Các ngành cấp II lại được phân nhỏ thành các ngành sản phẩm.
1.1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế


7
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình phát triển của các ngành kinh
tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối quan hệ
về số lượng (số lượng ngành, tỷ trọng), về chất lượng giữa các ngành theo một xu
hướng nhất định [27, tr.14].
Chúng ta thấy rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế nói riêng là quá trình làm tối ưu hóa nền kinh tế của một quốc
gia. Muốn làm được điều này phải thỏa man yêu cầu: phản ảnh được và đúng các
quy luật về nhân lực và tài lực của quốc gia .
Vậy thực chất quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một quá trình
chuyển dịch nhằm muc đích thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển thông
qua việc phân bố các nguồn lực sao cho đạt hiệu quả cao hơn. Có thể tóm tắt quá
trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các quốc gia qua bốn giai đoạn sau:
Giai đoạn 1:
Giai đoạn 2:
Giai đoạn 3:
Giai đoạn 4:

nông nghiệp
công nghiệp
công nghiệp
dịch vu

-

công nghiệp

nông nghiệp
dịch vu
công nghiệp

-

dịch vu
dịch vu
nông nghiệp
nông nghiệp

1.2. Tính tất yếu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.2.1. Tác động của quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cùng với nó là sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học – công nghệ ảnh hưởng một cách sâu sắc đến quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế thông qua những tác động của nó tới sản xuất, kết cấu hàng hóa, dịch
vu và làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới. Sự ứng dung hệ thống sản xuất tự động
hóa đa cho phép hình thành cơ cấu sản xuất có khả năng thích ứng cao; làm giảm
vai trò chủ yếu của lao động chân tay; làm mất đi lợi thế lao động rẻ, tăng vai trò
của yếu tố trí tuệ; làm thay đổi sự phân loại cơ cấu ngành sản xuất kiểu cổ điển, vai
trò nền tảng của các ngành công nghiệp và lợi thế của các ngành kinh tế, làm tăng
vai trò và tỷ trọng của ngành dịch vu trong cơ cấu ngành kinh tế quốc dân.
Sự ra đời của hệ thống sản xuất tự động hóa là cơ sở của hệ thống sản xuất
phần mềm, một hệ thống sản xuất linh động có khả năng biến ứng cao. Hậu quả tất
yếu của quá trình này là làm giảm vai trò của yếu tố lao động chân tay, làm mất đi


8
lợi thế lao động rẻ ở nhiều ngành sản xuất. Trong khi đó, tri thức và thông tin lại trở
thành những yếu tố giữ vị trí ngày càng quan trọng trong quá trình sản xuất và cạnh

tranh. Phân tích về vấn đề này, Bùi Tất Thắng đa khẳng định: “Cơ cấu nền kinh tế
hiện đại ngày càng ít phụ thuộc vào những yếu tố tài nguyên thiên nhiên và những
nguồn lực thụ động” [26, tr.44].
Công nghiệp hóa làm thay đổi phân loại cơ cấu ngành sản xuất cổ điển. Nhiều
thập kỷ nông nghiệp và công nghiệp là hai ngành sản xuất cơ bản. Ngày nay dịch vu
trở thành một lĩnh vực chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của các
quốc gia. Sự phân loại các ngành công nghiệp thành công nghiệp nặng, công nghiệp
nhẹ cũng đa lỗi thời. Những ngành được xem là nền tảng của thời đại công nghiệp
cơ khí trước đây không còn giữ vai trò như trước mà nhường cho các ngành công
nghiệp điện tử, công nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng…
Công nghiệp hóa đa làm xuất hiện những ngành mới và sự thay đổi kết cấu
hàng hóa để xác định lợi thế so sánh động. Đánh giá về vấn đề này, Bùi Tất Thắng
đa khẳng định:“Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghệ mũi nhọn như:
điện tử, sinh học, vật liệu mới sẽ xuất hiện những ngành công nghiệp mới, giữ vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế thế giới” [26, tr.46].
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu mặt hàng xuất
khẩu theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng tinh chế có hàm lượng trí tuệ cao, giảm
tỷ trọng các mặt hàng sơ chế từ nông nghiệp, khoáng sản. Để tận dung được lợi thế
đó, đòi hỏi các nước phải chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thúc đẩy quá trình phân công lao động theo
hướng chuyên môn hóa ngày càng cao, làm xuất hiện những ngành nghề mới như:
công nghiệp điện tử tin học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và đa mang
lại những thành tựu to lớn cho các nước trong quá trình phát triển. Các ngành dịch
vu có hàm lượng tri thức cao như tín dung ngân hàng, bảo hiểm, dịch vu y tế, giao
thông vận tải quốc tế, đào tạo nhân lực, du lịch, thông tin liên lạc…cũng ngày càng
phát triển và đóng góp phần lớn trong tổng thu nhập quốc dân của các quốc gia. Lợi
thế của các ngành sản xuất truyền thống ngày càng giảm xuống. Để tận dung được


9

lợi thế mới, đòi hỏi các nước phải lựa chọn cơ cấu ngành kinh tế một cách phù hợp
nếu như không muốn tut hậu xa hơn so với các nước.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra những tiền đề, điều kiện thúc đẩy quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng, phân công lao động quốc tế ngày
càng phát triển thì hệ thống các công ty xuyên quốc gia từng bước hình thành và
phát triển. Sự hình thành và phát triển của công ty xuyên quốc gia đa và đang tác
động một cách sâu sắc tới sức cạnh tranh của hàng hóa ở các nước trên thị trường
quốc tế, từng bước tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các
quốc gia theo hướng ngày càng phát huy lợi thế so sánh động và hướng vào các
ngành có hàm lượng chất xám cao.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tác phong
làm việc công nghiệp, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động và đội ngũ
quản ly, cải tiến các thủ tuc hành chính…Những biến đổi to lớn này đang tạo ra
những tiền đề, điều kiện hấp dẫn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp
phần hình thành các khu chế xuất hiện đại, hệ thống các dịch vu cũng ngày càng
phát triển, từng bước thúc đẩy các nước chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo
hướng hiện đại.


10
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong mô hình công nghiệp hoá
thay thế nhập khẩu
Mô hình công nghiêp hoá thay thế nhập khẩu với tư tưởng chủ đạo là thay thế
những mặt hàng trước đây phải nhập khẩu bằng sản xuất trong nước, đa từng là một
trào lưu phổ biến ở hầu hết các nước thuộc thế giới thứ ba sau khi dành độc lập
chính trị vào những thập niên đầu tiên sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Nguyên
nhân chính trị trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của trào lưu này là quyết tâm xây
dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ để ky vọng vĩnh viễn thoát khỏi ách thống trị
của chủ nghĩa thực dân.
Mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu với y tưởng thay thế mọi sản

phẩm nhập khẩu bằng sản xuất trong nước cuối cùng cũng đưa đến một chính sách
xây dựng nền công nghiệp hoàn chỉnh (có đủ mọi phân ngành) và khép kín (tự cân
đối và đóng cửa với thế giới bên ngoài) thông qua các chính sách bảo hộ sản xuất
trong nước.
Với những nguyên nhân nêu trên, hầu hết các quốc gia đang phát triển thực thi
mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu đa đạt được tốc độ tăng trưởng công
nghiệp tương đối cao trong giai đoạn đầu tiên, trong những năm của thập kỷ 1950
và khoảng nửa đầu của thập kỷ 1960. Mặc dù về thực chất, sự tăng trưởng này chủ
yếu bắt nguồn từ điểm xuất phát thấp khiến cho một mức gia tăng nhỏ về số lượng
tuyệt đối cũng đẩy chỉ số tương đối tăng lên rất cao, song nó cũng bắt đầu tạo ra sự
thay đổi nhất định về cơ cấu kinh tế vĩ mô và thúc đẩy quá trình đô thị hoá diễn ra
nhanh hơn, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xa hội ở các quốc gia này. Đáng tiếc là tốc
độ tăng trưởng công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô nêu trên không thể
duy trì được lâu hơn.


11
Sự bất cập của những chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu không
chỉ biểu hiện ở mức độ không thành công trong việc đạt tới muc tiêu cuối cùng là
xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, có nền công nghiệp phát triển và cơ cấu
kinh tế hiện đại, mà ngay cả những muc tiêu có tính chất trung gian như giải quyết
vấn đề thâm hut ngân sách và cán cân ngoại thương chẳng hạn, cũng không thể thực
hiện được. Các nhà kinh tế học đa tổng kết các ly do cơ bản của tình hình này là:
+ Chính sách thay thế nhập khẩu tự nó đa đặt ra giả thiết là phải phát triển
đồng thời tất cả mọi ngành công nghiệp để sản xuất ra trước hết là tất cả mọi sản
phẩm công nghiệp tiêu dùng trước đó phải nhập khẩu. Yêu cầu này là không thể đáp
ứng được bởi một nền kinh tế nông nghiệp còn kém phát triển do bị quá tải về
nguồn vốn đầu tư, khả năng công nghệ - kỹ thuật và quản ly. Mặt khác, đối với
phần lớn các quốc gia quy mô nhỏ (về diện tích, dân số và quy mô kinh tế, dung
lượng thị trường) đa vấp phải giới hạn của hiệu quả về quy mô.

+ Do trình độ kỹ thuật của sản xuất công nghiệp thấp và khả năng đầu tư vốn
ban đầu hạn chế nên việc tiếp cận quá trình thay thế nhập khẩu thực ra chỉ bắt đầu
từ những sản phẩm chế tạo phuc vu nhu cầu tiêu dùng cá nhân, còn đối với những
sản phẩm phuc vu nhu cầu sản xuất để chế tạo sản phẩm tiêu dùng trên thì vẫn phải
nhập khẩu. Nhu cầu về ngoại tệ tăng, để có ngoại tệ, nguồn xuất khẩu phải trong đợi
vào các loại sản phẩm thô từ nông nghiệp và khoáng sản, trong khi giá cánh kéo
giữa những loại sản phẩm này và hàng tư bản công nghiệp trên thị trường thế giới
có xu hướng rộng dần ra. Kết quả là mức thâm hut cán cân ngoại thương ngày càng
tăng lên.
Tóm lại, quá trình công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong
mô hình công nghiệp thay thế nhập khẩu tỏ ra có kết quả trong giai đoạn đầu tiên và
đa được áp dung rộng rai. Song, nó đa không chịu đựng nổi thử thách của thời gian.
Chính vì thế, một mô hình công nghiệp hoá khác, hướng về xuất khẩu đa ra đời thay
thế nó và đa trở thành một trào lưu công nghiệp hoá mới, đặc biệt là trong những
thập niên cuối cùng của thế kỷ XX [25, tr.169-172].


12
1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong mô hình công nghiệp hoá
hướng về xuất khẩu
Trong số những nước đi theo mô hình này, đặc biệt xuất sắc là nhóm các nước
NICs Đông Á, với đặc điểm là quy mô nhỏ, thị trường trong nước không lớn, nghèo
tài nguyên nhưng nguồn lao động dồi dào và chất lượng cao, chính những khó khăn
trên đa đẩy các quốc gia này đến chỗ phải lựa chọn con đường hướng về xuất khẩu,
trong khi những nước khác có quy mô dân số lớn, tiềm năng thị trường trong nước
rộng và giàu tài nguyên đa duy trì lâu hơn con đường công nghiệp hoá hướng nội.
Nhưng vào thập kỷ 1980 trở đi, mô hình này được xem là có triển vọng hơn cả và
nhanh chóng trở thành một khuynh hướng phát triển chủ yếu của hầu hết các quốc
gia [20, tr.18-20].
Về mặt ly thuyết, mô hình này dựa trên những phân tích về xu hướng quốc tế

hoá đời sống kinh tế dưới tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại tạo
ra và lựa chọn một cơ cấu kinh tế không cân đối để hình thành các cực tăng trưởng
dựa trên những lợi thế so sánh trong quan hệ ngoại thương.
Về mặt chính sách, cách tiếp cận cơ cấu kinh tế trong mô hình công nghiệp
hoá hướng về xuất khẩu có một số đặc điểm đặc trưng:
+ Quá trình công nghiệp hoá được bắt đầu từ việc tập trung khai thác các thế
mạnh của nền kinh tế, tạo ra những lĩnh vực có lợi thế so sánh trên thị trường thế
giới. Thông thường, đối với các nước chậm phát triển, những thế mạnh có khả năng
có lợi thế so sánh là hàng nông sản, tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động dồi
dào giá rẻ. Như vậy, khác với chính sách thay thế nhập khẩu, hướng quá trình công
nghiệp hoá tới chỗ xây dựng một cơ cấu kinh tế và công nghiệp hoàn chỉnh, nhằm
sản xuất ra những sản phẩm trong nước cần tiêu dùng, chính sách hướng về xuất
khẩu đặt trọng tâm phát triển vào những lĩnh vực có lợi thế so sánh trên thị trường
quốc tế, nên hình thành một cơ cấu kinh tế và công nghiệp không cân đối.


×