Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Một số giải pháp chủ yếu góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện mai sơn tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.57 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------------

LƯU VIỆT ANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------------

LƯU VIỆT ANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60620115



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

Hà Nội, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS. TS Nguyễn Văn Tuấn, số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công
trình khoa học nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ
nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm
ơn. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm./.
Sơn La, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Lưu Việt Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo thạc sỹ,
chuyên ngành kinh tế nông nghiệp tại trường Đại học Lâm Nghiệp. Đến nay
tôi đã hoàn thành chương trình khóa học và hoàn thiện bản luận văn tốt

nghiệp này. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tôi đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học cùng các thầy cô giáo trường Đại học
Lâm Nghiệp.
- UBND huyện Mai Sơn, Phòng Thống Kê, Phòng Nông Nghiệp, Phòng
Tài nguyên môi trường huyện Mai Sơn và các hộ gia đình trồng mía nơi tôi
trực tiếp điều tra.
- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo - PGS. TS
Nguyễn Văn Tuấn đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ!
Sơn La, Ngày 10 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Lưu Việt Anh


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................. v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈ O ĐÓI VÀ XÓA

ĐÓI, GIẢM NGHÈO BỀN VỮ NG .................................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo bề n vững ................... 4
1.1.1. Đói nghèo và nguyên nhân...................................................................... 4
1.1.2. Xóa đói giảm nghèo và giảm nghèo bền vững ..................................... 12
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về xóa đói, giảm nghèo ....................................... 14
1.2.1. Kinh nghiê ̣m của mô ̣t số nước trên thế giới .......................................... 14
1.2.2. Kinh nghiê ̣m của Việt Nam .................................................................. 19
1.2.3. Kinh nghiệm của một số địa phương .................................................... 21
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIẠ BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 24
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyê ̣n Mai Sơn tỉnh Sơn La................................... 24
2.1.1. Các đă ̣c điể m tự nhiên ........................................................................... 24
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyê ̣n Mai Sơn...................................... 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 40
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát ..................................... 40
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ................................................... 41
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 42
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ............................... 43


iv

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 44
3.1. Thực trạng nghèo đói tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La ............................. 44
3.2. Kế t quả thực hiê ̣n chương trình xóa đói giảm nghèo của huyê ̣n Mai Sơn..... 45
3.2.1. Kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm ........................................ 47
3.2.2. Kết quả chương trình cho vay các hộ thuộc diện chính sách xã hội..... 50
3.2.3. Kết quả thực hiện các chính sách đầu tư xóa đói giảm nghèo tại huyện
Mai Sơn ........................................................................................................... 52
3.3. Kết quả điều tra thực tế XĐGN tại 3 xã nghiên cứu điển hình:............... 55
3.3.1. Các thông tin cơ bản về hộ điều tra....................................................... 55

3.3.2. Nguyên nhân đói nghèo tại các xã điều tra ........................................... 57
3.3.3. Nhu cầu trợ giúp của các hộ nghèo ....................................................... 59
3.3.4. Tính bền vững của chương trình XĐGN tại huyện Mai Sơn ............... 59
3.4. Những thành công, hạn chế của chương trình xóa đói giảm nghèo tại
huyện Mai Sơn (SWOT) ................................................................................. 62
3.4.1. Những tồn tại và hạn chế ...................................................................... 62
3.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. ............................................. 66
3.4.3. Phân tích SWOT ................................................................................... 67
3.5. Giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mai Sơn . 69
3.5.1. Định hướng giảm nghèo của huyện Mai Sơn ....................................... 69
3.5.2. Một số giải pháp giảm nghèo và hướng tới giảm nghèo bền vững ...... 71
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nguyên nghĩa

BVTV

Bảo vệ thực vật

CP

Cổ phần


CNH

Công nghiệp hoá

DN

Doanh Nghiệp

HĐH

Hiện đại hoá

PTBV

Phát triển bền vững

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

UBND

Uỷ ban nhân dân

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

QL


Quốc lộ



Quyết định

HGĐ

Hộ gia đình

XĐGN

Xoá đói giảm nghèo


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

1.1

Giới hạn đói nghèo ở một số nước trên thế giới

6


2.1

Cơ cấu đất đai huyện Mai Sơn (năm 2013)

27

2.2

Cơ cấu dân số và lao đô ̣ng huyện Mai Sơn (năm 2013)

32

2.3

Phân bố mẫu điều tra

41

3.1

Tình hình biế n đô ̣ng số hô ̣ nghèo của huyê ̣n

45

3.2

Kết quả thực hiện xóa đói, giảm nghèo huyện năm 2011-2013

46


3.3

Kết quả chương trình hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo

49

3.4

Thông tin cơ bản về các hộ điều tra

56

3.5

Các nguyên nhân nghèo cơ bản của hộ nghèo

57

3.6

Các nhu cầu cơ bản của các hộ nghèo

59

3.7

Tình hình tạo việc làm của huyện Mai Sơn giai đoạn 2011 – 2013

60


3.8

Đời sống của nhân dân huyện Mai Sơn giai đoạn 2011 -2013

61

3.9

Công trình đường giao thông hiện có trên địa bàn huyện

64

3.10

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất của huyện đến năm 2020

74

3.11

Các công trình thủy lợi quy mô cấp huyện, liên xã

77


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu, là một thách thức trở ngại

lớn đối với sự phát triển của các nước trên thế giới. Là một đất nước đang
trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Việt Nam là một trong những
nước nghèo, đang phát triển với trên 60% lực lượng lao động trong lĩnh vực
nông nghiệp. Do điểm xuất phát thấp, hậu quả do hai cuộc chiến tranh để lại,
thiên tai lũ lụt thường xuyên. Mặc dù đã đạt được những thành tích khá quan
trọng (vượt bậc) trong công tác xoá đói, giảm nghèo.
Tuy nhiên, Việt nam vốn là một nước nghèo, kinh tế chậm phát triển,
tính cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế. Với mục tiêu đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, thực hiện nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh”. Việc triển khai thực hiện mục tiêu xoá đói giảm
nghèo là vấn đề bức thiết cho công cuộc đổi mới đất nước; phát triển bền
vững gắn với thực hiện công bằng xã hội. Thực hiện chủ trương chính sách
của Đảng về xoá đói, giảm nghèo Chính phủ tiếp tục xây dựng chương trình
giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2010-2020.
Mai Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, nằm ở vùng tây Bắc.
Trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 270 km về hướng tây Bắc. Trong
những năm qua huyện Mai Sơn đã thực hiện chủ trương thúc đẩy kinh tế của
huyện phát triển nhanh, mạnh, bền vững, tạo ra nguồn của cải vật chất hỗ trợ
cho công tác xoá đói giảm nghèo, đã triển khai một loạt các chương trình
kinh tế trọng điểm như: Chương trình an toàn lương thực, chương trình thuỷ
sản, chương trình chăn nuôi, chương trình trồng rừng, chương trình phát triển
tiểu thủ công nghiệp, chương trình phát triển làng nghề.
Bên ca ̣nh đó huyê ̣n cũng đã triể khai nhiề u chương trình xã hô ̣i khác


2

như: Chương trình kiên cố hoá trường học, xoá phòng học tranh tre nứa lá,
thực hiện Bảo hiểm y tế cho người nghèo, gia đình chính sách, thực hiện xóa

nhà tạm, lao động việc làm, đầu tư xã đặc biệt khó khăn, khu khó khăn....
Tuy nhiên, là huyện có nhiề u khó khăn, kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào
nông nghiệp, mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nguồn thu
cho ngân sách hạn chế cho nên công tác xóa đói giảm nghèo càn rấ t nhiề u
viêc̣ phải làm. Thực hiện xoá đói, giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu trong nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Sơn La nói chung và huyện
Mai Sơn nói riêng. Đây cũng là quyết tâm chính trị cao của Đảng bộ và nhân
dân huyện Mai Sơn.
Câu hỏi đặt ra: Thực trạng công tác xóa đói, giảm nghèo của huyện Mai
Sơn hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác xóa đói
giảm nghèo? Các giải pháp nào để góp phần giảm nghèo bền vững trên địa
bàn huyện Mai Sơn?
Để trả lời những câu hỏi trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘‘Một số
giải pháp chủ yếu góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mai
Sơn tỉnh Sơn La"
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình và kết quả thực hiện chương trình giảm
nghèo trên địa bàn huyện Mai Sơn trong thời gian qua, Luận văn sẽ đề xuất
một số giải pháp góp phần giảm nghèo một cách bền vững trên địa bàn huyện
Mai Sơn, tỉnh Sơn La trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa đươ ̣c cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về xóa đói giảm
nghèo bền vững.
- Đánh giá được thực trạng nghèo đói và kết quả thực hiện chương trình
xóa đói giảm nghèo tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La .


3


- Chỉ ra đươ ̣c những nhân tố ảnh hưởng tới tiń h bề n vững của công tác
xóa đói giảm nghèo tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La .
- Đề xuất một số những giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững tại
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượngnghiên cứu của đề tài.
Đố i tươ ̣ng nghiên cứu của Luâ ̣n văn là tình hình và kế t quả thực hiện
các chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Mai Sơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứucủa đề tài.
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Kế quả xóa đói giảm nghèo trên điạ bàn huyê ̣n Mai Sơn được xem xét
trên 3 mặt: kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, trong đó luâ ̣n văn đặt tro ̣ng
tâm nghiên cứu vào góc độ kinh tế.
3.2.2. Phạm vi về không gian
Pha ̣m vi về mă ̣t không gian nghiên cứu của Luâ ̣n văn là các xã trên địa
bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La , trong đó lựa chọn 03 xã đại diện cho các
vùng kinh tế sinh thái khác nhau để nghiên cứu điển hình.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Các số liệu thứ cấ p đươ ̣c thu thâ ̣p và phân tích trong giai đoạn 3 năm
2011- 2013
- Các số liêụ khảo sát thực tiễn đươ ̣c thực hiêṇ trong khoảng thời gian
từ tháng 7/2013 đến tháng 4/2014
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo đói và giảm nghèo bền vững.
- Thực trạng kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo của huyện Mai Sơn.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tính bề n vững trong giảm nghèo tại huyện
Mai Sơn, tỉnh Sơn La .
- Giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La



4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈ O ĐÓI VÀ XÓA ĐÓI,
GIẢM NGHÈO BỀN VỮ NG
1.1. Cơ sở lý luận về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo bề n vững
1.1.1. Đói nghèo và nguyên nhân
1.1.1.1. Những quan niệm chung về đói nghèo
Hiê ̣n nay có nhiều quan niệm khác nhau về nghèo đói. Hô ̣i nghi ̣về xoá
đói giảm nghèo ở khu vực châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại
Bangkok (tháng 3/1993) đã đưa ra khái niêm:
̣
“Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và
thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã
được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục
tập quán của địa phương,” [11].
Ở mỗi quốc gia khác nhau thì tình trạng nghèo đói cũng khác nhau về
mức độ và số lượng nó được thay đổi theo không gian và thời gian, ở quốc gia
này với mức thu nhập như thế thì được coi là nghèo đói nhưng ở quốc gia khác
đối với những người có thu nhập như vậy thì không được coi là nghèo đói.
Do vậy để đánh giá đúng mức độ của nghèo đói, thế giới thường dùng
khái niệm “nghèo khổ” và nhận định nghèo khổ theo 4 khía cạnh sau:
+ Về thời gian: Phần lớn người nghèo khổ là những người sống dưới
mức chuẩn trong suốt một thời gian dài
+ Về không gian: Người nghèo đói diễn ra chủ yếu ở khu vực nông
thôn, miền núi. Hiện nay tình trạng đói nghèo ở thành thị đang có xu hướng
gia tăng do sự di dân từ nông thôn ra thành thị sinh sống.
+ Về giới: Theo thống kê thì những người nghèo đói là phụ nữ đông
hơn là nam giới. Trong những hộ nghèo nhất thì đa phần là do người phụ nữ
làm chủ hộ hay chủ gia đình.



5

+ Về môi trường: Đối với những nước ở vùng sinh thái khắc nghiệt thì
tỷ lệ người nghèo khá đông, ở những nước này tình trạng nghèo đói và sự
xuống cấp về mội trường sinh thái ngày một trầm trọng thêm.
Cùng với việc phân tích 4 khía cạnh của nghèo khổ, để chi tiết hơn,
nhiều nước còn phân chia nghèo đói thành 2 loại: nghèo tuyệt đối và nghèo
tương đối
+ Nghèo tuyệt đối: là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả
năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Những nhu cầu
cơ bản tối thiểu cho cuộc sống là những đảm bảo ở mức tối thiểu về ăn, mặc,
ở, giao tiếp xã hội, vệ sinh y tế và giáo dục. Ngoài ra còn có những ý kiến cho
rằng nhu cầu tối thiểu bao gồm có quyền được tham gia vào các quyết định
của cộng đồng.
+ Nghèo tương đối: là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống
dưới trung bình của cộng đồng. Việc đánh giá nghèo tương đối chủ yếu dựa
vào việc so sánh giữa thu nhập quốc dân tính bình quân trên đầu người.
* Chỉ tiêu đánh giá đói nghèo của thế giới
Để đánh giá sự nghèo đói của các nước trên thế giới thường sử dụng
chỉ tiêu chính là thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người (GDP).
Nhưng do hiện nay giữa các nước với nhau có sự phân cách về giàu
nghèo và nhất là đối với các nước đang phát triển thì sự phân cách về giàu
nghèo càng rõ rệt. Như vậy, ở những nước này những hộ giàu chiếm phần lớn
của cải của quốc dân.
Do vậy mà chỉ đánh giá nghèo đói qua chỉ tiêu GDP thì chưa đủ và từ
đó ODC (Tổ chức hội đồng phát triển hải ngoại) đã đưa ra chỉ số PQLI (chỉ số
chất lượng cuộc sống) để đánh giá, bao gồm 3 chỉ tiêu cơ bản sau:
+ Tuổi thọ.

+ Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh.


6

+ Tỷ lệ xóa mù chữ.
Mấy năm gần đây UNDP đã thêm chỉ số phát triển con người HDI, bao
gồm 3 chỉ tiêu sau:
+ Tuổi thọ.
+ Tình trạng biết chữ của người lớn.
+ Thu nhập
Để đánh giá các nước giàu và nước nghèo của các quốc gia thì người ta
vẫn căn cứ vào GDP là chính, ngoài ra người ta còn bổ sung cho việc nhìn
nhận các nước giàu, nghèo chính xác hơn và khách quan hơn
Theo Ngân hàng thế giới (WB), chuẩn mực để xác định ranh giới giữa
người giàu và người nghèo ở các nước đang phát triển và các nước khu vực
ASEAN được xác định bằng ngưỡng thu nhập bình quân đầu người một năm
là 370 - 450 USD, tức khoảng 30 - 35 USD/tháng [2].
Các nước khác nhau có các quan niệm khác nhau để xác định ngưỡng
đói nghèo và đươ ̣c nêu trên bảng 1.1.
Bảng 1.1: Giới hạn đói nghèo ở một số nước trên thế giới
STT

Tên nước

Giới hạn đói nghèo: USD/người/tháng

1

Philippines


85

2

Malaixia

33

3

Srilanka

22

4

Băngladesh

16

5

Nepan

14

6

Pakistan


11
(Nguồn: Ngân hàng ADB)

Tính theo mức calo tối thiểu trên đầu người, mức chi phí lương thực,
thực phẩm, nhu cầu cần thiết khác để duy trì cuộc sống với mức tiêu dùng


7

nhiệt lượng từ 2200 – 2350 calo/ người hoặc mức thu nhập bình quân tính ra
tiền là 370USD/người/năm [11].
* Quan niệm và chuẩn mực về đói nghèo ở Việt Nam
+ Quan niệm về đói nghèo ở Việt Nam
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thỏa
mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống
thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện [11].
Nghèo là bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của sự
nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa
phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể
của từng địa phương hay từng quốc gia.
Ở Việt Nam thì nghèo được chia thành các mức khác nhau: nghèo tuyệt
đối, nghèo tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu.
+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo
không có khả năng thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi
lại...
+ Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phân dân cư thuộc diện nghèo
có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang
xét.
+ Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là một bộ phân dân cư có những

đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh
hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu.
Đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống cực thấp so với mức
nhu cầu tối thiểu; chịu đói và chịu đứt bữa, không đủ mặc và có mức cung cấp
khoảng từ 1500 – 2000 calo/người/ngày. Theo cách hiểu này, thì đói là tình
trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu thu nhập không
đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hàng ngày.


8

+ Khái niệm về hộ đói: Hộ đói là những bộ phận dân cư có mức sống
dưới mức tối thiểu không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc
sống hay nói cách khác đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa,
thường xuyên phải vay nợ và thiếu khả năng trả nợ.
+ Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia
đình chỉ thỏa mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống
thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
+ Chuẩn nghèo áp dụng giai đoạn 2006-2010
Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ đã đưa ra quy đinh
̣ về chuẩn nghèo ở Viêṭ Nam áp dụng cho
giai đoạn 2006 - 2010 như sau:.
- Khu vực nông thôn, miền núi: Những hộ có thu nhập bình quân từ
200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo
- Khu vực thành thị: Những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000
đồng/người/tháng (3.120.000 đồng/ người/ năm) trở xuống là hộ nghèo.
+ Chuẩn nghèo áp dụng giai đoạn 2011- 2015
Theo chỉ thị số 1752/ CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ, mức chuẩn nghèo cho giai đoa ̣n 2011-2-15 được xác định

thu nhập như sau:
- Khu vực nông thôn, miền núi: Những hộ có thu nhập bình quân từ
400.000 đồng/người/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo
- Khu vực thành thị: Những hộ có thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Khái niệm hộ cận nghèo: Là hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu
người tối đa băng 130% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình
so với hộ nghèo, là những hộ hộ đã thoát nghèo năm trước, hộ tách ra từ hộ
thoát nghèo năm trước, những hộ có dấu hiệu ảnh hưởng đến giảm sút thu


9

nhập trong năm do các nguyên nhân như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh và
những hộ có lao động chính mất sức lao động hoặc bị chết, có người trong hộ
ốm đau bệnh nặng kéo dài, gặp rủi ro,... [2].
1.1.1.2. Nguyên nhân của đói nghèo
Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xác định nguyên nhân của
đói nghèo. Trên thực tế không có một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽ dẫn tới
đói nghèo, nhất là đói nghèo trên diện rộng, có tính chất xã hội. Nó cũng
không phải là nguyên nhân thuần túy về điều kiện tự nhiên, điều kiệ kinh tế
hoặc do thiên tai địch họa.
Nguyên nhân của tình trạng đói nghèo có sự đan xen, thâm nhập vào
nhau của cái tất yếu lẫn cái ngẫu nhiên, cái cơ bản và cái tức thời, của nguyên
nhân sâu xa lẫn nguyên nhân trực tiếp, tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội.
Tóm lại nguyên nhân đói nghèo trên thế giới gồm một số nguyên
nhaanh chính sau:
- Sự khác nhau về của cải
- Sự khác nhau về khả năng các nhân
- Sự khác nhau về giáo dục đào tạo...

Ở Việt Nam nguyên nhân đói nghèo có thể phân chia thành 3 nhóm
chính:
* Nguyên nhân thuộc về cơ chế, chính sách
+ Trước hết là vấn đề thực hiện quy hoạch vùng còn nhiều hạn chế,
manh mún, thiếu đồng bộ; thiếu các cơ chế chính sách trong thu hồi đất, dạy
nghề, giải quyết việc làm trong lĩnh vực lao động nông thôn. Lao động chưa
qua đào tạo còn cao, tác phong lao động, kỷ luật lao động kém, năng suất lao
động thấp là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.
+ Việc triển khai thực hiện các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước ở nhiều địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Cải cách thủ tục hành


10

chính kết quả thấp. Điều hành giá cả các mặt hàng thiết yếu chưa linh hoạt
ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng của người dân đặc biệt là bộ phận dân cư
có thu nhập thấp dẫn đến nguy cơ nghèo và tái nghèo cao. Việc tiếp cận và sử
dụng nguồn vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn
nhiều khó khăn trong khi đó việc tháo gỡ của Nhà nước chưa kịp thời.
+ Cơ cấu trong lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp chưa thực sự hợp lý. Khai
thác tận dụng lợi thế từ các nghành chưa thực sự mang lại giá trị so với tiềm năng.
+ Về cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, dự báo thị trường,trong đó thị
trường sản phẩm nông nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước, đặc biệt là xuất
khẩu còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Vẫn còn tình
trạng giá cả tăng thì người dân đua nhau sản xuất, giá cả hạ thì người dân
phá bỏ. Các dịch vụ phục vụ sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp còn nhiều hạn
chế, tính cạnh canh của sản phẩm nông nghiệp nước ta còn thấp so với sản
phẩm cùng loại của nhiều nước.
* Nguyên nhân xuất phát từ đối tượng nghèo
+ Do trình độ dân trí thấp, tỉ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở vùng

nông thôn, miền núi; trình độ học vấn thấp, không có trình độ để tiếp thu khoa
học vào sản xuất, tập quán canh tác lạc hậu, năng suất lao động thấp. Trình
độ, kỹ năng tổ chức trong hộ gia đình hạn chế, không quản lý và phân công
được lao động trong hộ gia đình. Cá biệt có lao động trong hộ gia đình lười
lao động, ăn chơi đua đòi, không quan tâm đến học hành cũng như trách
nhiệm lao động sản xuất.
+ Do nhận thức của người dân thấp nên việc tiếp thu các chủ trương
chính sách của Nhà nước có phần hạn chế. Người dân vẫ còn tự ti, cam chịu
với cuộc sống nghèo khổ
+ Một bộ phận dân cư có tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào sự hỗ trợ của
Nhà nước. Cụ thể là với các huyện nghèo thuộc chương trình 30a của Chính


11

phủ về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2008 – 2015 và định
hướng đến năm 2020. Tư tưởng một bộ phận người dân "muốn được vào hộ
nghèo", có thể nhận thấy đây là biểu hiện không tốt, bên cạnh đó còn một
thực tế nữa là: một bộ phận hộ nghèo và cận nghèo "vui mừng khi được công
nhận là hộ nghèo và lo khi phải ra khỏi diện hộ nghèo". Thực trạng này đã
làm triệt tiêu động lực sản xuất trong bộ phận người dân; nên có một số chính
sách của Nhà nước cho bộ phận dân cư này bị phản tác dụng.
+ Dân số nước ta có mức tăng bình quân mỗi năm hơn 1 triệu người. Tỉ
lệ nam nữ có xu hướng mất cân đối. Đồng thời ở nhiều vùng, địa phương
nghèo, các huyện vùng cao số gia đình đông con nhiều, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở
lên cao, thiếu được chăm sóc cả y tế và giáo dục đã ảnh hưởng đến chất lượng
dân số.
+ Dân số đông, lại tăng lớn, nguồn lao động vốn đã dồi dào, tạo áp lực
cho giải quyết công ăn việc làm hàng năm. Quy mô nền kinh tế thấp, năng
suất lao động thấp. Lợi thế lao động giá rẻ đang giảm dần, sức mua kém, nguy

cơ tăng số hộ nghèo, hộ cận nghèo ở nông thôn và trong lĩnh vực nông
nghiệp.
+ Thiếu vốn sản xuất, vốn là nhân tố quan trọng phục vụ sản xuất và tái
sản xuất mở rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vốn của nông dân
chủ yếu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Do thiếu vốn, nên họ gặp khó khăn
trong sản xuất và đời sống. Mặt khác, việc tiếp cận nguồn vốn gặp nhiều khó
khăn, không có khả năng xây dựng dự án, không có tài sản thế chấp vay vốn
tín dụng, việc sử dụng đồng vốn tự có hay vốn vay hiệu quả thấp do thiếu
trình độ quản lý, sử dụng.
+ Tập quán sản xuất lạc hậu cũng là một nguyên nhân dẫn đến đói
nghèo. Hộ nghèo chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và
miền núi. Do vậy mà còn ảnh hưởng tập quán sản xuất lạc hậu, phụ thuộc vào


12

thiên nhiên; việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế; ý thức
lao động và lao động không khoa học còn nhiều, thậm chí một bộ phận lười
lao động, cam chịu đói nghèo, không có ý chí vươn lên làm giàu và thoát
nghèo.
* Một số nguyên nhân khác
- Do rủi ro, mắc tệ nạn xã hội. Một số hộ gia đình có hoàn cảnh khó
khăn, lại gặp tai nạn rủi ro trong cuộc sống, trong sản xuất kinh doanh. Đã
khó khăn nay lại gặp tai nạn, rủi ro phải chi phí nhiều dẫn đến nghèo đói. Một
bộ phận khác lại mắc vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, rượu
chè… Vòng luẩn quẩn đó khiến người nghèo nghèo thêm.
- Do hậu quả của chiến tranh. Chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, nhưng
hậu quả mà nó để lại vẫn còn hết sức nặng nề: Cơ sở hạ tầng bị tàn phá, đất
đai bị ô nhiễm do bom mìn, chất độc hóa học; kinh phí để giải quyết các chính
sách cho các đối tượng chính sách là rất lớn, nguy cơ nghèo và tái nghèo

trong bộ phận hộ gia đình này là rất cao.
1.1.2. Xóa đói giảm nghèo và giảm nghèo bền vững
1.1.2.1. Xóa đói, giảm nghèo
Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của nhà nước nhằm giải quyết
vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam.
Xóa đói giảm nghèo là chương trình tổng thể các biện pháp chính sách
của Nhà nước và xã hội hay của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói,
nhằm tạo điều kiện để họ tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không
đáp ứng được với những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy
định theo từng địa phương, khu vực, quốc gia.
Xóa đói, giảm nghèo được thể hiện trên một số nội dung sau đây:
- Tạo điều kiện cho người nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, tăng
thu nhập bằng các biện pháp:


13

+ Cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo, cho vay với lãi suất thấp,
giúp họ có vốn sản xuất để từ đó thoát nghèo.
+ Giảm, miễn các loại thuế trong sản xuất nông nghiệp.
+ Thực hiện hỗ trợ xây dựng cơ cở hạ tầng về giao thông, thủy lợi,
tạo điều kiện cho người dân tham gia sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
+ Tạo điều kiện cho người dân học hỏi và áp dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất.
+ Dựa trên từng cơ sở vùng miền, xác định thế mạnh, có kế hoạch
phát triển các nghành nghề, tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu
nhập cho người nghèo.
- Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, vệ
sinh môi trường và nước sạch.
1.1.2.2. Giảm nghèo bền vững

Là việc thực hiện tổng thể các giải pháp, kế thừa thành quả của công
tác xóa đói giảm nghèo ở mức cao hơn, ngăn chặn tình trạng tái nghèo trong
cộng đồng dân cư; thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và
công bằng xã hội.
Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến
lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo". Đây là chiến lược đầy
đủ, chi tiết phù hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên
Hợp Quốc công bố. Trong quá trình xây dựng chiến lược có sự tham gia của
chuyên gia các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như: Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Ngân hàng thế
giới (WB),.. tổng hợp thành các mục tiêu phát triển Việt Nam. Vấn đề là cụ
thể hoá chiến lược bằng các chương trình, dự án được triển khai, được giám
sát và đánh giá thường xuyên. Các nghiên cứu đã lập được bản đồ phân bố đói
nghèo đến từng xã, từng hộ.


14

Việt Nam đã ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu:
- Xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói.
- Đạt phổ cập giáo dục tiểu học.
- Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ.
- Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh.
- Tăng cường sức khỏe bà mẹ.
- Phòng chống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác.
- Đảm bảo bền vững môi trường.
- Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển.
Những mục tiêu này mang kết quả trực tiếp và gián tiếp xóa đói giảm
nghèo một cách bền vững bởi nguy cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể xảy
ra trong những biến cố của môi trường thiên nhiên, của quá trình hội nhập và

phát triển.
Một quốc gia khi không giải quyết dứt điểm xóa đói giảm nghèo thì luôn
ẩn chứa nguy cơ phát triển không bền vững dẫn đến những hậu quả bất ổn
định kinh tế - xã hội. Những mục tiêu đó cũng gợi mở những phương thức tác
động trực tiếp hay gián tiếp đến việc xóa đói giảm nghèo.
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về xóa đói, giảm nghèo
1.2.1. Kinh nghiê ̣m của một số nước trên thế giới
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Tại Đại hội lần thứ VII của Đảng cộng sản Trung Quốc (1984), Chính
phủ Trung Quốc đã thực hiện cải cách trên nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung
nhất là cải cách cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. Mục đích của nó là làm thay
đổi các quan hệ chính trị, kinh tế ở nông thôn, quan tâm đến thu nhập, đời
sống của nông dân, phục hồi ngành sản xuất nông nghiệp, tích cực thực hiện
xóa đói, giảm nghèo.


15

Sau khi áp dụng một loạt các chính sách cải cách kinh tế ở nông thôn,
Trung Quốc đã thu được những thành tựu đáng kể, đã tạo ra những thay đổi
quan trọng trong thể chế chính trị, thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế nông thôn;
chuyển đổi phương thức quản lý, phân phối chủ yếu dựa trên năng suất lao
động. Trung Quốc đã thành công việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
có sự điều tiết của Nhà nước; thu hút đầu tư nước ngoài, sản xuất hàng xuất
khẩu.
Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước, phát triển kinh tế thị
trường XHCN mang màu sắc Trung Quốc, quốc gia này đã có những phát
triển vượt bậc. Trong nhiều năm liền, nền kinh tế tăng trưởng cao, có những
năm tăng trưởng 2 con số; là một trong những nước có dự trữ ngoại tệ cao
nhất thế giới. Trung Quốc đã lớn mạnh vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh

tế thứ 2 của thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển mạnh mẽ đó cũng đã đặt ra những
vấn đề mà Chính phủ Trung Quốc cần quan tâm. Đó là: Sự phân hóa giàu
nghèo tăng lên rõ rệt (giữa vùng này với vùng khác đặc biệt là khu vực nông
thôn vùng sâu, vùng xa), giữa người giàu và người nghèo khoảng cách ngày
càng xa hơn. Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tỉ lệ người nghèo
ở khu vực nông thôn ngày càng tăng.
Để khắc phục tình trạng này, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra
mục tiêu chiến lược là thực hiện chính sách Tam nông (Nông nghiệp, nông
dân, nông thôn); tập trung thực hiện nhiều chính sách xóa đói, giảm nghèo
;xây dựng các vùng định canh, định cư, khu kinh tế mới.
Chính phủ coi trọng đầu tư nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng, các
chính sách an sinh xã hội hỗ trợ người nghèo. Ngân sách hỗ trợ cho các dự án
"Tam nông" năm 2007 là 3.917 tỷ nhân dân tệ, thu nhập bình quân của người
nông dân là 2.111 tệ, tăng 13% so với năm 2006. Sản xuất nông nghiệp có bước


16

phát triển mới, bùng nổ phát triển hợp tác nông dân chuyên sâu, thúc đẩy sản
xuất theo phương thức “ nhất thôn, nhất phẩm” ( Một thôn một sản phẩm).
CNH nông nghiệp của Trung Quốc có những bước tiến vượt bậc, an toàn
chất lượng nông sản được nâng cao. Tư tưởng tiêu chuẩn hóa nền nông nghiệp
hiện đại đã đi vào tiềm thức người lao động. Việc làm của người nông dân
được cải thiện đáng kể. Công tác xóa đói, giảm nghẻo của Trung Quốc được
quốc tế ghi nhận. Chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Trung Quốc là bài học
kinh nghiệm cho nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam [2].
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Chính phủ Hàn Quốc không chú ý
đến việc phát triển nông nghiệp nông thôn mà tập trung để phát triển vùng đô

thị, xây dựng các khu công nghiệp ở các thành phố lớn.
Tuy vậy, 60% dân số Hàn Quốc sống ở khu vực nông thôn, cuộc sống
nghèo đói, tuyệt đại đa số là tá điền, ruộng đất do tầng lớp địa chủ sở hữu.
Đời sống của nhân dân hết sức khó khăn. Vì vậy, tạo nên làn sóng di dân tự
do từ nông thôn đến thành thị để kiếm việc làm. Chính phủ không thể kiểm
soát được, gây nên tình trạng mất ổn định chính trị - xã hội.
Trước tình hình đó, Chính phủ Hàn Quốc buộc phải xem xét lại các
chính sách phát triển kinh tế xã hội của mình, đã chú ý đến phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Đó là sự ra đời của của chính sách phát triển nông nghiệp,
nông thôn với 4 nội dung cơ bản sau:
- Mở rộng hệ thống tín dụng nông thôn bằng cách tăng số tiền cho hộ
nông dân vay.
- Nhà nước thu mua ngũ cốc của nông dân với giá cao.
- Thay thế các giống lúa mới năng suất cao vào sản xuất.
- Khuyến khích xây dựng cộng đồng mới ở nông thôn, bằng việc
thành lập các hợp tác xã sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực
nông thôn.


17

Thông qua việc xây dựng kế hoạch 10 năm cải tiến cơ cấu nông
nghiệp, theo hướng đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế cân
đối. Chính phủ Hàn Quốc đã phần nào giúp người dân có việc làm, thu nhập
khá, ổn định cuộc sống; giải quyết được tình trạng di dân đến các thành phố
lớn, các khu công nghiệp để tìm kiếm việc làm; từng bước đưa nền kinh tế
phát triển gắn với công tác xóa đói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn [11].
Ngày nay, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp phát triển. Là
hình mẫu của sự phát triển đi lên chính nhờ sự quan tâm đến phát triển nông
nghiệp, nông thôn và thực hiện tốt các chính sách xóa đói, giảm nghèo

1.2.1.3. Kinh nghiệm của Philippines
Philippines chỉ đạt được những thành tựu khiêm tốn về giảm nghèo
kể từ sau sự sụp đổ nền kinh tế và chính trị vào giữa thập niên 1980. Hơn
nữa, sự chênh lệch lớn giữa các vùng vẫn tồn tại. Tỷ lệ hộ gia đình nghèo ở
Philippines sống dưới đường phân chia nghèo giảm chậm và không đều, từ
59% năm 1961 xuống dưới 39% năm 1991 và 36% năm 1994. Tỷ lệ nghèo ở
đô thị là 23% năm 1991 và ở nông thôn là 53%. Hai phần ba số người nghèo
làm việc trong các khu vực nông, lâm, thủy sản và có trình độ học vấn từ
tiểu học trở xuống. Gia đình có nhiều nhân khẩu có tỷ lệ nghèo cao hơn, đặc
biệt là những hộ gia đình có từ 8 nhân khẩu trở lên.
Một điểm khác biệt so với những nước Châu Á khác trong vùng là
phần lớn những hộ gia đình có chủ hộ là người nữ lớn tuổi thường có tỷ lệ
nghèo thấp và điều này cho thấy vai trò của phụ nữ Philippines trong xã hội
khá quan trọng. Tuy nhiên, công tác XĐGN ở Philippines không mấy thành
công so với những nước Đông Á khác. Nguyên nhân là do tốc độ tăng
trưởng chậm và thấp ở nước này không đủ tạo ra nội lực để giảm nghèo một
cách hiệu quả. Hơn nữa, sự tăng trưởng trong quá khứ có khuynh hướng làm
tăng chứ không phải giảm chênh lệch về thu nhập. Đồng thời, sự tăng trưởng


×