Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý đất lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 91 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi Phạm Tiến Dũng xin cam đoan: Công trình nghiên cứu “Ứng dụng công
nghệ viễn thám và GIS trong quản lý đất lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm
Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ” này là đề tài của riêng tôi, các số liệu
thu thập, kết quả tính toán trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ cuộc bảo vệ học vị nào. Quá trình thực hiện luận văn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tân Sơn, ngày

tháng 4 năm 2016

Người thực hiện đề tài

Phạm Tiến Dũng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Quản lý tài nguyên
rừng tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, được sự nhất trí của Ban giám hiệu
nhà trường, khoa Đào tạo sau đại học, tôi thực hiện đề tài:
“Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý đất lâm nghiệp tại
một số xã vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”.
Để hoàn thành luận văn này, tôi luôn nhận được sự động viên và giúp đỡ nhiệt
tình của Nhà trường, cơ quan, gia đình, các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà
trường, Khoa Đào tạo sau đại học, Khoa Quản lý tài nguyên rừng, Ban quản lý
Vườn Quốc gia Xuân Sơn, UBND xã Xuân Sơn, UBND xã Kim Thượng, các hộ gia


đình trên địa bàn xã Xuân Sơn và xã Kim Thượng. Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến TS. Nguyễn Hải Hòa người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ,
chuyền tải những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và động viên em thực hiện và
hoàn thành đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài còn có nhiều hạn chế về kinh nghiệm, không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của quý
thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp đối với đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tân Sơn, ngày

tháng 4 năm 2016

Người thực hiện đề tài

Phạm Tiến Dũng


iii

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ................................................................ vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ........................................................ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................... 3
1.1. Tổng quan về vùng đệm và vai trò của vùng đệm trong khu bảo tồn ....... 3
1.1.1. Tổng quan về vùng đệm ....................................................................... 3
1.1.2. Vai trò của vùng đệm trong khu bảo tồn ............................................... 4
1.2. Chính sách và quy chế quản lý vùng đệm ................................................ 5
1.2.1. Đất lâm nghiệp và cơ chế quản lý khu bảo tồn...................................... 5
1.2.2. Các mô hình quản lý vùng đệm ............................................................ 8
1.3. Ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý đất lâm nghiệp.......... 9
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu.............................................................. 12
Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 15
2.1.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................. 15
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 15
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 15
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 16


iv

2.3.1. Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý đất lâm nghiệp tại vùng đệm
VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ ...................................................................... 16
2.3.2. Nghiên cứu đánh giá sự thay đổi đất lâm nghiệp tại vùng đệm VQG
Xuân Sơn, Phú Thọ ...................................................................................... 16
2.3.3. Nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất lâm nghiệp. 16
2.3.4. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất lâm nghiệp
tại xã vùng đệm ............................................................................................ 17
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 17
2.4.1. Phương pháp luận ............................................................................... 17
2.4.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, thông tin ................................ 18
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU............................................................................................. 27
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 27
3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 27
3.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................... 27
3.1.3. Khí hậu ............................................................................................... 27
3.1.4. Thủy văn ............................................................................................ 29
3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 29
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 30
3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế ............................................................... 30
3.2.2. Dân số và lao động ............................................................................. 30
3.2.3. Môi trường ......................................................................................... 31
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 32
4.1.Hiện trạng và thực trạng quản lý đất lâm nghiệp tại vùng đệm ............... 32
4.1.1. Hiện trạng đất lâm nghiệp tại xã vùng đệm Kim Thượng và Xuân Sơn .. 32
4.1.2. Thực trạng quản lý đất lâm nghiệp tại hai xã vùng đệm ...................... 32


v

4.1.3. Hoạt động khai thác và sử dụng đất lâm nghiệp ở địa phương, những
nguy cơ và thách thức................................................................................... 41
4.2. Biến động đất lâm nghiệp qua các giai đoạn nghiên cứu........................ 47
4.2.1. Bản đồ hiện trạng đất lâm nghiệp qua các năm nghiên cứu ................. 47
4.2.2. Biến động đất lâm nghiệp qua các năm nghiên cứu ............................ 52
4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đất lâm nghiệp ...................... 55
4.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố chính sách lâm nghiệp............................... 55
4.3.2. Yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đất lâm nghiệp.... 58
4.3.3. Ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng.............................................................. 61
4.3.4. Ảnh hưởng của các yếu khác .............................................................. 61
4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất lâm nghiệp khu vực nghiên cứu ... 62

4.4.1. Những giải pháp về chính sách ........................................................... 63
4.4.2. Những giải pháp về sinh kế ................................................................ 67
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

VQG

Vườn Quốc gia

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

DED

Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Đức

GIS

Geographic Information System


GPS

Global Positioning System

UBND

Ủy ban nhân dân

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ĐDSH

Đa dạng sinh học


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
STT
2.1

4.1

Tên bảng
Dữ liệu ảnh Landsat được sử dụng trong đề tài.
Một số chính sách liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý lâm
nghiệp khu vực nghiên cứu


Trang
20

35

4.2

Đánh giá tỷ trọng các sản phẩm

42

4.3

Thu nhập của các hộ gia đình vùng đệm (1000 đ)

43

4.4

Xu hướng phát triển của một số loài động vật chủ yếu

46

4.5

Diện tích đất lâm nghiệp xã Kim Thượng qua các năm nghiên cứu
(ha)

47


4.6

Diện tích đất lâm nghiệp xã Xuân Sơn qua các năm nghiên cứu (ha)

48

4.7

Đánh giá độ chính xác của bản đồ năm 2015

51

4.8

Biến động diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2001 – 2008

52

4.9

Biến động diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2008 – 2015.

54

4.10 Đề xuất quản lý và khai thác bền vững một số loài lâm sản

64



viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
STT

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Các bước xây dựng bản đồ hiện trạng và thay đổi đất lâm nghiệp.

24

4.1

Mô hình tổ chức quản lý bảo vệ rừng khu vực nghiên cứu.

34

4.2

Mô hình tổ chức quản lý đất lâm nghiệp tại xã Kim Thượng

39

4.3

Mô hình tổ chức quản lý đất lâm nghiệp tại xã Xuân Sơn


39

Tên hình
4.1a

4.1b

4.1c

4.2

4.3

4.4

Bản đồ phân bố không gian hiện trạng đất lâm nghiệp khu vực
nghiên cứu (Landsat 2001).
Bản đồ phân bố không gian hiện trạng đất lâm nghiệp khu vực
nghiên cứu (Landsat 2008).
Bản đồ phân bố không gian hiện trạng đất lâm nghiệp khu vực
nghiên cứu (Landsat 2015).
Bản đồ biến động diện rừng khu vực nghiên cứu giai đoạn 2001
– 2008 (Landsat 2001 và 2008)
Bản đồ biến động diện rừng khu vực nghiên cứu giai đoạn 2008
– 2015 (Landsat 2008 và 2015).
Đất rừng ngày càng bạc màu do trồng sắn, ngô, khoai.

48


49

50

53

54

60


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lãnh thổ Việt nam trên đất liền được bao phủ bởi 3/4 diện tích là đồi và núi.
Trong những năm gần đây, diện tích rừng bị suy giảm từ 43% xuống còn 28.2%
(1943 – 1995), gần đây diện tích rừng tăng lên 37 % (2005) và tiếp tục tăng 10.6 %
(2005 – 2014), song tỷ lệ rừng nguyên sinh vẫn ở mức rất thấp. Nguyên nhân chính
của sự suy giảm diện tích rừng chủ yếu là áp lực gia tăng dân số, suy thoái môi
trường, xói mòn đất đai. Sự tăng dân số được xem là nguyên nhân chính dẫn tới suy
giảm diện tích rừng trong một khoản thời gian dài, thì các yếu tố về chính sách phát
triển kinh tế xã hội ở khu vực có rừng, khu vực rừng đặc dụng đóng một vai trò
không hề nhỏ.
Việc thiết lập hệ thống rừng đặc dụng được coi là chiến lược bảo tồn thiên nhiên
lâu dài của Việt Nam và là cơ hội tồn tại của các loài động, thực vật đang bị đe
doạ.Năm 1962, khu rừng cấm quốc gia đầu tiên Cúc Phương đã được thành lập. Hệ
thống rừng đặc dụng chính thức được thành lập theo Quyết định số 194/TTg ngày
9/8/1986 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) với 86 khu được chia
làm 3 loại: Vườn quốc gia (VQG), Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN), khu rừng văn hoá
lịch sử và môi trường với mục đích bảo tồn đa dạng sinh học và mang lại lợi ích cho

toàn xã hội. Ngày 17/9/2003 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quản lý hệ
thống khu BTTN Việt Nam đến năm 2010 có tổng diện tích 3.029.321 ha, chiếm trên
9% diện tích tự nhiên toàn quốc với 133 khu rừng đặc dụng trong đó có 32 VQG, 58
khu dự trữ thiên nhiên, 28 khu bảo tồn loài, nơi cư trú và 21 khu bảo tồn cảnh quan.
VQG Xuân Sơn được thành lập theo Quyết định 49/2002/QĐ-TTg, ngày
17/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ, là một trong 32 VQG có trên lãnh thổ Việt
Nam, là địa bàn không những có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, mà còn là
hành lang giao lưu phát triển kinh tế nối liền vùng Tây Bắc và Đồng bằng Bắc bộ.
Với diện tích tự nhiên là 33.687 ha bao gồm vùng lõi là 15.048 ha và vùng đệm
18.639 ha trong đó diện tích rừng núi đá vôi chiếm khoảng 10%, độ che phủ của
rừng chiếm 60,5%. VQG Xuân Sơn nằm trong dãy núi liên hoàn phía Đông Nam
của dãy Hoàng Liên Sơn, là lá phổi xanh của tỉnh Phú Thọ, rừng đầu nguồn sông


2

Bứa và các chi lưu của sông Đà, sông Hồng. Nơi đây còn nổi tiếng với vùng rừng
núi có nhiều cảnh quan tự nhiên đa dạng kỳ thú, làm nền tảng cho sự hình thành
phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên. VQG Xuân Sơn cũng như các VQG và
khu BTTN khác trong cả nước đang đứng trước thách thức rất lớn về áp lực tác
động trực tiếp của người dân vùng đệm lên tài nguyên rừng của VQG. Tuy nhiên
cho đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể và toàn diện nào về vai trò sự tham gia quản
lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm của VQG Xuân Sơn, các nghiên cứu về những
yếu tố cản trở người dân tham gia bảo vệ tài nguyên rừng hay là cơ chế chia sẻ lợi
ích giữa người dân địa phương và VQG, cũng như mối quan hệ giữa sự biến động
diện tích rừng với sự gia tăng dân số và sự gia tăng áp lực khai thác tài nguyên tại
vùng đệm.
Công nghệ ảnh viễn thám đã chứng tỏ là nguồn cung cấp dữ liệu chi tiết với
đọ tin cậy caovà thường xuyên, nhanh chóng.Các số liệu viễn thám được dùng trong
các công trình nghiên cứu có ưu điểm là nhất quán và tương thích khi so sánh. Dữ

liệu viễn thám không chỉ mang tính không gian tìm hiểu những thay đổi của thảm
phủ của rừng về số lượng và sự phân bố mà còn cho phép xác định được cả bản chất
của những sự thay đổi trong các nghiên cứu theo thời gian. Kết hợp kết quả phân
tích ảnh viễn thám với các thông tin điều tra kinh tế xã hội sẽ giúp các nhà hoạch
định chính sách hiểu rõ hơn quá trình thay đổi sử dụng đất cũng như trong quản lý
đất lâm nghiệp. Chính vì vậy, đề tài: “Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS
trong quản lý đất lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Sơn,
tỉnh Phú Thọ” được thực hiện góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các hoạt
động quy hoạch, quản lý và bảo vệ hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp khu vực
nghiên cứu.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về vùng đệm và vai trò của vùng đệm trong khu bảo tồn
1.1.1. Tổng quan về vùng đệm
Khái niệm vùng đệm được thể chế hoá trong Quyết định 186/2006/QĐ-TTg
ngày 14/8/2006 của Chính phủ. Một lần nữa vùng đệm được xác định nằm ngoài
VQG, quyết định này đề cập một cách tương đối toàn diện về vị trí, chức năng,
nhiệm vụ, các hoạt động và sự phối kết hợp giữa các bên liên quan trong việc phát
triển kinh tế, xã hội vùng đệm.
Theo quyết định này thì “vùng đệm được hiểu là vùng rừng, vùng đất hoặc
vùng đất có mặt nước nằm liền kề với VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm
toàn bộ hoặc một phần các xã, phường, thị trấn nằm sát ranh giới với VQG và Khu
bảo tồn thiên nhiên. Vùng đệm được xác lập nhằm ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại
của con người tới VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên.VQG và Khu bảo tồn thiên
nhiên phải xây dựng vùng đệm cho khu rừng. Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ
chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử

dụng hợp lý lâm sản và các tài nguyên tự nhiên, các dịch vụ du lịch sinh thái để góp
phần nâng cao thu nhập gắn sinh kế của người dân với các hoạt động của khu rừng
đặc dụng. Cơ quan chính quyền Nhà nước trên địa bàn vùng đệm lập dự án đầu tư
phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng nông thôn để ổn định cuộc sống cho cộng đồng
dân cư, đồng thời thiết lập quy chế trách nhiệm của cộng đồng dân cư với từng hộ
gia đình trong việc bảo vệ và bảo tồn khu rừng đặc dụng. Diện tích vùng đệm không
tính vào diện tích của khu rừng đặc dụng”.
Như vậy tất cả các VQG, khu BTTN đều phải có vùng đệm, đây là chiếc nôi,
là vành đai bao quanh có tác dụng bảo vệ vùng lõi VQG, khu BTTN. Vì vậy, đầu tư
xây dựng và quản lý vùng đệm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Đầu tư phát triển vùng đệm nhằm giảm nhẹ nguy cơ, thách thức và những
khó khăn trong việc bảo vệ ĐDSH. Mọi cố gắng đầu tư xây dựng và quản lý vùng


4

đệm là để giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển nông thôn.
Đây là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có hàng loạt các biện pháp tổng hợp: Kinh
tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường, thông tin truyền thông và phải huy động nội lực của
nhiều ngành khác nhau. Yêu cầu quan trọng của việc quản lý vùng đệm là phải thu
hút được sự tham gia của các bên liên quan. Trong đó, đặc biệt đề cao vai trò, trách
nhiệm và quyền lợi của người dân trong cộng đồng địa phương.
Quản lý vùng đệm được nhìn nhận như một hành động can thiệp dài hạn
nhằm đạt được tính bền vững về sinh thái, xã hội, tổ chức kinh tế.
1.1.2. Vai trò của vùng đệm trong khu bảo tồn
Vùng đệm có vai trò hết sức quan trọng đối với bảo tồn và phát triển, song
việc quản lý vùng đệm gặp nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi phải có nhiều biện
pháp tổng hợp về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật, xã hội, tuyên truyền và phải huy động
nỗ lực của nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau lâu dài, liên tục. Các bên liên quan
trong quản lý vùng đệm và Vườn quốc gia cần phát huy vai trò, trách nhiệm của

mình đối với bảo tồn và phát triển.
Vùng đệm được xác lập nhằm ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại của con
người tới VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên.
Đầu tư phát triển vùng đệm nhằm giảm nhẹ nguy cơ, thách thức và những
khó khăn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học.Mọi cố gắng đầu tư xây dựng và quản
lý vùng đệm là để giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển nông
thôn. Đây là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có hàng loạt các biện pháp tổng hợp
về mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường, thông tin truyền thông và phải huy
động nội lực của nhiều ngành khác nhau.
Để phát huy vai trò của vùng đệm với bảo tồn và phát triển, trước hết cần
phải giải quyết những vấn đề sau:
- Phải có quy hoạch vùng lõi và vùng đệm rõ ràng, có mốc giới kiên cố.
- Xác định cơ chế chia sẻ lợi ích có hiệu quả. Người dân được hưởng lợi gì từ
khu BTTN hoặc VQG
- Xác định rõ mục tiêu phát triển vùng đệm và có dự án để thực hiện mục
tiêu đó.


5

- Phối hợp tốt các chương trình, dự án của các cấp, các ngành khác nhau trên
cùng một địa bàn.
- Xây dựng cơ chế phối hợp cùng tham gia giữa các bên liên quan.
Trong các vấn đề trên thì sự tham gia và hỗ trợ của người dân địa phương
Trong các vaand đề trên thì sự tham gia và hỗ trợ của người dân địa phương
là hết sức quan trọng. Các mục tiêu của dự án phải phù hợp với nguyện vọng của
người dân. Người dân phải thực sự làm chủ trong vùng đệm về tài nguyên, công
việc và quyền lợi. Chỉ khi họ trở thành người chủ thực sự thì họ sẽ có trách nhiệm
với chính nơi mà họ đang sinh sống.
1.2. Chính sách và quy chế quản lý vùng đệm

1.2.1. Đất lâm nghiệp và cơ chế quản lý khu bảo tồn
Vùng đệm của các khu bảo tồn thiên nhiên và VQG chính thức được đề cập
khi có Quyết định số 194-CT ngày 9/8/1986 quy định danh mục 73 khu rừng cấm
và quyết định số 1171-CT ngày 30/11/1986 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông
nghiệp & PTNT) ban hành các loại quy chế rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng quy định về vùng đệm các VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên song cho đến nay
việc thực hiện quản lý vùng đệm còn rất hạn chế.
Quản lý rừng cộng đồng được xây dựng dựa trên phong tục tập quán của
người dân địa phương.Có những phong tục tập quán phù hợp với yêu cầu của quản
lý bền vững tài nguyên rừng.Nhưng cũng có những phong tục tập quán ngược lại
với yêu cầu của quản lý bền vững tài nguyên rừng.Vì vậy, quản lý rừng cộng đồng
phải hướng người dân vào phát huy được những phong tục tập quán có lợi và giảm
dần những phong tục tập quán cản trở hoạt động quản lý bền vững tài nguyên
rừng.Tuy nhiên, phong tục tập quán, nhận thức, kiến thức của người dân không phải
là bất biến.Chúng thay đổi không ngừng cùng sự tiến bộ của xã hội. Vì vậy, những
giải pháp quản lý rừng cộng đồng không chỉ phù hợp với đặc điểm nhận thức và
kiến thức của người dân mà còn phải hướng đến làm thay đổi chúng theo chiều
hướng có lợi cho hoạt động quản lý bền vững tài nguyên rừng.


6

Ngày nay ở nước ta, quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng đã được nhận thức
như một trong những giải pháp hiệu quả để quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng cao.
Đó là cách quản lý mà mọi thành viên cộng đồng đều được tham gia vào quá trình phân
tích đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân và hình thành giải pháp để phát huy
mọi nguồn lực của địa phương cho bảo vệ, phát triển và sử dụng tối ưu các nguồn tài
nguyên thiên nhiên vì sự phồn thịnh của mỗi gia đình và cộng đồng.
Trần Ngọc Lân và các đồng sự (1995-1998) đã tiến hành nghiên cứu tại vùng
đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát và dựa trên nghiên cứu này, cuốn sách “Phát

triển bền vững vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên và VQG” được ra đời năm 1999
[21]. Nghiên cứu đã đánh giá áp lực của vùng đệm lên khu bảo tồn và hệ thống
nông hộ tại vùng đệm Pù Mát. Tác giả kết luận rằng các nông hộ trong vùng đệm Pù
Mát có sự gắn bó chặt chẽ với rừng, nguồn thu nhập từ khai thác lâm sản và canh
tác nương rẫy chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu nhập của mỗi nông hộ. Hiện
tại, các nông hộ đang có sự chuyển đổi về sinh kế, song mới chỉ rất ít ở các nông hộ
có sự hiểu biết và có vốn đầu tư.
Năm 1999, D.A. Gilmour và Nguyễn Văn Sản đã xuất bản cuốn sách “Quản lý
vùng đệm ở Việt Nam”.Đây là báo cáo về một nghiên cứu quản lý vùng đệm, với ba
nghiên cứu điểm tại VQG Ba Vì, Bạch Mã và Cát Tiên [5]. Nghiên cứu đã miêu tả thực
trạng vùng đệm, đặc biệt là mối quan hệ giữa các cộng đồng dân cư của vùng đệm và tài
nguyên rừng ở trong vùng đệm, ở các VQG, các kết luận và đề xuất mới chỉ ở mức vạch
ra phương hướng ở tầm vĩ mô.
Nguyễn Huy Dũng cùng cộng sự (1999), đã nghiên cứu các hình thức quản lý
rừng cộng đồng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà tỉnh Cao Bằng [9].Tác giả đã đi
sâu vào nghiên cứu về quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức và lợi ích của quản lý
mang lại cho cộng đồng người dân trong thôn bản. Nghiên cứu này đã chỉ ra: quản lý
rừng cộng đồng ở đây được hình thành tự phát bởi cộng đồng dân bản trước thực tế
và nhu cầu cuộc sống về lâm sản và sử dụng lâm sản. Đây là một mô hình, một hình
thức quản lý dựa trên các luật tục của cộng đồng đã cho hiệu quả tốt trong phát triển
kinh tế và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng.


7

Hiện nay ở một số địa phương ở Sơn La và Lai Châu, thuộc vùng hoạt động
của dự án Lâm nghiệp xã hội Sông Đà (Chương trình hợp tác kỹ thuật Việt Nam Cộng hoà Liên bang Đức) [7] đã xây dựng nên các mô hình quản lý rừng cộng đồng.
Dự án đã phối hợp với các ban ngành của tỉnh (Chi cục Kiểm lâm, chi cục Lâm
nghiệp và chính quyền địa phương cấp huyện, xã) trong việc tiến hành giao quyền sử
dụng rừng và đất rừng cho hộ gia đình, cá nhân, các đoàn thể và cộng đồng, hỗ trợ

quy hoạch sử dụng đất, xây dựng các quy ước quản lý bảo vệ rừng thôn bản. Tiếp sau
đó, một bước đột phá trong hoạt động quản lý rừng cộng đồng là dự án đã tiến hành
xây dựng và áp dụng “Phương pháp đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia và lập
kế hoạch quản lý rừng cộng đồng” cho các thôn bản trong vùng dự án. Đây là phương
pháp được các nhà khoa học đầu ngành đánh giá là rất tốt cho việc quản lý sử dụng
rừng trên các diện tích đã giao quyền sử dụng cho các hộ, các tổ chức và cộng đồng.
Vũ Hoài Minh và Hans Warfvinge (2002), đã tiến hành đánh giá về thực
trạng quản lý rừng tự nhiên bởi các hộ gia đình và cộng đồng địa phương ở 3 tỉnh
Hoà Bình, Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Các tác giả đã tiến hành tìm hiểu về sự
hình thành, các lợi ích đạt được và những vấn đề hưởng lợi, quyền sở hữu và các
chính sách liên quan đến hình thức quản lý này. Trong 5 mô hình quản lý rừng cộng
đồng có 4 hình thức là tự phát của cộng đồng địa phương (hình thức quản lý của các
đồng bào dân tộc thiểu số như Mường, Thái) và được chính quyền địa phương chấp
thuận: Họ tự đề ra các quy định, quản lý, sử dụng lâm sản cũng như các hoạt động
xây dựng và phát triển rừng. Hình thức quản lý ở Thuỷ Yên Thượng (cộng đồng ở
đây là người dân tộc kinh) được xây dựng dựa trên sự hợp tác giữa chính quyền địa
phương (tỉnh, huyện, xã) với sự hỗ trợ của dự án quốc tế.
Trong hội thảo “Mạng lưới lâm nghiệp Châu Á” (Asia Forest Network)
tháng 9/2003 tại Cao Bằng, Việt Nam [10]. Các nước thành viên đã thảo luận về các
bước lập kế hoạch và xây dựng quy ước quản lý rừng cộng đồng (đánh giá tài
nguyên có sự tham gia, các chương trình quản lý tài nguyên rừng dựa trên cơ sở
cộng đồng, thu nhập qua quản lý rừng cộng đồng, chương trình đánh giá và giám
sát, các chính sách về quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng…) các nước thành viên


8

tham dự đi đến thống nhất các hoạt động thảo luận và đi đến thoả thuận hợp tác
trong các lĩnh vực quản lý rừng cộng đồng. Đây là một thành công của hội thảo và
là bước ngoặt cho công tác quản lý rừng dựa trên cơ sở cộng đồng của các quốc gia

trong khu vực.
1.2.2. Các mô hình quản lý vùng đệm
1.2.2.1. Mô hình quản lý vùng đệm ở Vườn Quốc gia Bạch Mã
Hoạt động trợ giúp phát triển kinh tế-xã hội vùng đệm phải hướng đến mục
tiêu là phát triển bển vững. Điều này có nghĩa là phát triển sao cho việc sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không
ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. Và chính vì thế
trong quá trình triển khai các chương trình phát triển vùng đệm phải luôn nắm vững các
nguyên tắc của bảo tồn và phát triển như: tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng
đồng; cải thiện chất lượng cuộc sống của con người gắn với bảo vệ sức sống và tính đa
dạng sinh học, quản lý tốt nguồn tài nguyên không tái tạo được, thay đổi tập quán và
thói quen cá nhân, để cho cộng đồng làm chủ môi trường của họ.
Dựa trên nguyên tắc trên, Vườn đã triển khai một số các hoạt động phát triển
cộng đồng và thông qua đó để giáo dục bảo tồn như: trồng rừng phục hồi hệ sinh
thái bằng nhiều loài cây bản địa nhiều mục đích, chuyển giao kỹ thuật nuôi ong,
trồng nấm, gieo ươm cây có nguồn gốc tại chổ để phục vụ công tác trồng rừng và
khai thác tiềm năng sẳn có của địa phương phục vụ cuộc sống con người. Một số
mô hình vườn cây kinh tế, cải tạo vườn tạp, chương trình 327, chương trình 5 triệu
ha rừng,… đang được triển khai ở nhiều nơi trong vùng đệm.
Cũng nhờ sự trợ giúp về kỹ thuật và kinh phí của chương trình tài trợ các dự
án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF/SGP) và Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Đức
(DED) thông qua sự điều phối với các tổ chức quần chúng trên địa bàn, một số mô
hình sản xuất tăng thu nhập cho cộng đồng được áp dụng cho các điểm nóng trong
vùng. Đó là các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tận dụng tối đa tiềm năng hạn
hẹp của đất đai để sản xuất nông nghiệp, mô hình sử dụng bếp tiết kiệm củi trong
cộng đồng.


9


Hiện nay, Vườn đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương khảo
sát các điểm du lịch sinh thái trong vùng đệm để có thể giúp cộng đồng khai thác,
quản lý và thu hồi nguồn lợi từ các điểm du lịch này. Đây có thể nói là một hoạt
động rất mới và rất quan trọng đang được cộng đồng và chính quyền địa phương
ủng hộ tích cực.
Ngoài các hoạt động giáo dục bảo tồn và trợ giúp phát triển kinh tế-xã hội
vùng đệm, cũng cần có một sự quan tâm đặc biệt hơn nữa để có thể khuyến khích
cộng đồng cùng tham gia với Vườn trong công tác bảo tồn Vườn. Đó chính là mô
hình bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng ở các địa bàn khác nhau trong vùng
đệm. Hàng năm, dựa vào chương trình khoán bảo vệ rừng của nhà nước, Vườn
Quốc gia Bạch Mã đã vận dụng chuyển giao từ 6000-6500 ha rừng cho người dân
vùng đệm quản lý bảo vệ.Các đối tượng tham gia vào chương trình này rất đa dạng,
đó chính là các đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, cá nhân từng người dân
tham gia nhận khoán, từng cộng đồng thôn bản tham gia nhận khoán để phát huy
sức mạnh tập thể trong công tác bảo vệ rừng.Việc xây dựng và trình chính quyền
địa phương phê duyệt qui chế bảo vệ và phát triển rừng cho cộng đồng hiện nay
đang được triển khai thí điểm ở một vài nơi trong vùng đệm.
1.3. Ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý đất lâm nghiệp
- Công nghệ GIS (Geographic Information System): Ứng dụng GIS để xây
dựng và bổ sung cơ sở dữ liệu không gian (đất, nước, rừng) và dữ liệu phi không
gian (khí hậu, hiệu quả kinh tế, sản xuất nông lâm nghiệp,…).
- Tích hợp GIS, RS và GPS (Global Positioning System) để đánh giá hoạt
động quản lý đất lâm nghiệp qua các thời kỳ nghiên cứu nhằm phục vụ qui hoạch sử
dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững nghiên cứu.
- Viễn thám được áp dụng đầu tiên ở Viện Điều tra quy hoạch rừng với tư
liệu ảnh máy bay. Hệ thống mẫu giải đoán đơn giản được xây dựng cho từng loại
rừng theo kiểu chụp ảnh, kiểu tán lá,…Các bản đồ về tài nguyên rừng, sinh khối
rừng đã được thành lập.



10

- Từ năm 1978, ảnh vệ tinh được đưa vào Việt Nam thì ngành Lâm nghiệp là
một trong những cơ sở áp dụng đầu tiên trong chương trình quốc gia về nghiên cứu
không gian và đề án tài trợ của Thụy Điển. Hệ thống máy điều vẽ tổng hợp màu và
các tư liệu Landsat được phân tích giải đoán, xây dựng bản đồ rừng trong phạm vi
toàn quốc và cấp tỉnh.
- Từ năm 2000 đến nay Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm
nghiệp cũng đã triển khai một số đề tài ứng dụng viễn thám và GIS.
- Việc áp dụng viễn thám – GIS trong quản lý và dự báo cháy rừng cũng
được triển khai ở Cục kiểm lâm, Đại học Lâm nghiệp.
- Viễn thám - GIS hiện nay đang được áp dụng ở nhiều quy mô khác nhau, ở
mức độ lâm trường, các bản đồ lập địa đã được áp dụng phục vụ cho công tác quản
lý tài nguyên rừng đến cấp tiểu khu.
Điều tra và giám sát tài nguyên đất
Cho đến nay, ảnh vệ tinh đã được nhiều cơ quan ở nước ta sử dụng để thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Những bản đồ này phủ trùm các vùng lãnh thổ
khác nhau, từ khu vực hẹp đến tỉnh, vùng và toàn quốc.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn quốc năm 1990 tỷ lệ 1:1000 000 được
thành lập bằng nhiều nguồn tài liệu, trong đó có ảnh vệ tinh Landsat TM. Bản đồ
này do Tổng cục Quản lý Ruộng đất (nay thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) cùng
một số các cơ quan khác thực hiện. Bên cạnh đó, năm 1993 Tổng cục Quản lý
Ruộng đất và Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước (nay thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường), Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện Điều tra Quy
hoạch rừng, Viện Thiết kế và Quy hoạch Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp & Phát
triển Nông thôn) đã thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn quốc tỷ lệ 1:250
000 bằng ảnh Landsat TM.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng như Tây Nguyên, Đồng bằng
sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng,…được thành lập trong khuôn khổ các
chương trình điều tra tổng hợp, đều đã sử dụng ảnh vệ tinh như một nguồn tài liệu

chính. Những bản đồ này được thành lập trong những năm 1989 và 1990 của thế kỷ


11

trước và do các cơ quan nghiên cứu khoa học và điều tra cơ bản thực hiện. Bản đồ
được thành lập chủ yếu ở tỉ lệ 1:250 000. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh và
các khu vực hẹp hơn của một số địa phương cũng được thành lập bằng ảnh vệ tinh.
Những bản đồ này thường được thành lập ở các tỉ lệ 1:100 000 (cấp tỉnh) đến 1:25
000 (khu vực cụ thể) và do các Viện thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ Quốc gia, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Trung tâm Viễn thám
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số Trường Đại học thực hiện trong
khuôn khổ các đề tài nghiên cứu và các dự án.
Nhằm đưa công nghệ viễn thám về các Sở Tài nguyên và Môi trường, phục
vụ công tác quản lý tài nguyên đất vào dịp tổng kiểm kê đất năm 2000, Trung tâm
Viễn thám đã có những cố gắng ban đầu để một số Sở tiếp cận với công nghệ viễn
thám, đã xây dựng quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng ảnh vệ
tinh và tiến hành thử nghiệm ở một số địa phương. Trung tâm Viễn thám đã thành
lập bình đồ ảnh vũ trụ tỷ lệ 1:10 000 phục vụ kiểm kê đất đai của 13 tỉnh trong đợt
kiểm kê đất năm 2005.
Về mặt thổ nhưỡng, ảnh vệ tinh có thể được sử dụng trong công tác điều tra,
thành lập bản đồ thổ nhưỡng, nghiên cứu, giám sát quá trình suy thoái đất do nhiều
nguyên nhân khác nhau gây ra như xói mòn, nhiễm mặn và cát lấn ở nước ta, ảnh vệ
tinh được sử dụng như tài liệu hỗ trợ để thành lập một số bản đồ thổ nhưỡng như
bản đồ thổ nhưỡng Tây Nguyên tỉ lệ 1:250 000, bản đồ thổ nhưỡng đồng bằng sông
Cửu Long tỉ lệ 1:250 000 thuộc các chương trình điều tra tổng hợp các vùng này.
Bên cạnh đó, một số thử nghiệm sử dụng ảnh vệ tinh và GIS để thành lập bản đồ
xói mòn đất ở tỷ lệ nhỏ cũng đã được thực hiện. Như vậy, kết quả sử dụng ảnh vệ
tinh để điều tra, giám sát lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta đã được áp dụng, tuy nhiên
số lượng các nghiên cứu vẫn còn hạn chế.

Như vậy, cho đến nay nhiều cơ quan ở nước ta đã sử dụng ảnh vệ tinh để
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất nhằm phục vụ các mục đích khác nhau. Kế
hoạch sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất một
cách hệ thống theo quy định của tổng kiểm kê đất thuộc ngành địa chính cũng như


12

để giám sát và cập nhật biến động về sử dụng đất đai một cách liên tục theo các chu
kỳ ngắn hạn, đang được Trung tâm Viễn thám, Bộ Tài nguyên và Môi trường
nghiên cứu đưa vào thực hiện trong thời gian tới.
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
Khi mới thành lập Vườn Quốc gia Xuân Sơn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở
hạ tầng, sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Vườn đã được đầu tư, xây dựng
các công trình phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là
công trình đường tuần tra kết hợp giao thông, với hơn 20 km đường bê-tông đi đến
những thôn, bản xa nhất phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng, đi lại của nhân dân
được thuận lợi, đồng thời triển khai các chương trình phát triển kinh tế nâng cao đời
sống người dân khu vực.
Xã Xuân Sơn nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia, có 258 hộ (1.057 nhân
khẩu), gồm hai dân tộc Mường và Dao. Người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng
trọt và chăn nuôi, nên cuộc sống còn nhiều khó khăn, với hơn 50% hộ nghèo. Trong
quá trình phát triển ban quản lý Vườn và chính quyền địa phương đã tranh thủ nhiều
nguồn lực xây dựng các mô hình, chương trình phát triển kinh tế, xã hội, qua đó
từng bước cải thiện đời sống người dân và bảo vệ rừng, phát triển tiềm năng du
lịch.Toàn xã có hơn 6.050 ha, thì được giao khoán bảo vệ rừng hơn 5.000 ha. Từ
khi được giao khoán bảo vệ rừng, mỗi hộ gia đình cũng có thu nhập 2 triệu
đồng/năm.
Từ năm 2011, Vườn quốc gia Xuân Sơn phối hợp Trung tâm thực nghiệm
sinh học nông nghiệp công nghệ cao (Viện Di truyền nông nghiệp) triển khai thực

hiện mô hình thử nghiệm "Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để sản xuất khoai tầng
vàng", bảo tồn nguồn gen khoai tầng vàng, cung cấp giống phục vụ gây trồng trên
diện rộng. Thông qua kết quả của mô hình tiến tới triển khai nhân rộng tới người
dân gây trồng, để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình và hướng đến
việc tạo ra thương hiệu sản phẩm hàng hóa cho khoai tầng vàng Xuân Sơn phục vụ
nhu cầu du lịch trong tương lai và góp phần quản lý rừng Vườn quốc gia Xuân Sơn
bền vững. Cùng với đó, dự án "Cải thiện đời sống người dân địa phương ở trong và


13

ngoài vườn quốc gia, góp phần quản lý rừng bền vững" do Đại sứ quán Vương quốc
Đan Mạch tài trợ cũng đem lại hiệu quả khả quan. Dự án đã hỗ trợ và chuyển giao
kỹ thuật nuôi, trồng một số cây, con đặc sản có giá trị kinh tế như trồng sơn lấy
nhựa, nuôi gà nhiều cựa, trong đó chăn nuôi gà, gia súc đã cho kết quả khá. Xuân
Sơn được biết đến với hai loại đặc sản là gà nhiều cựa và lợn lửng. Gà nhiều cựa nổi
tiếng với giống "gà chín cựa" trong truyền thuyết Sơn Tinh -Thủy Tinh được gây
giống nhân rộng nhiều nơi, nhưng ở vùng Xuân Sơn do điều kiện môi trường chủ
yếu nuôi thả tự nhiên tìm ăn côn trùng , bay chạy trong rừng nên chất lượng thịt
khác hẳn, ngon, thơm nên giá bán cũng cao hơn từ 1,5-2 lần, giá bán từ 200-260
nghìn, có lúc 300 nghìn đồng/kg. Còn lợn lửng vốn là đặc sản lâu đời ở vùng đồng
bào dân tộc Thanh Sơn, Tân Sơn. Lợn được nuôi theo phương pháp thả rông, hàng
năm sau khi thu hoạch lúa mùa, lợn, trâu bò được thả ra ruộng, rừng tự kiếm ăn, gia
chủ cho ăn rất ít. Lợn nuôi như vậy mỗi năm chỉ được vài chục kg, dù năng suất
thấp nhưng bù lại thịt lợn thơm, ngon, hơn hẳn thịt lợn nuôi truyền thống, càng khác
xa với thịt lợn nuôi bằng cám công nghiệp. Gần đây khi phong trào ăn thịt lợn lửng
nhân rộng nhiều gia đình còn kết hợp nuôi lợn lửng theo kiểu lợn lai, cho lợn nhà lai
giống với lợn rừng cho ra sản phẩm lợn lửng lai bán với giá 120-150 ngàn đồng/kg
lợn hơi. Gần đây người dân trong vùng còn nhân rộng mô hình nuôi trâu, bò hàng
hóa. Bò nái địa phương được lựa chọn phối hợp lai bò đực lai cho ra bê lai, lớn

nhanh, sản lượng cao, sau một năm tuổi nếu là bê cái lựa chọn nái nền có thể bán 810 triệu đồng, bò đực bán thực phẩm cũng đạt 6-7 triệu đồng... Cùng với chăn nuôi,
trồng rừng và trồng cây đặc sản như rau sắng, chè shan cũng là hướng làm giàu
đang được người dân chú trọng. Khác với trước đây bà con chủ yếu khai thác tự
nhiên, ngày nay rất nhiều hộ trong xã Xuân Sơn và vùng xung quanh đã nhận đất,
trồng rừng. Điển hình như năm 2014 Vườn Quốc gia đã triển khai trồng 1600 ha
rừng cho bốn xã Xuân Sơn, Kim Thượng, Tân Sơn, Xuân Đài, trong đó có 1000 ha
rừng kinh tế.
Nhờ phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất, nuôi, trồng cây con đặc sản
mà đời sống người dân Xuân Sơn nói riêng, các xã vùng đệm nói chung đang từng


14

bước cải thiện, người dân ít phụ thuộc khai thác tự nhiên, chặt phá rừng, nhất là làm
nương rẫy ít đi. Cùng với hạ tầng do Nhà nước đầu tư được đẩy mạnh từ đó góp
phần đáng kể quản lý, bảo vệ rừng, tạo ra sản phẩm phục vụ phát triển du lịch.
Nhiều năm nay Vườn Quốc gia không xảy ra cháy rừng, tình trạng chặt phá rất hạn
chế, du khách đến tham quan, du lịch tăng lên, đạt 6-7 ngàn người/năm.Đây là dấu
hiệu tốt để hướng tới xây dựng Xuân Sơn trở thành vùng du lịch sinh thái lớn trong
khu vực.
Kết quả tổng kết công tác ngành lâm nghiệp đã chỉ ra một trong những khó
khăn tồn tại trong giai đoạn hiện nay của ngành Lâm nghiệp là chưa qui hoạch được
lâm phận mang tính ổn định, phân chia 3 loại rừng chưa rõ ràng và qui chế quản lý
chưa phù hợp với từng loại (Phạm Văn Mạch, Triệu Văn Hùng, 2005). Bên cạnh đó
công tác ứng dụng viễn thám và GIS còn thiếu những nghiên cứu cơ bản và thiếu cơ
sở khoa học. Do vậy, công tác quản lý tài nguyên rừng nói chung và đất lâm nghiệp
nói riêng sử dụng các công cụ, phương pháp hiện đại như viễn thám, GIS với độ
chính xác cao là điều hết sức cần thiết cho giai đoạn hiện nay và tương lai. Góp
phần phục hồi và phát triển vốn rừng, đem lại ổn định và nâng cao mức sống cho
đồng bào các dân tộc vùng đệm thuộc VQG Xuân Sơn. Kết quả nghiên cứu của đề

tài sẽ góp phần cung cấp dữ liệu có độ tin cậy và là cơ sở góp phần đề xuất các giải
pháp nâng cao quản lý đất lâm nghiệp bền vững khu vực nghiên cứu.
Hiện tại chưa có nghiên cứu nào thực hiện đề tài ứng dụng công nghệ địa
không gian (GIS, RS và GPS) vào trong đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng đất
lâm nghiệp ở các vùng đệm thuộc VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Do vậy, các dữ
liệu mang tính không gian và thời gian rất hạn chế ở khu vực này. Việc ứng dụng
công nghệ viễn thám và GIS có thể cung cấp chuỗi dữ liệu nhiều năm cho khu vực
nghiên cứu, sẽ là cơ sở khoa học có độ tin cậy cao trong nghiên cứu và đề xuất các
giải pháp quản lý và phát triển bền vững tài nguyên rừng khu vực vùng đệm thuộc
VQG Xuân Sơn.


15

Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần làm cơ sở khoa học đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
đất lâm nghiệp tại vùng đệm Khu bảo tồn Việt Nam.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Đánh giá hiện trạng đất lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm Vườn Quốc Gia
Xuân Sơn, Phú Thọ.
- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất lâm nghiệp tại vùng
đệm VQG Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện về thời gian, nhân lực và kinh phí nên đối tượng và phạm vi
nghiên cứu được giới hạn cụ thể như sau:
- Phạm vi vềnội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thay đổi hiện trạng đất

lâm nghiệp tại một số vùng đệm thuộc Vườn Quốc Gia Xuân Sơn giai đoạn trước
năm 2003 (VQG Xuân Sơn chưa thành lập) và giai đoạn sau năm 2003 và cho đến
thời điểm nghiên cứu, xác định các yếu ảnh hưởng đến sự thay đổi hiện trạng đất
lâm nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể.
- Phạm vi về không gian:Hiện nay có 06 xã vùng đệm thuộc VQG Xuân
Sơn đó là xã Xuân Sơn, Kim Thượng, Xuân Đài, Minh Đài, Tân Sơn và xã Đồng
Sơn, tất cả các xã này đều nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Tuy
nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, 02 xã vùng đệm được lựa chọn gồm xã
Kim Thượng và Xuân Sơn.
Trên vùng đệm thuộc 2 xã được chọn bao gồm 14 khu hành chính, xã Xuân
Sơn gồm 4 khu: khu Dù, khu Lấp, khu Cỏi, khu Lạng. Xã Kim Thượng bao gồm 10
khu: khu Chiềng 1, khu Chiềng 2, khu Chiềng 3, khu Xuân 1, khu Xuân 2, khu Tân
Hồi, khu Nhàng, khu Xoan, khu Tân Ong, khu Hạ Bằng.


16

2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đề ra, các nội dung chủ yếu được thực hiện:
2.3.1. Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý đất lâm nghiệp tại vùng đệm VQG
Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
- Hoạt động quản lý đất lâm nghiệp tại vùng đệm khu vực nghiên cứu.
- Diện tích đất lâm nghiệp, chất lượng và phân bố không gian khu vực
nghiên cứu.
- Các hình thức quản lý đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân địa
phương khu vực nghiên cứu.
- Hoạt động khai thác và sử dụng đất lâm nghiệp ở địa phương, cơ hội, nguy
cơ và thách thức đối với quản lý đất lâm nghiệp tại vùng đệm khu vực nghiên cứu.
2.3.2. Nghiên cứu đánh giá sự thay đổi đất lâm nghiệp tại vùng đệm VQG Xuân
Sơn, Phú Thọ

- Xây dựng bản đồ chuyên đề đất lâm nghiệp qua các năm nghiên cứu (2001,
2008 và 2015).
- Xây dựng bản đồ thay đổi đất lâm nghiệp qua các giai đoạn nghiên cứu.
- Đánh giá sự thay đổi diện tích đất lâm nghiệp, hoạt động sử dụng đất qua
các thời kỳ nghiên cứu.
2.3.3. Nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất lâm nghiệp
- Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố chính sách lâm nghiệp đến hoạt động
quản lý đất lâm nghiệp (giai đoạn trước và sau khi Vườn Quốc gia thành lập).
- Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố dân số (xã hội) đến thay đổi sử dụng đất
lâm nghiệp: Sự phát triển dân số và mật độ dân cư.
- Đánh giá ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng (chất lượng): Chất lượng đường giao
thông, khoảng các đến các trục đường đến khu vực có rừng phân bố.
- Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khoa học công nghệ, kỹ thuật đến hiệu
quả quản lý đất lâm nghiệp.
- Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố sinh thái đến thay đổi sử dụng đất: Các
vùng quy mô của cộng đồng.


17

2.3.4. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất lâm nghiệp tại
xã vùng đệm
- Nhóm giải pháp về mặt chính sách lâm nghiệp theo hướng tái cơ cấu ngành
lâm nghiệp.
- Nhóm giải pháp kinh tế - xã hội.
- Nhóm giải pháp về mặt kỹ thuật, khoa học công nghệ.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận
Kỹ thuật và các thuật toán phát hiện sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau của
các đối tượng trên ảnh viễn thám đã được thiết lập dựa trên sự phát triển công nghệ

viễn thám về các đặc tính không gian, phổ, nhiệt và thời gian. Hai phương pháp phổ
biến phát hiện sự thay đổi trên dữ liệu ảnh vệ tinh đó là so sánh sự khác biệt trên ảnh và
sau phân loại.Trong nghiên cứu này, phương pháp so sánh sau phân loại được áp dụng
để phát hiện thay đổi hiện trạng sử dụng đất và độ che rừng. Dữ liệu ảnh Landsat được
sử dụng để phân tích thay đổi gồm các ảnh Landsat năm 2001, 2008 và 2015 đánh giá
sự thay đổi hiện trạng đất lâm nghiệp khu vực nghiên cứu.
Ảnh viễn thám sau khi được tham chiếu hệ toạ độ thực, các đối tượng được
lựa chọn cho phương pháp phân loại đối tượng là những đối tượng trên ảnh có dạng
hình đồng nhất. Đề tài sử dụng các quy tắc dựa trên các thuộc tính đối tượng gồm
dạng vùng, độ chặt, kích thước, tỷ lệ kênh phổ và mức độ trật tự sắp xếp để loại bỏ
một số đối tượng nhiễu không mong muốn hay phần đất liền hoặc đối tượng nước.
Rừng là một bộ phận của hệ thống tự nhiên, bởi sự tồn tại và phát triển của nó phụ
thuộc những quy luật tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong hệ
thống tự nhiên như địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, sinh vật v.v... Do quan hệ chặt chẽ
với các yếu tố tự nhiên nên theo quan điểm hệ thống có thể xem những giải pháp
quản lý rừng như là những giải pháp điều khiển hệ thống tự nhiên theo hướng thúc
đẩy sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất của hệ sinh thái rừng. Rừng cũng
là một bộ phận của hệ thống kinh tế vì sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với
các hoạt động kinh tế của con người như trồng rừng, khai thác lâm sản, làm nương,


×