Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xúc tiến sinh trưởng và sản lượng rừng hồi (illicium verum hook f ) tại xã đề thám huyện tràng định, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 79 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày ...... tháng 11 năm 2014
Tác giả

Phạm Trung Hiếu


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn với đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xúc
tiến sinh trưởng và sản lượng rừng Hồi (Illicium verum Hook.f.) tại xã
Đề Thám huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” được hoàn thành trong
chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 20B (2012 - 2014) tại trường
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn, tôi đã nhận được sự quan
tâm và sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau Đại học và các thầy
cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân
thành đến Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau Đại học, các thầy cô giáo trường
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và đặc biệt là TS. Phạm Minh Toại – người
hướng dẫn khoa học – đã tận tình truyền đạt kiến thức chuyên môn và những


kinh nghiệm quý báu cùng những tình cảm tốt đẹp nhất giành cho tôi trong
quá trình hoàn thành Luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người
thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành Luận văn.
Trong quá trình thực hiện Luận văn, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng
nhưng chắc chắn còn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu và chân tình của các thầy cô giáo, các
nhà khoa học, cùng các đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày .... tháng 11 năm 2014
Tác giả

Phạm Trung Hiếu


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các hình ......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1 Trên thế giới ............................................................................................. 3

1.1.1 Đặc điểm sinh vật học........................................................................ 3
1.1.2 Đặc điểm sinh thái học....................................................................... 4
1.1.3 Nguồn gốc và phân bố của cây Hồi ................................................... 4
1.1.4 Nghiên cứu về công dụng của Hồi .................................................... 4
1.1.5 Nghiên cứu về kỹ thuật trồng và quản lý rừng Hồi ........................... 5
1.2 Ở Việt Nam .............................................................................................. 5
1.2.1 Nghiên cứu nguồn gốc, phân bố và đặc điểm hình thái, sinh thái cây
Hồi............................................................................................................... 6
1.2.2 Nghiên cứu về thời điểm thu hái và năng suất cây Hồi ..................... 7
1.2.3 Nghiên cứu về công dụng, kỹ thuật chế biến, bảo quản hạt giống và
tạo cây con cây Hồi ................................................................................... 10
1.2.4 Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng, cải tạo rừng Hồi ..... 17
1.3 Thảo luận................................................................................................ 20
Chương 2. MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 22


iv

2.1 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 22
2.1.1 Mục tiêu chung ................................................................................ 22
2.1.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 22
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 22
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 22
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 22
2.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 22
2.3.1 Nghiên cứu thực trạng trồng rừng Hồi tại khu vực nghiên cứu ...... 22
2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của rừng hồi tại các độ
tuổi và các dạng địa hình khác nhau; ........................................................ 22
2.3.3 Nghiên cứu sản lượng rừng trồng Hồi ở các độ tuổi, dạng địa hình

khác nhau; ................................................................................................. 22
2.3.4Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật góp phần xúc tiển sinh trưởng và
nâng cao sản lượng rừng Hồi tại khu vực nghiên cứu. ............................. 22
2.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 22
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp..................................... 23
2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp ............................................. 25
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 30
3.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 30
3.1.1Vị trí địa lý và ranh giới hành chính ................................................. 30
3.1.2 Địa hình, địa mạo ............................................................................. 31
3.1.3 Đất đai, thổ nhưỡng ......................................................................... 31
3.1.4 Điều kiện khí hậu, thủy văn ............................................................. 31
3.1.5 Các nguồn tài nguyên ...................................................................... 32
3.2 Điều kiện kinh tế, xã hội ........................................................................ 33
3.2.1 Tình hình dân số và lao động ........................................................... 33


v

3.2.2 Điều kiện kinh tế .............................................................................. 33
3.2.3 Cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội .......................................................... 35
3.3 Nhận xét chung ...................................................................................... 37
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 39
4.1 Hiện trạng trồng rừng Hồi tại khu vực nghiên cứu................................ 39
4.1.1 Hiêṇ tra ̣ng về diê ̣n tích và độ tuổi rừng trồ ng Hồ i........................... 39
4.1.2 Hiện trạng về kỹ thuật trồng rừng Hồi............................................. 41
4.2 Đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của rừng hồi ở các độ tuổi và các da ̣ng
lâ ̣p điạ khác nhau.......................................................................................... 45
4.2.1 Cấu trúc mâ ̣t đô ̣ rừng trồ ng Hồ i ....................................................... 45

4.2.2 Đặc điểm sinh trưởng của rừng trồ ng Hồ i ....................................... 46
4.2.3 Phân bố số cây theo độ đường kính (N/D1.3) của rừng trồng Hồi.. 40
4.2.4 Quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn) của rừng trồng Hồi 43
4.3. Chất lượng rừng trồ ng Hồ i ta ̣i cá c độ tuổ i và cá c da ̣ng lâ ̣p đi ạ khá c
nhau .............................................................................................................. 46
4.4. Nghiên cứu sản lượng rừng trồng Hồi tại các độ tuổi và các dạng địa
hình khác nhau. ............................................................................................ 47
4.5. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng và phát triển bền vững rừng Hồi ................................................ 49
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu, từ viết tắt

Giải thích nghĩa

D1.3

Đường kính ngang ngực

Dt

Đường kính tán


Hdc

Chiều cao dưới cành

Hvn

Chiều cao vút ngọn

OTC

Ô tiêu chuẩn

T

Tốt

TB

Trung bình

X

Xấu

N

Mật độ cây

n


Số cây trong OTC

s

Sai tiêu chuẩn

S%

Hệ số biến động

DT

Đông Tây

NB

Nam Bắc


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

4.1 Diện tích rừng trồ ng Hồ i ta ̣i xã Đề Thám huyê ̣n Tràng Đinh
̣

Trang

33

4.2 Mâ ̣t đô ̣ rừng trồ ng Hồ i ta ̣i các độ tuổ i và các da ̣ng lâ ̣p điạ khác
nhau

37

4.3 Các chỉ tiêu sinh trưởng trung biǹ h của rừng trồ ng Hồ i ta ̣i các
độ tuổ i và các da ̣ng điạ hình khác nhau

38

4.4 Bảng thống kê chất lượng rừng trồng Hồi tại các độ tuổi và các
dạng địa hình khác nhau

46

4.5 Sản lượng rừng trồng Hồi tại các độ tuổi và các dạng địa hình
khác nhau

48


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên hình


4.1 Hiện trạng phân bố diện tích rừng trồng Hồi theo độ tuổi

Trang
34

4.2 Phân bố số cây theo độ đường kính (N/D1.3) của rừng trồng
Hồi ở độ tuổi 8 trồng tại 3 vị trí địa hình

40

4.3 Phân bố số cây theo độ đường kính (N/D1.3) của rừng trồng
Hồi ở độ tuổi 15 trồng trên 3 vị trí địa hình

41

4.4 Phân bố số cây theo độ đường kính (N/D1.3) của rừng trồng
Hồi ở độ tuổi 30 trồng trên 3 vị trí địa hình

42

4.5 Phân bố số cây theo độ chiều cao (N/Hvn) của rừng trồng Hồi ở
độ tuổi 8 trồng trên 3 vị trí địa hình

43

4.6 Phân bố số cây theo độ chiều cao (N/Hvn) của rừng trồng Hồi ở
độ tuổi 15 trồng trên 3 vị trí địa hình

44


4.7 Phân bố số cây theo độ chiều cao (N/Hvn) của rừng trồng Hồi ở
độ tuổi 30 trồng trên 3 vị trí địa hình

45


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hồi (Illicium verum Hook.f.) là loài cây đặc hữu của một số quốc gia
như Ấn Độ, Philippin, Trung Quốc và Việt Nam (Dư Đức Hướng, 2004) [5].
Ở nước ta, loài cây này phân bố tự nhiên ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và
Bắc Kạn. Tinh dầu Hồi là sản phẩm được chưng cất chủ yếu từ quả và một
phần từ lá, hạt là nguyên liệu quý trong công nghiệp dược phẩm, thực phẩm
và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Trong công nghiệp dược
phẩm, tinh dầu Hồi được sử dụng để chế biến các loại thuốc xoa bóp, nội tiết,
tiêu hóa và chống nôn mửa; đặc biệt sau khi các nhà khoa học phát hiện trong
quả hồi có axit shikimic để sản xuất Tamiflu chống virut H5N1 (VnExpress,
7/01/2002) [24] thì tinh dầu của loài cây này ngày càng có giá trị. Bên cạnh
đó, tinh dầu Hồi được dùng làm hương liệu để chế biến các đồ mỹ phẩm cao
cấp. Trong công nghiệp thực phẩm quả Hồi được dùng làm gia vị chế biến
thức ăn. Bã của quả sau khi được ép lấy tinh dầu còn lại dùng làm thuốc trừ
sâu, làm men, than hoạt tính, phân bón, thức ăn gia súc.v.v…
Về mặt giá trị kinh tế, hàng năm các nước trên thế giới đã tiêu thụ
khoảng 25.000 tấn tinh dầu, trong đó các nước châu Á tiêu thụ 28%, châu Mỹ
26%, các nước nam Mỹ 14%, châu Âu 20%, còn lại là các nước khác. Giá
tinh dầu Hồi trên thị trường thế giới bình quân khoảng 750USD/1kg (Hà Chu
Chử, 1996) [9]. Như vậy sử dụng tinh dầu Hồi trên thế giới là rất lớn, lượng
tinh dầu được trưng cất từ quả Hồi (tinh dầu Hồi tự nhiên) không đáp ứng

được nhu cầu sử dụng, bằng con đường nhân tạo người ta tổng hợp được chất
Anethol, nhưng sản phẩm nhân tạo này có chứa hàm lượng độc tố cao nên bị
cấm hoặc sử dụng rất hạn chế. Ngoài các giá trị về dược liệu, kinh tế,
v.v…cây Hồi còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái ở miền núi, và
cũng là loài cây trồng có tác dụng xóa đói giảm nghèo cho đồng bào thiểu số
tại các vùng xa xôi…


2

Tại tỉnh Lạng Sơn, Hồi được xác định là một trong những cây trồng
chủ lực của tỉnh. Trong những năm qua, ngoài những nghiên cứu về các đặc
điểm sinh thái, sinh lý cũng như công nghệ chế biến tinh dầu của cây Hồi,
những nghiên cứu về các tiến bộ kỹ thuật cải tạo rừng Hồi năng suất thấp,
phục tráng rừng Hồi dưới tán rừng tự nhiên sau nương rẫy, phát triển bền
vững rừng Hồi còn chưa được chú trọng đúng mức; việc quy hoạch, cải tạo và
phát triển bền vững rừng Hồi còn chưa được đồng bộ. Vì vậy, cần có những
nghiên cứu một cách tổng hợp các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để cải tạo rừng
Hồi năng suất thấp, phục tráng rừng Hồi dưới tán rừng tự nhiên sau nương rẫy
để phát triển cây Hồi trên cơ sở sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, khai
thác thế mạnh về đất rừng và phát triển “cây chủ lực” của tỉnh Lạng Sơn và
tiến tới xây dựng đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển cây Hồi phù hợp với
các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái hiện nay.
Xã Đề Thám là một xã có diện tích rừng Hồi tập trung lớn của huyện
Tràng Định tỉnh Lạng Sơn. Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển
bền vững rừng Hồi trên địa bàn xã không những có tác dụng phát triển diện
tích rừng Hồi sẵn có của huyện mà còn là cơ sở khoa học tốt để phát triển loài
cây đặc sản này cho các vùng khác của tỉnh Lạng Sơn. Xuất phát từ thực tế
trên, đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xúc tiển sinh trưởng
và sản lượng rừng Hồi (Illicium verum Hook.f.) tại xã Đề Thám huyện

Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” là cần thiết và có giá trị thực tiễn cao.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Trên thế giới
1.1.1 Đặc điểm sinh vật học
Hồi (Illicium verum Hook.f.) là loài cây gỗ thường xanh có kích thước
trung bình với chiều cao biến động từ 8-20 m và đường kính ngang ngực lên
đến 30 cm (Divya Chouksey và cộng sự, 2010) [26]. Hồi có thân cây tròn
thẳng, cành nhẵn, vỏ cây là màu trắng đến xám sáng, lá dài từ 6-12 cm mọc
cách và thường tập trung ở đầu cành trông tựa như mọc vòng, mỗi vòng
thường có 3 - 5 lá. Hồi có hoa lớn, lưỡng tính có đường kính từ 1-1,5 cm màu
trắng hồng sang màu đỏ hoặc xanh, vàng lục và mọc ở nách lá (Orwa và cộng
sự, 2009) [28] .
Quả nang có từ 6-8 trái (có khi lên đến 12-13 trái) hình thuyền hợp
thành. Trong mỗi nang quả chứa một hạt màu nâu sáng bóng hoặc màu đỏ có
hàm lượng dầu cao và thường được thu hái trước khi bị khô (Prajapati ND và
cộng sự, 2007) [30]; (Fritz E và cộng sự, 2008) [31].
Tên chi Hồi có nguồn gốc từ tiếng Latinh "illicere" (quyến rũ), có lẽ vì
của hương thơm ngọt ngào và hấp dẫn của quả loài cây này.
Trong khu vực phân bố tự nhiên, Hồi có hai mùa ra hoa và đậu quả
hàng năm. Mùa ra hoa đầu tiên vào tháng 6, trái chín vào tháng 5, 6 năm sau.
Mùa ra hoa thứ hai diễn ra sau mùa ra hoa thứ nhất khoảng 2,3 tháng và trái
cây chín vào trong tháng 10, tháng 11 năm sau (Orwa và cộng sự, 2009) [28].
Hồi bắt đầu ra hoa ở độ tuổi 5-6 tuổi. Ở độ tuổi từ 9-10 tuổi có thể thu
hái hạt làm giống cho tới khi cây đạt khoảng 80 tuổi. Chu kỳ sai quả của loài
cây này thường là 3 năm (Orwa và cộng sự, 2009) [28].



4

1.1.2 Đặc điểm sinh thái học
Hồi là loài cây ưa sáng nhưng chịu được bóng râm khi còn non và phân
bố ở độ cao lên đến 2.000 m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình hàng
năm: 12-18ºC. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500-2.400 mm. Hồi
không thích hợp khi trồng trên đất đá vôi, khe núi sâu nơi mà ánh sáng không
đủ, độ ẩm quá cao; thích hợp với đất feralite tạo ra trên đá phiến mica, đá sa
thạch clayish, tầng đất dày, độ pH từ 4-6 và mùn tối thiểu khoảng 2%.
1.1.3 Nguồn gốc và phân bố của cây Hồi
Hồi là loài cây nguyên sản ở miền Bắc Việt Nam, và miền Nam Trung
Quốc. Tại Trung Quốc, cây Hồi có chủ yếu ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc
Kiến và Vân Nam. Hiện nay, chúng được nhập nội và gây trồng tại một số
quốc gia như Jamaica, Lào và Philippines (Orwa và cộng sự, 2009) [28] và
một số nước ở châu Á (Divya Chouksey và cộng sự, 2010) [26].
1.1.4 Nghiên cứu về công dụng của Hồi
Không chỉ ở châu Á (đặc biệt là các nước khu vực Đông Nam Á), mà
tại nhiều nước châu Âu (Pháp, Đức, Ý…) và châu Mỹ (Hoa Kỳ, Cu Ba…)
quả và tinh dầu hồi được coi là gia vị ưa thích trong chế biến thực phẩm.
Trong danh mục các sản phẩm thương mại an toàn được sử dụng trong sản
xuất thuốc và chế biến thực phẩm của Hoa Kỳ, quả Hồi được xếp vào tiêu
chuẩn “GRAS 2095” và tinh dầu Hồi có ký hiệu là “GRAS 2096”.
Tại Trung Quốc, quả Hồi đã được sử dụng làm gia vị và làm thuốc từ
khoảng 3.000 năm trước đây.
Quả và hạt của loài cây này đều được sử dụng làm gia vị, gỗ có mùi
thơm được sử dụng trong xây dựng và làm đồ nội thất (Orwa và cộng sự,
2009) [28]; (Divya Chouksey và cộng sự, 2010) [26].
Dầu hồi được chiết xuất từ hạt, quả và lá. Trong đó 10kg quả khô chiết

xuất được 1kg dầu và quả khô có chứa 5-8% dầu tinh khiết với 85-90% thể


5

tích là byanethole - một loại dược chất được sử dụng rộng rãi trên toàn thế
giới để làm sản xuất chất kích thích, thuốc tiêu hóa, long đờm, lợi tiểu, đau có
thắt và kiết lỵ…Bên cạnh đó, dầu Hồi còn được sử dụng để sản xuất thuốc
làm giảm đau bụng, thuốc ho, chữa thấp khớp; chất khử trùng; thuốc chữa táo
bón, mất ngủ, chống co thắt; thuốc diệt chấy, rận, rệp và một số ngoại ký sinh
trùng ở gia súc (Orwa và cộng sự, 2009) [28] và được dùng để sản xuất thuốc
chống cúm gia cầm (Divya Chouksey và cộng sự, 2010) [26].
1.1.5 Nghiên cứu về kỹ thuật trồng và quản lý rừng Hồi
Hồi thường được trồng từ cây con với mật độ trồng thuần loài, thường
được trồng là 500 cây/ha, tương đương với cự ly trồng là 4x5m. Khi trồng
hỗn loài với các loài cây như Sở dầu (Camellia oleifera), Trám trắng
(Canarium album)…khoảng cách giữa các hàng biến động từ 3-4m, mật độ
còn lại của cây khoảng 150-200/ha (Orwa và cộng sự, 2009) [28].
Quả được thu hái trực tiếp từ cây mẹ khi đang còn xanh (khi vỏ quả
chuyển sang màu nâu) sau đó được phơi trong bóng râm trước khi phơi dưới
ánh sáng mặt trời trong một khoảng thời gian ngắn. Sau khi quả khô, tách hạt
từ quả và phân loại để sử dụng vào các mục đích khác nhau. Thông thường
một cây Hồi trưởng thành có thể cho 8-12kg quả tươi mỗi mùa.
Hạt Hồi không chịu được khô hạn vì vậy, khi bảo quản ở độ ẩm khoảng
40%, hạt sẽ giữ được sức nẩy mầm tốt nhất. Khi độ ẩm giảm xuống dưới
30%, hạt bắt đầu mất khả năng mẩy mầm. Hạt Hồi cũng có thể bảo quản trong
phòng lạnh có nhiệt độ khoảng 5 đến 10°C hoặc sử lý trộn hạt tươi với cát ẩm
và bảo quản ở 10°C trong 3 tháng để duy trì tỷ lệ nẩy mầm khoảng 53%
(Nguyễn Huy Sơn, 2004) [15].
1.2 Ở Việt Nam



6

1.2.1 Nghiên cứu nguồn gốc, phân bố và đặc điểm hình thái, sinh thái cây Hồi
1.2.1.1 Nguồn gốc và phân bố cây Hồi
Ở nước ta, từ lâu Hồi đã được gây trồng thành những quần thể lớn ở
dạng rừng trồng hoặc bán hoang dại tại các tỉnh miền núi Đông Bắc, chủ yếu
là Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng. Ngoài ra, các tỉnh như Hà Giang, Tuyên
Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên cũng gây trồng song diện tích và sản lượng
không đáng kể (Trần Anh Châu, 1975) [18]; (Hà Chu Chử, 1996) [9] và (Phí
Quang Điện, 1983) [19].
1.2.1.2 Đặc điểm hình thái cây Hồi
Hồi là cây gỗ nhỡ, thường xanh, cao từ 10 – 15m, đôi khi cao tới 19 –
20m, thân thẳng. Tán lá rậm, cành rất giòn, tương đối thẳng. Vỏ không nhẵn,
lá đơn mọc thành chùm, phía cuối cành mọc cách. Phiến là nguyên, dầy, đầu
và gốc lá thuôn nhỏ, mặt trên lục bóng hơn mặt dưới (Công ty giống và phục
vụ trồng rừng, 1995) [3] và (Công ty giống Lâm nghiệp trung ương, 2003)
[4].
Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, mỗi chùm 2 – 5 hoa. Cánh hoa màu hơi
hung hoặc hồng. Quả Hồi có thể thu hoạch sau khi trồng 7 – 8 năm, tới năm
thứ 15 thì cho sản lượng cao. Mỗi năm, có thể tiến hành thu hoạch 2 vụ quả.
Vụ chính vào tháng 8 – 9 cho sản lượng quả cao, nhiều tinh dầu và vụ phụ
vào tháng 2 – 3 cho sản lượng thấp, ít tinh dầu hơn (Vũ Ngọc Lộ và cộng sự,
1996) [22].
Quả Hồi lúc tươi màu xanh nhạt, khi chín khô cứng màu nâu. Quả hình
ngôi sao 6 – 10 cánh, thường 8 cánh. Mỗi cánh là một tâm bì với một hạt. Hạt
màu đỏ hoặc nâu sẫm trong hạt có dầu nhờn. Rễ Hồi ăn nông (Vụ khoa học
công nghệ, 1994) [23].



7

1.2.1.3 Đặc điểm sinh thái học cây Hồi
Hồi sinh trưởng tốt ở nơi có nhiệt độ trung bình năm từ 21 – 230C,
nhiệt độ tối thấp là 00C. Khi nhỏ, Hồi không chịu được nhiệt độ cao, mùa hè
dễ bị chết nóng, khả năng chịu rét lại tương đối tốt, chịu được cả điều kiện
sương muối. Chúng thường mọc ở nơi có lượng mưa hàng năm lớn hơn
1.000m, độ ẩm tương đối của không khí là 70 – 80% (Nguyễn Ngọc Tân,
1987) [16].
Hồi thường mọc tốt ở các vùng núi thấp, ở độ cao 300 – 600m, ở sườn
và chân đồi. Hồi đòi hỏi đất có tầng đất sâu (từ 1,5m trở lên), đất tốt, màu mỡ,
còn tính chất đất rừng, lượng mùn cao. Trên đất phiến thạch sét philit, phiến
thạch limong Hồi sinh trưởng trung bình. Hồi không mọc được trên đất đá
vôi, nơi ngập úng. Độ pH thích hợp từ 5 – 8 (Nguyễn Ngọc Bình, Lê Văn
Hán, 1981) [13].
Hồi là cây ưa sáng, thời kỳ non hoặc mới trồng cần che bóng. Trong
thời gian đầu, cây sinh trưởng nhanh theo chiều cao, (Lưu Đàm Cư, 2006)
[11]; (Bùi Ngạnh, 1978) [2] và (Phí Quang Điện, 1983) [19].
1.2.2 Nghiên cứu về thời điểm thu hái và năng suất cây Hồi
Cây Hồi ở Việt Nam được gây trồng ở nhiều địa phương với điều kiện
khí hậu, thổ nhưỡng rất khác nhau. Ngoài ra, do tính đa dạng cao và không
được chọn giống nên năng suất và chất lượng tinh dầu Hồi ở các khu vực rất
khác nhau và khó tìm được nguyên nhân thuyết phục. Ngay trong một khu
vực, hiện tượng khác biệt về năng suất và chất lượng cũng thường xảy ra.
Cây Hồi trồng từ hạt, có thể ra hoa bói quả ở giai đoạn 5 – 6 tuổi. Mỗi
năm Hồi ra hoa 2 lần, lần ra hoa thứ 2 cách đợt ra hoa đầu khoảng 2, 3 tháng.
Đợt hoa đầu tiên từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5 gọi là vụ hoa mùa. Đợt thứ
2 nở tiếp ngay sau lứa đầu kéo dài từ tháng 7 tới tháng 8 gọi là vụ hoa tứ quý.
Thực tế vào thời điểm giao thời rất khó phân biệt hoa của hai vụ.



8

Ngay sau khi nở hoa, vụ hoa đầu tiên vào tháng 4 tiếp tục phát triển và
hình thành lứa quả thu vào tháng 8 đến tháng 9 trong năm. Lứa hoa thứ 2 mặc
dù hình thành ngay sau lứa hoa thứ nhất, nhưng sau khi nở các bao hoa khô
đen và bọc lấy quả non và hầu như dừng sinh trưởng. Lứa quả này chỉ thực sự
lớn nhanh và thu hoạch vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm sau – khi nhiệt độ
không khí cao, gọi là vụ Hồi tứ quý. Thông thường, kích thước và trọng lượng
quả vụ Hồi tứ quý chỉ bằng 30 – 40%, năng suất chỉ đạt 20 – 30% so với
năng suất quả vụ mùa.
Hồi mỗi năm chỉ có một vụ hoa vào tháng 8 – 9, cho 2 vụ quả. Vụ quả
thứ nhất thu hoạch vào tháng 2 – 3 (cách lúc ra hoa 6 tháng) gọi là Hồi chiêm,
tứ quý, vụ phụ, vụ trái; chỉ chiếm khoảng 10 – 15% sản lượng rừng Hồi. Vụ
quả thứ hai thu hoạch vào tháng 8 – 9 (cách lúc ra hoa 12 tháng) gọi là Hồi
mùa, vụ chính, quyết định sản lượng của rừng Hồi (Trần Xuân Thiệp, 2005)
[21].
Các tài liệu nghiên cứu về cây Hồi của các tác giả Việt Nam và Trung
Quốc đều khẳng định Hồi có 2 lần ra hoa tương ứng với 2 vụ quả trong 1
năm: (i) Lần thứ nhất gọi là Hồi mùa, Hồi chính vụ: Ra hoa tháng 3 – 4, già
chín cho thu hoạch tháng 8 – 9; (ii) Lần thứ hai gọi là Hồi chiêm, Hồi vụ phụ,
Hồi tứ quí (nghĩa là Hồi bốn mùa, Hồi quanh năm) ra hoa tháng 7 – 8, già
chín cho thu hoạch tháng 2 – 3 năm sau. Như vậy, thời gian từ khi ra hoa đến
lúc thu hoạch quả Hồi khoảng 6 tháng (Lã Đình Mỡi và cộng sự, 2007) [10],
(Nguyễn Ngọc Tân, 1984) [16], (Nguyễn Ngọc Bình, Lê Văn Hán, 1981)
[13], v.v… đã đề cập. Theo (Phan Kế Lộc, 1972) [20] có hơi khác: (i) Vụ
chính: Hồi ra hoa từ cuối tháng 7 đến nửa tháng 10 (mùa hoa kéo dài 3 tháng),
thu hoạch quả tháng 10 – 12 năm sau (sau 14 – 15 tháng); (ii) Vụ phụ ra hoa
vào nửa cuối tháng 6 – 7 (mùa hoa kéo dài 1 tháng), thu hoạch quả vào tháng



9

5 đến tháng 7 năm sau (sau 11 – 12 tháng). Như vậy, thời gian từ khi ra hoa
đến lúc thu hoạch khoảng 11 – 15 tháng.
Đi tìm kiến thức bản địa về mùa ra hoa và mùa thu hoạch quả Hồi, ngoài
các nhà khoa học trong nước, ngoài nước nói cây Hồi có 2 vụ hoa quả như đã
nêu, cũng có những ý kiến “không rõ ràng” (không khẳng định) về hiện tượng
này.
Còn vụ mùa Hồi tại khu vực nghiên cứu thì diễn ra như sau: vụ Hồi chính
được thu hoạch vào hết đợt mưa Ngâu, tức là khoảng tháng 8 đến tháng 9 và vụ
Hồi tứ quý được thu vào tháng 2 đến tháng 3 sang năm. Vậy vụ hoa chính nở
vào tháng 4 và vụ hoa tứ quý nở vào tháng 6. Vụ Hồi chính nở vào tháng 4 và
cho thu hoạch vào tháng 8, 9 tức là trong điều kiện thời tiết ấm áp thì vụ Hồi chỉ
diễn ra trong 4, 5 tháng tính từ khi nở hoa đến khi thu hoạch. Còn vụ Hồi tứ quý
hoa nở vào tháng 6 và đến tháng 2,3 sang năm mới thu hoạch tức là trong điều
kiện thời tiết lạnh giá thì vụ Hồi tứ quý diễn ra trong 8, 9 tháng tính từ khi nở
hoa đến khi thu hoạch.
Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất năng suất Hồi của
nước ta không cao và không ổn định qua các năm. Mỗi cây Hồi thường cho
năng suất trung bình đạt 20 – 40kg quả tươi (5 – 10kg quả khô) trên mỗi cây.
Chu kỳ sai quả cũng xảy ra rõ rệt với thời gian cho mỗi chu kỳ là khoảng 2 –
3 năm.
Hồi bắt đầu ra hoa và kết quả ở giai đoạn 5 – 6 tuổi nhưng năng suất rất
thấp, thường chỉ đạt 0,5 – 1,0kg/cây. Đến thời kỳ 10 – 12 tuổi, năng suất quả
trung bình có thể đạt 7 – 20kg/cây. Từ năm 15 tuổi trở đi, cây bắt đầu cho
năng suất ổn định, thường đạt 20 – 30kg/cây, năm bội thu có thể lên tới 35 –
40kg/cây (Lã Đình Mỡi và cộng sự, 2007) [10], (Nguyễn Huy Sơn, 2004)
[15].



10

Hồi bắt đầu cho quả từ khi đạt 5 – 6 tuổi, đến năm 15 năm tuổi năng
suất quả đạt khoảng 20 – 25kg quả. Cây Hồi có thể cho quả tới 100 năm tuổi
(Nguyễn Ngọc Bình, Lê Văn Hán, 1981) [13]; (Đỗ Tất Lợi, 1985) [8].
1.2.3 Nghiên cứu về công dụng, kỹ thuật chế biến, bảo quản hạt giống và
tạo cây con cây Hồi
1.2.3.1 Công dụng của quả Hồi
Từ lâu, quả Hồi đã được sử dụng rộng rãi làm gia vị trong chế biến
thực phẩm. Hồi là thành phần quan trọng không thể thiếu trong bột “húng lìu”
được dùng để ướp thịt, đặc biệt với thịt bò, thịt lợn, thịt vịt, v.v… Hồi cũng là
gia vị thơm, hấp dẫn không thể thiếu được trong nước phở, v.v… Hồi được sử
dụng trong các ngành công nghiệp chế biến rượu khai vị, rượu mùi, nước
ngọt, bánh kẹo, v.v… Mặc dù chỉ với lượng rất nhỏ nhưng hương vị hấp dẫn
của Hồi vừa có tác dụng kích thích tiêu hóa, vừa gây cảm hứng ngon miệng.
Trong y học dân tộc ở nước ta Hồi cũng là cây thuốc có vị cay, tính ấm,
hương thơm, có tác dụng trừ hàn, tiêu thực, sát trùng, chữa bệnh đau bụng,
kích thích tiêu hóa, giảm đau, giảm co bóp trong dạ dày, chữa nôn mửa, đau
nhức, thấp khớp, đau lưng, bong gân, ngộ độc thịt cá và rắn độc cắn, v.v…
Theo Tây y cũng đã sử dụng quả Hồi làm thuốc trung tiện, kích thích
tiêu hóa, lợi sữa. Hồi có tác dụng giảm đau, giảm co thắt ruột được dùng trong
các bệnh lý đau dạ dày, ruột. Tuy nhiên, dùng quá nhiều sẽ bị ngộ độc với các
triệu chứng say, run tay chân, xung huyết não và phổi, có khi có giật như
động kinh.
Gỗ Hồi có mùi thơm, thớ đều và mịn có thể dùng làm cột nhà, đóng đồ
gia dụng thông thường (Lã Đình Mỡi và cộng sự, 2007) [10].
 Tác dụng sinh học và công dụng của tinh dầu Hồi:
Tinh dầu Hồi được coi là thuốc có vị cay, tính ấm, tác dụng vào 4 kinh

can, thận, tỳ, vị có tác dụng trừ hàn, kiện tỳ, tiêu thực, sát trùng. Từ xa xưa
Hồi đã được sử dụng trong Đông y và Tây y để chữa bệnh. Trong Đông y,


11

Hồi được sử dụng để chữa bệnh đau bụng, kích thích tiêu hoá, giảm đau, giảm
co bóp trong dạ dày, đau ruột, lợi sữa, nôn mửa, đau thấp khớp, đau lưng,
bong gân, ngộ độc thịt, cá và rắng độc cắn (Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2004)
[6]; (Đỗ Tất Lợi, 1999) [7].
Trong Tây y, tinh dầu Hồi có tính kích thích, tăng cường nhu động
ruột, được dùng để chữa đau bụng, tăng tiết dịch hô hấp, giúp tiêu hoá, khử
đờm, giảm đau. Tinh dầu Hồi còn có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát
triển của khuẩn lao và một số vi khuẩn khác nên được dùng làm thuốc sát
khuẩn, trị nấm. Hồi cũng được sử dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu thảo mộc
và thuốc diệt ký sinh trùng ở gia súc.
Tinh dầu Hồi còn được dùng làm gia vị thông dụng trong chế biến thực
phẩm. Hồi cũng được sử dụng làm hương liệu trong các ngành công nghiệp
chế biến rượu khai vị, rượu mùi, nước ngọt, bánh kẹo, làm chất thơm cho
thuốc đánh răng. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều tinh dầu Hồi có thể làm
tổn thương thần kinh, đôi khi gây co giật.
Bên cạnh đó, tinh dầu Hồi còn được sử dụng làm nguồn nguyên liệu
sản xuất anethol để tổng hợp anisaldehyde có mùi sơn trà (Obepin) dùng làm
chất thơm. Anethol còn được sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp các chất nội
tiết stillboestrol và hexoestrol (Đỗ Tất Lợi, 1999) [7] và (Vũ Ngọc Lộ và cộng
sự, 1996) [22].
1.2.3.2 Kỹ thuật chế biến tinh dầu Hồi
Tinh dầu Hồi mới cất ra là một chất lỏng sánh, có màu sáng trắng sau đó
chuyển sang màu vàng nhạt. Tỷ trọng ở 25oC dao động từ 0,978 – 0,988. Tinh
dầu Hồi được dùng chủ yếu trong công nghiệp và để pha chế một số loại rượu

mạnh (Nguyễn Văn Dưỡng, Vũ Thị Hoàng Phương, 2012) [25].


12

Có nhiều cách chế biến sản xuất tinh dầu Hồi như:
- Tách tinh dầu Hồi bằng phương pháp chưng cất (hóa, lý)
- Tách tinh dầu Hồi bằng phương pháp trích ly
- Tách tinh dầu Hồi bằng phương pháp ngâm (trích ly bằng dung môi
không bay hơi)
- Tách tinh dầu Hồi bằng phương pháp hấp phụ
- Tách tinh dầu Hồi bằng phương pháp cơ học
Người dân ở đây chỉ nấu dầu Hồi bằng phương pháp chưng cất: có 3
phương pháp chưng cất là:
- Chưng cất với nước
- Chưng cất bằng hơi nước không có nồi hơi riêng
- Chưng cất bằng hơi nước có nồi hơi riêng
Do chưng cất với nước tiết kiệm được chi phí đầu tư dụng cụ nên người
dân ở đây chỉ nấu dầu bằng phương pháp chưng cất với nước
 Chưng cất với nước: Quả chín sau khi thu hái về được loại bỏ tạp
chất và tránh dập nát, đổ nước vào ngập đến 2/3 quả Hồi sau đó đậy
nắp nồi chưng cất thật kín, đun sôi để hơi nước với dầu bay hơi qua
bộ phận làm lạnh ngưng tụ lại thành hỗn hợp giữa nước và tinh dầu
Hồi, do tinh dầu Hồi nhẹ hơn nước nên tinh dầu Hồi nổi lên bề mặt
nước, dùng ca nhựa vớt nhẹ lớp váng nổi lên trên ta thu được tinh
dầu Hồi thô, qua nghiên cứu và khảo sát từ người dân chưng cất dầu
với nước thì cứ 2 tấn quả tươi nấu trong 3 ngày liên tục thì thu được
40-50 lít dầu thô.
Có các dạng nồi nấu sau:



13

Hình 1.1 Các loại nồi chưng cất tinh dầu Hồi
Tinh dầu Hồi được chứa chủ yếu trong quả và một lượng nhỏ trong lá
Hồi. Hàm lượng tinh dầu chiếm khoảng 2,5 – 3,5% quả tươi, từ 9 – 12% hoặc
hơn nữa trong quả khô. Tinh dầu Hồi tốt sẽ chứa từ 80 đến hơn 98% anethol,
phải có độ đông từ 15 – 180C. Qua nghiên cứu và tìm hiểu thì người dân chỉ
nấu dầu Hồi vào vụ thu hái chính (tháng 8 – 9) cây Hồi cho sản lượng quả
cao, nhiều tinh dầu còn vụ phụ (tháng 2 – 3) cho sản lượng thấp, giá thành
cao, chất lượng tinh dầu kém hơn vụ chính thì được đem phơi khô để làm gia
vị.
Tinh dầu Hồi là một chất lỏng, sánh, không mầu hoặc có mầu vàng
nhạt, có mùi đặc trưng của Hồi (Đỗ Tất Lợi, 1985) [8].
Hàm lượng tinh dầu trong lá thấp hơn rất nhiều so với trong quả,
thường chiếm khoảng 0,1 – 0,3%, hàm lượng anethol cũng thấp và độ đông
chỉ từ 13 – 140C nên ít có giá trị.
1.2.3.3 Đặc tính lý hóa học của tinh dầu Hồi:
- Tỷ trọng: d = 0,98 – 0,99 (ở 150C);
- Độ đông: 14 – 18,40C;


14

- Tan nhiều trong rượu.
Thành phần hóa học chủ yếu của tinh dầu Hồi là trans-anethol (thường
chiếm khoảng 80 – 93%), ngoài ra còn có các hợp chất khác như limonene, αpinene, linalool, δ-3-caren, methylchavicol, α-phellandren, myrcen, βcaryophyllen, anisaldehyd, sabinen, β-pinen, α-terpinen, δ-terpinen, cisanhethol, v.v… Cis-anethol thường chỉ có hàm lượng rất nhỏ (0,1%) nhưng
lại là một chất độc với độ độc gấp 15 – 30 lần so với trans-anethol.
Dưới đây là một số hợp chất chính trong tinh dầu Hồi:
Anethol: Thành phần chính của tinh dầu Hồi là trans-anethol (thường

chiếm khoảng 80-90%), dùng trong sản xuất rượu, mỹ phẩm, điều chế
anisaldehyde có mùi sơn trà, gia vị, ảnh màu, v.v... Với liều lượng nhỏ,
anethol kích thích tiêu hoá, nhưng với liều cao lại gây độc đối với hệ thần
kinh trung ương. Do đó, tại một số nước người ta quy định chặt chẽ chế độ
xuất - nhập khẩu và chế biến những loại tinh dầu chứa anethol.
Đồng phân cis-anethol có hàm lượng rất nhỏ (0,1%), chỉ có dạng vết
trong tinh dầu song độc gấp 15-30 lần so với đồng phân trans. Liều gây dị ứng
da là: LD50 = 150 mg/kg.
Limonen (1,58-8%): Có trong trên 300 loại tinh dầu, dạng đồng phân R
là phổ biến nhất rồi đến dạng Racemic, sau đó là dạng S.Limonen là một
trong các terpen quan trọng và phổ biến nhất, thành phần chính của tinh dầu
cam chanh, vỏ bưởi... Limonen được dùng nhiều trong công nghiệp mỹ phẩm,
hương liệu và sản xuất các chất cao phân tử, chất kết dính.
Pinen (0,15 - 0,50%): Hai đồng phân ỏ-pinen và õ-pinen là các hydro
cacbua terpen rất phổ biến trong thực vật, có trong trên 400 loại tinh dầu khác
nhau và là thành phần chính của tinh dầu thông. ỏ-pinen là sản phẩm trung gian
quan trọng để sản xuất các hương liệu, chất thơm tổng hợp, chất kết dính...
Linalool (0,21 - 0,7%): Là hợp chất alcol monoterpen không vòng có


15

mùi thơm dễ chịu, thành phần của nhiều loại tinh dầu, góp phần tạo nên mùi
thơm của nhiều loại tinh dầu. Sản phẩm tổng hợp được dùng trong công
nghiệp hương liệu, mỹ phẩm...
Thành phần hoá học của tinh dầu Hồi phụ thuộc vào từng giống Hồi,
từng vùng sinh thái, thời vụ thu hái và điều kiện chưng cất. Các mẫu tinh dầu
được thu hái từ các vùng địa lý khác nhau thường có sự biến động về hàm
lượng các hợp chất chính và cả về thành phần các chất có trong tinh dầu.
(Minh Sơn, 2006) [12].

1.2.3.4 Kỹ thuật bảo quản hạt giống và tạo cây con
Kỹ thuật thu hái, chế biến và bảo quản Hồi còn ít được quan tâm. Tại
Lạng Sơn cũng như một số tỉnh có gây trồng Hồi, người dân địa phương chủ
yếu vẫn thu hái, chế biến và bảo quản theo kinh nghiệm có sẵn.
Quả Hồi sau khi thu hoạch cần đem phơi ngay vì để lâu dễ bị mốc,
cũng có thể nhúng qua nước sôi trong vài phút để diệt nấm rồi mới phơi. Với
cách làm này, quả có màu đỏ đẹp nhưng hàm lượng tinh dầu giảm đi chút ít.
Thường 100kg quả tươi sau khi phơi khô cho chừng 25 – 30kg quả khô.
Hồi được nhân giống chủ yếu từ hạt. Hạt cần thu từ những cây khỏe,
sai quả, chống chịu sâu bệnh tốt, ở giai đoạn từ 15 – 20 năm tuổi. Hạt Hồi mất
sức nảy mầm rất nhanh, nên cần gieo ngay sau khi thu hoạch. Nếu cần lưu giữ
phải bảo quản trong cát ẩm vài ba tuần, song tỷ lệ nảy mầm sẽ giảm.
Theo kinh nghiệm của người dân thì Hồi để làm giống phải được thu
hái vào sau tiết sương giáng (23 tháng 10 dương lịch) 10 ngày, có thể thu hái
sau đó khoảng 1 - 1,5 tháng. Lấy giống từ cây mẹ 15 tuổi trở lên, nhưng tốt
nhất là cây tuổi từ 30 - 50 năm, cây không bị sâu bệnh, sinh trưởng tốt,
thường sai quả. Khi chín quả hồi chuyển từ màu xanh sang màu vàng nhạt.
Chọn những quả to có từ 8 - 11 cánh mẩy và đều, quả thật già và chưa bị khô
héo


16

Quả thu hái về dải mỏng ở trong dâm hoặc dưới nắng nhẹ vào buổi
sáng khoảng 4 - 5 ngày, rồi dùng dao mỏng tách thịt quả ra để lấy hạt.
Thường để lấy được 1 kg hạt cần 25 - 30 kg quả tươi. Mỗi kg hạt có từ 12.000
- 13.000 hạt. Lấy được hạt xong, đem hạt trộn với cát với tỷ lệ 1 thể tích quả
với 3 thể tích cát và ủ trong xô nhựa nhưng tốt hơn là trong chum vại sành.
Lúc đầu cát hơi ẩm. Trong 50 ngày đầu cứ 2 tuần thì tiến hành đảo hỗn hợp
cát với hạt 1 lần và bổ sung thêm nước, càng những lần sau thì bổ sung nước

nhiều hơn tăng độ ẩm (Vì lúc đầu hạt chưa nảy mầm nếu để độ ẩm của cát
cao thì sẽ gây thối hạt, về sau hạt nẩy mầm nên cần độ ẩm nếu cát không đủ
ẩm sẽ gây khô hạt). Sau đó cứ 7 ngày lại đảo hạt 1 lần và bổ sung nước. Sau
70 - 80 ngày ủ hạt sẽ nẩy mầm (Nguyễn Ngọc Bình và Lê Văn Hán, 1981)
[13].
Trước kia nhân dân hay ủ hạt bằng cách đào hầm ếch ở sườn đồi, hầm
được đào nơi dâm mát, đáy hầm dốc ra phía ngoài. Kích thước hầm (rộng
40cm, sâu 40cm, cao 50cm) và cũng trộn cát với hạt như trên cho vào hầm ủ
rồi phủ đất bên ngoài và cũng kiểm tra và đảo hạt như trên.
Khi 1/4 số hạt nứt nanh và nảy mầm thì tiến hành gieo hạt. Hạt được
gieo trên luống với mật độ khoảng 3-4 m2 cho 1 kg hạt và lấp đất trên mặt.
Nên chọn loại đất rừng có nhiều mùn, đất tốt, tơi xốp để gieo hạt. Luống hạt
cần được che mưa và tránh ánh nắng trực tiếp. Vì thời gian hạt đem gieo
thành cây mạ rất lâu khoảng 2 - 3 tháng nên hạt nằm trong đất gieo lâu nên rất
dễ bị hay bị nấm bệnh. Vì vậy việc phòng bệnh cho hạt gieo là rất quan trọng.
Luống trước khi gieo hạt phải được dải một lớp mỏng vôi bột và định kỳ phun
thuốc trừ nấm.
Để tránh nấm bệnh, tốt nhất là gieo hạt trực tiếp vào bầu. Tỷ lệ hạt nảy
mầm không cao khoảng 70 - 80% và hạt nảy mầm để lên thành cây mạ cũng
không cao nên gieo từ 2 - 3 hạt/bầu. Trung bình 1 kg hạt được 4.000 - 5.000
cây mạ (Nguyễn Huy Sơn, 2004) [15].
Bầu cây Hồi có kích thước 9 x 13cm. Ruột bầu làm từ đất tầng A và có
thể trộn thêm phân chuồng đã ủ hoai mục. Luống cây phải được làm dàn che
với mức che 60 - 70% ánh sáng với năm thứ nhất và 40 -50% ánh sáng cho
năm thứ 2. Phun phòng nấm cho cây con 15 ngày 1 lần bằng dung dịch Boóc
đô 1% trong 3 tháng đầu (Nguyễn Huy Sơn, 2004) [15].


17


Khi cây con được 6 - 12 tháng hay bị nhện hại cây. Triệu chứng
ban đầu là ngọn và những lá non bị xoăn lại rồi sần sùi và có màu nâu đen, lây
lan rất nhanh và làm cho cây ngừng sinh trưởng. Phun phòng trừ bằng dung
dịch lưu huỳnh vôi rất hiệu quả (Nguyễn Ngọc Bình và Lê Văn Hán, 1981)
[13].
Chăm sóc cây con: trong 2 tháng đầu không cần tưới phân gì, đến tháng
thứ 3 trở đi thì tưới chăm sóc bằng phân NPK khoảng 15 ngày 1 lần, cây hồi
không ưa phân đạm nếu tưới phân đạm nhiều cây xanh đậm, mềm và dễ bị
gẫy ngọn. Rắc tro bếp để chăm sóc cho cây con cũng rất tốt.
Đảo bầu, phân loại cây và gia vôi cho cây con khi cây có sự phân hoá
về chiều cao.
Sau 18 - 24 tháng cây có chiều cao khoảng 50 - 60 cm thì đem trồng.
Năm 1976 cùng với chương trình nghiên cứu tổng hợp về cây Hồi, Trại
Nghiên cứu thực nhiệm cây Hồi trực thuộc Viện Lâm nghiệp (nay là Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã được thành lập. Một số nhà khoa học của
Viện đã tham gia vào chương trình nghiên cứu này như: KS. Bùi Ngạnh –
Trần Quang Việt nghiên cứu về kỹ thuật gieo ươm cây Hồi, KS. Nguyễn
Ngọc Bình – Đặng Thuận Thành nghiên cứu về sinh lý cây Hồi. KS. Nguyễn
Ngọc Bình – Lê Văn Hán nghiên cứu về đất trồng Hồi. KS. Hoàng Chương –
Đoàn Thị Bích nghiên cứu về nhân giống vô tính cây Hồi. KS. Phí Quang
Điện – Lê Văn Hán nghiên cứu kỹ thuật phục tráng rừng Hồi. PTS. Hoàng
Xuân Phàn – KS. Vi Thiện nghiên cứu về kỹ thuật trồng Hồi. Tuy thời gian
nghiên cứu không dài lại bị giãn đoạn do chiến tranh nhưng một số công trình
cũng đã được tổng kết đánh giá.
1.2.4 Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng, cải tạo rừng Hồi
1.2.4.1 Nghiên cứu đặc điểm đất trồng Hồi
Hồi sinh trưởng tốt trên đất phát triển trên Rhyolit và phiến thạch sét,
độ dốc từ 5 – 300 và ở độ cao tuyệt đối trên 600m vẫn cho sản lượng quả cao,
nhưng không sống được ở những nơi đất bị ngập úng (Trần Anh Châu, 1975)
[18].



×