Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu nhân giống và khảo nghiệm một số dòng bạch đàn lai mới có sinh trưởng triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN MINH NGỌC

“NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÀ KHẢO NGHIỆM
MỘT SỐ DÒNG BẠCH ĐÀN LAI MỚI CÓ SINH TRƯỞNG TRIỂN VỌNG”
Chuyên nghành: Lâm Học
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
TIẾN SĨ. NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

HÀ NỘI, 2014


i

LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và khảo nghiệm một số dòng
bạch đàn lai mới có sinh trưởng triển vọng” được hoàn thành theo chương trình đào
tạo Thạc sỹ, khóa 2012 – 2014 của trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu trường Đại học Lâm
nghiệp; Khoa đào tạo sau đại học; các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp;


Viện nghiên cứu giống và công nghệ sinh học Lâm nghiệp; công ty TNHH Lâm
nghiệp Hòa Bình. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan
tâm giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Việt
Cường, người thầy đã hướng dẫn nhiệt tình, truyền đạt kinh nghiệm quý báu, những ý
tưởng trong nghiên cứu khoa học và giúp tác giả hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng và nỗ lực, nhưng kinh nghiệm nghiên cứu của bản
thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất
mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để cho luận
văn được hoàn chỉnh hơn.
Tác giả xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả tính toán là trung thực và được
trích dẫn rõ ràng.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Minh Ngọc


ii

MỤC LỤC
Lời cảm ơn....................................................................................................................... i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................ iv
Danh mục các bảng ........................................................................................................ v
Danh mục các hình ........................................................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................. 2
1.1. Vị trí bạch đàn trong sản xuất lâm nghiệp ........................................................... 2
1.2. Nghiên cứu chọn giống và lai giống bạch đàn ..................................................... 3

1.2.1 Trên thế giới .................................................................................................... 3
1.2.2 Ở Việt Nam ...................................................................................................... 7
1.3. Những nghiên cứu nhân giống bằng hom cho các loài cây thân gỗ .................. 12
1.3.1 Trên thế giới .................................................................................................. 12
1.3.2 Ở Việt Nam .................................................................................................... 20
CHƯƠNG II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 22
2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 22
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 22
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 22
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 22
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 23
2.3.1. Nghiên cứu các biện pháp tạo vật liệu giâm hom từ cây trội ...................... 23
2.3.2. Nghiên cứu nhân giống cho các dòng bạch đàn lai mới ............................. 23
2.3.3. Khảo nghiệm các dòng bạch đàn lai mới ở các lập địa khác nhau............. 23
2.4. Giới hạn nghiên cứu ........................................................................................... 23
2.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 23


iii
2.5.1. Phương pháp ngoại nghiệp. ......................................................................... 23
2.5.2. Phương pháp nội nghiệp. ............................................................................. 27
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 29
3.1. Nghiên cứu các biện pháp tạo vật liệu giâm hom từ cây trội ............................ 29
3.2. Nghiên cứu nhân giống cho các dòng bạch đàn lai mới .................................... 33
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp trồng và kiểm soát nước cho cây
đầu dòng đến chất lượng chồi................................................................................ 33
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật tỉa cành, tạo chồi tới số lượng chồi hữu
hiệu ......................................................................................................................... 37
3.2.3. Nghiên cứu khả năng nhân giống các dòng bạch đàn lai mới .................... 39
3.3. Khảo nghiệm các dòng bạch đàn lai mới ở các lập địa khác nhau .................... 41

3.3.1. Đánh giá sinh trưởng của các dòng bạch đàn lai ở Bắc Giang .................. 41
3.3.2. Đánh giá sinh trưởng của các dòng bạch đàn lai ở Cà Mau ...................... 43
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................. 47
A. Kết luận ................................................................................................................ 47
B. Khuyến nghị ......................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 49
Tài liệu tiếng Việt...................................................................................................... 49
Tài liệu tiếng Anh...................................................................................................... 51
PHỤ LỤC .........................................................................................................................


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UC

Eucalyptus Urophylla x Eucalyptus camaldulensis

UG

Eucalyptus Urophylla x Eucalyptus grandis

UE

Eucalyptus Urophylla x Eucalyptus exserta

UP

Eucalyptus Urophylla x Eucalyptus pellita


CT

Công thức

TB

Trung bình

ĐC

Đối chứng

V

Thể tích

D1.3

Đường kính thân cây ở độ cao 1,3m

Hvn

Chiều cao vút ngọn của cây

SL

Số lượng



v

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Tên bảng
3.1 Số lượng cây nhân giống thành công ở các biện pháp tạo vật liệu
hom
3.2 Ảnh hưởng của phương pháp trồng và kiểm soát nước tới số lượng
chồi/gốc và số lượng chồi hữu hiệu/gốc của các dòng bạch đàn lai
3.3 Ảnh hưởng của phương pháp tỉa cành, tạo chồi tới chất lượng chồi
trong thời gian 3 tháng

Trang
30

34

38

3.4 Khả năng nhân giống của các dòng bạch đàn lai mới

40

3.5 Sinh trưởng của các dòng bạch đàn lai ở Bắc Giang

42

3.6 Sinh trưởng của các dòng bạch đàn lai ở Cà Mau

44



vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT

Trang

3.1

Tạo chồi UC - CT1

32

3.2

Tạo chồi UG - CT1

32

3.3

UC - CT2

33

3.4


UG - CT2

33

3.5

UE - CT2

33

3.6

UC ở CT4

36

3.7

UC ở CT5

36

3.8

UC ở CT6

36

3.9


UE ở CT5

36

3.10

Áp dụng CT5 để bảo vệ cây đầu dòng vào mùa đông

37

3.11

CT6 - trồng cây vào bầu lớn

37

3.12

Tỉa cành theo CT7

39

3.13

Tỉa cành theo CT8

39

3.14


Các dòng bạch đàn lai mới đạt tỷ lệ ra rễ tương đối cao

40

3.15

UC100 tuổi 1 ở Bắc Giang

47

3.16

UC100 tuổi 1 ở Cà Mau

47

3.17

UG112 tuổi 2 ở Bắc Giang

47

3.18

UG112 tuổi 2 ở Cà Mau

47



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo chiến lược phát triển lâm nghiệp Quốc gia 2006-2020 được phê
duyệt ngày 1 tháng 7 năm 2008 (số 78/QĐ-BNN), cho thấy trong nghiên cứu lâm
nghiệp đã đạt được thành tựu trong một số lĩnh vực như chọn tạo giống, nhân
giống... Kết quả nghiên cứu đã được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất.
Nhiều giống quốc gia, giống tiến bộ kỹ thuật đối với bạch đàn, keo, phi lao… có
năng suất cao và khả năng chống chịu đã được công nhận giống. Trong quá trình
chọn tạo và nhân giống các giống bạch đàn lai mới, các đơn vị nghiên cứu giống
cây rừng chủ lực như Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam và Viện nghiên cứu
cây nguyên liệu giấy Phù Ninh đã nghiên cứu và công nhận được vài chục giống
quốc gia, giống tiến bộ kỹ thuật như UP35, UP54, UE24, UE27, PN2, PN14,
PN3D... [6].
Tuy nhiên, số lượng giống bạch đàn đang được sử dụng để trồng rừng sản
xuất hiện nay còn rất hạn chế, chủ yếu là các giống PN2, PN14, U6,... ngoài ra
cũng chỉ có thêm một vài giống của Trung Quốc như Cự Vĩ, Vĩ Hệ trồng ở
Quảng Ninh, Lạng Sơn. Hạn chế này chủ yếu nằm ở khâu nhân giống vì các
dòng bạch đàn lai khó nhân giống vô tính, và chi phí cho nhân giống vô tính
cũng tương đối cao so với các giống đang sử dụng phổ biến. Như vậy tìm ra
được biện pháp nhân giống hiệu quả cho các dòng bạch đàn lai là vô cùng cần
thiết, đặc biệt trong bối cảnh các giống sử dụng phổ biến hiện nay đang có dấu
hiệu bị thoái hóa.
Chính vì vậy, đề tài “Nhân giống và khảo nghiệm một số dòng bạch đàn
lai mới có sinh trưởng triển vọng” được đề xuất thực hiện với mục đích nghiên
cứu về khả năng nhân giống và khảo nghiệm các dòng bạch đàn lai mới nhằm
tìm ra biện pháp nhân giống phù hợp cho một số dòng bạch đàn lai có triển vọng.
Đề tài này là một phần trong đề tài cấp bộ “Nghiên cứu lai giống một số
loài bạch đàn, keo, tràm và thông” giai đoạn 3 (2011 – 2015) do TS. Nguyễn
Việt Cường làm chủ nhiệm đề tài.



2

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí bạch đàn trong sản xuất lâm nghiệp
Bạch đàn (Eucalyptus) là một chi thuộc họ Sim (Myrtaceae) gồm 664 loài,
có phân bố ở Australia, Indonesia, Philippine và Papua New Guinea (Wilcox,
1997) [51]. Các loài cây của chi này có khả năng thích nghi với các lập địa khác
nhau và đang được sử dụng để gây trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Hàng trăm loài bạch đàn đã được khảo nghiệm ở nhiều nước, song chỉ có ít loài
và xuất xứ được chọn để trồng rừng trên diện rộng (Davidson, 1998) [39].
Các loài bạch đàn được trồng chủ yếu ở nước ta đều là những loài mọc
nhanh, làm nguyên liệu giấy, gỗ xây dựng và gỗ củi khá thích hợp. Song bạch
đàn cũng thường bị “buộc tội” là tiêu thụ nhiều nước, khả năng giữ nước kém,
làm xấu đất và làm những cây trồng khác ở dưới tán sinh trưởng kém. Thực tế
thì nhiều nghiên cứu đã cho thấy so với các loài cây khác, bạch đàn là cây sử
dụng nước rất có hiệu quả để sản xuất ra một đơn vị khối lượng gỗ. Theo tài liệu
Davidson 1985, chúng sử dụng nước có hiệu quả gấp 4 lần rừng thông, 2-3 lần
so với nhiều loài cây lá rộng khác. Cây tiêu thụ nhiều nước chính là để sản sinh
ra một khối lượng gỗ nhiều hơn. Đối với việc tiêu thụ chất dinh dưỡng cũng vậy.
Tất cả các cây mọc nhanh đều tiêu thụ nhiều nước và nhiều chất dinh dưỡng (dẫn
từ Nguyễn Quang Hà và Trần Xuân Thiệp, 1990) [8]. Tuy vậy, khi trồng trên đất
có độ dốc lớn thì cây bạch đàn sinh trưởng kém mà khả năng giữ nước cũng bị
hạn chế, còn trồng trên đất bằng và ít dốc sẽ có hiệu quả cao (Lê Đình Khả,
1999) [19].
Vì vậy, việc trồng bạch đàn hay không, trồng như thế nào, trồng loài nào
và xuất xứ gì, và trồng ở đâu đều phải xuất phát từ các điều kiện kinh tế xã hội
và điều kiện lập địa cụ thể. Thực tế cho thấy việc chọn loài, xuất xứ, chọn lập địa



3
và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đều có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất rừng
(FAO, 1979) [42]. Mặt khác, muốn trồng bạch đàn có hiệu quả cao phải tiến
hành công tác chọn giống và lai giống để có giống năng suất cao, phù hợp với
từng điều kiện lập địa ở từng vùng sinh thái.
Bạch đàn là cây có nhiều ưu điểm, có khả năng thích nghi với nhiều điều
kiện khí hậu, đất đai, lại cho năng suất tương đối cao (10-20m3/ha/năm) so với
rừng nhiệt đới tự nhiên (2-3m3/ha/năm) và rừng trồng bồ đề (10-15m3/ha/năm)
(Thái Văn Trừng, 1980) [29]. Nên hầu hết diện tích trồng rừng theo chương trình
PAM và trồng rừng của hộ dân là bạch đàn. Khả năng thích ứng lớn của chúng
được thể hiện khi trồng ở các lập địa mới khác với nơi nguyên sản. Ví dụ bạch
đàn E.globulus có phân bố tự nhiên từ vĩ độ 38,50 đến 43,50 Nam và độ cao dưới
1.000m so với mực nước biển, song đã trồng thành công ở Êtiôpia với vĩ độ 120
Bắc trên độ cao 2.000m (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1993) [27].
Một đặc điểm đáng chú ý của bạch đàn là sinh trưởng nhanh, luân kỳ khai
thác ngắn (7-10 năm, ít khi tới 15-20 năm), có khả năng tồn tại và sinh trưởng tốt
trên nhiều dạng lập địa, nhất là các dạng lập địa nghèo dinh dưỡng, nên nhanh
chóng tạo nguồn nguyên liệu giấy, gỗ nhỏ và gỗ củi, mau đem lại lợi ích cho
người sản xuất. Năng suất rừng bạch đàn ở các vùng nhiệt đới từ 10-20
m3/ha/năm, có nơi đạt tới 30-40 m3/ha/năm, ở Brazil và Congo nhờ trồng bạch
đàn thâm canh với giống được cải thiện đã tạo ra năng suất 40 - 80m3/ha/năm
trên diện tích thí nghiệm (Lê Đình Khả, 1993) [14]. Vì thế, bạch đàn đã được
nhiều nước quan tâm gây trồng.
1.2. Nghiên cứu chọn giống và lai giống bạch đàn
1.2.1 Trên thế giới
Cho đến nay lai giống cho bạch đàn nói riêng và cây rừng nói chung tạo ra
ưu thế lai về năng suất, chất lượng cũng như hình dáng thân đẹp vẫn là hướng đi



4
được nhiều nước quan tâm nghiên cứu nhằm cung cấp gỗ nguyên liệu cho công
nghiệp, gỗ xây dựng, gỗ trụ mỏ và các nhu cầu khác.
Ở Zambia năm 1960 đã phát hiện giống lai tự nhiên giữa E. tereticornis x
E. grandis và E. grandis x E. tereticornis, những giống lai này đều tỏ ra rất có
triển vọng, sức sinh trưởng tốt hơn bố hoặc mẹ và hình dáng đẹp hơn E. grandis,
chịu được khô hạn hơn E. grandis nhưng lại kém E. tereticornis, tính chất gỗ
cũng trung gian giữa bố và mẹ (Shelbourne và Danks, 1963. FAO, 1979) [42],
[46].
Ở Congo trong thập niên 1960 đã phát hiện được 3 giống bạch đàn lai tự
nhiên là E. torelliana x E. Citriodora, E. tereticornis x E.grandis, E.alba x giống
lai chưa xác định (undetermined hybrid). Những giống lai này đều có sinh
trưởng nhanh và thích nghi tốt hơn loài bố mẹ. Giống lai nhân tạo giữa 12ABL x
E. saligna đạt năng suất 35m3/ha/năm ở tuổi 6, trong khi đó cũng ở tuổi này
12ABL chỉ đạt 12m3 và E. saligna là 6 m3 (Chaperon. 1978) (dẫn từ FAO,1979)
[42].
Các nghiên cứu về lai giống cho thấy ưu thế lai cũng chịu ảnh hưởng của
tế bào chất, điều kiện hoàn cảnh và thay đổi theo các giai đoạn phát triển cá thể
(Lobasev. 1970, dẫn từ Lê Đình Khả. 1999). Nghiên cứu của Glori (1993) về lai
giống thuận nghịch giữa các loài bạch đàn đã thấy thể tích viên trụ ở cây 4 năm
tuổi của tổ hợp lai thuận E. pellita x E. urophylla là 180,9 dm3/cây thì tổ hợp lai
nghịch E. urophylla x E. pellita là 145,7 dm3/cây, trong lúc E. pellita là 35
dm3/cây và E. urophylla là 25,8 dm3/cây. Như vậy, chuyển đổi vị trí của cây bố
mẹ trong phép lai thuận nghịch đã làm thay đổi sinh trưởng của cây lai, nói cách
khác là ưu thế lai chịu ảnh hưởng của tế bào chất.
Ở Lôi Châu Trung Quốc từ những năm 1970 đã nghiên cứu lai giống cho
bạch đàn, từ các nghiên cứu cơ bản như thu phấn hoa, các nghiên cứu về phấn



5
hoa, kỹ thuật thụ phấn nhân tạo cho các loài bạch đàn (Jian Ming He, Shiguang
Chen Wenping, 2007) [53]. Tiếp theo các nghiên cứu về lai giống và giống lai có
rất nhiều công trình, các loài tham gia lai giống được đánh giá có hiệu quả ở
Trung Quốc là các tổ hợp lai Bạch đàn uro x bạch đàn grandis; Bạch đàn liễu x
Bạch đàn saligna, Bạch đàn uro x Bạch đàn caman.... Một nghiên cứu thử
nghiệm giống lai giữa Bạch đàn uro x Bạch đàn caman ở Phúc Kiến Trung Quốc
cho thấy giống lai ký hiệu DH201-2 đạt đường kính 15,2cm và chiều cao đạt
14,2m, trữ lượng đạt 181,5m3/ha ở tuổi 4 (LIN Yi-xi, 2009) [52].
Venkatesh và Sharma (1976 - 1977) [48] đã nghiên cứu ưu thế lai về sinh
trưởng và tính nở hoa sớm. Ưu thế lai thể hiện sức đề kháng nấm, chống chịu rét
và sương muối hơn loài thuần. Ưu thế lai về sinh trưởng và tính chịu lạnh thể
hiện ở tổ hợp lai E. grandis x E. nitens, còn ưu thế lai về sinh trưởng và chống
chịu bệnh loét thân (stem canker) thể hiện ở tổ hợp lai E. grandis x E. urophylla
(Verryn. 2000) [50].
Viện nghiên cứu lâm nghiệp Dehra Dun ở Ấn độ đã tạo được 2 giống bạch
đàn lai ký hiệu là F.R.I-4 và F.R.I-5, có sức sinh trưởng nhanh và có tính thích
nghi rộng hơn loài thuần, tại tuổi 4 cây lai có khối lượng thể tích gấp 3 lần
E.tereticornis cùng tuổi. Tổ hợp lai E. tereticornis x E.grandis có khả năng sinh
trưởng tốt trên đất khô và nghèo dinh dưỡng mà chính ở đó E. grandis lại sinh
trưởng rất kém. Chứng tỏ ưu thế lai thể hiện mạnh nhất ở nơi trồng không thuận
lợi cho loài thuần (Jacobs. 1981; Eldridge và cộng sự. 1993) [41], [43]. Tiếp theo
là một loạt tổ hợp lai giữa các loài E. alba, E. camaldulensis, E. microtheca, E.
terericornis, E. polycarpa và E. torelliana cũng được tạo ra trong các năm 1991
- 1999. Ở giai đoạn 6 tháng tuổi một số tổ hợp lai đã có ưu thế lai khá rõ so với
bố mẹ (Paramathma. Surendran. 2000) [45].


6
Chương trình cải thiện giống bạch đàn dựa trên phép lai đôi và lai ba cũng

được thực hiện tại Brazil. Sinh trưởng về thể tích ở tuổi 7 của những cá thể lai ba
[E. urophylla x (E. camaldulensis x E. Grandis)] là 0,331 m3/cây đã vượt các cây
lai tốt nhất của các tổ hợp lai đôi (E. grandis x E. Urophylla, E. grandis x E.
Camaldulensis, E. urophylla x E. camaldulensis) có các trị số tương ứng là
0,290m3/cây; 0,253 m3/cây; 0,234 m3/cây và loài thuần E. Urophylla, E. grandis
với các trị số tương ứng là 0,229 m3/cây và 0,247 m3/cây(Assis, 2000) [37].
Theo Martin (1989) [44] thì đến năm 1989 đã có hơn 20 tổ hợp lai khác
loài được tạo ra ở chi bạch đàn, trong đó chủ yếu là nhóm E. grandis và E.
urophylla được dùng làm cây mẹ. Đó là E.grandis lai với các loài E.robusta,
E.camaldulensis, E.tereticornis, E.saligna và E.pellita và E.urophylla lai với
E.grandis, E.pellita và E.resinifera.
Thông thường ưu thế lai thể hiện rõ hơn trong những điều kiện môi trường
sống bất lợi và chúng có phạm vi thích ứng rộng hơn mức bình thường. Nghiên
cứu của Verryn (2000) [50] cho thấy những tổ hợp lai có sức chống chịu với điều
kiện môi trường bất lợi là E. grandis x E. Camal, E. grandis x E. Tere, E.
grandis x E. urophylla.
Tính ưu trội chịu lực cũng như khả năng làm bột giấy của các tổ hợp lai E.
urophylla x E. grandis tốt hơn so với E. urophylla x E. pellita cũng đã được
Bouvet và cộng sự nghiên cứu vào năm 1997 [37]. Tổ hợp lai E. grandis x E.
urophylla có năng suất rừng trồng lên 45,5 m3/ha (2,5 tuổi) trong lúc xuất xứ
Wetar tốt nhất của bạch đàn urô chỉ đạt 29,31 m3/ha (Turvey.1995) [47].
Các nghiên cứu về lai khác loài giữa Bạch đàn pellita với các loài như
Bạch đàn uro, Bạch đàn caman, Bạch đàn brasiana cho thấy giống lai giữa các
loài này không những có ưu thế lai về sinh trưởng mà còn có cả ưu thế lai về
chất lượng (tính chất lượng gỗ tốt hơn bố mẹ) mà còn có khả năng chống chịu lại


7
sâu bệnh cũng như các điều kiện bất lợi của môi trường như hạn hán (Harwood,
1998). Kết quả nghiên cứu gần đây nhất của Mulawarman và cộng sự 2007 tại

Indonesia cho thấy giống lai giữa Bạch đàn uro và Bạch đàn grandis với Bạch
đàn pellita có sinh trưởng nhanh vượt 20-25% so với giống bố mẹ, các giống lai
này có thể tăng tỷ trọng gỗ vượt hơn so với rừng trồng Bạch đàn uro hay Bạch
đàn grandis từ 10-15% từ đó nâng cao hiệu suất bột giấy (Mulawarman và cộng
sự 2007).
1.2.2 Ở Việt Nam
Chọn giống bạch đàn có thể được bắt đầu từ những năm 1930 khi các nhà
lâm nghiệp người Pháp là những người đầu tiên đã xây dựng các khu khảo
nghiệm loài cho bạch đàn trắng (E. tereticornis), bạch đàn đỏ (E. robusta) v.
v....ở một số vùng sinh thái chính trong cả nước (Hoàng Chương, 1996; Lê Đình
Khả và Dương Mộng Hùng, 1998) [2], [22]. Trong những năm 1950 đã xây dựng
được các khu khảo nghiệm cho 18 loài bạch đàn ở vùng Đà Lạt như E. saligna,
E. microcorys, E. camaldulensis, E. robusta, E. citriodora, E.globulus, E.
botroides, E. maideni, E. resinifera v.v.. trong đó các loài E. microcorys, E.
saligna có thích ứng khá và sinh trưởng nhanh nhất ở vùng Đà Lạt, sau 40 năm
có chiều cao 35 - 40m với đường kính ngang ngực 50 - 60cm (Lê Đình Khả và
các cộng tác viên, 1995) [15].
Năm 1959 bạch đàn đã trở thành cây chủ lực trong phong trào trồng cây
nhân dân và phủ xanh đồi trọc. Theo thống kê của Tổng cục lâm nghiệp, đến
năm 1971 riêng khu vực quốc doanh đã trồng được 40.000 ha rừng bạch đàn.
Trong số đó bạch đàn liễu (E. exserta) chiếm tuyệt đại bộ phận. Ngoài ra còn có
bạch đàn trắng (E. camaldulensis), bạch đàn đỏ (E. rubosta) và bạch đàn chanh
(E. citriodora) (Lê Đình Khả, 1970) [13].


8
Từ những năm 1970, đã có các khảo nghiệm loài và xuất xứ ở một số lập
địa chính trong cả nước. Các loài được khảo nghiệm là E. camaldulensis, E.
tereticornis, E. urophylla, E.grandis, E. pellita, E. cloeziana v.v.. đã xác định
được một số loài có triển vọng là E. camaldulensis, E. tereticornis, E. urophylla

(Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn, Đoàn Thị Bích, 1996; Huỳnh Đức Nhân, 1996)
[24], [7]. Đây cũng chính là cơ sở ban đầu cho việc xây dựng các chương trình
trồng rừng bạch đàn ở Việt Nam.
Năm 1970 có nghiên cứu về giống lai tự nhiên giữa bạch đàn trắng (E.
camaldulensis) với bạch đàn đỏ (E. robusta) đã cho thấy bạch đàn lai có sinh
trưởng về đường kính gấp 2,3 lần bạch đàn trắng (ở Mạo Khê và Yên Lập thuộc
Quảng Ninh) đến gấp 5,39 lần (ở Ba Hàng và Lưu Xá thuộc Bắc Thái), về chiều
cao gấp 1,63 lần (ở Ba Hàng) đến 2,05 lần (ở Đền Hùng -Vĩnh Phú). Còn so với
bạch đàn đỏ, nơi có trồng xen với bạch đàn lai và bạch đàn trắng như ở Kim Sen
(Mạo Khê) thì về đường kính có thể nhanh gấp 1,5 lần và chiều cao có thể nhanh
gấp 2 lần. Nghiên cứu các đặc trưng về hình thái và giải phẫu lá cũng cho thấy
bạch đàn lai thể hiện tính trung gian giữa bạch đàn đỏ (E. robusta) với bạch đàn
trắng (E.camaldulensis). Mặc khác khi dùng hạt để nhân giống thì đời thứ 2 đã
có hiện tượng phân ly rất rõ (Lê Đình Khả, 1970) [13].
Trong các năm 1975 - 1995, đã có hàng trăm xuất xứ của 16 loài bạch đàn,
trong đó E. camaldulensis có 64 xuất xứ, E. tereticornis có 18 xuất xứ và E.
brassiana có 8 xuất xứ đã được đưa vào khảo nghiệm ở nhiều nơi trong nước
(Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1995) [28]. Kết quả cho thấy chỉ có một số ít xuất xứ là
có triển vọng và được đưa trồng trên diện rộng, chẳng hạn với E. camaldulensis,
có thể chọn các xuất xứ Kennedy River, Morehead River, cho nhiều vùng trên cả
nước (Hoàng Chương, 1994; Phạm Văn Tuấn, 1997) [3], [33] và Gibb River
(cho các tỉnh Miền Nam), Burdedin (cho các tỉnh Bắc Trung Bộ và Nam Bộ).


9
Trong 3 xuất xứ của E. urophylla thì xuất xứ Lembata phù hợp với Bắc Trung
Bộ, còn Lewotobi và Egon Flores cho các tỉnh miền Bắc (Lê Đình Khả và cộng
tác viên 1995, 2001; Nguyễn Dương Tài, 1993; Phạm Văn Tuấn, 1997) [15],
[20], [30], [33]. Các loài có triển vọng cho vùng cao ở Đà lạt là E.microcorys
(xuất xứ Đà Lạt), E.grandis (Lê Đình Khả và các cộng tác viên, 1996) [24]. Năm

1980 - 1984 một khảo nghiệm loài và xuất xứ bạch đàn đã được xây dựng trên
đất phèn Tân Tạo huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh. Có 20 xuất xứ của
6 loài bạch đàn là E. alba, E. brassiana, E. camaldulesis, E.citriodora,
E.grandis, E.tereticornis đã tham gia khảo nghiệm. Kết quả cho thấy 3 loài có
khả năng thích ứng được ở lập địa này thứ tự là E. tereticornis với các xuất xứ
Oro Bay(PNG) và xuất xứ Sirinumu (PNG), sau đến E.brassiana và cuối cùng là
E. camaldulensis (Hoàng Chương, 1994) [2]. Tiếp đến, năm 1992 đã có 8 xuất
xứ của E. pellita tham gia khảo nghiệm tại vùng trung tâm nguyên liêu giấy Vĩnh
Phú. Kết quả khảo nghiệm sau 2 năm cho thấy sinh trưởng của các xuất xứ
không có sự khác biệt rõ rệt, trong 8 xuất xứ của E. pellita thì có 2 xuất xứ có
sinh trưởng tương đương với E. urophylla (Cấn Văn Thơ, 1996) [31].
Giai đoạn 1994-2000, những nghiên cứu về lai nhân tạo cho một số loài
bạch đàn đã được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (nay là
Viện nghiên cứu giống và công nghệ sinh học Lâm nghiệp) và đã tạo được hàng
chục tổ hợp lai thuận nghịch trong loài và khác loài ở 3 loài bạch đàn chính của
nước ta là bạch đàn urô (E. urophylla), bạch đàn caman (E. camaldulensis), bạch
đàn Liễu (E. exserta). Kết thúc giai đoạn này đã được công nhận 31 dòng bạch
đàn là giống tiến bộ kỹ thuật. Nghiên cứu lai giống bạch đàn cũng cho thấy một
số tổ hợp lai có hiệu suất bột giấy cao hơn, trong lúc độ bền của giấy tương đương
các loài bố mẹ. (Lê Đình Khả, Nguyễn Việt Cường, 2001) [21].


10
Giai đoạn 2001-2010 nghiên cứu lai giống cho các loài bạch đàn đã tạo
được trên 100 tổ hợp lai đôi, ba cho các loài cho 7 loài bạch đàn là Bạch đàn uro,
Bạch đàn tere, Bạch đàn caman, Bạch đàn grandis, Bạch đàn saligna, Bạch đàn
microcorys, Bạch đàn pellita. Sau 2 năm tại đất đồi trọc nghèo dinh dưỡng ở Cẩm
Quỳ-Hà Tây, năng suất của các tổ hợp lai P18U29 đạt 17,3dm3/cây vượt mẹ (P18)
là 316%, vượt bố của chúng (U29) là 363% về thể tích, còn vượt giống lai đối
chứng nhập từ Braxin GU8 là 160%. Tổ hợp lai U29S6 có thể tích thân cây đạt

16,62dm3/cây vượt thể tích của mẹ (U29) là 349% và vượt giống lai đối chứng
GU8 là 153%. Tại hiện trường Minh Đức-Bình Phước sau 2 năm tổ hợp lai
T1P17, C18P17, P18U29C3, P18U29 và C9G15 đạt thể tích thân cây tương ứng
là 26,1; 26,1; 22,8; 21,8 và 21 dm3/cây vượt giống đối chứng PN14 tương ứng là
383%, 384%, 335%, 321% và 309% về thể tích (Nguyễn Việt Cường, 2006) [4].
Qua khảo nghiệm cũng đã chọn được 30 dòng bạch đàn lai có sinh trưởng nhanh
hơn các giống đối chứng PN2, PN14, U6 và GU8 ở hầu hết các điểm khảo nghiệm
và có thể tích thân cây vượt hơn giống đối chứng từ 110% đến 300% ở năm thứ 3.
Sau khi đã xác định được loài và xuất xứ tốt, đáp ứng mục tiêu kinh tế và
phù hợp với mỗi vùng thì chọn lọc cây trội là bước đi quan trọng nhất của bất kỳ
một chương trình nào về cải thiện giống cây rừng. Theo Eldridge (1976) [40],
cây trội là nền tảng của một chương trình chọn giống. Các cây trội đã được chọn
về thực chất mới chỉ là kiểu hình, chưa hẳn đã phản ánh đúng bản chất di truyền
của cây đó. Vì thế, không phải cây trội nào cũng cho cây đời sau có kiểu hình tốt
như các cây bố mẹ. Để có thể đánh giá kiểu gen và khả năng di truyền của chúng
về các tính trạng cần được cải thiện, phải tiến hành xây dựng các khảo nghiệm
hậu thế và khảo nghiệm dòng vô tính.
Tại Trảng Bom sau khi chọn lọc cây trội đã nhân giống bằng hom và tạo
được 19 dòng vô tính sau 6 tháng khảo nghiệm chỉ 3 dòng vượt cây hạt đối


11
chứng, 10 dòng vượt cây hom đối chứng (Lê Đình Khả và cộng sự, 1996) [24].
Kết quả khảo nghiệm 43 dòng vô tính E. camaldulensis tại Ba Vì cho thấy cấp
sinh trưởng của một số dòng vô tính đã thay đổi khá rõ rệt sau 2 năm và 5 năm
khảo nghiệm. Ví dụ dòng số 35 sau 2 năm (1995) được xếp hạng đầu (trong 10
dòng tốt nhất) thì 5 năm (1998) sau tụt xuống vị trị thứ 8 (thực tế là thứ 28 trong
43 dòng) với thể tích thân cây chỉ bằng khoảng 1/3 của dòng số 22 là dòng đứng
đầu (mà 2 năm trước chỉ đứng ở vị trí thứ 5 trong 10 dòng này) (Lê đình Khả,
1999a) [19]. Từ đó cho thấy để bảo đảm độ tin cậy trong khảo nghiệm giống thì

cần có thời gian đủ lớn (với loài cây sinh trưởng nhanh như bạch đàn thì cần sau
3 năm).
Kết quả khảo nghiệm dòng vô tính của E. camaldulesis xuất xứ Petford
tại Trung tâm Phù Ninh sau 4 năm cho thấy, từ 69 dòng được khảo nghiệm đã có
10 dòng có sinh trưởng vượt đối chứng. Dòng tốt nhất có thể tích viên trụ vượt
đối chứng là 54% (Nguyễn Sỹ Huống, 1996) [11].
Vào thập niên 1990 một số giống bạch đàn đã được nhân giống bằng nuôi
cấy mô như bạch đàn U6 (E. urophylla) nhập từ Trung Quốc (xí nghiệp giống
thành Phố Hồ Chí Minh), GU, PN2, PN14 (Trung tâm nghiên cứu cây nguyên
liệu giấy Phù Ninh). Trung tâm nghiên cứu nguyên liệu giấy Phù Ninh đã trồng
được 30 ha rừng bạch đàn urô bằng cây mô từ những dòng nhập của Trung Quốc
và một số dòng được tuyển chọn như PN2, PN14... rừng trồng sau 2 năm có độ
đồng đều khá cao, hệ số biến động bình quân về đường kính và chiều cao < 10%,
trong lúc rừng trồng từ hạt thường >20%. Sinh trưởng của cây mô nhanh hơn
hẳn cây từ hạt, trữ lượng bình quân sau 30 tháng tuổi của mô hình thâm canh là
42,5m3/ha, trong lúc cây từ hạt đã được tuyển chọn làm đối chứng là 28,5 m3/ha
và rừng sản suất là 7,6 m3/ha (Mai Đình Hồng, 1998) [12]. Một giống bạch đàn
lai tự nhiên giữa E. exserta với E. camaldulensis cũng đã được Trung tâm giống


12
nghiên cứu giống cây rừng nhân giống bằng nuôi cấy mô (Nguyễn Ngọc Tân,
Trần Hồ Quang, 1997) [32]. Kết quả khảo nghiệm hơn các giống bạch đàn bằng
cây mô từ 2 dòng PN2, PN14 đã có năng suất vượt các giống GU, U16 của
Trung Quốc 53,8 - 60% về thể tích (Lê Đình Khả, 1999a) [19] và đã được Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận giống để trồng trên diện rộng ở
vùng Trung tâm.
Đến năm 2000 Viện khoa học lâm nghiệp đã đề nghị Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn công nhận giống tiến bộ kỹ thuật cho một số loài và xuất xứ
bạch đàn thuộc các loài E. camaldulensis, E. tereticornis, E. urophylla, E.

exserta, E. cloeziana, E. brassiana, E. microcorys và E. grandis (Phạm Văn
Tuấn và công sự, 2000) [35].
Tóm lại, nhiều công trình nghiên cứu đã đi sâu vào giải quyết nhiều nội
dung cơ bản về các đặc trưng chủ yếu của cây lai và ý nghĩa của nó trong sản
xuất. Đồng thời qua một số nghiên cứu thực nghiệm các tác giả cũng đã chỉ ra
một số tổ hợp lai có ưu thế lai về sinh trưởng, tính chống chịu với sâu bệnh và
điều kiện môi trường bất lợi. Những kết quả nghiên cứu này làm cơ sở cho
những nghiên cứu tiếp theo và được ứng dụng ở từng nơi. Đó cũng là những dẫn
liệu và định hướng quan trọng cho đề tài này.
1.3. Những nghiên cứu nhân giống bằng hom cho các loài cây thân gỗ
1.3.1 Trên thế giới
Nhân giống sinh dưỡng là sự nhân giống từ một bộ phận sinh dưỡng của
cây (củ, thân, cành, mô phân sinh...) hoặc sự tiếp hợp các bộ phận sinh dưỡng
(ghép) để tạo thành một cây mới. Là một trong những công cụ có hiệu quả nhất
cho chọn giống cây rừng (Tewari,1993) đã và đang được áp dụng phổ biến để
nhân giống các dòng vô tính có năng suất cao [23].
Cơ sở khoa học nhân giống bằng hom


13
Các loài cây không phải đều có khả năng phân sinh mạnh mẽ như nhau mà
cần phải căn cứ vào đặc tính sinh thái loài cây mà quyết định việc ươm cây bằng
hạt hay bằng hom. Vì vậy, việc tìm hiểu cơ sở khoa học là bài học đầu tiên trong
nghiên cứu nhân giống.
* Cơ sở tế bào hình thành rễ bất định
Rễ bất định là rễ sinh ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây ngoài hệ rễ của nó,
rễ bất định có thể sinh ra tự nhiên.(Ví dụ Đa, Si khi rễ sinh ra là mọc từ cành
đâm xuống đất còn cây Cau, Dừa thì lại mọc rễ giữa các đốt thân).
Có hai loại rễ bất định là: Rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh, rễ tiềm ẩn là rễ có
nguồn gốc tự nhiên trong thân, cành cây nhưng chỉ phát triển khi đoạn thân hoặc

cành đó tách rời khỏi cây, còn rễ mới sinh được hình thành khi cắt hom và là hậu
quả của phản ứng với vết cắt, khi hom bị cắt, các tế bào sống ở vết cắt bị tổn
thương và các tế bào dẫn truyền đã chết của mô gỗ được hở ra và gián đoạn, sau
đó quá trình xảy ra theo ba bước:
Các tế bào bị thương ở mặt ngoài chết, vết thương được bọc một lớp bần,
mạch gỗ được bọc lại bằng keo, lớp bảo vệ này giúp mặt cắt này khỏi bị thoát
nước.
Các tế bào sống ở ngay dưới lớp bảo vệ đó bắt đầu phân chia sau khi bị cắt
vài ngày và có thể hình thành một lớp mô mềm, các tế bào ở vùng lân cận của
tượng tầng mạch và li be bắt đầu hình thành rễ bất định.
Cây gỗ có một hoặc nhiều lớp mô gỗ thứ cấp và li be thì rễ bất định
thường phát sinh ở tế bào nhu mô còn sống của hom, bắt nguồn từ phần li be thứ
cấp còn non, tuy nhiên, đôi khi rễ bất định cũng phát sinh từ mạch rây, tượng
tầng, li be, bì khổng và tuỷ.
Nói chung các rễ bất định thường được hình thành bên cạnh và sát ngoài
lõi trung tâm của mô mạch và ăn sâu vào trong thân (cành) tới gần ống mạch sát
tượng tầng.
Như vậy: Việc giâm hom để hình thành bộ rễ mới là quan trọng nhất, sau
đó là số lượng rễ trên hom và chiều dài của rễ.
* Cơ sở sinh lý của sự hình thành rễ bất định


14
Có rất nhiều nhân tố tập hợp lại để tạo thành những cơ sở sinh lý của sự
hình thành rễ bất định. Về cơ bản có thể chia làm hai nhóm nhân tố chính: Nhóm
các nhân tố nội sinh và nhóm các nhân tố ngoại sinh [34].
+ Nhóm nhân tố nội sinh
- Đặc điểm di truyền của loài
Kết quả nghiên cứu của (D.A. Komixarop, 1964; B. Martin, 1974; ...) đều
đi đến một kết luận chung nhất là: Các loài cây khác nhau thì có đặc điểm ra rễ

khác nhau. Các tác giả này đã dựa vào khả năng ra rễ để chia các loài cây gỗ
thành 3 nhóm (Theo Qujada, 1985 và Nanda, 1970).
Nhóm dễ ra rễ gồm: Bao gồm các loài cây không cần xử lý chất kích thích
ra rễ vẫn có tỷ lệ ra rễ cao, nhóm này gồm 29 loài như: Đa, Sung, Tre, Nứa,
Dương liễu ...
Nhóm ra rễ trung bình: Bao gồm các loài chỉ cần xử lý các chất kích thích
ra rễ với nồng độ thấp cũng có thể ra rễ với tỷ lệ cao, nhóm này gồm 65 loài,
trong đó có các chi: Eucaluptus sp, Taus sp, Quercus sp,...
Nhóm khó ra rễ: Bao gồm các loài hầu như không ra rễ hoặc phải dùng tới
các chất kích thích ra rễ mà vẫn cho tỷ lệ ra rễ thấp, Nhóm này gồm 26 loài gồm
các chi: Malus sp; Prunus sp. Ở nước ta, Bách tán cũng thuộc loài khó ra rễ...
Tuy vậy, sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối, vì thế theo khả năng giâm
hom có thể chia thực vật thành hai nhóm chính là:
+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hom cành: Gồm nhiều loài cây thuộc họ
Dâu tằm, một số loài thuộc họ Liễu, với những loài cây này, khi giâm hom
không cần xử lý thuốc, hom vẫn ra rễ bình thường.
+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt: Khả năng ra rễ của hom giâm bị hạn
chế ở các mức độ khác nhau. Những loài cây khó ra rễ như cây Mỡ 5 tuổi, chỉ ra
rễ 14%. Đối với nhóm này, muốn có tỷ lệ hom ra rễ cao thì phải dùng các loài
cây non và xử lý các chất kích thích ra rễ thích hợp.

- Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ, từng cá thể:


15
Trong một chi, các loài khác nhau cũng có đặc điểm ra rễ khác nhau (Ví
dụ: Bạch đàn trắng có tỷ lệ ra rễ 50 - 90%, nhưng với E. urophylla chỉ ra rễ 15 –
35,5%.
Trong một loài, các xuất xứ khác nhau có tỷ lệ ra rễ khác nhau. E.
Camaldulensis xuất xứ Victroria River là 60%, còn E. Camaldulensis xuất xứ

Gibb River là 85%, E. Camaldulensis xuất xứ Nghĩa Bình: 35% (Lê Đình Khả,
Phạm Văn Tuấn, Đoàn Thị Bích, 1977).
Từ các số liệu trên cho thấy: Không chỉ những loài cây khác nhau mà
trong cùng một loài có các xuất xứ, dòng và từng các cá thể khác nhau cũng có
tỷ lệ ra rễ khác nhau.
- Tuổi cây mẹ và tuổi cành lấy hom:
Khả năng ra rễ không những do tính di truyền quyết định mà còn phụ
thuộc rất lớn vào tuổi cây mẹ và tuổi cành lấy hom. Nhìn chung cây mẹ càng già
thì tỷ lệ ra rễ của hom càng giảm.
Tuổi cành cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Hom ở giai đoạn
nửa hoá gỗ thích hợp cho hom ra rễ. Hom quá non khi đặt vào môi trường giâm
hom sẽ bị thối rữa, ngược lại, hom quá già (hom hoá gỗ) khó ra rễ.
- Vị trí lấy hom trên cây và trên cành
Hom lấy từ cành ở các vị trí khác nhau trên tán cũng có tỷ lệ ra rễ khác
nhau. Trên một cành, hom ở các vị trí khác nhau cũng có tỷ lệ ra rễ khác nhau.
Như vậy, với mỗi loài cây và vị trí lấy hom khác nhau thì có tỷ lệ ra rễ khác
nhau. Vấn đề là cần xác định vị trí lấy hom tốt nhất cho mỗi loài (Ví dụ: Với
Keo lá tràm và Keo tai tượng thì hom ngọn và hom sát ngọn có tỷ lệ ra rễ cao
(93,3% – 100%) so với hom giữa và hom sát gốc (66,7 – 97,6%) [22].
- Sự tồn tại của lá trên hom.
Ánh sáng là nhân tố không thể thiếu trong quá trình ra rễ của hom, lá là cơ
quan hấp thụ ánh sáng trong quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ cần thiết cho
cây, đồng thời lá giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng các mô phân sinh
của rễ ở các hom cành chưa hoá gỗ, lá là cơ quan thoát hơi nước để khuyếch tán
tác dụng của các chất kích thích ra rễ đến các bộ phận của hom, là cơ quan điều


16
tiết các chất điều hoà sinh trưởng ở hom giâm. Vấn đề đặt ra là: Nếu diện tích lá
quá lớn thì sẽ hạn chế số lượng hom trên một đơn vị diện tích, song không có lá

hoặc diện tích lá lại quá nhỏ thì hom sẽ không ra rễ. Thí nghiệm với các loài
Bạch đàn và Keo ở Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng, đi đến kết luận: Nên
để lại 1/2 – 1/3 diện tích phiến lá thì cho tỷ lệ ra rễ tốt nhất [36].
- Ảnh hưởng của kích thước hom:
Đường kính và chiều dài của hom cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom
giâm. Từ kết quả nghiên cứu, D.A Komixarop (1964) với nhiều loài cây thấy
rằng hom có kích thước lớn tốt hơn hom có kích thước nhỏ. Các thí nghiệm tại
Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng cho thấy: Chiều dài hom Bạch đàn, Keo 7
- 10cm; Phi lao 10 - 12cm là thích hợp[36].
- Ảnh hưởng của tuổi chồi gốc và tuổi gốc
Tuổi chồi gốc và tuổi gốc lấy chồi cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom
giâm. Các thực nghiệm với hom Bạch đàn và các loài Keo tai tượng và Keo lá
tràm ở Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng cũng cho thấy: sau khi chặt gốc 2
tháng lấy hom thì hom có tỷ lệ ra rễ cao. Với loài Keo lai, ở một số nước Đông
Nam Á thường chặt cây dưới 5 tuổi để thu chồi gốc lấy hom. Như vậy, tuổi gốc
cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom (Ví dụ: Cây Mỡ, hom chồi gốc ở các cây
17 – 23 tuổi cho tỷ lệ ra rễ 75% - 85%. Điều này cho phép sử dụng chồi ở các
cây trội để nhân giống phục vụ trồng rừng.
- Chất điều hoà sinh trưởng
Trong các chất điều hoà sinh trưởng thì auxin được coi là những chất quan
trọng nhất trong quá trình ra rễ của hom. Song nhiều chất khác tác động cùng
auxin và thay đổi hoạt tính của auxin cũng tồn tại một cách tự nhiên trong các
mô của hom giâm và tác động đến quá trình ra rễ của chúng nhưng quan trọng
nhất là Rhizocalin, đồng nhân tố ra rễ và các chất kích thích và kìm hãm ra rễ
(Tewari, 1993).
Rhizocalin: Được cho là cần thiết cho hình thành rễ của nhiều loài cây.
Builena, 1964 cho rằng: Rhizocalin là một phức chất gồm ba nhân tố: (1) nhân tố
đặc thù có khả năng chuyển dịch, có nhóm diphenol được sản sinh từ lá dưới ánh



17
sáng. (2) Nhân tố không đặc thù và linh hoạt (auxin) tồn tại ở các nồng độ theo
giới hạn sinh lý. (3) Các enzym đặc thù có thể ở dạng phenol – Oxydaza nằm ở
trụ bì, Phloem và tượng tầng. Phức hợp hai chất đầu cùng với chất thứ ba tạo
thành Rhizocalin phát động ra rễ ở hom giâm.
Đồng nhân tố ra rễ: Hess, 1961 cho rằng một số chất nội sinh điều phối
hoạt tính của IAA gây nên khởi động ra rễ và gọi là đồng nhân tố. Một số chất
loại này về sau đã được xác định là axit Chlozogenic, axit isochlozogenic và
những chất khác chưa rõ. Những nghiên cứu sau này của các tác giả khác cũng
ủng hộ quan điểm đồng nhân tố.
Các chất kích thích ra rễ và kìm hãm ra rễ: Nhiều nghiên cứu đã nêu lên sự
tồn tại của chất kích thích ra rễ trong các mô của các loài cây dễ ra rễ. Các chất
kích thích và kìm hãm ra rễ đều có thể tồn tại ở hầu hết thực vật, tiềm năng ra rễ
của hom giâm được xác định bằng nồng độ tương đối của những chất này, các
loài cây dễ ra rễ chứa nồng độ cao các chất kích thích ra rễ và ngược lại.
+ Nhóm nhân tố ngoại sinh.
- Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành
Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành có ảnh hưởng khá rõ rệt đến tỷ lệ
ra rễ của hom giâm, nhất là hom lấy từ những cây non (Ví dụ: Hom lấy từ cây 3
tuổi của loài Picea abies, Pinus resinota ... Có bón phân hữu cơ và phân khoáng
đã có tỷ lệ ra rễ cao hơn rõ rệt so với hom lấy từ cây không được bón phân).
Điều kiện chiếu sáng cho cây mẹ lấy cành cũng ảnh hưởng đến khả năng ra rễ
của hom giâm, (Ví dụ: Komisrov, 1964 đã có thí nghiệm tổng hợp về ảnh hưởng
của ánh sáng, độ ẩm không khí và độ ẩm đất đến tỷ lệ ra rễ của hom cây Sồi 1
tuổi và thấy rằng: Hom lấy từ cây có ánh sáng tán xạ yếu, độ ẩm không khí và độ
ẩm đất cao có tỷ lệ ra rễ 64% - 92%, trong lúc hom cắt từ cây trồng ở nơi có ánh
sáng mạnh, độ ẩm không khí và độ ẩm đất thấp chỉ có tỷ lệ ra rễ 44% - 68%, còn
đối với cây 18 tuổi, dù mọc ở điều kiện nào cũng không ra rễ. Từ đó tác giả nhận
định là các điều kiện gây trồng có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom lấy từ cây
non, song không có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom lấy từ cây lớn tuổi.

- Thời vụ giâm hom


18
Thời vụ giâm hom là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đến sự ra rễ của hom giâm. Tỷ lệ ra rễ của hom giâm phụ thuộc vào thời vụ lấy
cành và thời vụ giâm hom, một số loài cây có thể giâm hom quanh năm, song
nhiều loài cây thì có tính thời vụ rõ rệt. Mùa mưa là mùa giâm hom có tỷ lệ ra rễ
cao nhất của nhiều loài cây, trong lúc một số loài khác lại ra rễ cao nhất vào mùa
xuân. Hom lấy trong thời kỳ cây mẹ có hoạt động sinh trưởng mạnh thường có tỷ
lệ ra rễ cao hơn so với các thời kỳ khác. Thay đổi tỷ lệ ra rễ của hom giâm theo
thời vụ được cho là do tình trạng dinh dưỡng của hom hoặc do thay đổi trong
quan hệ của các nhân tố nội sinh kích thích và kìm hãm ra rễ [dẫn từ Tewari,
1993] gắn liền với sự thay đổi trạng thái, hình thái, sinh lý của cành làm ảnh
hưởng đến hoạt động của tượng tầng, nơi xuất phát của rễ bất định xuất hiện
trong quá trình giâm hom.
Thời vụ giâm hom đạt kết quả tốt hay xấu thường gắn liền với các yếu tố
cơ bản là diễn biến khí hậu, thời tiết trong năm, mùa sinh trưởng của cây và
trạng thái sinh lý của cành. Hầu hết các loài cây đều sinh trưởng mạnh trong mùa
xuân hè (mùa mưa) và sinh trưởng chậm vào thời kỳ cuối thu và mùa đông (mùa
khô). Vì thế, thời kỳ giâm hom tốt nhất cho nhiều loài cây là các tháng xuân – hè
và đầu thu. Đến nay nhiều tác giả cho rằng xác định lịch nhân giống bằng hom là
không nên, bởi vì bắt đầu thời kỳ sinh dưỡng, nhịp độ sinh trưởng và phát triển
chồi ở các loài rất khác nhau trong từng năm.
- Ánh sáng
Ánh sáng đóng vai trò sống còn trong quá trình ra rễ của hom giâm, không
có ánh sáng và không có lá thì hom không có hoạt động quang hợp, quá trình
trao đổi chất khó xảy ra, do đó không có hoạt động ra rễ, chỉ có một số loài cá
biệt như cây Nhài nhật có thể ra rễ cả khi bị che bóng 30 ngày, song hầu hết các
loài cây không thể ra rễ trong điều kiện che tối hoàn toàn bất kể là nhóm cây ưa

sáng hay chịu bóng. Tuy nhiên các loài cây khác nhau yêu cầu ánh sáng cũng
khác nhau: Cây ưa sáng yêu cầu ánh sáng cao hơn cây chịu bóng, yêu cầu ánh
sáng cũng phụ thuộc vào mức độ hoá gỗ và chất dự trữ trong hom. Hom hoá gỗ


×