Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Nghiên cứu sàng lọc và tìm kiếm một số loài thảo dược Việt Nam có hoạt tính kháng sinh nhằm chữa trị bệnh cho gia súc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 59 trang )

B¸o c¸o tèt nghiÖp
Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2010
Sinh viên
MỤC LỤC
i
B¸o c¸o tèt nghiÖp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Mô tả cây: 23
ii
B¸o c¸o tèt nghiÖp
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
MIC : Nồng độ ức chế tối thiểu
IC
50
: Nồng độ chất thử ức chế 50% sự phát triển của vi
sinh vật
MBC : Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu
LD
50
: Liều giết chết 50% của động vật thí nghiệm
L.fermentum : Lactobacillus fermentum
S. aureusa : Staphylococcus aureus
B. subtilis : Bacillus subtilis
S. enterica : Salmonella enterica
E. coli : Escherichia coli
P.aeruginoa : Pseudomonas aeruginosa
C.albicans : Candida albicans
iii
B¸o c¸o tèt nghiÖp
Phần I
MỞ ĐẦU


1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế giới thực vật xung quanh chúng ta vô cùng đa dạng và phong phú.
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, sự đa dạng của dược thảo đã lên đến
hơn 20.000 loài. Việt Nam cũng như một số nước Đông Nam Á khác có
truyền thống chữa bệnh theo lối y học cổ truyền từ lâu đời, vì vậy dược thảo
có một vị trí rất quan trọng. Nhiều hoạt chất quan trọng như quinin,
morphin… chưa thể đi bằng con đường tổng hợp mà phải chiết ra từ dược
thảo. Thành tựu nghiên cứu của các ngành sinh dược học, đông y học đã cho
ta biết tiềm năng kháng khuẩn của nhiều loại dược thảo, giúp chúng ta chủ
động sử dụng nguồn kháng sinh thực vật để chữa một số bệnh nhiễm khuẩn
một cách có hiệu quả. Trong bối cảnh dịch bệnh ở gia súc, gia cầm diễn biến
ngày càng phức tạp như hiện nay do nhiều loại vi khuẩn lớn và kháng nhiều
loại thuốc kháng sinh hoá dược, các bệnh virus đang có xu hướng gia tăng thì
việc khai thác tiềm năng chữa bệnh của dược thảo để dập tắt dịch bệnh, giảm
tổn thất kinh tế… ngày càng trở lên bức thiết.
Đối với chăn nuôi thú y, có thể nói lịch sử của quá trình sử dụng thuốc
thảo mộc trong thú y trước đây còn do kinh nghiệm mang tính truyền miệng
hoặc áp dụng tương tự như ở người (Lê Thị Ngọc Diệp, 1999). Ngoài ra, việc
dùng các loại thuốc kháng sinh tuy mang lại hiệu quả cao nhưng lại gây nhiều
tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, sức khỏe vật nuôi, gây ô
nhiễm môi trường v,v, Trong khi đó, nguồn thuốc thảo mộc lại rất phong
phú, dễ kiếm, dễ sử dụng; ít độc hoặc không độc, hiệu quả sử dụng cao, giá
thành rẻ và đặc biệt không gây tồn dư trong sản phẩm động vật, ít gây ảnh
hưởng hoặc không gây ảnh hưởng đến môi trường.
1
B¸o c¸o tèt nghiÖp
Trong vấn đề phòng trị bệnh do vi khuẩn ở vật nuôi, đã có một số
lượng khá nhiều các bài thuốc, chất thuốc dân gian dùng cho kết quả tốt mặc
dù không bào chế hoặc bào chế còn thô sơ. Trên thực tế hiện nay, chúng ta đã
có các nghiên cứu về tác dụng của các loại thảo dược dựa trên cơ sở thực tiễn

là kinh nghiệm của ông cha và cơ sở khoa học hiện đại. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu thuốc không đơn giản và nhanh chóng. Khó khăn này không chỉ
đối với nước ta do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế mà còn là tình hình
chung đối với nhiều nước có nền khoa học tiên tiến vì đối tượng nghiên cứu là
cây thuốc, động vật làm thuốc là những sinh vật còn chứa nhiều bí ẩn chưa
khám phá ra được (Đỗ Tất Lợi, 1999). Do đó, việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu
khai thác sử dụng thế mạnh của thảo dược là hướng đi hết sức đúng đắn, cần
thiết hiện nay và trong tương lai. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi
tiến hành:
"Nghiên cứu sàng lọc và tìm kiếm một số loài thảo dược Việt Nam có
hoạt tính kháng sinh nhằm chữa trị bệnh cho gia súc".
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Tìm kiếm các loại thảo dược Việt Nam có hoạt tính kháng sinh tốt có
khả năng sử dụng trong thực tế để chữa trị bệnh nhiễm khuẩn cho gia súc.
2
B¸o c¸o tèt nghiÖp
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CÁC CHỦNG VI SINH VẬT ĐƯỢC NGHIÊN CỨU TRONG ĐỂ TÀI
- Bacillus subtilis (ATCC 6633): Là trực khuẩn gram (+), sinh bào tử
và thường không gây bệnh.
- Staphylococus aureus (ATCC 13709): Cầu khuẩn gram (+)
Theo Nguyễn Như Thanh và cộng sự (2001): Thì ở người khoẻ mạnh
mang khoảng 30% Staphylococus aureu ở trên da và niêm mạc, khi có những
tổn thương ở da và niêm mạc hoặc những rối loạn về chức năng thì các nhiễm
trùng do Staphylococus aureus dễ dàng xuất hiện.
Staphylococus aureus gây mủ các vết thương, vết bỏng, gây viêm họng,
nhiễm trùng có mủ trên da và các cơ quan nội tạng. Staphylococus aureus còn
có khả năng hình thành độc tố ruột trong thực phẩm, do đó nó có thể hình
thành nên chứng nhiễm độc.

- Escherichia coli (ATCC 25922):
Trực khuẩn E.coli là một loại trực khuẩn đường ruột sống ở ruột già,
xuất hiện và sinh sống ở động vật chỉ sau khi sinh 2h và tồn tại đến khi cơ thể
động vật chết.
E.coli là một trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2 – 3 x 0,6 µm.
Phần lớn E.coli di động do có lông ở xung quanh thân, nhưng một số
không thấy di động.
Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô. Vi khuẩn bắt màu
Gram (-), có thể bắt màu đều hoặc sẫm ở hai đầu, khoảng giữa nhạt hơn.
Theo Nguyễn Như Thanh và cộng sự (1997): Bình thường E.coli cư trú
ở phần sau của ruột, ít khi có ở dạ dày hay phía trước của ruột non. Khi sức đề
kháng của con vật giảm, E.coli mới phát triển mạnh, tăng cường độc lực và
gây bệnh cho cơ thể. Các tác giả cũng cho biết cấu trúc kháng nguyên của
3
B¸o c¸o tèt nghiÖp
E.coli rất phức tạp, có đủ ba loại kháng nguyên O, H, K. Kháng nguyên K có
3 loại: L, A, B nên E.coli có nhiều typ huyết thanh khác nhau, có ít nhất 130
kháng nguyên O, 80 kháng nguyên K, 56 kháng nguyên H.
- Pseudomonas aeruginosa (ATCC 15442): Hay còn gọi là trực khuẩn
mủ xanh, bắt màu gram (-), gây nhiễm trùng huyết, các nhiễm trùng ở da và
niêm mạc, gây viêm đường tiết niệu, viêm màng não, màng trong tim, viêm
ruột.
- Canđia albicans (ATCC10231): Là nấm men, thường gây bệnh tưa
lưỡi ở trẻ em và các bệnh phụ khoa.
- Lactobacilus fermentum: Bắt màu gram (+), là loại vi khuẩn đường
ruột lên men có ích, thường có mặt trong hệ tiêu hoá của người và động vật.
- Salmonella enterica: Bắt màu gram (-), vi khuẩn gây bệnh thương
hàn, nhiễm trùng đường ruột ở người và động vật.
2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DÙNG THUỐC THẢO MỘC
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO GIA SÚC

Từ thủa sơ khai loài người đã biết tìm kiếm các loại cây cỏ trong thiên
nhiên dùng làm thức ăn và để chữa bệnh. Những hiểu biết về các loại cây cỏ
chỉ được truyền miệng, ghi chép đúc kết thành kinh nghiệm chứ chưa được
nghiên cứu tỷ mỉ, khoa học.
Ngày nay, nhiều loại cây thuốc đã được sử dụng, mang lại hiệu quả
kinh tế rõ rệt trong phòng trị bệnh cho người và gia súc. Có nhiều bài thuốc
gia truyền vẫn chưa được giải thích về cơ chế. Xu thế chung hiện nay là kết
hợp giữa Đông y và Tây y với phương châm áp dụng những kinh nghiệm của
ông, cha ta bằng thuốc Nam, vừa nghiên cứu khảo sát tính năng, tác dụng cây
thuốc bằng cơ sở khoa học hiện đại (Đỗ Tất Lợi, Ngô Xuân Thu, 1970).
Có thể nói lịch sử của quá trình sử dụng thuốc thảo mộc trong thú y
trước đây còn do kinh nghiệm mang tính truyền miệng hoặc áp dụng tương tự
như ở người (Lê Thị Ngọc Diệp, 1999).
4
B¸o c¸o tèt nghiÖp
Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thuốc
Đông dược để phòng bệnh cho vật nuôi. Thuốc có nguồn gốc thảo mộc có giá
thành rẻ, dễ kiếm, dễ sử dụng tránh được các quy trình bào chế phức tạp, ít
gây độc mà hiệu quả lại cao. Thêm nữa các loại thuốc này hoặc không có
hoặc tồn tại dư lượng rất nhỏ. Chính vì vậy thảo dược ngày càng trở nên quan
trọng trong phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm.
Trong đề tài này chúng tôi mong muốn nghiên cứu sàng lọc nhằm tìm kiếm
một số loại cây thảo dược có hoạt tính kháng sinh để chữa bệnh cho gia súc.
2.2.1.Cơ sở khoa học để nghiên cứu tác dụng của dược liệu
Khi xét tác dụng của một vị thuốc theo khoa học hiện đại chủ yếu căn
cứ vào thành phần hoá học của vị thuốc, nghĩa là tìm trong vị thuốc có những
hoạt chất gì, tác dụng của những hoạt chất ấy trên in vitro, in vivo và trên cơ
thể động vật cũng như trên người như thế nào?
Các chất chứa trong vị thuốc, hay thành phần hoá học của cây có thể
chia thành hai nhóm chính: nhóm chất vô cơ và nhóm chất hữu cơ. Những

chất vô cơ tương đối ít và tác dụng dược lý không phức tạp. Trái lại, các chất
hữu cơ có rất nhiều loại và tác dụng dược lý hết sức phức tạp. Hiện nay khoa
học vẫn chưa phân tích được hết các chất có trong cây do đó chưa giải thích
được đầy đủ tác dụng dược lý của thuốc mà ông cha ta đã dùng.
Việc nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của một số vị thuốc không đơn
giản, vì trong một vị thuốc đôi khi chứa rất nhiều hoạt chất, những hoạt chất
đó có lúc phối hợp hiệp đồng với nhau làm tăng cường và kéo dài tác dụng,
nhưng đôi khi giữa chúng lại có tác dụng đối kháng. Vì vậy, tác dụng của một
dược liệu không quy hẳn về một thành phần chính. Sự thay đổi liều lượng
cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả chữa bệnh. Trong đông y thường sử dụng
phối hợp nhiều vị thuốc, hoạt chất của các vị thuốc sẽ tác động với nhau làm
cho việc nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị càng khó khăn (Phạm Khắc
Hiếu, Bùi Thị Tho, 1995).
5
B¸o c¸o tèt nghiÖp
Nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc trên động vật thí nghiệm là một
khâu hết sức quan trọng. Khi kết quả tác dụng dược lý phù hợp với những
kinh nghiệm của nhân dân, chúng ta có thể yên tâm sử dụng những loại thuốc
đó. Trong trường hợp nghiên cứu một vị thuốc nhưng không có kết quả, chưa
nên kết luận vị thuốc ấy không có tác dụng điều trị vì phản ứng của các cơ thể
sinh vật là khác nhau. Chính vì thế, những kết quả nghiên cứu trong phòng thí
nghiệm phải được xác định trên lâm sàng, mà những kinh nghiệm chữa bệnh
của ông cha đã có từ hàng ngàn năm trở về trước là những kết quả thực tiễn
có giá trị. Nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra cơ sở khoa học hiện đại của những
kinh nghiệm đó (Đỗ Tất Lợi, 1991).
Mặt khác, trong thời gian gần đây trên thế giới tình trạng vi sinh vật
gây bệnh kháng thuốc xảy ra khá phổ biến do việc sử dụng kháng sinh trong
chăn nuôi với mục đích kích thích tăng trọng và phòng bệnh. Vì vậy ngày
23/07/2003, Ủy ban an toàn thực phẩm EU chính thức khẳng định việc ban bố
lệnh cấm sử dụng tất cả các loại kháng sinh như chất kích thích sinh trưởng

trong thức ăn chăn nuôi và lệnh cấm này đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
Tại Việt Nam, tình trạng này cũng diễn ra ngày càng phổ biến gây ra những
tổn thất về kinh tế trong chăn nuôi, khó khăn cho công tác phòng chống dịch.
Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu của Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho trong
20 năm, từ 1975- 1995, vi khuẩn E.coli phân lập từ phân của lợn con phân
trắng ở một số tỉnh phía Bắc đã kháng thuốc rất nhanh, tính đa kháng cũng
cho một hình ảnh tương tự. Cụ thể năm 1975 có 6% số chủng kháng với 3 loại
thuốc, 17% kháng với 2 loại thuốc, không có chủng nào kháng với 4, 5, 6
hoặc 7 loại thuốc. Năm 1995 có 5% số chủng kháng với 7 loại thuốc kiểm
tra, 6% kháng với 6 loại, đại bộ phận các chủng kháng thuốc đều kháng từ 2-
5 loại thuốc. Đây thực sự là mối quan tâm lớn của chúng ta.
Với xu hướng “Quay về với tự nhiên”, những năm gần đây, một số
nước phát triển Châu Âu cũng đã bắt đầu xem xét đến việc đưa đông dược
6
B¸o c¸o tèt nghiÖp
vào chữa bệnh. Hiện nay, mức tiêu thụ hàng năm trên thị trường đông dược
quốc tế trị giá khoảng 16 tỷ USD. Các nước bán đông dược (dưới dạng thô và
thành phẩm) nhiều nhất là Nhật Bản, chiếm 80%; Ấn Độ, Xing-ga-po chiếm
7% (theo vietnamnet).
Trong lĩnh vực thú y, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đông dược
và sử dụng thuốc nam trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Thuốc có nguồn
gốc từ dược liệu thường dễ kiếm, quy trình bào chế đơn giản, giá thành rẻ dễ
sử dụng, ít gây độc hại lại có hiệu quả cao. Ưu điểm nổi bật của thảo dược là
không để lại với hàm lượng rất nhỏ chất tồn dư độc hại trong sản phẩm động
vật. Vì vậy dược liệu thảo mộc trở thành nguồn thuốc quan trọng, góp phần
vào việc phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm.
2.2.2. Một số thành tựu nghiên cứu khoa học về cây thuốc ở Việt Nam
trong thời gian qua
Từ xa xưa, cha ông ta đã biết sử dụng nguồn dược liệu quý giá sẵn có
của đất nước với phương pháp chế biến hay các dạng bào chế thích hợp để

chữa bệnh cho người và gia súc
Những công trình nghiên cứu về loại thảo dược trong thời gian gần đây
đã phát hiện nhiều đặc tính mới và quý của cây, động vật làm thuốc có tác
dụng trong phòng và chữa bệnh. Một trong các ngiên cứu đó chỉ ra rằng: các
thuốc có nguồn gốc thảo mộc có tác dụng tốt, ít gây nên tác dụng phụ trong
khi các thuốc hoá dược thường gây nên các tác dụng phụ, có thể gây tăng đột
biến gen, tăng nguy cơ ung thư, quái thai dị hình (Viện dược liệu).
Ngày nay, bằng các kết quả thu được đã ngày càng khẳng định rõ mối
quan hệ giữa dược liệu và sức khoẻ cộng đồng. Nhiều bệnh nan y được chữa
trị nhờ sự đóng góp của dược liệu.
Một số nghiên cứu về dược liệu được công bố gần đây là:
Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực Đông dược, y dược cổ truyền
bên nhân y đã và đang thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học trên thế
7
B¸o c¸o tèt nghiÖp
giới và Việt Nam. Các nhà khoa học trong nước đã chú ý đến việc sử dụng
các dược liệu thực vật trong phòng và trị bênh truyền nhiễm, ký sinh trùng,
nội ngoại sản khoa… Riêng lĩnh vực thú y, nghiên cứu về cây thuốc phòng trị
bệnh cho vật nuôi còn ít và cũng chỉ giới hạn trong việc khai thác và áp dụng
các bài thuốc cổ truyền.
Các nhà khoa học thế giới đều cho rằng hiệu quả kinh tế, đặc biệt là an
toàn sinh học khi sử dụng các dược phẩm có được từ tự nhiên (thảo dược,
động vật dùng làm thuốc: phòng và trị bệnh, thức ăn dinh dưỡng, điều trị bổ
sung, kích thích sinh trưởng, sinh sản…) so với thuốc hoá học tổng hợp do
con người tạo ra tốt hơn rất nhiều. Theo Nguyễn Mạnh Hùng (1995) cho biết
từ hai thập niên cuối thế kỷ 20 nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước
Đông Nam Á đã sử dụng các hoạt chất của hoa cúc trừ trùng làm thuốc trị
ngoại ký sinh trùng và sâu tơ phá hoại cây trồng nông nghiệp. Các nhà khoa
học Hàn Quốc: Lee I. R, Song J.Y., Lee Y. S. 1992 cũng đã nghiên cứu tác
dụng chống ung thư của toàn cây Quyền bá (Selaginella tamariscina “Beauv”

spring) họ Selaganiellaceae chiết bằng cồn methanol rồi cô thành cao đặc.
Dùng cao chiết được từ toàn cây quyền bá thử trên tế bào ung thư dòng tế bào
P388 và MKN-45 in vitro. Kết quả cho thấy chất chiết làm tăng tế bào chết và
làm giảm tế bào sống so với lô đối chứng. Từ cây Đại (Phumeria ruba linn
var acutifolia baill) chiết được chất Fulvoplumierin có tác dụng ức chế vi
khuẩn lao ở nồng độ 1- 5µg/ml, nước ép từ lá tươi có tác dụng với vi khuẩn
Staphylococcus, Shigella và Bacillus subtilis (Vũ Xuân Quảng, 1993).
Gần đây các nhà khoa học trên thế giới phát hiện thêm nhiều đặc tính
quý hiếm của Linh Chi (Ganoderma lucidum) trong việc chữa các bệnh về
gan mật và ung thư… thậm chí cả hiệu ứng ngăn ngừa và chống căn bệnh thế
kỷ AIDS (Viện dược liệu).
Khi nghiên cứu về cây tỏi, các nhà khoa học trên thế giới đã cho biết:
ngoài tác dụng kháng sinh trị vi khuẩn, virut, nấm gây bệnh, tác dụng trị
8
B¸o c¸o tèt nghiÖp
nguyên sinh động vật, trị sâu bọ… Tỏi còn điều trị rất nhiều bệnh hiểm nghèo
trên người và động vật như:
+ Tỏi có tác dụng trị bệnh trên tim và hệ tuần hoàn. Tỏi làm giảm
cholesterol và lipid máu. Hoạt chất của tỏi có tác dụng giảm cholesterol và
lipid trong máu là allicin ngâm trong dầu thực vật. Tỏi còn có tác dụng làm
giảm huyết áp, tăng sức đề kháng của mạch máu và chức năng tim.
+ Tỏi cũng có tác dụng chống ung thư và chống oxy hóa nên có tác
dụng giải độc, nhất là kim loại nặng và các độc tố khác nên có tác dụng phòng
chống độc hại cho gan.
Các hoạt chất có trong lá chè ngoài những tác dụng thông thường như
giải cảm, giải độc, lợi tiểu người ta còn mới phát hiện ra một giá trị đặc biệt
đó là khả năng làm tăng sức đề kháng của trẻ em đối với virus gây bệnh viêm
não Nhật Bản B.
Tự nhiên Việt Nam có độ đa dạng sinh học cao, có tới 2/3 diện tích đất
tự nhiên trong nước là rừng, đồi núi và cao nguyên. Theo Nguyễn Thượng

Đông – Viện Dược liệu năm 2002, Việt Nam có 10386 loài thực vật trong đó
có 3830 loài có khả năng sử dụng làm thuốc. Trong công nghiệp dược phẩm
nhân y đã có 1340/5577 loại thuốc chiếm 24% được sản xuất từ dược liệu hay
hoạt chất từ dược liệu như: berberin, palmatin, artemisinin. Nhân y sử dụng
được dược liệu với nhiều mục đích khác nhau: thức ăn thay thế, phòng trị các
bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, nội, ngoại, sản khoa, ung thư… với rất
nhiều dạng thuốc khác nhau: thuốc sắc, thuốc cao, viên hoàn, viên nén…
Về lĩnh vực thú y, Trần Minh Hùng và cộng sự 1978 đã nghiên cứu sử
dụng các kháng sinh thực vật trong nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn, đặc
biệt là lợn con phân trắng đạt hiệu quả cao. Bùi Thị Tho (1996), nghiên cứu
tác dụng bệnh lợn con phân trắng của các cây Tỏi, Tô mộc, Hành, Hẹ và dây
Hoàng đằng. Đặc biệt tác giả còn cho thấy vi khuẩn E.coli kháng lại kháng
sinh thực vật của Tỏi, Hẹ lại chậm hơn rất nhiều so với thuốc hoá học trị liệu
9
B¸o c¸o tèt nghiÖp
khác: Tetracyclin, Neomycin, Furazolidon… Riêng mảng sử dụng các cây
dược liệu: lá thuốc lào, thuốc lá, hạt Na, vỏ rễ Xoan, hạt Cau, củ Bách bộ, dây
thuốc Cá, hạt Củ đậu… để trị nội, ngoại ký sinh trùng thú y cũng đã thu được
những hiệu quả nhất định (Nguyễn Văn Tý, 2002).
Phạm Khắc Hiếu và Lê Minh Hoàng (2001) đã chọn được một số dược
liệu Việt Nam: Bạc hà, Kinh giới, Mần tưới có tác dụng tốt trong phòng và trị
bệnh ngoại ký sinh trùng ong. Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài các tác
giả đã xây dựng được quy trình phòng trị bệnh ngoại ký sinh trùng tối ưu cho
ong tỉnh Đắc Lắc.
Theo Lê Thị Ngọc Diệp (1999) cây Astiso (Cynara scolymus. L) chứa
nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, lợi tiểu, thông mật, bổ gan…
Tác giả Bùi Thị Tho (1996), khi theo dõi tính kháng thuốc của hai loại
vi khuẩn E.coli và Salmonella cho biết:
+ Các loại vi khuẩn E.coli và Salmonella kháng lại thuốc hoá học trị
liệu như Streptomycin, Neomycin, Tetracyclin… rất nhanh, đồng thời giữa

chúng có hiện tượng kháng chéo. Trong khi đó chưa phát hiện thấy E.coli và
Salmonellai kháng lại Phytoncid của Tỏi, Hẹ mặc dù loại dược liệu này đã
được ông cha ta sử dụng từ rất lâu và thường xuyên.
+ Trong phòng thí nghiệm, thời gian để tạo các chủng vi khuẩn kháng
lại Phytoncid của Tỏi, Hẹ lâu hơn từ 3 - 5 lần so với các loại thuốc hoá học trị
liệu. Khi tăng nồng độ Phytoncid lên 5 lần so vời nồng độ tạo kháng, vi khuẩn
đã bị tiêu diệt. Nhưng đối với thuốc hoá học trị liệu dù đã tăng nồng độ lên 20
lần hay cao hơn nữa so với nồng độ tạo kháng mà vi khuẩn vẫn sống.
Theo Trần Quang Hùng (1995) trong Thuốc lá, Thuốc lào có chứa
Ankaloid thực vật – Nicotin và Nornicotin trừ được ngoại ký sinh trùng và
côn trùng hại rau, cây công nghiệp.
10
B¸o c¸o tèt nghiÖp
2.3. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ TÌM KIẾM, PHÁT TRIỂN VÀ
NGHIÊN CỨU PHYTONCID Ở VIỆT NAM
Từ bao đời nay ông cha ta đã biết dùng cỏ cây, nhất là các cây có chứa
phytoncid- kháng sinh thực vật để chữa bệnh cho người và gia súc
Tuệ Tĩnh trong quyển “Nam dược thần hiệu”, từ thế kỷ 13, đã kê đơn
dùng tỏi để chữa mụn nhọt. Trong đơn, Tuệ Tĩnh còn ghi rõ: “ăn nhiều, tán
khí, hại người”. “Đỗ Tất Lợi (1970, 1977). Điều đó chứng tỏ không những
ông cha ta biết sử dụng kháng sinh mà còn am hiểu về tác dụng độc của
chúng. Nhiều bài thuốc dân gian trong nhân dân, từ ngàn xưa đã dùng chữa
nhiễm trùng, được sử dụng dưới nhiều hình thức rất phong phú: trong uống,
ngoài xoa, dán cao, rắc bột…Ngày nay chúng ta đã tìm hiểu được cơ sở của
các bài thuốc trên. Trong các bài thuốc đó đều có chứa một số vị thuốc có
phytoncid. Thời Pháp thuộc, những kinh nghiệm lâu đời này trong dân gian bị
chèn ép, mai một dần trước sự cạnh tranh của các thuốc tổng hợp phương tây.
Kháng sinh thực vật đã bị coi nhẹ, gần như nó chỉ được sử dụng ở những
vùng nông thôn hẻo lánh và rừng núi xa xôi. Sau Cách mạng tháng 8, nhất là
ngày hoà bình lặp lại 1954 vời phương châm đông tây y kết hợp, kháng sinh

cỏ cây mới được chú y và bắt đầu có nhiều công trình nghiên cứu cho kết quả
tốt. Những kết quả ấy được thể hiện ở các mặt sau:
2.3.1. Về điều tra cơ bản
- Nguyễn Đức Minh (1972) Viện Nghiên Cứu Đông Y, dưới sự hướng
dẫn của Nguyễn Văn Hưởng, đã sơ bộ thử tác dụng kháng sinh của 1500 cây
thuốc ở Việt Nam. Kết quả đã tìm được 185 cây có kháng sinh thực vật ở mức
độ khác nhau.
- Vũ Minh Đức (1978) điều tra ở miền trung trung bộ thống kê được
trên 60 cây thuốc có kháng sinh thực vật.
- Trường đại học quân y phát hiện trên 100 cây có kháng sinh thực vật
11
B¸o c¸o tèt nghiÖp
2.3.2. Về hoá dược liệu
Đã nghiên cứu chiết xuất thành công nhiều hoạt chất của dược liệu và
đã tiến hành sản xuất quy mô lớn các mặt hàng dược phẩm từ các hoạt chất đó
như: panmatin, berberin, quinin, brasilin, artemisinin…
- Nhiều loại tinh dầu đã xác định được thành phần hoá học, đã tinh chế
thành các mặt hàng xuất khẩu có khối lượng lớn và giá trị kinh tế cao như:
Bạc hà, Sả, Hồi, Trầu không, Tỏi, Quế, Sa nhân…
- Một số hợp chất thuộc nhóm flavonozid, quinoid, tanoid… cũng được
nghiên cứu nhiều. Trong số các alcaloid là kháng sinh, berberin được nghiên
cứu nhiều hơn. Theo Đỗ Tất Lợi (1977),ở Việt Nam có 8 cây thuốc chứa
berberin mà giây Vàng đắng được khai thác nhiểu nhất. Từ một số cây thuốc
hoang dại, đến nay Vàng đắng đã trở thành một nguồn dược liệu quý, được
thu gom nhiều để chiết xuất berberin, làm thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ của
người và gia súc. Qua bảy năm nghiên cứu, điều tra Vàng đắng, Nguyễn Tập
(1987) Viện Dược liệu trung ương đã thống kê và phát hiện thấy vàng đắng
được phân bố ở 11 tỉnh (từ Bình Trị Thiên và Đồng Nai) thuộc điạ phận của
39 huyện với 107 xã. Hiện nay nhiều đơn vị, địa phương đã sản xuất ra hàng
chục tấn berberin. Riêng học viện quân y từ 1975- 1981 đã chiết được 2,5 tấn

berberin tinh khiết.
2.3.3. Phân loại phytoncid
Trên thực tế để tiện cho công tác điều trị, người ta chia phytoncid thành
những nhóm sau:
2.3.3.1 Phytoncid dùng trong điều trị vết thương nhiễm trùng và chống nấm
gây bệnh ngoài da
Trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ, các chiến trường đã sử dụng
nhiều cây thuốc để chữa vết thương. Để chữa vết thương phần mềm người ta
dùng các cây: Mỏ quạ, lá Vối, Tô mộc, Sung, Sâm đại hành, Dừa cạn, Lọc
sởi…Bệnh viện Việt Tiệp đã nghiên cứu lá cây Sắn thuyền làm se vết thương
12
B¸o c¸o tèt nghiÖp
và chống nhiễm trùng tốt. Hiện nay việc tìm kháng sinh chống nhiễm trùng
mủ xanh trong điều trị đang là vấn đề thời sự ở nhiều nước. Theo Đặng Hạnh
Khôi (1978) và nhiều tác giả khác trên thế giới, tỷ lệ xạ khuẩn cho kháng
sinh, có tác dụng với trực trùng mủ xanh, chỉ vào khoảng 3%. Nhưng qua
điều tra cây cỏ Việt Nam, chúng ta gặp rất nhiều cây có tác dụng trên. Ngoài
cây Lân tơ uyn thuộc họ Ráy còn có Đuôi phượng, Ráy leo, Ráy dai, Bèo
tây…Phytoncid không phải chỉ có ở họ Ráy mà còn ở hàng loạt các họ khác
nữa như Mỏ quạ, Diếp cá, lá Sòi, vỏ cây Gạo…
Chữa bệnh ngoài da do nấm gồm các dược liệu Mỏ quạ, Mâm xôi,
nhựa chuối tiêu, lá Mướp, vỏ quả Xanh và lá búp Ổi, lá cây Bạch hoa sà…
2.3.3.2. Phytoncid chữa bệnh đường ruột và hô hấp
+ Chữa lao dùng đã có kết quả: nước Tỏi, Mã đề thảo, Bách bộ. Đỗ
Văn Thạch (1977).
+ Viêm họng có Huyền sâm, Dẻ quạt, Gừng, Húng chanh…
+ Tiêu chảy: lá Vối, búp Chè, vỏ quả và lá Ổi, Tỏi…
+ Chữa lỵ gồm các cây: Tô mộc. Nha bào tử, hạt Vải, Vối, Lân tơ uyn,
Ráy leo, Hoàng đẳng, Vàng đắng, cỏ Sữa lá nhỏ, cỏ Sữa lá lớn. Viện Dược
liệu nghiên cứu sử dụng chế phẩm của Tỏi ở dạng formalglyxerin, Thừng

mực lá to, lá Hồng bì cũng có tác dụng tốt. Đỗ Văn Thạch (1977).
2.3.3.3. Phytoncid tác dụng với ký sinh trùng
+ Với ký sinh trùng sốt rét dùng cây Thường sơn (Dichrea febrifuga -
Saxifragaceae). Khu năm dùng cây Dền kết hợp với Hoàng đằng. Đặc biệt
gần đây đã nghiên cứu sản xuất artemisinin từ Thanh hao hoa vàng dùng cho
nhu cầu trong nước và xuất khẩu
2.3.4. Các nghiên cứu phytoncid ở Việt Nam
Riêng trong ngành chăn nuôi thú y, các kết quả nghiên cứu như trên
không nhiều nhưng cũng đã có những kết quả đáng chú ý:
13
B¸o c¸o tèt nghiÖp
- Phạm Khắc Hiếu (1976), đã viết cuốn đông dược thú y, đầu tiên ở
Việt Nam, dùng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành thú y ở
trường đại học Nông Nghiệp. Trong giáo trình này tác giả cũng đã viết một
chương về phytoncid. Chương này đề cập đến các cây: Tỏi, Hẹ, Tô mộc…
dùng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn cho gia súc.
- Nguyễn Hữu Nhạ (1978), cho ra mắt cuốn sách: “Thuốc nam chữa
bệnh gia súc, gia cầm”. Trong đó tác giả đã sưu tầm và xác minh những kinh
nghiệm chữa bệnh trong nhân dân và có nhiều bài thuốc mẫu có giá trị.
- Trần Minh Hùng (1978) trong quá trình sưu tầm những cây thuốc nam
chữa bệnh lợn con phân trắng đã công bố:
• Lá Bạc thau + Nghể, tỷ lệ khỏi bệnh là 85%
• Cây Bồ bồ + Chí tử, tỷ lệ khỏi bệnh là 85%
• Tỏi ta, tỷ lệ khỏi bệnh là 70%
• Cỏ xước, tỷ lệ khỏi bệnh 60%
• Búp ổi + gừng tươi, tỷ lệ khỏi bệnh 50%
Mặc dù tỷ lệ khỏi bệnh của các thuốc trên chưa cao nhưng hiệu quả
không kém việc sử dụng các kháng sinh hoặc các thuốc hoá học trị liệu khác.
Điều đặc biệt đáng quan tâm ở đây là tỷ lệ lợn con được nuôi sống tăng từ
54% đến 58%. Tỷ lệ lợn con còi cọc giảm từ 30% xuống 10%. Trọng lượng

cai sữa toàn đàn tăng từ 4,6 – 7 kg lên 9 – 10 kg/con, (so sánh với lô đối
chứng, được chữa bằng các thuốc hoá học trị liệu.)
- Phạm Khắc Hiếu (1969), đã nghiên cứu sử dụng Tỏi ta (Allium
sativum L) trong điều trị bệnh tụ huyết trùng gà và đưa ra hướng sử dụng Tỏi
trong thú y. Cùng tác giả, năm (1968) công bố kết quả nghiên cứu ứng dụng
cây Bồ công anh (Lactura Indica L và Taraxacum officinal L.) điều trị viêm
tắc sữa ở bò, lợn. Thuốc không những có tác dụng tốt lên vi khuẩn gây viêm
14
B¸o c¸o tèt nghiÖp
vú mà còn có tác dụng thông tia sữa, lợi sữa. Trong năm (1968), tác giả còn
ứng dụng Tô mộc vào điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con.
- Phạm Ngọc Viễn (1984) đã điều tra và tìm được 10 cây kháng sinh
thực vật có tác dụng tốt trên vi trùng gây bệnh trên ong mật
- Trần Minh Hùng và cộng sự (1978), viện thú y quốc gia đã dùng
kháng sinh thực vật: Mộc hương, Tô mộc, Tỏi trong chăn nuôi và phòng bệnh
đường tiêu hóa lợn. Tác giả đã dùng Tỏi làm thuốc kích thích sinh trưởng ở
lợn con…
- Phạm Khắc Hiếu và cộng sự (1995) đã kiểm tra tính kháng khuẩn của
hơn 120 loại dược liệu chứa phytoncid đối với vi khuẩn gây bệnh thú y
thường gặp. Các tác giả đã tìm ra những dược liệu có tác dụng tốt với từng
loại vi khuẩn gây bệnh cho gia súc, gia cầm.
Trong giáo trình Đông dược thú y tái bản (1994) Phạm Khắc Hiếu cũng
đã nêu nên quan điểm sử dụng phytoncid để kích thích tăng trọng gia súc, gia
cầm. Hướng sử dụng này sẽ khắc phục được những nhược điểm do kháng
sinh tố gây nên như: hiện tượng kháng thuốc của vi trùng, dư cặn kháng sinh
trong sản phẩm chăn nuôi.
Gần đây nhất, Lê Thị Ngọc Diệp (1996), Trường đại học Nông Nghiệp
I, trong luận án thạc sỹ khoa học thú y cũng đã công bố công trình nghiên
cứu: “Tác dụng dược lý và khả năng ứng dụng cây Astiso trong chăn nuôi thú
y”. Ngoài tác dụng làm thuốc kích thích tăng trọng gia cầm; cây Astiso còn có

tác dụng với một số vi khuẩn như Staphylococus aureu; Escheriacoli;
Salmonella; Bacillus subtilis. Thuốc có tác dụng điều trị vết thương phần
mềm thực nghiệm trên chuột, tốt hơn hẳn bleumetylen và kháng sinh
granulin.
Qua điều tra nghiên cứu cây thuốc, môn thuốc nam đã cho thấy có
nhiều ưu điểm như chữa được hầu hết các bệnh thông thường và một số bệnh
nhiễm trùng, thuốc dễ sử dụng, giá rẻ, dễ trồng hoặc dễ tìm kiếm.
15
B¸o c¸o tèt nghiÖp
Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo đông tây y kết hợp, khoa học hoá và hiện
đại hoá nền thú y dân tộc cổ truyền, đồng thời xuất phát từ yêu cầu thực tiễn.
Chúng tôi đã tiến hành tìm kiếm và kiểm tra 20 cây thuốc trên một số loại vi
khuẩn gây bệnh thú y. Từ đó sàng lọc ra những cây có tác dụng tốt với vi
khuẩn E.coli.
Để tìm kiếm và sàng lọc các hoạt chất thiên nhiên có hoạt tính kháng
sinh trong điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Chúng tôi đã dùng các phép thử
sinh học (in vitro và in vivo) và đã sàng lọc trên 20 cây thuốc thường có trong
các bài thuốc dùng chữa trị bệnh cho gia súc, gia cầm.
2.4. HIỂU BIẾT VỂ CÂY THUỐC ĐƯỢC NGHIÊN CỨU TRONG ĐỂ TÀI
1. Cây Astiso
Tên Khoa Học: Cynara Scolymus L.
Thuộc họ Cúc (Compositae)
Mô Tả:
Cây cao khoảng 1-2 m, thân và lá có lông trắng như bông. Lá mọc so
le, phiến khía sâu, có gai. Cụm hoa hình đầu, mầu tím nhạt. Lá bắc dầy và
nhọn. Cây được di thực và trồng nhiều ở Đà lạt, Sa pa, Tam đảo.
Thành phần hóa học:
Hoạt chất của Astiso chưa xác định được, Trong lá Astiso có chất đắng
xymarin mang tính a xit. Công thức 1- 4 dicafein quinic. Ngoài ra còn có
insulin, insulinlaza, tanin, các muối hữu cơ của kali, canxi, magie, natri

Ứng dụng trong thú Y:
Theo Lê Thị Ngọc Diệp (2000), cao astiso có tác dụng làm thuốc tiêu
độc khi gia cầm bị trúng độc độc tố nấm mốc và kích thích tăng trưởng.
Astiso có tác dụng kháng khuẩn rõ nên được sử dụng trị vết thương và chống
gan thực nghiệm.
2. Cây Bạc hà
Tên khoa học: Mentha arvensis L.
16
B¸o c¸o tèt nghiÖp
Thuộc họ Hoa môi Lamiaeceace (Labiatae).
Mô tả:
Cây thảo, sống lâu năm. Thân mềm, hình vuông. Lá mọc đối, hình bầu
dục hoặc hình trứng. Cuống ngắn. Mép lá khía răng đều. Hoa nhỏ, mầu
trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc tụ tập ở kẽ lá thành những vòng nhiều hoa.
Lá bắc nhỏ, hình dùi. Cây mọc hoang nhiều ở Sapa, Tam Đảo, Ba Vì, Bắc
Cạn, Sơn La.
Thành phần hóa học:
Toàn cây chứa tinh dầu trong có L - menthol 65 – 85%, me thyl axetat,
L - menthon, L - a - pinen, L - limonen.
Tác dụng:
Chữa đau bụng đi ngoài, sát trùng mạnh, chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi.
3. Cây Chè
Tên khoa học: Thea chinensis seem.
Họ Chè Theaceae
Mô tả: Cây nhỡ thường xanh, cao 1- 6m. Lá mọc so le, phiến lá lúc
non có lông mịn, khi già thì dày, bóng, mép khía răng cưa rất đều. Hoa to,
với 5-6 cánh hoa màu trắng, mọc riêng lẻ ở nách lá, có mùi thơm; nhiều nhị.
Bộ phận dùng: Cành, lá
Thành phần hoá học: Trong lá chè có tinh dầu, các dẫn xuất
polyphenolic (flavonoid, catechol, tanin) các alcaloid cafein, theophyllin,

theobromin, xanthin. Còn có các vitamin C, B1, B2, B3 và các men.
Công dụng: Thường được dùng trong các trường hợp: Tâm thần mệt mỏi,
ngủ nhiều; đau đầu, mắt mờ; sốt khát nước; tiểu tiện không lợi; ngộ độc rượu.
4. Hoàng Bá
Tên khoa học: Phellodendron chinensis Schneid.
Thuộc họ Cam (Rutaceae)
17
B¸o c¸o tèt nghiÖp
Mô tả:
Cây gỗ cao 15m hay hơn, phân cành nhiều. Vỏ thân dày có màu vàng
ở mặt trong, vị đắng. Lá kép lông chim lẻ. Hoa đơn tính, màu vàng lục, mọc
thành chùy ở đầu cành. Quả hình cầu, khi chín màu tím đen, có 2 - 5 hạt.
Thành phần hoá học:
Alcaloid berberine, phellodendrine, palmatine, sistosterol. amuresin,
berberin, candicin, jatrorrhzin, limonin, magnoflorin, noricarisid, obaculacton,
Palmatin, phelamurin, phellodendrin, phelodendrosid, phelosid,
Công dụng:
Hoàng bá dùng chữa kiết lỵ, ỉa chảy, vàng da do viêm ống mật, viêm
đường tiết niệu, các chứng đái đục, trĩ, đau mắt, viêm tai.
5. Cây Hành ta
Tên khoa học: Allium fistulosum.
Họ Hành (Alliaceae).
Thành phần hoá học:
Hành chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh
như acid malic, phytin và alylsulfit, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh
alicine hòa tan trong nước. Ngoài ra trong Hành còn chứa chất kháng khuẩn
fitoncid.
Công dụng:
Do chứa nhiều chất kháng sinh nên tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn
mạnh, dùng thoa bên ngoài chữa mụn nhọt mưng mủ. Vì hành có thể kích

thích được tuyến mồ hôi nên còn được sử dụng như một thức ăn giải độc.
Người ta vẫn nấu cháo hành để chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu. Ăn cháo
hành nóng cũng chữa đau lưng, kiết lỵ.
Ngoài ra, hành còn có tác dụng hạ thấp mỡ trong máu, có hiệu quả trị
liệu nhất định đối với bệnh tim mạch. Nước ép hành rất tốt cho việc điều trị
18
B¸o c¸o tèt nghiÖp
bệnh thiếu máu. Hợp chất lưu huỳnh có trong gia vị này giúp ngăn chặn sự
phát triển của các tế bào ung thư.
6. Cây Gừng
Tên khoa học: Zengibber offcinale
Mô tả : Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ dạng củ, phân nhánh. Lá mọc
so le, hình dải, có bẹ ôm lấy thân. Hoa màu vàng, pha xanh tím, tụ tập thành
bông, mọc từ gốc. Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm, vị cay nóng.
Thành phần hóa học : Thân rễ chứa tinh dầu trong có D-camphen,
zingiberen, sesquiterpen, alcol, citral, borneol, geraniol và nhựa,
Công dụng : Kháng khuẩn, giúp tiêu hóa. Chữa đau bụng lạnh, đầy
trướng, không tiêu, kém ăn, nôn mửa, ỉa chảy, lỵ ra máu, nhức đầu, cảm cúm,
chân tay lạnh, mạch yếu, ho mất tiếng, ho suyễn, thấp khớp, ngứa.
7. Cây Hẹ
Tên khoa học: Allium odorum.
Thuộc họ: Hành Alliaceae
Mô tả:
Cây hẹ, thuộc thân thảo, cây giống một loại cỏ, thường có chiều cao
khoảng 20 đến 50 cm tùy đất và mùa vụ. Lá hẹp, hình dẹp, dài, bản lá hẹp,
nhưng dày, hoa có màu trắng.
Bộ phận dùng: Cả cây
Thành phần hoá học:
Trong lá và củ hẹ có các hợp chất sunfua, saponin, chất đắng và một
hợp chất có tên là odorin. Nhười ta còn phát hiện thấy trong hạt hẹ có chất

ancaloit và saponin.
Tác dụng: Tán ứ, hoạt huyết, tiêu độc, tiêu đờm, cầm máu.
8. Cây Kim ngân
Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.
Họ: Cơm cháy Caprifoliaceae
19
B¸o c¸o tèt nghiÖp
Mô tả: Loại dây leo, cành khi non mầu xanh lục, khi gìa mầu đỏ nâu, trên
thân có những vạch chạy dọc. Lá mọc đối nhau, hình trứng dài. Cả hai mặt đều
phủ lông mịn. Hoa khi mới nở có mầu trắng, nở ra lâu chuyển thành mầu vàng.
Bộ Phận Dùng: Hoa mới chớm nở. Lá và dây ít dùng.
Thành phần hoá học:
Hoa chứa Scolymozid (Lonicerin), 1 số Carotenoid (S Caroten,
Cryptoxantin, Auroxantin). Lá chứa Loganin (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Công dụng: Kim ngân có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng trị sốt,
mụn nhọt, lở ngứa do da bị nhiễm trùng, công năng gan thận kém nên chất
độc bùng qua da gây bệnh.
9. Cây Bồ công anh
Tên khoa học: Taraxacum offcinal Wig.
Thuộc họ: Cúc (Compositae)
Mô tả: Lá mỏng nhăn nheo, nhiều hình dạng, thường có lá hình mũi
mác, gần như không có cuống, mặt trên màu nâu sẫm, mặt dưới màu nâu nhạt,
mép lá khía răng cưa, to nhỏ không đều. Có lá chỉ có răng thưa hay gần như
nguyên. Gân giữa to và nổi nhiều. Vị hơi đắng. Đoạn thân dài 3 - 5 cm, tròn,
thẳng, lõi xốp, đường kính khoảng 0,2 cm, mặt ngoài màu nâu nhạt, lốm đốm,
có mấu mang lá hoặc vết tích của cuống lá.
Bộ phận dùng: Lá, cành.
Thành phần hoá học: Flavonoid, chất nhựa.
Công dụng: Trị nhọt độc, sưng vú do tắc tia sữa, tràng nhạc.
10. Cây Vàng đắng

Tên khoa học: Coscinicum usitatum Pierre
Mô tả: Dây leo, thân gỗ. Rễ và thân màu vàng. Vỏ thân nứt nẻ, màu
xám trắng. Lá mọc so le, có cuống dài, hơi đính vào trong phiến lá, 3 - 5 gân,
mặt dưới có lông trắng bạc. Hoa nhỏ mọc thành chùm chùy ở những thân đã
rụng lá
20
B¸o c¸o tèt nghiÖp
Bộ phận dùng: Thân và rễ. Thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô. Có
thể chiết berberin
Thành phần hoá học:
Thân và rễ chứa alcaloid berberin với tỷ lệ 1,5-3%.
Công dụng:
Chữa ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, viêm ruột, vàng da, sốt, sốt rét, kém tiêu hoá.
11. Cây Ổi ta
Tên khoa học: Psidium guyjava L.
Thuộc họ: sim Myrtaceae
Mô tả: Ổi là một loại cây nhỡ, cành nhỏ có cạnh vuông. Lá mọc đối,
hình bầu dục, có cuống ngắn, phiến lá có lông mịn ở mặt dưới. Hoa có màu
trắng, mọc ra từ kẽ lá. Quả mọng, có phần vỏ quả dày ở phần ngoài.
Thành phần hoá học:
Quả và lá ổi đều chứa beta-sitosterol, quereetin, guaijaverin,
leucocyanidin và avicularin; lá còn có tinh dầu dễ bay hơi, eugenol; quả chín
chứa nhiều vitamin C và các polysaccarit như fructoza, xyloza, glucoza,
rhamnoza, galactoza ; rễ có chứa axit arjunolic; vỏ rễ chứa tanin và các axit
hữu cơ.
Công dụng: Lá ổi thường được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy do có
chứa nhiều tanin, giúp làm săn niêm mạc ruột, làm giảm tiết dịch ruột, giảm
nhu động ruột và có tác dụng kháng khuẩn.
12. Cây Quế
Tên khoa học: Cinmomum louveii Nees

Mô tả: Cây to, cao 10 - 20m. Vỏ thân nhẵn. Lá mọc so le, có cuống
ngắn, cứng và giòn, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Mặt trên lá
xanh sẫm bóng. Hoa trắng mọc thành chùm xim ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả
hạch, hình trứng, khi chín màu nâu tím, nhẵn bóng. Toàn cây có tinh dầu
thơm, nhất là vỏ thân.
21
B¸o c¸o tèt nghiÖp
Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ cành. Thu hái vào mùa hạ, thu. ủ hoặc để
nguyên cho khô dần ở chỗ râm mát, thoáng gió. Có thể cất lấy tinh dầu.
Thành phần hóa học: Toàn cây, nhất là vỏ thân, vỏ cành, chứa tinh
dầu, aldehyd cinnamic, coumarin.
Công dụng: Kháng khuẩn mạnh. Chữa tiêu hóa kém, đau bụng, ỉa
chảy, lỵ, bệnh dịch tả, cảm cúm, ho hen, bế kinh, tê bại, rắn cắn
13. Cây Tía tô
Tên khoa học: Perilla ocymoides L.
Họ Hoa môi (Lamiaceae).
Bộ phận dùng: Cả cây, trừ rễ. Phơi trong mát hoặc sấy nhẹ cho khô
Thành phần hoá học: Tinh dầu chứa perillaldehyd (4 isopropenyl 1-
cyclohexen 7-al), limonen, a-pinen và dihydrocumin. Hạt có dầu béo gồm acid
oleic, linoleic và linolenic; acid amin: arginin, histidin, leucin, lysin, valin.
Công dụng: Chữa cảm, sốt, nhức đầu, sổ mũi, phòng sẩy thai
14. Cây Tỏi ta
Tên khoa học: Alliun satium L.
Họ Hành (Liliaceae).
Mô tả cây: Tỏi là cây nhỏ có “củ” (thân dò) trồng làm gia vị, khắp nơi
trên thế giới từ rất xa xưa.
Thành phần hóa học: Cả cây chưa tinh dầu, mùi xông mạnh, gồm các
chất: allicin, citral, alliin, geraniol, linalol, diallythiosulfonat. Ngoài ra còn
một chất men (enzym) gọi là alliinase, một số vitamin A, B1, B2….
Công dụng:

Theo đông y tỏi có vị cay tính ấm, có tác dụng: giúp tiêu hóa, giúp hô
hấp, giải độc trừ đờm, lợi niệu, tẩy giun.
Theo Tây y, tỏi có tác dụng: giảm cholesterol huyết, giảm huyết áp, lợi
niệu, kích thích hệ miễn dịch, ngoài ra tỏi còn có tác dụng kháng sinh mạnh
đối với một số loại vi khuẩn.
22

×