Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu tình trạng và bảo tồn loài sơn dương (capricornis milneedwardsii) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 100 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất cứ công trình nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học./.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Người cam đoan

Nguyễn Xuân Khu


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp Khóa
22A (2014-2016), được sự đồng ý của Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa đào
tạo Sau Đại học, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình trạng và bảo tồn
loài Sơn dương (Capricornis milneedwardsii) tại Vườn quốc gia Cát Bà, Hải
Phòng”. Sau gần một năm thực hiện, đến nay đề tài đã hoàn thành.
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới
TS. Đồng Thanh Hải, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành đề tài
này.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo thuộc phòng Đào tạo Sau đại
học, Khoa QLBVTNR và Môi trường; Lãnh đạo Vườn Quốc gia Cát Bà đã giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến đồng nghiệp phòng Khoa học Kỹ thuật.


Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm và nhân viên các trạm Kiểm lâm: Giỏ Cùng, Vạn Tà,
Trà Báu, Áng Kê,Tổ Kiểm lâm Cơ Động… đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp đỡ tôi
thu thập số liệu tại hiện trường.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, tuy nhiên do đối tượng
nghiên cứu là loài ngoài tự nhiên, vì vậy rất khó thu thập số liệu một cách đầy đủ.
Hơn nữa, do điều kiện về thời gian và tư liệu tham khảo còn hạn chế nên luận văn
chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng
góp, bổ sung của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện
hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Xuân Khu


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................... 3
1.1. Phân loại học Sơn dương ........................................................................ 3

1.2. Phân bố của loài Sơn dương (Capricornis milneedwardsii ) .................... 4
1.2.1. Phân bố trên thế giới ............................................................................. 4
1.2.2. Phân bố ở Việt Nam ............................................................................. 4
1.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái ................................................................ 5
1.3.1. Đặc điểm hình thái................................................................................ 5
1.3.2. Sinh thái và tập tính .............................................................................. 5
1.4. Bảo tồn loài Sơn dương ........................................................................... 6
1.4.1. Bảo tồn ở trên thế giới .......................................................................... 6
1.4.2. Bảo tồn Sơn dương ở Việt Nam............................................................ 6
1.4.3. Bảo tồn Sơn dương ở Cát Bà ................................................................ 7
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................... 8
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 8
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 8
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 8


iv

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 8
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 8
2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 9
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ................................................... 9
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn ....................................................................... 9
2.4.3. Phương pháp xác định hiện trạng loài Sơn Dương .............................. 10
2.4.4. Phương pháp xác định số lượng cá thể Sơn dương ............................. 15
2.4.5. Phương pháp xác định phân bố Sơn dương theo đai cao và sinh cảnh. 16
2.4.6. Phương pháp xác định, đánh giá các mối đe doạ đến loài và sinh cảnh
của loài Sơn Dương ...................................................................................... 16
2.4.7. Phương pháp xác định khu vực ưu tiên bảo tồn loài Sơn Dương......... 18

2.4.8. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ............................................... 18
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ XÃ HỘI KHU
VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................... 20
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 20
3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 20
3.1.2. Địa hình, địa thế................................................................................. 20
3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng .......................................................................... 21
3.1.4. Khí hậu - thuỷ văn .............................................................................. 21
3.1.5. Thảm thực vật rừng ............................................................................ 24
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội....................................................................... 26
3.2.1. Đặc điểm kinh tế................................................................................. 26
3.2.2. Đặc điểm xã hội.................................................................................. 27
3.3. Những thuận lợi và khó khăn của khu vực nghiên cứu .......................... 28
3.3.1. Những thuận lợi .................................................................................. 28
3.3.2. Những khó khăn ................................................................................. 29


v

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 30
4.1. Hiện trạng loài Sơn Dương .................................................................... 30
4.2. Phân bố của Sơn dương ......................................................................... 32
4.2.1. Phân bố của Sơn dương theo đai cao .................................................. 34
4.2.2. Phân bố của Sơn dương theo sinh cảnh............................................... 37
4.3. Các mối đe doạ tới loài Sơn Dương ....................................................... 45
4.3.1. Các mối đe doạ trực tiếp ..................................................................... 45
4.4.2. Đánh giá các mối đe doạ..................................................................... 55
4.4. Xác định các vùng ưu tiên cho bảo tồn Sơn dương ................................ 57
4.4.1. Giải pháp quản lý bảo vệ .................................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 65

1. Kết luận .................................................................................................... 65
2. Tồn tại ...................................................................................................... 65
3. Khuyến nghị ............................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

ĐDSH

Đa dạng sinh học

HST

Hệ sinh thái

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc

KBTTN


Khu bảo tồn thiên nhiên

KVNC

Khu vực nghiên cứu

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

UBND

Uỷ ban nhân dân

VQG

Vườn quốc gia

HST

Hệ sinh thái

TS

Tiến sỹ

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng


GPS

Hệ thống định vị toàn cầu


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1.1

Phân loại loài Sơn dương theo Winson và Reeder (2005)

3

2.1

Hệ thống tuyến điều tra Sơn dương tại VQG Cát Bà

13

2.2

Khu vực phân bố Sơn dương theo độ cao và sinh cảnh


16

2.3

Phân hạng các mối đe doạ tới loài Sơn dương

18

4.1

Số lượng cá thể Sơn Dương tại đảo Cát Bà

30

4.2

Phân bố dấu vết của Sơn dương theo đai cao

34

4.3

Phân bố của Sơn dương theo sinh cảnh

39

4.4

Khu vực phân bố ưa thích của Sơn dương theo độ cao và sinh cảnh


44

4.5

Thống kê lượng củi khai thác ở vùng đệm VQG Cát Bà

47

4.6

Vị trí ghi nhận khu vực cháy rừng và canh tác nông nghiệp

49

4.7

Biểu tính tần suất xuất hiện mối đe dọa trên tuyến

50

4.8

Tình hình dân số trong các xã vùng đệm

52

4.9

Bảng tổng hợp các vụ vi phạm qua các năm


52

4.10

Phân cấp các mối đe doạ trực tiếp tới quần thể Sơn dương

56

Bảng phân vùng ưu tiên bảo tồn

57

4.11


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

1.1

Phân bố của loài Sơn dương (Capricornis milneedwardsii)


4

2.1

Hình ảnh tuyến điều tra Sơn dương tại VQG Cát Bà

11

4.1

Hình ảnh phân bố Sơn dương tại VQG Cát Bà

33

4.2

Hình ảnh phân bố Sơn Dương theo độ cao tại VQG Cát Bà

36

4.3

Phân bố Sơn dương theo sinh cảnh tại VQG Cát Bà

38

Sinh cảnh Rừng nguyên sinh lá rộng thường xanh mưa ẩm

40


4.4

4.5

trên núi đá vôi
Sinh cảnh Rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm, trên

41

núi đá vôi

4.6

Rừng thường xanh mưa ẩm phục hồi trên núi đá vôi

42

4.7

Sinh cảnh Cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi

43

4.8

Sinh cảnh rừng phụ thứ sinh tre nứa phục hồi sau nương rẫy

43

4.9


Sinh cảnh núi đá trọc

44

4.10 Ảnh điều tra thực địa

46

4.11 Ảnh bẫy Sơn dương

46

4.12 Ảnh Sơn dương mắc bẫy

46

4.13 Buôn bán rượu ngân ĐVHD

54

4.14 Kiểm lâm làm việc với nhà hàng

54

4.15 Khu vực ưu tiên bảo tồn Sơn dương tại VQG Cát Bà

58



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Quần đảo Cát Bà có địa hình núi đá vôi, nằm trong quần thể của Vịnh
Hạ Long, cách thành phố Hải Phòng 50 km về phía Đông. Quần đảo Cát Bà
được công nhận có tầm quan trọng trong nước và quốc tế về bảo tồn đa dạng
sinh học. Tầm quan trọng này được minh chứng khi Tổ chức UNESCO công
nhận quần đảo Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển của Thế giới vào năm 2004,
trong đó Vườn quốc gia Cát Bà là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển.
Tài nguyên động vật rừng ở Vườn quốc gia Cát Bà không giàu về thành
phần loài nhưng có ý nghĩa về mặt bảo tồn với những đặc trưng của hệ sinh
thái đảo, trong đó chứa đựng các loài đặc hữu và quý hiếm [14], ví dụ loài
Voọc Cát Bà – loài đặc hữu của Việt Nam, chỉ phân bố tại đảo Cát Bà. Một
trong những nguyên nhân cơ bản là do Vườn quốc gia Cát Bà có vị trí địa lý
cách ly với đất liền, điều này đã hạn chế sự du nhập và giao lưu của các loài
động vật, đặc biệt là các loài thú. Tài nguyên đa dạng sinh học ở đảo Cát Bà
đang đối mặt với nhiều thách thức đáng lo ngại, đặc biệt là các loài thú lớn.
Điều này có thể dẫn chứng qua một số loài thú lớn như: Nai (Cervus
unicolor), Báo hoa mai (Panthera pardus), Hoẵng (Muntiacus muntijak), Khỉ
mặt đỏ (Macaca arctoides), được các công trình nghiên cứu trước đây ghi
nhận chúng phân bố tại đảo Cát Bà nhưng cuộc khảo sát gần đây nhất của
Viện Điều tra và Quy hoạch rừng (FIPI) thực hiện vào năm 2005, những loài
trên đã không còn xuất hiện ngoài tự nhiên trên đảo Cát Bà, nghĩa là chúng đã
bị tuyệt chủng trên đảo Cát Bà (Lê Hiền Hào và Nguyễn Cử (1960 -1962)[5]).
Hiện tại, một trong những loài thú lớn còn sót lại ngoài tự nhiên trên
đảo Cát Bà là Sơn Dương (Capricornis milneedwardsii). Đây là loài thú quý
hiếm được liệt kê ở mức nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007
[2] và sắp bị đe dọa (NT) trong Danh lục đỏ Thế giới (IUCN, 2015)[18].



2

Ngoài ra, loài này cũng có trong phụ lục I và phụ lục IB của CITES
(2015)[16] và Nghị định 32 năm 2006 [3].
Theo các tài liệu nghiên cứu đã công bố, trước những năm 1990, trên
đảo Cát Bà Sơn Dương có số lượng tương đối lớn và chúng có mặt rộng khắp
trên toàn đảo. Tuy nhiên, do áp lực của săn bắt số lượng Sơn dương đang bị
suy giảm và vùng phân bố cũng bị thu hẹp. Một số khu vực trên đảo có thể
xem như Sơn dương bị tuyệt chủng cục bộ [13].
Để có được các giải pháp quản lý và bảo tồn quần thể Sơn dương kịp
thời và hữu hiệu cần có cơ sở dữ liệu về loài như tình trạng, phân bố của quần
thể, các mối đe dọa đến loài và sinh cảnh. Tuy nhiên, những thông tin này
hiện nay đang còn thiếu đối với Vườn Quốc gia Cát Bà, vì vậy công tác quản
lý bảo tồn loài gặp nhiều khó khăn và chưa thực sự mang lại hiệu quả.
Mục tiêu của nghiên cứu này là làm rõ số lượng quần thể Sơn dương
cũng như phân bố của chúng; xác định rõ các mối đe dọa đến loài và sinh
cảnh của Sơn dương. Kết quả sẽ là cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp
quản lý và bảo tồn lâu dài quần thể Sơn dương nói riêng và đa dạng sinh học
tại Vườn Quốc gia Cát Bà nói chung.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Phân loại học Sơn dương
Theo các nguyên tắc phân loại của Wilson và Reeder (2005), giống
Capricornis đã xác định được 06 loài (bảng 1.1): Trong đó
Bảng 1.1: Phân loại giống Sơn dương theo Winson và Reeder (2005)
STT

1
2
3
4
5
6

Tên Khoa học

Phân bố

Capricornis crispus

Nhật Bản

Capricornis milneedwardsii

Trung Quốc và các nước
Đông Nam Á (Việt Nam)

Capricornis rubidus

Myanmar

Capricornis sumatraensis

Indonesia, Malaysia và miền
nam Thái Lan

Capricornis swinhoei


Đài Loan, một số tỉnh của
Trung Quốc

Capricornis thar

dọc theo dãy Himalaya

Loài Sơn Dương (Capricornis milneedwardsii) có vị trị trí phân loại như
sau:
Giới (Kingdom)

Animalia

Ngành (phylum)

Chordata

Lớp (class)

Mammalia

Bộ (order)

Artiodactyla (Móng guốc ngón chẵn)

Họ (family)

Bovidae (Trâu Bò)


Chi (genus)

Capricornis

Loài (species)

C. milneedwardsii

Trong luận văn này sẽ sử dụng tên khoa học của loài Sơn dương là
(Capricornis milneedwardsii , David, 1869). Đây là tên khoa học được nhiều


4

nhà khoa học và tài liệu sử dụng cho loài Sơn dương ở Việt Nam hiện nay
(Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009; Francis, 2008; Đặng Huy
Huỳnh et al., 2007)
1.2. Phân bố của loài Sơn dương (Capricornis milneedwardsii )
1.2.1. Phân bố trên thế giới
Sơn dương chủ yếu phân bố ở Myanmar, Campuchia, phía nam và
miền trung Trung Quốc (dãy Himalaya và phía đông Tây Tạng, phía nam
Cam Túc đến Chiết Giang và phía nam đến Vân Nam), Lào, Thái Lan, và Việt
Nam. Bản đồ phân bố của Sơn dương được trình bày trên hình 1.1. (Grubb,
2005; IUCN, 2015).

Hình 1.1: Phân bố của loài Sơn dương (Capricornis milneedwardsii).
Nguồn: IUCN (2015).

1.2.2. Phân bố ở Việt Nam
Ơ Việt Nam phạm vi phân bố của chúng rất rộng, chúng từng phân bố

từ biên giới giáp Trung Quốc tới tận nam Tây Nguyên, đổ dài từ các tỉnh phía
Bắc như Sơn La, Cao Bằng, Lai Châu, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hải Phòng đến


5

các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh,
2009 [4]; SĐVN, 2007[2]).
1.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái
1.3.1. Đặc điểm hình thái
Sơn Dương là loài thú lớn. Con trưởng thành trên 150kg. Hình dáng
gần giống Nai, trên đỉnh đầu có đám lông dài tạo thành bờm, có những chùm
lông dài phủ từ tai đến góc miệng. Cả đực và cái đều có sừng ngắn không dài
quá 30 cm, sừng hình ống tròn có nhiều nếp ngang úp vào xương sừng, nút
sừng nhọn cong về phía sau, sừng không phân nhánh. Toàn thân phủ lông
dầy, dài, cứng, màu xám đen hoặc xám tro. Từ trán đến vai lông rất dài tạo
thành bờm. Đuôi rất ngắn [2]
1.3.2. Sinh thái và tập tính
Sinh cảnh sống: Sơn dương sống trong kiểu rừng trên núi đá ở đảo Cát
Bà. Tuy nhiên, nơi sống của chúng rất khác nhau: rừng giàu, rừng nghèo và
thậm chí cả ở những chỗ núi đá trọc có cây bụi và dây leo (Đỗ Tước, Đặng
Thăng Long, Nguyễn Hữu Tùng (2006)[13]
Nơi ở: Sơn Dương sống ở những vùng rừng núi đá vôi ở độ cao 50 200m so với mặt biển. Nơi ở trú ẩn thường là hang hốc đá [2]
Thức ăn: Sơn Dương kiếm ăn ở lưng chừng núi đá và cả trên đỉnh núi.
Thức ăn là cỏ, lá cây, cành cây nhỏ, mầm cây, quả cây, rêu và địa y trên vách
đá [2]
Di chuyển và kiếm ăn: Hoạt động ban ngày từ 4 - 5 giờ sáng đến 4 - 5
giờ chiều. Vùng hoạt động cá thể không lớn và ổn định lâu dài nên dễ bị săn
bắn và bẫy bắt [2]
Tập tính xã hội: Sống thành từng nhóm 3 - 4 cá thể, con già thường

sống đơn độc. Kẻ thù của Sơn dương (với con non) là thú ăn thịt cỡ lớn: Hổ,
Báo…[2]. Chống lại kẻ thu bằng cách sử dụng sừng của nó. Đi lại, nhảy trên


6

núi đá rất giỏi và bước nhảy rất chính xác, Bơi lội rất tốt. Đường di chuyển
được đánh dấu bằng các dấu vết như dấu phân, dấu cà và mùi hôi đặc trưng.
Sinh Sản: Mùa sinh sản tập trung vào tháng 3 - 4. Động dục và ghép đôi
vào tháng 8 – 10. Thời gian có chửa 210 - 240 ngày. Mỗi năm một lứa, mỗi lứa
1 con. Tuổi động dục của Sơn Dương cái trong khoảng 30 – 36 tháng tuổi [2].
1.4. Bảo tồn loài Sơn dương
1.4.1. Bảo tồn ở trên thế giới
Mặc dù có vùng phân bố rộng, loài Sơn Dương cũng đang đối mặt với
những đe doạ to lớn và luôn thay đổi, tác động của mỗi quần thể phụ thuộc
vào vị trí phân bố (Shackleton, 1997). Sơn dương bị săn bắt nhiều để lấy thịt
và da cũng như các phần khác của cơ thể, thường chúng được tin rằng có giá
trị làm thuốc (Nowark, 1999). Suy giảm sinh cảnh cũng là một đe doạ đáng e
ngại, với khai thác và phá rừng để có đất canh tác đã ảnh hưởng rất lớn đến
sinh cảnh của Sơn dương ở nhiều vùng, và khai thác khoáng sản có thể tác
động sinh cảnh của nhiều quần thể ở Malaysia (Shackleton, 1997). Các mối
đe doạ khác bao gồm một số lượng lớn về mìn ở Campuchia, và tuyết lở ở
vùng núi của Nepal, đã làm chết một số lượng lớn cá thể trong suốt mùa động
khi có tuyết rơi. Sơn dương cũng bị đánh bẫy và bắn ở các nước Đông Nam Á
(Nowrk, 1999). Những hòn đảo nhỏ ở Malaysia và Sumatra loài Sơn dương
(Capricornis sumatraensis) đang bị đe doạ nặng nề vì mất sinh cảnh và hiện
tượng săn bắt.[19]
1.4.2. Bảo tồn Sơn dương ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo các chuyên gia về thú lớn báo cáo rằng, Sơn dương
chỉ phân bố ở các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên từ miền Bắc vào tới tỉnh

Kon Tum, điển hình là các khu vực có núi đá vôi [1]. Hiện chưa có một báo
cáo đánh giá chính thức về tình trạng phân bố của loài ở các khu vực trên.
Tuy nhiên, theo thông tin từ mạng lưới bảo tồn của Việt Nam thì loài Sơn


7

dương đang đứng bên bờ tuyệt chủng, thậm chí nhiều vườn quốc gia và khu
bảo tồn được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng tình trạng bẫy bắt vẫn diễn ra thường
xuyên và phổ biến.[15]
1.4.3. Bảo tồn Sơn dương ở Cát Bà
Tại Thành phố Hải Phòng, cụ thể ở Cát Bà cho tới nay có nhiều chương
trình nghiên cứu về khu hệ động vật. Tuy nhiên, hầu hết những chương trình
nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá tính đa dạng về thành phần loài trên đảo Cát
Bà, chỉ có Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà nghiên cứu chuyên sâu về số lượng cá
thể của loài Voọc Cát Bà. Ngoài ra không có một chương trình nào đánh giá
chuyên sâu về vấn đề này, kể cả các loài thú đang có nguy cấp cao, trong đó
có loài Sơn dương.[8]
Do thông tin về tình trạng loài, phân bố, các mối đe dọa rất ít và thiếu
nên công tác quản lý và bảo tồn loài Sơn dương tại VQG Cát Bà đang gặp
nhiều khó khăn, chưa thể đưa ra các biện pháp và chương trình hành động cụ
thể để bảo tồn loài một cách hiệu quả. Nhiều khu vực đã xảy ra tình trạng cục
bộ loài Sơn dương. Loài Sơn dương có thể biến mất khỏi Đảo Cát Bà trong
tương lai nếu chúng ta không có một giải pháp hữu hiệu và có cơ sở khoa học
để quản lý và bảo tồn loài cũng như sinh cảnh của chúng.


8

Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng cơ sở dữ liệu về loài, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của
loài Sơn dương trên đảo Cát Bà huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được hiện trạng của loài Sơn dương tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định được sự phân bố của Sơn dương theo độ cao và sinh cảnh
- Xác định các mối đe dọa tới loài Sơn dương.
- Đề xuất được các giải pháp quản lý bảo vệ hiệu quả loài Sơn dương
trong Vườn Quốc gia Cát Bà.
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Loài Sơn Dương (Capricornis milneedwardsii
David, 1869 ) tại Vườn quốc gia Cát Bà.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Tại Vườn quốc gia Cát Bà
+ Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu trong 6 tháng từ tháng
11/2015 đến tháng 4/2016.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng loài Sơn dương tại VQG Cát Bà.
- Nghiên cứu sự phân bố của Sơn dương theo độ cao và sinh cảnh tại
VQG Cát Bà.
- Nghiên cứu và đánh giá các mối đe dọa đến loài Sơn dương tại VQG
Cát Bà.
- Đề xuất được một số giải pháp cho công tác bảo tồn Sơn dương tại
tại VQG Cát Bà.


9


2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập tất cả các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Sau đó tiến
hành rà soát, đánh giá và kế thừa có chọn lọc các thông tin. Các tài liệu thu
thập bao gồm:
- Báo cáo Kết quả quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn
Quốc gia Cát Bà đến năm 2020;
- Báo cáo chuyên đề khu hệ động vật Vườn quốc gia Cát Bà năm 2013;
- Báo cáo chuyên đề khu hệ thực vật Vườn Quốc gia Cát Bà năm 2013;
- Báo cáo chuyên đề du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cát Bà năm 2013;
- Báo cáo chuyên đề dân sinh kinh tế xã hội huyện Cát Hải năm 2013;
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ Quy hoạch Vườn Quốc gia Cát
Bà năm 2013;
- Số liệu: Dân sinh – Kinh tế - Xã hội. Cục thống kê huyện Cát Hải;
- Bản đồ phân bố động vật nguy cấp quý hiếm Vườn Quốc gia Cát Bà
năm 2013;
- Các nghiên cứu, dự án thực hiện trong Vườn quốc gia Cát Bà;
- Báo cáo tổng kết các năm của Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Cát Bà;
- Các văn bản pháp lý và chính sách có liên quan.
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích của phương pháp này là nhằm thu thập các thông tin sơ bộ về
hiện trạng, phân bố cũng như các mối đe dọa đến loài và sinh cảnh của các
loài Sơn dương.
Tiến hành phỏng vần 30 người. Trong đó có 20 cán bộ kiểm lâm VQG
Cát Bà và 10 người dân đang sinh sống tại xã Gia Luận đây là xã có số lượng
thợ săn nhiều nhất trong các xã vùng đệm của Vườn. Danh sách người tham gia
phỏng vấn được trình bày tại (Phụ lục: 03). Đối tượng phỏng vấn là những người


10


dân có kinh nghiệm đi rừng, thợ săn, và cán bộ kiểm lâm của VQG, thường
xuyên tuần tra kiểm soát. Nội dung phỏng vấn tập trung phỏng vấn để xác
định sơ bộ về sự có mặt của các loài cũng như những vùng phân bố của Sơn
Dương trong VQG. Các thông tin thu thập được từ phỏng vấn được được sử
dụng làm cơ sở cho quá trình thiết kế tuyến điều tra thực địa.[3]
Trong quá trình điều tra chuẩn bị sẵn bộ câu hỏi bán định hướng để thu
thập thông tin được tập trung về việc xác định các loài có mặt trong khu vực. Bộ
câu hỏi phỏng vấn và kết quả phỏng vấn được trình bày tại (phụ lục: 01,02,06).
Các thông tin được cung cấp từ người dân và cán bộ kiểm lâm được ghi
chép đầy đủ vào mẫu phiếu phỏng vấn và là cơ sở cho việc thiết kế tuyến điều
tra ngoài thực địa.
2.4.3. Phương pháp xác định hiện trạng loài Sơn Dương
Tuyến điều tra được sử dụng để xác định hiện trạng (sự có mặt của loài
và kích thước quần thể) của loài Sơn dương tại khu vực nghiên cứu. Bản đồ
tuyến điều tra được thể hiện tại hình 2.1.


11

Hình 2.1: Hình ảnh tuyến điều tra Sơn dương tại VQG Cát Bà


12

Tổng số có 13 tuyến điều tra được lập với độ dài từ 6 đến 12 km. Các
thông tin về tuyến được trình bày tại (bảng 2.1). Tuyến điều tra được thiết kế
đi qua các dạng sinh cảnh khác nhau. Người điều tra tiến hành đi chậm trên
tuyến và quan sát một cách kỹ lưỡng trên tuyến và cả 2 phía bên tuyến.
Tổng số 13 tuyến điều tra trong 05 khu vực phân bố Sơn dương đã

được thành lập để xác định được thực trạng phân bố và số lượng cá thể Sơn
dương. Tuyến điều tra được xây dựng dựa trên các đường di chuyển của Sơn
dương ở ngoài thực địa. Trong quá trình di chuyển, người điều tra di chuyển
với tốc độ trung bình quan sát hai bên của tuyến điều tra, kiểm tra kỹ những
eo tiếp giáp của những hòn đảo nhỏ, các phén (yên ngựa) giáp sườn núi và
các điểm có vũng nước. Trong quá trình di chuyển luôn để máy GPS hoạt
động nhằm ghi lại tuyến điều tra. Do quần thể Sơn dương hiện tại tại Cát Bà
còn ít và rất sợ khi gặp người trong rừng. Vì vậy, việc quan sát trực tiếp đối
với Sơn dương là rất khó. Thay vì vậy, những bằng chứng về sự có mặt của
Sơn dương cũng như số lượng các thể đều được quan sát qua các bằng chứng
gián tiếp sau:


13

Bảng 2.1: Hệ thống tuyến điều tra Sơn dương tại VQG Cát Bà

TT

Khu vực

Tọa độ

Tuyến

Điểm đầu

số
x


1

2

3

4

5

Giỏ Cùng

Vạn Tà

Trà Báu

Trung

Chiều
Điểm cuối

y

x

dài
y

(Km)


1

0717953

2301222

0718109

2301211

12,0

2

0716217

2301637

716203

2301643

11,0

3

0717907

2299719


0717963

2299700

10,0

4

0718019

2301911

0718141

2301741

12,0

5

0716925

2303058

0717865

2302837

9,5


6

0716954

2302702

0717210

2302699

8,5

7

0714163

2304264

0714125

2304219

10,5

8

0714017

2304275


0714169

2304427

8,0

9

0712501

2305041

0712470

2305242

6,0

10

0714092

2303639

0714093

2303640

12,5


11

0707061

12

0707061

2303116

0707225

2302309

10,5

13

0705165

2306943

0705077

2306973

12,0

2303116


0707225

2302309

6,0

Tâm VQG
Gia Luận

+ Đối với dấu phân: Người điều tra cần xác định độ cao dấu vết, tình
trạng dấu vết (mới hay cũ, cách thời điểm điều tra bao lâu), ghi nhận những
dấu vết phân mới về chỉ tiêu độ dài của viên phân, độ rộng của viên phân và
độ rộng trung bình của 2 đầu viên phân, người điều tra cần mô tả chi tiết dấu
vết ghi nhận được. Tất cả những thông tin trên được ghi cẩn thận vào mẫu
phiếu điều tra có sẵn.[10]
+ Đối với dấu chân: Người điều tra cần xác định tọa độ GPS, độ cao
dấu vết, tình trạng dấu vết (mới hay cũ, cách thời điểm điều tra bao lâu,
thường thì dấu dấu chân cho ta biết Sơn dương mới hoạt động tại khu vực này


14

trong thời gian gần đây vì dấu dấu chân thương để lại ngay sau khi có đợt
mưa trước đó), cần ghi nhận dấu dấu chân về các chỉ tiêu như chiều dài móng,
chiều rộng của móng. Vì địa hình ở khu vực nghiên cứu là địa hình núi đá vôi,
chính vì vậy khả năng tìm thấy dấu dấu chân là tương đối khó vì dấu chân khó
để lại trên nền đá và như thế ta cũng rất khó có thể xác định được khoảng
cách giữa các bước móng.[10]
+ Đối với vết trà sát thân cây: Người điều tra cần xác định toạ độ dấu
vết, độ cao dấu vết, dấu vết trên thân cây gì? tình trạng dấu vết (mới hay cũ,

cách thời điểm điều tra bao lâu, thường thì dấu vết còn mới là những dấu vết
có màu sắc còn tươi và nhẵn, còn những dấu vết đã cũ là những dấu vết có
màu sắc sấm tối, hoặc vết cà đã bị nồi). Ngoài ra, người điều tra cần xác định
một số thông tin quan trọng khác về vết cà như chiều dài vết trà sát, chiều
rộng vết trà sát và chiều cao tính từ mặt đất đến đỉnh của vết trà sát. Từ số đo
của các vết cà mới và các dấu vết khác người điều tra có thể nhận định được
tại khu vực điều tra có mấy cá thể sơn dương hoạt động. Từ chiều rộng của
vết trà sát có thể xác định được chiều rộng bụng của con sơn dương, chiều cao
tính từ mặt đất nên đỉnh vết trà sát có thể xác định được chiều cao của con sơn
dương. Tất cả những thông tin ghi nhận về dấu vết được ghi nhận cẩn thận
vào bảng biểu có sẵn.[10]
+ Đối với vết ăn: Người điều tra cần xác định toạ độ dấu vết ăn, độ cao
dấu vết ăn, dấu vế ăn trên cây gì? tình trạng dấu vết (mới hay cũ, cách thời
điểm điều tra bao lâu, thường thì những dấu vết ăn là nhựa vẫn còn ướt hay
cảm giác mới khô và các ngọn cây mầm non vẫn chưa mọc). Ngoài ra cần xác
định thêm thông tin về vị trí dấu vết ăn trên cây (như ăn lá, ngọn cây, lá và
thân, hay toàn bộ cây). Tất cả những thông tin ghi nhận về dấu vết được ghi
nhận cẩn thận bằng máy GPS và bảng biểu có sẵn.[10]
+ Đối với vết nằm ngủ: Người điều tra cần xác định toạ độ và độ cao
dấu vết nằm bằng máy GPS, dấu vế nằm ở đâu? Mô tả chi tiết dấu vết nằm?


15

tình trạng dấu vết (mới hay cũ, cách thời điểm điều tra bao lâu, thường thì các
vết nằm ngủ thường ở những vách đã nhô ra ngoài và những hang nông), vết
nằm rộng hay hẹp. Tất cả những thông tin ghi nhận về dấu vết được ghi nhận
cẩn thận bằng máy GPS và bảng biểu có sẵn [10] (Phụ lục: 04, 05)
2.4.4. Phương pháp xác định số lượng cá thể Sơn dương
Việc xác định số lượng cá thể Sơn dương là tương đối khó. Chính vì

vậy, việc xác định số lượng cá thể chỉ có thể mang tính ước lượng, bởi sự di
chuyển của loài tới các khu vực khác nhau là rất rộng. Trong khuân khổ của
đề tài này chỉ có thể ước lượng được tương đối về số lượng cá thể Sơn dương
còn lại tại đảo Cát Bà.
Để ước lượng được tương đối về số lượng cá thể sơn dương, đề tài tiến
hành điều tra một cách tổng thể và trong thời gian liên tục giữa các khu vực
với nhau. Nghĩa là tiến hành điều tra trong thời gian liên tục tại khu vực này
sau đó tiến hành điều tra trong một thời gian liên tục ở khu vực gần khu vực
điều tra trước đó, và cứ tiến hành liên tục như thế cho đến khi điều tra hết
toàn bộ khu vực cần điều tra. Với phương pháp này việc xác định những dấu
vết mới ở 2 khu vực khác nhau trong thời gian ngắn có thể nói nên rằng các
cá thể ở các khu vực là khác nhau, vì trong thời gian ngắn loài không thể di
chuyển nhanh đến các khu vực khác nhau. Kết hợp với đo kích thước viên
phân ở từng dấu bãi phân khác nhau, kích thước dấu chân chân khác nhau,
kích thước dấu vết cà khác nhau và những nhận định từ thực tế chúng ta có
thể ước lượng được số lượng cá thể sơn dương một cách tương đối. Tuy nhiên
với phương pháp này ta chỉ có thể xác định quần thể loài còn số lượng cá thể
quá ít. Nếu số lượng cá thể còn nhiều thì không thể áp dụng được phương
pháp này vì mỗi khu vực có thể thấy nhiều bãi phân được thải ra trong một
thời gian nhất định. Với tình trạng thực tế của loài Sơn dương tại đảo Cát Bà
thì việc áp dụng phương pháp này là tối ưu nhất.


16

2.4.5. Phương pháp xác định phân bố Sơn dương theo đai cao và sinh cảnh
2.4.5.1. Phương pháp xác định phân bố Sơn dương theo đai cao
Để xác định phân bố theo đai cao. Khi lập tuyến điều tra phải lựa chọn
tuyến đi điển hình có các độ cao khác nhau để đánh giá khách quan sự có mặt
của Sơn dương trên các độ cao khác nhau. Trên tuyến điều tra khi gặp dấu vết

Sơn dương như (vết phân, dấu vết trà sát, vết ăn, vết nằm ngủ, dấu chân) các
dữ liệu ghi chi tiết đầy đủ các thông tin vào biểu điều tra đã chuẩn bị trước
như: Tọa độ, Độ cao, loại dấu vết, tình trạng mới, cũ được trình bày tại (bảng
2.2). [9]
2.4.5.2. Phương pháp xác định phân bố Sơn dương theo sinh cảnh
Để xác định phân bố theo sinh cảnh. Khi lập tuyến điều tra phải lựa
chọn tuyến đi điển hình có loại sinh cảnh rừng khác nhau để đánh giá khách
quan sự có mặt của Sơn dương trên các sinh cảnh rừng khác nhau. Trên tuyến
điều tra khi gặp dấu vết Sơn dương như (vết phân, dấu vết trà sát, vết ăn, vết
nằm ngủ, dấu chân).[9] Sinh cảnh rừng được mã hóa bằng số ví dụ: (1) Rừng
nguyên sinh thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi để đảm bảo trong quá trình
đi điều tra các dữ liệu ghi chi tiết đầy đủ các thông tin vào biểu điều tra đã
chuẩn bị trước.
Qua bảng tổng hợp cho thấy Sơn dương thích hợp với loại sinh cảnh
nào. (bảng 2.2)
Bảng 2.2: Khu vực phân bố Sơn dương theo độ cao và sinh cảnh
Khu vực

Cấp độ cao

Sinh cảnh

2.4.6. Phương pháp xác định, đánh giá các mối đe doạ đến loài và sinh
cảnh của loài Sơn Dương
Các mối đe dọa đối với loài Sơn Dương và sinh cảnh của chúng tại khu
vực điều tra sẽ được xác định bằng phương pháp phỏng vấn, và điều tra thực địa
và phương pháp đánh giá các mối đe dọa của Margoluis and Salafsky (2001).


17


Quan sát trực tiếp và phỏng vấn người dân các thông tin về mức độ tác
động của con người vào tài nguyên rừng như: Săn bắt động vật hoang dã, khai
thác gỗ, đốt nương làm rẫy, chăn thả gia súc... các thông tin thu thập được ghi
vào mẫu bảng sau (Phụ lục: 08,09)
Đánh giá các mối đe dọa
Sau khi xác định và liệt kê các mối đe doạ trong VQG tiến hành đánh
giá cho điểm theo thứ tự từ 1 đến n điểm, tương ứng với n mối đe dọa tùy
từng mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ và tránh cho hai mối đe dọa có số điểm
bằng nhau dựa trên 3 tiêu chí: Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa, cường độ
ảnh hưởng của mối đe dọa và tính cấp thiết của mối đe dọa. Theo phương
pháp của (Margoluis and Salafsky, 2001). Được trình bày tại bảng 2.3
- Phạm vi ảnh hưởng của mối đe dọa: Mối đe dọa được xem xét ảnh
hưởng đến toàn bộ diện tích hay chỉ một phần diện tích trong khu vực nghiên
cứu. Mối đe dọa nào có diện tích bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ cho số điểm cao
nhất, sau đó điểm cho giảm dần ở các mối đe dọa khác theo giảm về diện tích
bị ảnh hưởng.
- Cường độ của mối đe dọa: Xem xét liệu mối đe dọa đó phá hủy toàn
bộ sinh cảnh hay chỉ ảnh hưởng một phần trong khu vực nghiên cứu. Mối đe
dọa nào có cường độ phá hủy lớn sẽ cho điểm cao nhất và cho điểm giảm dần
theo cường độ phá hủy đối với các mối đe dọa khác.
- Tính khẩn cấp của mối đe dọa: Xem xét mối đe dọa đang xảy ra ở
hiện tại hay sẽ xảy ra trong tương lai. Mối đe dọa nào đang diễn ra ở thời
điểm hiện tại thì cho điểm cao nhất và số điểm các mối đe dọa khác được cho
giảm dần nếu thời điểm xảy ra càng xa hiện tại.


×