Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và khả năng gây trồng cây kim giao (podocarpus fleuryi hickel) tại rừng quốc gia đền hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 108 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn
được thu thập công khai chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu này
chưa được sử dụng cho công trình nghiên cứu khoa học hoặc bảo vệ cho học vị
nào.
Hà Nội, Ngày 10 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Hà Thị Thúy Hằng


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và khả năng
gây trồng cây Kim giao (Podocarpus fleuryi Hickel) tại RQG Đền Hùng,
tỉnh Phú Thọ được hoàn thành theo chương trình đào tạo thạc sỹ khoa học
Lâm nghiệp khoá học 2012 – 2014 tại trường Đại học Lâm nghiệp.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tôi xin trân trọng cảm
ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Đào tạo sau Đại học, các
thầy cô giáo, đặc biệt là thầy PGS.TS. Bùi Thế Đồi, người trực tiếp hướng
dẫn đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu
cho tôi trong thời gian học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám đốc Khu di tích
lịch sử Đền Hùng, người thân, các bạn đồng nghiệp và bạn bè xa, gần đã giúp
đỡ tôi về thời gian, vật chất, tinh thần để tôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã làm việc với tất cả những nỗ lực, nhưng vì trình độ và thời
gian còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa


học, các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 10 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Hà Thị Thúy Hằng


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ..................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các hình ......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1. Trên thế giới............................................................................................ 3
1.1.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học loài cây ..................... 3
1.1.2. Nghiên cứu về nhân giống ............................................................... 5
1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 6
1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái loài cây ............................ 6
1.2.2. Nghiên cứu về nhân giống và gây trồng một số loài cây lâm nghiệp ..... 9
1.3. Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây Kim giao....................................... 12
1.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cây Kim giao ................................ 12
1.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ............................................................ 13

1.4. Cơ sở khoa học của việc nhân giống bằng hom ................................... 17
1.4.1. Khái niêm và cơ sở di truyền học của nhân giống bằng hom ........ 17
1.4.2. Các nhân tố bên trong..................................................................... 18
1.4.3. Các nhân tố bên ngoài .................................................................... 21
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 26
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 26


iv

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 26
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 26
2.3. Nội dung nghiên cứu. ........................................................................... 26
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và sinh trưởng của cây
Kim giao tại Rừng quốc gia Đền Hùng .................................................... 26
2.3.2. Nghiên cứu các biện pháp nhân giống và gây trồng cây Kim giao 27
2.3.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển cây Kim giao tại Rừng quốc
gia Đền Hùng............................................................................................ 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 27
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu .......................................................... 27
2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp ............................................................. 27
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU......................................................................................................................... 38
3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 38
3.1.1. Vị trí địa lý, hành chính .................................................................. 38
3.1.2. Địa hình, địa mạo ........................................................................... 38
3.1.3 Đất đai, thổ nhưỡng ......................................................................... 39
3.1.4. Khí hậu, thủy văn ........................................................................... 41
3.1.5. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................. 44

3.1.6. Cơ sở hạ tầng .................................................................................. 45
3.2. Nhận xét và đánh giá chung ................................................................. 45
3.2.1. Thuận lợi ........................................................................................ 45
3.2.1. Khó khăn ........................................................................................ 45
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 48
4.1. Đặc điểm sinh học và sinh trưởng của loài cây Kim giao tại Rừng quốc
gia Đền Hùng ............................................................................................... 48
4.1.1. Đặc điểm hình thái cây Kim giao................................................... 48


v

4.1.2. Đặc điểm vật hậu loài Kim giao tại RQG Đền Hùng .................... 50
4.1.3. Đặc điểm sinh thái và phân bố loài Kim giao tại RQG Đền Hùng,
tỉnh Phú Thọ ............................................................................................. 51
4.1.4. Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi có loài Kim giao phân
bố tại RQG Đền Hùng ............................................................................. 56
4.2. Nghiên cứu các biện pháp nhân giống cây Kim giao. ......................... 60
4.2.1. Nghiên cứu sử dụng chất điều hòa sinh trưởng để giâm hom Kim giao
................................................................................................................................60
4.2.2. Nghiên cứu tạo cây con Kim giao bằng phương pháp gieo hạt. .... 71
4.2.3. Đề xuất kỹ thuật nhân giống và điều kiện gây trồng cây Kim giao
tại rừng Quốc gia Đền Hùng .................................................................... 74
4.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Kim giao tại RQG
Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ .............................................................................. 76
4.3.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác bảo tồn
loài Kim giao tại RQG Đền Hùng ............................................................ 76
4.3.2. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài Kim giao tại
RQG Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ ................................................................. 78
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................. 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Viết đầy đủ

CT

Công thức

D1.3

Đường kính ngang ngực

ĐT

Hướng đông tây

Dtán

Đường kính tán

DTB


Đường kính trung bình

Hdc

Chiều cao dưới cành

HTB

Chiều cao trung bình

HvN

Chiều cao vút ngọn

IAA

Axít Indolin axectic

IBA

Axit Indolin butic axit

NAA

Axít Napthalen axetic

NB

Hướng nam bắc


ODB

Ô dạng bảng

OTC

Ô tiêu chuẩn

RQG

Rừng quôc gia

STT

Số thứ tự

TB

Hướng tây bắc


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

2.1


Biểu theo dõi về hom ra số lượng rễ

34

2.2

Biểu theo dõi về số rễ/ hom và chiều dài rễ

35

4.1

Kết quả theo dõi một số yếu tố khí tượng tại RQG Đền Hùng

51

4.2

Các loại đất trong khu vực RQG Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ

52

4.3

Một số chỉ tiêu lý tính của đất thuộc RQG Đền Hùng

54

4.4


Đặc điểm phân bố của loài Kim giao phân theo đai cao, trạng

Trang

thái rừng tại RQG Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ

55

4.5

Sinh trưởng D1.3 và HVN của lâm phần nơi có Kim giao phân bố

57

4.6

Ảnh hưởng của nồng độ thuốc đến tỉ lệ hom ra rễ

62

4.7

Ảnh hưởng của nồng độ thuốc đến số rễ trên hom

63

4.8

Sai dị giữa các nồng độ


64

4.9

Ảnh hưởng của loại hom đến khả năng ra rễ của hom Kim giao

68

4.10 Chất lượng cây con Kim giao 8 tuần tuổi

73

4.11 Sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao cây con Kim giao

73


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT

Trang

1.1

Cây Kim giao (Podocarpus flueryi Hickel) 12 tuổi


16

1.2

Hoa của cây Kim giao (Podocarpus flueryi Hickel) 12 tuổi

17

4.1

Thân cây Kim giao (Podocapus flueryi Hickel) 14 tuổi

49

4.2

Lá Kim giao

49

4.3

Nụ hoa Kim giao

49

4.4

Quả Kim giao tại RQG Đền Hùng


50

4.5

Bố trí thí nghiệm giâm hom cây Kim giao

61

4.6

Biểu đồ tỷ lệ hom ra rễ ở các nồng độ

62

4.7

Biểu đồ số rễ/hom ở các nồng độ và đối chứng

65

4.8

Biểu đồ chiều dài rễ ở các nồng độ và đối chứng

66

4.9

Hom Kim giao giâm ở nồng độ IBA khác nhau


67

4.10 Biểu đồ ảnh hưởng của loại hom đến số hom ra rễ

69

4.11 Biểu ảnh hưởng của loại hom đến chiều dài rễ/hom

70

4.12 Biểu đồ ảnh hưởng của loại hom đến số rễ/hom

71


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua do nhiều nguyên nhân khác nhau, diện tích rừng
tự nhiên của nước ta ngày càng bị thu hẹp về diện tích và giảm sút về chất
lượng. Nhận thức rõ những giá trị, tầm quan trọng cũng như nguy cơ suy
thoái của tài nguyên rừng, sự suy giảm đa dạng sinh học nên Nhà nước và
Chính phủ Việt Nam đã sớm có những chính sách cũng như chiến lược nhằm
bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng một cách ổn định và bền vững.
Đền Hùng là di tích nổi tiếng trong lịch sử dựng nước của Việt Nam, là
nơi thờ tự các vua Hùng. Người dân Việt Nam luôn hướng về Đền Hùng – nơi
cội nguồn của dân tộc. Các khu rừng tự nhiên được bảo vệ, tôn tạo cùng với
các loài cây cổ thụ cao lớn hoà hợp với những di tích lịch sử, văn hoá tín
ngưỡng và kiến trúc được giữ gìn đã tạo cho cảnh quan Khu di tích Đền Hùng
càng thêm hùng vĩ, linh thiêng và huyền bí, là niềm tự hào của toàn dân tộc

Việt Nam.
Rừng quốc gia Đền Hùng được bảo tồn, tôn tạo, làm giàu hệ sinh thái
thông qua dự án “hỗ trợ khôi phục hệ sinh thái rừng nhiệt đới Khu di tích lịch
sử Đền Hùng” việc khôi phục và phát triển tài nguyên rừng đã xác định chủng
loại và cơ cấu cây trồng rừng, đặc biệt là các loài cây có giá trị về nhiều mặt,
phù hợp với điều kiện lập địa của địa phương. Đặc biệt là những thông tin đầy
đủ về bản chất các quy luật sống của rừng như: Đặc điểm sinh vật học, sinh
thái học của các loài; quá trình tái sinh, sự hình thành và phát triển của quần
xã để từ đó đề ra các giải pháp kỹ thuật Lâm sinh hợp lý, hiệu quả nhằm bảo
tồn đa dạng sinh học và phát triển cây rừng.
Kim giao là cây gỗ quý có phân bố tự nhiên ở nước ta. Cây có lá xanh
quanh năm, tán lá hình tháp đều rất đẹp, thân hình trụ tròn và thẳng. Với
những đặc điểm này Kim giao có thể trồng làm phong cảnh rất đẹp, với tán lá


2

khá rộng Kim giao cũng có thể trồng cây đường phố và trồng để tôn tạo nên
vẻ đẹp các công trình kiến trúc. Hơn thế nữa nhờ vào vẻ đẹp của tán lá xanh
quanh năm Kim giao được trồng để tạo phông màu rất đẹp, tạo sự hài hòa
giữa các màu sắc, tôn tạo nên các vẻ đẹp của các công trình nghệ thuật trong
các công viên, khu du lịch hay trong các công sở, các công trình tôn giáo như
đình chùa, nhà thờ, các công trình mang lối kiến trúc cổ Đông Á.
Ở Rừng quốc gia Đền Hùng, Kim giao được trồng hỗn giao trong rừng
và được trồng làm cây lưu niệm rất đẹp. Đến nay theo ý kiến của nhiều nhà
khoa học RQG Đền Hùng có rất nhiều loài cây cho gỗ, cây thuốc, cây làm
cảnh... mà hầu hết chưa được nghiên cứu về khả năng nhân giống, vì thế việc
nghiên cứu sử dụng và bảo tồn bền vững các cây đặc hữu, quý hiếm và sự
phong phú về đa dạng sinh học trong khu hệ thực vật rừng Đền Hùng, còn gặp
nhiều khó khăn, điển hình trong số đó là loài Kim giao.

Vì vậy, để góp phần vào việc bảo tồn và phát triển rộng rãi loài cây quý
này, thì cần phải có phương pháp nhân giống và gây trồng phù hợp để làm
tăng số lượng cây giống trồng rừng.
Do đó, đề tài: "Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và khả năng gây
trồng cây Kim Giao (Podocarpus fleuryi Hickel) tại Rừng quốc gia Đền
Hùng", tỉnh Phú Thọ là rất cần thiết.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học loài cây
Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài làm cơ sở đề xuất
biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong
kinh doanh rừng rất được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo đó,
các lý thuyết về hệ sinh thái, cấu trúc, tái sinh rừng được vận dụng triệt để
trong nghiên cứu đặc điểm của 1 loài cụ thể nào đó.
Tái sinh là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng,
đó là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn
hoàn cảnh rừng. Hiệu quả của tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ
thành loài, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố.
Odum E.P (1971) đã phân chia ra sinh thái học cá thể và sinh thái học
quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài,
trong đó chu kỳ sống, tập tính cũng như khả năng thích nghi với môi trường
được đặc biệt chú ý.
W. Lacher (1978) đã chỉ rõ những vấn đề cần nghiên cứu trong sinh
thái thực vật như: Sự thích nghi với các điều kiện dinh dưỡng khoáng, ánh
sáng, độ nhiệt, độ ẩm, nhịp điệu khí hậu. Lowdermilk (1927) đã đề ghị sử

dụng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống để điều tra tái sinh, với diện tích ô
đo đếm từ 1 đến 4 m2. Richards P.W (1952) đã tổng kết việc nghiên cứu tái
sinh trên các ô dạng bản và phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Để
giảm sai số, Barnard (1955) đã đề nghị phương pháp "Điều tra chẩn đoán"
theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của
cây tái sinh (Dẫn theo Nguyễn Thị Hương Giang, 2009).


4

Baur G.N (1962) cho rằng, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng
đã làm ảnh hưởng đến phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm thì ảnh
hưởng đó thường không rõ ràng. Đối với rừng nhiệt đới, số lượng loài cây
trên một đơn vị diện tích và mật độ tái sinh thường khá lớn. Vì vậy, khi
nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đánh giá chính xác tình hình tái sinh
rừng và có những biện pháp tác động phù hợp.
Baur G.N (1962) đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói
chung và cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đi
sâu nghiên cứu các nhân tố về cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh
áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Catinot (1965), Plaudy J đã nghiên cứu cấu
trúc hình thái rừng thông qua việc biểu diễn các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các
nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng
sống, tầng phiến,...
Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc
hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ.
Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do David và P.W Risa (19331934) đề sướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan, đến nay phương pháp đó
vẫn được sử dụng nhưng nhược điểm là chỉ minh hoạ được cách sắp xếp theo
hướng thẳng đứng trong một diện tích có hạn. Cusen (1951) đã khắc phục bằng
cách vẽ một số dải kề nhau và đưa lại một hình tượng về không gian 3 chiều.
Từ việc vận dụng các lý luận về sinh thái, tái sinh, cấu trúc rừng trên,

nhiều nhà khoa học trên thế giới đã vận dụng vào nghiên cứu đặc điểm sinh học,
sinh thái cho từng loài cây. Một vài công trình nghiên cứu có thể kể tới như:
Trung tâm Nông lâm kết hợp thế giới (World Agroforestry Centre,
2006), Anon (1996) đã nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài Vối thuốc
(Schima wallichii) và đã mô tả tương đối chi tiết về đặc điểm hình thái thân,
lá, hoa, quả, hạt của loài cây này, góp phần cung cấp cơ sở cho việc gây trồng


5

và nhân rộng loài Vối thuốc trong các dự án trồng rừng (dẫn theo Hoàng Văn
Chúc, 2009). Vối thuốc là loài cây tiên phong ưa sáng, biên độ sinh thái rộng,
phân bố rải rác ở các khu vực phía Đông Nam Châu Á. Vối thuốc xuất hiện ở
nhiều vùng rừng thấp (phía Nam Thái Lan) và cả ở các vùng cao hơn (Nepal)
cũng như tại các vùng có khí hậu lạnh. Là cây bản địa của Brunei, Trung
Quốc, ấn Độ, Lào, Myanmar, Nepal, Papua New Guinea, Phillipines,
Thailand và Việt Nam (World Agroforestry Centre, 2006). Vối thuốc là loài
cây tiên phong sau nương rẫy (Laos tree seed project, 2006) (dẫn theo Hoàng
Văn Chúc, 2009).
Theo Khamleck (2004), Họ Dẻ có phân bố khá rộng, với khoảng 900
loài chúng được tìm thấy ở vùng ôn đới Bắc bán cầu, cận nhiệt đới và nhiệt
đới, song chưa có tài liệu nào công bố chúng có ở vùng nhiệt đới Châu Phi.
Hầu hết các loài phân bố tập trung ở Châu Á, đặc biệt ở Việt Nam có tới 216
loài và ít nhất là Châu Phi và vùng Địa Trung Hải chỉ có 2 loài (dẫn theo Trần
Hợp, 2002).
1.1.2. Nghiên cứu về nhân giống
Nhân giống bằng hom đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất từ lâu.
Trải qua nhiều thế kỷ, những thành tựu về nhân giống vô tính nói chung và
nhân giống bằng hom nói riêng đã được khẳng định. Từ những năm 1900 đến
nay nhân giống bằng hom cây rừng đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước

trên thế giới như Brazil, Úc, Côngô, Nam Phi, Ấn Độ, Pháp, Đức, Nhật
Bản,... Các loài cây rừng được tập trung nghiên cứu nhân giống như: Bạch
đàn, Keo, các loài cây lá kim, các loài cây lá rộng ở Châu Âu, các loài cây đặc
hữu, các loài cây quý hiếm... Giống Keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng
(Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformit) được phát hiện lần
đầu tiên ở Astralia vào cuối năm 1970. Năm 1972, Hepburn và Shim phát
hiện ra Keo lai tại Sook, sabal (Malaysia). Năm 1976, đã chứng minh được


6

rằng Keo tai tượng và Keo lá tràm có thể thụ phấn chéo cho nhau, kết quả tạo
ra con lai có đặc điểm sinh trưởng hơn hẳn bố mẹ chúng. Tại hội nghị Lâm
Nghiệp ở Malaysia năm 1986, Rufeld và Lapongan đã trình bầy những phát
hiện của họ về cây Keo lai và năm sau Rufeld đã những kết quả nghiên cứu so
sánh cây Keo lai với bố mẹ chúng.
Những thành tựu đạt được trong nhân giống bằng hom và trồng rừng
bằng cây hom là kết quả nghiên cứu nhiều năm của nhiều thế hệ các nhà khoa
học lâm nghiệp trên thế giới. Đây là một tiến bộ trong công tác nhân nhanh
giống cây rừng được cải thiện, tạo tiền đề cho việc tăng sản lượng và chất
lượng rừng trồng, đáp ứng nhu cầu đời sống ngày càng cao của xã hội.
Trên thế giới việc tạo giống cây trồng lâm nghiệp bằng phương pháp
giâm hom đã được nghiên cứu và ứng dụng từ lâu. Việc nghiên cứu và ứng
dụng phương pháp nhân giống sinh dưỡng đã đạt được những thành tựu: sản
xuất cây con bằng hom đã được sử dụng trong sản xuất lâm nghiệp với nhiều
loài cây.
Tuy nhiên số tác giả nghiên cứu về loài cây Kim giao không nhiều, phần
lớn các tác giả nghiên cứu về lĩnh vực phân loại, giám định để giới thiệu loài
trong phân loại thực vật. Trong “ Hình vẽ cây gỗ Vân Nam” của Lâm học
Viện Tây Nam và Sở Lâm nghiệp Vân Nam Trung Quốc các tác giả đã khẳng

định: Cây Kim giao phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái loài cây
Ở nước ta, nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài cây
bản địa đã có khá nhiều nhưng còn tản mạn, có thể tổng hợp một số thông tin
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sau:
Nguyễn Bá Chất (2001) đã nghiên cứu đặc điểm lâm học và biện pháp
gây trồng nuôi dưỡng cây Lát hoa, ngoài những kết quả nghiên cứu về các đặc


7

điểm phân bố, sinh thái, tái sinh,... tác giả cũng đã đưa ra một số biện pháp kỹ
thuật gieo ươm cây con và trồng rừng đối với Lát hoa [9].
Lê Văn Long (2011) "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và nhân
giống làm cơ sở bảo tồn loài Cẩm lai Bà rịa (Dalbergia bariaensis Pierre) tại
Vườn Quốc gia Cát Tiên" [27] ngoài những kết quả về các đặc điểm hình thái,
tái sinh tự nhiên, sinh trưởng và phân bố của loài, tác giả còn đưa ra một số
định hướng về kỹ thuật lâm sinh để tạo cây con từ hạt và trồng rừng đối với
loài cây này.
Vũ Văn Cần (1997) [8] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh
vật học của cây Chò đãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng ở Vườn
Quốc gia Cúc Phương, ngoài những kết luận về các đặc điểm phân bố, hình
thái, vật hậu, tái sinh tự nhiên, đặc điểm lâm phần có Chò đãi phân bố,... tác
giả cũng đã đưa ra những kỹ thuật tạo cây con từ hạt đối với loài cây Chò đãi.
Nguyễn Thanh Bình (2003) đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học
của loài Dẻ ăn quả phục hồi tự nhiên tại Bắc Giang [5]. Với những kết quả
nghiên cứu đạt được, tác giả đã đưa ra nhiều kết luận, ngoài những đặc điểm
về hình thái, vật hậu, phân bố, cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài, tác giả
còn cho rằng phân bố N-H và N-D đều có một đỉnh; tương quan giữa Hvn và

D1,3 có dạng phương trình Logarit.
Rừng lịch sử, văn hóa Đền Hùng được thành lập năm 2002 và nằm trong
hệ thống khu rừng đặc dụng Việt Nam. Để xây dựng khu di tích Đền Hùng
với quy mô xứng tầm với vị trí vốn có, dự án quy hoạch tổng thể khu di tích
lịch sử Đền Hùng đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích
là 1.030 ha (UBND tỉnh Phú Thọ 2002). Trong đó có nhiều nhóm dự án nhỏ
với mục tiêu là tôn tạo khu di tích và khôi phục hệ sinh thái rừng tự nhiên,
xây dựng vườn cây lưu niệm và cải tạo môi trường. Trong dự án này Trường
Đại học Lâm nghiệp đã tham gia, phối hợp thực hiện một số hạng mục như:


8

Thiết kế thi công hệ thống cây xanh (Đặng Văn Hà 2008; 2009); Viện điều tra
quy hoạch rừng được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn giao chủ trì
thực hiện việc quy hoạch và xây dựng vườn thực vật (Thông báo số 3167
TB/VP, ngày 28/8/2000, của Bộ NN và PTNT). Đến nay một số hạng mục
trong dự án tổng thể đã được hoàn thành góp phần tôn tạo khu di tích và mang
lại sự ấm cúng trong mỗi du khách khi về với Đền Hùng.
Năm 2000, vườn cây lưu niệm Rừng quốc gia Đền Hùng đã được xây
dựng với 61 tỉnh thành đã lựa chọn một số cây đặc trưng cho tỉnh mình để
trồng. Các loài cây trong vườn mang đậm nét văn hoá vùng miền của 61 tỉnh
thành ở Việt Nam đã mang lại ý nghĩa văn hoá to lớn cũng như cảm xúc cho
người dân và du khách khi đến tham quan khu vườn. Tại vườn cây lưu niệm
đã được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các Bộ, Ban Ngành trồng
178 cây thuộc 39 loài thực vật. Nhìn chung, các loài cây này bước đầu đã
thích nghi và phát triển khá tốt, trong đó có cây Kim giao tại khu vực Rừng
quốc gia Đền Hùng. Ngoài ra, vườn số 1 tại khu Rừng quốc gia Đền Hùng
bao gồm các loài cây được trồng bởi các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước qua nhiều thời kỳ đã làm tăng thêm vẻ tôn nghiêm của khu rừng. Năm

2005, Vườn lưu niệm số 2 cũng đã được mở rộng tại đồi Hóc Cọc, đã được
trồng với gần 20 loài thực vật.
Trong giai đoạn từ 2004 đến 2008, Chi cục Lâm nghiệp Phú Thọ đã
thực hiện đề tài nghiên cứu “Xây dựng vườn thực vật các loài cây rừng tỉnh
Phú Thọ có trong sách đỏ Việt Nam” Đề tài đã gây trồng được 65 loài cây
rừng có tại Phú Thọ, trong đó có 17 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam [7].
Trung tâm thực nghiệm lâm sinh Cầu Hai, Phú Thọ (Viện Khoa học
Lâm nghiệp) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu gây trồng 09 loài cây bản địa
miền Bắc tại Rừng quốc gia Đền Hùng” (chủ yếu là tại Phú Thọ) [31]. Đặc
biệt là đề tài nghiên cứu cấp nhà nước của TS. Hoàng Văn Sâm (Trường Đại


9

học Lâm Nghiệp Việt Nam, 2010) “Nghiên cứu trồng thử nghiệm tập đoàn
cây bản địa đặc trưng của các vùng miền trong cả nước tại Rừng quốc gia
Đền Hùng”[29]. Đề tài này đã tiến hành nghiên cứu tính đa dạng cây bản địa
cũng như điều kiện lập địa khu vực này nhằm chuẩn bị cho việc di thực các
cây bản địa đặc trưng trong cả nước về trồng tại Rừng quốc gia Đền Hùng.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu ở Rừng quốc gia Đền Hùng cũng
tiến hành trong nhiều lĩnh vực, như nghiên cứu về điều kiện lập địa, về kỹ
thuật trồng cây xanh, về chăn nuôi động vật, về chọn loại cây trồng, sưu tập
thực vật v.v. Nghiên cứu riêng về cây Kim giao chưa có, đặc biệt là Khả năng
nhân giống và gây trồng. Vì vậy, đề tài này nhằm tạo cơ sở đề xuất các biện
pháp nhân giống và gây trồng đồng thời bảo tồn và phát triển bền vững hệ
thống cây xanh khu vực Rừng quốc gia Đền Hùng.
1.2.2. Nghiên cứu về nhân giống và gây trồng một số loài cây lâm nghiệp
Ở Việt Nam, công tác nghiên cứu và sản xuất giống cây rừng bắt đầu
từ những năm 1960. Song trong một thời gian dài chỉ mới tập trung vào
nghiên cứu bảo quản hạt giống và trong một chừng mực nhất định là các biện

pháp để sản xuất được nhiều hạt giống mà chưa chú ý đến chất lượng di
truyền của hạt, mặt khác lại không chú ý đến đầy đủ các biện pháp thâm canh
khác, nên năng suất trồng rừng thấp, chất lượng cây trồng không tốt. Nếu
nhiệm vụ trồng rừng trước đây là phủ xanh thì ngày nay là trồng rừng theo
các mục tiêu kinh tế xã hội, chính vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu về tạo và chọn giống đáp ứng được mục đích.
Đến nay, kỹ thuật nhân giống bằng hom được đưa vào ứng dụng rất
phổ biến trong các đơn vị nghiên cứu cũng như các đơn vị sản xuất cây
con trồng rừng. Nhân giống bằng hom là công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho
các chương trình khảo nghiệm giống cho năng suất cao các loài cây bản


10

địa,... và ứng dụng rộng rãi để nhân nhanh một số loài cây quý hiếm nhằm
mục đích bảo tồn và phát triển nguồn gen cây rừng.
Từ lâu việc sử dụng các phương pháp nhân giống sinh dưỡng như: chiết,
ghép... các loài cây ăn quả, loài tre trúc, mía, sắn... được người dân biết đến.
Tuy nhiên, với các loài cây rừng thì phải đến năm 1976 những thực nghiệm
về nhân giống bằng hom với một số loài Thông và Bạch đàn mới được tiến
hành tại trung tâm nghiên cứu cây có sợi Phù Ninh – Phú Thọ. Đây là nghiên
cứu rất sơ khai song đã mở đầu cho các nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo ở
Việt Nam với nhiều loài cây rừng khác.
Các thực nghiệm về nhân giống bằng hom được tiến hành ở Viện khoa
học Lâm nghiệp từ năm 1983 – 1984 với một số loài như: Mỡ, Lát hoa, Bạch
đàn, nội dung tập trung nghiên cứu vào đặc điểm cấu tạo giải phẫu của hom,
ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm môi trường và việc xử lý các chất kích thích ra
rễ đến tỷ lệ sống, tỷ lệ ra rễ của hom giâm.
Ở nước ta, các nghiên cứu về cây Kim giao còn hạn chế, chủ yếu tập
trung nghiên cứu trong lĩnh vực dược liệu và thực phẩm

Nhân giống bằng hom đã được nghiên cứu và sử dụng ở nhiều trong
nông nghiệp. Nhưng trong lâm nghiệp, nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế,
mới chỉ tiến hành ở một số nơi như: Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam,
Trường Đại học Lâm nghiệp và một số các trung tâm nghiên cứu khác. Các
kết quả ban đầu đã đạt được với Bạch đàn, Keo, Song mật ở quy mô phòng thí
nghiệm và đã đưa các kết quả vào sản xuất
Nguyễn Việt Cường (2002) đã nghiên cứu khá toàn diện về lai giống
Bạch đàn Urophyla, Camaldulensis và Exserta từ việc nghiên cứu cơ sở khoa
học của lai giống thời kỳ nở hoa, cất trũ hạt phấn,... cho đến đánh giá khảo
nghiệm các tổ hợp lai. Bên cạnh các loài Keo và Bạch đàn, các nghiên cứu


11

cũng đã tập trung vào một số loài cây trồng rừng chủ lực khác như Thông
Caribê, Thông nhựa, Tràm có năng suất cao.
Từ những năm 1990, Lê Đình Khả và các cộng sự đã nghiên cứu giâm
hom cho Keo tai tượng, Keo lá tràm và Keo lai, các thí nghiệm tập trung
nghiên cứu về thời vụ giâm, loại nhà giâm hom, môi trường cắm hom và
phương pháp xử lý chồi, kết quả cho thấy việc sử dụng các chất điều hoà sinh
trưởng có ảnh hưởng đến hom giâm [25].
Lê Đình Khả và các tác giả đã thành công trong việc nghiên cứu nhân
giống các loài như Bạch đàn trắng (E. camandulensis) cho tỷ lệ ra rễ 95%,
Bạch đàn grandis (E. grandis) cho tỷ lệ ra rễ 95%,...[22].
Năm 1994, trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng đã tiến hành giâm
hom cành cây non Keo lá tràm và Keo tai tượng cho tỷ lệ ra rễ cao nhất,
đạt 80-90 % khi được xử lý với thuốc kích thích ra rễ IBA.
Vũ Thị Hiệp (2006), “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh
trưởng đến khả năng ra rễ trong giâm hom một số loài cây cảnh leo giàn”,
Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp [16].

Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải (1996) đã thử nghiệm nghiên cứu
nhân giống Pơ mu, kết quả cho thấy sử dụng IBA dạng bột nồng độ 1.0%1.5% cho tỷ lệ ra rễ rất cao từ 90-100%,.... Phạm Văn Tuấn (1997):
“Nhân giống cây rừng bằng hom”. Tổng luận chuyên khảo khoa học- kỹ
thuật lâm nghiệp”, Bộ NNvà PTNT, Hà Nội [29].
Các tác giả nghiên cứu giới thiệu cây Kim giao Việt Nam trong các
sách thực vật, hay phân loại thực vật có: Lê Nguyên, Lê Mộng Chân và Đồng
Sỹ Hiền (1976), Thái Văn Trừng (1978), Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến
(1987) [9], [10], [11], [12].
Nhóm tác giả đã trình bày rõ nguyên lý kỹ thuật chung về sản xuất
hạt giống cây rừng, kỹ thuật gieo ươm, trồng và chăm sóc rừng trồng.


12

Lương Thị Anh, Mai Quang Trường, 2007 [1]. Giáo trình trồng
rừng, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.
Đáng chú ý có công trình “ Thảm thực vật rừng ở Việt Nam” của tiến
sỹ Thái Văn Trừng khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam. Ông
có nghiên cứu và xếp Kim giao trong ưu hợp: Nghiến + Kim giao trên đất
xương xẩu đá vôi [32].
Đặc biệt gần đây nhất (1995) có công trình nghiên cứu của Nguyễn
Văn Huy nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học loài Kim giao làm cơ sở
cho công tác trồng, nuôi dưỡng và làm giàu rừng trên núi đá vôi bằng loài
cây Kim giao tại Vườn Quốc gia Cát Bà-Hải Phòng [19].
Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Kim giao ở Rừng quốc gia Đền
Hùng là đề tài đầu tiên, do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, nên kết quả đạt
được chỉ là bước đầu, cần bổ sung hoàn thiện thêm.
1.3. Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây Kim giao
1.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cây Kim giao
Trong sách đỏ Việt Nam, Kim giao có tên khoa học là Podocarpus

flueryi Hickel. Thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae), bộ Thông (Pinales) [2].
Là cây gỗ nhỡ, thân thẳng, vỏ bong mảng, tán hình trụ. Cấu trúc thân
đơn trục, tròn, thẳng. Cành non màu xanh, đầu cành rủ. Phân cành hơi ngang
(góc phân từ 60 – 900). Lá Kim giao hình trái xoan ngon giáo, có cuống lá dài
0,5 cm. Lá rộng 3,5 – 4 cm, dài 13- 14 cm và thường xanh quanh năm. Lá
mọc gần đối, hơi vặn cuống cùng với cành tạo thành mặt phẳng. Gân lá nhiều,
hình cung. Kim giao có hoa đơn tính khác gốc: Nón đực hình trụ dài 2cm,
thường 3 – 4 chiếc mọc ở nách lá. Nón cái mọc cụm hay mọc lẻ ở kẽ lá. Cây
Kim giao sinh trưởng và phát triển tốt ở độ cao trên 500m so với mực nước
biển trở nên. Là loại cây ưa sáng, có chiều cao từ 20-25m, có khả năng tái
sinh chồi và tái sinh hạt tốt


13

Mùa ra hoa rộ vào độ tháng 4, quả chín vào tháng 10-11 hàng năm.
Kim giao là cây hạt trần, hạt có vỏ bọc ngoài mang nước bọc kín tạo thành
dạng quả “ hạch giả”. “Quả hạch giả” đính trên một đế mập do những tâm bì
không phát dục dính liền nhau tạo thành.
Quả hình cầu, đường kính từ 1,5 -2 cm, vỏ giả màu xanh vàng và có
lớp phấn trắng phủ ngoài. Sau khi quả chín vỏ quả chuyển sang màu xám –
xám đen. Cuống quả dài khoảng 2 cm.
Kim giao là loài ưa phát triển trên đất đá vôi có độ dày tầng đất lớn,
thoát nước tốt. Ngoại trừ trường hợp đặc biệt về quần hợp đơn loài ở Vườn
quốc gia Cát Bà của Việt Nam thì Kim giao là loài thường phân bố hỗn giao
với các loài Sến, Táu và Dẻ ở các khu rừng mưa nhiệt đới và á nhiệt đới
thường xanh, có độ cao từ 200-1000m.
Ở Việt Nam thường gặp ở Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình,
Thanh Hóa và Nghệ An…Ở những nơi có độ cao trên 500m.
Gỗ của Kim giao có màu trắng sáng rất đẹp và bền (khác xa với gỗ của

các loài thuộc chi Podocarpus hiện nay có màu vàng hơn) thường được dùng
đóng đồ nội thất. Người Á Đông có cả những kinh nghiệm truyền thống về
việc dùng gỗ Kim giao để thử độc thực phẩm. Lá Kim giao cũng được Đông y
sử dụng như là một phương thuốc chữa ho, chữa cảm. Tán và lá cây đẹp nên
cây cũng được dùng nhiều cho kiến trúc cảnh quan, trồng ven đường, các
công trình tôn giáo như đình chùa, nhà thờ, các công trình mang lối kiến trúc
cổ Đông Á.
1.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
*Thời vụ trồng: Kim giao trồng vào vụ xuân từ tháng 2 – 4, hoặc vụ thu
từ tháng 7 – 10 hàng năm
* Phương thức và mật độ trồng: Trồng kim giao ở những nơi đất còn tốt,
sâu, ẩm.


14

- Cự ly cây 3x3m. Cự ly hàng 5- 6m.
+ Trồng theo cụm: Mỗi cụm 3 cây, cụm cách nhau 5m.
+ Trồng theo hàng: Trồng theo kiểu nanh sấu để tiện theo dõi và chăm sóc.
* Tiêu chuẩn cây con: Tuổi cây từ 16-18 tháng tuổi, có chiều cao 30-40
cm, đường kính cổ rễ 0,6-0,8 cm.
*Kỹ thuật trồng
- Đào hố: 40x40x40 cm, bố trí hình nanh sấu giữa các hàng. Cuốc hố
trước khi trồng 1 tháng.
- Lấp hố bằng lớp đất mặt xung quanh hố, trộn thêm khoảng 100g Supe
lân. Nếu trồng làm cây cảnh hoặc trong các vườn sưu tập cần bón thêm phân
chuồng hoai 1kg/1 hố, vun đất theo hình mui rùa.
- Trồng cây: Dùng cuốc bới bổ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu. Bóc bầu,
đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín, ấn chặt.
* Kỹ thuật chăm sóc:

- Chăm sóc 3-4 năm đầu, mỗi năm 2 lần vào tháng 4-5 và tháng 9-10.
+ Hai năm đầu cây sinh trưởng chậm, mỗi năm chỉ cao được 40- 50 cm,
hoặc hơn, tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Do đó phải tiến hành phát
dọn những cây xâm chiếm và chèn ép, cây bụi che bóng và cỏ dại. Kim giao
ưa sáng, vì vậy phải bảo đảm cho cây đủ ánh sáng trong quá trình sinh trưởng.
Tuy nhiên, khi mới trồng phải có che nhẹ, không được trồng ra ánh sáng
hoàn toàn.
+ Từ năm thứ 3- 4 trở đi cây sinh trưởng nhanh hơn, chiều cao trung
bình có thể đạt hơn 1m- 1,5m.
- Biện pháp chăm sóc: Phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi. Xới đất xung
quanh gốc, đường kính rộng 60-80 cm, sâu 3- 4 cm, vun gốc kết hợp bón thúc
từ 0,1-0,3 kg phân NPK/cây vào lần chăm sóc đầu. Khi chăm sóc cần kết hợp
với trồng dặm để đảm bảo tỷ lệ thành rừng. Kết hợp công tác phòng chống


15

cháy rừng, bảo vệ rừng không để người và gia súc phá hại. Nếu trồng làm
cảnh thì cần chú ý tỉa cành, chăm sóc tán để tạo dáng đẹp.
* Phòng trừ sâu, bệnh hại
-Bệnh đốm than: Bệnh ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và mỹ
quan. Để phòng trừ bệnh, phải cắt bỏ lá bệnh và đem đốt. Trước khi bị bệnh
phun Boocđô 1%, sau khi phát bệnh phun Daconil liên tục 2-3 lần trong 10
ngày.
- Bệnh đốm xám: Thường gây ra ở mép lá và ngọn lá, lá khô nứt ra và
rụng dần.
Ban đêm, trên lá có các chấm nhỏ màu vàng, rồi lan rộng thành
đóm màu nâu sẫm hoặc nâu, về sau thành màu trắng xám. Để phòng trừ,
cần tăng cường quản lý, bón phân P, K, kịp thời cắt bỏ lá bệnh và đốt đi;
phun thuốc phòng bệnh đốm xám bằng Topsin 0,1%.

- Bệnh khô cành: Trên cành non có các đốm màu hạt dẻ, hình bầu dục.
Đốm bệnh phát triển mạnh làm cho cành bị khô, lá rụng. Bệnh nặng có thể
làm cho cây bị trụi lá, dễ gãy, gặp mưa bão cành gẫy hàng loạt. Cần tỉa thưa,
bón phan hợp lý, phun Boocđô 1% đề phòng xâm nhiễm, phun hợp chất lưu
huỳnh vôi 0,3-0,50 Be, hoặc Zineb 0,2%.
- Bệnh thảm nhung: Phun bột lưu huỳnh pha loãng 150 lần, trộn với
Ovex 0,1%, hoặc dùng TDN 0,2% để phòng trừ.
- Phòng chống mối: (Dùng LORSBANE-50EC hoặc SUMICIĐINE-20EC)
4 lít thuốc pha tỷ lệ 70 lít nước-phun vào hố trước khi trồng 10 - 15 ngày.
- Phòng chống dế: Dùng bả gồm 90% cám gạo rang + 10% phân ngựa,
bò khô + 11/000 BAĐAN-95 sp, vê viên băng hạt đậu tương, rắc mỗi gốc 2
viên sau khi trồng.
* Khai thác, sử dụng


16

Khai thác Kim giao để làm đũa đối với cây trên 5 năm tuổi. Kim giao có
thể cho khai thác lấy gỗ khi tuổi trồng đạt ít nhất 15 năm
Vì những sử dụng của gỗ Kim giao mà loài này đang bị đe dọa, nhất là
tại Việt Nam. Theo Viện điều tra quy hoạch rừng Việt Nam (1996) thì loài
này hiện đang được bảo vệ nghiêm ngặt tại các khu rừng đặc dụng của Việt
Nam. Do đó để góp phần vào việc bảo tồn và phát triển rộng rãi loài cây quý
này thì cần phải nhân giống và gây trồng làm tăng số lượng cây giống cho các
khu bảo tồn, vườn quốc gia nói chung và Rừng quốc gia Đền Hùng nói riêng.

Hình 1.1: Cây Kim giao (Podocarpus flueryi Hickel) 12 tuổi
Tại RQG Đền Hùng



17

Hình 1.2: Hoa của cây Kim giao (Podocarpus flueryi Hickel) 12 tuổi
1.4. Cơ sở khoa học của việc nhân giống bằng hom
1.4.1. Khái niêm và cơ sở di truyền học của nhân giống bằng hom
Nhân giống bằng hom là sử dụng một đoạn thân, cành, rễ hoặc một
mẩu phiến lá để tái tạo ra một cây con hoàn chỉnh. Vấn đề quyết định
trong giâm hom là làm cho hom rễ, còn thân cây sẽ được hình thành từ
chồi bên hoặc chồi bất định. Khả năng tạo thành cây con từ hom phụ
thuộc vào đặc điểm di chuyển của loài cây, bộ phận của cây lấy làm
giống, mùa vụ, ảnh hưởng của môi trường....
Sinh sản sinh dưỡng (sinh sản vô tính) cơ thể mới được hình thành
theo cách nguyên phân từ một cơ thể ban đầu. Các cơ thể con sinh ra đều
có bộ nhiễm sắc thể giống hệt ban đầu. Vậy điều khó khăn nhất trong
nhân giống sinh dưỡng nói chung và giâm hom nói riêng là việc tạo ra bộ
rễ, trong đó sự hình thành bộ rễ của cây con phụ thuộc vào hai nhóm nhân
tố chính: Nhân tố nội sinh và nhân tố ngoại sinh


×