Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM áp DỤNG PHƯƠNG PHÁP hợp tác NHÓM NHỎTRONG dạy học LỊCH sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.1 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRUNG TÂM GDTX THIỆU HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỢP TÁC NHÓM NHỎ
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ.

NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH THỊ THU HIỀN
CHUYÊN NGHÀNH: LỊCH SỬ
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC : TRUNG TÂM GDTX THIỆU HOÁ

THIỆU HÓA, THÁNG 3 NĂM 2011

1


MỤC LỤC
Phần
Phần mở đầu

Phần nội dung

Tên đề mục
I- Lý do chọn đề tài
II- Mục đích
III- Nhiệm vụ
IV- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
V- Phương pháp nghiên cứu
I- Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
II- áp dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ


trong dạy học Lịch Sử
III- Kết quả áp dụng

Phần kết luận
Phụ lục – Tài liệu tham khảo

Trang
3
3
3
4
4
5-6
7-13
13
13-14
15

2


A PHẦN MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay công cuộc cải cách giáo dục đang được triển khai ở các cấp đòi hỏi
đồng thời tiến hành cải cách về hệ thống giáo dục , về nội dung và phương
pháp dạy học. Vì vậy việc áp dụng các phương pháp dạy học mới nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh đang trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Trong các phương pháp dạy học tích cực thì phương pháp dạy học hợp tác
nhóm nhỏ là một hình thức rất tích cực rèn luyện cho người học có được
phương pháp, kỷ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học,

khơi dạy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập được nâng lên
gấp bội.
Với phương pháp này tạo điều kiện cho các học sinh(HS) được hoạt động tích
cực, không ỷ lại một vài người năng động và nổi trội hơn . Các thành viên
trong nhóm giúp nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm
khác.
Hiện nay việc áp dụng các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích
cực hoạt động của HS là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
mỗi giáo viên (GV).Trong các phương pháp dạy học mới đó thì phương pháp
dạy học hợp tác nhóm nhỏ được áp dụng ở các môn học.Bản thân tôi, là một
GV đảm nhiệm giảng dạy môn Lịch Sử .Nên tôi luôn có ý thức áp dụng
phương pháp này vào giảng dạy sao cho giờ dạy, giờ học đạt kết quả tốt nhất.
II. MỤC ĐÍCH.
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
Giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức chủ động tham gia vào các hoạt
động tăng tính tự tin năng động.
HS tự đánh giá khả năng của mình và tiến bộ lên nhờ khả năng vươn lên và
sự dìu dắt giúp đỡ của thầy cô, bạn bè.

3


III. NHIỆM VỤ.
Chương trình lịch Sử 10,11,12.
Phân nhóm và đưa ra hệ thống câu hỏi hợp lý.
Chuẩn bị trước một số kết quả của câu hỏi.
Những ý kiến đánh giá nhận xét.
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Học sinh lớp10,11,12.
Dự giờ đồng nghiệp, tinh thần thái độ học tập của HS , kết quả học tập.

Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, dự giờ và thiết kế bài dạy của đồng
nghiệp.
Kinh nghiệm qua các giờ dạy của mình
Các tài liệu tham khảo về đổi mới phương pháp dạy học.
Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, chuyên viên nhiều kinh nghiệm.

4


B NỘI DUNG.
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1- Cơ sở lý luận
Xuất phát từ mục đích đổi mới phương pháp dạy học: Là dạy theo “phương
pháp dạy học tích cực” giúp HS tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo rèn luyện
thói quen tự học tinh thần hợp tác. Tạo niềm tin niềm vui hứng thú trong học
tập. Học là quá trình –kiến tạo- tìm tòi- khám phá- phát hiện …..tự hình thành
hiểu biết. Cách dạy quyết định cách học. Người thầy định hướng tư vấn tổ
chức các hoạt động cho HS. Lấy “học” làm trung tâm thay lấy “dạy” làm
trung tâm
+ Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của
HS.
+Dạy học phân hoá kết hợp học tập hợp tác
+ Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn với tự đánh giá
+ Yêu cầu HS tích cực suy nghĩ chủ động tham gia các hoạt động.
+ Yêu cầu GV thiết kế tổ chức hướng dẫn động viên khuyến khích tạo cơ hội
và điều kiện cho HS tham gia hoạt động tích cực chủ động hứng khởi
Chính vì vậy học tập hợp tác nhóm nhỏ sẽ góp phần không nhỏ cho yêu cầu
trên.

2- Cơ sở thực tiễn
Thực tế qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trực tiếp giảng dạy
chúng ta thấy hiện nay một vấn đề dặt ra là nhiều học sinh, sinh viên rất lười
phát biểu nhất là đối với HS Trung Tâm GDTX thì điều này càng phổ biến
hơn.Có thể các em không biết trả lời cũng có thể các em lười phát biểu chỉ ỷ
lại một số thành viên tích cực. Thực trạng này dẫn tới HS lười suy nghĩ không
tích cực, nhút nhát nên kết quả tiếp thu bài học không tốt. Vì vậy cần tạo cho
các em phương pháp học tích cực chủ động trong đó có phương pháp học tập
nhóm nhỏ.

5


Trong quá trình dạy học với thời gian có hạn (45 phút) thì áp dụng phương
pháp này khéo léo thì chúng ta thấy đỡ được thời gian chuẩn bị nhiều lần của
HS với các ý câu hỏi. Vì cùng thời gian suy nghĩ thì HS có thể chuẩn bị trước
được câu trả lời của nhiều ý câu hỏi.
Việc HS chuẩn bị và đọc trước bài mới ở nhà mặc dù được GV nhắc nhở cuối
mỗi tiết dạy nhưng các em thực hiện chưa tốt nên đây là lúc tạo điều kiện cho
tất cả HS chú ý vào nội dung bài học
Qua các giờ dạy tôi thấy đa số HS rất ít phát biểu không mạnh dạn lười suy
nghĩ nên khả năng tiếp nhận kiến thức qua giờ học của các em còn nhiều hạn
chế.Qua việc kiểm tra nhận thức trực tiếp sau giờ dạy đối với HS và dựa vào
kết quả học tập tô thấy không có HS đạt điểm giỏi, điểm yếu kém còn nhiều.

6


II. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC NHÓM NHỎ
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ.

Ngày nay trong các phương pháp dạy học tích cực có rất nhiều hình thức
như: Dạy học vấn đáp, đàm thoại ; Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề;
Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ . Trong đó PPDH hợp tác giúp các thành
viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau
xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang suy nghĩ, mỗi
người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình
cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ
không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ GV.
Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành
viên , vì vậy phương pháp này còn được gọi là phương pháp cùng tham gia,
nó như một phương pháp trung gian giữa sự làm việc độc lập của từng HS với
sự việc chung của cả lớp. Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của HS phải
dược phát huy và ý quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực
hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động. Cần tránh khuynh hướng
hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu
hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH, hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng
tỏ PPDH càng đổi mới.
Quy trình thực hiện các hoạt động nhóm như sau:
* Đối với Giáo viên:
- GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
-Tổ chức nhóm, nêu câu hỏi và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
*Đối với học sinh.
-Các nhóm tự phân công nhiệm vụ trong nhóm.
-Trên cơ sở câu hỏi từng cá nhân làm việc độc lập
-Trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm.
-Các nhóm cử đại diện trả lời hoặc GV gọi bất kỳ một học sinh nào trong
nhóm.
7



-ý kiến nhận xét bổ sung, sửa chữa kết quả cho nhau.
-GV tổng kết đưa đáp án –HS đối chiếu.
-GV kết luận cuối cùng và đặt vấn đề tiếp theo.
1-Cách phân nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
Trong quá trình giảng dạy thực tế cho thấy có rất nhiều hình thức phân nhóm :
2 nhóm, 3nhóm, 4nhóm, 6 nhóm ….điều này tuỳ thuộc vào nội dung kiến
thức từng bài, từng mục và tuỳ vào điều kiện cơ sở vật chất của lớp học cụ thể
như:
Phòng học của trường thường có 12 cặp bàn ghế vì vậy để các nhóm tự thảo
luận với nhau chúng ta thường cho HS hai bàn kề nhau quay mặt vào nhau để
trao đổi thảo luận như vậy sẽ có 6 nhóm, tuỳ vào nội dung từng bài, từng mục
mà ta giao nhiệm vụ cho nhóm có thể ra 3 câu hoặc 6 câu . Nếu ra 3 câu thì 2
nhóm sẽ cùng một câu hỏi. Khi một nhóm đại diện trả lời nhóm khác đối
chứng cùng chuẩn bị nội dung đó sẽ có nhận xét. Nếu 6 câu hỏi thì mỗi cặp
bàn 1 câu hỏi. Đối với kiểu phân nhóm này chúng ta thấy ưu điểm là học sinh
được bàn bạc trao đổi thảo luận với nhau để đưa ra kết luận của nhóm. Còn
hạn chế là nếu GV không tổ chức tốt sẽ dẫn tới tốn nhiều thời gian và ồn ào.
Ví dụ 1: Với trường hợp 6 nhóm mà 3 câu hỏi
Khi dạy Bài 3: Các quốc gia cổ đại Phương Đông(SGK Lịch Sử cơ bản 10)
Trong mục 3:Xã hội có giai cấp đầu tiên .GV sau khi hỏi trong xã hội
bấy giờ ở Phương Đông có những tầng lớp giai cấp nào và HS trả lời thì GV
có thể phân nhóm và giao câu hỏi
Nhóm 1,2: Nêu nguồn gốc, vai trò của nông dân công xã.
Nhóm 3,4: Nêu nguồn gốc của tầng lớp quý tộc.
Nhóm 5,6: Nêu nguồn gốc vai trò của tầng lớp nô lệ.
Sau khi đại diện nhóm trả lời , nhóm khác nhận xét bổ sung GV chốt ý thì
GV có thể vẽ lên bảng hoặc đã chuẩn bị trước sơ đồ xã hội để HS có ghi nhớ
nhanh hơn về các tầng lớp

8



Nông dân công xã
Nô lệ

Ví dụ 2: Với trường hợp 6 nhóm mà 6 câu hỏi
Dạy bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dưới thời Nguyễn(SGK Lịch
Sử cơ bản 10)
Khi dạy mục3: Tình hình văn hoá giáo dục.Đây là phần có nhiều lĩnh vực mà
để đỡ mất thời gian thì GV có thể ra 6 câu hỏi cho 6 nhóm chuẩn bị về nội
dung để trả lời
Nhóm1: Nêu thành tựu về lĩnh vực giáo dục
Nhóm2: Nêu thành tựu về lĩnh vực tôn giáo
Nhóm3: Nêu thành tựu về lĩnh vực văn học
Nhóm4: Nêu thành tựu về lĩnh vực Lich sử
Nhóm5: Nêu thành tựu về lĩnh vực kiến trúc
Nhóm6: Nêu thành tựu về lĩnh vực nghệ thuật dân gian
9


Đối với kiểu phân nhóm này thực tế trong quá trình giảng dạy tôi sử dụng
không nhiều bởi trong thời gian 1 tiết học nếu áp dụng không tốt sẽ mất
nhiều thời gian.
Vì vậy tô thường sử dụng hình thức : Phân nhóm nhưng vẫn để cho học sinh
ngồi học tại chỗ có thể phân 1 bàn, 2 bàn hoặc 3 bàn hoặc một dãy của lớp
học một nhóm tuỳ theo nội dung của bài học sau đó đưa ra câu hỏi cho từng
nhóm .Thực tế phân nhóm kiểu này là để HS cả lớp cùng hoạt động suy nghĩ
bởi hiện nay đối với HS nói chung chúng ta thấy các em rất lười phát biểu chỉ
ỉ vào một số em hay giơ tay phát biểu nhất là đối với HS của Trung Tâm
GDTX thì điều này diễn ra càng phổ biến. Tình trạng này nếu để kéo dài HS

sẽ rất lười phát biểu ý kiến của mình kéo theo tư duy suy nghĩ độc lập của HS
cách trình bày ý kiến của mình sẽ rất kém. Nên đồng thời với đưa ra câu hỏi
giao nhiệm vụ cho từng nhóm và thời gian quy định thì GV phải quán triệt
nhắc nhở tất cả HS phải tư duy suy nghĩ và sẽ gọi các HS mà hay ít trả
lời.Như vậy sẽ tạo cho HS thói quen suy nghĩ và trả lời với những vấn đề đặt
ra.
Ví dụ 3:
- Dạy bài 1: Nhật Bản(SGK Lịch Sử cơ bản lớp 11)
Khi dạy mục 2:Cuộc Duy tân Minh Trị .GV có thể phân lớp thành 4 nhóm cứ
3 bàn một nhóm và đưa ra 4 câu hỏi
Nhóm 1: Nêu nội dung cải cách về chính trị, kinh tế
Nhóm 2: Nêu nội dung cải cách về quân sự, giáo dục
Nhóm 3: Nêu tính chất và hình thức của cuộc minh Trị Duy Tân.
Nhóm 4: Nêu ý nghĩa của cuộc Minh Trị duy Tân.
Đối với ví dụ này GV có thể phát giấy điền kết quả cho từng bàn cũng có thể
không phát phiếu yêu cầu các nhóm bàn suy nghĩ độc lập sau đó gọi trực tiếp
HS bất kì trong nhóm.
Ngoài ra trong cách phân nhóm không nhất thiết là đưa ra nhiều câu hỏi khác
nhau ta có thể lồng ghép phát phiếu học tập trong trao đổi nhóm
10


Ví dụ 4:
- Dạy bài 14: Nhân dân hai miền Nam Bắc trực tiếp đương đầu với đế
quốc Mĩ xâm lược (SGK lịch Sử 12) . Đây là một bài có nội dung kiến
thức nhiều nếu không áp dụng phương pháp tích cực thì rất dễ không
hoàn thành bài giảng. Vì vậy đối với mục 1 và mục 2 thì áp dụng hoạt
động cá nhân và cả lớp nhưng riêng mục 3 tôi áp dụng hoạt động nhóm
lồng ghép phát phiếu học tập cho từng bàn mỗi bàn 1 phiếu với mẫu
sau:

PHIẾU HỌC TẬP
Mục 3: Cuộc tổng tiến công và nổi dạy đồng loạt Tết Mậu Thân 1968
Hoàn cảnh: …………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
Chủ trương của ta:………………………………………………….
Mục tiêu:………………………………………………………………
Diễn biến-kết quả:………………………………………………….....
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
Hạn chế:………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………
ý nghĩa:…………………………………………………………………
………………………………………………………………………...
Sau khi phát cho mỗi bàn 1 phiếu thì yêu cầu từng bàn hợp tác trao đổi
hoàn thành nội dung phiếu học tập trong vòng 3 phút.Trong khi các nhóm

11


đang trao đổi GV ghi các tiêu đề lên bảng,hết thời gian chuẩn bị gọi HS trả
lời, HS nhóm khác bổ sung đánh giá.Giáo viên kết hợp ghi bảng.

2 – Trình bày kết quả của nhóm.
Sau khi phân nhóm và đưa ra câu hỏi và thời gian cho từng nhóm.
• Đối với giờ dạy không sử dụng phương tiện hiện đại.
- GV dùng giấy Ao hoặc nửa tờ giấy rôki phát cho từng nhóm(nếu giấy
nhỏ hơn khi trình kết quả HS rất khó quan sát)

Sau khi hết thời gian cho HS chuẩn bị .GV thu kết quả và dùng nam châm
đính kết quả của từng nhóm yêu cầu đại diện nhóm trả lời hoặc gọi bất kì
HS trong nhóm hoặc GV đọc kết quả rồi yêu cầu HS khác nhận xét bổ
sung .
Như ví dụ 1, ví dụ 2
Lưu ý chỉ trình bày kết quả của nhóm này xong với đến nhóm khác để HS
quan sát tập trung tránh bị phân tán
- Trong trường hợp giờ học cũng phân nhóm nhưng không phải ghi kết
quả chung mà yêu cầu nhóm suy nghĩ theo từng ý câu hỏi thì GV gọi
bất kỳ HS trong nhóm trả lời học sinh khác nhận xét bổ sung với
phương pháp này GV sẽ tạo cơ hội cho các em tham gia xây dựng bài
và GV nên gọi các HS ít phát biểu để các em quen với tư duy trả lời câu
hỏi tránh lúc nào cũng chỉ gọi những HS hay tham gia xây dựng bài.
Như ví dụ 3
• Đối với giờ dạy dùng máy chiếu.
GV dùng giấy trong và bút viết giấy trong phát cho từng nhóm.
Sau khi hết thời gian cho HS chuẩn bị .GV thu kết quả và trình chiếu kết quả
của từng nhóm GV đọc kết quả rồi yêu cầu HS khác nhận xét bổ sung
• Đối với giờ dạy phân nhóm lồng phát phiếu học tâp.
GV chuẩn bị trước phiếu học tập phát cho HS
12


Sau khi hết thời gian cho HS chuẩn bị .GV gọi HS trả lời theo yêu cầu nội
dung của phiếu học tập, HS khác nhận xét bổ sung.GV kết hợp ghi bảng Nếu
chuẩn bị hết giờ học mà HS sau khi đã trả lời và GV nhận xét thì yêu cầu HS
về nhà hoàn thành nội dung vào vở trên yêu cầu của phiếu học tập.
Như ví dụ 4
3. Lưu ý
Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức

hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH, hoạt động
nhóm càng nhiều thì chứng tỏ PPDH càng đổi mới.
Trong một giờ học chỉ nên tiến hành hoạt động nhóm 1 lần để còn áp dụng
các hình thức khác.
Để có những giờ dạy, giờ học đat kết quả tốt thì GV cần áp dụng các hình
thức hoạt động nhóm phù hợp và sự tham gia tích cực của Học Sinh.
III. KẾT QUẢ ÁP DỤNG
- Đa số HS hoạt động suy nghĩ tích cực sôi nổi.
- Nhiều em trước kia rất ít hoặc không phát biểu thì nay mạnh dạn hơn trong
việc trình bày ý kiến của mình.
- Kết quả giảng dạy đựơc cao hơn, kết quả học tập của HS có chuyển biến tích
cực.
- HS thích giờ học Lịch Sử hơn.
C. KẾT LUẬN
Như vậy với việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực góp phần đổi
mới phương pháp dạy học trong đó có phương pháp áp dụng hợp tác nhóm
nhỏ. Phương pháp này góp phần làm chuyển biến từ dạy và học thụ động sang
dạy và học tích cực, GV không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt
kiến thức, GV trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc
lập hoặc theo nhóm nhỏ để HS tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập.

13


Học tập hợp tác nhóm nhỏ làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phảI giảI
quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các
cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung.
Hoạt động nhóm làm cho :
+Từng thành viên bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết, tháI độ của mình.
+ Được tập thể uốn nắn, điều chỉnh.

+ Phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tập thể, tinh thần tương trợ,
hợp tác, ý thức cộng đồng, tạo không khí niềm vui.
+ Hoạt động theo nhóm sẽ giảm một cách có ý nghĩa hiện tượng ỷ lại
+ tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, tăng tính tự tin.
Để có những giờ dạy, giờ học đat kết quả tốt thì GV cần áp dụng các hình
thức hoạt động nhóm phù hợp và sự tham gia tích cực của Học Sinh.
Thiệu Hoá, ngày 20 tháng 3 năm 2011
Người viết

Trịnh Thị Thu Hiền

14


Phụ lục
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Tài liệu bồi dưỡng GV lớp 10 - Nhà xuất bản giáo dục.
-Tài liệu bồi dưỡng GV lớp 11 - Nhà xuất bản giáo dục.
-Sách giáo khoa lớp 10 cơ bản - Nhà xuất bản giáo dục.
-Sách giáo khoa lớp 11 cơ bản - Nhà xuất bản giáo dục.
-Sách giáo khoa lớp 12
- Nhà xuất bản giáo dục.
-Phương pháp dạy học lịch sử – Phan Ngọc Liên- Trần Văn Trị, nhà xuất bản
Giáo dục
-Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Lịch sử- Bộ
Giáo dục và Đào tạo, nhà xuất bản Giáo dục.
-Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên .

15




×