Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu sinh trưởng của rừng cao su (hevea brasiliensis) tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 97 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu của riêng tôi. Các lập luận
và số liệu nêu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan khoa học
dựa trên kết quả khảo sát thực tế và các tài liệu tham khảo đã công bố. Đề tài
và các tư liệu được sử dụng trong luận văn không trùng lặp với bất cứ công
trình khoa học nào đã được công bố trước đó.
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thành Luân


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn Thạc sỹ Khoa học Lâm
nghiệp, tôi luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình từ phía nhà
trường, các cơ quan và bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này, cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo
Trường Đại học Lâm Nghiệp, UBND tỉnh Lai Châu, Công ty cổ phần Cao su Lai
Châu. Tôi xin chân thành cảm ơn những người dân địa phương tại khu vực nghiên
cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu.
Đặc biệt, cho tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Đỗ Anh Tuân,
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè và những
người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã làm việc rất nghiêm túc với tất cả nỗ lực, nhưng do thời gian và
kinh nghiệm hạn chế, nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi


rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy giáo, Cô giáo,
các nhà khoa học cùng bạn bè và xin tiếp thu các ý kiến đóng góp đó.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thành Luân


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các hình ........................................................................................... ix
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 3
1.1. Nghiên cứu trên thế giới ......................................................................... 3
1.1.1. Tình hình gây trồng........................................................................... 3
1.1.2. Giá trị sử dụng .................................................................................. 7
1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 9
1.2.1. Di nhập cây Cao su vào Việt Nam.................................................... 9
1.2.2. Sản lượng Cao su ở Việt Nam ........................................................ 10
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về Cao su ở Việt Nam ......................... 13
1.2.4. Thực trạng cây Cao su tại Lai Châu ............................................... 16
1.3. Nhận xét đánh giá chung...................................................................... 18

Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....19
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 19
2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 19
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 19
2.1.3. Đối tượng,thời gian và phạm vi nghiên cứu ................................... 19
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 19
2.3.1. Phương pháp kế thừa ...................................................................... 19


iv

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp.................................... 20
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI ......................... 24
CỦA ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................... 24
3.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 24
3.1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................... 24
3.1.2 Địa chất khoáng sản ......................................................................... 24
3.1.3 Địa hình ............................................................................................ 25
3.1.4 Khí hậu ............................................................................................. 25
3.1.5 Nguồn nước...................................................................................... 27
3.1.6 Hiện trạng sử dụng đất ..................................................................... 27
3.1.7. Lịch sử rừng trồng Cao su tại khu vực nghiên cứu ........................ 28
3.1.8. Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến vùng trồng Cao su ........................... 34
3.2 Điều kiện kinh tế xã hội ......................................................................... 35
3.2.1. Tiềm năng kinh tế ........................................................................... 35
3.2.2. Văn hóa, xã hội ............................................................................... 36
3.2.3. Hạn Chế .......................................................................................... 36
3.2.4. Mục tiêu .......................................................................................... 36
3.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với vùng

trồng Cao su ................................................................................................. 37
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 38
4.1. So sánh yêu cầu sinh thái điều kiện tự nhiên ........................................ 38
4.1.1. Nhân tố khí hậu ............................................................................... 38
4.1.2. Nhân tố đất đai ................................................................................ 40
4.2. Đánh giá sinh trưởng và phát triển của các giống Cao su .................... 44
4.2.1. Chất lượng cây ................................................................................ 44
4.2.2. Đánh giá sinh trưởng và tăng trưởng .............................................. 48
4.3. Đánh giá ảnh hưởng các dạng lập địa ................................................... 60


v

4.4. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chịu rét ........................................ 62
4.4.1. Tình hình sâu bệnh hại .................................................................... 62
4.4.2. Khả năng chịu rét của các giống Cao su ........................................ 63
4.5. Đề xuất một số giải pháp tại nông trường Cao su Lùng Thàng ............ 64
4.5.1. Chọn giống cây Cao su ................................................................... 64
4.5.2. Chọn dạng lập địa trồng Cao su ...................................................... 64
4.5.3. Biện pháp phòng trị một số loại sâu bệnh ...................................... 65
4.5.4. Phòng chống rét .............................................................................. 67
4.5.5 Phòng chống cháy ............................................................................ 68
4.5.6 Bảo vệ vườn Cao su ........................................................................ 68
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ............................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Viết đầy đủ

D1.3

Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m

Dt

Đường kính tán

Hvn

Chiều cao vút ngọn

FAO

Tổ chức Nông lương thế giới

KTCB

Kiến thiết cơ bản

IRSG

Tổ chức nghiên cứu Cao su quốc tế

NN&PTNT


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

OTC

Ô tiêu chuẩn

VRG

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

LRC

Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

3.1

Khoảng cách và mật độ trồng theo độ dốc

30


4.1

Mô tả phẫu diện

41

4.2

Thành phần cơ giới của đất

41

4.3

Tính chất nông hóa của đất

41

4.4

Tính chất lý – hóa học của đất

42

4.5

Đặc tính sinh thái cây Cao su với điều kiện tự nhiên khu vực
nghiên cứu


43

4.6

Bảng tổng hợp số lượng cây sống

45

4.7

Ảnh hưởng của giống đến tỷ lệ sống chết của cây Cao su

46

4.8

Kết quả chất lượng Cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản

47

4.9

Kiểm tra tiêu chuẩn X2

48

4.10

Kiểm tra thuần nhất D1.3, Hvn


49

4.11

Sinh trưởng D1.3

50

4.12

Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn

51

4.13

Sinh trưởng đường kính tán lá (Dt)

53

4.14

4.15

Kiểm tra ảnh hưởng của giống Cao su đến sinh trưởng D1.3 và
Hvn (ANOVA)
Xác định giống Cao su cho sinh trưởng Hvn và D1.3 tốt nhất
theo tiêu chuẩn Duncan

55


56


viii

4.16

4.17
4.18
4.19

Sinh trưởng và phát triển của giống Cao su có triển vọng tại
điểm nghiên cứu
Tương quan Hvn - D1.3, hệ số phương trình hồi quy của các
giống Cao su
Tăng trưởng về D1.3, Hvn của các giống Cao Su ở tuổi 6
Tương quan Hvn - Hdc, hệ số phương trình hồi quy của các
giống Cao su

57

57
58
59

4.20

Sinh trưởng cây D1.3 và Hvntheo độ cao


60

4.21

Tình hình bệnh hại cây Cao su

62

4.22

Kết quả điều tra số cây bị ảnh hưởng do nhiệt độ xuống thấp

63


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT
1.1

1.2
3.1
3.2

Trang

Khả năng cung cấp Cao su của các nước đứng đầu thế giới năm

2011

6

Nhu cầu tiêu thụ Cao su tự nhiên của các nước trên thế giới năm
2011
Thiết kế lô Cao su trên đồi dốc

7
29

Hố đa năng từ năm thứ hai đến năm thứ ba trên đất dốc bình
quân ≤100 và từ năm thứ hai trở đi trên đất dốc bình quân >100

33

3.3

Hố đa năng từ năm thứ tư trở đi trên dốc bình quân ≤100

34

4.1

Tỷ lệ cây sống, chết của các giống Cao su

45

4.2


Tỷ lệ đánh giá chất lượng của các giống Cao su

47

4.3

Chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính của các giống Cao su

51

4.4

Chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao vút ngọn của các giống Cao su

52

4.5

Chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính tán của các giống Cao su

54

4.6

Sinh trưởng đường kính, chiều cao theo dạng lập địa

61


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Cao su được tính toán là loại cây đa mục đích vừa có giá trị kinh tế
cao, vừa thực hiện nhiệm vụ của những cánh rừng phòng hộ, phòng chống
thiên tai, bảo vệ đất, chống xói mòn. Trước nhu cầu Cao su thiên nhiên của thị
trường thế giới đang tăng mạnh và lợi ích nhiều mặt của ngành Cao su, Chính
phủ Việt Nam đã nâng mục tiêu của ngành cao su từ 700.000 ha vào năm
2015 lên 1 triệu ha đến năm 2020. Diện tích Cao su mới sẽ chủ yếu phát triển
ở Tây Nguyên và Tây Bắc theo hai dạng tiểu điền và đại điền.
Các tỉnh miền Bắc có diện tích trồng cây Cao su nhiều nhất là Lai Châu
9700ha, Sơn La 6700ha, Hà Giang 4400ha, còn 3 tỉnh Điện Biên, Yên Bái,
Lào Cai có diện tích 600 – 700 ha.
Tại tỉnh Lai Châu nơi có diện tích cây Cao su lớn nhất Tây Bắc, được
tỉnh xác định là loại cây mũi nhọn nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho
nhân dân. Trong điều kiện quỹ đất tốt, dành cho sự phát triển Cao su không
còn nhiều, thì các vùng đất có một số giới hạn về điều kiện sinh thái đối với
cây Cao su như đất trống, đất rừng nghèo được quan tâm đến để mở rộng diện
tích trồng Cao su. Vùng đất trống, đất rừng nghèo ở Huyện Sìn Hồ là một
trong các vùng trọng điểm được rà soát quy hoạch để chuyển đất rừng nghèo,
chất lượng kém, và đất lâm nghiệp trống sang trồng Cao su.
Để phát triển Cao su trên các dạng địa hình và hiện trạng canh tác có
hiệu quả cần xác định được từng điều kiện lập địa cụ thể từ đó xác định và
quy hoạch vùng trồng kết hợp với đề xuất các biện pháp kỹ thuật để trồng và
chăm sóc cây Cao su cho từng khu vực đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo
vệ môi trường sinh thái.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài:“ Nghiên cứu sinh trưởng của rừng
Cao su (Hevea brasiliensis) tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu”đặt ra là rất cần


2


thiết nhằm cung cấp thêm những thông tin, số liệu về sự sinh trưởng của một
số giống Cao su tại khu vực nghiên cứu, là cơ sở khoa học cho đơn vị đầu tư
xác định được những hạn chế, những tồn tại từ đó đề ra giải pháp kinh tế kỹ
thuật trồng Cao su có hiệu quả.


3

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Tình hình gây trồng
Cây Cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây
gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây Cao su
dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi
trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas
nghĩa là “Nước mắt của cây” (cao là gỗ, Uchouk là chảy ra hay khóc).
Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 đã
dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus
(bang Amazonas) và Belém (bang Pará), thuộc Brasil.
Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây Cao su ra ngoài phạm
vi Brasil diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm
tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew. Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ
để gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực
hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Kew năm 1875. Khoảng 4%
hạt giống đã nảy mầmvà vào năm 1876 cây giống đã được gửi tới Ceylon và
vườn thực vật tại Singapore. Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngoài nơi bản
địa của nó, cây Cao su đã được nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của
Anh. Các cây Cao su đã có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia

năm 1883. Vào năm 1898, một đồn điền trồng Cao su đã được thành lập tại
Malaysia, và ngày nay phần lớn các khu vực trồng Cao su nằm tại Đông
NamÁ và một số tại khu vực Châu Phi nhiệt đới. Các cố gắng gieo trồng cây
Cao su tại Nam Mỹ bản địa của nó thì lại không diễn ra tốt đẹp như vậy.
Mặc dù Cao su là loài cây tự nhiên ở Nam Mỹ, song do sự xuất hiện của
bệnh rệp lá nên việc gây trồng ở vùng này bị hạn chế (Guyot et al. 2008) mà nó


4

được chuyển tới Châu Á và mở rộng ra Châu Phi. Do có hiệu quả kinh tế cao và
ổn định, Cao su đã được phát triển nhanh chóng nhiều quốc gia. Những nước
trồng và xuất khẩu Cao su nhiều nhất là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt
Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka, Liberia, và Bờ Biển Ngà.
TạiIndonesia, năm 1940, nước này đã trồng được 1.350.000 ha Cao su, trong
đó 640.000 ha là đại điền và 790.000 ha là tiểu điền. Năm 1995, sản lượng Cao
su thiên nhiên đạt 1.456.000 tấn. Cao su tiểu điền ở nước này cho cạo mủ vào
năm thứ 8, sản lượng mủ cao nhất vào năm thứ 16 với năng suất tối đa là 1,35
tấn/ha/năm. Cao su đại điền vắt đầu cạo mủ vào năm tuổi 7, đạt sản lượng cao
nhất vào năm tuổi thứ 12.
Thái Lan di nhập Cao su từ Java – Indonesia vào trồng tại tỉnh Trang,
vùng Tây Nam vào năm 1899, từ đó cây Cao su lan sang vùng Đông và Nam
nước này. Tính từ năm 1966 đến năm 1993, diện tích Cao su Thái Lan đã tăng
lên 880.000 ha với các vườn cây trồng cao sản như RRIM 6000 năng suất đạt
bình quân 1,375tấn/ha/năm. Hàng năm, Thái Lan tái canh được 40.000 ha với
cơ cấu diện tích là 28% Cao su kiến thiết cơ bản, 30% là cây cạo mủ dưới 6
tuổi, 16% là cây cạo mủ từ 6-12 tuổi, còn lại là cây trên 20 tuổi, cây đạt năng
suất cao nhất lúc 13 tuổi. Cao su tiểu điền ở nước này chiếm 95% tổng diện
tích Cao su của cả nước. Ngày nay, Thái Lan đã phát triển Cao su ra phía Bắc
và phía Đông Bắc nước này lên đến vĩ tuyễn 190 là những vùng đất cao, ít

thích hợp cho cây Cao su nhưng vẫn đạt năng suất 1,5 tấn/ha/năm.
Trước năm 1990, Malaysia là nước trồng và sản xuất Cao su thiên nhiên
hàng đầu trên thế giới, sản lượng Cao su đạt cao nhất 1.661.000 tấn vào năm
1988, tiểu điền Cao su chiếm 80% diện tích và 70% sản lượng, dự kiến đến
năm 2010 diện tích của nước này sẽ tăng lên tới 1,5 triệu ha. Malaysia là nước
điển hình trong nghiên cứu chọn lọc và khuyến cáo giống Cao su thích hợp
theo điều kiện sinh thái của môi trường để tối ưu hóa tiềm năng của giống.


5

Việc phân vùng chủ yếu dựa vào mức độ gây hại của gió và các loại bệnh gây
hại Cao su như bệnh phấn trắng, bệnh héo đầu và bệnh rụng lá.
Trung Quốc là nước trồng Cao su rất đặc thù so với các nước khác, diện
tích Cao su của nước này nằm hoàn toàn ngoài vùng truyền thống từ vĩ tuyến
180B đến 240B và tập trung ở các tỉnh Vân Nam, Hải Nam, Quảng Đông,
Quảng Tây ... Trung Quốc đã thành công với việc trồng cây Cao su trong môi
trường không thuận lợi và đem lại hiệu quả. Các yếu tố bất thuận lợi cơ bản
đối với cây Cao su ở Trung Quốc là khí hậu mùa đông lạnh, độ cao so với
mực nước biển lớn, đối với một số vùng như đảo Hải Nam thì thường xuyên
đối diện với sự gây hại của gió bão. Để hạn chế tác hại của các yếu tố không
thuận lợi, Trung Quốc đã nghiên cứu và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh
tác và tạo hình thích hợp đối với từng vùng trồng Cao su cụ thể. Kết quả là
năng suất của một số vùng như XishuaBana thuộc tỉnh Vân Nam năng suất
mủ bình quân đạt trên 2 tấn/ha/năm với các giống PR107, RRIM 600 và GT 1.
Hai giống có khả năng chịu lạnh và khô hạn tốt là Vân Nghiên 77-2, Vân
nghiên 77-4.
Ngày nay, đã có xu hướng phát triển Cao su mới trên thế giới đó là trồng
theo mô hình nông lâm kết hợp để thay thế dần cho mô hình trồng Cao su độc
canh.

Theo thống kê đến cuối năm 2011, tổng diện tích Cao su tự nhiên trên thế
giới đạt 11,84 triệu ha; Châu Á chiếm 92,42%, Châu Mỹ chiếm 5,14% và
2,44% thuộc về Châu Phi. Tổng sản lượng cây Cao su tự nhiên sản xuất đạt
10,9 triệu tấn. Trong đó, Châu Á chiếm ưu thế vượt trội khi chiếm tỷ trọng
93,2% trong tổng sản lượng sản xuất của thế giới, tiếp theo là Châu Phi
(4,3%), Châu Mỹ Latin (2,5%). Trong đó nổi bật lên là 4 quốc gia dẫn đầu về
xuất khẩu Cao su tự nhiên thuộc về Đông Nam Á: Thái Lan (gần 3 triệu tấn),
Indonesia (2,13 triệu tấn), Malaysia (0,95 triệu tấn) và Việt Nam (0,82 triệu


6

tấn), chiếm 87,35% tổng lượng xuất khẩu Cao su thiên nhiên toàn cầu.
Malaysia
12%

Việt Nam
10%

Các nước
khác
13%

Thái Lan
38%

Indonesia
27%

Hình 1.1: Khả năng cung cấp Cao su của các nước đứng đầu thế giới năm

2011( Nguồn: IRSG)
Trong những năm qua, nhu cầu tiêu thụ Cao su thiên nhiên trên thế giới
tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt 8 triệu tấn năm 2005. Nhu cầu này được dự
báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh hơn nữa trong thời gian dài, có thể đạt 10 triệu
tấn vào năm 2010 và 15 triệu tấn năm 2035. Nhằm đáp ứng nhu cầu trên, các
nước trồng Cao su đều tập trung mở rộng diện tích, đặc biệt ở các vùng có
điều kiện sinh thái ít thuận lợi và nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích đất
thông qua con đường cải thiện giống và phát triển các tiến bộ kỹ thuật đi kèm.
Phương hướng cải tiến giống được tất cả các Viện nghiên cứu Cao su trên thế
giới tập trung đẩy mạnh.
Nhìn chung nhu cầu tiêu thụ Cao su tự nhiên trên thế giới phụ thuộc nhiều
vào thị trường xe hơi, biến động kinh tế và dầu mỏ, khi giá dầu lên cao sẽ
khiến giá Cao su tổng hợp tăng lên theo, nhu cầu tiêu thụ Cao su tự nhiên vì
vậy mà tăng theo. Theo thống kê của IRSG, tính đến cuối năm 2011, Châu Á
dẫn đầu về tiêu thụ Cao su tự nhiên, chiếm 69,7% tổng nhu cầu trên thế giới,


7

tiếp theo là Châu Âu (13,5%), Mỹ (9,5%), Ấn Độ (8,7%), Nhật Bản (6,6%) và
Malaysia (4,6%). Đó là lý do vì sao Trung Quốc và Ấn Độ có sản lượng khai
thác cao su rất lớn nhưng lại xuất khẩu ở mức thấp.
Ấn Độ
9%

Nhật Bản Malaysia
5%
7%

Các nước khác

37%

Mỹ
9%

Trung Quốc
33%

Hình 1.2: Nhu cầu tiêu thụ Cao su tự nhiên của các nước trên thế giới
năm 2011 ( Nguồn IRSG)
1.1.2. Giá trị sử dụng
Thời vàng son của Cao su thiên nhiên, mệnh danh là vàng trắng (white
gold) là ở các thập niên 1910-1940 (lúc đã giá Cao su thiên nhiên là 0,45-0,50
USD/kg). Vì lợi nhuận rất lớn do Cao su mang lại nên các ông chủ đồn điền
Cao su đã thúc đẩy trồng Cao su phát mạnh trên các vùng đất phì nhiêu (đất
latosol đỏ và đỏ nâu) nhiệt đới (quanh vĩ tuyến 100 Nam Bắc đường xích đạo).
Nhưng do giá Cao su tự nhiên cao, nên người ta cũng đã tìm cách chế tạo ra
Cao su nhân tạo, Cao su tổng hợp nhóm elastomers, thay thế Cao su thiên
nhiên. Các elastomers tổng hợp cạnh tranh mạnh với Cao su thiên nhiên là
polychloroprene, SBR, polybutadiene, EPDM, polyurethane, butyl rubber,
polypropylene.
Do ảnh hưởng của khủng hoảng năng lượng thập niên 70 nên vào thập
niên 80, tiêu thụ Cao su nhân tạo thay thế đã chiếm 70% tổng số nhu cầu Cao


8

su của thế giới (Cao su thiên nhiên chỉ còn 30%). Ngày nay, mức tiêu thụ và
giá cả Cao su thiên nhiên có xu hướng tái gia tăng do giá Dầu lửa tăng và
công nghệ dùng nhiều Cao su thiên nhiên tăng (nhất là công nghệ xe hơi các

nước như Trung Quốc, Ấn Độ). Mặt khác, khuynh hướng tiết kiệm năng
lượng hóa thạch (fosssil fuel) thay bằng sản phẩm tái sinh thiên nhiên, thân
thiện môi trường phát triển.
Năm 2001, giá Cao su thiên nhiên lên mức cao nhất sau 27 năm giá thấp
(13/6/2001, giá lên đến 2,81USD/kg ở thị trường Tokyo). Theo ước lượng của
các chuyên gia quốc tế, mức tiêu thụ Cao su thiên nhiên nhiên sẽ phục hồi đến
40% ở cả hai loại Cao su vào năm 2015. Mức gia tăng tiêu thụ Cao su thiên
nhiên sẽ vào khoảng 2,4 %/năm từ 2007 đến 2015. Sản phẩm sơ chế thành
nguyên liệu Cao su thiên nhiên xuất khẩu cũng đa dạng hơn từ phổ biến dạng
xông khói -RSS (rubber smoking sheets) đến các dạng Cao su thiên nhiên kỹ
thuật đặc thù (TRS, RSS), Cao su đen vớt lớp mặt (skim black), crape (crêpe),
mủ cô đặc (concentrated latex)...
Trong công nghiệp, 70% Cao su thiên nhiên được dùng để làm thành các
chất dính, lớp dưới thảm, các đai dây chuyền máy (conveyer belts), các linh
kiện tế bào và bột nổi (foam), các ổ quay cầu (bridge gear), bộ phận xe hơi,
các đồ thổi phồng được. Những ứng dụng mà Cao su nhân tạo không thay thế
được Cao su thiên nhiên là các lốp xe tải chở nặng, các lốp xe bus, máy bay
hay nhựa latex ở ngành y khoa v.v… Ngành làm lốp xe tiêu thụ gần 70% Cao
su thiên nhiên trên thế giới và mức thay thế bằng Cao su nhân tạo những thập
niên qua chỉ vào khoảng 2% một năm.
Như vậy, Cao su là loại cây có tương lai phát triển đầy triển vọng cùng
với tương lai phát triển của các ngành công nghiệp hùng mạnh trên thế giới.
Sự phát triển của ngành Cao su Trong đó có Cao su thiên nhiên gắn liền với


9

sự phát triển của những ngành kỹ thuật hiện đại, gắn liền với sự phát triển
ngành dầu mỏ - thực chất là gắn liền với tăng trưởng kinh tế thế giới.
1.2. Ở Việt Nam

1.2.1. Di nhập cây Cao su vào Việt Nam
Cây Cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn
thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống.
Đến năm 1892, 2.000 hạt Cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam.
Trong 1.600 cây sống, 1.000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến
Cát, Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (cách
Nha Trang 20 km).
Năm 1897 đã đánh dấu sự hiện diện của cây Cao su ở Việt Nam. Công ty
Cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng
Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty Cao su ra đời, chủ
yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ : SIPH, SPTR, CEXO,
Michelin … Một số đồn điền Cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập.
Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000 ha và sản lượng
3.000 tấn.
Cây Cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh
trong giai đoạn 1960 - 1962, trên những vùng đất cao 400 - 600 m, sau đã
ngưng vì chiến tranh.
Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp
miền Bắc, cây Cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 1700 Bắc (Quảng Trị,
Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ). Trong những năm 1958 - 1963
bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6.000 ha.
Đến 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ
khoảng 69.500 ha, Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền
Trung và khu 4 cũ khoảng 3.636 ha.


10

Sau 1975, cây Cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ.
Từ 1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới Cao su, đầu tiên do

các nông trường quân đội, sau 1985 đo các nông trường quốc doanh, từ 1992
đến nay tư nhân đã tham gia trồng Cao su. Ở miền Trung sau 1984, cây Cao
su được phát triển ở Quảng Trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh.
Đến năm 1999, diện tích Cao su cả nước đạt 394.900 ha, Cao su tiểu
điền chiếm khoảng 27,2 %. Năm 2004, diện tích Cao su cả nước là 454.000
ha, Trong đó Cao su tiểu điền chiếm 37 %. Năm 2005, diện tích Cao su cả nước
là 464.875 ha.
Trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2005, giá trị kinh tế lớn và bài
học thực tiễn trồng Cao su thành công trên nhiều loại đất khác nhau của Việt
Nam và thế giới, đặc biệt của miền núi phía Nam Trung Quốc đã làm bùng
phát phong trào trồng Cao su ở nhiều địa phương, trong đó có hàng loạt tỉnh
mới trồng như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình
v.v… Nhiều cánh rừng tự nhiên và rừng trồng, nhiều vùng đất lâm nghiệp đã
được phá đi để trồng Cao su.
Như vậy, ở Việt Nam trồng rừng Cao su có thể mới mẻ với nơi này nơi
khác, nhưng trên quy mô cả nước thì nó đã có lịch sử hàng trăm năm và ngày
càng được phát triển mạnh như một hoạt động sử dụng đất truyền thống.
1.2.2. Sản lượng Cao su ở Việt Nam
Việt Nam là nước đứng thứ 4 thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu
Cao su tự nhiên. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu Cao su tự nhiên đứng thứ
11 trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Kể từ năm 2004, Việt Nam
luôn duy trì vị trí thứ 4 thế giới về kim ngạch xuất khẩu Cao su tự nhiên, sau
Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Từ năm 2008, kim ngạch xuất khẩu suy
giảm khá mạnh (gần 8%) so với năm 2007 thì trong các năm còn lại của giai
đoạn 2004 – 2010, sản lượng và giá trị xuất khẩu năm sau đều cao hơn năm


11

trước. Ngành Cao su tự nhiên đã mang lại nguồn thu ngoại tệ ổn định cho đất

nước và đóng góp ngày càng lớn vào tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của cả
nước. Nếu như trong năm 2004, kim ngạch xuất Cao su tự nhiên chỉ đạt 495
nghìn tấn và mang lại 579 triệu USD, chiếm 2.23% tổng giá trị xuất khẩu thì
đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu Cao su đạt tới hơn 782 nghìn tấn và thu
về gần 2.4 tỷ USD, tăng 58% về lượng và 312% về giá trị so với năm 2004,
chiếm 3.31% tổng kim ngạch của cả nước. Trừ dầu thô và đá quý, kim loại
quý thì Cao su tự nhiên luôn đứng trong top 10 các mặt hàng xuất khẩu chủ
lực kể từ năm 2004 đến nay.
Cao su tự nhiên của nước ta đã xuất khẩu tới khoảng 70 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Trong đó, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam khi
quốc gia này nhập khẩu tới hơn 60% sản lượng Cao su tự nhiên xuất khẩu của
nước ta. Năm quốc gia nhập khẩu Cao su tự nhiên lớn nhất của Việt Nam gồm:
Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc và Đức chiếm tới hơn 79% sản
lượng và giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2010.
Theo thống kê của hiệp hội các quốc gia sản xuất Cao su thiên nhiên
(ANRPC) và Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), năm 2012 sản
lượng khai thác của Việt Nam đạt 863.600 tấn, xếp hạng 5 trên thế giới. Đồng
thời Việt Nam xếp hạng thứ 4 thế giới về sản lượng xuất khẩu Cao su thiên
nhiên (1,02 triệu tấn năm 2012) và đứng thứ 2 thế giới về năng suất khai thác
Cao su. Năm 2012, năng suất bình quân cả nước đạt mức 1,71 tấn/ha, đứng
sau Ấn Độ (1,82 tấn/ha), vượt xa so với bình quân toàn cầu là 1,1 tấn/ha.
Tiêu thụ Cao su trong nước đạt khoảng 15-18% tổng sản lượng khai thác,
tương đương 150.000 tấn/năm
Trong 12 năm qua, diện tích rừng trồng Cao su của Việt Nam tăng
trưởng tương đối tốt, đạt bình quân 6,8%/năm từ 413.000 ha trong năm 2000
tăng lên mức 910.500 ha trong năm 2012, tính đến năm 2012 sản lượng Cao


12


su khai thác của Việt Nam đạt 863.600 tấn, tăng 6,4% so với năm 2011. Tốc
độ tăng trưởng bình quân sản lượng khai thác cả giai đoạn 2000-2012 là
9,5%/năm
Ngoài hiệu quả kinh tế như đã được ghi nhận, cây Cao su còn góp phần
giải quyết việc làm cho khoảng 110.000 lao động khối quốc doanh và trên
77.000 hộ nông dân tiểu điền. Những năm gần đây, do thị trường và giá cả
thuận lợi, năng suất lại gia tăng..., nên thu nhập của người trồng Cao su có
nhiều cải thiện đáng kể; nhiều địa phương đã sử dụng cây Cao su như một giải
pháp xóa đói giảm nghèo.
Thực tế, tại các vùng trồng cây Cao su, hệ thống giao thông vận chuyển
được đầu tư mới và nâng cấp nhiều, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất
là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới mới phát triển cây Cao su trong
những năm gần đây.
Với diện tích năm 2012 khoảng 910.500 ha, cây Cao su cũng còn được
các chuyên gia đánh giá là đã góp phần đáng kể vào việc che phủ và chống
xói mòn đất, nhất là tại các vùng đồi núi khu vực Tây Nguyên và duyên hải
miền TrungvàTâyBắc.
Nghiên cứu và dự báo của nhiều tổ chức quốc tế đều cho rằng nhu cầu
Cao su thiên nhiên sẽ còn gia tăng liên tục cho đến năm 2035. Các nước như
Thái Lan, Indonesia cũng đã có các chương trình khuyến khích phát triển cây
Cao su. Malaysia còn đưa việc phát triển này vào các dự án trồng rừng. Việt
Nam cũng đang khuyến khích các nhà đầu tư của mình vào trồng Cao su tại
các nước Lào, Campuchia...
Các chuyên gia cũng cho biết, trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
ngành Cao su, có cả phần xuất khẩu đồ gỗ Cao su vào khoảng 190 triệu USD,
tức chiếm khoảng 10% trong năm 2006. Triển vọng xuất khẩu đồ gỗ từ cây
Cao su trong tương lai sẽ còn gia tăng, ước đạt 400-500 triệu USD/năm là


13


hoàn toàn khả thi. Ngoài ra, với việc cải thiện các quy trình công nghệ chế
biến sản phẩm mủ Cao su ngày càng hiện đại hơn, chắc chắn giá trị gia tăng
của các ngành hàng Cao su sẽ còn cao hơn.
Theo thống kê năm 1976, tổng diện tích Cao su mới chỉ có 76.600 ha
(riêng các tỉnh phía Bắc có khoảng 5.000 ha), với sản lượng 40.200 tấn. Với
quy định tại quyết định số 750/QĐ-TTG và quyết định số 124/QĐ-TTG của
Thủ tướng Chính phủ đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, diện tích trồng Cao su
cả nước sẽ ổn định ở mức 800.000 ha. Tuy nhiên tính đến cuối năm 2012,
theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, tổng diện tích quy
hoạch để trồng Cao su là 910.500ha, vượt mức kế hoạch đề ra cho năm 2015.
Trong đó diện tích Cao su cho mủ chiểm khoảng 55,55% tương đương
505.800ha. Tổng sản lượng tính đến hết năm 2012 đạt 863.600 tấn, năng suất
bình quân đạt 1,71 tấn/ha
Khả năng Việt Nam sẽ đạt mức 1 triệu ha giai đoạn 2015-2020 là rất
cao. Theo đó, vùng Đông Nam Bộ sẽ đạt 390.000ha, vùng Tây Nguyên đạt
280.000ha, vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ đạt 40.000ha, vùng Bắc Trung
Bộ đạt 80.000ha, các tỉnh vùng Tây Bắc đạt 50.00 ha và 200.000 ha tại Lào và
Campuchia
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về Cao su ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển cây Cao su, ở Việt Nam ngày càng có nhiều công
trình nghiên cứu về cây Cao su, không chỉ ở lĩnh vực quen thuộc như giống,
kỹ thuật canh tác mà các tác giả Phạm Hải Dương [4], Trần Thị Thúy Hoa
[5], Lê Mậu Túy [22] cùng rất nhiều tác giả khác đi sâu nghiên cứu về Cao su
ở các lĩnh vực khác nhau.
Tác giả Tống Viết Thịnh đã có công trình nghiên cứu về đánh giá và
phân hạng sử dụng đất trồng Cao su. Theo tác giả, căn cứ vào mức độ hạn chế
của 9 chỉ tiêu khí hậu và 10 chỉ tiêu về đất, áp dụng nguyên tắc của FAO để
phân hạng sử dụng đất trồng Cao su bao bồm 3 hạng đất trồng được Cao su và



14

2 hạng đất không trồng được Cao su. Từ 1990 đến nay, đã ứng dụng thành
công trên diện tích rộng tại các công ty Cao su ở Đông Nam Bộ và Tây
nguyên. Trên các diện tích áp dụng phân hạng này, các cở sở áp dụng để định
khoán suất và khoán vườn hợp lý hơn, không còn hiện tượng vườn Cao su bị
thanh lý do trồng trên đất kém. Tiến bộ này đã được tập đoàn công nghiệp
Cao su Việt Nam chính thức đưa vào áp dụng trong toàn ngành. (Tống Viết
Thịnh, 2008) [19]
Cũng tác giả này đã nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cây Cao su theo
phương pháp chuẩn đoán dinh dưỡng. Căn cứ vào mức độ thiếu hụt, thặng dư
và tỷ lệ cân đối của từng nguyên tố dinh dưỡng qua phân tích và đánh giá hàm
lượng dinh dưỡng trong đất và lá trên vườn Cao su theo các thang chuẩn và
căn cứ vào hiện trạng vườn cây để đề xuất liều lượng và tỷ lệ các nguyên tố
dinh dưỡng hợp lý, tạo ra sinh trưởng và năng suất mủ vườn cây đạt hiệu quả
kinh tế - kỹ thuật tối ưu. Từ năm 2002 đến nay, đã ứng dụng thành công trên
diện rộng tại các công ty Cao su ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trên các
diện tích bón phân theo phương pháp chuẩn đoán dinh dưỡng mang lại các
hiệu quả như tiết kiệm phân bón, gia tăng và ổn định sinh trưởng và sản lượng
mủ trong nhiều năm. Với các kết quả trên, từ năm 2004, VRG đã chính thức
đưa kỹ thuật bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng vào quy trình của ngành.
(Tống Viết Thịnh, 2008) [18]
Về kỹ thuật khai thác, chăm sóc vườn cây Cao su cũng đã có nhiều tác giả
nghiên cứu. Năm 2004, Tổng công ty Cao su Việt Nam đã xuất bản Quy trình
kỹ thuật cây Cao su. Trong quy trình này đã quy định rõ các biện pháp kỹ
thuật trong quy trình sản xuất, quy trình khai thác mủ và chăm sóc cây Cao su
[21]. Những năm tiếp theo các nhà nghiên cứu đã không ngừng đưa ra các cải
tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và sản lượng mủ Cao su. Đỗ Kim
Thành đã nghiên cứu chế độ cạo nhịp độ tháp và kích thích mủ Cao su. Tác

giả Hà Văn Khương đã nghiên cứu áp dụng các tiến bộ KHKT vào vườn Cao


15

su Tổng công ty Cao su Việt Nam (Hà Văn Khương, 2006) [9] Tác giả Trần
Thanh đã có công trình nghiên cứu về ứng dụng mọt số chất điều hòa sinh
trưởng kích thích phát triển rễ và chồi tum Cao su (Trần Thanh, 2007) [16]
Tác giả Phan Thành Dũng đã theo dõi trong thời gian từ năm 1996-2005,
có 7 loại bệnh chính ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng mủ của cây Cao
su, trong đó có loại mới xuất hiện là nứt vỏ do nấm, bệnh rụng lá và rễ nâu do
nấm. Các loại bệnh gây hại cho Cao su tại nước ta chủ yếu do nấm và một số
tác nhân truyền nhiễm khác, không có mycoplasma và vi khuẩn, virut, tuyến
trùng (Phan Thành Dũng, 2006) [3]
Cùng với sự phát triển ngày nay càng mạnh mẽ của phong trào trồng Cao
su, diện tích đất thuộc vùng truyền thống đã không còn đáp ứng được, từ đó
đã có một số nghiên cứu để đưa Cao su ra ngoài vùng truyền thống ở Việt
Nam. Năm 1994, Viện nghiên cứu Cao su đã phối hợp với Trung tâm ăn quả
Phú Hộ, nay là Viện KHKTNLN miền núi phía Bắc đã đưa vào khảo nghiệm
hàng chục giống Cao su tại Phú Hộ (vĩ độ 21,270B), quy mô khảo nghiệm
3,2ha. Hiện vườn khảo nghiệm đang được quan trắc và chăm sóc. Kết quả
bước đầu cho phép xác định một số giống Cao su gồm cả giống nhập nội và
lai tạo tại Việt Nam có tiềm năng thích nghi với vùng núi phía Bắc. (Hội nghị
Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp 2008 các tỉnh miền núi phía Bắc)
Trước xu hướng tăng nhanh về diện tích trồng Cao su, đã xuất hiện một số
ý kiến trái ngược nhau về tác động môi trường của rừng trồng Cao su. nên đã
có nghiên cứu tác động môi trường của rừng trồng Cao su ở Việt Nam
(Vương Văn Quỳnh, 2009)[10]. Theo báo cáo kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ Độ tàn che của rừng Cao su không khác biệt so với rừng trồng đối chứng
nhưng nhỏ hơn rừng tự nhiên.

+ Chưa có sự khác biệt rõ rệt về độ chặt đất giữa rừng Cao su và rừng đối
chứng. Độ chặt tầng đất mặt ở rừng Cao su tăng lên một chút so với rừng đối
chứng nhưng không rõ ở các tầng sâu.


16

+ Cường độ xói mòn ở rừng Cao su trung bình là 0.46mm/năm, còn ở rừng
đối chứng là 0.34mm/năm.
+ Độ ẩm trung bình ở rừng đối chứng là 20% còn ở rừng Cao su là 25,6%.
1.2.4. Thực trạng cây Cao su tại Lai Châu
Năm 1993, Trung Quốc đã giúp Lai Châu trồng một số vườn Cao su Tại
Phong Thổ và Than Uyên. Tuy nhiên hiện nay mỗi Huyện chỉ còn lại một số
ít cây, cây sinh trưởng và phát triển kém.
Năm 2006, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Lai Châu, ngày 11/12/2006,
UBND tỉnh Lai Châu đã ra Quyết định số 76/2006/QĐ-UBND trong đó chủ
trương phát triển cây Cao su vào trồng trên vùng đất dốc. Sau một thời gian
khảo sát, Dự án trồng mới 10.000 ha Cao su được thực hiện.
Ngày 15-16/2/2009, khi đi thực tế một số vườn trồng Cao su tại Lùng
Thàng (Sìn Hồ), Khổng Lào (Phong Thổ), Thứ trưởng Nguyễn Văn Lạng đã
khẳng định: Phát triển cây Cao su Lai Châu dứt khoát thành công bởi những
cơ sở khoa học sau (nguồn: cổng điện tử Lai Châu):


Thứ nhất: Đất trồng Cao su tại những vùng này rất tốt (vì những cây Cao

su 1 năm tuổi ở Lai Châu phát triển tốt hơn, cao hơn so với ở Đắc Lắc).


Thứ hai: Cao su một năm tuổi có khoảng cách giữa hai tầng là lớn hơn


40 cm (đây là khoảng cách theo tiêu chuẩn quốc tế) thể hiện phát triển chiều
cao của cây.


Thứ ba: Cao su một năm tuổi có chu vi 15cm trở lên (tính từ mặt đất) đạt

tiêu chuẩn, thậm chí nhiều cây còn vượt tiêu chuẩn.


Thứ tư: Tầng lá cũ vẫn tốt, đồng thời cây mọc chồi mới (rất thuận lợi cho

việc quang hợp của cây).


Thứ năm: Chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm tương đối rõ,

điều này cho thấy Cao su sẽ tích mủ lớn, cho năng suất mủ cao.


×