Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây đến chất lượng ván bóc từ gỗ bạch đàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 150 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến các thầy cô giáo của Viện Công nghiệp gỗ, khoa Đào tạo Sau đại học,
toàn thể các cán bộ, nhân viên tại Thư viện trường Đại học Lâm nghiệp,
những người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS Trịnh Hiền Mai, người đã trực
tiếp tận tình hướng dẫn và cung cấp tài liệu cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn dự án FST 0039/2008 do tổ chức nông nghiệp
quốc tế Úc (ACIAR) tài trợ, đã cho phép tôi sử dụng một số tài liệu của dự án
để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Qua đây, tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong trung tâm thực hành thí
nghiệm, khoa Chế biến Lâm sản và các cán bộ công nhân công ty TNHH Tiến
Phát đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tuy bản thân tôi đã cố gắng hết sức tro ng quá trình hoàn thành luận
văn, nhưng thời gian để thực hiện còn nhiều hạn chế, nên luận văn không thể
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của
các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Ngọc Hải


ii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
MỤC LỤC ..................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN .............................................................................. 3
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
ván mỏng........................................................................................................ 3
1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................... 3
1.1.2. Ở Việt nam ........................................................................................... 4
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của các vị trí khác nhau
trong thân cây đến chất lượng gỗ. ................................................................... 5
1.2.1. Trên thế giới ......................................................................................... 5
1.2.2. Ở Việt nam ........................................................................................... 7
1.3. Tổng quan nghiên cứu về gỗ Bạch đàn. ................................................... 8
1.4. Tổng quan về các tiêu chuẩn phân loại ván trên thế giới hiện nay.......... 11
1.5. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung, phương pháp nghiên cứu. ...... 12
1.5.1. Mục tiêu nghiên cứu. .......................................................................... 12
1.5.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 12
1.5.3. Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................... 12
1.5.4. Nội dung nghiên cứu. ........................................................................ 12


iii

1.5.5. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................. 13
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 14

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ván mỏng bóc. ........................... 14
2.1.1. Các yếu tố thuộc về quá trình công nghệ bóc ván ............................... 14
2.1.2. Các yếu tố thuộc về cấu tạo gỗ .......................................................... 20
2.2. Đặc điểm, tính chất gỗ Bạch đàn Uro (Eucalyptus Urophylla) ảnh hưởng
đến chất lượng ván bóc................................................................................. 27
2.3 Cơ sở của các tiêu chuẩn phân loại chất lượng ván mỏng. ...................... 28
Chương 3: THỰC NGHIỆM ........................................................................ 42
3.1. Xác định thông số cây gỗ đứng.............................................................. 42
3.2. Xác định thông số gỗ khúc .................................................................... 44
3.3. Bóc ván, cắt ván và sấy ván ................................................................... 45
3.4. Phương pháp đánh giá chất lượng ván mỏng theo tiêu chuẩn AS/NZS
2269 ............................................................................................................. 48
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 51
4.1. Kết quả đánh giá ván mỏng theo tiêu chuẩn AS/NZS 2269 ................... 51
4.1.1. Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương bán
kính và chiều cao đến tiêu chí mắt sống, mắt chết. ....................................... 51
4.1.2. Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương bán
kính và phương chiều cao đến tiêu chí lỗ trên ván. ....................................... 59
4.1.3. Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương bán
kính và phương chiều cao đến tiêu chí vết rách trên ván. .............................. 62
.4.1.4. Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương bán
kính và phương chiều cao đến tiêu chí vỏ, mục. ........................................... 66


iv

4.1.5. Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương bán
kính và phương chiều cao đến tiêu chí nhựa, chất gôm. ................................ 69
4.1.6. Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương bán
kính và phương chiều cao đến tiêu chí sâu hại. ............................................. 71

4.1.7. Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương bán
kính và phương chiều cao đến tiêu chí biến màu. ......................................... 74
4.1.8. Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương bán
kính và phương chiều cao đến tiêu chí nứt theo vòng năm. .......................... 78
4.1.9. Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương bán
kính và phương chiều cao đến tiêu chí độ nhẵn bề mặt ván. ......................... 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1

Tiêu chí đánh giá chất lượng ván mỏng theo tiêu chuẩn AS/NZS
2269

48

4.1

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương

bán kính đến tiêu chí mắt sống tính theo tỷ lệ %

52

4.2

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
bán kính đến tiêu chí mắt sống tính theo tổng điểm

52

4.3

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
chiều cao đến tiêu chí mắt sống tính theo tỷ lệ %

54

4.4

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
chiều cao đến tiêu chí mắt sống tính theo tổng điểm

54

4.5

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
bán kính đến tiêu chí mắt chết tính theo tỷ lệ %


55

4.6

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
bán kính đến tiêu chí mắt chết tính theo tổng điểm

56

4.7

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
chiều cao đến tiêu chí mắt chết tính theo tỷ lệ %

57

4.8

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
chiều cao đến tiêu chí mắt chết tính theo tổng điểm

57

4.9

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
bán kính đến tiêu chí lỗ tính theo tỷ lệ %

59


4.10

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
bán kính đến tiêu chí lỗ tính theo tổng điểm

59

4.11

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
chiều cao đến tiêu chí lỗ tính theo tỷ lệ %

60

4.12

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
chiều cao đến tiêu chí lỗ tính theo tổng điểm

61

4.13 Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương

62


vi

bán kính đến tiêu chí vết rách tính theo tỷ lệ %
4.14


Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
bán kính đến tiêu chí vết rách tính theo tổng điểm

62

4.15

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
chiều cao đến tiêu chí vết rách tính theo tỷ lệ %

64

4.16

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
chiều cao đến tiêu chí vết rách tính theo tổng điểm

65

4.17

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
bán kính đến tiêu chí vỏ mục tính theo tỷ lệ %

66

4.18

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương

bán kính đến tiêu chí vỏ, mục tính theo tổng điểm

66

4.19

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
chiều cao đến tiêu chí vỏ mục tính theo tỷ lệ %

67

4.20

ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
chiều cao đến tiêu chí vỏ mục tính theo tỷ lệ %

67

4.21

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
bán kính đến tiêu chí nhựa, chất gôm tính theo tỷ lệ %

69

4.22

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
bán kính đến tiêu chí nhựa, chất gôm tính theo tỷ lệ %


69

4.23

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
chiều cao đến tiêu chí nhựa, chất gôm tính theo tỷ lệ %

70

4.24

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
chiều cao đến tiêu chí nhựa, chất gôm tính theo tổng điểm

70

4.25

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
bán kính đến tiêu chí sâu hại tính theo tỷ lệ %

71

4.26

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
bán kính đến tiêu chí sâu hại tính theo tổng điểm

72


4.27

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
chiều cao đến tiêu chí sâu hại tính theo tỷ lệ %

72

4.28

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
chiều cao đến tiêu chí sâu hại tính theo tổng điểm

73


vii

4.29

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
bán kính đến tiêu chí biến màu tính theo tỷ lệ %

74

4.30

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
bán kính đến tiêu chí biến màu tính theo tổng điểm

74


4.31

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
chiều cao đến tiêu chí biến màu tính theo tỷ lệ %

76

4.32
4.33

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
chiều cao đến tiêu chí biến màu tính theo tổng điểm
Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
bán kính đến tiêu chí nứt theo vòng năm tính theo tỷ lệ %

76
78

4.34

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
bán kính đến tiêu chí nứt theo vòng năm tính theo tổng điểm

78

4.35

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
chiều cao đến tiêu chí nứt theo vòng năm tính theo tỷ lệ %


79

4.36

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
chiều cao đến tiêu chí nứt theo vòng năm tính theo tổng điểm.

80

4.37

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
bán kính đến tiêu chí độ nhẵn bề mặt ván tính theo tỷ lệ %

81

4.38

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
bán kính đến tiêu chí độ nhẵn bề mặt ván tính theo tỷ lệ %

81

4.39

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
chiều cao đến tiêu chí độ nhẵn bề mặt tính theo tỷ lệ %

83


4.40

Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương
chiều cao đến tiêu chí độ nhẵn bề mặt tính theo tổng điểm

83


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

2.1

Sơ đồ nguyên lý bóc ván mỏng

16

2.2

Sơ đồ góc cắt

17


2.3

Mối quan hệ giữa khoảng cách đặt dao và độ nhấp nhô bề mặt

18

2.4

Nội ứng suất khi bóc gỗ

21

2.5

cách xác định độ cong khúc gỗ (cong một chiều)

22

2.6

Mắt gỗ

24

3.1

Xác định thông số chiều cao cây đứng

42


3.3

Cắt đầu và gọt tròn khúc gỗ

45

3.4

Gỗ sau khi tề đầu và gọt tròn được đưa vào bóc ván

46

3.5

Sấy ván mỏng

47

4.1

đồ thị ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo
phương bán kính đến tiêu chí mắt sống

52

4.2

đồ thị ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo
phương chiều cao đến tiêu chí mắt sống


54

4.3

đồ thị ảnh hưởng theo bán kính thân cây đến tiêu chí mắt chết

56

4.4

đồ thị ảnh hưởng theo phương chiều cao thân cây đến tiêu chí
mắt chết

58

4.5

đồ thị ảnh hưởng của các vị trí khác nhau theo phương bán
kính đến tiêu chí lỗ

59

4.6

đồ thị ảnh hưởng của các vị trí khác nhau theo phương chiều
cao thân cây đến tiêu chí lỗ

61

4.7


hình ảnh tấm ván bị rách

62

4.8

đồ thị ảnh hưởng của các vị trí khác nhau theo phương bán
kính thân cây đến tiêu chí vết rách

63

4.9
4.10

đồ thị ảnh hưởng của các vị trí khác nhau theo phương chiều
cao thân cây đến tiêu chí vết rách
đồ thị ảnh hưởng của các vị trí khác nhau theo phương bán kính
thân cây đến tiêu chí vỏ mục

65
67


ix

4.11

đồ thị ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo
phương chiều cao đến tiêu chí vỏ, mục.


68

4.12

đồ thị ảnh hưởng của các vị trí khác nhau theo phương bán kính
đến tiêu chí nhựa, chất gôm.

69

4.13

đồ thị ảnh hưởng của các vị trí khác nhau theo phương chiều
cao đến tiêu chí nhựa, chất gôm

70

4.14
4.15

đồ thị ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo
phương bán kính đến tiêu chí sâu hại
đồ thị ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo
phương chiều cao đến tiêu chí sâu hại

72
73

4.16


đồ thị ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo
phương bán kính đến tiêu chí biến màu.

75

4.17

đồ thị ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo
phương chiều cao đến tiêu chí biến màu

77

4.18 một tấm ván bị biến màu

77

4.19

đồ thị ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo
phương bán kính đến tiêu chí nứt theo vòng năm

78

4.20

đồ thị ảnh hưởng của các vị trí khác nhau theo phương chiều
cao thân cây đến tiêu chí nứt theo vòng năm

80


4.21

đồ thị ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo
phương bán kính đến tiêu chí độ nhẵn bề mặt ván.

82

4.22

đồ thị ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo
phương chiều cao đến tiêu chí độ nhẵn bề mặt ván

84


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các loài cây mọc nhanh đã và đang được gây trồng phổ biến ở nhiều
vùng khác nhau trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu về gỗ ngày một tăng của
ngành công nghiệp chế biến gỗ và ngành công nghiệp giấy sợi. Bạch đàn là
một loài cây thuộc loại đại mộc, có xuất xứ từ nước Úc. Diện tích rừng trồng
bạch đàn ngày càng tăng và chiếm tỉ lệ diện tích khá lớn trong các khu rừng
trồng công nghiệp hiện nay ở Việt Nam. Sản lượng khai thác hàng năm gỗ
bạch đàn ước tính trên một triệu mét khối. Loài bạch đàn có khả năng sinh
trưởng nhanh, trồng trong vòng 5, 6 năm đã có chiều cao trên 7m và đường
kính thân cây khoảng 9-10cm. Ở Việt Nam, do gỗ bạch đàn thường được chặt
hạ khi tuổi cây ở khoảng 5-7 năm tuổi để làm cây chống trong xây dựng và
làm dăm gỗ; nguyên liệu dăm gỗ được sử dụng cho công nghiệp chế biến giấy,
sản xuất ván dăm, ván sợi và dăm gỗ cho xuất khẩu vì thế làm giảm đi giá trị

thực của nó. Trên thực tế bạch đàn là loại gỗ có độ bền tự nhiên và khả năng
chống chịu sự phá hoại của côn trùng khá cao nên gỗ được dùng ở những nơi
tiếp xúc với đất, tà vẹt, cột và các công dụng khác trong đóng tàu thuyền, toa
xe, hòm hộp và kệ, điêu khắc, tiện, dụng cụ thể thao và nông cụ; ngoài ra gỗ
Bạch đàn còn có hệ số phẩm chất tốt và các đặc tính cơ học thuận lợi cho
việc bóc ván mỏng sử dụng trong chế tạo ván dán. Tuy nhiên, gỗ là loại vật
liệu có tính dị hướng nên tính chất của nó theo phương bán kính và phương
chiều cao là khác nhau, vì vậy ở mỗi vị trí khác nhau trong thân cây thì các
tính chất của gỗ khác nhau dẫn đến chất lượng ván mỏng cũng khác nhau. Với
gỗ rừng trồng mọc nhanh như gỗ bạch đàn thì điều đó càng thể hiện rõ rệt.


2

Trong công nghệ sản xuất ván nhân tạo, chất lượng của các sản phẩm
sản xuất từ ván mỏng phụ thuộc một phần vào chất lượng của ván mỏng, chất
lượng của ván mỏng tốt thì có thể sản xuất ra được những sản phẩm có chất
lượng cao và ngược lại. Có rất nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến chất lượng ván
mỏng như: các yếu tố thuộc về công nghệ (thiết bị bóc ván, thông số công
nghệ của quá trình bóc), các yếu tố thuộc về cấu tạo, đặc điểm gỗ (mắt, cong,
bạnh vè, u bướu…). Một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng ván mỏng bóc là các vị trí khác nhau trong thân cây từ ngoài vào trong
hay các phần gốc, thân, ngọn. Hiện nay có rất ít các đề tài nghiên cứu về vấn
đề này.
Với mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong
thân cây đến chất lượng ván bóc từ gỗ bạch đàn, được sự đồng ý của khoa Sau
đại học và giảng viên hướng dẫn, T.S Trịnh Hiền Mai, tôi đã thực hiện đề tài
“Ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây đến chất lượng ván
bóc từ gỗ bạch đàn (Eucalyptus urophylla)”.



3

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng ván mỏng.
1.1.1. Trên thế giới
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học trên thế giới đang rất quan
tâm và đã có một số công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng ván mỏng nhằm nâng cao chất lượng ván bóc làm tiền đề cho công
nghệ sản xuất ván dán nói riêng và công nghệ sản xuất ván nhân tạo nói
chung.
Trong nghiên cứu về “Ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ đến độ
nhẵn bề mặt của ván lạng gỗ Makoré và ván bóc gỗ beech” của tác giả
Turker Dundar và Suleyman Korkut đã đánh giá ảnh hưởng của độ dày ván
mỏng, tốc độ cắt của dao bóc, góc nghiêng dao và nhiệt độ sấy đến độ nhấp
nhô bề mặt khi lạng và bóc. Trước khi bóc và lạng 2 loại gỗ được hấp gián
tiếp ở 80oC và 50oC trong 36h tương ứng. Độ nhấp nhô được đo bằng tiêu
chuẩn DIN 4768, kết quả cho thấy tốc độ cắt và góc nghiêng dao ảnh hưởng
đến độ nhấp nhô bề mặt ván mỏng, còn nhiệt độ sấy ván mỏng không ảnh
hưởng đáng kể đến độ nhấp nhô bề mặt ván mỏng. Tóm lại, độ nhấp nhô tăng
khi chiều dày ván tăng và tốc độ cắt giảm [14] .
Trong bài “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gỗ khúc của gỗ lá
rộng cho sản xuất ván mặt” –tác giả Daniel L. Cassens đã nghiên cứu ảnh
hưởng của các yếu tố như: thông số hình học gỗ khúc, khuyết tật của quá trình
gia công, sự tấn công của côn trùng… đến chất lượng gỗ khúc cho sản xuất
ván mỏng của gỗ Cherry, Sồi trắng, Sồi đỏ, Walnut [16].


4


Kent Pitcher, trong bài báo “Nguyên nhân và biện pháp giảm vết nứt
trên bề mặt của các ván mỏng” cho thấy một số yếu tố quan trọng cần
kiểm tra trong quá trình phủ mặt ván mỏng lên đồ nội thất là: kiểu, loại
ván mặt, độ ẩm chiều dày và chất lượng ván mặt, loại, lượng keo, kết cấu
và đặc tính của vật liệu cần dán mặt [17].
Nghiên cứu của Lutz.F.J và các đồng nghiệp về “Ảnh hưởng của độ ẩm
gỗ và tốc độ cắt đến chất lượng ván bóc” đã cho thấy độ ẩm gỗ cao và tốc độ
cắt lớn có ảnh hưởng tốt đến chất lượng ván bóc, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng
còn tùy thuộc vào loại gỗ, gỗ lá rộng, gỗ lá kim, tỷ lệ gỗ giác, gỗ lõi [23].
Trong một nghiên cứu khác, tác giả Lutz.F.J đã tổng hợp và phân tích
ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về đặc điểm, cấu tạo, tính chất gỗ đến chất
lượng ván bóc, bao gồm: loại gỗ, tính chất vật lý (độ ẩm, tỷ lệ co rút, màu
sắc, …), tính chất cơ học của gỗ (độ cứng, modul đàn hồi, cường độ uốn,
cường độ kéo ngang,…), thông số hình học (đường kính, chiều dài, độ cong,
độ thon, độ thót ngọn, oval..), các khuyết tật của khúc gỗ (mắt, bạnh vè, nứt,
mục…) [24].
1.1.2. Ở Việt nam
Trong những năm gần đây, ở nước ta cũng đã có một số công trình
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ván bóc có thể kể đến
một số nghiên cứu sau:
Đỗ Văn Thắng trong khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá khả năng sản xuất ván
mỏng từ gỗ Vạng trứng có xử lý nhiệt và không xử lý nhiệt”, đã đưa ra cơ sở
cho việc tính toán nhiệt độ gỗ đưa vào bóc ván, xác định biểu đồ xử lý nhiệt,


5

tốc độ tăng nhiệt, thời gian xử lý nhiệt. Ở nhiệt độ 800C thì chiều sâu vết nứt
từ gỗ vạng trứng là bé nhất nhưng tần số vết nứt lại tăng [8].

“Nghiên cứu chế độ xử lý nhiệt gỗ Trám trắng hợp lý để sản xuất ván mỏng”,
Vũ Mạnh Tường đã đưa ra chế độ xử lý nhiệt cho gỗ trám trắng là gỗ lõi đạt
nhiệt độ 500C tốc độ tăng nhiệt 4-50C/h ứng với chỉ tiêu: tần số vết nứt:
35.95%, chiều sâu vết nứt: 5.69%, sai số chiều dày 10,14%. [9].
Trong khóa luận tốt nghiệp của Đào Tiến Dũng “Nghiên cứu chế độ xử lý
nhiệt Keo lai tạo ván mỏng có chiều dày lớn sản xuất ván LVL” cũng đã đưa
ra chế độ xử lý nhiệt cho gỗ Keo lai là nhiệt độ gỗ lõi đạt 650C với độ tăng
nhiệt 4-60C/h ứng với các chỉ tiêu chất lượng như sau: tần số vết nứt 69,55%,
chiều sâu vết nứt: 5,89 vết/cm, sai số chiều dày: 3,3%. [10]
Tóm lại: trên thế giới và ở Việt nam đã có một số công trình nghiên cứu về
ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ (chủ yếu là xử lý nhiệt) và các yếu tố
thuộc về cấu tạo gỗ đến chất lượng ván mỏng, tuy nhiên chưa hoặc rất ít
nghiên cứu về ảnh hưởng của các vị trí trong thân cây đến chất lượng ván bóc.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của các vị trí khác
nhau trong thân cây đến chất lượng gỗ.
1.2.1. Trên thế giới
Nguyên liệu càng đồng nhất thì càng dễ gia công chế biến và chi phí
sản xuất càng thấp, đồng thời quá trình sản xuất cũng sẽ cho ra các sản phẩm
gỗ có chất lượng và giá trị càng cao [19]. Nhưng trên thực tế gỗ là loại
nguyên liệu có tính dị hướng và tính không đồng nhất, ở mỗi vị trí khác nhau
trong cây gỗ sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng sản phẩm từ gỗ,vì
vậy việc nghiên cứu về biến động trong thân cây sẽ có tác dụng rất lớn trong


6

việc nâng cao chất lượng sản phẩm từ gỗ. Trên thế giới đã có một số công
trình nghiên cứu về sự biến động của các vị trí khác nhau trong thân cây như:
Trong nghiên cứu của Behzad, Ali và Behrouz về ảnh hưởng của các vị trí
khác nhau trong thân cây đến khối lượng thể tích và tỉ lệ co rút của gỗ. Kết

quả nghiên cứu đã chỉ ra, tính chất vật lí của gỗ Populus 22 tuổi thay đổi đáng
kể theo phương bán kính và chiều cao của cây. Cụ thể: khối lượng thể tích và
tỉ lệ co rút giảm theo chiều dọc thân cây từ gốc đến ngọn; đồng thời ở cùng
một chiều cao khối lượng thể tích và tỉ lệ co rút theo phương xuyên tâm tăng
từ tủy tới vỏ. Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng tỷ lệ co rút theo phương
dọc thớ, tiếp tuyến, xuyên tâm, và co rút thể tích có mối quan hệ chặt với khối
lượng thể tích [20].
Sanio nghiên cứu sự biến động về chiều dài quản bảo gỗ Scots Pine, đã
phát hiện ra rằng ở bất cứ độ cao nào trên thân chiều dài quản bào có xu
hướng tăng dần từ tuỷ ra phía ngoài cho đến khi đạt chiều dài lớn nhất ở một
vị trí nhất định, và trị số này được duy trì cho tới tận vỏ. Sau khi phát hiện của
Sanio được công bố đã có nhiều công trình của nhiều tác giả tiếp tục nghiên
cứu sự biến động về chiều dài của các loại tế bào cấu tạo nên gỗ lá kim và gỗ
lá rộng, đặc biệt là sự biến động về chiều dài sợi gỗ và quản bào ở các vị trí
khác nhau trên thân cây. Ngoài ra, khối lượng thể tích của gỗ có sự biến động
lớn: phạm vi biến động giữa các loài cây trong khoảng từ 0,12 g/cm3 ở các
loại gỗ nhẹ như Ochroma, đến 1,3 hoặc 1,4 g/cm3 ở các loại gỗ nặng nhất,
như Krugiodendon ferreum [19]. Khối lượng thể tích và chiều dài sợi biến
động trong một cây theo các dạng sau: thứ nhất, thường có sự biến động theo


7

chiều dọc thân cây [19]); thứ hai, khối lượng thể tích và chiều dài sợi tăng dần
theo phương bán kính [15]).
Tính không đồng nhất của gỗ có thể do tác động của các yếu tố bên
ngoài thay đổi, như ánh sáng, đất, nước và nhiệt độ. Các nghiên cứu của A.J.
Panshin, Carl de Zeeuw đã cho thấy sự chiếu sáng hay nói cách khác là nhiệt
độ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Cụ thể là chiều dài quản bào ở
gỗ Populus robusta và chiều dài sợi gỗ ở gỗ Douglus fir sinh trưởng ở Đức

lấy ở các phần phía Bắc luôn ngắn hơn ở phân phía Nam một khoảng từ 3,3 8,1% .[22]
1.2.2. Ở Việt nam
Hiện nay ở Việt Nam các công trình nghiên cứu chủ yếu là về cấu tạo
và các tính chất của gỗ, tiêu biểu có một số công trình nghiên cứu như: Luận
văn thạc sĩ “xác định và mô phỏng sự biến động về chiều dài sợi và khối
lượng thể tích trên thân cây bạch đàn trắng” của tác giả Nguyễn Quý Nam đã
chỉ ra rằng tính không đồng nhất là một thuộc tính vốn có của loài gỗ và chiều
dài sợi tăng từ gốc đến 1/2 chiều dài thân, rồi lại giảm dần về phía ngọn cây.
Chiều dài sợi gỗ tăng từ tuỷ đến một vị trí nhất định và ổn định cho tới vỏ ở
tất cả các mức chiều cao [5]. Tuy nhiên nghiên cứu cũng mới chỉ dừng lại ở
việc xác định sự biến động của chiều dài sợi gỗ và khối lượng thể tích chứ
chưa đi sâu hơn về ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây đến các
tính chất khác của gỗ.
Tóm lại: trên thế giới và ở Việt nam đã có một số công trình nghiên
cứu về ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây đến đặc điểm cấu


8

tạo, tính chất gỗ, tuy nhiên chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng này đến chất
lượng ván bóc.
1.3. Tổng quan nghiên cứu về gỗ Bạch đàn.
Bạch đàn Urophylla là một loài cây gỗ lá rộng có khả năng sinh trưởng
nhanh, gỗ được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như trong xây dựng
nhà cửa, thể thao, giao thông vận tải, sản xuất ván dán, ván dăm, ván sợi, bột
giấy. Bạch đàn Urophylla được xem là một loại cây có nhiều tiềm năng kinh
tế do chi phí trồng rừng thấp, dễ trồng, phát triển tốt và thích hợp ở hầu hết
các vùng sinh thái trên cả nước, tập trung trồng diện tích lớn chủ yếu ở các
vùng như Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Tây
Nguyên.

Gỗ Bạch Đàn Urophylla (hay còn gọi là Bạch đàn nâu) nếu được trồng đúng
kỹ thuật, từ 6 tuổi trở lên đã có thể khai thác sử dụng cho các mục đích khác
nhau: gỗ nhỏ có thể làm nguyên liệu giấy, dăm, sợi, gỗ trụ mỏ, gỗ lớn dùng
trong xây dựng, đóng đồ mộc... [6]
Tại Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu về kỹ thuật giống, kỹ thuật lâm sinh
cho việc gây trồng cây Bạch Đàn Urophylla đã được thực hiện khá nhiều và
bài bản, đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong việc trồng mới và tái sinh rừng. Tuy
nhiên, trong lĩnh vực chế biến lâm sản cho đến nay mới chỉ có một số nghiên
cứu đáng chú ý như :
Một số công trình được thực hiện trong đề tài cấp Nhà nước tại Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam: đó là Nguyễn Tử Kim, Lê Thu Hiền (2010) báo
cáo tổng kết đề tài nghiên cứu tính chất cơ vật lý và giải phẫu của một số loại
gỗ và tre thông dụng ở Việt Nam làm cơ sở cho chế biến, bảo quản và sử


9

dụng, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu đã xác định một số
đặc tính cơ lý, hóa học của 11 loại gỗ cho trồng rừng sản xuất vùng Đông
Nam Bộ, trong đó có gỗ Bạch đàn Urophylla. Gỗ Bạch đàn Urophylla được
lấy ở Phú Thọ 15 tuổi. Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu gồm cấu tạo thô đại và
hiển vi, tính chất vật lý, cơ học và một số thành phần hóa học của gỗ. Kết quả
cho thấy gỗ Bạch đàn Urophylla có khối lượng thể tích nhẹ, mặt gỗ thô, vân
thớ không đặc biệt. Gỗ Bạch đàn Urophylla có thể dùng trong xây dựng tạm
thời (dầm, xà, ván ốp trần...), có thể sử dụng để sản xuất ván mỏng làm ván
dán. Gỗ có kích thước trung bình thuận tiện cho việc đóng đồ mộc gia dụng.
Nguyễn Quang Trung ,(2010) nghiên cứu xử lý một số loại gỗ rừng trồng từ
nhóm 5 đến nhóm 8 làm nguyên liệu đóng tàu thuyền đi biển. Nghiên cứu sử
dụng gỗ Bạch đàn Urophylla, gỗ keo tai tượng và gỗ keo lai, có 2 loại sản
phẩm là gỗ xẻ biến tính và ván ép nhiều lớp biến tính. Kết quả nghiên cứu cho

thấy sản phẩm gỗ biến tính từ gỗ Bạch đàn Urophylla theo phương pháp cơ hóa - nhiệt bước đầu đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu làm
sàn, hầm, cabin tàu thuyền đi biển công suất vừa và nhỏ.
Nguyễn Quang Trung (2009) nghiên cứu sử dụng gỗ Bạch đàn Urophylla làm
nguyên liệu cho sản xuất gỗ xẻ đóng đồ mộc, kết quả cho thấy nghiên cứu đã
xác định một số đặc điểm tự nhiên, tính chất vật lý, hóa học và đặc điểm công
nghệ của gỗ Bạch đàn Urophylla ở 2 cấp tuổi là 7 tuổi và 11 tuổi, tình trạng
và mức độ khuyết tật thường gặp của gỗ Bạch đàn Urophylla trong quá trình
chế biến, cưa xẻ. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ sử
dụng và chất lượng sản phẩm gỗ Bạch đàn làm nguyên liệu gỗ xẻ đóng đồ
mộc. Đánh giá khả năng sử dụng gỗ Bạch đàn Urophylla trong chế biến đồ


10

mộc. So sánh đánh giá mức độ sử dụng và chất lượng gỗ ở 2 cấp tuổi là 7 năm
tuổi cho khai thác làm nguyên liệu dăm gỗ và 11 năm tuổi khai thác làm
nguyên liệu cho gỗ xẻ hiện nay. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định: gỗ Bạch
đàn Urophylla có cấu tạo tương đối mịn, dễ gia công. Kết quả kiểm tra bám
dính màng keo và đinh vít tương đối tốt đối với một số loại gỗ hiện nay đang
được sử dụng để đóng đồ mộc như gỗ keo Lá tràm, gỗ Re, gỗ Giổi. Kiểm tra
bám dính màng sơn theo phương pháp CNS673085. Kết quả đạt mức bám
dính màng sơn tương đối tốt. Với các thiết bị chế biến đồ mộc thông dụng
hiện nay hoàn toàn có thể sử dụng trong chế biến gỗ Bạch đàn Urophylla.
Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu cải thiện tính chất để mở rộng khả
năng sử dụng của gỗ Bạch đàn Urophylla như: Luận văn thạc sỹ của Nguyễn
Văn Định đã nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý hỗn hợp
chất chậm cháy BB (Boric – Borax ) tới một số tính chất của gỗ Bạch đàn
Urophylla, nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Khi tiến hành xử lý gỗ bằng hỗn hợp
chất chậm cháy với các nồng độ B-B khác nhau thì có thể đáp ứng được yêu
cầu khả năng chậm cháy cho gỗ và làm tăng khả năng bảo quản cho gỗ đồng

thời không làm ảnh hưởng đến màu sắc ban ban đầu của gỗ. [4]
Nguyễn Văn Diễn, Phạm Văn Chương và Lê Xuân Phương (2014) đã nghiên
cứu ảnh hưởng của xử lý thủy nhiệt đến một số tính chất cơ học của gỗ Bạch
đàn Urophylla. Kết quả nghiên cứu cho thấy xử lý thủy nhiệt có ưu điểm làm
tăng độ ổn định kích thước cho gỗ, nhưng tính chất cơ học của gỗ lại giảm khi
nhiệt độ và thời gian xử lý tăng.
Như vậy các đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu và cải thiên
tính chất gỗ Bạch đàn Urophylla, sử dụng gỗ Bạch đàn Urophylla làm gỗ xẻ


11

để sản xuất đồ mộc, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu theo hướng sản xuất ván
mỏng từ gỗ bạch đàn. Từ năm 2012-2014 TS. Nguyễn Hồng Minh đã chủ trì
thực hiện đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu công nghệ sản xuất và sử dụng
ván mỏng (ván bóc và ván lạng) chất lượng cao đảm bảo tiêu chuẩn xuất
khẩu từ gỗ keo và bạch đàn“. Trong đề tài này, nhóm tác giả đã xác định
được yêu cầu chất lượng gỗ Bạch đàn Urophylla (Eucalyptus urophylla) cho
sản xuất ván mỏng và xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất ván bóc
và ván dán chất lượng cao từ gỗ Bạch đàn Urophylla đáp ứng tiêu chuẩn xuất
khẩu.
1.4. Tổng quan về các tiêu chuẩn phân loại ván trên thế giới hiện nay.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau để phân loại
ván mỏng, có thể kể ra một số tiêu chuẩn phân loại tiêu biểu và phổ biến như:
tiêu chuẩn Úc/Newzealand AS/NZS 2269, tiêu chuẩn Mỹ US( PS1- 83), tiêu
chuẩn Canada (CSA0151), tiêu chuẩn Châu Âu Europe (EN635-2 & EN635-3,
tiêu chuẩn Trung Quốc ván mặt gỗ lá rộng (China LY/T 1599-2002 face
veneer hardwood), tiêu chuẩn Trung Quốc Ván mặt gỗ lá kim (China LY/T
1599-2002 face veneer softwood), tiêu chuẩn Trung Quốc Ván lõi (China
LY/T 1599-2002 core veneer), tiêu chuẩn Nga cho gỗ lá rộng (Russia

GOST 99-96 hardwood), tiêu chuẩn Nga cho gỗ lá Kim (Russia GOST 99-96
softwood)... Nhìn chung, tất cả các tiêu chuẩn đều đánh giá chất lượng ván
bóc dựa trên một số tiêu chí như: mắt gỗ (mắt sống, mắt chết), lỗ thủng, biến
màu, sâu nấm, côn trùng phá hại, vết nhựa, nứt, rách, độ thô ráp bề mặt của
ván.


12

1.5. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung, phương pháp nghiên cứu.
1.5.1. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu ảnh hưởng của các vị trí khác nhau
trong thân cây gỗ Bạch đàn (Eucalyptus urophylla) đến chất lượng ván bóc, từ
đó xác định được quy luật thay đổi của tính chất ván mỏng bóc trong thân cây.
Mục tiêu cụ thể: Xác định được sự thay đổi của các vị trí khác nhau (theo
phương bán kính và phương chiều cao) trong thân cây gỗ Bạch đàn
(Eucalyptus urophylla) ở cùng một cấp tuổi, cùng một nơi khai thác ảnh
hưởng như thế nào đến một số chỉ tiêu chất lượng ván (theo tiêu chuẩn
AS/NZS 2269).
1.5.2. Đối tượng nghiên cứu
- Ván bóc từ gỗ Bạch đàn ở cùng một cấp tuổi 14và cùng vị trí khai thác ở địa
điểm Suối Hai, Ba vì, Hà nội, chiều dày ván mỏng bóc là 2.8mm – 3.0mm.
- Đánh giá chất lượng ván mỏng (theo phương bán kính và phương chiều cao)
theo tiêu chuẩn của Úc AS/NZS 2269.
1.5.3. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài sử dụng gỗ Bạch đàn Urophylla ở cùng một cấp tuổi là 14 tuổi
và ở cùng một vị trí khai thác ở Suối Hai, Ba vì –Hà nội để tiến hành nghiên
cứu ảnh hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây theo phương bán kính
và phương chiều cao đến chất lượng ván bóc.
1.5.4. Nội dung nghiên cứu.

- Nghiên cứu lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ván bóc, ảnh
hưởng của các vị trí khác nhau trong thân cây đến chất lượng ván bóc, ảnh


13

hưởng của cấu tạo, tính chất gỗ Bạch đàn (Eucalyptus urophylla) đến chất
lượng ván bóc.
- Đánh giá chất lượng gỗ dùng để bóc.
- Nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của các vị trí khác nhau
trong thân cây theo phương bán kính và phương chiều cao đến một số chỉ tiêu
chất lượng ván như: (theo tiêu chuẩn AS/NZS 2269)
 Mắt gỗ
 Lỗ
 Vết rách
 Vỏ/mục
 Nhựa, chất gôm
 Sâu hại
 Biến màu
 Nứt theo vòng năm
 Độ nhẵn bề mặt
- Phân tích số liệu
- Viết Báo cáo
1.5.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Kế thừa các tài liệu đã công bố về ván
mỏng bóc và gỗ Bạch đàn để viết phần tổng quan và cơ sở lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Bóc ván theo 3 phần gốc, thân, ngọn
mỗi phần 5 khúc gỗ với chiều dài 1.2m. Chiều dày ván bóc 2.8mm – 3.0mm.
Sử dụng để đánh giá chất lượng ván mỏng theo tiêu chuẩn AS/NZS 2269 và
xử lý số liệu theo thống kê toán học.



14

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ván mỏng bóc.
2.1.1. Các yếu tố thuộc về quá trình công nghệ bóc ván
a. Cắt khúc.
Cắt khúc gỗ là khâu quan trọng phụ thuộc vào kích thước máy bóc và
chiều rộng ván mỏng bóc, tuy nhiên cắt khúc không chỉ có tác dụng trong việc
định chiều rộng ván bóc mà nó còn có tác dụng chọn lọc, phân loại nguyên
liệu gỗ trước khi đưa vào bóc ván. Quá trình cắt khúc ta có thể loại bỏ được
những đoạn bị cong, bị sâu nấm hay khuyết tật quá lớn và lựa chọn được tối
đa những đoạn gỗ có chất lượng tốt đưa vào sản xuất. Nếu cắt khúc không
phù hợp sẽ không loại bỏ được những khuyết tật gỗ như gỗ cong, thót ngọn,
nấm mốc, chéo thớ, mắt quá lớn....dẫn đến lãng phí nguyên liệu trong quá
trình bóc ván do những khuyết tật đó gây ra đồng thời còn có thể gây ra
những ảnh hưởng đến máy móc thiết bị sản xuất cũng như chất lượng ván bóc
sau này.
b. Bóc vỏ.
Bóc vỏ là quá trình loại bỏ vỏ cây khỏi khúc gỗ, nó ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng ván bóc, như với quá trình sản xuất ván dán vỏ cây không
được chấp nhận trong các quá trình sản xuất. Nếu ván bóc có lẫn vỏ cây chất
lượng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng do một số tính chất đặc trưng trong vỏ cây,
vì vậy nếu ván bóc có lẫn vỏ sẽ bị chuyển xuống một cấp chất lượng thấp hơn.
Khi thực hiện quá trình bóc vỏ ta nên bóc một cách triệt để tận dụng tối đa
lượng ván mỏng bóc có thể sử dụng sau này.


15


Chất lượng bóc vỏ phụ thuộc vào lực giữ vỏ với gỗ: Độ ẩm và nhiệt độ
vỏ càng lớn, thì lực giữ vỏ với gỗ càng nhỏ nên chất lượng bóc vỏ càng cao.
Việc sử dụng máy bóc vỏ có thể nâng cao công suất bóc gỗ lên 4 – 5%, giảm
độ mòn của các lưỡi dao bóc gỗ xuống 15 – 20%, nâng cao chất lượng bề mặt
ván bóc.
c. Xử lý nhiệt.
Trong thực tế quá trình sản xuất hiện nay, hầu hết đều tận dụng bóc ván
khi gỗ còn tươi và bỏ qua khâu xử lý nhiệt nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Khi gỗ còn tươi thì độ ẩm trong gỗ cao nên quá trình bóc ván tương đối dễ
dàng mà chất lượng ván mỏng bóc ra cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy
nhiên nếu bỏ qua công đoạn làm mềm gỗ trong quy trình sản xuất ván có thể
xẩy ra những trường hợp như:
- Không chủ động được nguồn gỗ tươi có độ ẩm lớn cần thiết để bóc ván.
- Gỗ có độ ẩm thấp dễ bị giòn, khi đươc bóc sẽ làm tăng tần số vết nứt, làm
giảm cường độ ván mỏng cũng như làm tăng tỷ lệ ván mỏng vỡ vụn.
- Các ứng suất cục bộ tự nhiên trong thân gỗ chưa được triệt tiêu bởi quá trình
nhiệt mềm hóa gỗ, sẽ gây rách ván mỏng khi bóc.
Các khúc gỗ trước khi đưa vào bóc ván được qua xử lý nhiệt để làm
mềm gỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bóc, lạng gỗ và cải thiện chất lượng
ván mỏng. Công nghệ xử lý nhiệt các khúc phôi gỗ có thể được thực hiện
bằng cách hấp nóng hoặc làm nóng trong bể nước. Quy trình nấu và gia nhiệt
rất đa dạng, phụ thuộc vào khối lượng thể tích gỗ, kích thước phôi gỗ và kế
hoạch cấp nhiệt của nhà máy. Nhiệt độ thường được sử dụng là 50 – 90oC,


16

thời gian gia nhiệt 25 – 36 giờ. Tuy nhiên, một số loài gỗ có khối lượng thể
tích cao cần được gia nhiệt nhiều hơn.

d. Bóc ván.
Trong quá trình bóc, gỗ chuyển động quay tròn quanh trục tâm của nó, dao
chuyển động tự quay quanh mũi dao và chuyển động tịnh tiến theo phương
vuông góc với trục tâm quay của phôi trong mặt phẳng nằm ngang.

Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý bóc ván mỏng
Trong quá trình bóc ván có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng lớn đến chât
lượng ván bóc:
Góc cắt:
Trong lý thuyết cắt gọt gỗ: σ = α+β
Với β là góc mài lưỡi dao (trong bóc ván thông thường góc mài thường cố
định ở 18 đến 250, phụ thuộc vào vật liệu tạo dao)
α là góc sau
σ là góc cắt


×