Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng của bộ cánh nửa cứng (hemiptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý ở vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5 MB, 99 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô
giáo, các đơn vị, cá nhân.
Tôi rất may mắn và vinh hạnh khi được làm việc và biết ơn rất nhiều
đối với GS.TS Nguyễn Thế Nhã, người thầy đã bồi dưỡng, khuyến khích và
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tác giả trong suốt thời
gian học tập và thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các cán bộ giảng viên Bộ môn
Bảo vệ thực vật rừng, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, phòng
Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp đã luôn tạo điều kiện giúp
đỡ, hướng dẫn tận tình và chỉ dẫn nhiều ý kiến chuyên môn quan trọng, giúp
cho đề tài được hoàn thiện và đạt mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Qua bản đề tài này, tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến Ban
giám đốc cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong Vườn quốc gia
Cúc Phương đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ trong suốt thời gian thu thập,
điều tra số liệu hiện trường.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn và mong nhận được những ý kiến,
chỉ dẫn của các nhà khoa học và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan : Luận văn “Nghiên cứu tính đa dạng của Bộ cánh
nửa cứng (Hemiptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý ở Vườn quốc gia
Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của GS .TS Nguyễn Thế Nhã . Các nội dung nghiên


cứu và kết quả được trì nh bày trong luậ n văn là trung thực và chưa được công
bố trong bất kỳ luận văn nào.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2016
Học viên

Phạm Kiên Cƣờng


3

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................6
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................7
DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................8
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................9
Chƣơng 1........................................................................................................11
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................................11
1.1. Khái quát chung về côn trùng...................................................................11
1.2. Đặc điểm hình thái, sinh học, đặc trưng phân bố của Bộ cánh nửa cứng
Hemiptera........................................................................................................11
1.2.1. Đặc điểm hình thái.................................................................................12
1.2.2. Sinh học.................................................................................................14
1.2.3. Đặc trưng phân bố.................................................................................15
1.3. Nghiên cứu về côn trùng bộ Hemiptera ở ngoài nước.............................16
1.4. Nghiên cứu về bộ Hemiptera ở trong nước..............................................18

1.5. Tình hình nghiên cứu về bọ xít ở VQG Cúc Phương...............................20
Chƣơng 2........................................................................................................21
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU.....................................................21
2.1. Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới.................................................................21
2.2. Đặc điểm địa hình.....................................................................................21
2.3. Khí hậu, thủy văn.....................................................................................22
2.3.1. Chế độ nhiệt...........................................................................................22
2.3.2. Chế độ mưa............................................................................................23
2.3.3. Độ ẩm không khí..................................................................................23
2.3.4. Chế độ gió.............................................................................................23
2.3.5. Thủy văn................................................................................................24
2.3.6. Địa chất thổ nhưỡng..............................................................................25
2.4. Đặc điểm khu hệ động, thực vật...............................................................27


4

2.5. Tình hình kinh tế và xã hội.......................................................................29
2.5.1. Cơ cấu kinh tế........................................................................................29
2.5.1.1. Dân tộc, dân số và lao động................................................................29
2.5.1.2. Hiện trạng sản xuất.............................................................................32
2.5.2. Cơ sở hạ tầng........................................................................................37
2.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên................37
2.6.1. Thuận lợi................................................................................................37
2.6.2. Khó khăn...............................................................................................38
Chƣơng 3........................................................................................................39
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............39
3.1. Mục tiêu....................................................................................................39
3.1.1. Mục tiêu chung......................................................................................39
3.1.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................39

3.2. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu...............................................39
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................39
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................39
3.2.3. Thời gian nghiên cứu.............................................................................41
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................41
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................42
3.4.1. Phương pháp kế thừa.............................................................................42
3.4.2. Phương pháp điều tra thực địa..............................................................42
3.4.2.1. Phương pháp xác định tuyến và điểm điều tra..................................42
3.4.2.2. Phương pháp thu thập mẫu vật...........................................................45
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu và bảo quản mẫu.........................................47
3.4.3.1. Phương pháp xử lý, bảo quản và trưng bày mẫu................................47
3.4.3.2. Phương pháp giám định mẫu..............................................................49
3.4.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................50
Chƣơng 4........................................................................................................52
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................52


5

4.1. Thành phần loài Bọ xít ở VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình.................52
4.1.1. Danh sách các loài Bọ xít thuộc Bộ cánh nửa cứng ở VQG Cúc
Phương, tỉnh Ninh Bình..................................................................................52
4.1.2. Độ phong phú của các loài Bọ xít ở VQG Cúc Phương , tỉnh Ninh
Bình.................................................................................................................60
4.2. Tính đa dạng của Bọ xít thuộc Bộ cánh nửa cứng ở VQG Cúc Phương,
tỉnh Ninh Bình.................................................................................................62
4.2.1. Đa dạng theo sinh cảnh của Bọ xít ở VQG Cúc Phương , tỉnh Ninh
Bình.................................................................................................................62
4.2.2. Đánh giá cấu trúc thành phần loài giữa các khu vực có sinh cảnh khác

nhau.................................................................................................................66
4.2.3. So sánh đa dạng loài Bọ xít tại Cúc Phương với một số khu vực nghiên
cứu khác...........................................................................................................67
4.3. Mô tả đặc điểm hình thái một số họ, loài Bọ xít ở VQG Cúc
Phương......................................................................................................69
4.3.1. Mô tả đặc điểm các họ Bọ xít trong khu vực nghiên cứu.....................69
4.3.2. Mô tả đặc điểm hình thái một số loài Bọ xít ở VQG Cúc....................72
4.4. Đề xuất biện pháp quản lý các loài Bọ xít trong khu vực nghiên cứu......82
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ..........................................................87
1. Kết luận.......................................................................................................87
2. Tồn tại..........................................................................................................88
3. Kiến nghị.....................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................90
PHỤ LỤC.......................................................................................................95


6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tƣ̀ viết tắt
VQG

Ý nghĩa
Vườn quốc gia


7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.01: Thành phần loài của khu hệ côn trùng ở VQG Cúc Phương........20
Bảng 2.01: Những chỉ tiêu bình quân năm tại trạm đo khí tượng Cúc
Phương........................................................................................................24
Bảng 2.02: Cơ cấu dân tộc các Bản nằm trong VQG Cúc Phương.................29
Bảng 2.03 : Cơ cấu dân tộc các xã vùng đệm VQG Cúc Phương...................30
Bảng 2.04: Thống kê diện tích các loại đất Nông nghiệp các xã giáp ranh với
VQG Cúc Phương...........................................................................................32
Bảng 2.05: Thống kê diện tích đất sản xuất nông nghiệp các Bản trong vùng
lõi VQG Cúc Phương......................................................................................33
Bảng 4.01: Danh sách loài Bọ xít VQG Cúc Phương.................................52
Bảng 4.02: Các loài Bọ xít thường gặp...........................................................58
Bảng 4.03: Các loài Bọ xít ít gặp....................................................................59
Bảng 4.04: Thống kê đa dạng loài, giống Bọ xít tại khu vực nghiên cứu......60
Bảng 4.05: Các loài xuất hiện ở tất cả các dạng sinh cảnh.............................63
Bảng 4.06: Các loài chỉ xuất hiện ở một dạng sinh cảnh................................63
Bảng 4.07: Thành phần loài theo các dạng sinh cảnh.....................................66
Bảng 4.08: Số liệu điều tra Bọ xít của VQG Cúc Phương so sánh với các vùng
khác..................................................................................................................68


8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.01: Sơ đồ tiến hóa bộ Hemiptera........................................................18
Hình 3.01: Khu vực rừng nguyên sinh............................................................40
Hình 3.02: Khu vực rừng thứ sinh...................................................................40
Hình 3.03: Khu vực trảng cỏ, cây bụi.............................................................41
Hình 3.04: Sơ đồ tuyến điều tra.......................................................................43
Hình 3.05: Sơ đồ điểm điều tra........................................................................44

Hình 4.01: Tỷ lệ độ bắt gặp các loài Bọ xít (Tần suất xuất hiện của một loài
P%)..................................................................................................................58
Hình 4.02: Tỉ lệ đa dạng loài trong các họ Bọ xít...........................................61
Hình 4.03: Tỉ lệ đa dạng giống trong các họ Bọ xít.......................................61
Hình 4.04: Phong phú về loài trong mỗi sinh cảnh (chỉ số phong phú Margalef
- d)...................................................................................................................62
Hình 4. 05: Tỷ lệ các loài Bọ xít theo sinh cảnh.............................................66


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Côn trùng là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái
rừng với các mặt tích cực như góp phần thụ phấn cho nhiều loài cây, cung cấp
dinh dưỡng cho các loài động vật, kìm hãm các sinh vật gây hại… góp phần
tạo nên cân bằng sinh thái. Côn trùng cũng có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu
cực khi chúng có cơ hội phá hại.
Trong giới động vật, côn trùng là lớp phong phú nhất, theo các nhà
khoa học, hiện nay con người đã biết hơn 1 triệu loài động vật trong đó côn
trùng chiếm 75%. Số loài côn trùng thực tế còn lớn hơn rất nhiều do nhiều
loài còn chưa được phát hiện.
Côn trùng là những loài nhỏ bé trong giới động vật nhưng lại đóng vai
trò quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người. Chúng phân bố ở mọi
vùng và trong mọi sinh cảnh lục địa, tham gia tích cực vào quá trình sinh học
trong các hệ sinh thái. Ước tính có khoảng 1/3 loài cây có hoa được thụ phấn
nhờ côn trùng. Chúng thường xuyên tham gia vào quá trình mùn hoá, khoáng
hóa tàn dư thực vật và phân giải xác động vật, đào xới lớp đất mặt thải ra các
viên phân giữ ẩm tạo ra môi trường hoạt động tốt cho vi sinh vật góp phần
hình thành lớp đất màu. Côn trùng là thức ăn của các loài động vật ăn côn
trùng hoặc ăn tạp thuộc nhiều nhóm như thú, chim, bò sát, ếch nhái, cá...

Ngày nay, con người đã tác động vào tự nhiên quá mức làm suy thoái
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm cho hệ sinh thái biến đổi theo chiều
hướng xấu đi và làm giảm tính đa dạng sinh học. Mất rừng tự nhiên đe dọa
trực tiếp đến đa dạng sinh học của Việt Nam, mất rừng đồng nghĩa với việc
thu hẹp nơi cư trú của nhiều loài động vật, nhiều loài đứng trước nguy cơ bị
tuyệt chủng. Đặc biệt do các hoạt động phun thuốc trừ sâu một cách tràn lan,
thiếu khoa học làm nhiều loài côn trùng bị suy giảm và bị diệt vong, làm ảnh
hưởng xấu đến mạng lưới thức ăn trong tự nhiên, từ đó làm mất cân bằng hệ


10

sinh thái, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người. Theo báo cáo của WWF
(World Wide Fund For Nature - Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên) tại Việt
Nam năm 2000 thì tốc độ suy giảm đa dạng sinh học của nước ta nhanh hơn
nhiều so với các nước trong khu vực. Chính bằng những việc làm đó con
người đã vô tình làm mất cân bằng sinh thái, rối loạn trật tự tự nhiên. Vì vậy,
chúng ta cần phải nghiên cứu đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học một cách
đầy đủ, từ đó làm cơ sở khoa học để tiến hành công tác bảo tồn đa dạng sinh
học có hiệu quả.
Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương được thành lập vào năm 1962 có
diện tích 22.408,8 ha. Đây là khu rừng tự nhiên có hệ sinh thái vô cùng phong
phú, với nhiều loài động, thực vật quý, hiếm như: Vọoc mông trắng, Cá niết
Cúc Phương, Sóc bụng đỏ đuôi hoe, Thằn lằn tai Cúc Phương, Rùa sa nhân;
Kim giao, Vù hương, Chò chỉ, Thanh Thất Cúc Phương... Ngoài ra ở đây còn
có một số lượng lớn các loài côn trùng thuộc Bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera).
Bộ Hemiptera là nhóm côn trùng với số lượng loài lớn. Chúng có kích thước
rất đa dạng, dao động từ 2 mm đến trên 100 mm. Bộ này phân bố rất rộng rãi,
hầu như hiện diện khắp nơi trên thế giới. Chúng có tính đa dạng sinh học cao,
có ý nghĩa khoa học, kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, các loài thuộc Bộ cánh nửa

cứng chưa được quan tâm nhiều và chưa được các nhà khoa học đi sâu vào
nghiên cứu, chủ yếu mới chỉ dừng ở xác định thành phần loài. Để quản lý, bảo
tồn hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là Bộ cánh nửa cứng thì
việc hiểu biết về bộ này là rất cần thiết. Nhận thấy được tính cấp thiết đó tôi
đã chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng của Bộ cánh nửa cứng
(Hemiptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý ở VQG Cúc Phương, tỉnh
Ninh Bình”.


11

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát chung về côn trùng
Côn trùng, hay sâu bọ, là một lớp động vật có tên khoa học là Insecta
(lớp Côn trùng), đây là lớp lớn nhất thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda),
phân bố rộng rãi nhất trên Trái Đất. Côn trùng là nhóm phong phú và đa dạng
nhất trong giới động vật. Ước tính số lượng loài côn trùng đã được mô tả trên
thế giới khác nhau từ khoảng 720.000 (tháng 5 năm 2000) tới 751.000
(Tangley 1997), 800.000 (Nieuwenhuys 1998, 2008), 948.000 (Brusca 2003),
950.000 (IUCN 2004) đến hơn 1.000.000 (Myers 2001a). Groombridge và
Jenkins (2002) đã thống kê được 963.000 loài gồm côn trùng và các động vật
nhiều chân khác. Ước tính tổng số lượng côn trùng rất khác nhau ở khắp nơi
trên thế giới từ 2.000.000 (Nielsen và Mound, 2000), 5-6.000.000 (Raven và
Yeates 2007) lên đến khoảng 8.000.000 (1995 Hammond, Groombridge và
Jenkins 2002). Các tính toán dựa trên ngoại suy từ loài Coleoptera và
Lepidoptera tại New Guinea bởi Novotny et al (2002) có thể đạt tới một con
số từ 3,7 triệu và 5.900.000 cho tổng số động vật chân đốt trên thế giới.
Côn trùng là một nhóm động vật đa dạng nhất trên thế giới, khoảng 1
triệu loài đã được mô tả, số loài côn trùng chiếm hơn một nửa tổng số các loài

sinh vật mà con người đã biết, số loài chưa được mô tả có thể lên tới 30 triệu.
Người ta có thể tìm thấy côn trùng ở gần như tất cả các môi trường sống trên
Trái Đất. Có khoảng 5.000 loài chuồn chuồn; 2.000 loài bọ ngựa; 20.000 loài
châu chấu; 17.000 loài bướm; 120.000 loài hai cánh; 82.000 loài cánh nửa;
350.000 loài cánh cứng và khoảng 110.000 loài cánh màng.
1.2. Đặc điểm hình thái, sinh học, đặc trƣng phân bố của Bộ cánh nửa
cứng Hemiptera


12

1.2.1. Đặc điểm hình thái
Bộ cánh nửa cứng Hemiptera là một bộ lớn, hình thái của các loài có
thể là hình que, hình bán cầu, hình bầu dục... và kích thước của chúng có dao
động từ 2 mm tới hơn 100 mm. Màu sắc cơ thể của chúng cũng rất đang dạng,
có họ, giống, loài màu sắc là đỏ, đen, vàng cam, vàng nâu, màu đất hoặc ánh
kim. Tuy hình dáng, kích thước, màu sắc, của họ, giống, loài rất đa dạng
nhưng đều có chung một kiểu cấu tạo cơ thể bao gồm: phần đầu, phần ngực,
phần bụng.
a) Phần đầu
Trên phần đầu có các bộ phận: Râu đầu (antenn), mắt (bao gồm mắt
kép và mắt đơn), phần phụ miệng chập lại cấu tạo thành vòi hút
- Râu đầu được chia thành 2 nhóm: Nhóm râu lộ ra ngoài (hầu hết các
họ của Bọ xít); nhóm râu ẩn, đại diện đặc trưng của nhóm này là họ Cà cuống
Belostomatidae, hoặc họ Bèo Naucoridae. Nhóm râu ẩn thường là các loài của
các họ sống ở dưới nước, râu đầu có cấu tạo các đốt, số đốt cũng phụ thuộc
vào từng họ, giống, loài, hình dạng cũng rất khác nhau, nhưng chủ yếu là
dạng sợi chỉ. Một số giống, loài có bao phủ lông ở xung quanh, có những
giống đốt râu gần cuối bẹt ra hình lá như ở giống Dalader họ Coreidae
- Mắt kép là đặc trưng nổi bật ở tất các các họ, chúng thường mọc ở hai

bên đỉnh đầu hoặc ngay phần góc bên trước đỉnh đầu. Ngoài mắt kép, phần
lớn các họ đều có mắt đơn thường mọc ở khoảng giữa hai mắt kép. Tuy nhiên
ở một số họ không có mắt đơn, điển hình là họ Miridae, Pyrrhocoridae ...
- Vòi là đặc điểm cấu tạo đặc trưng của Bộ Hemiptera, nó được cấu tạo
từ các phần phụ miệng kéo dài tạo nên ống hút. Vòi được cấu tạo thường từ 3
– 4 đốt. Vòi ở nhiều họ thường áp sát vào phần giữa ngực, một số họ Bọ xít
ăn thịt thì có vòi cong, không áp sát như họ Reduviidae, Nabidae,
Belostomatidae...


13

b) Phần ngực
Ngực có 3 đốt
- Ngực trước thường phát triển, mảnh lưng ngực trước có hình dạng rất
đa dạng, ỏ một số giống, họ phát triển bạnh ra thành gai bướu, phiến lá như họ
Coreidae, Pentatomidae, Reduviidae... hoặc chỉ đơn thuần trơn nhẵn, hoặc có
cấu tạo thành gờ rãnh như họ Aradidae... Mảnh lưng ngực giữa và sau bị hai
đôi cánh che khuất. Phần giữa mảnh lưng ngực giữa có một phần phụ là
Scuttellem (mảnh mai lưng hoặc mảnh thuẫn). Có những họ phần phụ
Scuttellem rất phát triển che khuất cả phần ngực bụng thân thể (họ
Scutellidae, Plataspididae...) hoặc trên mảnh mai lưng kéo dài mọc thành gai
như loài Helopeltis theivora Waterh (họ Miridae), Sycanus croceovittatus
Dohrn (họ Reduviidae)... Tấm lưng ngực giữa mang đôi cánh trước, cánh có
phần gốc cứng và phần nửa sau mềm, bao phủ phía ngoài cánh sau. Tuy nhiên
ở họ Plataspididae, cánh trước gập đôi lại và bị tấm mai lưng bao phủ.
Tấm lưng ngực sau mang đôi cánh sau, cánh toàn bộ là cánh màng.
Ở một số họ như Hydrometridae, Gerridae, Mesoveliidae ..lại không có
cánh.
Các đốt ngực mang 3 đôi chân: Trước, giữa, sau. Các đôi chân đều có

cấu tạo chung gồm các đốt: chậu (gốc), chuyển, đùi, ống, bàn chân ở cuối có
móng hoặc vuốt.
Vì Bộ Hemiptera là một bộ lớn, chúng sống ở các môi trường khác
nhau, vừa là côn trùng hút nhựa thực vật, vừa là côn trùng ăn thịt, bắt mồi nên
chân của chúng phân hóa rất rõ rang. Đối với các họ sống trong nước, như họ
Nepidae, Belostomatidae, Naucoridae..., ngoài việc chân giữa và sau biến
thành bơi chèo, còn chân trước biến thành chân kiểu vồ mồi. Các loài thuộc
các họ khác chích hút nhựa thực vật, các chân cấu tạo theo kiểu bình thường,
tuy nhiên có một số loài chân bẹt ra thành hình lá như loài Helcomia spinosa


14

Sign (họ Coreidae) hoặc có các đốt từ chân sau phồng to lên như Derepteryx
grayi White, Prionolomia gigas Distant (họ Coreidae), Eusthenes robustus
Lepell, Carpona ampicollis Stal (họ Tesaratonudae)... hoặc có những loài của
họ bọ xít đất Cydnidae, các chân biến thái theo kiểu đào bới.
c) Phần bụng
Cấu tạo đặc trưng của phần bụng bọ xít thường là 7 đốt, các đốt bụng 1,
2 thường bị phần bụng ngực sau che khuất. Ở hai bên phần bụng có 2 lỗ thở,
tùy thuộc vào các loài, giống, họ khác nhau mà các lỗ thở có thể ở gần mép
bên giao nhau, hoặc ở ngay bên mép bên, hoặc ở phía trên mép bên. Ở một số
loài của họ Coreidae phần bụng các đốt bụng 2, 3 kéo dài ra thành gai mấu
như loài Mictis tenebrosa Fabricius, Cordisceles tupis Hsiao, Pseudomitis
distinctus Hsiao... Đốt cuối của bụng được cấu tạo thành đốt chứa bộ phận
sinh dục. Phần lớn ở các họ đốt sinh dục đực, cái phân biệt rất rõ rang. Ở một
số họ như Belostomatidae, Nepidae, sự phân hóa này về cấu trúc bề ngoài rất
khó phân biệt.
d) Trứng
Trứng của các loài Bọ xít thường có kiểu hình trứng thuôn, một số có

kiểu hơi hình trụ. Tuy nhiên một số loài ở các họ khác nhau có những kiểu
đặc biệt như loài Agratocorixa erynome (Kirk) của họ Corixidae trứng có
cuống nhỏ, loài Hydrometra martini Kirk dạng hình thoi, loài Ramatra fusca
Pal họ Nepidae lại có hai roi ở đỉnh... Tuy nhiên trứng của các loài Bọ xít
thường đẻ thành từng dãy, từng đám rất ít loài để rời rạc.
1.2.2. Sinh học
Các loài thuộc Bộ Hemiptera là côn trùng biến thái không hoàn toàn.
Chu trình sống trải qua 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng và trưởng thành.
Trứng được cá thể cái đẻ vào giá thể có thể thành từng dãy, đám, hoặc
đơn lẻ. Ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường, trứng khoảng 6 – 8 ngày


15

nở thành ấu trùng. Ấu trùng được nở ra từ trứng có gần đầy đủ các bộ phận
của cá thể trưởng thành, chỉ có cánh là chưa phát triển. Phần lớn các loài đều
trải qua 4 thời kỳ lột xác để phát triển thành cá thể trưởng thành.
Các họ trong Bộ Hemiptera được chia thành 2 nhóm: nhóm ăn thực vật
chích hút nhựa cây; nhóm ăn động vật chích hút dịch cơ thể của các loài động
vật.
Nhóm ăn thực vật một số giống của họ Coreidae như giống
Leptocoridae hoặc giống Scotinophora của họ Pentatomidae có xu hướng
sống thành quần thể có số lượng cá thể lớn, xu hướng này thường gây thành
dịch hại cây trồng. Nhóm ăn động vật thường có xu hướng sống đơn lẻ. Tuy
nhiên một vài giống lại có xu hướng sống tập trung, điển hình Bọ xít hút máu
thuộc giống Triatoma họ Reduviidae.
Vì là một bộ có số lượng họ và loài lớn lại sống ở các môi trường khác
nhau nên tập tính sinh học cũng rất phức tạp, đa dạng.
1.2.3. Đặc trƣng phân bố
Các loài thuộc Bộ Hemiptera có phân bố rộng hầu như ở tất cả các nơi

trên thế giới. Tuy nhiên với những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thì số
lượng loài tập trung nhiều nhất. Thông thường các vùng vành đai nhiệt đới có
khí hậu nóng ẩm thì mật độ của các cá thể loài, họ rất phong phú. Tùy thuộc
vào điều kiện dinh dưỡng, mật độ cá thể của loài và giống cũng thay đổi. Ví
dụ các loài thuộc giống Leptocorisa (họ Coreidae) có thể đạt tới hàng vài trăm
cá thể/m2 ở những cánh đồng lúa. Một số loài Bọ xít trên cạn của họ
Pentatomidae, Coreidae có kích thước cơ thể lớn thường phân bố nhiều ở các
rừng nguyên sinh, nguyên sinh nơi có độ ẩm, nhiệt độ cao. Ngoài ra tuy cùng
một vành đai khí hậu, ở các châu lục khác nhau tỷ lệ giống và loài của cùng
một họ cũng khác nhau. Theo Distant,W.L.,1902 so sánh giữa vùng Đông
nam Á và Trung Mỹ thì họ Pentatomidae số giống ở Châu Mỹ chỉ bằng


16

19,2%, số loài 14,0%, nhưng họ Coreidae thì lại khác, tỷ lệ này là 62,5%, số
loài 69,4%, còn họ Berytidae thì số giống và loài tương đương nhau. Hoặc ở
các loài giống Leptocorisa (họ Coreidae) chỉ phân bố từ vĩ tuyến 400 vĩ bắc
đến 400 vĩ nam.
Ở Việt Nam sự phân bố của các họ, giống trong Bộ Hemiptera cũng rất
khác. Ở các vùng đồng bằng chỉ tập trung một số họ Bọ xít trên cạn với kích
thước nhỏ là các đối tượng gây hại cho cây trồng. Hoặc một số vùng chuyên
canh nhãn, vải lại tập trung số lượng cá thể lớn của loài Bọ xít nhãn vải
Tessaratoma papillosa Drury (họ Tessaratomidae). Độ phong phú về thành
phần loài cũng như giống và họ của bộ này tập trung ở nhiều nơi có rừng rậm,
ít bị khai thác. Những loài, giống có kích thước cơ thể lớn như Eusthenes
robustus Lep, Carpona Dohrn (họ Pentatomidae), Drepteryx harwicki White,
Helcomeria spinosa Sign (họ Coreidae) đều tập trung ở vùng này. Đây cũng
là những chỉ thị để đánh giá độ phong phú của rừng.
1.3. Nghiên cứu về côn trùng bộ Hemiptera ở ngoài nƣớc

Bộ Cánh nửa cứng Hemiptera là một bộ lớn trong lớp côn trùng
Insecta, số họ của chúng lên tới 60 – 70 họ hoặc hơn nữa. Từ năm 1956, theo
Miller, N.C.E. đã thống kê được 25.000 loài [49], tuy nhiên trên thực tế cho
tới nay số loài có thể tăng gấp đôi. Chúng có mặt trong mọi môi trường sống
như: đất, nước, trên cây cỏ.., Việc nghiên cứu bộ này cũng có từ rất sớm, ngay
từ giữa thế kỷ 18, trong cuốn “Fauna Sueciae sistens animalia regni & c.card,
V.Linné, Lugduni Batavorum (1746)” đã đưa ra các loài thuộc các họ trong
bộ này. Từ lâu bộ Heteroptera được xem như phân bộ của Bộ Hemiptera. Các
tác giả trước thế kỷ 19 đều xếp bộ Heteroptera và Homoptera vào chung một
bộ. Đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 các tác giả đã tách bộ riêng rẽ thành 2
bộ là Bộ cánh khác (Heteroptera) và Bộ cánh giống (Homoptera). Trên thế
giới nghiên cứu sâu sắc về bộ này phải kế đến các tác giả: Linné (1746 –


17

1827); Stal (1851 – 1876); Aneyet & Serville (1943); Bermayster (1835). Đặc
biệt nhất là tác giả Distanl, W.L. từ năm 1902 tới 1918 đã xuất bản trọn bộ Bộ
Bọ xít ở khu vực Ấn Độ, Malaysia, trong đó bao gồm cả Srilanka và Myanma
trong cuốn “The Fauna of British India including Ceylon and Burma” [40],
[41], [42], [43]. Tới năm 1959 trong tạp chí của bảo tàng nước Anh, China,
W.E. & Miller, N.C.E với tiêu đề “Check – List and Keys to the Familier `and
Subfamilier of the Hemiptera – Heteroptera” đã tách bộ này thành 53 họ [39].
Tuy nhiên số họ của bộ này hiện nay không phải là 53 họ mà có thể lên tới 60
họ. Ví như họ Pentatomidae hiện nay nhiều tác giả tách thành 4 – 5 họ chứ
không để ở phân họ. Ngoài ra các tác giả mới đây còn tìm ra một số họ mới
của bộ này nữa. Ngoài một số tác giả kể trên, từ giữa thế kỷ 20 tới nay, trên
thế giới có rất nhiều tác giả nghiên cứu riêng từng họ của bộ này, trong số đó
phải kể đến: Bloete H.C (1965) “Catalogue of the Aradidae in the
Rijksmuseum Natuurlyjke Historie, Leiden. Zool.Verh 75; Kiritschenco A.N,

(1973) (Hermip – Lygeidae) from the Soviet Union, J.nat.Hist 75 ; Ở khu vực
Châu Á nghiên cứu về phân loại bọ xít phải kế đến các tác giả Hsiao T.Y của
Trung Quốc, từ 1963 đến 1981 [45], [46]. Ngoài các công trình đăng ở các tạp
chí côn trùng học và động vật học của Trung Quốc, ông đã xuất bản cuốn sổ
tay phân loại Heteroptera với 1.000 trang và 137 trang phụ bản ảnh. Ngoài ra
còn có các tác giả Slaler J.A at all (1969) “The Blissinae of Thailand and
Indochina (Hemip, Lygacidae) Pacifie.In.11 (3-4); Zheng Leyi at all (1981)
“Fauna sinica insect Vol.33 Hemiptera – Miridae – Mirinae” [53]...ngoài các
nghiên cứu về hệ thống phân loại, còn rất nhiều các giả nghiên cứu về sinh
học, sinh thái học của một số loài, nhóm, của một số họ của bộ này. Công
trình nghiên cứu sinh học tổng thể của Bộ Heterroptera phải kể đến là cuốn
“The biologi of the Heteroptera” của Miller, N.C.E. (1956)” Trong cuốn sách
này ông đã giới thiệu đặc điểm sinh học của gần 50 họ bọ xít [49]. Ngoài ra


18

còn một số tác giả: Reissig W.H and all (1986) “Illustraten guide to intergted
pest management in Rice in Tropical Asia Int. Rie Isest. Manila Philippine.”
Nghiên cứu về sinh học nhóm bọ xít dài hại lúa ở khu vực Châu Á: Eguratu
R.I. and T.A Taylor (1977).” Stadier on the Biology of the Acanthomia
tometosicollis (Stal) (Hem.coreidae)...Bull.Ent.Res.Vol.67.No2...
Tính đa dạng về thành phần loài của Bộ cánh nửa cứng thể hiện ở sơ đồ
1: Sơ đồ phân nhánh Bộ cánh nửa cứng và môi trường sống của chúng theo
China, W.E. & Miller, N.C.E., 1959.

Hình 1.01: Sơ đồ tiến hóa bộ Hemiptera (Theo China, W.E. & Miller,
N.C.E., 1959)
1.4. Nghiên cứu về bộ Hemiptera ở trong nƣớc
Ở Việt Nam nghiên cứu về bọ xít cũng đã có từ thời Pháp thuộc. Từ

năm 1923 tác giả Vitalis De Salvara M.A trong cuốn sách “Faune
entomologique de L’Indochina Francoise fareicule.No.6. Saigon (1923) đưa


19

ra danh sách có khoảng 20 loài [51]. Sau này khi hòa bình lập lại ở miền Bắc
Việt Nam, trong “Kết quả điều tra côn trùng 1967 – 1968 của nhà xuất bản
Nông thôn (1976) của Viện Bảo vệ thực vật công bố, đã công bố tới 360 loài
thuộc 27 họ. Côn trùng “Cuốn kết quả điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt
Nam” (1981) cũng công bố ở Bắc Việt Nam có 260 loài thuộc 14 họ. Các tài
liệu xuất bản trên dừng ở mức độ danh sách loài. Đến năm 2000 tác giả Đặng
Đức Khương trong cuốn “Động vật chí Việt Nam, tập 7” đã mô tả phân loại
88 loài của họ Coreidae ở Việt Nam và các công trình xuất bản có tính chất hệ
thống, một số họ khác như: Họ Aropidae, Pyrrhocoridae, Tessaratomidae...
cũng đã được đăng rải rác trong các tuyển tập hội nghị côn trùng học toàn
quốc và sinh thái học toàn quốc [6]. Ngoài các công trình về mặt phân loại
học còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu về mặt hình thái, sinh học của
một nhóm loài hoặc số loài trên các loài cây trồng. Nguyễn Xuân Thành
(1996) “Sâu hại bông đay và thiên địch của chúng” tác giả đã đưa ra kết quả
nghiên cứu về sinh học sinh thái của một số loài bọ xít có lợi [28]. Hoặc cuốn
“Bọ xít bắt mồi trên một số cây trồng ở miền Bắc Việt Nam” (2004) của 2 tác
giả Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn [21]. Hai tác giả đã nêu ra danh sách
của các loài bọ xít bắt mồi và một số kết quả nghiên cứu về sinh học sinh thái
của 3 loài bọ xít bắt mồi thuộc họ Reduviidae .
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về Bộ cánh nửa cứng Hemiptera
ở thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng sự đa dạng về sinh học
sinh thái cũng như sự phong phú về thành phần loài của bộ này. Các nghiên
cứu về nhóm bọ xít ở dưới nước lại rất hạn chế mặc dù số họ bọ xít nước rất
nhiều nhưng rất ít công trình công bố tới chúng.

1.5. Tình hình nghiên cứu về bọ xít ở VQG Cúc Phƣơng
Trong những năm 1966-1967 Trạm nghiên cứu sinh vật Cúc Phương và
1971-1973 bởi Phân viện nghiên cứu Cúc Phương đã thu thập được 4217


20

mẫu vật côn trùng, bao gồm 577 dạng thuộc 10 bộ khác nhau: Lepidoptera,
Coleoptera, Hymenoptera, Diptera, Heteroptera, Homoptera, Orthoptera,
Phasmatodea, Mantodea và Blattodea (Nguyễn Hoàng Hiền, 1973)[4]. Từ
năm 2004 - nay, VQG Cúc Phương tiếp tục tiến hành điều tra cơ bản về một
số nhóm của các loài côn trùng. Kết quả điều tra đã thu thập mẫu và thống kê
được 14 bộ, 125 họ, 1670 loài và dạng loài.Bộ cánh nửa cứng theo quan điểm
phân loại cũ là Bộ cánh khác nằm ở số thứ tự 5 trong bảng 1.01.
Bảng 1.01: Thành phần loài của khu hệ côn trùng ở VQG Cúc Phương
Bộ

TT

Họ

Loài

1

Bộ Gián – Blattoidea

3

8


2

Bộ Cánh cứng – Coleoptera

40

548

3

Bộ Cánh da - Dermaptera

2

4

4

Bộ Hai cánh - Diptera

7

98

5

Bộ Cánh khác – Heteroptera

5


35

6

Bộ Cánh giống - Homoptera

4

19

7

Bộ Cánh màng - Hymenoptera

13

314

8

Bộ Cánh bằng - Isoptera

1

5

9

Bộ Bọ ngựa - Mantodea


3

14

10

Bộ Cánh vẩy – Lepidoptera

11

378

11

Bộ Cánh gân - Neuroptera

1

1

12

Bộ Chuồn chuồn - Odonata

11

56

13


Bộ Cánh thẳng - Orthoptera

11

96

14

Bộ Bọ que - Phasmatodea

3

19

125

1670

Tổng cộng

Ghi chú

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Cúc
Phương giai đoạn 2010 – 2020
Tuy nhiên cho đến nay chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu
về thành phần loài, sự đa dạng loài theo sinh cảnh, mô tả đặc điểm hình thái
loài thuộc Bộ cánh nửa cứng tại VQG Cúc Phương.



21

Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới
a) Vị trí địa lý
VQG Cúc Phương nằm trong tọa độ từ 20020' đến 20022' vĩ độ Bắc,
105029' đến 105034' kinh độ Đông, cách Thủ đô Hà Nội 120 km về phía nam,
nằm lọt sâu trong lòng dãy núi Tam Điệp. Tổng diện tích là 22.408,8 ha nằm
trên địa giới hành chính của ba tỉnh là Hòa Bình, Ninh Bình và Thanh Hóa.
b) Phạm vi ranh giới
VQG Cúc Phương nằm trong khối núi đá vôi, ranh giới bao gồm đường
ven chân dãy núi đá vôi.
- Chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam giáp với các xã là: Tân Mỹ,
Ân Nghĩa, Yên Nghiệp thuộc huyện Lạc Sơn và các xã Lạc Thịnh, thị trấn Hàng
Trạm, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương thuộc huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa
Bình.
- Phía Đông Nam và Nam giáp xã Yên Quang, Văn Phương, Cúc Phương
và Kỳ Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
- Phía Tây Nam và Tây Bắc giáp các xã Thạch Lâm, Thành Mỹ, Thành
Yên huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
Diện tích VQG nằm trong phần đất của 13 xã, trong đó:
- 8 xã của 2 huyện Lạc Sơn và Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
- 2 xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
- 3 xã của huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Đặc điểm địa hình
Dãy núi đá vôi Cúc Phương là phần cuối của khối núi đá vôi chạy từ
Sơn La về theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Xen kẽ giữa hai hệ thống núi đá
chạy gần song song, là các đồi đất thấp phát triển trên đá sét với những thung



22

lũng cùng hướng với núi. Độ cao trung bình của các thung lũng khoảng 200 350 m và thường ngăn cách bởi các quèn thấp như quèn Đang, quèn Voi,
quèn Xeo...
Khối núi đá vôi Cúc Phương tách biệt với các vùng xung quanh về phía
Tây và Tây Nam bởi cánh đồng ven sông Bưởi, về phía Đông Nam bởi cánh
đồng chiêm trũng huyện Nho Quan, Ninh Bình.
Địa hình Cúc Phương chủ yếu là núi đá vôi có độ chênh cao trung bình
so với mặt biển 400 - 450 m, cao nhất là đỉnh Mây Bạc (656 m) nằm ở phía
Tây Bắc và thấp dần về hai phía Tây Nam và Đông Nam. Cúc Phương có
sông Bưởi cắt qua Vườn phía Tây Bắc, còn lại có nhiều suối cạn xuất hiện
theo mùa mưa dạng núi đá vôi tương đối điển hình, ngoài ra còn có các hang
động, mắt hút nước, dòng chảy ngầm. Cúc Phương có 3 dạng địa hình chính
liên quan tới hai loại sản phẩm cấu tạo đất chủ yếu với các loại đá mẹ khác
nhau:
- Địa hình núi cao dốc đứng

: Sản phẩm đá vôi.

- Địa hình bãi bằng thung lũng hẹp : Sản phẩm bồi tụ.
- Địa hình núi thấp và ít dốc

: Sản phẩm đá sét.

2.3. Khí hậu, thủy văn
Những năm gần đây do những biến đổi khí hậu toàn cầu, khí hậu Cúc
Phương cũng có những biến đổi. Số liệu thu thập tại trạm khí tượng Cúc
Phương trong thời gian từ năm 1992 - 2002 cho chúng ta những đánh giá mới
về khí hậu ở đây.

2.3.1. Chế độ nhiệt
Trong khu vực Cúc Phương nhiệt độ bình quân năm 22,5 0C, năm có
nhiệt độ bình quân lớn nhất 23,70C (1998). Nhiệt độ bình quân tối cao năm
32,20C, nhiệt độ tối thấp năm 15,80C.
Biến thiên nhiệt độ trung bình năm từ 13 - 150C


23

Trong 10 năm gần đây nhiệt độ trung bình thấp nhất tháng được ghi
nhận là 5,30C (tháng 1/1993) và nhiệt độ cao nhất trung bình là 38,40C (tháng
6/1997).
2.3.2. Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình đo được trong 10 năm trở lại đây 1680,8mm/năm.
Năm mưa ít nhất có lượng mưa đạt 1126,1mm/năm (1998), năm cao nhất 2194,1
mm/năm (1996). Một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa nóng từ tháng 5 đến
tháng 10, lượng mưa chiếm 89,1% lượng mưa cả năm, nhiệt độ trung bình
trong mùa nóng 26,40C. Mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt
độ bình quân trong mùa khô lạnh 18,6oC và lượng mưa chiếm 10,9% lượng
mưa cả năm. Mưa ít cộng với nhiệt độ thấp làm cho khí hậu Cúc Phương
tương đối khắc nghiệt về mùa đông.
2.3.3. Độ ẩm không khí
Nhìn chung độ ẩm không khí ở Cúc Phương là cao, độ ẩm tương đối
trung bình năm 84,8%. Độ ẩm tương đối cao nhất thường vào những tháng
đầu năm (tháng 1 - 4) và khô nhất thường rơi vào tháng cuối năm (tháng 10 12).
2.3.4. Chế độ gió
Cúc Phương chịu ảnh hưởng chủ yếu của hai loại gió mùa. Mùa mưa
nóng có gió mùa Đông Nam, tốc độ gió trung bình 4 - 12 m/s. Mùa khô lạnh
có gió mùa Đông Bắc thổi, tốc độ gió từ 4 - 20 m/s, thường mang theo không
khí khô lạnh và cuối mùa có mưa phùn. Ngoài ra Cúc Phương cũng bị ảnh

hưởng bởi những đợt áp thấp nhiệt đới và bão gây gió lớn mưa nhiều, cây cối
trong rừng bị đổ nhiều.
Cùng với đặc điểm khí hậu chung, Cúc Phương còn có những hiện tượng
đặc biệt như sương muối, sương giá thường vào tháng 1 làm chết cây con trong


24

vườn ươm, hiện tượng gió nóng, gió núi thung lũng làm thời tiết trở nên khô
nóng.
2.3.5. Thủy văn
Do địa hình núi đá vôi nên ở Cúc Phương ít có dòng chảy trên bề mặt. Trừ
sông Bưởi và sông Ngang ở phía Tây Bắc, còn lại các khe nước cạn có nước theo
mùa.
Sau khi mưa, các khe khô dẫn nước vào các mắt hút rồi chảy ngầm
dưới lòng đất, sau đó phun trào ra ở một số vó nước, điển hình là suối nước
bản Nga. Ở những nơi nước rút không kịp gây ứ đọng và ngập úng tạm thời.
Khí hậu Cúc Phương nhìn chung vẫn mang những đặc điểm của miền
khí hậu miền Bắc Việt Nam, tuy vậy vẫn có những đặc điểm riêng của địa
phương.
- Nhiệt độ trung bình thấp hơn, mùa đông dài và lạnh hơn, mùa hè ngắn
và mát hơn vùng xung quanh.
- Cúc Phương có mùa mưa dài hơn và lượng mưa lớn hơn các vùng xung
quanh.
- Độ ẩm bình quân hàng năm khá cao.
Với những đặc điểm khí hậu trên đây ảnh hưởng rất rõ rệt đến thảm
thực vật rừng và sự phát triển của hệ thực vật ở Cúc Phương.
Bảng 2.01: Những chỉ tiêu bình quân năm tại trạm đo khí tượng Cúc Phương
Năm
Chỉ tiêu


BQ

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999 2000

2001

2002

0

Nhiệt độ bình quân năm ( C)

22,1

22,6


22,5

22,4

22,3

22,7

23,7

21,9 22,9

22,6

22,8

22,5

Nhiệt độ bình quân tối cao

31,7

32,1

31,9

31,4

32,3


31,4

34,2

31,9 31,7

33,2

32,3

32,2

15,5

15,3

15,8

15,6

15,2

15,9

16,7

15,9 16,0

16,1


16,0

15,8

85,2

83,8

84,5

84,6

83,1

84,8

82,7

85,7 86,1

85,9

86,8

84,8

chung

0


( C)
Nhiệt độ bình quân tối thấp
(0C)
Độ ẩm bình quân năm (%)


25

Năm
Chỉ tiêu

BQ

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999 2000


2001

2002

Độ ẩm tối thấp (%)

43,7

40,5

47,1

48,7

47,0

55,8

42,2

45,7 47,2

46,5

48,1

46,6

Độ ẩm tối cao (%)


98,8

98,8

98,3

99,1

98,2

98,3

99,2

99,5 99,6

99,6

99,4

98,9

j Tổng lượng mưa năm

1426,

1659

1821


1453

2194, 1818, 1126, 182 1615, 1818 1734, 1680,8

(mm/Năm)

1

1

3

1

3,2

8

chung

8

Nguồn: Trạm khí tượng môi trường nền vùng Cúc Phương
2.3.6. Địa chất thổ nhưỡng
Nền địa chất Cúc Phương được hình thành bởi chuyển động tạo sơn kỷ
Mêri đầu nguyên đại trung sinh kỷ Triat trung, bậc Cadôni tầng Đồng Giao.
Cúc Phương là một phần đất cổ có lịch sử cấu tạo địa chất và hình thành địa
hình tương đối lâu đời, phần đất cổ ấy được gắn chặt với khu Tây Bắc Việt
Nam và có dạng địa mạo đặc biệt núi đá vôi nửa che phủ.
Đất Cúc Phương có 2 nhóm đất với 7 loại chính và 16 loại phụ:

- Nhóm A gồm 4 loại đất phân bố ở nơi cao nhất xuống nơi thấp nhất
của núi đá vôi, tính chất Renzin của đất được chuyển dần thành tính chất
Macgalit Feralit của quá trình hình thành đất.
- Nhóm B gồm 3 loại đất phân bố ở nơi đồi cao dốc, xuống nơi đồi thấp
không có đá vôi. Đất mẹ có cấu tạo khối phiến dày đến đá mẹ khối phiến mỏng, từ
đá mẹ thô đến đá mẹ mịn hơn, từ đá mẹ không hay ít biến chất đến đá mẹ biến
chất.
Mức độ Feralit của quá trình hình thành đất cũng có biến đổi nhất định.
Những loại đất chính ở Cúc Phương như sau:
- Loại I: Đất Renzin mầu đen hay nâu đen phát triển trên đá vôi phân
bố loại đất này chủ yếu ở đỉnh những núi đá vôi cao trên 500 m (như đỉnh
Mây bạc, Kim giao).


×