Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Điều tra, đánh giá và đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 71 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Kinh tế của Việt Nam đang chuyển biến mạnh mẽ sang nền kinh tế thị
trường. Sự phát triển của nền kinh thị trường một mặt thúc đẩy sự phát triển
của đất nước . Nhưng mặt khác, kinh tế thị trường đi liền với việc mở mang
các đô thị mới, các nghành sản xuất kinh doanh và dịch vụ lại làm nảy sinh
những vấn đề lớn về môi trường, đặc biệt là nó tạo ra một lượng lớn rác thải
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước, không khí và sức
khoẻ con người.
Cùng với sự gia tăng dân số thì nhu cầu của con người về ăn, ở, mặc,
giải trí ngày càng tăng, kéo theo đó lượng rác thải sinh hoạt mà con người
thải ra trong quá trình hoạt động sống càng nhiều gây áp lực lớn đến môi
trường.
Chúng ta đã biết, rác thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ, khi phân
huỷ tự nhiên bốc lên mùi hôi thối gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Các bãi
tập trung rác không những là nơi gây ô nhiễm mà còn là nơi ẩn chứa các ổ
dịch bệnh. Ngoài ra, rác thải sinh hoạt cũng sẽ ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị.
Thị xã Cửa Lò là một đô thị du lịch biển được thành lập năm 1994, là
điểm du lịch hấp dẫn du khách khắp mọi nơi trong các kỳ nghỉ hè. Sau hơn 10
năm thành lập, Thị xã Cửa Lò đã và đang khởi sắc từng ngày. Nhiều công
trình khách sạn, nhà nghỉ đã và đang mọc lên, những dự án về khu vui chơi
phục vụ khách du lịch cũng đang được triển khai đồng bộ. Đời sống văn hoá,
tinh thần trong cộng đồng dân cư nơi đây không ngừng nâng cao.
Đảng bộ và nhân dân Thị xã Cửa Lò xác định " Vấn đề vệ sinh môi
trường là sự sống còn của Thị xã ". Thị xã Cửa Lò phải đảm bảo " Xanh -
Sạch - Đẹp " đó không những là yêu cầu văn minh đô thị mà còn là một trong
những nhân tố thu hút khách du lịch đến với Cửa Lò.
1
Hiện nay, Thị xã Cửa Lò đang trên đà phát triển kinh tế. Cửa Lò trở
thành một trong những trung tâm đóng vai trò quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An, đặc biệt là lĩnh vực du lịch và dịch


vụ. Dân số Thị Xã Cửa Lò ngày càng tăng, thêm vào đó lượng khách du lịch
hàng năm đến đây tham quan và nghỉ dưỡng ngày càng đông, khiến cho vấn
đề rác thải sinh hoạt trở thành vấn đề bức xúc. Hầu hết rác thải sinh hoạt ở
Thị xã Cửa Lò chưa được phân loại và xử lý hết. Vì vậy, Thị Xã Cửa Lò đang
phải đối mặt với thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng của môi trường biển và môi
trường dân cư sinh hoạt.
Từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Điều tra,
đánh giá và đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt
tại Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An ".
1.2 Mục đích yêu cầu
1.2.1 Mục đích
* Điều tra, đánh giá lượng rác thải sinh hoạt ở Thị xã Cửa Lò.
* Đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở Thị xã
Cửa Lò.
1.2.2 Yêu cầu
* Điều tra phỏng vấn hộ gia đình về tình hình thu gom rác thải sinh
hoạt ở Thị xã Cửa Lò
*Tìm hiểu về hình thức quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở Thị xã Cửa

2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm môi trường
Có nhiều khái niệm về MT của nhiều tác giả, tổ chức khác nhau, nhưng
ở đây chúng tôi xin đưa ra định nghĩa về MT của Luật BVMT: " Môi trường
là bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có
ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh
vật" (Luật BVMT của Việt Nam năm 2005 tại khoản 1 điều 3). [13]
2.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo tổ chức y tế thế giới(WHO): Ô nhiễm môi trường là việc chuyển
các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây tác

hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất
lượng môi trường. [9]
2.3 Những vấn đề môi trường toàn cầu
Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã đưa ra bức
tranh về tình trạng MT toàn cầu như sau: đất, nước, rừng và không khí bị ô
nhiễm, đang làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phá huỷ
nghiêm trọng quy luật khí hậu khiến chúng ta khó lòng chống đỡ được. Một
tỷ hecta đất ở Châu Phi có xu hướng bị huỷ hoại một cách oan nghiệt. Khoảng
47% đất đai ở các nước Mỹ La tinh đã mất hết độ mầu mỡ. [14]
Trong 10 năm qua, diện tích rừng toàn thế giới giảm 2%. Những nghiên
cứu cho thấy, hiện nay có tới trên 40% rừng bị phá huỷ. Gỗ dự trữ của Châu
Á, chỉ còn đủ dự trữ chưa đầy 40 năm. Hằng năm, từ 6-8 tỷ tấn Cacbon được
thải vào khí quyển do sử dụng nhiên liệu hoá thạch và nạn phá rừng. 13 trong
số 15 khu vực đánh cá chủ yếu trên thế giới đã suy giảm nghiêm trọng. Điều
đó chứng tỏ MT biển cũng bị ô nhiễm nặng nề. Văn phòng đánh giá Công
nghệ của Mỹ gần đây công bố: Cứ mỗi km
2
mặt nước biển trung bình hàng
3
năm phải hứng chịu 17 tấn rác rưởi [14]
Trong 40 năm qua, con người đã tăng mức tiêu thụ nguồn nước ngọt
lên gấp 3 lần. Nhiều quốc gia trên thế giới - đặc biệt là ở Châu Phi và Châu Á,
với khoảng 1/3 dân số thế giới, hiện đang thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Theo
dự báo của Viện Cảnh báo thế giới, đến năm 2020 sẽ có khoảng trên 20%
nhân loại phải sống ở vùng thiếu nước. Thiếu nước sẽ trở thành hiểm hoạ của
nhân loại vào thế kỷ XXI. [14]
Tai hoạ sa mạc hoá đang và sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự đói
khổ cho hàng tỷ người và làm hàng triệu người chết vì đói ăn. Theo Tổ chức
lương nông thế giới FAO, do lượng đất canh tác giảm hẳn vào năm 2020, chỉ
riêng ở Châu á khoảng 55% dân số sẽ sống ở các quốc gia nơi 1/5 nhu cầu

ngũ cốc phải nhập từ nước ngoài. [14]
Trong khi đó, nhiệt độ bầu khí quyển, do ảnh hưởng của hiệu ứng nhà
kính đã tăng lên 0,21
o
C so với nhiệt độ bình quân từ năm 1901 đến 1990. Dự
kiến đến năm 2020, nhiệt độ bề mặt trái đất sẽ tăng thêm ít nhất 0,5
o
C và điều
này đã và sẽ gây ra sự bất ổn định về khí. [14]
Vì vậy, ngay từ bây giờ tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải có
trách nhiệm chung và giúp đỡ nhau trong việc BVMT sống.
2.4 Rác thải sinh hoạt
2.4.1 Khái niệm
Rác thải sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường
học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. [6]
2.4.2 Đặc điểm rác thải sinh hoạt
Trong các loại phế thải thì RTSH là chất thải phức tạp không những ở
thành phần của chúng mà còn ở sự quản lý và biện pháp xử lý, sao cho phù
hợp với mức sống và tập tục của cộng đồng. RTSH thường không kiểm soát
được các nguồn nguyên liệu ban đầu, do đó không đồng nhất về thành phần.
4
Chúng phụ thuộc vào mức sống của con người ở các khu dân cư, du lịch, dịch
vụ, vui chơi
Các đặc trưng điển hình của RTSH: hợp phần có nguồn gốc hữu cơ cao
(56% - 65%). Thành phần của chúng chủ yếu là các hợp chất hữu cơ cao phân
tử, mà trước hết là xenluloza và lignin, thường là 40 - 50%, có nhiều trường
hợp chiếm 70 - 80%; Độ ẩm cao; Có lẫn đất cát, sỏi đá vụn, gạch vỡ, mảnh
sành sứ [6]
2.4.3 Thành phần của rác thải sinh hoạt

RTSH rất phức rạp, sự phức tạp này được thể hiện ở thành phần của nó:
* Thành phần cơ học: Một trong những đặc điểm rõ nhất thấy ở RTSH
ở Việt Nam là thành phần các chất hữu cơ chiếm rất cao, khoảng 56%-65%.
Còn các cấu tử phi hữu cơ( kim loại, thuỷ tinh, mảnh sành, sứ, ) chiếm
khoảng 12 - 15%. Phần còn lại là những cấu tử khác ( Bảng 1). Ở các nước
phát triển, do mức sống của người dân cao cho nên tỷ lệ thành phần hữu cơ
trong RTSH thường chỉ chiếm 35 - 40% (Bảng 2). [5]
Bảng 1: Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số tỉnh, thành phố
Thành nphần (%) Hà Nội Hải Phòng TP. Hồ Chí Minh
Lá cây, vỏ hoa quả, xác động vật 50,27 50,07 62,24
Giấy 2,72 2,82 0,59
Giẻ rách, củi, gỗ 6,27 2,72 4,25
Nhựa nilon, cao su,da 0,71 2,02 0,46
Vỏ ốc, xương 1,06 3,69 0,50
Thuỷ tinh 0,31 0,72 0,02
Rác xây dựng 7,42 0,45 10,04
Kim loại 1,02 0,14 0,27
Tạp chất khó phân huỷ 30,21 23,9 15,27
Nguồn: Đặng Kim Cơ, Kỹ thuật môi trường, NXB Khoa học kỹ thuật 2004
5
Bảng 2: Thành phần rác thải ở một số nước trên thế giới
Thành phần(%) Nhật Bản Pháp Singapo Mỹ
Các chất dễ cháy 28,2 0 0 0
Giấy 12,1 30 20 - 25 30 -40
Thực phẩm 8,1 34 26 - 45 9,4
Vải 5,1 2 0 2,0
Gỗ 1,9 4 23 - 26 0,5
Chất dẻo 19,8 0 0 7,0
Cao su 1,4 10 1 - 2 0,5
Da 0,8 7 2 - 4 0,5

Kim loại 20 0 3 - 7 0,5
Thuỷ tinh 22,7 13 5 - 9 7,9
Đất cát 3,9 0 0 0
Vật liệu khác 3,2 0 5 - 10 3,2
Nguồn: PGS. TS Nguyễn Xuân Thành, Giáo trình công nghệ vi sinh vật trong
xử lí ô nhiễm môi trường. NXB Nông nghiệp 2004
* Thành phần hoá học: Trong các cấu tử hữu cơ của của RTSH thành
phần hoá học của chúng chủ yếu là C, H,O, N, S và các chất tro. Hàm lượng
các nguyên tố trên dao động trong một khoảng rộng. Kết luận này có thể
được minh hoạ qua số liệu ở bảng 3. Qua bảng 3 ta thấy, nếu rác thải đô thị
phân huỷ một cách vô tổ chức thì môi trường sẽ bị ô nhiễm một cách ghê
gớm. Nhưng nếu chúng được xử lý để tạo ra nguồn phân hữu cơ thì đây chính
là nguồn dinh dưỡng khổng lồ sẽ được trả về cho đất, tạo ra được sự cân bằng
về mặt sinh thái. [ 5]
Bảng 3: Thành phần hoá học trong rác thải sinh hoạt.
Các chất
Thành phần ( % )
Cacbon Hydro Oxy Nito
Lưu
huỳnh
Tro
6
Thực phẩm 48,0 6,4 37,6 2,6 0,4 5,0
Giấy 43,5 6,0 44,6 0,3 0,2 6,0
Cattông 41,0 5,9 44,6 0,3 0,2 5,0
Chất dẻo 60,0 7,2 22,8 - - 10,0
Vải 55,0 6,6 31,2 1,6 0,15 -
Cao su 78,0 10,0 - 2,0 - 10,0
Da 60,0 8,0 11,6 10,0 0,4 10,0
Rác làm vườn 49,5 6,0 38,0 3,40 0,3 4,5

Gỗ 49,5 6,0 42,7 0,2 0,1 1,5
Nguồn: PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Giáo trình vi sinh vật học nông nghiệp
NXB Sư phạm, 2004
2.5 Thực trạng về rác thải sinh hoạt
2.5.1 Thực trạng rác thải sinh hoạt trên thế giới
RTSH trong xã hội hiện đại là một tai họa lớn của nhân loại. Rác thải
đã tràn ngập khắp lục địa và các đại dương, đang được thế giới liệt vào một
trong mười vấn đề lớn nhất về môi trường. RTSH đã trở thành vấn đề thời sự
ở nhiều nước trên thế giới.
Mỹ là nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới nên nước thải RTSH
nhiều nhất. Theo cơ quan BVMT Mỹ, hiện nay người Mỹ sản sinh ra khối
lượng RTSH đô thị kỷ lục là 2 kg/người/ngày. Hàng năm, các thành phố Mỹ
tạo ra 229 triệu tấn rác một năm, trong đó Chicago mỗi người sản sinh ra
3.000 tấn, thành phố New York là 12.000 tấn rác. [20]
Còn ở Pháp mỗi người thải ra khoảng 1000 kg/người/năm. Hiện nay
Pháp chỉ ủ RTSH thành phân bón là 4,2 triệu tấn chất thải hữu cơ trong khi
các bãi RTSH này ước tính lên tới 400 triệu tấn. [22]
Theo hãng tin AFP, nhiều bãi rác trong khu vực miền Nam Italia đã quá
tải hoặc "đóng cửa", khiến cho chỉ trong vòng hai tuần đã có khoảng 2.000 tấn
rác dồn đống ngay trong thành phố Naples( Italia). Khiến cho người dân nơi
đây không thể chịu đựng được mùi hôi thối từ đống rác toả ra. Vấn đề RTSH
ngày càng gay gắt hơn và đạt "đỉnh" vào năm 2007 khi các bãi rác trở nên quá
7
tải. [21]
Các quốc gia Châu Á, cùng với xu hướng phát triển nhanh và khả
năng tiêu thụ hàng hoá nhiều, đang thải ra một lượng rác thải sinh hoạt lớn
chưa từng có
Nền kinh tế Ấn Độ phát triển nhanh chóng và vấn đề ONMT cũng ngày
càng nặng nề hơn. Vì vậy , mà nhiều con sông ở Ấn Độ đang bị chết dần.
Những con sông Ấn Độ là một bè rác khổng lồ, 57% rác thải của thành phố

này đã đổ xuống sông Yamuna. Rác trôi lững lờ ven sông, mùi hôi thối bốc
lên nồng nặc. Lượng rác đổ xuống sông từ năm 1993 đến năm 2005 đã tăng
gấp đôi, vì thế dòng sông ở ấn Độ vốn đã ô nhiễm lại càng ô nhiễm hơn. Tại
ấn Độ khoảng 80% RTSH của thành phố đều được tống xuống sông. [17]
Hình ảnh 1: Bè rác trên sông Yamuna
Sau nhiều năm tuyên chiến với ô nhiễm, tắc nghẽn với giao thông và tội
phạm, hiện Thủ đô Bangkok của Thái Lan đang bị nhấn chìm bởi RTSH.
Theo ngân hàng thế giới (WB), Bangkok có tỷ lệ rác thải trên đầu người cao
nhất tại Đông Nam Á, ngoại trừ Singapo, với 1,3 kg rác thải mỗi người/ngày.
Tuy nhiên, chỉ có 3,5% RTSH tại Bangkok được tái chế. Báo cáo giám sát MT
Thái Lan của WB năm 2003 của Thái Lan: "Nếu xu hướng này tiếp tục và tỷ lệ
tái chế rác vẫn ở mức thấp, lượng rác thải sinh hoạt đô thị sẽ tăng 25%”. RTSH
tại Bangkok chiếm 25% tổng lượng rác toàn quốc, đã tăng gấp ba kể từ năm
8
1985 lên 9.500 tấn mỗi ngày trong năm 2007. Theo dự đoán của Cục kiểm soát
ô nhiễm Thái Lan (PDC), con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2015. [19]
Hình ảnh 2: Tôi đổ cho sạch nhà cái đã!
Tại Jakata, Indonesia ước tính có tới 70% ( khoảng 1.200 m
3
) RTSH
hàng ngày của thành phố được quăng xuống ngay các kênh rạch trong thành
phố, phần lớn đều chảy vào cửa sông Angke, phía bắc Jakata . Lớp rác thải
trên sông này dày tới nỗi ở nhiều đoạn sông, người dân có thể đi qua được.
Tình trạng con sông Angke này có thể được coi là một điển hình về ô nhiễm
tại Châu Á. [18]
Những thống kê về RTSH của Trung Quốc cũng rất đáng lo ngại. Quốc
gia đông dân nhất thế giới này thải ra khoảng 150 triệu tấn rác mỗi năm, với
tỷ lệ rác từ các thành phố là 9% từ năm 1979 giờ đây đã lên tới gần 20%.
Hiện đã có 65% số thành phố của Trung Quốc đang bị những bãi rác bao bọc.
[18]

Nhịp độ tăng nhanh về kinh tế tại các quốc gia trên thế giới vô hình
chung lại càng làm tăng thêm "cơn thuỷ triều RTSH ", cùng với nó là sự thiếu
ý thức của con người trong việc xả RTSH ra ngoài thiên nhiên là nguyên nhân
gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường toàn cầu.
2.6.2 Thực trạng rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
9
Việt Nam đang trong giai đoạn tiến hành Công nghiệp hoá đất nước với
nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong nhiều năm qua. Cùng với tốc độ
tăng trưởng kinh tế đó thì chất lượng cuộc sống và nhu cầu tiêu thụ của người
dân càng ngày càng tăng cao, dẫn đến lượng RTSH phát sinh ngày càng
nhiều.
Theo sở TN&MT Hà Nội thì hiện nay tổng lượng RTSH phát sinh trên
cả nước, ước tính 12,8 triệu tấn/năm và mức sống càng cao thì lượng rác thải
cũng càng nhiều. Số liệu thống kê năm 2002 cho thấy, lượng RTSH bình quân
khoảng từ 0,6 - 0,9 kg/người/ngày ở các đô thị lớn và dao động từ 0,4 - 0,5
kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ. Đến năm 2004, tỷ lệ đó đã tăng tới 0,9 - 1,2
kg/người/ngày ở các thành phố lớn và 0,5 - 0,65 kg/người/ngày tại các đô thị
nhỏ. [10]
Ở Việt Nam, nhìn từ gần 500 đô thị trong cả nước từ thị trấn nhỏ đến
các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh vấn đề RTSH phát
sinh đáng lo ngại
Hà Nội cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, đang phải đương đầu
với những thách thức thực sự về môi trường: tổng lượng RTSH trong nội
thành Hà Nội ước tính khoảng 500.000 tấn/năm, trong đó có khoảng 38% là
chất thải nguy hại. Theo tin từ Sở Tài nguyên môi trường và Nhà đất Hà Nội,
lượng RTSH bình quân tính theo đầu người tại Hà Nội hiện tăng từ 0,44
kg/người/ngày lên 0,8 - 1 kg/người/ngày. Lượng rác thải phát sinh ngày càng
nhiều, trong khi đó lượng thu gom còn ở mức rất thấp( khoảng 40 -60%). Nếu
trong thời gian tới Hà Nội không có một giải pháp nào khắc phục xu hướng
trên thì vài năm nữa Hà Nội sẽ không có nơi để mà đổ rác. [23]

Theo số liệu thống kê, các tỉnh: Bắc Kạn, Thái Nguyên,Vĩnh Phúc, Bắc
Giang, Bắc Ninh và Hải Dương đã thải ra khoảng 1.500 tấn rác thải đô thị
mỗi ngày, trong đó chủ yếu là RTSH. Nhìn chung tỷ lệ thu gom RTSH ở các
tỉnh này rất thấp, trung bình là khoảng 40 - 45%. Hầu hết các tỉnh này có rất ít
10
bãi chôn lấp hợp vệ sinh. [11]
Một số tỉnh: Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình cũng
đang phải đối mặt với thực trạng này. Chúng ta có thể thấy được lượng RTSH
phát sinh qua biểu đồ sau:
0
50
100
150
200

t©y

Nam
Nam
§Þnh
Ninh
B×nh
Hoµ
B×nh
TÊn/ngµy
Ch athugom
Thugom
Biểu đồ 1: Lượng rác thu gom và chưa thu gom
Nguồn: Cục bảo vệ môi trường năm 2004
Qua biểu đồ 1 ta thấy: Ninh Bình là tỉnh có số lượng RTSH phát sinh lớn

nhất, gần bằng 180 tấn/ ngày và đã thu gom được trên 150 tấn/ ngày. Sau tỉnh
Ninh Bình, Nam Định là tỉnh có lượng RTSH phát sinh tương đối lớn, trên 170
tấn/ngày và cũng đã thu gom được trên 150 tấn/ngày. Hoà Bình là tỉnh có lượng
RTSH phát sinh thấp nhất xấp xỉ 60 tấn/ngày. Lượng rác phát sinh ở Hà Tây
khoảng 120 tấn/ ngày, trong khi đó mức thu gom chỉ đạt 80 tấn/ngày
Hiện nay, những con sông cũng đang bị đe dọa bởi RTSH. Những con
sông ở Ninh Bình là một điển hình cho tình trạng đó: huyện Kim Sơn có hệ
thống kênh mương dài hơn 140 km, là nguồn nước chủ yếu cho hoạt động sản
xuất và sinh hoạt của người dân nơi đây. Tuy nhiên, hệ thống kênh mương và
gần 20 con sông lớn nhỏ trên địa bàn huyện đã bị biến thành nơi tập kết
RTSH của hơn 40 nghìn hộ dân nơi đây. Hàng ngày có khoảng gần 30 RTSH
11
của người dân địa phương được đem "lấp" kín hai bền bờ sông ấn, sông Vạc,
sông Cà Mau.v.v và hàng chục km kênh mương nhỏ khác. [24]
Hình ảnh 3: Rác thải sinh hoạt hai bên bờ sông
ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình
Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh lượng RTSH hàng
năm là 1,2 triệu tấn, trong số đó rác thải nguy hại chiếm khoảng 20%( 57.000
tấn/năm); ước tính mỗi người dân, thải ra trung bình tới 1 kg RTSH mỗi ngày,
10% trong số này được quăng xuống các kêng rạch trên địa bàn. Trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng, tổng lượng chất thải rắn vào khoảng 132.000 tấn/năm,
trong đó RTSH chiếm đa số (90 - 94%). [16]
Lưu vực sông Đồng Nai có thể được coi là "điểm nóng" về RTSH:
12
0
200
400
600
800
1000

1 2 3 4 5 6 7 8 9
TÊn/ngµy
Ch athugom
Thugom
Biểu đồ 2: Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên lưu vực sông Đồng Nai
năm 2005
Nguồn: Cục bảo vệ môi trường năm 2004
Chú thích:
TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Tỉn
h
Lâm
Đồng
Ninh
Thuận
Bình
Phướ
c
Tây
Ninh
Bình
Dươn
g
Đồng
Nai
Bình
Thuận
Vũng
Tàu
Long

An
Biểu đồ 2 cho ta thấy: Tỉnh Đồng Nai có số lượng RTSH lớn nhất,
khoảng 800 tấn/ngày; trong khi đó tỉnh Long An, Bình Phước, Tây Ninh có
lượng RTSH phát sinh thấp nhất, khoảng 100 tấn/ngày, nhưng trong ba tỉnh
này thì Long An có mức thu gom nhỏ nhất. Nhìn chung, so với các tỉnh trong
lưu vực thỉ Đồng Nai là tỉnh có mức thu gom thấp nhất, tỷ lệ thu gom chỉ đạt
60%.
Trên đây là một bức tranh về RTSH ở một số tỉnh thành trong cả nước.
Đây mới chỉ là con số thống kê, còn trên thực tế thì con số này lớn hơn rất
nhiều.
2.6.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm rác thải sinh hoạt
Tình trạng phổ biến hiện nay là khả năng phát sinh RTSH đã và đang
vượt quá năng lực thu gom, xử lý và tiêu huỷ tại các địa phương. Điều này là
13
nguyên nhân chủ yếu gây nên các tác động xấu tới môi trường đất, nước,
không khí và sức khoẻ cộng đồng:
Đối với MT không khí: mùi hôi từ các điểm trung chuyển RTSH trong
khu vực dân cư đã gây ô nhiễm môi trường không khí và gây mùi khó chịu.
[10]
Đối với MT nước: RTSH đã biến đổi màu của nước mặt thành màu
đen, từ không mùi sang có mùi khó chịu. Tải lượng của chất bẩn hữu cơ đã
làm cho thuỷ sinh học trong nguồn nước mặt bị xáo trộn. Vấn đề nhiễm bẩn
Nitơ trong nước ngầm tầng nông cũng là hậu quả của nước rỉ rác và việc xả
bừa bãi RTSH trên đất lộ thiên không có biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt.
[10]
Đối với MT đất: các loại RTSH khó bị phân huỷ hay hoàn toàn không
bị phân huỷ sinh học tồn tại lâu dần dẫn đến chúng sẽ trộn lẫn vào trong đất
làm cho chất lượng đất giảm. [10]
Đối với sức khoẻ cộng đồng: những nơi vứt RTSH bừa bãi sinh ra
muỗi, ruồi nhặng là những sinh vật truyền nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến sức

khoẻ cộng đồng (sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh viêm não ). Quan trọng hơn là
việc các hộ gia đình vứt rác sinh hoạt xuống các dòng sông gây ô nhiễm
nguồn nước, gây ra các bệnh như: dịch tả, mắt đỏ, viêm ruột, viêm mũi
2.5.4 Những vấn đề tồn tại liên quan đến rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
Hiện nay, RTSH đang trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội.
Lượng RTSH phát sinh ngày càng nhiều, trong khi đó vấn đề quản lý và xử lý
vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Công nghệ xử lý RTSH chưa được chú trọng nghiên cứu và hoàn thiện.
Các công trình xử lý RTSH còn manh mún, phân tán, khép kín theo địa giới
hành chính nên việc đầu tư, quản lý kém hiệu quả, lãng phí đất đai. Công tác
quản lý nhà nước về RTSH ở các cấp còn thiếu và yếu. Mặt khác, công tác
quản lý MT của UBND các cấp chưa chặt chẽ, hiệu quả (quy định chưa rõ
14
ràng, thiếu cán bộ quản lý và thanh tra chuyên nghành BVMT, kinh nghiệm
chưa nhiều nên không hướng dẫn kịp thời, đầy đủ những nội dung về BVMT
để mọi người nắm và tự giác chấp hành. [10]
Phần lớn các đô thị chưa có bãi chôn lấp RTSH hợp vệ sinh và vận
hành đúng quy trình nên đã ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân. Việc lựa
chọn điểm chôn lấp hoặc khu xử lý RTSH tại các đô thị còn gặp nhiều khó
khăn do không được sự ủng hộ của người dân địa phương. Việc xử lý rác thải
cho đến nay chủ yếu vẫn chỉ là đổ ở các bãi rác lộ thiên không có sự kiểm
soát, mùi khó chịu và nước rác là nguồn gây ô nhiễm cho MT. [10]
Hiện nay, việc thu gom và vận chuyển RTSH vẫn chưa được đáp ứng
yêu cầu. Do mạng lưới thu gom chưa phủ kín được địa bàn quản lý và ý thức
của người dân trong việc giữ gìn VSMT đô thị còn chưa cao nên hiện tượng
đổ rác bừa bãi vẫn đang còn phổ biến. Hầu hết RTSH không được phân loại
tại nguồn mà được thu lẫn lộn. Sau đó được vận chuyển đến bãi chôn lấp. [10]
2.6 Các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt
2.6.1 Cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý
Mục tiêu của xử lý rác thải là làm giảm hoặc loại bỏ các thành phần

không mong muốn trong rác thải như các chất độc hại, không hợp vệ sinh, tận
dụng vật liệu và năng lượng trong rác thải. Khi lựa chọn các phương pháp xử
lý rác thải cần xem xét các yếu tố: thành phần tính chất rác thải; tổng lượng
rác thải được xử lý; khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng; yêu cầu
BVMT. [6]
Ngoài ra còn có các điều kiện cụ thể khác có liên quan: khả năng cung
cấp kinh phí, điều kiện hạ tầng cơ sở, cấu trúc địa hình, điều kiện địa lý, thổ
nhưỡng, chế độ thuỷ văn, mức độ ĐDSH. [2]
Phân loại thành phần rác thải đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong
việc lựa chọn phương pháp xử lý cũng như quản lý. Ví dụ: các rác thải có thời
gian tự phân huỷ lâu sẽ không phù hợp với việc chế biến làm phân bón. [2]
15
2.6.2 Các biện pháp xử lý
Hiện nay, về cơ bản trên thế giới và ở Việt Nam đã và đang áp dụng 4
phương pháp xử lý RTSH. Trong đó phương pháp sinh học được đánh giá là
tối ưu nhất hiện nay
2.6.2.1 Các phương pháp sinh học
* Cơ sở của phương pháp sinh học: dựa trên khả năng phân huỷ chuyển hoá
các hợp chất hữu cơ cao phân tử của VSV
- Phân giải xenluloza:
+ Xenluloza: Trong thành phần hữu cơ của RTSH thì xenluloza và các
chất đồng hình chiếm tỷ lệ nhiều nhất và quan trọng nhất. Xenluloza là thành
phần chủ yếu của thành tế bào thực vật, chiếm tới 50% tổng số hydratcacbon
trên trái đất. Xenluloza là hợp chất hữu cơ rất phức tạp và bền vững không tan
trong nước và trong nhiều dung môi hữu cơ, các dung dịch kiềm loãng cũng
không tác dụng, chỉ bị thuỷ phân khi đun nóng với axit và kiềm. Trong khi đó
ở điều kiện bình thường một số vi sinh vật có thể thuỷ phân xenluloza thành
đường đơn. [5]
+ Cơ chế tác dụng: Có nhiều quan điểm khác nhau về cơ chế tác dụng
của enzim này, sau đây chúng tôi xin đưa ra cơ chế phân giải xenluloza của

Reese để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
Năm 1950 Reese và cộng tác viên lần đầu đưa ra cơ chế phân giải
xenluloza:
Xenluloza C1 Xenluloza Cx Đường hoà Xenlobioza
tự nhiên hoạt động tan Glucoza
Trong đó: C1 tương ứng với Exoglucanaza
Cx tương ứng với Enduglucanaza
Theo Reese: C1 là "tiền nhân tố thuỷ phân" hay là enzim không đặc
hiệu, nó làm trương xenluloza tự nhiên biến thành các chuỗi xenluloza hoạt
động có mạch ngắn hơn và bị enzim Cx tiếp tục phân cắt tạo thành các đường
16
tan và cuối cùng thành glucoza. Theo Reese thì VSV phát triển trên xenluloza
hoà tan: Cacboxymetyl xenluloza(CMC), cacboxyetyl xenluloza(ECE) chỉ tạo
ra Cx, trong khi đó VSV phát triển trên xenluloza có trật tự cao thì tạo C1 và
Cx. Khi hoạt động trên xenluloza thì C1 làm biến đổi xenluloza nhưng khi
tách riêng thì tác dụng này không biểu hiện rõ nữa. Trên thực tế C1 có khả
năng hạn chế việc sinh sản đường khử từ CMC và không có khả năng tấn
công các xenluloza trật tự cao. [5]
+ VSV phân giải xenluloza: Trong tự nhiên khu hệ VSV có khả năng
phân giải xenluloza vô cùng phong phú bao gồm vi khuẩn, nấm và xạ khuẩn:
• Xạ khuẩn: xạ khuẩn là nhóm vi khuẩn đặc biệt, tế bào đặc trưng bởi
sự phân nhánh, đa số sống trong đất, Gram dương và hiếu khí. Một số xạ
khuẩn phân giải xenluloza: Streptomyces, Actinomyces, Frankiaceae [5]
• Vi khuẩn: Trong các vi khuẩn hiếu khí phân giải xenluloza, niêm vi
khuẩn là quan trọng nhất. Chúng thường có hình que nhỏ bé, hơi uốn cong, có
thành tế bào mỏng, bắt màu thuốc nhuộm kém, chủ yếu ở các giống
Cytophaga, Sporocytophaga và Sorangium.
Jeis và cộng sự tìm thấy trong đống ủ có các loại phân giải xenluloza
sau: Acteromobacter, Clostridium, , Bacillus, Pseudomonas, [5]
• Nấm sợi phân giải xenluloza mạnh hơn vi khuẩn vì chúng tiết vào môi

trường lượng enzim ngoại bào nhiều hơn vi khuẩn. Nấm tiết hệ thống
xenlulaza hoàn chỉnh nên có thể thuỷ phân xenluloza hoàn toàn. Nấm có khả
năng sinh trưởng và sản xuất xenlulaza cực đại ở môi trường có pH: 3,5 - 6,6.
[5]
Jeris và cộng tác viên đã gặp các loại nấm phân giải xenluloza trong
các đống ủ như: Penicillium, Tricoderma, Fusarium, Aspergillus, Rhizopus
[5]
Tuỳ từng chủng giống, nhóm VSV khác nhau mà chúng thích hợp với
những điều kiện khác nhau. Nhìn chung, VSV phân giải xenluloza thích hợp
17
ở điều kiện MT: Độ ẩm: 50 - 70%; Nhiệt độ: 35 - 85
o
C; pH: 4,5 - 9
* Phương pháp sản xuất khí sinh học
Ưu điểm của phương pháp này là có thể thu được một loại chất khí có
thể cháy được và cho nhiệt lượng cao có thể sử dụng cho nhiều mục đích,
không làm ô nhiễm môi trường. Rác thải sau lên men được chuyển thành
phân hữu cơ có chất lượng dinh dưỡng cao đối với cây trồng. [5]
` Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm: khó lấy chất thải sau lên
men; là quá trình kỵ khí bắt buộc vì vậy việc thiết kế bể ủ rất phức tạp, tốn
kém đòi hỏi vốn đầu tư lớn; gặp nhiều khó khăn trong khâu tuyển chọn
nguyên liệu. [5]
* Phương pháp làm phân ủ
Đây là phương pháp ủ tự nhiên có lịch sử khá lâu đời thích hợp cho quy
mô hộ gia đình, trang trại hoặc một khu dân cư. Rác được trộn lẫn với phân
chuồng rồi ủ đống hoặc cho vào bể kín tạo điều kiện kỵ khí. [4]
Đây là phương pháp ủ tự nhiên, chủ yếu là kỵ khí. Giai đoạn đầu, các
VSV hiếu khí phát triển, rồi chết dần vì thiếu oxy (trong một vài giờ). Sau đó
các thể kỵ khí phát triển và đóng vai trò phân huỷ chủ yếu các chất hữu cơ có
trong rác thải (thường từ 60 - 70 ngày), xẩy ra chủ yếu trong đống ủ. Sau thời

gian ủ kỵ khí, rác biến thành mùn và có thể dùng mùn này chế biến thành
phân bón. [4]
RTSH đô thị muốn ủ làm phân bón cần phải phân loại để loại bỏ những
thành phần không bị phân huỷ bởi VSV như túi nilon, kim loại, sành sứ,
Với nhiệt độ cao có trong đống ủ, các vi sinh vật gây bệnh và trứng giun sán
sẽ bị chết. Nhược điểm của phương pháp này là: quá trình kéo dài, khó triển
khai mở rộng cho xử lý khối lượng lớn rác thải, trong quá trình ủ sinh ra khí
CH
4
, H
2
S … gây ô nhiễm không khí. Hơn nữa mùn thu ở đây không phải là
mùn có chất lượng cao. [4]
Trong thực tế ngày nay người ta người ta cải tiến thành phương pháp ủ
18
đống có thổi khí. Trên thế giới có nhiều phương pháp làm phân ủ khác nhau:
- Phương pháp ủ rác thành đống, lên men tự nhiên có đảo trộn.
Rác được chất thành đống có chiều cao 1,5 - 2,5 m, mỗi tuần đảo trộn
hai lần. Nhiệt độ trong đống ủ là 55
0
C, thời gian khoảng bốn tuần, độ ẩm 50 -
60%. Sau 3 - 4 tuần tiếp không đảo trộn nữa. Phương pháp này rất đơn giản
nhưng rất mất vệ sinh, trong quá trình ủ sinh ra các khí: CH
4
, H
2
S … gây ô
nhiễm không khí. Ngoài ra nước rỉ rác làm ô nhiễm nguồn nước. [5]
19
- Phương pháp ủ rác thành đống không đảo trộn và có thổi khí.

Phương pháp này được Viện Nghiên cứu Thực nghiệm Belsville (Mỹ)
đề xuất và hiện nay làm cơ sở cho việc xử lý rác theo phương pháp công
nghiệp ở nhiều nước trên thế giới. Rác được chất thành đống cao 2 - 2,5 m.
Phía dưới được đặt một hệ thống phân phối khí. Nhờ cung cấp đủ oxy cho hệ
vi sinh vật trong rác thải, các quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng mạnh
hơn, các chất hữu cơ phân huỷ nhanh hơn, Phương pháp này yêu cầu trình độ
công nghệ vừa phải rất thích hợp trong điều kiện nước ta và ít gây ONMT. [5]
- Phương pháp lên men trong các thiết bị chứa.
Rác được cho vào các thiết bị chứa có dung tích khác nhau để lên men.
Lượng khí và nước thải sinh ra trong quá trình lên men được kiểm soát chặt
chẽ. Các VSV được tuyển chọn được đưa vào bổ sung cho hệ VSV tự nhiên
trong rác, nhờ đó mà quá trình xảy ra nhanh hơn, dễ kiểm soát hơn và ít gây ô
nhiễm. [5]
- Phương pháp lên men trong lò quay.
Rác được thu gom, phân loại đập nhỏ bằng búa rồi đưa vào lò quay
nghiêng với độ ẩm khoảng 50%. Trong khi quay rác được đảo trộn do vậy
không phải thổi khí. Rác sau khi lên men lại được ủ chín thành đống trong
vòng 20 - 30 ngày. [5]
2.6.2.2 Phương pháp chôn lấp
Chôn lấp là phương pháp phổ biến và rất đơn giản. Phương pháp này
được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới. Phương pháp này đơn
giản và khá hiệu quả với một lượng lớn rác thải của các thành phố hàng triệu
dân. [4]
Chôn lấp là phương pháp xử lý lâu đời. Ở nhiều nơi người ta đào thành
một hố sâu để đổ rác xuống và lấp lại. Sau một thời gian rác được chuyển hoá
thành mùn. Đây là phương pháp phân huỷ kỵ khí với khối lượng rác rất lớn
(hàng trăm ngàn tấn rác trong hố chôn). Để thu được hiệu quả cao thì người ta
20
thường kết hợp với việc phân loại rác thải theo đặc tính của các loại chất thải:
nilon, cao su, vải, kim loại để riêng đem tái chế, phần rác thải dễ bị phân

huỷ bởi VSV đem chôn lấp và xử lý tiếp nước rỉ từ các hố chôn lấp. [4]
Phương pháp này nhược điểm là: Đòi hỏi nhiều diện tích đất; khả năng
giảm thể tích rác ít và thời gian xử lý lâu; Có mùi hôi thối, sinh ra các khí độc
như CH
4
, H
2
S, NH
3
và nước rác rò rỉ làm ONMT xung quanh và mạch nước
ngầm, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, động vật và cây trồng; Chịu ảnh
hưởng của thời tiết. [5]
Nơi chôn rác phải xa khu vực sinh hoạt, không có mạch nước ngầm,
dưới đáy phải có lớp đệm, rác chôn lấp phải được làm xẹp bằng cơ giới, nước
thải rỉ rác phải được xử lý và phải quản lý bãi chôn thải nhiều năm tiếp theo.
Hiện nay, người ta tiến hành chôn lấp rác kết hợp với xử lý chế phẩm VSV
(như EM) để làm giảm mùi hôi và đẩy nhanh độ phân giải. [3]
2.6.2.3 Phương pháp đốt
Công nghệ đốt là công nghệ dựa trên nguyên tắc: tiến hành tro hoá chất
hữu cơ nhờ phản ứng chuyển hoá thành CO
2
và H
2
O. Thường công nghệ này
được thực hiện trong lò đốt nhiệt cao. Nhiệt độ khoảng 800 - 1200
0
C. Năng
lượng của quá trình đốt được thu gom, cung cấp cho nồi hơi tiếp sau đó là lò
sưởi hoặc cấp cho máy phát điện. [3]
Xử lý bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới

mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu xử dụng công nghệ
tiên tiến còn có ý nghĩa cao trong BVMT. Đây là phương pháp xử lý rác rất
kém nhất, so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thì chi phí đốt 1 tấn rác
cao hơn khoảng 10 lần. Vì vậy, Công nghệ đốt rác thường sử dụng ở các
quốc gia phát triển (như Mỹ, Thuỵ Sĩ, Đan Mạch ) vì phải có một nền kinh
tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt RTSH. Tuy nhiên đốt RTSH tạo ra
khói độc, đặc biệt là chất điôxin nếu giải quyết việc xử lý khói không tốt
(phần xử lý khói là phần đắt nhất trong công nghệ đốt rác). [6]
21
Công nghệ này có ưu điểm: Chất hữu cơ được xử lý triệt để, phần tro
còn lại thể tích rất nhỏ so với thể tích ban đầu. Chính vì vậy, diện tích bãi
chôn thải giảm đồng thời giảm nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm. [3]
`Nhược điểm của phương pháp này là: Vận hành dây chuyền phức tạp,
đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao; giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu
hao năng lượng và chi phí xử lý cao. [6]
22
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Rác thải sinh hoạt.
3.1.2 Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Thị xã Cửa Lò.
3.2.2 Điều tra lượng RTSH ở Thị xã Cửa Lò.
3.2.3 Điều tra hiện trạng quản lý và thu gom RTSH ở Thị xã Cửa Lò.
3.2.4 Đánh giá công tác quản lý và xử lý RTSH ở Thị xã Cửa Lò.
3.2.5 Đánh giá ảnh hưởng của RTSH tới môi trường ở Thị xã Cửa Lò
3.2.6 Đề xuất biện pháp quản lý và xử lý RTSH nhằm giảm thiểu ONMT Thị
xã Cửa Lò
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
3.3.3 Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA)
3.3.4 Phương pháp khảo sát thực tế và tìm hiểu thực địa
3.4 Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel.
23
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thị xã Cửa Lò là một trong 19 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh
Nghệ An, mặc dù có quy mô nhỏ nhưng có vị trí tương đối đặc biệt.
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Thị xã Cửa Lò nằm ven biển của tỉnh Nghệ An, có tọa độ địa lý từ
18
0
55' đến 19
0
15' vĩ độ Bắc và 105
0
38' đến 105
0
52' kinh độ Đông
- Phí Bắc giáp huyện Nghi Lộc.
- Phía Nam giáp sông Lam và tỉnh Hà Tĩnh.
- Phía Đông giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp huyện Nghi Lộc.
Thị xã có 7 đơn vị hành chính gồm 2 xã (Nghi Thu và Nghi Hương)
và 5 phường: Nghi Tân, Nghi Thuỷ, Thu Thuỷ, Nghi Hoa và Nghi Hải với
tổng diện tích tự nhiên là 2.780,61 ha, chiếm 1,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh
. Thị xã cách thành phố Vinh - trung tâm huyện lỵ không xa, có các
tuyến đường Vinh - Cửa Hội, Quán Bánh - Cửa Lò và tuyến Nam Cấm - Cửa

Lò tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác phát triển. Với vị trí đặc
biệt quan trọng, hướng ra biển Đông, có mạng lưới giao thông đồng bộ,
đường thuỷ thuận tiện trong giao lưu, phát triển kinh tế xã hội, trong đó có
cảng Cửa Lò nên Thị xã đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho tham
gia vào khu kinh tế Đông Nam Nghệ An (phường Nghi Tân và phường Nghi
Thuỷ)
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Cửa Lò thuộc vùng đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng
dốc từ Tây sang Đông, cao ở phía Tây, thấp dần xuống phía Đông, chia thành
hai vùng lớn:
24
- Vùng Bán Sơn Địa: phía Tây và Tây Bắc của Thị xã là đồi núi có độ
cao và độ dốc chênh lệch nhiều, bị chia cắt, do có những vùng đồng bằng phù
sa sông suối xen kẽ tương đối rộng
- Vùng đồng bằng: nằm ở trung tâm và phía Đông; Đông Nam của
Thị xã, có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao chênh lệch từ 0,6 - 5 m.
4.1.1.3 Đặc diểm khí hậu
Thị xã Cửa Lò có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu những đặc điểm
khí hậu của miền trung, đồng thời là huyện ven biển nên phải trực tiếp chịu
đựng nặng nề về yếu tố gió bão, khí hậu hải dương.
- Chế độ nhiệt độ: có hai mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng
9, nhiệt độ trung bình 23,9
0
C, tháng nóng nhất là tháng 7 gần bằng 39,4
0
C.
Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 19,9
0
C; thấp
nhất 6,2

0
C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ.
- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm 1.900 mm, lớn nhất khoảng
2.600 mm, nhỏ nhất 1.100 mm. Trong năm lượng mưa phân bố không đều tập
trung vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, tháng 10 thường có lụt. Lượng mưa
thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4 chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.
Chế độ gió: có hai hướng gió thịnh hành
+ Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10 năm sau (tháng 6, 7 có gió
Lào khô nóng).
- Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí bình quân 86%, cao nhất trên
90% (vào tháng 1, 2), nhỏ nhất 74% (vào tháng 7).
- Lượng bốc hơi: bình quân năm 943 mm. Lượng bốc hơi trung bình
của các tháng nóng là 140 mm (tháng 5 đến tháng 8). Lượng bốc hơi trung
bình của những tháng mưa là 59 mm (tháng 9, 10, 11).
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
25

×