Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

từ hán việt trong sách giáo khoa lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.34 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Hán Nôm

Đề tài:
KHẢO SÁT TỪ HÁN VIỆT
TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Tú Mai
Sinh viên thực hiện:
Ngô Thị Thảo
Lớp:
C – K63
Mã sinh viên:
635601119
HÀ NỘI – 2017

LỜI CẢM ƠN !
1


Khóa luận được hoàn thành, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân còn nhờ có
sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cô, gia đình và bạn bè đồng nghiệp.
Trước tiên, bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ
nhiệt tình, chu đáo của TS. Nguyễn Thị Tú Mai.
Xin trân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn trường Đại học sư phạm Hà
Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt bốn năm qua.
Xin cảm ơn Thư viện Đại học sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn
thành khóa luận.


Cuối cùng, tôi xin trân thành cảm ơn gia đình cũng như bạn bè đã động viên, ủng
hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thiện khóa luận.
Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2017
Tác giả
Ngô Thị Thảo

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................2

2


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự tiếp xúc ngôn ngữ hay hiện tượng vay mượn từ vựng là một quy luật tất yếu
của sự phát triển ngôn ngữ ở bất kì một quốc gia nào. Không chỉ riêng Việt
Nam mà cả Nhật Bản và các nước phương Tây như Pháp, Nga,… đều có sự vay
mượn từ nhất định. Trong tiếng Việt cũng có một lớp từ ngữ mượn gốc Hán
được coi là nguồn bổ sung quan trọng cho vốn từ tiếng Việt cả về số lượng lẫn
chất lượng. Sự tiếp xúc với ngôn ngữ Hán, văn hóa Hán ở Việt Nam đã bắt
nguồn từ hàng ngàn năm về trước và diễn ra trên phạm vi rộng lớn. Có thể dễ
dàng nhận thấy đây là một quá trình tiếp xúc lâu dài, sâu rộng và quy mô. Ở đó,
Người Việt đã tiếp nhận và Việt hóa một số lượng lớn các từ ngữ gốc Hán để
làm phong phú thêm tiếng nói của mình.Trong từng mỗi giai đoạn tiếp xúc,
tiếng Hán đều để lại những ảnh hưởng nhất định lên tiếng Việt. Đặc biệt hơn cả
là việc xuất hiện từ Hán Việt ở giai đoạn đời Đường (thế kỉ VIII- Thế kỉ X). Sự
xuất hiện này được coi như một hệ quả tất yếu của quá trình tiếp xúc giữa ngôn
ngữ, văn hóa Hán với ngôn ngữ, văn hóa Việt.
Hiện nay, thực tế cho thấy từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không hề nhỏ trong kho
từ vựng tiếng Việt. Lượng từ Hán Việt này đã góp phần vào những bước đường

phát triển của ngôn ngữ Việt Nam, đủ khả năng đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu
đời sống, văn hóa đề ra. Tuy có vai trò quan trọng như vậy song từ Hán Việt
cũng chứa đựng nhiều điều phức tạp, gây khó khăn cho người tiếp nhận, sử
dụng nó.
Mặt khác, vấn đề giáo dục cho trẻ luôn là vấn đề chúng ta quan tâm hàng đầu.
Trong đó, tiểu học là bậc học khởi đầu cho hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt
Nam. Nó nắm giữ vị trí vô cùng quan trọng, góp phần to lớn trong việc quyết
3


định chất lượng giáo dục ở toàn bậc học phổ thông nói riêng và ở các bậc đại
học cũng như cả cuộc đời con người nói chung. Ở các cấp học, đặc biệt là cấp
tiểu học, Từ Hán Việt được chú trọng đưa vào chương trình dưới hình thức văn
bản trong sách giáo khoa nhiều bộ môn khác nhau. Đối với bộ phận học sinh
lớp 5, đây là năm học cuối cấp, các em cần được trau dồi nhiều hơn về vốn từ
vựng tiếng Việt để có một hành trang ngôn ngữ vững chắc cho cấp học THCS.
Tuy nhiên, từ Hán Việt với sự phức tạp của nó khiến cho học sinh còn khá
bỡ ngỡ khi tiếp nhận và sử dụng.Từ đó khiến cho việc dạy học từ Hán Việt ở
bậc tiểu học đạt hiệu quả chưa cao.
Vì vậy, để khắc phục phần nào khó khăn trên, trong phạm vi khóa luận này,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Khảo sát từ Hán Việt trong sách giáo khoa
lớp 5.

4


2. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu về từ Hán Việt cũng như những vấn đề liên quan đã được rất
nhiều các tác giả cất công khơi nguồn, đào sâu tìm hiểu, lí giải về nó.
Trước hết, phải kể đến những công trình nghiên cứu nêu ra những vấn đề lý

thuyết chung nhất về từ Hán Việt. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Từ
vựng học tiếng Việt (1985) đã đi tìm hiểu và đề ra quá trình tiếp xúc Hán - Việt
trong lịch sử cùng với đó là phân loại từ gốc Hán.Tiếp nữa, trong công trình
Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt ( Nguyễn Tài Cẩn, NXB
ĐHQG Hà Nội, 2000) ông đã chỉ ra cơ sở hình thành lớp từ Hán Việt và cách
đọc Hán Việt. Tác giả Nguyễn Ngọc San với bài viết Từ Hán Việt nhìn từ góc
độ lịch sử ( Tạp chí Hán Nôm, 1994) đã trình bày một số vấn đề về ngữ âm của
lớp từ Hán Việt đặt trong mối quan hệ với lịch sử phát triển tiếng Việt. Đồng
nghiên cứu về mặt ngữ âm của lớp từ Hán Việt có công trình Từ ngoại lai trong
tiếng Việt (NXB Giáo dục, 2007) của tác giả Nguyễn Văn Khang. Tuy nhiên,
ông không chỉ dừng lại ở đó mà tiếp tục nghiên cứu sâu sắc về cả hai mặt ngữ
nghĩa, ngữ pháp cùng với sự biến đổi của chúng qua từng thời kì khác nhau.
Nhắc đến việc tìm hiểu mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp quả thực không thể không kể
đến cuốn Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt (Phan Ngọc, NXB Khoa học xã hội,
2009). Trong công trình này, tác giả tập trung nghiên cứu cấu tạo và ngữ nghĩa
của từ Hán Việt. Đồng thời, ông còn chỉ ra hai yếu tố Hán – Việt xét về mặt
hoạt động và khả năng sinh sản và giải thích nguyên nhân gây ra sự khó hiểu về
nghĩa, về phong cách từ Hán Việt. Ngoài những công trình kể trên, chúng ta
không thể không nhắc đến những giáo trình nghiên cứu về từ vựng học như: Từ
vựng tiếng Việt hiện đại ( Nguyễn Văn Tu, 1968), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
( Đỗ Hữu Châu, 1981) và công trình Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt của Lê
Đình Khẩn (2000).
Bên cạnh một số lượng tương đối nhiều các công trình nghiên cứu những vấn
đề chung nhất về từ Hán Việt kể trên, còn có những công trình nghiên cứu
5


điểm. Những công trình này mang tính gần gũi, thiết thực với việc dạy và học ở
bậc phổ thông hơn. Phổ biến nhất là các cuốn từ điển như: Hán Việt từ điển
( Đào Duy Anh), Từ điển tiếng Việt (có phụ chú Hán ngữ) ( Hoàng Phê, 2011),

Từ điển thành ngữ Hán – Việt ( Nguyễn Thị Thanh Liêm, 2003), Từ điển từ Hán
Việt ( Phan Văn Các, 2001), Từ điển từ và ngữ Hán – Việt ( Nguyễn Lân, 2002),
….Nhìn chung, các quyển từ điển này đều chú trọng nhiều nhất vào việc giải
nghĩa các từ Hán Việt một cách tương đối đầy đủ và còn là công cụ hỗ trợ đắc
lực trong việc nghiên cứu và sử dụng chúng. Ngoài ra, còn có những công trình
nhận được sự quan tâm khá lớn mọi người đó là Dạy và học từ Hán Việt ở
trường phổ thông ( Đặng Đức Siêu, 2009). Ở đây, tác giả đã chú ý nghiên cứu
từ Hán Việt ở khía cạnh nhận diện chúng qua cái nhìn lịch sử để từ đó đề xuất
các phương hướng nắn vững vốn từ Hán Việt. Bên cạnh đó, tác giả Lê Xuân
Thại với công trình Từ Hán Việt và việc giảng dạy từ Hán Việt trong sách giáo
khoa Ngữ Văn THCS (2005) đã nghiên cứu về số lượng từ Hán Việt trong sách
Ngữ Văn 6,7,8,9 và giải nghĩa chúng trong văn cảnh cụ thể. Gần hơn với cuốn
khóa luận này của chúng tôi, tác giả Hoàng Trọng Canh trong cuốn Từ Hán Việt
và việc dạy học từ Hán Việt ở tiểu học ( 2009) không chỉ giới thiệu những vấn
đề cơ bản về từ ngữ Hán Việt mà còn hướng dẫn sinh viên, giáo viên những kỹ
năng và phương pháp dạy học từ Hán Việt cần thiết trên tinh thần đổi mới giảng
dạy. Thêm vào đó, chúng ta còn phải kể đến những cuốn sổ tay từ ngữ đã giúp
các em học sinh có thể hiểu thêm về tiếng Việt. Ví dụ ở bậc tiểu học có cuốn Sổ
tay từ ngữ Hán Việt bậc tiểu học ( Nguyễn Thiện Giáp,1999). Tuy nhiên, cuốn
sổ tay này có phạm vi nghiên cứu chỉ trong các sách Tập đọc ( tiếng Việt) của
chương trình tiểu học.
Tóm lại, chúng tôi nhận thấy đa số các công trình nghiên cứu đều khái quát
được đầy đủ về những vấn đề chung nhất như nguồn gốc, lịch sử, khái niệm,
….Mặc dù vậy, về chương trình tiểu học nói chung, toàn bộ chương trình lớp 5
nói riêng vẫn chưa thực sự có nhiều công trình nghiên cứu, khảo sát, thống kê
6


lớp từ Hán Việt. Do đó, chúng tôi chọn đề tài Khảo sát từ Hán Việt trong sách
giáo khoa lớp 5 để tiến hành.


3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, nắm bắt được số lượng, tần số xuất hiện từ Hán Việt trong
chương trình sách giáo khoa lớp 5 để lập bảng tra từ Hán Việt nhằm
giúp việc giảng dạy trở nên hiệu quả và thuận tiện hơn.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát chung về từ Hán Việt.
- Thống kê từ Hán Việt trong sách giáo khoa lớp 5.
- Đối chiếu từ Hán Việt xuất hiện trong chương trình lớp 5 với nghĩa
nguyên của nó.
- Đề xuất, xây dựng từ điển Hán Việt cho học sinh bậc Tiểu học.

3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các từ Hán Việt trong bộ sách giáo
khoa lớp 5 hiện hành, bao gồm: Tiếng Việt 5, Toán 5, Khoa học 5, Lịch sử và
Địa lí 5, Mỹ thuật 5, Đạo đức 5, Kỹ thuật 5, Âm nhạc 5.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đã nêu trên, luận văn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau :
- Phương pháp thống kê, phân loại: phương pháp này được sử dụng
nhằm khảo sát, thống kê từ Hán Việt xuất hiện trong tất cả các bài học
trong SGK lớp 5.
7


- Phương pháp so sánh đối chiếu: phương pháp này được sử dụng
nhằm khi phân tích, đối chiếu các loại từ Hán Việt giữa các lớp, đối

chiếu nghĩa được dạy trong SGK với nghĩa trong từ điển để rút ra
những nhận xét, đề nghị.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là phương pháp được vận dụng
trong khi nói về cấu tạo, ngữ nghĩa và đặc điểm của từ Hán Việt theo
những phương diện nhất định.

5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm :
-

Chương 1. Khái quát về từ Hán Việt và vai trò của việc dạy từ Hán
Việt ở phổ thông.

-

Chương 2 : Khảo sát thực tế trong nhà trường phổ thông

-

Chương 3 : Lập bảng tra cứu từ Hán Việt trong sách giáo khoa lớp 5

Tài liệu tham khảo
Phụ lục : Bảng từ Hán Việt trong SGK lớp 5

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TỪ HÁN VIỆT VÀ VAI TRÒ CỦA TỪ
HÁN VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỪ HÁN VIỆT
8



1.1.1. Quá trình tiếp xúc Hán – Việt
Có thể nói rằng, từ Hán Việt là sản phẩm của quá trình tiếp xúc Hán –Việt.
Quá trình này là một quá trình tiếp xúc quy mô và sâu rộng. Theo quy luật
thông thường, bất kì một quá trình tiếp xúc nào đều có những nhân tố tác
động, ảnh hưởng đến nó một cách trực hoặc gián tiếp. Quá trình tiếp xúc
Hán – Việt cũng vậy.

1.1.1.1. Những nhân tố tác động đến tiếp xúc Hán -Việt
Tác động đến tiếp xúc Hán – Việt có rất nhiều nhân tố, song nhân tố đáng chú
ý nhất là nhân tố về văn hóa, ngôn ngữ. Về những nhân tố ảnh hưởng tới quá
trình tiếp xúc Hán – Việt quy mô và sâu rộng, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn
Khang trong Từ ngoại lai trong tiếng Việt (2009) có viết: “Nói đến nhân tố xã
hội là nói đến các nhân tố bên ngoài ngôn ngữ như vai trò của địa lí, của giao
dịch thương mại hay chiến tranh cùng hàng loạt các nhân tố chính trị, văn hóa
– xã hội khác có tác động như là tác nhân thúc đẩy sự tiếp xúc và dẫn đến sự
vay mượn các yếu tố giữa các ngôn ngữ. Nói đến nhân tố ngôn ngữ là nói đến
các nhân tố trong nội bộ (bên trong) ngôn ngữ như đặc điểm loại hình (cùng
loại hình hay khác loại hình),….” (5,62). Và ông cũng khẳng định: “Đối với
tiếp xúc Hán – Việt, nhìn một cách tổng quát, các nhân tố xã hội – ngôn ngữ
có tác động mạnh mẽ đến cuộc tiếp xúc này. Hay nói cách khác, các nhân tố
ngôn ngữ - xã hội đã góp phần quan trọng vào tiếp xúc Hán – Việt nói chung,
vào sự du nhập một số lượng lớn các từ Hán vào tiếng Việt nói riêng” (5,63).

a. Nhân tố văn hóa, ngôn ngữ
Một trong những nhân tố quan trọng đã ảnh hưởng đến quá trình tiếp xúc
Hán – Việt đó là sự truyền bá nền văn hóa Hán toàn vùng Việt Nam và sự ra
đời của tầng lớp quyền quý Việt Nam góp phần vào tuyên truyền cho ngôn
ngữ Hán, văn hóa Hán. Có thể nói, đa số các nước ở phương Đông cũng như
9



Việt Nam đều chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ của nền văn hóa, ngôn ngữ
Trung Hoa.
Theo giới lịch sử, khi Triệu Đà sang xâm lược nước ta, lúc bấy giờ là Âu Lạc
đang ở thời kì phân hóa xã hội, hình thành một cơ cấu nhà nước đầu tiên và
dần đi vào quá trình phong kiến hóa lâu dài. Chính từ đây, đã tạo điều kiện
cho việc dễ dàng tiếp thu nền văn hóa Hán, làm cho nền văn hóa Hán càng
thấm sâu vào xã hội Việt Nam. Bộ máy quan lại Trung Quốc và tầng lớp
đông đảo kiều nhân người Hán, tầng lớp quyền quý người Việt là lực lượng
đắc lực nhất trong quá trình Hán hóa này.
Bên cạnh đó, nhà Hán một mặt mở trường dạy con em lớp sĩ phu người Hán,
người Việt nhưng mặt khác lại kìm hãm, hạn chế việc học hành cũng như
tuyển dụng. Cho đến cuối đời Đông Hán,Trung Nguyên loạn lạc, quý tộc kéo
sang Giao Chỉ rất đông. Sĩ Nhiếp chủ trương mở trường dạy học. Chính điều
này đã mở đầu cho nền học vấn của ta.
Sang đến Tùy đường, tầng lớp phong kiến Việt Nam đã tương đối có thế lực.
Chế độ khoa cử được dùng để thay thế cho chế độ sĩ tộc ngày trước. Trình độ
Hán học của nho sĩ Việt càng được nâng cao.
Có thể thấy, đến thời kì này, nền văn hóa Hán nói chung và nền ngôn ngữ văn
tự Hán nói riêng đã có những tác động nhất định trên địa bàn đất Việt. Trong
giai cấp phong kiến đã xuất hiện tầng lớp am hiểu Hán học và chính lực
lượng này, sang đến thời bình, đã ra sức bảo vệ duy trì những gì tiếp thu được
từ văn hóa, ngôn ngữ Hán.
Hơn nữa, nếu nhìn nhận hai ngôn ngữ Hán và Việt từ góc độ loại hình học.
Có thể thấy tiếng Việt và tiếng Hán cùng thuộc một loại hình ngôn ngữ đơn
lập. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho hai ngôn ngữ có thể xâm nhập vào
nhau. Nhờ vào đặc điểm âm tiết tính, có thanh điệu và phương thức ngữ pháp
biểu hiệ ngoài từ mà các từ tiếng Hán có thể du nhập vào tiếng Việt một cách
10



dễ dàng hơn so với các từ ngữ Ấn – Âu rất nhiều. Ngoài ra, phương thức cấu
tạo từ chủ yếu ở cả hai ngôn ngữ đều là phương thức ghép. Vì vậy, các yếu tố
mượn Hán tham gia vào tạo từ mới có thể theo mô hình tạo từ của tiếng Việt
hay các từ ghép mượn Hán sẽ không quá khó khăn trong việc đồng hóa về
mặt cấu trúc khi nhập vào kho từ vựng tiếng Việt.
Những nhân tố ngôn ngữ kể trên đã tác động không chỉ mạnh mẽ mà còn sâu
sắc tới quá trình tiếp xúc Hán – Việt. Hiện nay, cho dù chữ quốc ngữ đóng vai
trò hoàn toàn chính thức ở Việt Nam thì vẫn không khó để nhận ra rằng chữ
Hán vẫn thấp thoáng ẩn hiện vai trò của mình ở nước ta. Ngay cả khi xã hội
đang cuốn theo cơn lốc tiếng Anh, theo công nghệ thông tin thì ngôn ngữ Hán,
văn hóa Hán vẫn là điều luôn cần trong đời sống dân Việt.

b. Các nhân tố khác
Về địa lí, Việt Nam và Trung Hoa là hai nước láng giềng, tiếp giáp nhau trên
nhiều ki-lô-mét. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho các quan hệ
giao lưu, tiếp xúc giữa người dân hai nước trong đó có ngôn ngữ, đặc biệt là
sự tiếp xúc ngôn ngữ qua con đường khẩu ngữ.
Về kinh tế, hai nước luôn có quan hệ với nhau, liên tục diễn ra biểu hiện ở
chỗ các mặt hàng của Trung Quốc xuất hiện rất nhiều trên thị trường Việt
Nam. Vì vậy, trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, số lượng từ gốc Hán nhập
vào kho từ vựng tiếng Việt là khá lớn.
Về mặt chính trị -quân sự, Việt Nam và Trung Quốc trong quá khứ cũng như
hiện tại đều mối quan hệ với nhau tuy có những thay đổi ở từng giai đoạn
lịch sử nhất định. Chẳng hạn như, thời Bắc thuộc là mối quan hệ giữa kẻ
xâm lược và dân tộc bị xâm lược. Còn khi sang thời kì chủ nghĩa xã hội, hai
nước trở thành láng giềng, bằng hữu tốt của nhau. Điều này có lẽ đã lí giải
phần nào sự nhập vào có lúc lẻ tẻ, có lúc ồ ạt của từ gốc Hán vào tiếng Việt.
11



Trên đây là một số nhân tố xã hội, văn hóa, ngôn ngữ có sức tác động, ảnh
hưởng lớn tới sự tiếp xúc Hán – Việt. Trên cơ sở đó, sự ra đời từ Hán Việt là
điều tất yếu.
1.1.2.

Quá trình tiếp xúc Hán – Việt

Để lí giải tiếp xúc Hán – Việt trong mối quan hệ với việc vay mượn từ vựng
tiếng Hán trong tiếng Việt, đa số các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận, lí giải
trong cái nhìn tổng thể và lấy dòng chảy lịch sử làm xuất phát điểm. Đặc biệt
là mốc thời gian thế kỉ X như tác giả Nguyễn Văn Khang có viết: Thế kỉ X
thường được các nhà sử học Việt Nam coi là cái mốc vừa đánh dấu nhưng
cũng là để “phân đôi” lịch sử Việt Nam thành hai giai đoạn: giai đoạn trước
thế kỉ X là thời kì nước Việt chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc và
giai đoạn từ thế kỉ X trở đi là kỉ nguyên độc lập của một quốc gia có chủ
quyền. Có thể coi đây là cơ sở lịch sử - xã hội quan trọng để xem xét, lí giải
tiếp xúc Hán Việt….(5,65) Như vậy, tác giả đã phân chia quá trình tiếp xúc
Hán – Việt thành hai giai đoạn trước và sau thế kỉ X. Đồng quan điểm với tác
giả Nguyễn Văn khang, tác giả Đặng Đức Siêu trong Dạy và học từ Hán Việt
ở trường phổ thông cũng nêu ra rằng: Về cơ bản, có thể chia quá trình du
nhập và phổ biến này thành hai giai đoạn, mỗi giai đoạn dài khoảng 10 thế
kỉ, kể từ những thế kỉ I trước và sau Công nguyên. Đây cũng là giai đoạn của
quá trình hình thành và phát triển của lớp từ Hán Việt (6,12). Trong phạm vi
khóa luận này, tôi hoàn toàn đồng ý và đi theo hướng nghiên cứu của đa số
nhà nghiên cứu trên và xin phép được tóm tắt lại như sau:

1.1.2.1. Giai đoạn trước thế kỉ X (938) – thời kì Bắc
thuộc
Theo dòng lịch sử, quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán đã diễn ra

bắt đầu từ cách đây rất lâu: gần hai nghìn năm, khi nhà Hán xâm lược nước
12


ta, từ thế kỉ II trước Công nguyên. Đây có thể xem là đợt tiếp xúc lâu dài,
sâu rộng và khá liên tục.
Giai đoạn từ đầu cho đến khoảng thế kỉ VI, VII là giai đoạn nhà Tần cùng
với sự bành trướng thế lực xuống vùng Nam Việt đã khiến cho các phương
thức sản xuất và lễ tục văn hóa vùng Trung Nguyên, tiếng Hán chữ Hán có
sự ảnh hưởng đến vùng Việt Nam ngày nay. Cuối đời Tần nổ ra cuộc thôn
tính, xâm lăng Âu Lạc. Chính sách đồng hóa dân tộc trong đó có đồng hóa
văn hóa, ngôn ngữ Âu Lạc trở thành mục tiêu lớn của Triệu Đà. Suốt thời kì
Bắc thuộc, chữ Hán là ngôn ngữ được dùng trong nhà trường, nhà chùa,…tại
vùng Việt Nam. Chính vì vậy, ngôn ngữ Việt Nam thời kì này rơi vào tình
huống song ngữ: Tiếng Hán có chữ viết được coi là ngôn ngữ cao và tiếng
Việt là ngôn ngữ dùng người dân dùng trong giao tiếp khẩu ngữ hàng ngày.
Tình huống song ngữ này đã tạo ra sự vay mượn ngôn ngữ Hán ít nhiều của
dân Việt. Những từ người Việt vay mượn thời kì này thường được giới
nghiên cứu gọi là từ Hán cổ. Từ Hán cổ thường được xem là những từ người
Việt vay mượn của tiếng Hán, đọc theo dạng ngữ âm đời Hán ở Trung Quốc.
“Do dân ta vay mượn một cách trực tiếp, trải qua thời gian sử dụng lâu dài
trong tiếng Việt nên nhìn chung lớp từ này được Việt hóa triệt để; theo cảm
thức của người Việt, người Việt xem chúng như là từ thuần Việt.” (10,18)
Dưới đây là một vài ví dụ những từ Hán Việt cổ được người dân Việt vay
mượn:
Bảng 1.1.2.1 Ví dụ từ Hán Thượng cổ được vay mượn vào tiếng Việt
Chữ Hán

Cổ Hán Việt


Hán Việt



Búa

Phủ



Buồng

Phòng

13

Giải thích của Vương
Lực


Tiếp biến là giai đoạn cuối Đường, giai đoạn này bao gồm hai thế kỉ XIII, IX
đến 938. Giai đoạn này mới chính là giai đoạn lưu lại sự ảnh hưởng sâu sắc
đến ngôn ngữ Việt cho đến tận ngày nay. Đến thời nhà Đường, đặc biệt ở
thời Tùy Đường, chế độ khoa cử được thực thi tại vùng Giao Chỉ làm tăng
thêm mức độ tiếp xúc và ảnh hưởng của văn hóa, ngôn ngữ Hán đến ngôn
ngữ, văn hóa Việt. “ Chữ Hán, tiếng Hán không chỉ được dùng bó hẹp trong
tầng lớp thống trị…mà đã đi vào đời sống dân gian người Việt. Cách đọc
Hán Việt – cái gọi là sản phẩm của sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Hán và
tiếng Việt – đã ra đời trong cảnh huống xã hội ngôn ngữ này” (5,66). Có thể
hiểu, đến giai đoạn này, ở Việt Nam đã xuất hiện một cách đọc chữ Hán hết

sức có hệ thống. Những từ tiếng Việt vay mượn tiếng Hán ở giai đoạn này
được gọi là từ Hán Việt. Và cụ thể hơn nữa về cách đọc Hán Việt, tác giả
Nguyễn Tài Cẩn và các nhà ngôn ngữ khác đều cho rằng “nó có xuất phát
điểm là hệ thống ngữ âm tiếng Hán giai đoạn sau của tiếng Hán trung cổ khoảng thế kỉ VIII và IX ( Vãn Đường) – là hệ thống ngữ âm được dạy lần
cuối cùng ở Giao Châu, trước khi Việt Nam giành được độc lập” (10,18).
Do có cách đọc này – cách đọc mà người Việt Nam dùng để đọc chữ Hán
theo Đường âm – nên từ giai đoạn này về sau, chúng ta đã vay mượn một số
lượng rất lớn các từ tiếng Hán, gọi là từ Hán Việt. Những đơn vị gốc Hán
này, do vay mượn gián tiếp qua việc được dạy học, truyền giáo và vay mượn
về sau này nên nhìn chung chưa Việt hóa nhiều. Theo cảm thức người Việt
có thể dễ dàng nhận ra những từ quen thuộc, xuất hiện nhiều trong sách vở,
đời sống.

1.1.2.2. Giai đoạn sau thế kỉ X
Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền và sự ra đời của nước Đại Việt đã
chấm dứt ách đô hộ ngàn năm Bắc thuộc. Với nền độc lập, tự chủ của mình,
các triều đại phong kiến Việt Nam đã tiếp thu một cách có ý thức nhiều vấn
14


đề từ Trung Quốc. Trong đó, tiếng Hán vẫn được tiếp thu, sử dụng nhưng là
tiếp thu, sử dụng một cách chủ động của một quốc gia có chủ quyền. Thêm
vào đó, việc chữ Hán được coi là văn tự chính thống quan phương của nhà
nước phong kiến kéo dài nhiều năm nên cách đọc Hán Việt tịnh tiến đến sự
ổn định. Cụ thể từ thế kỉ XI trở đi, cách đọc Hán Việt tách hẳn ra thành một
cách đọc độc lập với tư cách là một hệ thống đọc riêng biệt của người Việt.
Các nhà Nho là những người đi tiên phong trong việc tuyên truyền văn hóa,
văn học Hán,…Qua trường kì lịch sử, nhờ tài trí thông minh sáng tạo, các
thế hệ ông cha ta đã hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ cực kì khó khăn trên
mặt trận văn hóa – ngôn ngữ, đó là chiếm lĩnh, cải biến và vận dụng thành

thục ngôn ngữ - văn hóa kèm theo đó là tất cả những tinh hóa của nền văn
hóa văn minh Hán như một vũ khí sắc bén để xây dựng, phát triển nền văn
hóa, học thuật của đất nước ta.

1.2.

Khái niệm từ Hán Việt

Từ rất nhiều những năm trở về trước đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đi đào
sâu, tìm tòi về vấn đề từ Hán Việt là gì?. Cho đến nay, ước chừng có đến
hàng chục công trình nghiên cứu về vấn đề trên. Có thể nói, tuy những tác
giả ấy có những cách lí giải khác nhau song nhìn chung đều có điểm thống
nhất, tương đồng nhất định.
Trước tiên, với tư cách là một thuật ngữ ngôn ngữ học, từ Hán Việt được
Nguyễn Như Ý – người chủ biên cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn
ngữ học định nghĩa rằng: “Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập
vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm,
ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán”(14,369).
Theo như lời giải thích trên thì từ Hán Việt hay từ Việt gốc Hán có nội dung
hoàn toàn giống nhau.

15


Bên cạnh đó, có một vài nhà nghiên cứu lại đưa ra quan điểm khác với nhận
định trên của chủ biên Nguyễn Như Ý. Họ cho rằng từ Hán Việt và từ Việt
gốc Hán là hai khái niệm không trùng khớp. Tác giả Phan Ngọc cũng viết
trong Mẹo giải nghĩa từ Hán – Việt như sau: “Xét về mặt lịch sử, một từ Hán
Việt là một từ được viết ra bằng chữ khối vuông của Trung Quốc nhưng lại
phát âm theo cách phát âm Hán Việt, người viết vẫn dùng để đọc mọi văn

bản viết bằng chữ Hán”. Trong Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, nhóm tác
giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến đưa ra nhận định:
“Từ Hán Việt là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn 2
(từ đời Đường trở về sau) mà người Việt đã đọc âm chuẩn (Trường An) của
chúng theo hệ thống ngữ âm của mình”. Tác giả Diệp Quang Ban cũng
khẳng định trong sách Tiếng Việt 6 nâng cao rằng: “Từ Hán Việt ở đây là từ
mượn gốc Hán và được đọc theo âm Hán Việt” (16,36).
Tức là ở đây, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng từ Hán Việt là
từ mượn gốc Hán. Song vẫn còn vênh lệch ở chỗ đọc theo âm Hán Việt. Về
vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc San đã đưa ra thêm những quan
điểm cụ thể của mình về âm Hán Việt: “Sang thời tự chủ, tiếng Hán vẫn
được tiếp tục sử dụng ở Việt Nam trong cơ quan hành chính, trường học và
khoa cử. Nhưng lúc này tiếng Hán đã mất tính cách là một sinh ngữ, người
Việt đọc chữ Hán theo cơ chế ngữ âm tiếng Việt đương thời, nhưng vì đọc
chữ Hán một cách có hệ thống nên âm đọc là âm phản chiếu của âm Hán đời
Đường và khá sát với âm này. Đó là âm Hán Việt, âm này được dự đoán là
hình thành về cơ bản ở thế kỉ XII” (17). Cùng thống nhất quan điểm với tác
giả trên, tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt cũng viết
rất tỉ mỉ và chi tiết rằng: “Như vậy, cách đọc Hán Việt là các đọc chữ Hán ở
Việt Nam của người Việt Nam. Cách đọc đó phản ánh dạng ngữ âm của chữ
Hán thời Đường được dạy và học ở Việt Nam lúc bấy giờ. Tất nhiên, với
dạng ngữ âm của chữ Hán đời nhà Đường thì cách đọc Hán Việt cũng đã
16


được Việt hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt thời
đó…Chỉ được phép coi là từ Việt gốc Hán những từ Hán nào thực sự nhập
vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm,
ngữ nghĩa và ngữ pháp của tiếng Việt. Như vậy, theo sự hình dung của
chúng tôi, từ gốc Hán trong tiếng Việt sẽ gồm hai bộ phận chính: a) Các từ

ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt, gọi tắt là các từ Hán Việt.
b) Các từ ngữ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt.
Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt bao gồm:
- Các từ ngữ Hán tiếp nhận từ đời Đường đến ngày nay….
- Những từ được cấu tạo ở Việt Nam…..”(13,241-242).
Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy thấy, đa số các tác giả đều đồng quan điểm
rằng: từ Hán Việt là từ mượn gốc Hán và đọc theo âm Hán Việt (cách đọc
bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường), nhập vào kho từ vựng
tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa
của tiếng Việt. Vì vậy, trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi cũng xin phép
được tiếp thu, tiến hành nghiên cứu theo quan điểm trên.

2.

VAI TRÒ CỦA VIỆC DẠY TỪ HÁN VIỆT TRONG NHÀ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Từ Hán Việt không những được dùng trong giao tiếp hằng ngày mà nó còn
có vai trò quan trọng trong ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ hành chính và đặc
biệt trong hệ thống ngôn ngữ thuật ngữ tiếng Việt. Ví dụ như, với tư cách là
từ ngữ văn học, từ Hán Việt góp phần tạo nên sắc thái trang trọng, cổ kính
mà khó có từ nào thay thế được trong các tác phẩm thơ nổi tiếng. Nó còn làm
tăng tính chính xác trong những văn bản phong cách chính luận. Hay trong
dịch thuật, đôi khi người ta khó có thể tìm được từ ngữ nào tương đương về
nghĩa để thay thế hơn là từ Hán Việt.
17


Ngoài ra, như chúng ta đã biết, vì đặc điểm của lịch sử dân tộc, tiếng Việt
tiếp xúc với tiếng Hán trong một thời gian dài. Và hệ quả là cho đến ngày
nay lượng từ Hán Việt tồn tại trong kho từ vựng của chúng ta là khoảng hơn

70 %. Vì vậy, trong giáo dục, học tập ở trường phổ thông từ Hán Việt cũng
như việc dạy từ Hán Việt có vai trò hết sức quan trọng.

2.1.

Mở rộng vốn từ

Trước hết, việc dạy từ Hán Việt trong nhà trường phổ thông là công việc giúp
cho các em học sinh vừa trau dồi vừa làm phong phú hơn vốn từ của mình.
Ở bậc Tiểu học, thông qua các tiết học mở rộng vốn từ theo chủ đề trong sách
giáo khoa tiếng Việt, các em được làm quen với nhiều từ Hán Việt mới, sau đó
được mở rộng dần thêm về nghĩa của chúng. Càng lên lớp cao hơn, các văn
bản trong sách lại tăng dần thêm về số lượng từ Hán Việt, giúp các em từng
bước lĩnh hội từ ngữ Hán Việt từ mức đơn giản cho đến phức tạp. Không chỉ
thông qua các tiết học mở rộng từ ở sách tiếng Việt mà học sinh Tiểu học còn
được làm quen, mở rộng vốn từ hơn thông qua sách giáo khoa các bộ môn
khác như Toán học, Khoa học, Lịch sử và Địa lí…. Mỗi phân môn cung cấp
cho các em những từ Hán Việt ở nhiều chủ đề, lĩnh vực khác nhau trong cuộc
sống.
Ở bậc THCS,THPT, các tác phẩm viết bằng chữ Hán của những tác giả nổi
tiếng được đưa vào chương trình học khá nhiều. Đặc biệt là ở chương trình
lớp 7,8,10. Nhờ vào sự hiểu biết của mình về từ Hán Việt đã được giảng dạy
cũng như tích lũy từ trước mà các em học sinh có thể hiểu, cảm thụ được nét
đẹp tinh tế, cái hay, cái độc đáo trong các tác phẩm văn học này.
Vì vậy, việc giảng dạy từ Hán Việt trong nhà trường phổ thông là hết sức cần
thiết và quan trọng.

2.2.

Sử dụng từ chính xác, thành thạo và sinh động, linh hoạt

18


Việc giảng dạy từ Hán Việt trong trường phổ thông giúp các em học sinh mở
rộng vốn từ của mình đồng thời cũng giúp các em biết vận dụng, sử dụng từ
Hán Việt một cách chính xác và sinh động, linh hoạt vào trong học tập cũng
như trong đời sống thường nhật.
Trong giao tiếp, có những trường hợp chỉ sử dụng từ Hán Việt mới đem lại
được hiệu quả giao tiếp tối đa. Vì vậy, việc hiểu nghĩa của nó sẽ giúp các em
sử dụng được từ đó trong đúng hoàn cảnh, tình huống mà mình gặp để đạt
được mục đích giao tiếp như các em mong muốn.
Ngoài ra, để tránh việc nhàm chán trong câu văn, lời nói, người ta cũng
thường dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau để bày tỏ, trình bày ý kiến quan
điểm của mình. Đây chính là việc sử dụng từ ngữ một cách sinh động, linh
hoạt.
Việc giảng dạy từ Hán Việt đã giúp các em học sinh ở phổ thông không những
mở rộng thêm vốn từ, biết cách sử dụng từ chính xác, linh hoạt nhằm hướng
tới phát triển tư duy ngôn ngữ mà còn bồi đắp thêm tình yêu của học sinh đối
với tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, xây dựng một nền văn
hoá Việt Nam giàu bản sắc dân tộc trong thời đại công nghệ phát triển ngày
nay.

CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT THỰC TẾ VỀ THỰC TRẠNG HIỂU TỪ
HÁN VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
2.1. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
2.1.1.

Đối tượng

Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều. Địa chỉ: 149 ngách 765/147, đường

Nguyễn Văn Linh, phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

2.1.2.

Quá trình thành lập và phát triển của trường
19


Tiền thân Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều là Trường PTCS May 10. Năm
học 1994- 1995 nhập với Trường PTCS Sài Đồng thành Trường Tiểu học Sài
Đồng với 2 phân hiệu. Sau 5 năm hoạt động, lại tách thành 2 trường Tiểu
học Sài Đồng A và Tiểu học Sài Đồng B. Tháng 1/2004 sau khi tách Quận và
chuyển đổi lên phường, trường Tiểu học Sài Đồng B được đổi tên thành Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều ngày nay.
Có thể thấy, ngôi trường tiểu học này có một bề dày lịch sử gần hơn 30 năm.
Là một trong những ngôi trường là cái nôi đào tạo nên nhiều tài năng trẻ
thắp sáng thêm tương lai của đất nước Việt Nam ta.

2.1.3.

Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương

Về điều kiện tự nhiên, xã hội:
Trường Tiểu học Vũ Xuân nằm trong khu tập thể May 10 thuộc tổ dân phố 9
của Phường Sài Đồng - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội.
Phường Sài Đồng nằm ở phía Đông Nam quận Long Biên, cửa ngõ phía
Đông Bắc Thủ đô Hà Nội. Đây là một đơn vị hành chính mới được thành lập
(năm 1982), cộng đồng dân cư của phường được hình thành cùng với lịch sử
phát triển các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn.
Học sinh của trường TH Vũ Xuân Thiều chủ yếu là con em công nhân viên
công ty May 10 và con em của các đơn vị bộ đội đóng trên địa bàn phường

Sài Đồng.
Cơ cấu tổ chức
Số lớp: 30
Tổng số cán bộ, giáo viên, NV: 45; biên chế: 38, hợp đồng quận: 3, hợp
đồng trường: 4
Cơ sở vật chất
20


Trường học khang trang, có đủ các phòng học. Có phòng máy vi tính đủ tiêu
chuẩn cho học sinh khối 3,4,5 học tin học; Có phòng nghe nhìn với đầy đủ
máy chiếu đa vật thể, máy prozecter để giáo viên áp dụng đổi mới PP dạy
học. Bàn ghế học sinh, GV bảng chống lóa đủ, đúng tiêu chuẩn. Có phòng
thư viện với đầy đủ trang thiết bị, hàng năm nhà trường đều bổ sung thêm
nguồn sách để đáp ứng nhu cầu học tập của các em.
Các tổ chức đảng, đoàn thể:
Trường có đầy đủ các tổ chức đoàn thể: Chi bộ, Đoàn thanh niên, Công
đoàn, Đội TNTP HCM,…
Các tổ chức đoàn thể hoạt động đều tay, luôn có sự đoàn kết gắn bó giữa các
thành viên trong tổ chức.
Thành tích đạt được của học sinh
Kết quả đại trà:
Học sinh Giỏi
(
Năm học

Khen

diện)


Học sinh Khá

toàn(

Khen

Học

sinh

Trung

từngbình

mặt)

( Chưa được khen) Học sinh yếu

2012- 2013 68.1%

26.6%

5.4%

0%

2013- 2014 72.2%

22.2%


5.6%

0%

2014- 2015 75.3%

24.6%

0.1%

0%

2015- 2016 74.2%

25.5%

0.3%

0%

Từ những điều trình bày trên, chúng tôi nhận thấy trường Tiểu học Vũ
Xuân Thiều là một ngôi trường có bề dày lịch sử hơn 30 năm. Học sinh chủ
yếu là con em công nhân, bộ đội, viên chức. Mức sống trung bình – khá.
Qua bảng thống kê kết quả học tập của học sinh trong những năm gần đây,
nhận thấy rằng, học sinh của trường có sức học ở mức khá. Thành tích qua
21


từng năm đều không chênh lệch nhiều. Số học sinh yếu không có, học sinh
trung bình ngày càng giảm đi.


2.2. Biên bản khảo sát
Số lượng khảo sát : 251 học sinh (06 lớp)

2.2.1.

Cách thức tiến hành

Để mang tính khách quan, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng cách trực tiếp
phát tại từng lớp, các em học sinh làm tại chỗ trong vòng 20 phút giờ nghỉ
giải lao. Học sinh hạn chế trao đổi với nhau.
Những câu hỏi chúng tôi đưa ra căn cứ vào những kiến thức các em học sinh
đã được học trong chương trình từ lớp 1 đến lớp 5. Trong đó, chủ yếu là kiến
thức của chương trình lớp 5 và bám sát vào các chủ để ở trong những tiết
Mở rộng vốn từ của học sinh. Ngoài ra còn có một số câu hỏi “khó”, tức là
các câu hỏi có khả năng cao học sinh chưa được tiếp xúc với từ Hán Việt có
trong câu hoặc chưa được chú thích, lí giải trên lớp.
Chúng tôi xây dựng câu hỏi trên cơ sở này nhằm vừa kiểm tra, đánh giá
được kiến thức tổng hợp của học sinh về từ Hán Việt, vừa định mức được
mức độ hiểu biết cũng như khả năng tư duy ngôn ngữ của các em thông qua
dạng câu hỏi “khó”. Cụ thể, chúng tôi đã đưa ra những câu hỏi dựa trên các
tiêu chí đánh giá sau:
Bảng 2.2.1.a. Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí

Câu hỏi

Khả năng nhận
biết từ HV của
HS (1)


Khả năng hiểu từ HV
của HS (2)

1,2,3,6,8,16,17,18 4,5,10,12,13,14,15,2
0
22

Khả năng
dùng từ HV
chính xác (3)
7,9,11


Gồm có 8 câu hỏi trong phiếu được đưa ra theo tiêu chí (1). Câu hỏi ở tiêu
chí này thường là những câu hỏi có dạng cho tổ hợp từ, học sinh phải nhận
diện, chọn ra từ Hán Việt đúng nghĩa với yêu cầu đề bài đưa ra. Ngoài ra,
câu hỏi ở tiêu chí này còn có dạng đề cho đoạn văn, yêu cầu học sinh xác
định từ Hán Việt mang một nét nghĩa cụ thể nào đó.
Theo tiêu chí (2), trong phiếu khảo sát cũng có 8 câu hỏi. Nó thường tồn tại
dưới dạng đề bài yêu cầu học sinh chọn nhận định đúng về nghĩa của một từ
Hán Việt. Cách thức hỏi có thể khác nhau như hỏi trực tiếp hoặc cho học
sinh nối bảng.
Trong phiếu khảo sát, số câu hỏi theo tiêu chí (3) là 3 câu. Đây là dạng câu
hỏi khá đơn giản và quen thuộc với học sinh. Chủ yếu ở dạng đề cho một
hoặc nhiều câu văn (thơ), yêu cầu học sinh chỉ ra cách dùng từ Hán Việt
đúng hay sai trong câu văn đó.
Kèm theo đó, chúng tôi đã thiết lập một bảng đáp án cho các câu hỏi trong
phiếu khảo sát dựa trên kiến thức đã học kết hợp với việc tra cứu từ điển của
bản thân.

Bảng 2.2.1.b. Bảng đáp án
STT
1

Câu hỏi

Đáp án

Câu hỏi 1

A. Quyết tâm
B. Đoàn kết

2

Câu hỏi 2

B

3

Câu hỏi 3

B

4

Câu hỏi 4

C


5

Câu hỏi 5

C

6

Câu hỏi 6

B
23


7

Câu hỏi 7

B

8

Câu hỏi 8

C

9

Câu hỏi 9


B

10

Câu hỏi 10

1c, 2a,3d,4b

11

Câu hỏi 11

B

12

Câu hỏi 12

C

13

Câu hỏi 13

A. công an, đồn biên phòng, tòa án,
cơ quan an ninh, thẩm phán
B. xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí
mật


14

Câu hỏi 14

C

15

Câu hỏi 15

C

16

Câu hỏi 16

A.truyền thống, truyền nghề, truyền
ngôi
B.truyền bá, truyền tin, truyền tụng
C. truyền hình

24


17

- Từ ngữ chỉ cơ quan tổ chức:

Câu hỏi 17


Nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn
công an, 113 (CA thường trực chiến
đấu) 114 (CA phòng cháy chữa cháy)
115 (đội thường trực cấp cứu y tế).
- Từ ngữ chỉ người giúp em bảo vệ
an toàn cho mình:
Cha mẹ, ông bà, chú bác, người thân,
hàng xóm, bạn bè.

18

Câu hỏi 18

Từ đồng nghĩa với bổn phận là:
nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm,
phận sự.

19

Câu hỏi 19

A

20

Câu hỏi 20

“Tôn sư trọng đạo”: kính trọng thầy
và coi trọng những kiến thức, cái đạo
của thầy truyền lại, theo nho giáo.

(Theo Hoàng Phê, Từ điển tiếng
Việt, 2011)

Trong quá trình khảo sát, không xuất hiện phiếu không hợp lệ. ( những câu
học sinh không làm hoặc làm sai chúng tôi xếp vào cùng một nhóm)
Tuy nhiên, phiếu khảo sát ngoài ưu điểm giúp học sinh tổng kết, ghi nhớ lại
kiến thức về từ Hán Việt thì còn có hạn chế nhất định. Đó là sự hạn chế về
thời gian thực hành phiếu khảo sát không nhiều, do trực tiếp tiến hành khảo
sát nên chúng tôi không tránh được hạn chế này.
25


×