Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng và thực trạng quản lý các loài thực vật có giá trị bảo tồn cao tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hu, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------

TRƯƠNG NHO TỰ

NGHIÊN CỨU TÍNH DẠNG VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC LOÀI
THỰC VẬT CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN PÙ HU TỈNH THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------

TRƯƠNG NHO TỰ

NGHIÊN CỨU TÍNH DẠNG VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC LOÀI
THỰC VẬT CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN PÙ HU TỈNH THANH HOÁ


Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG VĂN SÂM
TS. LÊ XUÂN TRƯỜNG

HÀ NỘI - 2013



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN Pù Hu) nằm trong hệ thống bảo vệ, bảo tồn
và lưu trữ một nguồn tài nguyên đa dạng sinh học đặc trưng của khối núi nằm ở
phía Tây của vành đai núi đá vôi chạy theo hướng Tây – Nam theo hệ thống núi từ
Pù Hu qua khu BTTN Pù Luông tới VQG Cúc Phương. Tuy nhiên, về mặt địa chất
thì Pu Hu chủ yếu là vùng núi đất với thành phần đá mẹ phức tạp, bao gồm đá
granite, riolite, sa thạch, phiến thạch, cuội kết, đá cát và đá vôi. Đỉnh cao nhất ở Pù
Hu là núi Pù Hu (1.468 m) nằm ở phía Bắc khu bảo tồn. Phía Nam có một số đỉnh
khác không có tên cao 1.390 m và 1.420 m. Hiện trạng thảm thực vật có 2 kiểu rừng
chính. Rừng thường xanh đất thấp phân bố ở độ cao dưới 700 m, với các loài thực
vật ưu thế thuộc họ Đậu - Fabaceae, họ Xoan - Meliaceae và họ Bồ hòn Sapindaceae. Ở những nơi có độ cao thấp hơn, kiểu rừng này đã bị tàn phá để lấy
đất làm nương rẫy. Kiểu rừng thường xanh núi thấp phân bố ở độ cao trên 700 m,
với các loài thực vật ưu thế của họ Dẻ - Fagaceae, họ Dâu tằm - Moraceae và họ Re
- Lauraceae (Anon. 1998a).
Tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu đã có một số công trình nghiên cứu về
động thực vật. Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu về thành phần

loài, cũng như hiện trạng bảo tồn và loài thực vật quý hiếm. Nhằm góp phần xây
dựng cơ sở khoa học để bảo tồn và phát triển các loài thực vật có giá trị bảo tồn nói
riêng và hệ thực vật nói chung tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Thanh Hóa, tôi đã
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng và thực trạng quản lý các loài thực vật
có giá trị bảo tồn cao tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa”.


2

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trước tình hình đa dạng sinh học trên thế giới bị giảm sút đáng kể, cộng
đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực nhằm hạn chế sự suy giảm đó, cụ thể là có nhiều
công ước liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học đã ra đời như Công ước RAMSAR,
Iran (1971), Công ước CITES (1972), Công ước Paris (1972), Công ước bảo vệ các
loài ĐVHD di cư, Born (1979). Song song với việc xây dựng các công ước bảo vệ
ĐDSH, các công trình nghiên cứu khoa học về ĐDSH cũng được công bố.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, do những nguyên nhân khác nhau,
nhiều loài thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe doạ tuyệt chủng, các nguồn tài
nguyên sinh học không ngừng bị suy giảm. Để nâng cao nhận thức trong xã hội và
toàn cộng đồng về tính cấp thiết của việc bảo tồn đa dạng sinh học và tạo cứ liệu
quan trọng cho công tác bảo tồn, từ năm 1964, hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới
(IUCN) đã cho xuất bản các Bộ sách đỏ nhằm cung cấp một cách khoa học và có hệ
thống danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật
đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.
Năm 1994, IUCN đã đề xuất những thứ hạng và tiêu chuẩn mới cho việc
phân hạng tình trạng các loài động vật, thực vật bị đe doạ trên thế giới [56]. Các thứ
hạng và tiêu chuẩn của IUCN được cụ thể hoá như sau: loài tuyệt chủng (EX), loài
rất nguy cấp (CR), loài nguy cấp (EN), loài sẽ nguy cấp (VU)…

Danh sách các loài sinh vật có tên trong sách đỏ ngày càng tăng lên, có nghĩa
là các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ngày càng nhiều mà nguyên nhân không có gì
khác hơn là các hoạt động sống của con người. Khi so sánh các dạng sử dụng đất
khác nhau (chẳng hạn nông nghiệp, du lịch, giao thông, v.v...) thì lâm nghiệp đứng
hàng thứ 2 (sau nông nghiệp) như là nguyên nhân của việc suy giảm, trong khi cách
đây một phần tư thế kỷ (1981) còn xếp ở vị trí thứ 6 (sau nông nghiệp, du lịch, khai
thác vật liệu, đô thị hoá và thuỷ lợi) (Sukopp, 1981-dẫn theo Pitterle, A. 1993).


3

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Nghiên cứu về đa dạng thực vật ở Việt Nam
Trên cơ sở các bộ thực vật chí, các danh lục thực vật của từng vùng, việc
đánh giá tính đa dạng hệ thực vật của cả nước hay từng vùng cũng được các tác giả
đề cập đến dưới các mức độ khác nhau, trên những nhận định khác nhau.
Về đa dạng các đơn vị phân loại: Trên phạm vi cả nước, Nguyễn Tiến Bân
(1990) đã thống kê và đi đến kết luận thực vật hạt kín trong hệ thực vật Việt Nam
hiện biết 8.500 loài, 2050 chi. Trong đó, lớp Hai lá mầm có 1.590 chi, trên 6.300
loài và lớp Một lá mầm có 460 chi với 2.200 loài [1]. Phan Kế Lộc (1996) đã tổng
kết hệ thực vật Việt Nam có 9.628 loài cây hoang dại có mạch, 2010 chi, 291 họ,
733 loài cây trồng, như vậy tổng số loài lên tới 10.361 loài, 2256 chi, 305 họ chiếm
lần lượt 4%, 15% và 57% tổng số các loài, chi và họ của thế giới [31]. Nguyễn
Nghĩa Thìn (1997) đã tổng hợp và chỉnh lý các tên theo hệ thống Brummit (1992)
đã chỉ ra hệ thực vật Việt Nam hiện biết 11.178 loài, 2.582 chi, 395 họ thực vật bậc
cao . Lê Trần Chấn (1999) với công trình “ Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật
Việt Nam” đã công bố 10.440 loài thực vật [12]. Gần đây tập thể các nhà thực vật
Việt Nam đã công bố “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” từ bậc thấp đến bậc
cao. Có thể nói, đây là công trình tổng hợp đầy đủ nhất từ trước tới nay và cũng là
tài liệu cập nhật nhất. Cuốn sách đã giới thiệu 368 loài Vi khuẩn lam, 2.200 loài

Nấm, 2.176 loài Tảo, 461 loài rêu, 1 loài Quyết lá thông, 53 loài Thông đất, 2 loài
Cỏ tháp bút, 691 loài Dương xỉ, 69 loài Hạt trần và 13.000 loài Hạt kín đưa tổng số
loài thực vật của Việt Nam lên 20.000 loài [2,3].
Về đánh giá phân loại theo từng vùng: mở đầu là các công trình của Nguyễn
Nghĩa Thìn (1992 -1994) về đa dạng thực vật Cúc Phương, tiếp theo là Phan Kế Lộc
(1992) về cấu trúc hệ thực vật Cúc Phương; Lê Trần Chấn và các cộng sự (1994) về
đa dạng thực vật Lâm Sơn (Hòa Bình).
Ngoài ra Nguyễn Nghĩa Thìn và các cộng sự đã công bố cuốn sách “ Tính đa
dạng thực vật Cúc Phương” (1996) [57]; Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời
công bố cuốn “ Đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao Sapa – Phan si pan” (1998);
Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004)[44] đã công bố cuốn “ Đa dạng


4

thực vật ở Vườn quốc gia Pù mát”; Nguyễn Nghĩa Thìn (2006) công bố cuốn “ Đa
dạng thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang”. Đây là những kết quả nghiên
cứu trong nhiều năm của các tác giả, nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn các loài
thực vật ở các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.
1.2.2. Nghiên cứu về các loài thực vật có giá trị bảo tồn cao
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, do những nguyên nhân khác nhau,
nhiều loài thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe doạ tuyệt chủng, các nguồn tài
nguyên sinh học không ngừng bị suy giảm. Để nâng cao nhận thức trong xã hội và
toàn cộng đồng về tính cấp thiết của việc bảo tồn đa dạng sinh học và tạo cứ liệu
quan cho công tác bảo tồn, từ năm 1964, hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới
(IUCN) đã cho xuất bản các Bộ sách đỏ nhằm cung cấp một cách khoa học và có hệ
thống danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật
đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.
Ở Việt Nam, tuyển tập “Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)” của tập thể tác
giả thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, nay là Viện Khoa

học và công nghệ Việt Nam là tài liệu duy nhất công bố một cách đầy đủ các loài
thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam. Cuốn sách được xuất bản
vào các năm 1996 và mới nhất là năm 2007. Trong cuốn “Sách đỏ Việt Nam (phần
thực vật)” năm 2007 đã công bố 447 loài (thuộc 111 họ) quý hiếm có nguy cơ tuyệt
chủng cần được bảo vệ.
Theo nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm đã chia thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thành 2
nhóm:
- Nhóm I: nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm
những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường
hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có
nguy cơ tuyệt chủng cao. Thực vật rừng, động vật rừng nhóm I được phân thành:
nhóm IA gồm các loài thực vật rừng thuộc 2 ngành là: ngành Thông với 7 loài và
ngành Mộc lan với 8 loài, nhóm IB gồm các loài động vật rừng.


5

- Nhóm II: hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại, gồm
nhữngloài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị khoa học, môi trường hoặc có giá
trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt
chủng. Thực vật rừng, động vật rừng nhóm II cũng được chia thành: nhóm IIA gồm
các loài thực vật rừng thuộc 2 ngành: ngành Thông với 10 loài và ngành Mộc lan
với 27 loài, nhóm IIB gồm các loài động vật rừng.
Ngoài tập “Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)” thống kê số loài thực vật có
nguy cơ tuyệt chủng của cả nước, thì các công trình nghiên cứu về các loài có nguy
cơ tuyệt chủng ở từng vùng và khu vực cụ thể còn rất ít. Một số công trình đáng chú
ý là:
Nguyễn Thị Yến (2003) khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng
nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện

Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, đã thống kê được 20 loài thực vật quý hiếm, trong đó có 15
loài ở mức sẽ nguy cấp (VU) và 5 loài ở mức nguy cấp dựa theo những thứ hạng và
tiêu chuẩn của Sách đỏ Việt Nam (2007) và IUCN.
Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ (2009) khi nghiên cứu hiện
trạng hệ thực vật ở khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng đã thống kê
và lập danh mục số loài thực vật quý hiếm ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa –
Phương Hoàng gồm có 44 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và 22 loài có tên
trong nghị định số 32/2006/NĐ-CP.
Các hoạt động nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật quý hiếm ở một số Vườn
quốc gia:
+ Đề tài “ Bảo tồn và phát triển 10 loài thực vật quý ở Vườn quốc gia Cúc
Phương” gồm các loài: Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte), Mun
(Diospyros mun Lecomte), Kim giao (Nageia fleuryi Hickel de Laubenfels), Trai lý
(Garcinia fragraeoides A. chev), Trương vân (Toona surenei Moore), Đăng
(Tetrameles nudiflora R.Br), Chò xanh (Terminalia myriocarpa Heurck et Mueil.),
Chè đắng (Ilex kaushue S.Y. HU), Trường (Pavieasia annamensis Pierre), Sâng (
Pom etia pinnata J.et G.Forst). Đề tài đang nghiên cứu và đưa ra quy trình tạo
giống, kỹ thuật trồng rừng cho 10 loài.


6

+ Năm 1991 – 2002, Vườn quốc gia Ba Vì đã nghiên cứu bảo tồn các loài
thực vật quý hiếm: Bách xanh (Calocedus macrolepis Kurz), Phỉ ba mũi
(Cephalotaxus manii Hook.f.), Thông tre (Pardocarpus nerifolius) và Vàng tâm
(Manglietia fordiana Oliv). Đề tài đã nghiên cứu điều tra khảo sát, đánh giá mức độ
đe dọa trên cơ sở đó đã hỗ trợ cho việc bảo vệ hoặc lên phương án đưa ra giải pháp
bảo tồn cho các loài nghiên cứu.
+ Vườn quốc gia Bạch Mã, trong khuôn khổ các đề tài nghiên cứu bảo tồn
nguồn gen đã nghiên cứu và bảo tồn một số loài cây quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt

chủng như: Hoàng đàn giả (Dacrydyum elatum (Roxb) Wallich ex Hooker), Hồi hoa
nhỏ (Illicium parvifolium Merr), Re hương (Cinnmomum parthenoxylum (Jack)
Meissn), Chò đen (Parashorea stellata Kurs), Chóc máu (Salacia chinensis L.)…
Kết quả nghiên cứu đã xác định được vùng phân bố, các giải pháp bảo tồn tại chỗ,
bảo tồn chuyển chỗ và bảo tồn trang trại đối với các loài có nguy cơ bị đe doạ ở
Vườn quốc gia Bạch Mã. Nhân giống thành công bằng hom với loài Chóc máu, Re
hương.
Tóm lại, những nghiên cứu về các loài thực vật có giá trị bảo tồn cao ở nước
ta còn rất ít. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà số lượng loài thực vật
có giá trị đang bị giảm sút, bị đe doạ và có nguy cơ tuyệt chủng. Tuỳ từng thời
điểm, một loài có thể đang ở cấp này có thể chuyển sang cấp khác (do nhiều nguyên
nhân). Vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu đầy đủ hơn để đánh giá số loài thực vật có
nguy cơ tuyệt chủng ở từng vùng cụ thể và phải đánh giá thường xuyên nhằm có thể
bảo tồn các loài thực vật quý hiếm có giá trị ở nước ta.
1.2.3. Nghiên cứu thực vật ở Khu BTTN Pù Hu
Tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu đã xác định có 2 kiểu rừng chính là rừng
thường xanh đất thấp phân bố ở độ cao dưới 700 m, với các loài thực vật ưu thế
thuộc họ Đậu Fabaceae, họ Xoan Meliaceae và họ Bồ hòn Sapindaceae. Ở những
nơi có độ cao thấp hơn, kiểu rừng này đã bị tàn phá để lấy đất làm nương rẫy. Rừng
thường xanh núi thấp phân bố ở độ cao trên 700 m, với các loài thực vật ưu thế của
họ Dẻ Fagaceae, họ Dâu tằm Moraceae và họ Re Lauraceae (Anon. 1998a).


7

Nhìn chung các nghiên cứu về thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu
còn ít, nhất là nghiên cứu về các loài có giá trị bảo tồn cao. Bên cạnh đó các loài
thực vật có giá trị bảo tồn thường là những loài có giá trị kinh tế cao nên cũng chịu
áp lực nhiều từ người dân địa phương. Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài là hết
sức cần thiết.



8

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu tổng thể: Xây dựng được cơ sở khoa học để bảo tồn và phát triển
các loài thực vật có giá trị bảo tồn khu BTTN Pù Hu, Thanh Hóa.
Mục tiêu cụ thể:
 Xác định được tính đa dạng về thành phần loài và đặc điểm phân bố các
loài thực vật có giá trị bảo tồn của khu BTTN Pù Hu, Thanh Hóa.
 Nghiên cứu được đặc điểm lâm học của hai thực vật có giá trị bảo tồn cao
và đặc trưng khu BTTN Pù Hu, Thanh Hóa.
 Đánh giá được thực trạng công tác bảo tồn và phát triển thực vật có có giá
trị bảo tồn cao từ đó đề xuất được một số giải pháp bảo tồn và phát triển thực vật có
giá trị bảo tồn tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Hệ thực vật khu BTTN Pù Hu, Thanh Hóa.
2.3. Nội dung nghiên cứu.
 Điều tra tính đa dạng về thành phần loài và đặc điểm phân bố của thực
vật có giá trị bảo tồn khu BTTN Pù Hu, Thanh Hóa.
 Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của hai loài thực vật có giá trị bảo
tồn cao và đặc trưng tại khu vực nghiên cứu.
 Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát triển thực vật có có giá trị
bảo tồn cao tại khu vực nghiên cứu.
 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển thực vật có giá trị bảo tồn
khu BTTN Pù Hu, Thanh Hóa.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa

- Kế thừa những tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tài nguyên rừng
khu vực nghiên cứu.
- Kế thừa những số liệu, kết quả nghiên cứu về thực vật tại khu vực nghiên cứu.


9

2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa
2.4.2.1. Điều tra sơ thám
- Nghiên cứu bản đồ khu vực.
- Xác định được chính xác khu vực nghiên cứu.
- Xác định sơ bộ tuyến điều tra, diện tích phân bố của các loài và đường đi
của khu vực nghiên cứu.
2.4.2.2. Điều tra chi tiết

Hình 2.1. Sơ đồ tuyến điều tra tại KBTTN Pù Hu
a) Điều tra phân bố của loài
* Điều tra theo tuyến: chúng tôi tiến hành điều tra trên 10 tuyến thuộc địa bàn
huyện Quan Hóa và huyện Mường Lát - khu BTTN Pù Hu, cụ thể:
Tuyến [1]: Bản Ôn – Xã Phú Sơn (TK 51); Tuyến [2]: Bản Chiềng – xã
Trung Sơn (TK 16); Tuyến [3]: Bản Khoa – Xã Phú Sơn (TK 83); Tuyến [4]: Bản
Cá – xã Trung Thành (TK 43); Tuyến [5]: Bản Trung Lập – xã Trung Thành (TK


10

72); Tuyến [6]: Suối Ngà – Bản Cốc – xã Nam Tiến (TK 102); Tuyến [7]: Vườn
thực vật - Suối Bóng – Bản Yên – Xã Hiền Chung (TK 98); Tuyến [8]: Bản Giá –
xã Thanh Xuân (TK 123); Tuyến [9]: Bản Co Cài – Xã Trung Lý (TK 76B); Tuyến
[10]: Bản Cụm – Xã Nam Tiến (TK 124) – Vùng đệm

Kết quả điều tra được trên tuyến ghi vào mẫu biểu 01 sau:
Biểu 01: Điều tra tuyến
Ngày điều tra:...................................Nơi điều tra:...........................................
Số hiệu tuyến:...................................Người điều tra:.......................................
Toạ độ:.............................................Trạng thái rừng:......................................
STT

Tên loài

Toạ độ

Độ cao

D1.3

Hvn

(m)

(cm)

(m)

Dt
ĐT

NB

Sinh
trưởng


1
2

- Điều tra Hvn bằng thức bắn độ cao để đo chiều cao cây.
- Điều tra Hdc bằng hai cách sau:
 Nếu cây mọc ở nơi hiểm trở, không thể tiến tới gốc cây thì dùng phương pháp
ước lượng bằng mắt (phương pháp mục trắc).
 Nếu cây mọc ở nơi không hiểm trở, thuận tiện cho việc đo thì ta đến tận gốc
dùng thước dây hoặc sào để đo.
- Điều tra D1.3 bằng thước kẹp kính.
* Điểu tra OTC:
Lập OTC với diện tích 1000 m2 tại các vị trí phân bố của loài. Dùng thước dây,
địa bàn, cọt tiêu để lập OTC (40mx25m). Chú ý khi lập
OTC không lập sát đường mòn, không lập nơi giông khe. Kết quả ghi vào biểu 02
sau :


11

Biểu 02: Điều tra tầng cây gỗ
Ngày điều tra:....................................Số ÔTC………………........
Số hiệu tuyến:...................................Người điều tra:......................
Tọa độ……………………………...Địa hình……………............
Tên loài

TT

D1.3 (cm)


Hvn

Dt

(m)

(m)

Sinh trưởng

Ghi chú

*Phương pháp thu mẫu, xử lý mẫu vật và xác định tên cây:
- Thu mẫu và xử lý mẫu vật: Các mẫu thu thập từ thực địa được làm tiêu bản theo
phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn năm 1997.
b) Mô tả đặc điểm hình thái của loài
* Phương pháp quan sát mô tả: Chọn những cây trưởng thành điển hình làm cây tiêu
chuẩn để điều tra, mô tả hình thái của loài: đặc điểm hình thái thân, cành, lá, quả
nếu có.
* Phương pháp kế thừa số liệu.
c) Điều tra đặc điểm vật hậu
* Phương pháp quan sát, mô tả, theo dõi trực tiếp tại hiện hiện trường.
Bằng mắt thường quan sát trực tiếp vật hậu trong quá trình điều tra thực địa.
Chú ý sự biến đổi các bộ phận (cành, chồi, hoa, quả) của loài.
d) Điều tra khả năng tái sinh của cây
Điều tra tái sinh tự nhiên của các loài dưới tán rừng:
Trong OTC bố trí 5 ODB, 4 ô ở bốn góc một ô ở giữa. Diện tích mỗi ô 16m2.
Trong mỗi ô dạng bản điều tra tên cây, phẩm chất tái sinh, số cây triển vọng, nguồn
gốc. Kết quả điều tra được ghi vào biểu 03 sau:



12

Biểu 03: Điều tra cây tái sinh dưới tán rừng
Số OTC: ........................Hướng dốc:..................Người điều tra:........................
Độ cao:...........................Độ dốc: .......................Ngày điều tra:..........................
Tọa độ: ..........................Độ tàn che: .................Trạng thái rừng:.......................

STT

TT

Tên

ODB

Cây

loài

Số cây tái sinh (m)
< 50

50 -

100 -

100

200


> 200

Sinh

Nguồn

Ghi

trưởng

gốc

chú

...

Điều tra tái sinh tự nhiên quanh gốc cây mẹ:
Mỗi loài nghiên cứu chọn 5 cây mẹ có phẩm chất tốt, sau đó áp dụng phương
pháp điều tra ô dạng bản (2x2m) theo 4 hướng Đông –Tây – Nam – Bắc, 4 ô dưới
tán cây mẹ, 4 ô cách gốc cây mẹ 1 lần Dtán. Trong các ô dạng bản đo đếm toàn bộ
cây tái sinh của loài cây nghiên cứu. Kết quả ghi vào biểu 04 sau:
Biểu04: Điều tra tái sinh xung quanh gốc cây mẹ
Toạ độ: ................................. Loài cây điều tra: ...............
Ngày điều tra: ..................... Người điều tra: ...................
Stt
Cây
mẹ

Stt


Số

ODB lượng

Số cây tái sinh (cm)
<

50 -

100

>

50

100

-200

200

Sinh
Trong Ngoài Nguồn trưởng
tán

tán

gốc


...
Điều tra nhóm loài cây đi kèm:
Để tiến hành điều tra nhóm loài cây đi kềm tôi sử dụng phương pháp OTC 7
cây của Thomasius. Lấy loài cây nghiên cứu làm tâm, xác định tên của 6 cây có
khoảng cách gần với cây trung tâm nhất. Kết quả điều tra được ghi vào biểu 05:


13

Biểu 05: Điều tra ô tiêu chuẩn 7 cây
Số OTC: ……….

Tên loài nghiên cứu:……………… Loại rừng………………..

Độ tàn che chung: …………………. Địa hình:……………. Độ dốc:…………….
Khu vực: ………………….
Tên cây

TT

Ngày điều tra:………………

D1,3

Hvn

Dt

Vật hậu


Người điều tra:…….
Sức

K.cách

sống

(m)

Cây tâm
Cây số
1
Cây số
2
e. Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát triển thực vật có giá trị bảo tồn
cao tại khu vực nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân, cán bộ quản lý,
cán bộ khoa học tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu và các chuyên gia có kinh
nghiệm trong công tác bảo tồn (PRA).
2.4.3. Phương pháp nội nghiệp
Xử lý tiêu bản, giám định và tra cứu tên loài
-

Xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm:
 Ép và sấy mẫu
 Phân loại mẫu
 Phân tích mẫu
Giám định tên loài: Dựa và các tài liệu chuyên ngành và hỗ trợ của các chuyên

gia về thực vật. Chỉnh lý tên khoa học được áp dụng theo Danh lục các loài thực vật

Việt Nam (tập I – 2001, tập II – 2003 và tập III – 2005), Tên cây rừng Việt Nam và
trang web quốc tế về tên Thực vật www.ipni.org
Xử lý số liệu


14

Tổng hợp toàn bộ số liệu điều tra tiến hành xử lý chi tiết tất cả các vấn đề
nghiên cứu trên phần mền Excel và dùng phần mền Mapinfo để lập sơ đồ phân bố
của các loài tại khu vực nghiên cứu.
Xác định mật độ (N) loài theo công thức:
N=

N 0  10000
S0

(cây/ha)

Trong đó: N0 số cây trong ÔTC điều tra.
S0 là diện tích OTC (m2).
Các đặc trưng mẫu được tính theo phương pháp bình quân gia quyền
Trung bình mẫu:
X=

1 n
 Xi
n i 1

với n < 30


X=

1 n
 fi X i
n i 1

với n  30

Trong đó: X là giá trị trung bình của mẫu quan sát.
Xi là các trị số quan sát.
fi là số cây của tổ thứ i.
n là dung lượng mẫu quan sát.
Xác định công thức tổ thành theo số cây
Viết công thức tổ thành theo số cây: với số liệu thu thập được, tổng hợp để xác
định số lượng cá thể cho từng loài và tổng số cá thể các loài trong ô tiêu chuẩn.
- Số cá thể trung bình của loài:
X=

N
m

(cây/loài)

Trong đó: X là số cá thể trung bình của một loài trong ôtc (cây/loài).
N là tổng số cá thể trong OTC (cây).
m là tổng số loài trong ôtc (cây).
- Hệ số tổ thành của từng loài (ki):
Ki =

mi

10
N


15

Trong đó: ki là hệ số tổ thành loài i.
mi là số cá thể của loài thứ i (cây).
Trong các loài điều tra được, loài nào có số lượng cá thể lớn hơn số cây trung
bình thì được tham gia vào công thức tổ thành. Các loài còn lại được gộp lại và tính
hệ số chung.
Viết công thức tổ thành theo quy tắc: Loài nào có hệ số tổ thành lớn thì viết
trước, loài nhỏ viết sau. Nếu ki  0,5 thì trước loài i có dấu (+) ; Nếu ki < 0,5 thì
trước loài i có dấu (-).


16

Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
- Ranh giới: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu thuộc phía Tây của tỉnh Thanh
Hoá, cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 134 km về phía Tây Bắc theo đường
quốc lộ 47 và 15A thuộc địa giới hành chính của hai huyện gồm 11 xã. Trong đó
huyện Quan Hoá 10 xã: gồm: Xã Nam Tiến; Thiên Phủ, Hiền Chung, Hiền Kiệt,
Thanh Xuân, Phú Sơn, Phú Xuân, Phú Thanh, Trung Thành và Trung Sơn); huyện
Mường Lát 01 xã: Xã Trung Lý), thuộc tỉnh Thanh Hoá.
Các vị trí tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình và tỉnh Sơn La;

+ Phía Nam giáp huyện Quan Sơn;
+ Phía Đông giáp huyện Bá Thước;
+ Phía Tây giáp huyện Mường Lát và nước bạn Lào.
- Tọa độ địa lý:
Từ 20022’30’’ đến 20040’00’’ vĩ độ Bắc
Từ 104040’00’’ đến 105005’00’’ kinh độ Đông.

Hình 3.1: Bản đồ vị trí Khu BTTN Pù Hu


17

3.1.2. Địa hình
Khu BTTN Pù Hu là một khối núi nằm ở phía Tây của vành đai núi đá vôi
chạy theo hướng Tây - Nam, từ Khu BTTN Pù Luông tới Vườn Quốc gia Cúc
Phương. Tuy nhiên về mặt địa chất thì Pù Hu chủ yếu là vùng núi đất với thành
phần đá mẹ phức tạp, bao gồm đá granite, riolite, sa thạch, phiến thạch, cuội kết, đá
czát và đá vôi. Đỉnh cao nhất là đỉnh Pù Hu ( 1.470 m) nằm phía Bắc khu bảo tồn.
Phía Nam có một số đỉnh cao 1.390 m và 1.420 m. Về phía Bắc, phía Đông và phía
Nam của các đỉnh núi này độ cao giảm mạnh cho tới các thung lũng sông Mã và
sông Luồng. Điểm thấp nhất trong khu bảo tồn dưới 50 m.
3.1.3. Khí hậu, thủy văn
Khu BTTN Pù Hu nằm trên vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc điểm
khí hậu của vùng Tây Bắc Việt nam và khí hậu á nhiệt đới. Nhiệt độ bình quân biến
động từ 200C - 250C, nhiệt độ tối cao là 390C, nhiệt độ tối thấp là 50C. Lượng mưa
bình quân năm tương đối thấp, biến động từ 1400 mm - 1500 mm. Trong khu vực
có hai loại gió mùa chính đó là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Do vùng
nằm tiếp giáp với vùng Tây Bắc nên chịu ảnh hưởng của bão thông qua những trận
mưa lớn và không có gió mạnh.
Về hệ thống thủy văn: Khu bảo tồn có hệ thống sông Luồng và sông Mã bao

quanh, tạo thành đai ngăn cản sự di chuyển của các loài động vật ra các hệ sinh thái
rừng bên ngoài. Khối núi Pù Hu bị chia cắt mạnh bởi các con suối trong khu vực.
Các con suối nằm ở phía Tây, phía Bắc và phía Đông của khu bảo tồn chảy vào
sông Mã. Các con suối ở phía Nam khu bảo tồn chảy vào sông Luồng, sau đó chảy
vào sông Mã là sông chính của vùng Bắc trung bộ. Lưu vực của sông này bao gồm
diện tích phía Bắc của tỉnh Hủa phăn của Lào và tỉnh Thanh Hóa. Do mạng lưới
thủy văn dày đặc, lượng mưa được tập chung vào hệ thống sông chính đó là sông
Mã và sông Luồng nên thường gây ra lũ lớn ở nhiều nơi trong vùng.
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1. Dân số, phân bố dân cư và lao động.
Khu BTTN Pù Hu thuộc vùng sâu, vùng xa và là vùng đầu nguồn sông Mã,
sông Luồng cho nên dân cư ở đây chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người như


18

Thái, Mường, H’Mông. Trong vùng đệm khu bảo tồn có 3.894 hộ, 19.369 nhân
khẩu và 8.928 lao động. Đặc biệt là các dân tộc không sinh sống tập trung trong
cùng một thôn bản mà chủ yếu sống thành các chòm, bản dọc theo các con suối,
người Mông sống riêng rẽ thành từng bản và trên các triền núi cao, đầu các con suối
thường có tình trạng di cư tự do từ bản này sang bản khác; một số bản thì người
Thái và người Mường sống xen kẽ, còn đối với các hộ người Kinh chủ yếu sống dọc
theo các trục đường giao thông chính.
Trên địa bàn 11 xã có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống đó là: Kinh, Mường,
Thái và H’Mông với mật độ là 36 người/1Km2. Trong khi đó tỉ lệ tăng dân số giữu
các xã và các dân tộc lại không đồng đều như: H’Mông 3,3%, Thái 2,9% ...
Vùng dân cư đồng bào Mông: với 497 hộ, 3.555 nhân khẩu thuộc 14 bản
Mông sinh sống tại vùng đệm khu BTTN Pù Hu. Đây là những hộ được di dời từ
vùng lõi về vùng quy hoạch, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đặc biệt
khó khăn, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn.

Bảng 3.1: Hiện trạng dân sinh các xã thuộc vùng lõi, vùng đệm
Thành phần dân tộc(hộ)

Số Lao

TT

Huyện/ Xã/ Bản

Hộ

Khẩu

I

Huyện Mường Lát

648

3827

1893

5

1

Xã Trung Lý

648


3827

1893

II Huyện Quan Hoá

3246

15533

1

Xã Trung Sơn

105

2

Xã Trung Thành

3

động

Kinh Thái

Mường

Mông


180

30

433

5

180

30

433

7035

5

2143

1034

64

477

210

0


82

23

0

550

2660

942

0

317

224

9

Xã Phú Thanh

149

648

337

2


145

2

0

4

Xã Phú Sơn

484

2343

1320

3

375

51

55

5

Xã Phú Xuân

170


796

416

0

95

75

0

6

Xã Thanh Xuân

251

1262

503

0

102

149

0


7

Xã Nam Tiến

508

2588

1004

0

98

410

0

8

Xã Thiên Phủ

104

452

204

0


67

37

0

9

Xã Hiền Chung

426

1976

960

0

426

0

0

10 Xã Hiền Kiệt

499

2331


1139

0

436

63

0

Tổng (I + II)

3894

19360

8928

10

2323

1064

497

(Nguồn: Báo cáo của Khu BTTN Pù Hu năm 2012)



19

- Vùng dân cư đồng bào Mông: Với 497 hộ, 3.555 khẩu thuộc 14 bản Mông
sinh sống tại vùng đệm khu BTTN Pù Hu. Đây là những hộ được di dời từ vùng lõi
về vùng quy hoạch, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đặc biệt khó khăn.
Cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, các chính sách đầu tư của Đảng và nhà nước đã
quan tâm.
Bảng 3.2. Tổng hợp số liệu dân sinh vùng đồng bào Mông sinh sống vùng đệm
khu BTTN Pù Hu
Tỷ lệ tăng

TT

Đơn vị bản

Số hộ

Số khẩu

Lao động

I

Xã Trung Lý

433

2759

1005


1

Bản Tung

31

198

71

5.6

2

Bản Nà ón

28

173

58

6.6

3

Bản Pa Púa

57


398

172

6.2

4

Bản Suối Hộc

33

201

56

5.4

5

Bản Ma Hắc

22

124

38

6.3


6

Bản Sa Lao

20

113

42

6.3

7

Bản Khằm 1

45

276

91

6

8

Bản Khằm 2

36


225

130

5.9

9

Bản Khằm 3

29

206

75

6.8

10

Bản Ca Dáng

43

254

73

6.2


11

Bản Tà Cóm

51

335

109

5.4

12

Bản Cánh Cộng

38

256

90

6

II

Xã Trung Thành

9


58

25

6.8

1

Bản Puốc Hiềng

9

58

25

6.8

III

Xã Phú Sơn

55

371

206

2.5


1

Bản Suối Tôn

55

371

206

2.5

Tổng (I + II + III)

497

3188

1236

5.8

dân số


20

3.2.2. Tình hình kinh tế
- Sản xuất nông nghiệp:

+ Về trồng chọt: Những sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, sắn và cây công
nghiệp ngắn ngày như đậu, lạc cùng các cây công nghiệp dài ngày như chè. Nhưng
nhìn chung về thực trạng sản xuất tại khu vực này còn kém phát triển và theo lối
truyền thống là chính. Khoa học kỹ thuật, công tác khuyến nông, khuyến lâm còn
hạn chế, hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng xuất cây trồng thấp dẫn đến
tình trậng thiếu lương thực kéo dài từ 2 - 5 tháng. Hàng hoá sản xuất ra chất
lượng thấp, giá rẻ và khó tiêu thụ. Chính vì vậy đây cũng là nguyên nhân
và sức ép đến tài nguyên rừng.
+ Về chăn nuôi: Nhân dân sống trong vùng đệm chủ yếu tập chung
chăn nuôi một số loài gia súc, gia cầm chính như Trâu, Bò, Lợn, Gà, Cá
nhưng số lượng bầy đàn còn thấp và không thông qua khâu tuyển chọn
giống vì vậy năng suất là rất thấp. Đặc biệt việc chăn thả gia súc ở đây
không có quy hoạch và chiến lược phát triển mà chủ yếu là thả dông nên
thường xuyên bị dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo tồn
thiên nhiên.
- Tình hình sản xuất lâm nghiệp:
+ Trồng rừng: Toàn vùng trồng được trên 9 nghìn ha rừng tập trung trong đó
chủ yếu là rừng Luồng đã giao khoán đến hộ gia đình. Trong năm 2003 Dự án khu
BTTN Pù Hu mới triển khai trồng rừng với diện tích 90 ha (trồng rừng đặc dụng 40 ha
tại địa bàn xã Hiền Kiệt và 50 ha rừng phòng hộ vành đai tại địa bàn xã Phú Sơn)...
+ Quản lý bảo vệ rừng: Dự án phân bố trên vùng rộng lớn, điều kiện giao
thông đi lại đặc biệt khó khăn. Nhưng với đặc thù đơn vị là lực lượng chuyên trách
có chức năng thừa hành pháp luật nên công tác bảo vệ rừng được triển khai có hiệu
quả. Diện tích được giao khoán theo dự án 661 của đơn vị được thực hiện hiệu quả
trên cả hai phương diện số lượng và chất lượng rừng.
3.2.3. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Chương trình 135 đã cơ bản đầu tư vào mạng lưới giao thông
liên thôn, liên xã, có 45/55 bản đã được đầu tư đường cấp phối ( Các bản chưa đưa



21

được đầu tư mở đường giao thông chủ yếu là các bản Mông nằm trên tuyến sông
Mã). Tuy nhiên do địa hình đồi núi, mạng lưới sông suối dày đặc nên sau mỗi mùa
mưa lũ hệ thống giao thông này hầu như đều bị phá huỷ nghiêm trọng, gây cản trở
việc đi lai, giao thương.
Nhìn chung trên địa bàn có 2 tuyến giao thông chính chạy qua địa bàn trung
tâm các xã (tuyến tỉnh lộ 20 chạy qua các xã Nam Tién, Thiên Phủ, Hiền Chung,
Hiền Kiệt Trung Lý đi Mường Lát; tuyến QL 15A chạy qua trung tâm xã Thanh
Xuân, Phú xuân, Phú Thanh đi Mai Châu Hoà Bình. Các xã còn lại (Trung Thành,
Phú Sơn, Trung Sơn và một phần xã Trung Lý không có trục giao thông nào chạy
qua gây rất nhiều cản trở và khó khăn.
Ngoài các tuyến giao thông đường bộ nêu trên thì giao thông đường thuỷ (Trên
sông Mã) cũng được nhân dân sử dụng nhưng rất nguy hiểm do nhiều ghềnh thác,
mùa mưa lũ nước to, chảy xiết.
- Thuỷ lợi: Cơ bản tập trung đầu tư vào các bản của huyện Quan Hoá với
tổng số 42 đập thuỷ lợi nhỏ; 28 kênh mương với chiều dài 59,1 Km phục vụ tưới
tiêu cho trên 180ha lúa nước. Sau một thời gian sử dụng ngắn do lũ quét, lũ ống xảy
ra thường xuyên vào mùa mưa lũ nên cơ bản hệ thống đập thuỷ lợi và một số kênh,
mương đã xuống cấp.
3.2.4. Các công trình phúc lợi khác:
+ Y tế: Các cơ sở y tế thôn bản chưa được xây dựng, chưa đáp ứng được yêu
cầu chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Hầu hết các thôn, bản đều bố trí người làm
công tác y tế nhưng trình độ chuyên môn chưa có, trang bị, thuốc men chưa được
đầu tư. Ở các trung tâm xã đều có trạm y tế nhưng việc khám chữa bệnh cho người
dân vẫn còn rất hạn chế.
+ Trường học: Chương trình 159 và 135 đã trọng tâm đầu tư 80 trường học
cấp I và cấp II với tổng diện tích 8.623 m2(trong đó các bản thuộc huyện Quan Hóa
có 54 trường với diện tích 6.068 m2; các bản thuộc huyện Mường Lát có 26 trường
với diện tích 2.555 m2). Hệ thống trường mầm non cũng như nhà ở của giáo viên

chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện vẫn đang trong tình trạng nhà tạm tre nứa.
Trang thiết bị dạy và học còn rất thiếu thốn, nghèo nàn.


22

+ Công trình nước sạch: Đã đầu được 25/55 bản, tuy nhiên hiện trạng đã hư
hỏng nặng.
+ Nhà văn hoá thôn: Duy nhất mới có 1 công trình nhà văn hoá thôn được xây
dựng tại bản Tà Cóm , xã Trung Lý, còn lại 54 bản vẫn chưa được đầu tư xây dựng
Đánh giá tình hình chung về dân sinh, kinh tế, xã hội: Khu bảo tồn Pù Hu
chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người, cuộc sống còn nghèo nàn và lạc hậu, sống
chủ yếu dựa vào sản vật từ rừng là chính, trình độ dân trí thấp, đường xá đi lại khó
khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém và chưa có chính sách đầu tư thỏa đáng. Do vậy việc
nghiên cứu hỗ trợ các chương trình dự án đầu tư nhất là tronh lĩnh vực lâm nghiệp
là rất cần thiết để từng bước nâng cao đời sống cộng đồng và thông qua đó giúp
người dân có trách nhiệm và ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ phát triển rừng.
3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng
3.3.1. Tổng diện tích đất tự nhiên
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù hu có tổng diện tích là: 27.502,89ha
Cơ cấu các loại đất:
* Đất lâm nghiệp:
- Đất có rừng:

21. 523,44 ha

+ Rừng tự nhiên: 21.409,84 ha
+ Rừng trồng: 113,6 ha (Trong đó có 40 ha rừng mới trồng năm 2003)
- Đất trống:


5.958,45 ha

- Đất khác:

21 ha

Trước sức ép về đất sản xuất và đời sống của một số thôn (bản) sinh sống
giáp ranh với rừng bảo tồn, khu BTTN Pù Hu đã đề nghị cắt chuyển một phần diện
tích rừng bảo tồn giao lại cho nhân dân để giúp hộ sớm được ổn định đời sống và
từng bước phát triển kinh tế. Cụ thể:
Tổng diện tích cắt giảm: 4.353,44 ha. Trong đó:
- Đất có rừng: 3.533,4 ha.
- Đất chưa có rừng: 821,94 ha
- Đất ngoài lâm nghiệp: 7,1 ha
Tổng diện tích còn lại của khu bảo tồn là: 23.249,45 ha


×