Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu phối hợp sự tham gia của người dân trong đo đếm và theo dõi các bon với kỹ thuật viễn thám GIS của chương trình REDD+ tại thôn to dooc, xã lạng san và thôn nà mực, xã văn minh huyện na rì, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------------------------------

NGUYỄN XUÂN GIÁP

NGHIÊN CỨU PHỐI HỢP SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG ĐO
ĐẾM VÀ THEO DÕI CÁC BON VỚI KỸ THUẬT VIỄN THÁM VÀ GIS
CỦA CHƯƠNG TRÌNH REDD+ TẠI THÔN TO DOOC, XÃ LẠNG SAN VÀ
THÔN NÀ MỰC, XÃ VĂN MINH HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành
Mã số

: Lâm học
: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHÙNG VĂN KHOA

Hà Nội - Năm 2012


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong


bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Người cam đoan


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp theo chương trình
đào tạo Cao học Lâm nghiệp khóa 18B Lâm học, giai đoạn 2010 -2012.
Luận văn có lấy một phần số liệu của dự án: “Nghiên cứu hợp nhất phương pháp
đo đếm và theo dõi các bon cộng đồng với hệ thống Viễn thám và GIS trong hệ thống
Đo tính, Báo cáo và Kiểm định (MRV) của chương trình REDD+”, được thực hiện tại 3
nước Việt Nam, Lào, Thái Lan với sự hỗ trợ tài chính của Khoa Lâm nghiệp Đại học bang
Michigan và Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Tác giả xin chân thành cảm ơn Dự án đã hỗ
trợ tài chính cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp
đỡ, quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất của Khoa Sau đại học và cũng như các thầy, cô
giảng viên của Trường đại học Lâm nghiệp, cán bộ nghiên cứu Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam, đặc biệt của Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng và sự
giúp đỡ của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng cao. Nhân dịp này tác giả xin chân
thành cảm ơn về sự giúp đỡ đó.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn TS Phùng Văn
Khoa người hướng dẫn khoa học, trực tiếp truyền đạt, góp ý và chỉnh sửa báo cáo khoa học
rất chi tiết và tỷ mỷ trong suốt quá trình thực tập cũng như viết luận văn.
Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn tới các cán bộn nhân viên khoa sau đại học đặc biệt PGs.
TS Nguyễn Văn Thiết đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và
thực hiện luận văn này.
Từ đáy lòng mình tác giả biết ơn sâu sắc về sự động viên kịp thời của người Mẹ,
người Cha và em trai của mình, bạn Nguyễn Thu Trang, cô Nguyễn Thị Hoàn, anh Trần

Lâm Đồng trong suốt thời gian học tập cũng như nghiên cứu.
Cuối cùng tác giả dành lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng nghiệp, bạn bè và tất cả người dân
tại địa điểm nghiên cứu đã hết lòng tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành
luận văn này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2012


iii

Tác giả
MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục...................................................................................................................... iii
Danh lục các từ, kí hiệu viết tắt .................................................................................vi
Danh mục các bảng ................................................................................................. viii
Danh mục các hình .....................................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1. Tổng quan chương trình UN-REDD+ thế giới ................................................3
1.1.1. Các khái niệm chung .................................................................................3
1.1.2 Tổng quan về tiến trình thực hiện UN-REDD+ hiện tại ...........................4
1.2 Tổng quan chương trình UN-REDD+ Việt Nam ..............................................5
1.2.1 Hiện trạng rừng và những nguyên nhân mất rừng chủ yếu ở Việt Nam...5
1.2.2 Cam kết của Việt Nam nhằm ứng phó với Biến đổi khí hậu .....................6
1.2.3 Tiến trình thực hiện Chương trình UN-REDD của Việt Nam ...................7
1.3 Cơ chế MRV .....................................................................................................9
1.3.1 Bối cảnh ra đời của MRV theo UN FCCC ................................................9
1.3.2. Bối cảnh MRV tại Việt Nam...................................................................13
1.3.3. Những kết quả nổi bật, các vấn đề tồn tại và cấp thiết chưa được giải

quyết ..................................................................................................................15
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................17
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................17
2.1.1. Mục tiêu chung ........................................................................................17
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................17
2.2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu..................................................................17
2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................18


iv

2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................19
2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài ....................................................19
2.4.2. Phương pháp khoa học cụ thể .................................................................20
2.4.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu ...........................................................20
2.4.2.2. Phương pháp đánh giá nông thôn PRA ............................................21
2.4.2.3. Phương pháp đo đếm bể các bon rừng trên mặt đất có sự tham gia 22
2.4.3. Phương pháp phân tích số liệu ...............................................................22
2.4.3.1. Tính trữ lượng các bon rừng ...........................................................22
2.4.3.2. So sánh kết quả................................................................................24
2.4.3.3. Phân tích số liệu phiếu điều tra (PRA)............................................24
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 25
3.1. Đặc điểm hiện trạng rừng khu vực nghiên cứu ..............................................25
3.1.1. Đặc điểm hiện trạng rừng xã nghiên cứu ................................................25
3.1.1.1. Đặc điểm hiện trạng rừng xã Lạng San............................................25
3.1.1.2. Đặc điểm hiện trạng rừng xã Văn Minh ..........................................27
3.1.2. Lập bản đồ hiện trạng có sự tham gia tại hai thôn nghiên cứu ...............30
3.1.2.1. Lập bản đồ hiện trạng có sự tham gia .............................................30
3.1.2.2. Hiện trạng rừng tại hai thôn nghiên cứu ..........................................32

3.2. Hiện trạng quản lý rừng, kiến thức và phong tục truyền thống của dân tộc
thiểu số liên quan đến rừng tại thôn nghiên cứu ...................................................33
3.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội ..........................................................................33
3.2.2. Hiện trạng quản lý rừng ..........................................................................34
3.2.3. Kiến thức và phong tục bản địa liên quan đến rừng ...............................36
3.3. Nội dung nâng cao nhận thức và năng lực đo đếm các bon có sự tham gia,
đánh giá năng lực của cộng đồng trong lập và đo đếm trong ÔTC tạm thời ........40
3.3.1. Đánh giá nhu cầu đào tạo của thôn .........................................................40
3.3.2. Nội dung nâng cao nhận thức..................................................................44
3.3.3 Nội dung nâng cao năng lực về đo đếm các bon .....................................46


v

3.3.4. Đánh giá năng lực của cộng đồng trong lập và đo đếm trong ô tiêu chuẩn
tạm thời .............................................................................................................50
3.4. Dự đoán trữ lượng các bon rừng bể cây gỗ trên mặt đất bằ ng ảnh vê ̣ tinh và
phương pháp đo đếm mặt đất của cộng đồng .......................................................55
3.4.1. Phương pháp sử dụng ảnh vệ tinh ...........................................................55
3.4.1.1. Phương pháp giải đoán ảnh vệ tinh ..................................................55
3.4.1.2. Kết quả giải đoán từ ảnh vệ tinh ......................................................56
3.4.2. Phương pháp điều tra rừng cộng đồng ...................................................60
3.4.2.1. Điều tra thực địa ..............................................................................60
4.4.2.2. Kết quả dự đoán ...............................................................................61
3.4.3 So sánh kết quả giải đoán ảnh vệ tinh và điều tra các bon rừng cộng đồng
trên mặt đất. .......................................................................................................63
3.5. Nghiên cứu các giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy sự tham gia bền vững
của người dân trong hệ thống MRV......................................................................64
3.5.1. Những tiêu chí căn bản của hệ thống MRV cấp cộng đồng ...................64
3.5.2. Các giải pháp về chính sách ....................................................................66

3.5.2.1. Giải pháp kỹ thuật ............................................................................66
3.5.2.2. Giải pháp về kinh tế .........................................................................67
3.5.2.3. Vận dụng kiến thức bản địa và phong tục bản địa trong xây dựng
khung thể chế MRV cấp cộng đồng ..............................................................68
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 70
1. Kết luận .............................................................................................................70
2. Tồn tại ...............................................................................................................71
3. Khuyến nghị .....................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT

A/R CDM

Trồng rừng/Tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch

ABG

Sinh khối trên mặt đất

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BDS


Cơ chế chia sẻ lợi ích

C

Các bon

CBD

Công ước về Đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc

CBO

Nhóm quản lý rừng dựa vào cộng đồng

CEDAW

Công ước về loại trừ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc
đối với phụ nữ

COP

Hội nghị các Bên

D1.3

Đường kính cây tại vị trí 1.3m

FAO

Tổ chức nông lương thế giới


FPIC

F tự do tham gia, P được biết trước, I được thông báo đầy đủ thông
tin,C đồng thuận

GHGs

Khí nhà kính

Hvn

Chiều cao vút ngọn

ILO169

Luật lao độ quốc tế

MARD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

MONRE

Bộ tài Nguyên và Môi trường

MRV

Đo lường, Báo cáo và Thẩm định


NFIMAP

Chương trình điều tra, theo dõi và đánh giá tài nguyên rừng toàn
quốc

PCM

Đo tính các bon có sự tham gia

PRA

Đánh giá nông thôn có sự tham gia

QLRBV

Quản lý rừng bền vững


vii

R

Hệ số tương quan

REDD+

Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng

RELs


Mức phát thải tham chiếu

RLs

Đường tham chiếu

RRA

Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia

UBND

Ủy ban Nhân dân

UNCAC

Công ước Liên Hợp Quốc về chống lại tham nhũng

UNCERD

Công ước liên hợp quốc về loại trừ tất cả các dạng thức phân biệt
chủng tộc

UNDRIP

Tuyên bố của Liên hợp quốc về Quyền của người bản địa

UNFCCC

Công ước về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc


VNFOREST Tổng cục Lâm nghiệp


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

3.1

Hiện trạng rừng tài nguyên rừng xã Lạng San

25

3.2

Phân bổ rừng và đất rừng theo chủ thể quản lý xã Lạng
San

27

3.3

Hiện trạng tài nguyên rừng xã Văn Minh


28

3.4

Diện tích rừng phân theo chủ thể quản lý xã Văn Minh

29

3.5

Chi tiết cá nhân tham gia phỏng vấn – thảo luận nhóm

33

3.6

Thông tin cơ bản của hai thôn điều tra

34

3.7

Hiện trạng sử dụng rừng trong bản

37

3.8

Số lượng cán bộ/người dân được phỏng vấn, thảo luận
nhóm


41

3.9

Thống kê hiểu biết của người dân và cán bộ địa phương
vềBiến đổi khí hậu, REDD+ và thị trường các bon

42

3.10

Tổng hợp hiểu biết của người dân/cán bộ địa phương về
lập và đo đếm các chỉ tiêu trong ô tiêu chuẩn

43

3.11

Tỷ lệ sai số của nhóm điều tra rừng trong điều tra thực địa

50

3.12

So sánh giá trị đường kính (D1.3)được đo bởi nghiên cứu
viên và người bản địa

55


3.13

Diện tích rừng theo trạng thái và chủ rừng

56

3.14

Tổng hợp trữ lượng các bon rừng tích lũy của thôn To
Dooc và thôn Nà Mực

61

3.15

Tổng hợp trữ lượng các bon thông qua giải đoán ảnh và
điều tra mặt đất

62


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Tên hình

TT

Trang


2.1

Sơ đồ các bước giải quyết vấn đề của đề tài

20

3.1

Sơ đồ tiến trình nhận thức của con người

45

3.2

Ô tiêu chuẩn đo đếm các bon rừng tự nhiên

46

3.3

Đo đếm trên Ô tiêu chuẩn của rừng tự nhiên

47

3.4

Đo đếm trên ô tiêu chuẩn của rừng trồng

47


3.5

Ô tiêu chuẩn đo đếm bể các bon thảm mụcthảm tươi cây bụi

49

và cây gỗ chết
3.6

Nâng cao nhận thức

52

3.7

Tra lời câu hỏi trong hội thảo

52

3.8

Dụng cụ điều tra

52

3.9

Thực hành trên bản đồ hiện trạng


52

3.10

Tìm điểm tâm ô

53

3.11

Sử dụng SANTO

53

3.12

Lấy mẫu sinh khối tươi

53

3.13

Lấy mẫu đất

53

3.14

Cảnh cắt xã Lạng SanTheo địa giới hành chính


57

3.15

Bản đồ giải đoán hiện trạng theo trạng thái rừng thôn To

57

Dooc
3.16

Cảnh cắt xã Văn Minh theo địa giới hành chính

58

3.17

Bản đồ giải đoán hiện trạng theo trạng thái rừng thôn Nà

58

Mực
3.18

Sơ đồ hệ thống giám sát (MRV) cấp cộng đồng

65

3.19


Sơ đồ Khung quản lý rừng/các bon bền vững cấp cộng đồng

67

thôn/bản


x


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội nghị của các Bên (COP) tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu
của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) tổ chức tại Bali, Indonesia năm 2007 và cộng đồng
quốc tế đã thừa nhận phá rừng và suy thoái rừng là một trong những nhân tố chi
phối mạnh nhất đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Từ năm 2009, UNFCCC mở rộng
khái niệm REDD1 thành REDD+. Tiếp đến tháng 12/2010 tại Can Cun, Mexico đã
hình thành khái niệm REDD+ bao gồm 5 hoạt động [29]:
 Giảm phát thải khí nhà kính từ giảm mất rừng;
 Giảm phát thải khí nhà kính từ giảm suy thoái rừng;
 Bảo tồn Carbon rừng;
 Quản lý tài nguyên rừng bền vững;
 Tăng các bể carbon dự trữ.
Từ năm 2007 tại COP 13, Việt Nam là một trong năm nước bị tác động
mạnh mẽ nhất của của biến đổi khí hậu, nhận thức rõ được điều này, chính phủ và
các bộ, ngành liên quan đang tích cực xây dựng chính sách, tạo nguồn lực để ứng
phó với biến đổi khí hậu đã và đang hiện diện tại Việt Nam. Như thế, Việt Nam là
một trong những nước thực hiện thí điểm chương trình REDD+ với lợi thế phần lớn
diện tích cả nước được che phủ bởi rừng, ước tính 40% diện tích (nhưng chỉ có

0,26% diện tích rừng nguyên sinh). Hiện tại, độ che phủ vẫn đang tăng bởi các
chính sách xuyên suốt của chính phủ từ PAM, 327 đến 661 và gần đây là chiến lược
phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 [15].
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đã xây dựng được chiến lược ứng phó với
biến đổi khí hậu. Cùng với nó chương trình REDD+ Việt Nam cũng đang nhận
được sự hỗ trợ về tài chính của UNDP, FAO, WB3, ADB, Chính phủ Na Uy và các
tổ chức Phi chính phủ khác như SNV, GTZ, AUSAID etc. Việt Nam đã đệ trình

1

Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng


2

được Chương trình UN-REDD Pha 2 (R-PP) đến UN FCCC, xây dựng khung dự
thảo của FPIC2, MRV3, BDS4, SES5 và quản trị[15].
Vào tháng 9 năm 2011, khung dự thảo khung của MRV Việt Nam được hoàn
thành với các nội dung về hệ thống hoạt động của MRV có tính đến các tiêu chí
SES và phương pháp tiếp cận cho REDD+. Cùng với đó chương trình số hóa bản đồ
và điều tra thực địa đang tiếp tục được thực hiện phục vụ cho hệ thống MRV của
Việt Nam, chương trình xây dựng năng lực cho các thể chế và các bên liên quan
cũng tạo nền tảng cho thực hiện MRV của Việt Nam từ cấp Trung ương tới cấp địa
phương. Đối với cấp địa phương, SNV và UN-REDD Việt Nam cùng đối tác thực
hiện là Đại học Tây Nguyên đã phối hợp thực hiện chương trình “Đo tính carbon có
sự tham gia” (Viết tắt PCM) thực hiện thí điểm tại hai huyện Lâm Hà, Bảo Lộc tỉnh
Lâm Đồng. Chương trình đã được báo cáo tham vấn tại UNFCCC tổ chức tại Oslo
năm 2011[34]. Tuy nhiên, với đặc thù riêng của Việt Nam là sự khác biệt rõ rệt của
địa hình, cảnh quan rừng giữa phía bắc và vùng Tây Nguyên, cũng như là sự khác
biệt rõ về bản sắc văn hóa, trình độ dân trí, thành phần dân tộc cần phải có những

thử nghiệm rõ ràng hơn về năng lực của người bản địa trong việc tham gia vào đo
đếm, theo dõi trữ lượng các bon trên mặt đất.
Bên cạnh đó, Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu đã
thừa nhận Quyền của người dân tộc thiểu số (UNDRIP), khẳng định họ là những
người chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu và là người được hưởng lợi trực
tiếp từ REDD+. Hơn nữa để nâng cao năng lực và chứng minh được tiềm năng của
người dân tộc thiểu số trong đo đếm và giám sát các bon rừng, đề tài “Nghiên cứu
phối hợp sự tham gia của người dân trong đo đếm và theo dõi các bon với kỹ thuật
viễn thám và GIS của chương trình REDD+tại thôn To Dooc, xã Lạng San và thôn
Nà Mực, xã Văn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” được thực hiện với mong muốn
đưa ra những luận chứng cụ thể cho một mô hình MRV cấp cộng đồng với những
hướng

nhìn

mới

trong

ngành

Lâm

nghiệp.

F (free) tự do tham gia, P (priority) được báo trước, I (informed) được biết đầy đủ thông tin, C (consent)
đồng thuận
3
M (measurement or monitoring) đo đếm hoặc giám sát, R (reporting) báo cáo, V (verifying) kiểm chứng
4

BDS (benefit distribution system) cơ chế chia sẻ lợi ích
5
Social and environmental safeguard các tiêu chí an toàn về chính sách xã hội và môi trường
2


3

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1.. Tổng quan chương trình UN-REDD+ thế giới
1.1.1. Các khái niệm chung
Rừng(Quan điểm FAO) là một khu đất liền khoảnh lớn hơn 0,5 ha với chiều
cao cây lớn hơn 5 m và độ tàn che lớn hơn 10%, hoặc cây rừng có thể đạt được
chiều cao và độ tàn theo tiêu chí này trong điều kiện nguyên sản. Nó không bao
gồm đất sử dụng cho nông nghiệp và đô thị[21], hiện tại trong REDD+ Việt Nam
phổ biến sử dụng định nghĩa này.
Quản lý rừng bền vững6 (SFM) là duy trì và làm tăng giá trị môi trường, xã
hội và kinh tế của tất cả các kiểu rừng, cho cả các giá trị hiện thời và các giá trị tái
sinh trong tương lai. SFM được xem xét dưới các góc độ (I) phạm vi/qui mô của
nguồn tài nguyên rừng; (II) đa dạng sinh học; (III) sức sống và năng lực phục hồi;
(IV) chức năng sản xuất; (V) chức năng bảo vệ; (VI) chức năng kinh tế - xã hội; và
(VII) khung thể chế và chính sách, pháp lý [32].
Sinh khối rừng: Sinh khối rừng được định nghĩa là tổng lượng vật chất hữu
cơ sống trên mặt đất trong rừng, được tính bằng tấn khô trên một đơn vị diện tích
(rừng, ha, vùng, hoặc quốc gia). Sinh khối rừng được phân loại thành sinh khối trên
mặt đất và sinh khối dưới mặt đất.Sinh khối trên mặt đất là sinh khối sống trên mặt
đất bao gồm: thân cây, gốc cây, cành nhánh, vỏ, hạt và lá.Sinh khối dưới mặt đất là
tất cả sinh khối sống của rễ. Những rễ cây có đường kính nhỏ hơn 2 mm (được
khuyến nghị) bỏ qua bởi vì chúng thường rất khó để phân với vật chất hữu cơ trong
đất hoặc vật rơi dụng khác [31].

Bể chứa các bon: Bể chứa các bon là bể chứa lưu giữ các bon. Đối với rừng,
có 5 loại bể chứa các bon được xem xét để ước tính, đó là: Các bon trong cây gỗ
sống (sinh khối trên và dưới mặt đất); các bon trong gỗ cây chết (cây đứng và cây
đổ); trữ lượng các bon trong tầng thảm tươi, cây bụi (cây tái sinh, cây bụi, cỏ); trữ
6

UN General Assembly resolution 62/98, December 2007


4

lượng các bon trong thảm mục (mảnh gỗ mục, vật rơi rụng, mùn) và các bon hữu cơ
trong đất [31].
Trữ lượng các bon: Trữ lượng các bon là khối lượng của các bon trong một
bể chứa các bon [31].
REDD+ (Reduction emission from deforestation and forest degradation) là
từ viết tắt của giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng
Suy thoái rừng (forest degradation): Theo UNEP rừng bị suy thoái là những
khu rừng thứ sinh, thông qua các hoạt động của con người, đã bị phá vỡ cấu trúc,
chức năng, tổ thành loài hoặc năng suất [18]. Theo định nghĩa của IPCC, suy thoái
rừng là các hoạt động trực tiếp của con người làm thiệt hại đi giá trị của rừng (đặc
biệt các bon), được đặc trung bởi giảm độ che phủ rừng [31].
Phá rừng là chuyển đổi đất rừng thành đất không có rừng [35].
1.1.2 Tổng quan về tiến trình thực hiện UN-REDD+ hiện tại
Vấn đề “Giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái
rừng” (REDD) đã được Papua New Guinea và Costa Rica đưa vào chương trình
nghị sự UNFCCC trong Hội nghị các bên lần thứ 11 (COP) năm 2005. Lý do đáng
chú ý nhất để đạt được sự đồng thuận về REDD là 17,4% tổng lượng phát thải khí
nhà kính, và khoảng 20% lượng phát thải CO2 toàn cầu là từ mất rừng [11]. Do đó,
mặc dù có những thách thức lớn, các bên đã đạt được sự đồng thuận lớn về việc

UNFCCC nên xem nguồn phát thải này là mối quan tâm của tất cả các thành viên
công ước và biến REDD thành một công cụ để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Kể từ
đó, REDD đã được đưa vào lộ trình đàm phán tại Bali, Indonesia (COP-13) và tiến
trình tiếp theo của UNFCCC. “REDD” đã chính thức được mở rộng thành
“REDD+” tại những cuộc họp sau đó. REDD+ có nghĩa là giảm phát thải thông qua
việc giảm mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn rừng, quản lý bền vững tài nguyên
rừng và tăng cường bể chứa các bon của rừng. REDD+ đã được đưa vào trong Hiệp
ước Copenhagen tại UNFCCC COP-15 năm 2009[14]. Năm 2008, chương trình
UN-REDD thành lập quĩ đa phương đầu tiên cung cấp hỗ trợ khởi đầu và củng cố


5

vai trò dân tộc bản địa và cộng đồng địa phương cùng những cộng đồng phụ thuộc
vào rừng khác trong các hoạt động của REDD+ và phát triển hệ thống MRV [14],.
1.2 Tổng quan chương trình UN-REDD+ Việt Nam
1.2.1 Hiện trạng rừng và những nguyên nhân mất rừng chủ yếu ở Việt Nam
Đối với các trạng thái rừng tự nhiên, phần lớn độ che phủ rừng Việt Nam đã
suy giảm trong giai đoạn 1943 – 1993 từ ít nhất 43% xuống còn 20% [17]. Kể từ đó
trở đi, với những chính sách tích cực của Chính phủ và và sự giúp đỡ của các tổ
chức Phi chính phủ quốc tế, một số chương trình phục hồi rừng lớn tập trung vào
trồng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi bảo vệ
đã được triển khai như PAM, 327, 661 diện tích rừng Việt Nam đã tăng lên đáng kể
ở mức 13.564 nghìn héc ta tương đương với độ che phủ rừng 39% [4]. Tuy nhiên,
thực tế dễ nhận thấy, chất lượng rừng trồng còn kém chủ yếu tập trung và trồng
thuần loài (Keo, Bạch đàn, Thông) cho gỗ nguyên liệu; với rừng tự nhiên chủ yếu là
rừng thứ sinh nghèo, nghèo kiệt với mức độ đang dạng sinh học tự nhiên và các loài
cây có giá trị hầu như đã bị khai thác chọn kiệt. Đặc biệt, với sự sụt giảm diện tích
rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 1943 – 1999, diện tích rừng ngập mặn toàn quốc
đã giảm từ 409.000 ha xuống còn 155.000 ha (giảm 62%) [20].

Mất rừng và suy thoái rừng ở Việt Nam bắt nguồn từ yếu tố dân tộc, địa
hình, chính sách và nhiều yếu tố phức tạp. Tuy nhiên, phải thừa nhận động lực
chính phá rừng là từ con người dù trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến mất rừng. Tóm lại
hiện tượng này gồm các yếu tố chính sau:
Chuyển đổi rừng sang đất canh tác: Với sự phát triển mạnh vẽ của các loài
cây công nghiệp và chính sách thúc đẩy từ Chính phủ như chuyển đổi rừng nghèo
kiệt sang trồng cây cây công nghiệp (Cao su, cà phê, chè, điều, Ca cao, Mít …).
Bên cạnh đó tình hình di cư cơ giới và tình trạng đói nghèo vẫn là một vấn đề dai
dẳng ở Việt Nam nhất là đối với các dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống chủ yếu ở
vùng miền núi[11];


6

Chính sách và nạn khai thác gỗ trái phép: Khai thác gỗ không bền vững là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thoái rừng ở Việt Nam và hệ lụy của phương thức
quản lý yếu kém và các hoạt động trái phép cũng như khai thác gỗ của các hộ nông
thôn để sử dụng và làm củi đốt. [11] [6].
Phát triển cơ sở hạ tầng: Nguyên nhân mất rừng cơ bản ở đây là xây đập
thủy điện, một diện tích lớn dành cho qui hoạch các hồ, đập chứa nước cho nông
nghiệp cũng làm giảm đáng kể diện tích rừng ở Việt Nam và xây mới và cải tạo hệ
thống giao thông đường bộ tại các tuyến dọc dãy Trường Sơn, Tây Nguyên xuyên
qua các khu bảo tồn, Vườn quốc gia cũng làm tăng nguy cơ mất rừng ở Việt Nam
hiện tại [1] [11].
Cháy rừng: Trong giai đoạn 1992 – 2002, diện tích bình quân hàng năm bị mất
do cháy rừng là 6.000ha. Giai đoạn 2004 – 2008, theo báo cáo đã xảy ra 3.659 vụ cháy
rừng, thiêu hủy 15.479 ha (tương đương với diện tích rừng bình quân 3.096ha/năm)[4].
1.2.2 Cam kết của Việt Nam nhằm ứng phó với Biến đổi khí hậu
Báo cáo tại Hội nghị lần thứ 13 (COP13) của UN FCCC đã khẳng định Việt
Nam là một trong năm nước trên thế giới bị tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí

hậu. Trước đó, báo cáo của Ngân hàng thế giới cũng cảnh báo những nguy cơ thiệt
hại nặng nề do mực nước biển dâng cao đối với Việt Nam.
Việt Nam tham gia UN FCCC từ tháng 11/1994 và đã phê chuẩn Nghị định
thư Kyoto vào tháng 9/2002. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã ban hành nhiều
chính sách quan trọng liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngày 02/12/2008
Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ban hành Chương trình
Mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu (NTP-RCC). Quyết định số
2730/QĐ-BNN-KNCN ngày 05/09/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành về khung Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2008 – 2020, trong đó có lĩnh vực
nông nghiệp. Ngày 12/06/2009, Chính phủ đã có Nghị quyết số 27/NQ-CP về một
số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi
trường, trong đó Chính phủ yêu cầu các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong


7

phạm vi trách nhiệm của mình tích cực, chủ động thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Năm 2011 Thủ tướng chỉnh phủ ban hành
quyết định về thực hiện chương trình Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính
thong qua các nỗ lực hạnh chế mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn trữ lượng các
bon; quản lý rừng bền vững và tăng trữ lượng các bon rừng giai đoạn 2011 – 2020 ở
Việt Nam. Ngày 13/01/2011 Văn phòng Chính phủ đưa ra hướng dẫn 282/VPCPQHQT về Hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ trong báo kết quả của COP16 và
CMP6 tại Cancun, Mexico. Trước đó 07/01/2011 Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn ban hành quyết định 39/QĐ-BNN-TCCB về thành lập Ban điều hành
chương trình REDD+ quốc gia với nhiệm vụ hỗ trợ Bộ Nông nghiệp trong việc điều
phối và thực hiện chương trình REDD+ ở Việt Nam, xây dựng khung thể chế, chính
sách, tiếp cận và các vấn đề khác liên quan đến chương trình. Tiếp sau đó ngày
19/01/2011, Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết
định số 18/QĐ-TCLN-VP về việc thành lập Văn phòng REDD+ văn phòng có

nhiệm vụ giám sát, tổng hợp, hợp tác, điều phối với tất cả các bên liên quan trong
việc thực hiện chương trình ở VIệt Nam. Tháng 11/2011 Việt Nam hoàn thành đề
xuất chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ (R-PP) đến quỹ Đối tác Các bon Lâm
nghiệp FCPF, kết quả của đệ trình chính là REDD+ pha II sẽ được thực hiện tại
Việt Nam giai đoạn kế tiếp.
1.2.3 Tiến trình thực hiện Chương trình UN-REDD của Việt Nam
Việt Nam là một trong các nước đi đầu trong việc thực hiện REDD+ cần có
sự phối hợp của rất nhiều bên liên quan để phù hợp với các tiến trình đàm phán
Quốc tế và theo định hướng chiến lược của các mục tiêu quốc gia, bản thân khung
REDD+ được thực thi lại đòi hỏi nhiều hợp phần khác nhau như:1) rõ ràng chiến
lược quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp; 2) thúc đẩy tiến trình giao quyền sử
dụng rừng, rõ ràng chủ thể quản lý rừng/các bon; 3) hệ thống hóa, cải cách chính
sách lâm nghiệp và các thủ tục hành chính liên quan; 4) thực hiện qui hoạch và các
quy định về môi trường; 5) Thúc đẩy các giải pháp thay thế, chuyển đổi rừng và suy
thaosi rừng; 6) thiết lập các cơ chế chia sẻ lợi ích trong REDD+. Đây chính là điểm


8

nút thắt cuối cùng cũng là chìa khóa thành công của REDD+ tại Việt Nam. Tiếp đó,
thực hiện các bước phân quyền hóa và thí điểm ở từng địa phương, vùng rồi hoàn
thiện đến cấp quốc gia [11], [15].
Trong quá trình thực hiện REDD+ sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các
bên liên quan (full and effective participant, hoặc FPIC – pree, priority, informed
and consent), đề cập tới vai trò của cá nhân, cộng đồng liên quan tới rừng tại địa
phương. FPIC Việt Nam gồm 8 bước đã được thực hiện thí điểm tại Lâm Hà, Lâm
Đồng và được đánh giá bởi Nguyễn Quang Tấn, Lương Thị Trường [27].
Đảm bảo bảo an toàn các chính sách về môi trường và xã hội (social and
environmental safeguard-SES đặt ra trong COP17. Đến tháng 9/2011 Việt Nam đệ
trình các nguyên tắc và tiêu chí SES gồm 7 nguyên tắc và 25 tiêu chí, trong đó có 4

tiêu chí về xã hội và 3 tiêu chí về môi trường [13].
Xây dựng kịch bản tham chiếu (reference level – RL, reference emission
level – REL) cho cả 5 hoạt động của REDD+ (như đã thống nhất tại COP16) vẫn
chưa được hoàn thành. Các hoạt động thảo luận ở Việt Nam về thiết lập đường cơ
sở cho cơ chế REDD+ đến nay tập trung vào mức tham chiếu (RL), bao gồm mức
tham chiếu rừng và mức phát thải tham chiếu (REL), đến nay các hoạt đang triển
khai và hoạt động đã hoàn thành, gồm:
 Số hóa tất cả các bản đồ rừng và số liệu đo đếm hiện trường của các chu kỳ
điều tra rừng toàn quốc trước đây – với hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của JICA
và Phần Lan. Tất cả các số liệu lâm nghiệp số hóa cho năm 1990, 1995, 2000
và 2010 sẽ được chuẩn hóa và lưu vào cơ sở dữ liệu ngành lâm nghiệp.
 Rà soát và đánh giá chất lượng số liệu của bốn chu kỳ điều tra rừng từ
Chương trình Tổng điều tra rừng toàn quốc từ năm 1990. Số liệu lâm nghiệp
năm 1990, 2000 và 2010 sẽ được kiểm tra và công nhận.
 Rà soát và đánh giá phương pháp xây dựng REL/RL – với sự hỗ trợ của
JICA, Phần Lan và Chương trình UN-REDD Việt Nam. Một mức phát thải
tham chiếu tạm thời được xây dựng.


9

 Huy động các bên liên quan trong nước và quốc tế tham gia thảo luận
phương pháp xây dựng REL/RL cho Việt Nam, thông quan Tiểu nhóm công
tác kỹ thuật về MRV và hỗ trợ kỹ thuật từ Chương trình UN-REDD Việt
Nam.
Cơ chế chia sẻ lợi ích: (benefit distribution system – BDS) dưới sự hỗ trợ tài
chính, nguồn lực từ FAO và các tổ chứ phi chính phủ trong nước và quốc tế khác,
tháng 6/2011 bản thảo đầu tiên của cơ chế chia sẻ lợi ích được hoàn thành và tham
vấn với các nội dung chính gồm 1) các nguyên tắc và quản trị quỹ từ cấp quốc tế
đến cấp địa phương; 2) cơ cấu tổ chức, các bên được chi trả và hình thức chi trả cấp

địa phương; 3) qui trình phối hợp và giám sát giảm rủi ro.
Tiến trình thực hiện REDD+ còn có những hợp phần khác như quản trị trong
REDD+, đa dạng sinh học, chí phí cơ hội ….. Tuy nhiên các kết quả của các tiểu
nhóm làm việc này hiện chưa cụ thể. Do đó trong tổng quan này nghiên cứu không
đề cập tới.
1.3 Cơ chế MRV
1.3.1 Bối cảnh ra đời của MRV theo UN FCCC
Hội nghị các Bên lần thứ 15 (COP15) của Công ước khung Liên Hiệp Quốc
về Biến đổi khí hậu năm 2009 đã thông qua quyết định “Hướng dẫn về mặt phương
pháp luận cho các hoạt động liên quan đến việc phát thải từ mất rừng và suy thoái
rừng và vai trò của bảo tồn, quản lý rừng bền vững cũng như tăng cường trữ lượng
các bon của rừng ở các nước đang phát triển” (REDD+). COP16 vào năm tiếp theo
đã thông qua các quyết định bổ sung, bao gồm cả các quyết định về “Các phương
pháp chính sách và khuyến khích tích cực về những vấn đề có liên quan tới giảm
thiểu phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển; và vai trò
bảo tồn, quản lý rừng bền vững cũng như nâng cao trữ lượng các bon rừng ở các
nước đang phát triển”.
Quyết định được thông qua bởi các Bên tại COP16 vào năm 2010 gồm 5
hoạt động liên quan đến rừng thuộc về REDD+. Phạm vi lớn này đã được nhất trí để


10

phản ánh nhiều bối cảnh quốc gia khác nhau (ví dụ như độ che phủ rừng cao và tỷ lệ
phá rừng cao/ độ che phủ rừng cao và tỷ lệ phá rừng thấp/gia tăng diện tích rừng và
trữ lượng các bon). Mục tiêu của MRV là cho phép đánh giá lượng phát thải và hấp
thụ khí nhà kính quốc gia trong lĩnh vực lâm nghiệp và báo cáo cho UN FCCC theo
một cách thức có thể thẩm định được [10].
Trong khi các thảo luận từ COP 16 yêu cầu Cơ quan Chi nhánh về Tư vấn
Khoa học và Công nghệ (SBSTA) phát triển các phương thức cho MRV (Phụ lục II

(c), Quyết định 1/CP.16), văn bản này không cung cấp một định nghĩa rõ ràng về
MRV. Tuy nhiên, các nỗ lực để phát triển MRV cần được khuyến khích, nhằm khởi
xướng và thông báo với quá trình đàm phán của UN FCCC [1].
Khoản 1, Quyết định 4/CP.15 của UN FCCC, yêu cầu các Bên là các nước
đang phát triển, trên cơ sở nhiệm vụ được tiến hành về các vấn đề mang tính
phương pháp được đặt ra trong các khoản 7 và 11 của quyết định 2/CP.13, xem xét
các chỉ dẫn sau cho các hoạt động có liên quan đến quyết định 2/CP.13, và không
xét đoán sớm bất kỳ quyết định liên quan bổ sung nào của Hội nghị các Bên, đặc
biệt là những cái có liên quan đến đo đếm và báo cáo [27]: (….)
(c) Sử dụng những hướng dẫn/chỉ dẫn gần đây nhất của Ủy ban Liên chính
phủ về Biến đổi khí hậu, như được thông qua hoặc được khuyến khích bởi Hội nghị
các Bên, nếu thích hợp, như là một cơ sở cho việc ước tính lượng khí nhà kính nhân
tạo phát thải từ các nguồn và hấp thụ bởi các bể liên quan đến rừng, trữ lượng các
bon của rừng và thay đổi diện tích rừng;
(d) Thiết lập, theo khả năng và hoàn cảnh quốc gia, một hệ thống giám sát
rừng quốc gia tin cậy và, nếu thích hợp, các hệ thống cấp cận quốc gia như là một
phần của hệ thống giám sát quốc gia mà:
(i) Sử dụng kết hợp các phương pháp viễn thám và kiểm kê các bon rừng trên
mặt đất để ước tính, một cách thích hợp, lượng khí nhà kính nhân tạo phát thải từ
các nguồn và hấp thụ bởi các bể có liên quan tới rừng, trữ lượng các bon của rừng
và thay đổi diện tích rừng;


11

(ii) Cung cấp các ước tính có tính minh bạch, nhất quán, chính xác đến mức
có thể, và giảm thiểu độ bất định, có tính đến các khả năng và năng lực của quốc
gia;
(iii) Có tính minh bạch và các kết được công bố và dễ dàng kiểm tra như đã
thống nhất bởi Hội nghị các Bên;

Các nước đang phát triển cũng cần đáp ứng những yêu cầu về cung cấp
thông tin vè các Biện pháp an toàn thông quan một Hệ thống Thông tin về các Biện
pháp an toàn.
Khoản 71, Quyết định 01/CP.16 của UN FCCC, yêu cầu các Bên là các nước
đang phát triển có hướng đến thực hiện các hoạt động nêu trong khoản 70 ở trên
(….), phát triển các thành phần sau [27]: (…)
(c) Một hệ thống để cung cấp thông tin về các biện pháp an toàn được đề cập
trong phụ lục I của quyết định này là được giải quyết và tôn trọng trong suốt quá
trình thực hiện các hoạt động được nêu trong khoản 70 ở trên, trong khi tôn trọng
vấn đề chủ quyền;
Hiệu quả thực thi quốc gia về giảm thiểu phát thải và tăng cường hấp thụ khí
nhà kính của REDD+ cần được liên kết với việc thực hiện các PaM ở cấp quốc gia
và cấp cận quốc gia. Điều này được hoàn thành thông qua một hệ thống giám sát sự
thực thi các PaM mà nó sẽ cho phép một quốc gia giám sts sự thành công của các
Pam và điều chỉnh chúng cho phù hợp khi cần thiết. Hệ thống giám sát này cũng sẽ
là yếu tố mấu chốt để hỗ trợ và vận hành cơ chế phân phối chi trả hay trợ cấp quốc
gia.
Khoản 76, Quyết định 01/CP.16 của UN FCCC: Thúc giục các Bên, đặc biệt
là các Bên là các nước phát triển, hỗ trợ, thông qua các kênh song phương và đa
phương, việc xây dựng các chiến lược hay các kế hoạch hành động quốc gia, các
chính sách và giải pháp và tăng cường năng lực, theo sau bởi việc thực hiện các
chính sách và giải pháp quốc gia và ác chiến lược hay kế hoạch hành động quốc gia
mà có thể đòi hỏi tăng cường năng lực bổ sinh, phát triển và chuyển giao công nghệ
và các hoạt động trình diễn dựa trên kết quả, bao gồm cả việc cân nhắc đến các biện


12

pháp an toàn được nêu trong khoản 2, phụ lục I của quyết định này, có tính đến các
điều kiện liên quan về mặt tài chính bao gồm cả những điều kiện liên quan đến báo

cáo vê sự hỗ trợ [27].
Tại COP 16 năm 2010, các Bên cũng đã thống nhất về một loạt các nguyên
tắc để cấu thành REDD+, bao gồm một quyết định về việc thực hiện REDD+ theo
các pha:
Khoản 73, quyết định 1/CP.16 của UN FCCC, Quyết định rằng các hoạt
động được thực hiện bởi các Bên nêu trong khoản 70 ở trên cần phải được thực hiện
theo các pha, bắt đầu bằng việc xây dựng các chiến lược hay kế hoạch hành động
quốc gia, các chính sách và giải pháp, và tăng cường nưng lực, theo sau là việc thực
hiện các chính sách và giải pháp toàn quốc gia và các chiến lược hay kế hoạch hành
động quốc gia mà có thể liên quan đến việc tăng cường năng lực, phát triển và
chuyển giao công nghệ, và các hoạt động trình diễn dựa trên kết quả, và cuối cùng
phát triển thành các hành động dựa trên kết quả mà cần phải được đo lường, báo cáo
và thẩm định một cách đầy đủ [27].
Điều này quan trọng vì nó cho phép các nước đang phát triển thực hiện một
phương pháp vừa học vừa làm, đồng thời cho phép tất cả các quốc gia REDD+ tiềm
năng có thể tham gia bất kể hoàn cảnh hiện tại của quốc gia đó. Khoản 73 cũng
cung cấp một dấu hiệu về ba pha của REDD+:
 Pha I: “Xây dựng các chiến lược, kế hoạch hành động quốc gia, các chính
sách và giải pháp và tăng cường năng lực”’
 Pha II: “Thực hiện các chính sách và giải pháp quốc gia và các chiến lược
hay kế hoạch hành động quốc gia mà nó có thể liên quan đến việc tăng
cường năng lực bổ sung, phát triển và chuyển giao công nghệ, và hoạt động
trình diễn dựa trên kết quả” của REDD+;
 Pha III là sự phát triển tất cả các hoạt động của REDD+ “ thành các hành
động dựa trên kết quả mà cần phải được đo lường, báo cáo và thẩm định một
cách đầy đủ”. Đây là giai đoạn mà REDD+ sẽ được lồng ghép một cách toàn
diện với các cơ chế giảm thiểu khác của UN FCCC.


13


Hiệp định Cancun cũng đặt ra một số yêu tố là các Bên là các nước đang phát triển
hướng tới thực hiện các hoạt động REDD+ của Công ước là được yêu cầu phát
triển:
Khoản 71, Quyết định 01/CP.16 của UN FCCC, yêu cầu các Bên là các nước
đang phát triển hướng tới thực hiện các hoạt động nêu trong khoản 70 ở trên, trong
hoàn cảnh cung cấp hỗ trợ đầy đủ và dự đoán được, bao gồm cả các nguồn tài chính
và các hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ cho các Bên là các nước đang phát triển, phù
hợp với hoàn cảnh quốc gia và các năng lực tương ứng, phát triển các thành phần
sau:
(a) Một chiến lược hay kế hoạch hành động quốc gia;
(b) Một mức phát thải tham chiếu và/hoặc mức tham chiếu rừng cấp quốc gia
hoặc, nếu thích hợp, như là một giải pháp tạm thời, các mức phát thải
tham chiếu và/hoặc các mức tham chiếu rừng cấp cận quốc gia, phù hợp
với hoàn cảnh quốc gia, và với những điều khoản đề cập trong quyết định
4/CP.15, và với bất kỳ mô tả chi tiết bổ sung nào của các điều khoản này
được Hội nghị các Bên thông qua;
1.3.2. Bối cảnh MRV tại Việt Nam
Đối với Việt Nam, trong Chương trình REDD+, khái niệm MRV là một khái
niệm mới được giới thiệu. Tuy nhiên, việc vận hành MRV tại bối cảnh hiện tại sẽ
vừa được phát triển mới cũng vừa tận dụng khung thể chế sẵn có hiện tại như việc
giám sát và sử dụng đất đã được qui định trong Luật Đất đai (2003) và Luật Bảo vệ
và Phát triển rừng (2004). Tổng Cục quản lý Đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường (MONRE) là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm giám sát tất cả các loại
hình sử dụng đất, bao gồm cả đất lâm nghiệp. Tổng cục quản lý đất đai có chức
năng tiến hành các kiểm kê đất đai theo chu kỳ 5 năm một lần, đồng thời thực hiện
thống kê sử dụng đất hàng năm dựa trên các báo cáo gửi từ cấp xã lên cấp tỉnh và
cấp quốc gia. Tuy nhiên, những số liệu kiểm kê và thống kê này là chưa đủ để sử
dụng cho việc tính lượng phát thải/hấp thụ khí nhà kính do sử dụng hệ thống phân



14

loại chưa phù hợp, ví dụ như đất lâm nghiệp mới chỉ được phân thành 3 loại (rừng
phòng hộ, đặc dụng và sản xuất) chứ không phải theo loại rừng.
Về quản lý rừng bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, năm 1995 Bộ Lâm
nghiệp và được sát nhập với Bộ Nông Nghiệp và Bộ Thủy Lợi thành lập Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, với cơ cấu tổ chức quản lý:
-

Cấp trung ương: Dưới bộ NN&PTNT có Tổng cục Lâm nghiệp;

-

Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Chi cục Lâm nghiệp và Chi cục
Kiểm Lâm trực thuộc Sở NN&PTNT theo quyết định số 119/2006/NĐ-CP
ngày 16/10/2006 của Chính Phủ về hoạt đồng của Kiểm Lâm;

-

Cấp huyện có các Hạt kiểm Lâm và Phòng Nông nghiệp;

-

Cấp xã có các Phó Chủ tịch Phụ trách Nông Lâm và Cán bộ Nông Lâm của
xã;

-

Cấp thôn bản rừng sản xuất được giao trực tiếp cho Hộ gia đình, cá nhân

hoặc cồng đồng thôn bản quản lý, đối với rừng Phòng hộ hoặc vùng đệm
rừng Đặc dụng, Vườn Quốc gia được giao khoán hưởng lợi theo 178
Tổng cục lâm nghiệp (VNFOREST) của MARD chịu trách nhiệm giám sát

đất lâm nghiệp và giao nhiệm vụ này cho FIPI và FPD. Từ năm 1990, FIPI đã thực
hiện một trương trình có tên là Chương trình điều tra, theo dõi và đánh giá Tài
nguyên Rừng Toàn quốc (NFIMAP). Chương trình này nhằm mục đích theo dõi các
diễn biến của rừng và được tiến hành theo các chu kỳ 5 năm. Cho đến nay, 4 chu kỳ
đã được hoàn tất và chu kỳ thứ 5 đang được chuẩn bị triển khai. Chương trình này có
2 nhiệm vụ chính: theo dõi diện tích rừng và điều tra chất lượng rừng. Đối với nhiệm
vụ đầu tiên, FIPI áp dụng công nghệ viễn thám trong khi đó cũng sử dụng một hệ
thống ô sơ cấp được thiết kế cố định và có hệ thống cho nhiệm vụ thứ 2.
Đối với việc Dự báo sinh khối một số trạng thái rừng ở Việt Nam, dưới sự tài
trợ của FAO thông qua Tổng cục Lâm nghiệp, thực hiện dự án “Dự đoán sinh khối
rừng tự nhiên bằng phương pháp chặt hạ” với sự phối hợp thực hiện của Trung tâm
Sinh thái và Môi trường rừng, Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên,
Viện điều tra Qui hoạch rừng, Phân viện điều tra qui hoạch rừng Bắc Trung Bộ, với


×