Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu khoa học " ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KHAI THÁC, SỬ DỤNG GỖ VÀ LSNG BỀN VỮNG PHỤC VỤ DỰ ÁN 661 " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.34 KB, 10 trang )

ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
KỸ THUẬT, CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KHAI THÁC, SỬ DỤNG GỖ VÀ LSNG BỀN VỮNG PHỤC VỤ DỰ
ÁN 661

Bùi Thanh Hằng, Phạm Quang Tuyến
Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dự án 661 triển khai đã đem lại những kết quả bước đầu trong việc phục hồi và trồng rừng mới ở nước
ta, diện tích rừng có tăng, nhưng chất lượng rừng tự nhiên cũng như rừng trồng còn thấp, chưa đáp ứng
nhu cầu khai thác cũng như sử dụng gỗ và LSNG hiện nay. Mặt khác, đời sống của các cộng đồng dân cư
có mức sống thấp và phụ thuộc vào rừng nên các hoạt động khai thác trái phép diễn ra thường xuyên làm
tăng nguy cơ mất rừng và ảnh hưởng nhiều đến thành quả của dự án 661.
Hơn nữa, trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước, để đạt được năng suất, chất lượng
cao, các ngành nghề hiện nay buộc phải áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, trong đó có khai thác, sử dụng lâm
sản. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ trong khai thác, sử dụng còn nhiều bất cập chưa giải quyết được.
Tựu chung lại, dưới con mắt của nhà quản lý, cần phải nắm được bức tranh chung về thực trạng khai
thác, sử dụng gỗ và LSNG để có thể đề xuất được các giải pháp về kỹ thuật, cơ chế chính sách nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý cũng như sử dụng rừng thuộc dự án 661 nói riêng và rừng Toàn quốc nói chung.
II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
2.1. Phương pháp tiếp cận chung
- Phương pháp kế thừa số liệu: Thu thập, tổng quan và phân tích chọn lọc các tài liệu thứ cấp (báo cáo
khoa học, báo cáo quản lý, các báo cáo điều tra chuyên đề, kế họach hàng năm và tài liệu thiết kế khai thác
gỗ, lâm sản ngoài gỗ… liên quan đến thực trạng khai thác lâm sản).
- Sử dụng phương pháp PRA: Phỏng vấn nhóm trọng điểm, phỏng vấn bán cấu trúc, quan sát thực tế,
khảo sát tại các điểm thu mua lâm sản, các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ lâm sản và các sản phẩm có
nguồn gốc là lâm sản
- Phương pháp chuyên gia (hội thảo hoặc gửi các bản thảo lấy ý kiến nhận xét của các chuyên gia).
2.2. Các phương pháp cụ thể
- Quá trình điều tra được tiến hành trên hai nhóm đối tượng chính là: các tổ chức (Công ty lâm nghiệp,


ban quản lý rừng phòng hộ, ) và Cộng đồng, cá nhân và hộ gia đình.
- Ở cấp tỉnh tiến hành thu thập số liệu liên quan tại Sở Nông nghiệp & PTNT (Chi cục Lâm nghiệp, Kiểm
lâm); mỗi tỉnh sẽ chọn 2 huyện, thu thập số liệu tại phòng Nông nghiệp huyện, Hạt kiểm lâm. Sau đó, mỗi
huyện sẽ chọn 3 xã, tiến hành làm việc với Ban lâm nghiệp, Kiểm lâm địa bàn để thu thập số liệu ở xã. Trên
mỗi tỉnh lựa chọn 3 đơn vị kinh doanh, quản lý rừng (Lâm trường, Ban quản lý rừng phòng hộ, Doanh
nghiêp, ) và 30 hộ gia đình để tiến hành điều tra thực trạng và khai thác, sử dụng gỗ và LSNG.
-PRA được thực hiện sau nghiên cứu RRA thông qua các cuộc thảo luận với những nhóm người dân,
cán bộ thôn, cán bộ xã, các nhà quản lý cấp huyện, tỉnh và với những nhà khoa học có kinh nghiệm nghiên
cứu nông thôn ở khu vực. Việc tiến hành thu thập số liệu được tiến hành theo bộ phiếu điều tra, lấy hộ gia
đình làm đối tượng chủ yếu điều tra và phản ánh với số hộ điều tra là 30 hộ/1 điểm nghiên cứu, tại mỗi điểm
tiến hành 1-2 cuộc họp thôn, bản theo PRA.
- Điều tra thị trường về thực trạng buôn bán lâm sản bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
(PRA), phân tích điểm mạnh - yếu (SWOT).
- Kết quả thu thập được xử lý trên bằng chương trình Exel.2003.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng khai thác, sử dụng gỗ và LSNG từ rừng tự nhiên, rừng trồng của người dân và
mọi thành phần kinh tế tại các vùng dự án 661
3.1.1. Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng về nhu cầu khai thác gỗ và LSNG.
3.1.1.1. Thực trạng tiêu thụ gỗ và LSNG
Bảng 1. Kết quả đánh giá thực trạng tiêu thụ gỗ và LSNG
Tỷ lệ % số phiếu điều tra TT Chỉ tiêu
Sơn La

Bắc
Kạn
Thanh
Hoá
Kon
Tum

Ninh
Thuận
Đồng
Nai
TB
6 tỉnh
I Loại gỗ tiêu thụ
1

Gỗ lớn 60,00 66,67 64,44 60,00 57,78 53,33 60,37
2

Gỗ nhỏ 33,33 24,44 28,89 33,33 37,78 33,33 31,85
3

Cả hai loại 6,67 8,89 6,67 6,67 4,44 13,33 7,78
Khi đánh giá về nhu cầu sử dụng các loại gỗ hiện nay và thời gian tới thì phần lớn đều cho rằng nhu cầu
về gỗ lớn là cao nhất. Kết quả phỏng vấn phân tích cho thấy mức độ tiêu thụ gỗ lớn chiếm tới 60,37% - gấp
2 lần gỗ nhỏ chỉ có 31,85% số phiếu phỏng vấn. Hoạt động mua bán gỗ diễn ra nhiều và thường xuyên.
3.1.1.2. Nhu cầu sử dụng gỗ và LSNG trong các tỉnh điều tra.
Bảng 2. Kết quả đánh giá nhu cầu khai thác sử dụng gỗ và LSNG
Tỷ lệ % số phiếu điều tra
TT Nhu cầu sử dụng
Sơn La Bắc
Kạn
Thanh
Hoá
Kon
Tum
Ninh

Thuận
Đồng
Nai
TB 6
tỉnh
I Nhu cầu sử dụng gỗ
1

Làm nhà, đóng đồ mộc 33,33 31,11 22,22 17,78 26,67 8,89 23,70
2

Dùng cho công nghiệp 11,11 8,89 33,33 40,00 33,33 66,67 32,22
3

Làm hàng rào 15,56 15,56 6,67 4,44 8,89 2,22 8,89
4

Làm củi 20,00 17,78 20,00 6,67 15,56 8,89 15,19
5

Bán ra thị trường 6,67 20,00 11,11 20,00 6,67 6,67 9,63
6

Dùng khác 13,33 6,67 6,67 11,11 8,89 6,67 10,37
II Nhu cầu sử dụng LSNG
1

Làm thực phẩm 33,33 35,56 22,22 24,44 33,33 28,89 29,63
2


Làm thuốc 6,67 28,89 26,67 33,33 24,44 26,67 24,44
3

Tinh dầu 15,56 4,44 15,56 6,67 11,11 11,11 10,74
4

Sử dụng làm đồ dùng 24,44 15,56 20,00 17,78 15,56 15,56 18,15
5

Dùng khác 8,89 6,67 8,89 8,89 8,89 8,89 8,52
6

Bán ra thị trường 11,11 8,89 6,67 8,89 6,67 8,89 8,52
Tính bình quân cho 6 tỉnh: nhu cầu gỗ sử dụng trong công nghiệp cao nhất với 32,22% số phiếu, tiếp đến
là gỗ làm nhà, đóng đồ mộc với 23,7% số phiếu, gỗ sử dụng làm củi có nhu cầu khá cao với 15,19% số

phiếu, sử dụng vào việc khác là 10,37% số phiếu, bán ra thị trường là 9,63% và cuối cùng sử dụng làm
hàng rào là 8,89% số phiếu phỏng vấn.
Nhu cầu sử dụng gỗ ở mỗi địa phương, mỗi vùng cũng có đặc điểm riêng. Nhu cầu gỗ sử dụng vào mục
đích làm nhà, đóng đồ mộc có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam. Ngược lại nhu cầu sử dụng gỗ trong
công nghiệp lại có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam.
Khi đánh giá nhu cầu sử dụng LSNG thì mục đích sử dụng làm thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất với
29,63% số phiếu, việc đưa LSNG dùng để làm thuốc cũng chiếm một tỷ lệ 24,44% số phiếu phỏng vấn. Sử
dụng LSNG làm đồ dùng cũng chiếm một tỷ lệ lớn với 18,15% số phiếu phỏng vấn, tiếp đến là chiết xuất tinh
dầu, thấp nhất là sử dụng để bán ra thị trường và thực hiện các mục đích khác.
3.1.2. Kết quả điều tra, đánh giá về các hình thức khai thác phổ biến hiện nay, các kỹ thuật khai
thác đang sử dụng với gỗ và LSNG.
3.1.2.1. Kết quả điều tra các hình thức khai thác
* Kết quả điều tra hình thức khai thác gỗ 6 tỉnh: Sơn La, Bắc Kạn, Thanh Hoá, Kon Tum, Ninh Thuận,
Đồng Nai

90
80
60
40
50
30
10
20
40
60
50
70
0
20
40
60
80
100
120
Sơn La Bắc Kạn Thanh Hoá Kon Tum Ninh Thuận Đồng Nai
Khai thác thủ công (%) Khai thác cơ giới (%)

Biểu đồ 1. Tỷ lệ % các loại hình công nghệ áp dụng trong khai thác
Khai thác thủ công theo các tỉnh có xu thế giảm dần từ Bắc vào Nam. Khai thác bằng cơ giới có xu thế
tăng dần từ Bắc vào Nam. Việc áp dụng công nghệ cơ giới trong khai thác ở miền núi phía Bắc chiếm tỷ lệ
thấp 10% (Sơn La), miền Trung (Thanh Hoá) ở mức độ trung bình 40%, Tây Nguyên 60% (Kon Tum) và
nhiều nhất là 70% ở Đồng Nai. Qua đây ta có thể thấy được sự khác biệt về công nghệ khai thác giữa hai
miền Nam và Bắc. Các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên thường xuyên sử dụng công cụ trong khai thác gỗ,
trong khi các tỉnh phía Bắc thì việc sử dụng này rất ít.
* Các hình thức khai thác LSNG tại 6 tỉnhSơn La, Bắc Kạn, Thanh Hoá, Kon Tum, Ninh Thuận, Đồng Nai









Bảng 3. Các hình thức khai thác LSNG
Nhóm
sản
Hình
thức
Bộ
phận
Các loại LSNG đang khai thác

phẩm
Sơn La Bắc Kạn Thanh
Hoá
Kon Tum Ninh
Thuận
Đồng Nai
Chặt
thân cây
trưởng
thành
Thân
cây
Tre, Nứa,

Trúc,
Tre, Nứa,
Trúc,
Tre,
Luồng
Tre, Nứa,
Trúc,
Tre, Nứa,
Trúc,
Tre, Nứa,
Trúc,
Cắt thân
cây
trưởng
thành
Thân
cây
Song, Mây
Song,
Mây
Song,
Mây
Song,
Mây
Song,
Mây
Song,
Mây
Cắt hoa Hoa Chít Chít Chít
Cắt cây

Thân
cây
Guột Guột Guột Guột
Cắt lá Lá Cỏ tranh Cỏ tranh Cỏ tranh Cỏ tranh Cỏ tranh
Hàng
thủ
công
Lấy
nhựa
Cánh kiến
Cắt thân,

Củ,
thân
Hà thủ ô,
Râu mèo,
Ngũ gia bì,
Bạc hà
Cây Trâu
cố, Bồ
công anh
Ngũ gia
bì, Chàm
mèo, Bạc
hà núi, Ba
chẽ
Ba gạc,
Ngũ gia
bì, Râu
hùm

Ba gạc,
Ngũ gia
bì, Râu
hùm
Xạ đen,
Ngũ gia
bì, Ba gạc
Hái quả Quả
Mắc khén,
Ké đầu
ngựa, Tai
chua, Sơn
tra
Trám
trắng,
Trám
đen, Ba
đậu, Sa
nhân,
Trắc bá
Ba đậu,
Tai chua,
Sa nhân
Ké đầu
ngựa,
Sầu đâu
rừng
Ké đầu
ngựa,
Sầu đâu

rừng
Trâm bầu,
Tai chua,
Sa nhân
Đào củ Củ
Giềng đỏ,
gừng, nghệ
đen, Khúc
khắc, Hoàng
tinh, Đẳng
sâm, Bình
vôi
Củ mài,
Thiên
niên kiện,
Bình Vôi,
Cát sâm,
Đẳng
sâm, Ba
kích,
Nghệ
Giềng đỏ,
gừng,
nghệ đen,
Bách hộ,
Đẳng
sâm, Cát
cánh,
Hoàng
liên


Giềng đỏ,
gừng,
Đẳng
sâm,
Cắt thân
Thân
cây
Sả, Sa nhân,
Cẩu tích
Ba gạc,
Thiên
niên kiện,
Ích mẫu
Ba gạc,
Bách hợp

Sả, Cẩu
tích, Sâm
bố chính,
Thổ phục
linh
Hàng
dược
liệu
Cắt dây Dây Huyết đằng,
Huyết
đằng,
Cam thảo
Huyết

đằng,

Huyết
đằng,

dây
Đào
mầm
Mầm Măng Măng Măng Măng Măng Măng
Đào củ Củ
Dong giềng,
Củ mài
Dong
giềng, Củ
mài
Dong
giềng, Củ
mài
Dong
giềng, Củ
mài
Dong
giềng, Củ
mài
Dong
giềng, Củ
mài
Nhóm
cây
làm

thực
phẩm
Lấy lá Lá
Rau Sắng,
rau Đắng,
rau dớn, rau
tàu bay,
Dong
Rau dớn,
Rau tàu
bay
Rau dớn,
Rau tàu
bay

Lấy giò Cây
Hoàng lan,
lan hài, lan
tai trâu, lan
quế, lan da
báo,
Phong
lan, địa
lan

Phong
lan, Địa
lan
Phong
cảnh

Đào cây Cây
Si, chuối
rừng,
Si, Đa
Các hình thức khai thác LSNG tại các địa phương là không giống nhau. Tuỳ theo đặc điểm tự nhiên, kinh
tế, xã hội mà mỗi địa phương, mỗi người dân áp dụng các hình thức khai thác khác nhau. Việc khai thác
LSNG có rất nhiều hình thức, số lượng các loài LSNG bị khai thác nhiều, nhưng phần lớn chưa tuân thủ quy
định, quy trình hướng dẫn về khai thác LSNG theo hướng bền vững. Chỉ có một số địa phương có các hình
thức tuyên truyền, hướng dẫn tới các xã, thôn, bản, hay nơi có chương trình dự án của Nhà nước cũng
như các tổ chức Quốc Tế thì việc khai thác sử dụng LSNG đạt được những yêu cầu về quản lý bảo vệ và phát
triển.
3.1.2.2. Kết quả điều tra kỹ thuật áp dụng trong khai thác
Bảng 4. Kết quả điều tra kỹ thuật áp dụng trong khai thác
TT Các bước thực hiện Sơn La Bắc Kạn Thanh
Hoá
Kon Tum Ninh
Thuận
Đồng Nai
1 Lập KH dài hạn 100% 100% 100% 100% 100% 100%
2
Lập KH hàng năm và
thiết kế KT
100% 100% 100% 100% 100% 100%
3 Chuẩn bị KT 90% 95% 97% 95% 94% 98%
4 Khai thác 90% 80% 92% 95% 94% 98%
5 Sau khai thác 70% 65% 80% 85% 83% 89%
Kết quả điều tra cho thấy các bước thực hiện trong việc khai thác đã được đa số các địa phương thực
hiện đầy đủ. Trong đó khâu lập kế hoạch được các địa phương chú trọng nhất. Thực trạng rất phổ biến hiện
nay của các địa phương là thiếu sự giám sát và kiểm tra trong quá trình khai thác và sau khi khai thác.
3.1.3. Kết quả đánh giá việc quản lý khai thác, sử dụng gỗ và LSNG tại các khu rừng được sự hỗ

trợ của dự án 661.
3.1.3.1. Đánh giá về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khai thác, sử dụng gỗ và LSNG
Bảng 5. Tổng hợp kết quả phỏng vấn về công tác quản lý
TT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Số phiếu Tỷ lệ phần %
1 Tổ chức nhân sự Phức tạp 75 83,33

Đơn giản 15 16,67
Dễ thực hiện 34 37,78
Bình thường 45 50,00
2 Cách thức thực hiện
Khó thực hiện 11 12,22
Rất chặt chẽ 8 8,89
Chặt chẽ 15 16,67
3 Việc quản lý
Lỏng lẻo 77 85,56
Đúng trình tự 75 83,33
4 Quá trình thực hiện
Chưa đúng 25 27,78
Tổng số phiếu phỏng vấn 90 100%
Đánh giá về quá trình thực hiện của các đơn vị quản lý khai thác gỗ và LSNG cho hay 75% phiếu trả lời
cho rằng các cơ quan đã thực hiện đúng trình tự thủ tục trong quá trình quản lý, 25% cho rằng việc thực
hiện quy chế quản lý chưa đúng. Tại một số địa phương còn gặp phải những khó khăn trong quá trình thực
hiện.
Khi phân tích về các nguyên nhân nêu trên thì có tới 90% nguyên nhân khách quan đem lại: địa hình đi
lại khó khăn, trình độ người xin khai thác thấp, Một số nguyên nhân chủ quan cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến công tác quản lý đó là: năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý yếu, kém, một số cá nhân cố tình làm sai,
lợi dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân.
3.1.3.2. Phân tích những tồn tại và thách thức trong công tác quản lý khai thác gỗ và LSNG. Bảng 6.
Phân tichs swot với chủ đề quản lý khai thác và sử dụng gỗ và LSNG
Điểm mạmh (S)

- Người dân đã được giao đất, khoán rừng,
được phép kinh doanh rừng, nhằm khai thác gỗ và
LSNG có giá trị theo pháp luật.
- Đa số người dân có truyền thống làm nghề
rừng: biết khai thác và sử dụng gỗ và LSNG.
- Hầu hết các hộ dân có nguyện vọng được
tham gia vào các chương trình lâm nghiệp, kinh
doanh rừng có hiệu quả.
- Nhà nước đặc biệt quan tâm tới việc khai thác,
sử dụng, chế biến, tiêu thụ gỗ và LSNG.
Điểm yếu (W)
- Cơ chế và chính sách còn nhiều bất cập
- Hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý chưa
cao, vai trò các cơ quan quản lý, tổ chức, cộng
đồng địa phương chưa được thể hiện rõ.
- Sản xuất, chế biến, tiêu thụ gỗ và LSNG chủ
yếu là tự phát, manh mún, chưa có quy hoạch rõ
ràng.
- Trình độ khoa học, kỹ thuật, nhận thức về khai
thác và sử dụng còn thấp.

Cơ hội (O)
- Chương trình giao đất, khoán rừng đã được
triển khai.
- Nhu cầu về gỗ và LSNG trong nước cũng như
thế giới ngày càng tăng.
- Nhà nước quan tâm chú ý đến phát triển
ngành chế biến và xuất khẩu gỗ.
- Diện tích rừng lớn, nhiều loài cây phong phú.
- Việc gia nhập WTO đưa lại thuận tiện trong

xuất nhập khẩu gỗ và LSNG.
- Nhân công dồi dào và rẻ.

Trở ngại (T)
- Người dân đươc giao đất khoán rừng nhưng
chưa thực hiện đúng quy định, quy chế và tuân thủ
pháp luật.
- Tỷ lệ người nghèo, đói còn cao.
- Khai thác gỗ và LSNG quá mức, khai thác kiệt,
không chú ý đến tái sinh tự nhiên.
- Một số nơi chưa có nhà máy chế biến gỗ, đa
phần chưa có cơ sở chế biến LSNG.
- Thị trường gỗ và LSNG còn nhiều bấp bênh,
người dân thường bị ép giá.

3.2. Đánh giá ảnh hưởng và tác động của các chính sách liên quan đến tình hình khai thác sử
dụng gỗ và LSNG từ rừng
3.2.1.Kết quả đánh giá tác động của các cơ chế, chính sách liên quan đến việc khai thác, sử dụng
lâm sản tại các địa phương
3.2.1.1. Đánh giá chung
a. Những tác động tích cực đến hiệu quả đầu tư của dự án 661.
+ Đã hình thành được khung chính sách cơ bản để chuyển hướng phát triển lâm nghiệp sang thực hiện
mục tiêu “tích cực bảo vệ rừng tự nhiên hiện còn, đẩy mạnh trồng rừng, khai thác sản phẩm từ rừng trồng
và khai thác gỗ từ rừng tự nhiên theo hướng bền vững”.
+ Đã ban hành và thực thi những giải pháp về chính sách để:
- Tách biệt dần chức năng quản lý nhà nước về rừng ra khỏi chức năng kinh doanh rừng và sản xuất lâm sản.
- Trao quyền sử dụng đất lâm nghiệp đến hộ gia đình và thúc đẩy kinh tế hộ gia đình của nông dân miền
núi phát triển trên cơ sở kinh doanh rừng và sản xuất nông lâm kết hợp.
- Đổi mới tổ chức quản lý lâm trường quốc doanh và đưa hệ thống lâm trường quốc doanh đã được sắp
xếp lại hoạt động theo cơ chế quản lý kinh doanh.

- Phân định rõ ràng 3 loại rừng, thành lập các Ban quản lý rừng phòng hộ/rừng đặc dụng, hoạt động theo
cơ chế quản lý của tổ chức sự nghiệp kinh tế.
- Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu gỗ, thu hút đầu tư xã hội để phát triển công nghiệp chế biến gỗ
hướng theo mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu gỗ và LSNG.
+ Đổi mới chính sách quản lý thị trường lâm sản nội địa và xuất khẩu lâm sản theo hướng “tự do hoá thị
trường gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ để thúc đẩy trồng rừng”.
b. Những tồn tại bất cập
+ Những vấn đề có liên quan đến phương án điều chế rừng
- Quyết định 40 quy định: Chưa có quy định diện tích tối thiểu bao nhiêu phải xây dựng và nội dung xây
dựng phương án (nếu 1 hộ gia đình chỉ có khoảng 30 ha mà cũng xây dựng phương án như của tổ chức có
khoảng 20.000 ha là không hợp lý).
- Quyết định 40 quy định, rừng giầu, trung bình sẽ được quy hoạch khai thác trong PAĐCR, nhưng trong
Chiến lược phát triển lâm nghiệp chỉ định hướng khai thác ở rừng giầu.
- Theo quy định tại QĐ 40 phải căn cứ vào luân kỳ khai thác là 35 năm hoặc 40 năm (đối với rừng
thường xanh) và cường độ khai thác theo quy định tại quy phạm 14-92 của Bộ. Theo Quyết định số
186/2006/QĐ-TTG thì quy định lượng khai thác phải nhỏ hơn lượng tăng trưởng của rừng. Quy định như
Quyết định 40 là chưa phù hợp, vì thực tế có những vùng lập địa, hoặc chủ rừng tác động các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh sau khai thác thì chỉ cần 15 hoặc 20 năm rừng đã đủ tiêu chuẩn khai thác lại. Mặt khác, với
quy định này, đối với hộ gia đình cá nhân chỉ được giao khoảng 30 ha phải chia đều cho 35 năm để khai
thác, hoặc phải chờ sau 35 năm mới khai thác lần 2 là không hợp lý.
- Quyết định 40 quy định Sở Nông nghiệp và PTNT hoặc uỷ quyền cho Chi cục Lâm nghiệp phê duyệt,
nhưng Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, quy định Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt đối với các tổ chức,
UBND huyện hoặc uỷ quyền cho phòng chức năng phê duyệt phương án điều chế đối với hộ gia đình, cá
nhân và cộng đồng dân cư thôn. Như vậy Quyết định 40 không còn phù hợp với Quyết định 186 và Quyết
định 40 cũng chưa đầy đủ (thiếu nội dung về thẩm quyền phê duyệt phương án cho hộ gia đình, cá nhân và
cộng đồng dân cư thôn )
+ Về đối tượng rừng được phép khai thác gỗ rừng tự nhiên
- Cũng tại một điều khác của Quyết định 40 lại quy định loại rừng đưa vào quy hoạch khai thác chính
trong phương án điều chế là rừng giầu và rừng trung bình. Theo khoản 4 điều 1 của Quyết định số
18/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp đã định hướng: chỉ

áp dụng phương thức khai thác chính đối với rừng giầu.

Những quy định ở 2 văn bản trên không đảm bảo tính thống nhất: Quyết định 40 không còn phù hợp với
định hướng trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp, trong cùng một Quyết định 40 của Bộ cũng mâu thuẫn:
rừng được phép quy hoạch khai thác trong phương án điều chế nhưng cũng có thể không được thiết kế khai
thác.
3.3. Đề xuất cơ chế chính sách phù hợp trong quản lý khai thác, sử dụng gỗ và LSNG bền vững
phục vụ dự án 661
3.3.1. Đề xuất giải pháp kỹ thuật
1. Lựa chọn đối tượng rừng khai thác
1.1.Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên:
- Rừng đưa vào khai thác chính phải là rừng giàu, luân kỳ khai thác phải căn cứ vào lượng tăng trưởng
của từng loài cây và từng vùng sinh thái.
- Rừng trung bình và rừng nghèo chủ yếu áp dụng phương thức khai thác tận dụng, đối tượng cây chặt
là những cây thành thục, già cỗi không có khả năng gieo giống, những loài cây chèn ép nhằm mục đích nuôi
dưỡng, làm giàu rừng, cuờng độ khai thác tối đa là 10% trữ lượng rừng.
- Không tiến hành khai thác chính, khai thác tận dụng trên diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng mới
phục hồi mà phải thực hiện các biện pháp khoanh nuôi, cải tạo và làm giầu rừng nhằm nâng cao chất lượng,
tối thiểu mức trữ lượng đạt rừng trung bình, rừng nghèo mới áp dụng biện pháp khai thác tận dụng.
1.2. Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên.
- Chủ yếu áp dụng phương thức khai thác tận dụng, đối tượng cây chặt là những cây thành thục, già cỗi,
sâu bệnh không có khả năng gieo giống, những loài cây chèn ép nhằm mục đích nuôi dưỡng, làm giàu
rừng, cường độ khai thác tối đa là 10% trữ lượng rừng.
- Trường hợp rừng đã đạt tiêu chuẩn rừng phòng (rừng giầu) thì áp dụng phương thức chặt chọn, nhưng
thứ tự ưu tiên là chặt những cây thành thục, già cỗi, sâu bệnh không có khả năng gieo giống, những loài cây
chèn ép, sau đó mới chặt đến những cây phẩm chất A, cường độ chặt tối đa là 20% trữ lượng rừng.
1.3. Đối với rừng trồng: nếu là rừng sản xuất, do chủ rừng tự quyết định về tuổi khai thác, nếu là rừng
phòng hộ phải thực hiện theo quy chế quản lý rừng phòng hộ, sản phẩm khai thác được tự do lưu thông.
1.4. Đối với lâm sản ngoài gỗ: đẩy mạnh gây trồng, sử dụng lâm sản ngoài gỗ, tập trung vào các nhóm
sản phẩm có thế mạnh như mây tre, dược liệu, dầu nhựa, thực phẩm. Tạo cơ chế cho các chủ rừng được

quản lý, khai thác và sử dụng hợp pháp lâm sản ngoài gỗ theo quy định của pháp luật.
2. Giải pháp kỹ thuật áp dụng trong khai thác
- Đối với rừng có điều kiện tự nhiên chia cắt mạnh, độ dốc lớn, gần sông suối không nên sử dụng các
loại máy móc, công cụ cơ giới trong khai thác điều này ảnh hưởng đến cấu trúc, tái sinh rừng sau khai thác.
- Chỉ nên cho phép chặt theo đám đối với rừng đã đủ trữ lượng, trồng bổ sung cho thuận lợi.
- Cần tập trung vào việc tác động đến nhóm loài cây quan trọng, có tiềm năng để phục hồi, phát triển.
- Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị nhằm thúc đẩy việc khai thác sử dụng để duy trì sự
cân bằng hệ sinh thái rừng.
- Chuyển giao kỹ thuật và bồi dưỡng kiến thức về khai thác, sử dụng gỗ và LSNG thông qua hoạt động
khuyến nông.
- Giải pháp tận dụng kiến thức bản địa về LSNG trong khai thác, chế biến, sử dụng. Thông qua các lớp
chuyển giao kỹ thuật, trao đổi tập huấn giữa các nhóm đối tượng khai thác, sử dụng rừng. Xây dựng và áp
dụng những quy định cộng đồng nhằm kiểm soát việc khai thác LSNG.
- Tổ chức những nghiên cứu rà soát về khai thác, sử dụng gỗ và LSNG.
3.3.2. Đề xuất giải pháp cơ chế chính sách
1. Cơ chế quản lý khai thác
- Các chủ rừng khai thác rừng phải được Nhà nước giao rừng ổn định lâu dài, các chủ rừng tự quyết
định phương thức kinh doanh, nhưng phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về vốn rừng mà nhà nước đã
giao để quản lý sử dụng.

- Nhà nước chỉ ban ban hành hệ thống định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong khai thác, sử dụng rừng
và kiểm tra giám sát việc thực hiện của các chủ rừng, thực hiện phân cấp tối đa cho cơ sở
- Các chủ rừng phải thực hiện cơ chế tự giám sát, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng các quy
định của pháp luật, các tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác, sử dụng rừng.
2. Đối tượng khai thác rừng
Mọi chủ rừng là các Lâm trường, Công ty Lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, hộ gia đình, cá nhân
và cộng đồng đã được giao rừng thì được phép tự chủ khai thác kinh doanh rừng theo quy định của pháp
luật, nhưng phải đáp ứng yêu cầu bền vững và phải trên cơ sở phương án điều chế rừng hoặc phương án
quản lý rừng bền vững được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
3. Chính sách hưởng lợi.

- Chủ rừng được giao đất giao rừng, bao gồm: các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân và cộng dân cư
thôn thì được hưởng toàn bộ sản phẩm khai thác sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Đối với đối tượng nhận khoán thì mức hưởng lợi được thoả thuận giữa người nhận khoán và chủ rừng,
nhà nước không quy định
4. Chính sách thuế tài nguyên
- Suất thuế tài nguyên phải thấp hơn mức của những loại tài nguyên, khoáng sản khác mà không có khả
năng tái tạo.
- Thuế tài nguyên rừng tự nhiện phải được đầu tư 100% trở lại rừng, UBND tỉnh định chủ đầu tư là chủ
rừng khai thác thác hoặc các chủ đầu tư trên địa bàn có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
4.1.1. Thực trạng khai thác, sử dụng gỗ và LSNG ngoài gỗ
- Nhu cầu về gỗ công nghiệp, làm nhà, đóng đồ mộc có nhu cầu cao.
- LSNG sử dụng vào mục đích làm thực phẩm, làm dược liệu là chủ yếu, tiếp đến là sử dụng để bán ra
thị trường và làm khác.
Các hình thức khai thác gỗ tại các địa phương theo đánh giá là không giống nhau. Tuỳ theo đặc điểm tự
nhiên, kinh tế, xã hội mà mỗi địa phương, mỗi người dân áp dụng các hình thức khai thác nhau. Nhưng khai
thác thủ công vẫn là chủ yếu.
Gỗ và LSNG có nhiều mục đích sử dụng. Có loài có được khai thác sử dụng vào nhiều mục đích, có loài
chỉ khai thác sử dụng vào một mục đích. Tuỳ theo từng vùng, từng địa phương, tính ưu thế của thực vật mà
sử dụng vào mục đích khác nhau.
Việc quản lý khai thác gỗ và LSNG trong thời gian qua còn một số vấn đề bất cập. Hệ thống giám sát,
quản lý khai thác chưa chặt chẽ. Đưa đến hệ quả vẫn còn tình trạng khai thác trái phép, khai thác bất hợp
pháp, khai thác chưa tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật.
4.1.2. Đánh giá ảnh hưởng và tác động của các chính sách liên quan đến tình hình khai thác sử
dụng gỗ và LSNG từ rừng
- Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực khai thác sử dụng rừng tự nhiên còn thiếu, chưa đồng bộ
hoặc không còn phù hợp với thực tế kinh doanh rừng hiện nay
- Chưa xây dựng được cơ chế chính sách về khai thác sử dụng gỗ đối với hộ gia đình, cá nhân hiện
sống ở rừng và gần rừng, nên thực tế người dân vẫn khai thác sử gỗ rừng tự nhiên là một đòi hỏi thực tế,

nhưng vẫn phải coi là khai thác sử dụng trái phép, hoặc phải đi xin ở các cấp chính quyền địa phương.
4.1.3. Đề xuất cơ chế chính sách
- Đảm bảo tính thống thống nhất, đồng bộ trong hệ thống chính sách quản lý, phát triển và sử dụng tài
nguyên rừng.
- Khai thác rừng phải có hiệu quả nhằm đáp ứng về cơ bản nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân, ổn định xã hội, đặc biệt tại khu vực các dân tộc ít

người và miền núi, đồng thời bảo đảm vai trò phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ
môi trường, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế quốc gia.
- Ưu tiên sản phẩm hưởng lợi đối với hộ gia đình các nhân và cộng đồng dân cư thôn, nhằm tạo động
lực mạnh mẽ, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tham gia đầu vào công tác bảo vệ và phát
triển vốn rừng.
- Tăng cường phân cấp và tự quyết định khai thác hợp lý cho chủ rừng và cơ sở, đồng thời tăng cường
vai trò trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc kiểm tra giám sát các hoạt động theo quy định của
pháp luật.
4.2. Khuyến nghị
Cần đưa ra được những định hướng chính cần thiết cho công tác quản lý khai thác sử dụng rừng bền
vững đối với các diện tích rừng thuộc dự án 661.
Cần thu thập thông tin trong thời gian dài hơn mới có thể phân tích và đưa ra nhận xét, đề xuất thiết thực hơn.
Các mẫu biểu đề xuất cần được đưa vào sử dụng thử nghiệm trong thực tế và chỉnh sửa nếu cần thiết
cho phù hợp với nhu cầu thực hiện logic, đơn giản và đầy đủ thông tin cần thiết cho các nhà quản lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Nghĩa Biên, Phan Sỹ Hiếu, 2003. Tổng quan ngành hàng lâm sản Việt Nam.
2. ICARD, 2002. Đánh giá hiệu quả kinh tế hộ trồng rừng lấy gỗ trụ mỏ tại huyện Đại Từ tỉnh Thái
Nguyên.
3. Phạm Xuân Hoàn, 2002. Lý luận và thực tiễn của một nền lâm học gần với tự nhiên trong lâm sinh học
nhiệt đới. Đại học lâm nghiệp.
5. Tổng cục thống kê, Số liệu và dữ liệu năm 2004.
6. Bộ NN & PTNT, 2006. Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác, Cẩm nang ngành Lâm
nghiệp.

7. Viện Quản lý bền v÷ng vµ Chøng chØ rõng, 2007. Dự thảo9c_ Tiêu chuẩn FSC Việt Nam.
8. H. Lamprecht, 1989. Silviculture in the tropics, Eschborn
9. Bộ NN & PTNT, Vụ KHCN - Tạp chí NN & PTNT, 2006. Một số vấn đề về cơ chế, chính sách và quản
lý ngành Lâm nghiệp.
10. Tổng kết hội thảo quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng, Đà Nẵng, 2008.

×