Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lửa rừng cho huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------------------------------

NGUYỄN VĂN THAO

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỬA RỪNG CHO HUYỆN TĨNH GIA,
TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------------------------------

NGUYỄN VĂN THAO

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỬA RỪNG CHO HUYỆN TĨNH GIA,
TỈNH THANH HÓA


Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 60.62.02.11

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS BẾ MINH CHÂU

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằ ng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Nô ̣i dung nghiên cứu và kế t quả trong đề tài này là do tôi tự tìm hiểu,
phân tích một cách trung thực và phù hợp với thực tế, chưa được công bố ở
trong công trình nào.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Văn Thao


LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học và
Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường - trường Đại học Lâm nghiệp,
tôi đã thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu các giải pháp
nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lửa rừng cho huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa”. Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao học
khóa 20, tại trường Đại học Lâm nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu cùng các thầy, cô giáo đã
giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành Luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ

lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Bế Minh Châu - người hướng dẫn khoa học,
đã tận tình hướng dẫn và có những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá
trình triển khai nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo và cán bộ Ban quản lý rừng
phòng hộ Tĩnh Gia, Hạt Kiểm lâm Tĩnh Gia, Ban Lãnh đạo Chi cục kiểm lâm
Thanh Hóa, nhóm sinh viên K56 - khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi
trường và các cán bộ Viện Sinh thái tài nguyên rừng và Môi trường - trường
Đại học Lâm nghiệp..., đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá
trình thu thập và xử lý số liệu ngoại nghiệp.
Tôi xin bày tỏ và gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và người thân
trong gia đình đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành
công trình nghiên cứu này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn bản luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu từ các nhà khoa học và đồng nghiệp./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Văn Thao


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... viii

DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3
1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 7
1.3. Nghiên cứu về phòng cháy, chữa cháý rừng tại huyện Tĩnh Gia ............ 11
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................... 13
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 13
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................... 13
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................... 13
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 13
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 14
2.4.1. Phương pháp luận ........................................................................... 14
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ............................................... 15
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp ............................................ 19
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....... 21
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 21


3.1.1.Vị trí địa lý ....................................................................................... 21
3.1.2. Địa hình........................................................................................... 22
3.1.3. Khí hậu, thủy văn ............................................................................ 22
3.1.4. Đặc điểm đất đai.................................................................................... 23
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình công tác PCCCR thời gian qua .. 24
3.2.1. Tình hình dân sinh - kinh tế ............................................................ 24
3.2.2. Tình hình giao thông - cơ sở hạ tầng .............................................. 24
3.2.3. Đánh giá chung công tác PCCCR của Ban quản lý rừng Phòng hộ
Tĩnh Gia trong những năm qua....................................................................... 24

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 26
4.1. Đặc điểm tài nguyên rừng và tình hình cháy rừng tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa ....................................................................................................... 26
4.1.1. Đặc điểm tài nguyên rừng............................................................... 26
4.1.2. Tình hình cháy rừng trong những năm vừa qua của huyện Tĩnh Gia .....29
4.2. Đặc điểm của một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cháy rừng tại huyện
Tĩnh Gia........................................................................................................... 33
4.2.1. Đặc điểm của các yếu tố tự nhiên ................................................... 33
4.2.2. Đặc điểm cấu trúc và vật liệu cháy của các trạng thái rừng chủ yếu
tại khu vực nghiên cứu .................................................................................... 38
4.3. Thực trạng công tác quản lý lửa rừng ở huyện Tĩnh Gia ......................... 45
4.3.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ PCCC . 45
4.3.2. Công tác tuyên truyền giáo dục về PCCCR và dự báo cháy rừng . 46
4.3.3. Công tác dự báo cháy rừng và phân vùng trọng điểm cháy ........... 46
4.3.4. Các công trình PCCCR và dụng cụ, phương tiện được tỉnh hỗ trợ
xây dựng .......................................................................................................... 47
4.3.5. Đánh giá chung về công tác quản lí lửa rừng ................................ 50
4.4. Đề xuất các giải pháp quản lí lửa rừng cho huyện Tĩnh Gia ................... 52


4.4.1. Tổ chức lực lượng PCCCR ............................................................. 52
4.4.2. Công tác tuyên truyền về PCCCR................................................... 53
4.4.3. Giải pháp về kỹ thuật ...................................................................... 54
4.4.4. Xây dựng bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng cho huyện Tĩnh Gia ......59
4.4.5. Giải pháp thể chế chính sách .......................................................... 62
4.4.6. Giải pháp kinh tế - xã hội ............................................................... 63
4.4.7. Thiết lập các mô hình quản lý cháy rừng trên cơ sở cộng đồng .... 64
4.4.8. Đề xuất kế hoạch cho các hoạt động PCCCR của huyện Tĩnh Gia ....65
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ...................................................... 67
1. Kết luận ....................................................................................................... 67

2. Tồn tại ......................................................................................................... 68
3. Kiến nghị ..................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

UBND

Uỷ ban nhân dân

BCH-BVR&PCCCR

Ban chỉ huy Bảo vệ rừng và phòng cháy chữa
cháy rừng

OTC

Ô tiêu chuẩn

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Hdc


Chiều cao dưới cành

SV

Số vụ

DT

Diện tích

CT

Cháy tán

DT

Cháy dưới tán



Cháy mặt đất

Do

Đường kính ngang gốc

D1.3

Đường kính ngang ngực


Dt

Đường kính tán

T

Tốt

TB

Trung bình

X

Xấu

ĐCP (%)

Độ che phủ ( phần trăm)

Độ tàn che (%)

Độ tàn che ( phần trăm)

Mvlc

Khối lượng vật liệu cháy

Wvlc (%)


Độ ẩm vật liệu cháy

KCKDC

Khoảng cách tới khu dân cư tới rừng

TTCB, TS

Thảm tươi cây bụi, cây tái sinh

BanQLRPH

Ban quản lý rừng phòng hộ huyện


Hạt KL

Hạt Kiểm lâm huyện Tĩnh Gia

Dtm

Độ dày thảm mục

T1,T2....

Tháng 1, tháng 2.........

TK

Tiểu khu


K

Khoảnh

L



Th

Thông

K

Keo



Bạch đàn


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

4.1


Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Tĩnh Gia

26

4.2

Tình hình cháy rừng ở huyện Tĩnh Gia (2001-2013)

30

4.3

4.4

Số vụ và diện tích cháy các trạng thái rừng tại huyện Tĩnh Gia
(2001-2013)
Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa trung bình ở Tĩnh Gia (20012013)

32

34

4.5

Tổng hợp hiện trạng rừng theo độ cao tại huyện Tĩnh Gia

36

4.6


Tổng hợp hiện trạng rừng theo độ dốc ở huyện Tĩnh Gia

37

4.7

4.8
4.9

Một số chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao ở các trạng thái rừng
khu vực huyện Tĩnh Gia
Tình hình sinh trưởng của lớp cây bụi, thảm tươi và cây tái
sinh ở các đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm VLC ở các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu

39

40
42

4.10 Thống kê các công trình phòng cháy ở huyện Tĩnh Gia

48

4.11 Thống kê các trang thiết bị dụng cụ, phương tiện PCCCR

49

4.12


Thống kê những nhân tố chính ảnh hưởng đến cháy rừng ở
huyện Tĩnh Gia

59

4.13 Kết quả lượng hóa chỉ số Fij và Ect ở các trạng thái rừng

60

4.14 Phân cấp các trạng thái rừng theo nguy cơ cháy

60

4.15 Dự kiến hoạt động công tác PCCCR của huyện Tĩnh Gia

66


DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

3.1

Bản đồ hành chính huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa


21

4.1

Bản đồ hiện trạng rừng của huyện Tĩnh Gia

27

4.2

Trạng thái rừng Thông nhựa tại khu vực nghiên cứu

28

4.3

Số vụ cháy rừng theo các tháng của huyện Tĩnh Gia

31

4.4

Nguyên nhân gây cháy rừng tại huyện Tĩnh Gia (2001-2013)

32

4.5

Rừng Keo lá tràm 5 tuổi tại khu vực Tĩnh Gia, Thanh Hóa


39

4.6

Cây bụi thảm tươi tại khu vực nghiên cứu

42

4.7

Thảm khô dưới rừng Thông nhựa tại khu vực nghiên cứu

43

4.8

Khoảng cách từ khu dân cư tập trung đến các trạng thái rừng

45

4.9

Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy cho huyện Tĩnh Gia

61


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học cũng như nâng cao

thu nhập cho người dân.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014)[20], đến hết tháng
12/2013 Việt Nam có 13,954 triệu ha rừng (10,398 triệu ha rừng tự nhiên và
3,556 triệu ha rừng trồng), với độ che phủ 39,71%. Trong đó, có trên 50% là
diện tích rừng có nguy cơ cháy cao, chủ yếu là các trạng thái rừng: thông,
tràm, tre nứa, keo, bạch đàn, rừng khộp, rừng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên….
Hiện nay diện tích rừng trồng ngày càng tăng cùng với sự biến động bất
thường của thời tiết, nguy cơ cháy luôn tiềm ẩn và luôn là mối đe doạ lớn đối
với tài nguyên rừng. Cháy rừng gây ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích và
chất lượng rừng cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng môi
trường sinh thái…
Ở Việt Nam theo báo cáo của Cục Kiểm Lâm (2013)[20], trong 11
năm gần đây (2003-2013), trên cả nước đã có 36.730ha rừng bị cháy, trong đó
rừng trồng là đối tượng bị cháy nhiều nhất, chiếm tới 69% (25.351ha), còn
rừng tự nhiên chỉ chiếm 31% diện tích rừng bị cháy. Trong ba loại rừng, rừng
sản xuất thường xảy ra cháy nhất, với 21.743ha (59,2%). Chính vì những thiệt
hại lớn đó mà công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được coi là nhiệm vụ hết
sức quan trọng ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Tĩnh Gia là một huyện có địa hình bán sơn địa của tỉnh Thanh Hóa, có
tổng diện tích tự nhiên là 45.828.7ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm
nghiệp là 17.505 ha (chiếm 38,2%)[19], [21]. Đây là một trong những vùng
trọng điểm cháy rừng của cả nước. Mặc dù được sự quan tâm chỉ đạo của các
cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện trong công tác PCCCR nhưng những năm
gần đây cháy rừng vẫn xảy ra thường xuyên. Theo thống kê của Hạt Kiểm


lâm Tĩnh Gia [19], trong 13 năm gần đây (2001-2013), trên địa bàn huyện đã
xảy ra nhiều vụ cháy, gây ra những tổn thất to lớn về tài nguyên và kinh tế xã hội địa phương. Cùng với điều kiện thuận lợi đối với cháy rừng như có khí
hậu khắc nghiệt, diện tích rừng Thông nhựa chiếm tỷ lệ lớn … thì nguyên
nhân chủ yếu là ý thức của một bộ phận người dân đang còn thấp, công tác

PCCCR mặc dù đã tích cực nhưng còn nhiều mặt hạn chế như: địa bàn rộng,
lực lượng mỏng, địa hình hiểm trở, trang thiết bị thiếu và xuống cấp, hệ thống
phòng cháy còn nhiều thiếu sót, chưa hợp lý dẫn đến việc khó kiểm soát
người ra vào rừng. Vì vậy để làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản
lý lửa rừng cho huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa một cách khoa học và hiệu
quả, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao
hiệu quả của công tác quản lý lửa rừng cho huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh
Hóa”.


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cháy rừng là một hiện tượng phổ biến, thường xuyên xảy ra gây nên
những tổn thất to lớn về nhiều mặt. Vì vậy, nghiên cứu các biện pháp PCCCR
là yêu cầu cấp bách của thực tiễn. Những nghiên cứu đều hướng vào tìm hiểu
bản chất của hiện tượng cháy rừng và mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng
đến cháy rừng, từ đó đề xuất các giải pháp PCCCR phù hợp. Do có sự khác
nhau về điệu kiện tự nhiên và kinh tế xã hội mà quy luật ảnh hưởng của các
nhân tố đến cháy rừng và những giải pháp PCCCR ở các địa phương cũng
không hoàn toàn giống nhau.
1.1. Trên thế giới
Những nghiên cứu về dự báo nguy cơ cháy rừng và PCCCR nói chung
được quan tâm ngay từ đầu thế kỷ XX, điển hình là công trình nghiên cứu của
các nhà khoa học ở những nước có nền Lâm nghiệp phát triển như: Mỹ, Nga,
Đức, Thụy Điển, Canada, Pháp, Úc…. Sau đó, được thực hiện ở tất cả các
nước có hoạt động lâm nghiệp. Đến nay, những nghiên cứu về PCCCR có thể
chia thành 5 lĩnh vực sau:
- Nghiên cứu bản chất của cháy rừng
Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định: cháy rừng chỉ xảy ra khi có
mặt đồng thời của 3 yêu tố: Nguồn lửa, oxy và vật liệu cháy. Nếu hạn chế

hoặc ngăn cách sự tiếp xúc của một yếu tố đối với hai yếu tố còn lại sẽ có thể
hạn chế hoặc ngăn chặn đám cháy [3], [7], [22]…. Vì vậy, về bản chất, những
biện pháp PCCCR chính là những biện pháp tác động vào ba yếu tố trên theo
chiều hướng ngăn chặn và giảm thiểu quá trình cháy.
Các nhà khoa học đã phân cháy rừng thành ba loại [8], [23], [25]:
(1) Cháy dưới tán cây hay cháy mặt đất rừng, đây là trường hợp chỉ cháy
một phần hay toàn bộ lớp cây bụi, cỏ khô và cành rơi, lá rụng trên mặt đất;


(2) Cháy tán rừng là trường hợp lửa lan tràn từ tán cây này sang tán cây
khác;
(3) Cháy ngầm (Cháy dưới mặt đất) là trường hợp xảy ra khi lửa lan
tràn chậm, âm ỉ dưới mặt đất trong lớp thảm mục dày hoặc than bùn.
Trong một đám cháy có thể xảy ra một hoặc đồng thời cả hai hoặc ba
loại cháy rừng trên. Tùy theo loại cháy rừng có thể áp dụng những biện pháp
PCCCR khác nhau.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy những nhân tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến việc hình thành và phát triển cháy rừng đó là: điều kiện khí hậu thời tiết, địa hình, trạng thái rừng và hoạt động kinh tế - xã hội của con người
[1], [5], [15]…. Thời tiết, đặc biệt là lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm không khí
ảnh hưởng quyết định đến tốc độ bốc hơi và độ ẩm vật liệu cháy dưới tán
rừng, qua đó ảnh hưởng đến khả năng bén lửa và lan tràn đám cháy. Tính
chất, khối lượng và phân bố của vật liệu cháy phụ thuộc vào trạng thái rừng;
ngoài ra địa hình như độ dốc, hướng gió,v.v…cũng ảnh hưởng đến loại cháy
rừng, khả năng hình thành và tốc độ lan tràn của đám cháy. Hoạt động kinh tế
- xã hội của con người như: Sản xuất nương rẫy, săn bắn, du lịch,…ảnh
hưởng đến mật độ và phân bố nguồn lửa của đám cháy. Phần lớn các biện
pháp PCCCR đều được xây dựng trên cơ sở phân tích đặc điểm của những
nhân tố đó trong hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương.
- Nghiên cứu phương pháp dự báo cháy rừng
Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa điều

kiện thời tiết mà quan trọng nhất là lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm không khí với
độ ẩm vật liệu và khả năng xuất hiện cháy rừng. Vì vậy phần lớn các phương
pháp dự báo nguy cơ cháy rừng đều tính đến ảnh hưởng của lượng mưa, nhiệt
độ và độ ẩm không khí. Ở một số nước như Mỹ, Đức khi dự báo nguy cơ
cháy rừng ngoài yếu tố khí tượng còn căn cứ vào độ ẩm vật liệu cháy [7],


[22]; tại Pháp, căn cứ vào lượng nước hữu hiệu trong đất và độ ẩm vật liệu
cháy; tại Trung Quốc có tính bổ sung thêm cả tốc độ gió, số ngày không mưa
và lượng bốc hơi [22]; tại Thụy Điển và một số nước bán đảo Scandinavia sử
dụng độ ẩm không khí thấp nhất và nhiệt độ không khí cao nhất trong ngày.
Trong khi đó, tại Nga và một số nước khác dùng nhiệt độ và độ âm không khí
lúc 13 giờ [3], [22]. Những năm gần đây, Trung Quốc đã nghiên cứu phương
pháp cho điểm các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng, bao gồm có cả
những yếu tố kinh tế - xã hội và nguy cơ cháy rừng được tính theo tổng số
điểm của các yếu tố [14]. Mặc dù có những nét chung cho toàn thế giới nhưng
ở mỗi quốc gia, thậm chí mỗi địa phương có thể tiến hành nghiên cứu xây
dựng phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng riêng. Tuy nhiên, hiện nay có
rất ít phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng có tính đến yếu tố kinh tế xã hội
và trạng thái rừng.
- Nghiên cứu về công trình phòng cháy, chữa cháy rừng
Những năm đầu thế kỷ XX, ở một số quốc gia Châu Âu đã bước đầu
đưa ra những ý kiến xây dựng đai xanh và băng xanh cản lửa, trên đó có trồng
các cây lá rộng. Ở Nga đã xây dựng những băng xanh chịu lửa với kết cấu
hỗn loài, tạo thành nhiều tầng để ngăn lửa cháy từ ngoài vào các khu rừng
thông, sồi, bạch đàn,...Một số nước khác tiến hành nghiên cứu các vấn đề này
sớm và có nhiều công trình là Đức và các nước thuộc Liên Xô, Mỹ, Canada,
Nhật Bản và Trung Quốc,.. [3], [14]. Nhiều tác giả đã nghiên cứu tập đoàn
cây trồng làm băng xanh cản lửa, trồng rừng hỗn giao và giữ nước hồ đập
giảm nguy cơ cháy rừng; hiệu lực của các hệ thống cảnh báo cháy rừng như

chòi canh, đặt biển báo, biển cấm lửa. Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên
cứu về công trình PCCCR. Tuy nhiên, chưa đưa ra được phương pháp xác
định tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình đó. Vì vậy, khi áp dụng cho địa
phương, cho từng trạng thái rừng cần phải điều chỉnh cho phù hợp.


- Nghiên cứu biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng
Việc nghiên cứu các biện pháp PCCCR thường hướng vào làm suy
giảm các thành phần của “tam giác lửa” như sau: Làm giảm nguồn nhiệt; Tác
động vào đặc điểm vật liệu cháy; Ngăn cách sự tiếp xúc với oxy của đám
cháy….
Trong đó biện pháp phòng cháy rừng được đặc biệt quan tâm, bao gồm:
tổ chức lực lượng PCCCR, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của
người dân, chuẩn bị lực lượng, phương tiện chữa cháy, dự báo và cảnh báo
nguy cơ cháy rừng với việc ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám, các biện
pháp kỹ thuật nâng cao khả năng chống chịu lửa của cây rừng, làm giảm VLC
v.v..
- Nghiên cứu về phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng:
Những năm gần đây, nghiên cứu về phương tiện PCCCR phát triển
mạnh mẽ, đặc biệt là phương tiện dự báo và phát hiện đám cháy, thông tin về
cháy rừng và phương tiện dập lửa trong các đám cháy.
Các phương pháp dự báo đã được mô hình hóa và xây dựng thành
những phần mềm làm tăng độ chính xác của công tác dự báo [3], [7]. Việc
ứng dụng công nghệ viễn thám và công nghệ GIS đã cho phép phân tích diễn
biến thời tiết, dự báo nhanh chóng, chính xác khả năng xuất hiện và phát hiện
sớm lửa rừng trên vùng rộng lớn. Những thông tin về khả năng xuất hiện cháy
rừng, nguy cơ cháy rừng và biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng hiện nay
được truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng đến lực lượng phòng
cháy, chữa cháy rừng và cộng đồng dân cư.
Những phương tiện dập tắt đám cháy được nghiên cứu từ cào, cuốc,

dao, câu liêm.v.v…đến các phương tiện hiện đại như cưa xăng, máy kéo, máy
đào rãnh, máy phun nước, xe chữa cháy rừng …


Mặc dù, các phương tiện chữa cháy rừng đã và đang được nghiên cứu ở
mức cao nhưng thiệt hại do cháy rừng vẫn rất lớn ngay ở cả các nước phát
triển có hệ thống phòng cháy, chữa cháy rừng hiện đại như Úc, Nga,
Mỹ.v.v…Trong nhiều trường hợp việc khống chế các đám cháy vẫn không có
hiệu quả. Vì vậy, quan trọng nhất là ngăn chặn nguồn lửa không để xảy ra
cháy rừng.
Hiện nay các giải pháp xã hội phòng cháy, chữa cháy rừng tập trung vào
việc tuyên truyền giáo dục tác hại của lửa rừng, nghĩa vụ của công dân trong
việc phòng cháy, chữa cháy rừng, các hình phạt đối với người gây ra cháy
rừng. Trong thực tế còn ít nghiên cứu về thể chế, chính sách, phong tục, tập
quán.v.v…cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội gây nên; các giải pháp lồng
ghép hoạt động PCCCR với hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
1.2. Ở Việt Nam
- Nghiên cứu về dự báo nguy cơ cháy rừng
Những nghiên cứu về dự báo cháy rừng bắt đầu được tiến hành từ năm
1981. Trong thời gian đầu chủ yếu áp dụng phương pháp dự báo theo Chỉ tiêu
tổng hợp P của V.G. Nesterop. Đến năm 1988, nghiên cứu của TS. Phạm
Ngọc Hưng đã cho thấy phương pháp Chỉ tiêu tổng hợp có độ chính xác cao
hơn nếu tính giá trị P kể từ ngày cuối cùng có lượng mưa ≥5mm [7]. Ngoài ra,
trên cơ sở phát hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa số ngày khô hạn liên tục H (số
ngày liên tục không mưa hoặc có lượng mưa <5mm) với chỉ số P, TS. Phạm
Ngọc Hưng đã đưa ra phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo số ngày
khô hạn liên tục [7]. Ông xây dựng một bảng tra cấp nguy hiểm cháy rừng
căn sứ vào số ngày khô hạn liên tục cho các tháng trong mùa cháy của mỗi
địa phương. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về tính thích hợp của một số phương
pháp dự báo nguy cơ cháy rừng ở miền Bắc Việt Nam, tác giả Bế Minh Châu

đã khẳng định phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo chỉ số P và H có


độ chính xác thấp ở những vùng có sự luân phiên thường xuyên của các khối
không khí biển và lục địa hoặc vào các thời điểm chuyển giao mùa [3], [14].
Trong những trường hợp như vậy, mức độ liên hệ của chỉ số P hoặc H với độ
ẩm vật liệu và tần số xuất hiện của cháy rừng thường rất thấp.
Năm 1991, UNDP đã hỗ trợ cho Việt Nam dự án “tăng cường khả năng
phòng cháy, chữa cháy rừng cho Việt Nam” [3], [11]. Qua thử nghiệm,
A.N.Cooper, chuyên gia PCCCR của FAO cho rằng nếu tốc độ gió ở các cấp
là: 0 - 4,5, 5 - 15,16 - 25 và lớn hơn 25km/giờ thì chỉ tiêu P của V.G.
Nesterop sẽ được nhân với các hệ số 1,0; 1,5; 2,0; 3,0 và nguy cơ cháy rừng
cũng được phân thành 4 cấp. Tuy nhiên, đề nghị này chưa được thực hiện ở
Việt Nam. Năm 1993, Võ Đình Tiến đã đưa ra phương pháp dự báo nguy cơ
cháy rừng của từng tháng ở Bình Thuận gồm 6 yếu tố: Nhiệt độ không khí
trung bình, lượng mưa trung bình và lượng người vào rừng trung bình [7],
[11]. Tác giả đã xác định được cấp nguy hiểm với cháy rừng của từng tháng
trong mùa cháy, Đây là chỉ tiêu có tính đến cả yếu tố thời tiết và yếu tố kinh
tế - xã hội liên quan đến nguy cơ cháy rừng. Tuy nhiên, do chỉ căn cứ vào số
liệu khí tượng trung bình nhiều năm nên cấp dự báo của Võ Đình Tiến chỉ
thay đổi theo thời gian của lịch mà không thay đổi theo thời tiết hàng ngày, vì
vậy, nó mang tính chất xác định mùa cháy nhiều hơn là dự báo cháy rừng.
Từ năm 2002, trường Đại học Lâm Nghiệp phối hợp với Cục kiểm lâm
đã xây dựng phần mềm dự báo cháy rừng cho Việt Nam. Ưu điểm của phần
mềm là cho phép liên kết được phương tiện hiện đại vào công tác dự báo và
truyền tin về nguy cơ cháy rừng, tự động cập nhất, lưu trữ số liệu và xác định
nguy cơ cháy cho các địa phương. Phần mềm này đã góp phần tích cực trong
việc nâng cao nhận thức về PCCCR của cán bộ và nhân dân trên cả nước. Tuy
nhiên, phần mềm dự báo cháy rừng sau một thời gian áp dụng đã thể hiện một
số tồn tại sau: Nguy cơ cháy rừng chỉ căn cứ vào các yếu tố khí tượng mà



chưa tính đến khả năng cháy khác nhau của các trạng thái rừng và được đồng
nhất cho những đơn vị hành chính rộng lớn. Trong khi đó, điều kiện khí hậu
và nguy cơ cháy rừng lại phân hoá mạnh theo không gian và cả các trạng thái
rừng. Vì vậy, tính chính xác của thông tin dự báo cháy rừng chưa cao.
Năm 2006, Vương Văn Quỳnh và các cộng sự đã nghiên cứu xây dựng
phần mềm dự báo lửa rừng cho khu vực U Minh và Tây Nguyên [14]. Phần
mềm này đã khắc phục được một số nhược điểm của phần mềm xây dựng
năm 2002. Tuy nhiên, phần mềm chưa được nhân rộng cho toàn quốc. Trên
cơ sở nghiên cứu này, năm 2008 các tác giả Bế Minh Châu, Vương văn
Quỳnh đã nghiên cứu, hoàn thiện phần mềm dự báo và cảnh báo NCCR cho
toàn quốc[3].
Cho đến nay, nghiên cứu về phương pháp dự báo cháy rừng ở Việt
Nam vẫn còn một số hạn chế, trong đó vẫn chưa tính đến đặc điểm của trạng
thái rừng, đặc điểm khí hậu và những yếu tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng
đến cháy rừng ở địa phương.
- Nghiên cứu về các công trình phòng cháy chữa cháy rừng
Hiện còn rất ít những nghiên cứu về hiệu lực của các công trình cũng
như những phương pháp và phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng. Mặc dù
trong các quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng đề cập đến những tiêu chuẩn
của các công trình, những phương pháp và phương tiện phòng cháy, chữa
cháy rừng, song phần lớn đều được xây dựng trên cơ sở tham khảo tài liệu
nước ngoài, chưa khảo nghiệm đầy đủ trong điều kiện Việt Nam.
Các công trình PCCCR ở nước ta, chủ yếu xây dựng đường băng trắng
và đường băng xanh cản lửa hạn chế cháy lan mặt đất và cháy lướt trên tán
rừng. Điển hình là nghiên cứu của Kiểm lâm vùng I [9], với đề tài cấp Bộ
(2006 -2010): Nghiên cứu xây dựng các đường băng xanh cản lửa để bảo vệ
rừng các tỉnh phía bắc Việt Nam và nghiên cứu của Kiểm lâm vùng II [9], với



đề tài cấp Bộ (2006-2010): Nghiên cứu xây dựng các đường băng xanh cản
lửa để bảo vệ rừng cho các tỉnh vùng Bắc trung bộ. Kết quả của hai đề tài này
đã đề xuất được những loài cây có khả năng phòng cháy và một số mô hình
băng xanh cản lửa cho các địa phương cụ thể trong khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu về biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng
Những nghiên cứu về vấn đề này chủ yếu hướng vào thử nghiệm và
phân tích hiệu quả của giải pháp đốt trước có điều kiện nhằm giảm khối lượng
vật liệu cháy. Phó Đức Đỉnh đã thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới rừng
Thông non hai tuổi tại Đà Lạt [11]. Theo tác giả, ở rừng Thông non nhất thiết
phải gom vật liệu cháy vào giữa các hàng cây hoặc nơi trống để đốt. Tác giả
cho rằng có thể áp dụng đốt trước vật liệu cháy cho một số trạng thái rừng ở
địa phương khác. Phan Thanh Ngọ (1996) đã thử nghiệm đốt trước vật liệu
dưới rừng Thông 8 tuổi ở Đà Lạt [11]. Kết quả nghiên cứu cho rằng, với rừng
Thông lớn tuổi không cần phải gom vật liệu trước khi đốt mà chỉ cần tuân thủ
những nguyên tắc về chọn thời điểm và thời tiết thích hợp để đốt. Năm 1996,
Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ NN&PTNT đã đưa ra quy định tạm thời về điều
kiện đốt trước có điều khiển dưới tán rừng Thông [5], [7].
Một số nghiên cứu đề cập đến giải pháp xã hội cho PCCCR đã khẳng
định rằng tuyên truyền tác hại của cháy rừng, quy hoạch vùng sản xuất nương
rẫy, hướng dẫn về phương pháp dự báo, cảnh báo, xây dựng các công trình
PCCCR, tổ chức lực lượng, quy định về dùng lửa trong dọn đất canh tác, săn
bắn, du lịch, quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân v.v...

là những

giải pháp xã hội quan trọng trong PCCCR [14], [24]. Tuy nhiên còn thiếu
những nghiên cứu mang tính định lượng về ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế
xã hội đến cháy rừng.
- Về nghiên cứu phân vùng trọng điểm cháy rừng

Năm 1993. Võ Đình Tiến đã đưa ra lập bản đồ khoanh vùng trọng điểm
cháy rừng ở Bình Thuận [14]. Tác giả đã sử dụng bốn yếu tố: Cự ly cách khu


dân cư, kiểu rừng, tài nguyên rừng và địa hình rừng. Mỗi yếu tố phân làm ba
cấp, tác giả đã phân vùng trọng điểm cháy rừng cho tinh Bình Thuận và chỉ
tiêu đề ra có tính đến yếu tố kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới
chỉ áp dụng cho tỉnh Bình Thuận mà chưa áp dụng cho toàn quốc.
Những nghiên cứu phân vùng trọng điểm cháy rừng cũng đã được một
số sinh viên và học viên cao học trường Đại học Lâm Nghiệp tiến hành
nghiên cứu cho tình Đắc Lắc và một số địa phương khác nhưng mới chủ yếu
dựa trên hai yêu tố là điều kiện khí hậu và trạng thái rừng.
Năm 2005, Vương Văn Quỳnh và các cộng sự đã nghiên cứu tiến hành
phân vùng trọng điểm cháy rừng cho vùng Tây Nguyên và U Minh. Nhóm tác
giả đã căn cứ vào khí hậu, địa hình và trạng thái rừng để phân vùng chưa tính
tới ảnh hưởng của các yếu tố xã hội và chưa được xây dựng rộng rãi cho các
địa phương khác.
Năm 2011, Nguyễn Tuấn Phương đã đề xuất một số giải pháp quản lý
lửa rừng cho huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc [9]. Nghiên cứu đã phân nguy
cơ cháy rừng làm bốn cấp, xây dựng bản đồ nguy cơ cháy của các trạng thái
rừng và đề xuất một số giải pháp PCCCR cho địa phương. Tuy nhiên, nghiên
cứu của tác giả chưa đề cập đến trạng thái rừng. Thông là loài cây dễ cháy
nhất, khi cháy rừng có cường độ cháy cao hơn hẳn rừng Bạch đàn và trạng
thái Ic. Việc phân loại xếp Thông, Bạch đàn và Keo vào cùng một cấp nguy
cơ cháy rất cao là chưa thật hợp lý. Điều này có thể gây khó khăn cho công
tác quản lý lửa đối với rừng Thông.
Cho đến nay, hầu hết các tỉnh có rừng đều xây dựng được bản đồ phân
vùng trọng điểm cháy rừng, nhưng phương pháp khá đơn giản, chủ yểu chỉ
dựa vào trạng thái rừng xây dựng. Do vậy việc đánh giá mức nguy hiểm cháy
rừng của từng vùng chưa có độ chính xác cao.

1.3. Nghiên cứu về phòng cháy, chữa cháý rừng tại huyện Tĩnh Gia


Tĩnh Gia là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, có diện
tích là 45.828.7ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 17.505 ha
[19], [21]. Hàng năm, UBND các cấp và các đơn vị chủ rừng đã xây dựng các
phương án PCCCR và thực hiện một số biện pháp PCCCR như: Kiện toàn lực
lượng; Tuyên truyền giáo dục nhân dân về PCCCR; Xây dựng bản đồ vùng
trọng điểm cháy rừng; Tuần tra, bảo vệ rừng…. Ngoài ra để phục vụ cho việc
xây dựng phương án PCCCR, trên địa bàn huyện Tĩnh Gia đã có những
nghiên cứu về đặc điểm vật liệu cháy và đặc điểm cấu trúc các trạng thái rừng
nhưng thực tế vẫn chưa có những nghiên cứu sâu về công tác PCCCR ở địa
phương [19]. Công tác này còn thể hiện những bất cập như sau: Chưa có
nghiên cứu nào về phân cấp nguy cơ cháy rừng cũng như về các giải pháp
quản lý lửa rừng một cách toàn diện cho địa phương; Chưa có những nghiên
cứu đầy đủ về hiệu lực của các công trình PCCCR như băng trắng, băng xanh
cản lửa, hồ đập chứa nước, biển báo, chòi canh v.v… để có cơ sở khoa học
cho việc quy hoạch và thiết kế hệ thống công trình PCCCR phù hợp với điều
kiện cụ thể của huyện Quỳnh Lưu; Chưa đánh giá được tác động tiêu cực của
những hoạt động kinh tế, xã hội tới cháy rừng trong khu vực; Chưa có những
nghiên cứu về phân vùng trọng điểm cháy rừng để tập trung được lực lượng
và phương tiện hợp lý cho công tác PCCCR….. Do vậy đề tài này được tiến
hành nhằm góp phần đề xuất một số biện pháp quản lý lửa rừng cho huyện, từ
đó có thể giúp nhà quản lý đưa ra những kế hoạch PCCCR hợp lý và chủ
động cho huyện Tĩnh Gia.

Chương 2


MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài tiến hành nhằm các mục tiêu sau:
- Mục tiêu chung: Góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công
tác phòng cháy, chữa cháy rừng, nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra cháy và
thiệt hại khi có cháy rừng xảy ra cho huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá được tình hình cháy rừng và và thực trạng công tác quản lí
lửa rừng tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
+ Đánh giá được đặc điểm của một số nhân tố tự nhiên - kinh tế - xã
hội chủ yếu có ảnh hưởng đến NCCR ở huyện Tĩnh Gia.
+ Đề xuất được một số giải pháp quản lý lửa rừng phù hợp với điều
kiện huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Trạng thái rừng tự nhiên ở huyện Tĩnh Gia trong 13 năm gần đây chưa xảy
ra cháy nên đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là các trạng thái rừng
trồng chính trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa cùng với một số yếu
tố chủ yếu có liên quan đến khả năng bén lửa và lan tràn của cháy rừng.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Cháy rừng chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố nhưng trong điều
kiện thực hiện, đề tài chỉ nghiên cứu đặc điểm một số nhân tố chủ yếu có ảnh
hưởng đến khả năng cháy gồm: đặc điểm rừng, đặc điểm vật liệu, khả năng
bén lửa của vật liệu, độ cao, độ dốc, khoảng cách từ khu dân cư đến rừng.
2.3. Nội dung nghiên cứu


Để thực hiện mục tiêu đặt ra, đề tài tiến hành thực hiện những nội dung
sau:
(1) Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình cháy rừng trong

những năm gần đây (2001-2013) tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
(2) Nghiên cứu đặc điểm của một số nhân tố tự nhiên và xã hội có ảnh
hưởng tới nguy cơ cháy rừng tại khu vực nghiên cứu.
- Vị trí địa lí;
- Đặc điểm về khí tượng, địa hình;
- Đặc điểm cấu trúc rừng và vật liệu cháy;
- Khoảng cách từ nơi tập trung dân cư đến rừng.
(3) Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý lửa rừng của huyện Tĩnh
Gia, tỉnh Thanh Hóa.
(4) Đề xuất các giải pháp Quản lí lửa rừng cho huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa.
- Giải pháp về tổ chức, xây dựng lực lượng PCCCR;
- Giải pháp về khoa học-kỹ thuật;
- Giải pháp kinh tế - xã hội;
- Xây dựng bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận
Cháy rừng chỉ có thể xảy ra khi cùng lúc xuất hiện cả 3 yếu tố: Ôxi,
nguồn lửa và vật liệu cháy. Trong các yếu tố nói trên, ôxi luôn có sẵn trong
không khí, nguồn lửa có thể bắt nguồn từ các hoạt động của con người hay do
thiên nhiên mang lại và rất khó kiểm soát còn vật liệu cháy luôn có sẵn trong
rừng nhưng nó còn phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên khác [1], [7], [15].
Nguồn lửa là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cháy
rừng. Các nguyên nhân xuất hiện nguồn lửa dẫn đến cháy rừng như: đốt


×