Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

NHỮNG vấn đề cơ bản về rủi RO THANH TOÁN tín DỤNG CHỨNG từ của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại p2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.46 KB, 41 trang )

41

chấp nhận phải sửa đổi lại gây tổn thất thêm chi phí vô ích mất thời gian.
Nhiều khi việc mở ILC còn sai sót gây thiệt hại cho chính đơn vị nhập khẩu.
Vì vậy, phải hết sức thận trọng, những chi tiết dù là rất nhỏ nhưng cũng là cơ
hội để bên bán lợi dụng, gây thiệt hại cho nhà NK. Điều này chỉ có DN NK tự
khắc phục. Ngân hàng chỉ mở L/C theo đúng đơn yêu cầu mở L/C của doanh
nghiệp.
- Doanh nghiệp NK nhiều khi cũng gặp rủi ro bất khả kháng. Chẳng hạn
một công ty XNK mở L/C trả chậm NK ô tô cũ của Nhật. Hàng về cảng Hải
Phòng, nhưng trong thời gian đó văn bản của chính phủ cấm nhập ô tô, xe
máy cổ vì vậy NHNT không kí hậu B/L để doanh nghiệp đi nhận hàng. Việc
nhận hàng và thanh toán bị đình lại. theo UCP thì ngân hàng không có lỗi
trong việc này. Đến thời gian sau chính phủ lại cho phép nhập khẩu xe cũ trở
lại, DN được phép nhập xe nhưng lại phải trả tiền lưu kho ở cảng trong thời
gian chờ đợi, số tiền chi phí này chỉ 1 mình DN phải chịu.
Đơn vị NK cũng phải gặp rủi ro do đối tác của mình không thực hiện
nghiêm chỉnh hợp đồng, họ giao hàng không đúng số lượng, chất lượng nhưng
lại lập chứng từ phù hợp với L/C để đòi tiền. Chỉ đến khi nhận hàng, DN mới
phát hiện ra hàng không đúng giá trị. Bên Việt Nam cũng có những khiếu nại,
kiện tụng nhưng có những vụ không giải quyết được hoặc mất nhiều công sức
và thời gian làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN.
Đã có trường hợp người NK bị bên đối tác lừa, đó là những bọn lừa đảo
làm chứng từ ma đòi tiền trước, còn thực tế là hàng hóa không có hoặc đã bán
cho người khác. Khi tranh chấp xảy ra, họ trốn hoặc tuyên bố phá sản, và ngân
hàng phải giải quyết hậu quả. Đặc biệt, trong điều kiện thương mại điện tử
đang được các DN Việt Nam rất ưa sử dụng đã tạo cơ hội cho nhà XK nước
ngoài lừa đảo khi chúng ta thiếu thận trọng và kém hiểu biết.
2.3.1.3. Những tồn tại về phía NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Tuy ngân hàng có nghiệp vụ TTQT cao hơn DN nhưng trước sự biến
động của nhiều yếu tố, NH cũng gặp 1 số khó khăn trở ngại trong hoạt động




42

của mình. Những khó khăn này có thể do bản thân ngân hàng cũng có thể do
khách hàng ảnh hưởng tới như:
Việc kiểm tra bộ chứng từ của khách hàng gửi đến. Họ lập chứng từ
không rõ ràng, sắp xếp lộn xộn rất khó theo dõi, mất quá nhiều công sức
không cần thiết cho cán bộ thanh toán. Đồng thời làm cho việc phát hiện lỗi
chứng từ khó khăn;
Nhiều khi L/C có những điều khoản mập mờ khó thực hiện mà khách
hàng là người không có kinh nghiệm thì không nhận ra. Còn ngân hàng thì
nhận L/C, thực hiện đúng nguyên tắc kiểm tra TEST CODE trên KEY xong
thông báo đi luôn không xem qua để lưu ý giúp khách hàng khiến cho khách
hàng có thể thiệt thòi vì thục hiện sai L/C
Trong quy chế thanh toán của NH có quy định việc chiết khấu truy đòi
và miễn truy đòi với bộ chứng từ hoàn hảo. Nhưng điều kiện yêu cầu đối với
chiết khấu miễn truy đòi khá nghặt nghèo nên về thực chất là NH mới chỉ áp
dụng CK truy đòi. Điều này đảm bảo tính an toàn cao cho ngân hàng nhưng
không mang tính cạnh tranh và làm mất đi 1 khoản thu từ lãi chiết khấu.
- Ngân hàng khi mở L/C cho đơn vị NK phải biết chắc chắn khả năng
thu được nợ từ KH nhưng thực tế, NH chỉ biết về số tiền trên tài khoản của
đơn vị, tình hình thanh toán L/C trước, nhưng ngân hàng còn cần biết chính
xác DN làm ăn có bị thua lỗ không, thu nhập từ hoạt động kinh doanh có đều
không,... mà những thông tin này thực sự ngân hàng vẫn chưa được cung cấp
đầy đủ. Nên ngân hàng thực sự chưa yên tâm khi xét miễn giảm kí quỹ cho 1
số DN và rủi ro xảy ra khi người NK không có khả năng thanh toán nợ cho
ngân hàng.
- Ngân hàng còn gặp nhiều phiền hà khi:
+ Ngân hàng ký bảo lãnh cho nhà NK khi đi nhận hàng, Vì doanh

nghiệp đã cam kết trả tiền thậm chí khi chứng từ có sai sót. Nhưng khi nhận
được hàng, thấy hiện tượng đổ vỡ, bao bì rách, họ lệnh cho ngân hàng hoãn
thanh toán chờ giải quyết, ngân hàng đành phải tìn cách hoãn trả tiền làm
giảm uy tín với nước ngoài, và ngân hàng bị kiện về vi phạm UCP600.


43

+ Đơn vị NK thấy lỗ không muốn nhập hàng. Họ thường yêu cầu ngân
hàng tìm lỗi chứng từ để từ chối thanh toán hoặc hoãn thanh toán lại rất lâu
làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
- Hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn L/C so với tỷ lệ nợ quá hạn toán ngành vẫn
ở mức cao và nguyên nhân của tình trạng này một mặt do phía khách hàng
song mặt khác cũng do sự lơi lòng trong công tác thẩm định, quản lý tín dụng
của ngân hàng, cùng với sự tha hóa biến chất của 1 số cán bộ, nhân viên thẩm
định và xét duyệt thẩm định.
- Cũng do nợ quá hạn L/C chiếm tỷ lệ cao trong tổng số dư L/C chưa
thanh toán nên để hạn chế rủi ro, NH hiện nay đã hạn chế việc mở L/C trả
chậm, điều này gây khó khăn rất nhiều cho các đơn vị N K trong nước. Bởi với
tình trạng kinh tế nước ta hiện nay, khi sản xuất trong nước còn cần lượng
nguyên vật liệu, hàng hóa tiêu dùng và máy móc thiết bị mới, ... cần phải nhập
khẩu thường xuyên từ nước ngoài trong khi đó vốn của các DN tư nhân trong
nước còn hạn chế và không được sự hỗ trợ tín dụng từ phía chính phủ thì việc
mua hàng hóa trả chậm là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Khi đó buộc các
doanh nghiệp NK phải chuyển hướng sang sử dụng phương pháp thanh toán
khác hoặc sẽ rời bỏ ngân hàng này đến ngân hàng khác để thực hiện việc
thanh toán. Do đó, ngân hàng có khả năng mất đi những khách hàng uy tín.
- Việc đa dạng hóa sử dụng các loại L/C là cần thiết và hiện nay NH đã
bước đầu áp dụng thực hiện các loại L/C đặc biệt như L/C điều khoản đỏ (Red
clause credit), L/C giáp lưng (Back to back credit), L/C tuần hoàn (Revolving

credit) ... Tuy nhiên, việc sử dụng L/C đặc biệt ở SGD Ngân hàng Ngoại
thương chưa nhiều, nên các cán bộ nhân viên NH làm công tác thanh toán
quốc tế chưa có kinh nghiệm, còn mắc nhiều sai sót khi thực hiện.
2.3.1.4. Tình trạng sử dụng L/C trả chậm như kênh tạo tiền nhập khẩu
hàng hóa, quản lý kém hiệu quả đã tạo nên gánh nặng công nợ cho ngân hàng
Nói đến những biểu hiện xấu trong thanh toán quốc tế qua thanh toán
tín dụng chứng từ của NHNT cũng như của các NHTM khác thời gian qua
không thể không nói đến tình trạng mở L/C trả chậm một cách tràn lan, kém


44

hiệu quả. NHNT đến 31/12/1998 tổng số đư nợ còn lại do chính NHNT bảo
lãnh là 68,160 triệu USD, trị giá L/C trả chậm mở trong năm 1998 là 37.505
ngàn USD và trả nợ là 109.260 ngàn USD (Trong đó bao gồm cả số NHNT
phải trả thay cho KH)
Việc sử dụng L/C trả chậm để NK hàng hóa trong các năm qua, một
phần do nhận thức của các nhà lãnh đạo quản lý đã coi đó như một kênh tạo
vốn năng động để thu hút hàng hóa từ bên ngoài để phục vụ sản xuất và đời
sống của nhân dân, nhưng lại coi thường, thậm chí quá lỏng lẻo trong quá
trình quản lý bán hàng thu hồi vốn về ngân hàng để trả nợ nước ngoài cho các
nhà quản lý của ngân hàng thương mại. Một phần do một số cán bộ thừa hành
nghiệp vụ đã không tuân thủ quy trình thanh toán của các ngân hàng cũng như
thông lệ quốc tế: không chấp hành tỷ lệ ký quỹ và giải tỏa ký quỹ trái với quy
định của lãnh đạo ngân hàng.
2.3.2. Nhng nguyờn nhõn ca ri ro
Hoạt động thanh toán nói chung và TTQT nói riêng luôn chứa đựng những
nhân tố gây rủi ro. Do vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động TTQT của SGD
cũng như ngân hàng TMCP Ngoại thương cần hiểu những nguyên nhân gây rủi ro.
2.3.2.1 Nguyên nhân về phía ngân hàng:

Công nghệ thanh toán của ngân hàng còn lạc hậu, chưa đáp ứng được
yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Hệ thống công nghệ thanh toán nói chung và
TTQT nói riêng của các NH những năm gần đây tuy đã được đổi mới nhiều
nhưng trang thiết bị vi tính chủ yếu vẫn còn lạc hậu, công nghệ phần mềm cho
thanh toán thì đơn giản, lỗi hệ thống, thiếu đồng bộ, mức độ tự động hóa chưa
cao. Do vậy việc truyền tin và nhận tin cũng như hạch toán vẫn còn nhiều trục
trặc gây nên chậm trễ cho khách hàng và giảm uy tín quốc tế của ngân hàng.
Mô hình tổ chức và quy trình nghiệp vụ TTQT ở Sở giao dịch còn bất
cập, chưa mang tính tập trung, chưa giao quyền chủ động. Sự phối kết hợp
giữa các bộ phận, các phòng chức năng còn lỏng lẻo, không tạo nên 1 dịch vụ
khép kín trong thanh toán, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ đối với khách hàng
và do vậy thời gian thanh toán còn dài, chi phí nghiệp vụ cao.


45

Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng nên chưa đáp ứng hết đòi hỏi của khách
hàng và đòi hỏi của thương mại quốc tế trong tình hình hiện nay. Trong điều
kiện thương mại quốc tế ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ công nghệ
thông tin thì việc đa dạng hóa, mở rộng cung cấp sản phẩm dịch vụ TTQT mới
là rất cần thiết. Nhưng hiện tại SGD cũng như NHNT mới chỉ triển khai các
nghiệp vụ truyền thống phục vụ những giao dịch thương mại và dịch vụ thông
thường giản đơn.
Trình độ cán bộ ở Ngân hàng đang còn non kém trong nghiệp vụ TTQT.
Do hệ thống ngân hàng Việt nam mới chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị
trường được một thời gian gần đây, nên kinh nghiệm về hoạt động TTQT của
cán bộ trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế.
Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, nền kinh tế mở
cửa với nước ngoài, hơn ai hết ngân hàng với tư cách là mũi nhọn cần phải đi
trước 1 bước để hoàn chỉnh và tiếp tục tiếp cận với những kiến thức kinh tế thị

trường, trong đó thanh toán quốc tế là một trong những lĩnh vực quan trọng.
Ngoài ra, khả năng thu thập thông tin, đánh giá tình hình hoạt động
kinh doanh của các DN còn bất cập, chưa được chú trọng. Do đó việc phân
loại khách hàng chưa được đầy đủ và thiếu chính xác, cũng như việc đánh giá
tài sản thế chấp, cầm cố còn sai lệch nhiều so với giá trị thực tế, tạo những sơ
hở mà DN có thể lợi dụng và vi phạm cam kết với ngân hàng.
2.3.2.2. về môi trường pháp lý:
Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động
TTQT nói riêng còn thiếu và nhiều bất cập. Mãi đến năm 1998 luật ngân hàng
mới ra đời và bắt đầu đi vào cuộc sống song luật còn quá nhiều điểm chung
chung khó thực hiện. Riêng về hoạt động TTQT ở Việt Nam vẫn chưa có văn
bản nào điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia. Hiện tại các bên
tham gia đều sử dụng UCP600 làm căn cứ quy định trách nhiệm và quyền hạn,
nhưng UCP 600 chỉ là thông lệ quốc tế, không quy định rõ hình thức xử lý như
thế nào nếu có vi phạm. Các quốc gia có luật hay văn bản dưới luật quy định
về giao dịch tín dụngc hứng từ (L/C) trên cơ sở thông lệ quốc tế có tính đến


46

đặc thù của nước họ. Thiếu những quy định pháp lý điều chỉnh mối quan hệ
giữa hợp đồng thương mại của người mua và người bán trong giao dịch tín
dụng thư giữa các ngân hàng. Chính đây là vấn đề khó khăn khi giải quyết
tranh chấp ngoại thương giữa DN và việc thanh toán giữa các ngân hàng có
liên quan.
Quy chế quản lý ngoại hối của Việt Nam còn có nhiều điểm chưa rõ
ràng, điều đó làm cho thao tác nghiệp vụ TTQT ở các ngân hàng thương mại
gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, quy chế quản lý ngoiạ hối quy định phải kiểm tra
các chứng từ liên quan khi chuyển tiền ra nước ngoài của khách hàng. Thế
nhưng trong nghiệp vụ thanh toán XNK không có hướng dẫn cụ thể việc kiểm

tra giấy phéo NK khi phát hành thư tín dụng, gây ra sự không thống nhất trong
phục vụ khách hàng của ngân hàng.
Các văn bản quy định về công tác XNK, thuế quan hải quan của Việt Nam
chưa ổn định, thay đổi thường xuyên đã gián tiếp làm ảnh hưởng công tác TTQT.

Thị trường hối đoái thực chất là thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng của
Việt Nam hoạt động chưa có hiệu quả. Hiện nay, Việt Nam mới có thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng, tuy nhiên hoạt động của thị trường liên ngân hàng
còn kém sôi động, đơn điệu, chủ yếu dừng lại ở mua bán trao ngay. Thành
viên tham gia thị trường còn hạn chế, chỉ có các ngân hàng thương mại và Sở
giao dịch Ngân hàng nhà nước.
2.3.2.3. Về cán cân thanh toán và năng lực tài chính của DN
Cán cân thanh toán của Việt Nam thâm hụt làm ảnh hưởng tới hoạt
động TTQT. Do cán cân vãng lai và cán cân thương mại của Việt Nam luôn bị
thâm hụt lơn dẫn đến mất cân đối giữa cung và cầu về ngoại tệ làm ảnh hưởng
tơi khả năng chi trả ngoại hối của các ngân hàng thương mại.
- Thực lực tài chính của các DN Việt Nam còn quá yếu kém. Hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp dựa chủ yếu vào vốn vay của ngân hàng, do vậy,
khi kinh doanh buôn bán với nước ngoài bị lừa đảo, thua lỗ liên quan trực tiếp
tới chất lượng tín dụng, uy tín trong TTQT của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Đặc biệt trong mấy năm gần đây, khi biên giới mở cửa, nhiều DN hăm hở


47

gom hàng để xuất khẩu. Sau 1 vài phi vụ nhỏ làm ăn trót lọt, đến phi vụ lớn
liền bị đối tác nước ngoài lừa ép giá buộc phải bán tống bán tháo, thạm chí
còn không thu được tiền do bị đối tác nước ngoài lừa trong các điều kiện
chứng từ thanh toán theo tín dụng thư đã mở. Hậu quả là tiên mất, tật mang,
một số giám đôc phải ra hầu tòa, còn ngân hàng trong mối liên quan là chủ nợ

hoặc trung gian thanh toán đều bị thiệt hại.
2.3.2.4. Do làm ăn của khách hàng không minh bạch.
Sự cố tình vi phạm cam kết với các ngân hàng của các DN XNK. Có
nhiều trường hợp khách hàng yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh nhận
hàng trước khi nhận chứng từ qua ngân hàng và cam kết thanh toán tiền hàng.
Nhưng trên thực tế, DN đã bội ước mà không thực hiện cam kết đó. Sự bội ước
này do những nguyên nhân khách quan như sự biến động của thị trường tiêu
thụ, hàng nhập về không bán được nhưng bán được nhưng DN bị lỗ và không
có khả năng thanh toán với ngân hàng. Nhưng phần nhiều là do sự cố tình vi
phạm của DN tư nhân, khi đã bán hết hàng nhưng không chịu nạp tiền vào
ngân hàng để thanh toán mà đem đi tiếp tục đầu tư vào kinh doanh và bị thua
lỗ thì mất khả năng thanh toán. Trường hợp khách hàng NK, vì lợi ích riêng
của DN đã bội ước với ngân hàng, tân dụng sơ hở này của ngân hàng mà chây
ỳ trong thanh toán. Phía thương nhân nước ngoài thì lợi dụng đặc điểm thanh
toán L/C là thông qua chứng từ, chư không phụ thuộc vào hàng hóa, do vậy đã
cố tình gian lân thương mại, giao hàng thiếu hoặc không đúng phẩm chất,
thậm chí không giao hàng nhưng vẫn lập chứng từ giả xuất trình đến ngân
hàng để rút tiền về.
2.3.2.5. Do nền kinh tế hay chế độ chính trị của nước có liên quan:
Do những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô của đất nước có thể làm
ảnh hưởng tới TTQT. Như sự thay đổi về tỷ giá hối đoái, khi tỷ giá đồng Việt
Nam biến động mạnh so với ngoại tệ, nghĩa là VND mất giá mất giá lập tức
hàng nhập khẩu về khó bán và các DN NK mất đi 1 lượng VND nhiều hơn để
cân đối nguồn ngoại tệ cho thanh toán với nước ngoài, và rủi ro đến với ngân
hàng khi nhà NK không cân đối được nguồn tiền thanh toán. Hoặc khi thay


48

đổi chính sách thuế quan nhập khẩu, thay đổi quy chế quản lý ngoại hối,... đều

làm ảnh hưởng đến hoạt động TTQT.
Rủi ro chính trị trong TTQT (hay còn gọi là rủi ro quốc gia) là những
rủi ro bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế - chính trị của nước có liên quan trong
quá trình thanh toán. Mọi biến động về kinh tế chính trị của 1 nước sẽ liên
quan tới khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết như thỏa thuận của các
bên. Sự suy thoái kinh tế của 1 nước sẽ ảnh hưởng bất lợi tới sự vận động của
tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN từ đó ảnh
hưởng xấu tới quá trình thanh toán.
Rủi ro chính trị thường hay gặp nhất đó là rủi ro do sự thay đổi của môi
trường pháp lý, đặc biệt ở những nước có hệ thống pháp luật chưa ổn định,
thường xuyên sửa đổi bổ sung. Những rủi ro pháp lý thường liên quan tới các
quốc gia hay áp đặt hay thay đổi mạnh các yêu cầu về dự trữ ngoại hối, các
quy định cản trở hạn chế XNK. Trong thực tế những thay đổi này thường
khiến các nhà XNK và các ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ của
mình, làm cho L/C bị hủy bỏ gây thiệt hại cho các bên liên quan.
Kết luận chương 2
Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam l đơn vị luôn
dẫn đầu trong hoạt động TTQT của Ngân hàng Ngoại Thương. Hot ng
kinh doanh trong nhng nm gn õy ca Ngõn hng tuy gp khụng ớt khú
khn do s cnh tranh quyt lit ca cỏc ngõn hng khỏch nhng nhỡn chung
vn tng trng khỏ u n. Trong s cỏc hot ng nghip v ti Ngõn
hng hot ng TTQT v cỏc hot ng liờn quan khỏc nh kinh doanh ngoi
t, bo lónh vn l th mnh truyn thng ca ngõn hng.
Chng 2 ca khúa lun ó thc hin c nhng ni dung sau:
Th nht: Khỏi quỏt v hot ng kinh doanh ca Sở giao dịch Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam v phõn tớch ỏnh giỏ thc trng ri ro
trong hot ng TTQT ca ngõn hng.


49


Thứ hai: Từ phân tích và đánh giá thực trạng, khóa luận chi rõ nguyên
nhân dẫn đến rủi ro làm cơ sở đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt
động TTQT của ngân hàng trong chương 3.


50

CHNG 3
GII PHP PHềNG NGA V HN CH RI RO
TRONG THANH TON TN DNG CHNG T TI S GIAO DCH
NGN HNG TMCP NGOI THNG VIT NAM

3.1. nh hng qun lý ri ro trong thanh toỏn tớn dng chng t ti S
giao dch Ngõn hng TMCP Ngoi thng Vit Nam
3.1.1. nh hng phỏt trin hot ng thanh toỏn quc t
- Mục tiêu năm 2009:
Một là, nâng cao chất lượng của hoạt động thanh toán quốc tế. Với tình
hình khủng hoảng kinh tế đang diễn ra sâu và rộng như hiện nay thì đây là
việc làm hết sức cần thiết, có ý nghĩa sống còn.
Hai là, phấn đấu giữ vững vai trò là ngân hàng hàng đầu về thanh toán
quốc tế và là đơn vị chiếm tỷ trọng tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu
lớn nhất trong hệ thống VCB. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, giữa các
chi nhánh với nhau cũng có những chiến lược khác nhau nhằm thu hút khách
hàng hoặc thanh toán qua chi nhánh của mình. Vì vậy, mục tiêu đặt ra của SGD
là tạo ra một chính sách khách hàng mang tầm chiến lược và toàn diện, là sự
phối kết hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các bộ phận, các phòng chức năng.
Ba là, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế về thanh toán
quốc tế. Sân chơi toàn cầu hoá đã mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam
nói chung và Vietcombank nói riêng nhiều cơ hội nhưng cũng đầy rẫy những

thách thức. Giờ đây Vietcombank không chỉ phải chấp nhận cạnh tranh với
các NHTM cổ phần trong nước mà còn phải sẵn sàng cạnh tranh với cả các
ngân hàng nước ngoài hoạt động tại thị trường Việt Nam. Vì vậy,
Vietcombank cần phải chấp nhận đương đầu với thách thức, phấn đấu giữ
vững vai trò là ngân hàng hàng đầu về thanh toán quốc tế.
Những năm tiếp theo
Hỗ trợ nghiên cứu xây dựng một mô hình tổ chức mới cho hoạt động tài
trợ thương mại, chuyển tiền phù hợp với hoạt động của một ngân hàng hiện


51

đại. Mô hình được xây dựng trên nền tảng công nghệ thuộc chương trình dự
án "Hiện đại hoá hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh toán" của World
Bank. Sắp xếp lại hoạt động thanh toán XNK theo hướng đẩy mạnh tài trợ
thương mại thanh toán XNK, phát triển các sản phẩm tài trợ mới, tiếp tục ập
trung hoá xử lý các giao dịch tài trợ thương mại tại SGD.
Cụ thể:
- Từng bước cơ cấu lại các mảng hoạt động thanh toán quốc tế theo mô
hình tiên tiến hiện đại. Mô hình này gồm các khối tài trợ thương mại quốc tế,
khối trung tâm chuyển tiền, khối định chế tài chính, phù hợp với chiến lược và
đề án tái cơ cấu của VCB.
- ng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng hoạt động thanh
toàn quốc tế. Mục đích của việc này nhằm đảm bảo yêu cầu phục vụ đa dạng
các loại hình đối tượng khách hàng là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và cá
nhân bằng các sản phẩm dịch vụ phong phú thích hợp với từng loại đối tượng.
- Tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại với các ngân hàng, các tổ chức tín
dụng quốc tế kể cả mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng khắp các châu lục
- Hoạt động thanh toán quốc tế không tách rời các mảng hoạt động
khác của ngân hàng như huy động vốn, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ. Khách

hàng rất đa dạng gồm các ngân hàng đại lý, các doanh nghiệp, người Việt
Nam và nước ngoài, các tổ chức quốc tế đòi hỏi VCB phải xây dựng chiến
lược tổng thể về chính sách giá cả dịch vụ đồng bộ với chính sách về vốn, tín
dụng, ngoại tệ thì mới hỗ trợ và thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
thanh toán quốc tế phát triển. Ngược lại, hoạt động thanh toán quốc tế là mắt
xích quan trọng gắn kết các mảng hoạt động của ngân hàng trong một số hệ
thống máy liên hợp mà thiếu một bộ phận nào đó thì hệ thống máy đó không
hoạt động trơn tru hài hoà.
3.1.2. nh hng qun lý ri ro trong thanh toỏn tớn dng chng
t


52

Một là, phòng ngừa hạn chế rủi ro trong TTQT nói chung và TTQT theo
phương thức tín dụng chứng từ nói riêng cần phải xuất phát từ mục tiêu phát
triển của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
Nền kinh tế Việt Nam vận động và phát triển trong xu thế chung của
nền kinh tế khu vực và thế giới, đó là sự thích nghi và hội nhập, nhằm đảm
bảo sự nỗ lực tăng cường khả năng cạnh tranh trên cơ sở hòa hợp cùng phát
triển. Tính chất quốc tế hóa này đặt ra trong từng ngành từng lĩnh vực của nền
kinh tế những yêu cầu về nội dung và giải pháp khác nhau. TTQT cũng vậy,
phải kết hợp đồng bộ với các cấp nghành liên quan, từng chủ thể để đạt tới
mục tiêu như: hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tiêu chuẩn hóa thông tin và
các chứng từ thanh toán, đồng bộ hóa trình tự TTQT, quốc tế hóa mọi hoạt
động nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng, đồng nhất hóa các quy phạm pháp lý
và tập quán về TTQT giữa các nước. Trên sự thống nhất đó sẽ tạo điều kiện
cho sự trao đổi thương mại giữa các nước diễn ra công bằng và trên nguyên
tắc 2 bên cùng có lợi, mọi rủi ro trong thanh toán sẽ được hạn chế.
Hai là, nhìn nhận hoạt động TTQT là một trong những hoạt động cơ

bản trong kinh doanh của ngân hàng.
Tuy trên thực tế thu nhập từ hoạt động TTQT chỉ chiếm phần nhỏ trong
tổng nguồn thu của ngân hàng, song nếu ngân hàng nào có hoạt động TTQT
tốt sẽ kéo theo hoạt động đầu tư tín dụng và kinh doanh ngoại tệ phát triển. Nó
đã trở thành dịch vụ không thể thiếu trong hệ thống dịch vụ ngân hàng cung
ứng cho khách hàng và là điểm kết thúc cho mọi hoạt động kinh tế đối ngoại.
Do vậy khi xác định giải pháp phòng ngừa rủi ro cần xem nó là 1 hoạt động
kinh doanh để mà đẩy mạnh như các hoạt động kinh doanh khác của ngân
hàng. Đây là 1 hoạt động mang tính chất dịch vụ nhằm đẩy mạnh và thực hiện
các hoạt động khác của ngân hàng phát triển nhằm thu lợi nhuận và đạt hiệu
quả kinh tế 1 cách tối ưu. Vì vậy cần đi tiên phong trong hiện đại hóa, dịch vụ
phải nhanh, chính xác, giá cả cạnh tranh và phục vụ thiết thực nhu cầu XNK
của đất nước


53

Ba là, dựa vào nhu cầu của khách hàng để đưa ra giải pháp
Trước hết trong hoạt động kinh doanh ngân hàng với 3 chức năng cơ
bản là trung tâm tín dụng, trung tâm thanh toán, trung tâm tiền mặt của nền
kinh tế đã tạo cho ngân hàng những khả năng kinh doanh kỳ diệu song cũng
đặt ngân hàng vào trạng thái kinh doanh hết sức khó khăn. Hiệu quả hoạt
động của Ngân hàng, khả năng sinh tồn hay thất bại của nó phụ thuộc chủ yếu
vào khách hàng, vào sự tín nhiệm của người gửi tiền và người vay tiền cũng
như những người sử dụng dịch vụ. Như vậy, đòi hỏi phải nghiên cứu nhu cầu
của khách hàng để xác định hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT.
3.2. Gii phỏp phũng nga v hn ch ri ro thanh toỏn tớn dng chng
t ti S giao dch Ngõn hng TMCP Ngoi thng Vit Nam
3.2.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của thanh toán viên làm công tác
TTQT

Hiệu quả làm việc xuất phát đầu tiên từ con người. Trong công tác
TTQT lại càng đòi hỏi trình độ của người lao động, vì đây là lĩnh vực, công
việc phức tạp khó về cả môi trường, nghề nghiệp... ở nước ta trong thời gian
qua , do trình độ cán bộ làm TTQT còn bị hạn chế cũng gây ra rủi ro lớn cho
công tác TTQT. Do đó cần phải tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ của
người lao động trong lĩnh vực này. Đó là: cán bộ thanh toán cần nắm vững,
bám sát UCP600, những quan điểm về thanh toán, vận tải, bảo hiểm, phong
tục tập quán, luật pháp của từng khu vực thị trường trên thế giới. Với tư cách
là ngân hàng của người xuất khẩu ta phải căn cứ vao UCP để đòi đối phương
trả tiền đúng hạn; khi đại diện cho người nhập khẩu phải nghiêm chỉnh thực
hiện UCP để giữ vững và tạo niềm tin trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, NH
cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo nhằm trao đổi, học tập kinh
nghiệm lấn nhau trong nội bộ ngân hàng và với ngân hàng bạn, nâng cao các
nghiệp vụ liên quan như vận tải và bảo hiểm ngoại thương, chú trọng cập nhật
các quy định và luật pháp nhà nước về xuất khẩu hay tổ chức các lớp học để
đào tạo sâu hơn về hcuyên môn thanh toán. Những khóa học này cần mở rộng
cho mọi nhân viên có điều kiện tham gia. Mời các chuyên gia hàng đầu về


54

thanh toán quốc tế giảng dạy để các cán bộ nhân viên Ngân hàng trong các bộ
phận liên quan có điều kiện trau dồi cả về nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ.
Muốn thực hiện được nghiệp vụ thanh toán quốc tế, Ngân hàng phải có
đội ngũ cán bộ được đào tạo và thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán quốc tế, sử
dụng thành thạo các máy móc, thiết bị trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Song, trừ các sở giao dịch TW và một vài chi nhánh ở thành phố lớn là có cán
bộ tương đối thành thạo nghiệp vụ, còn phần lớn các chi nhánh trình độ cán bộ
còn thấp. Việc đào tạo nghiệp vụ cho các chi nhánh ở các ngân hàng còn
phiến diện, chủ yếu qua hình thức bắt tay, chỉ việc, việc tổ chức các lớp học

cũng chỉ là sự hỗ trợ giúp các chi nhánh thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc
tế. Bản thân các giáo viên tham gia giảng dạy ở các lớp học trên cũng chưa
được đáo tạo chính quy mà chỉ thông qua công việc thực tiễn để rút ra kinh
nghiệm sau đó truyền đạt lại.
Do vậy, cần phải tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ
thanh toán quốc tế cho cán bộ ngoại thương của các doanh nghiệp và các lớp
nâng cao trình độ cho các cán bộ của hệ thống ngân hàng mình. Vì qua thực tế
công việc tại một số ngân hàng còn kém hiểu biết về trình tự thực hiện của các
phương thức thanh toán quốc tế.
Hình thành các bộ phận tư vấn cho khách hàng với một đội ngũ cán bộ
có trình độ hiểu biết sâu rộng để tư vấn cho khách hàng, thậm chí có thể tham
dự cùng khách hàng khi được yêu cầu trong đàm phán kí kết hợp dồng thương
mại nhằm thỏa thuận điều khoản thanh toán có lợi nhất, như: lựa chọn Ngân
hàng mở thư tín dụng, Ngân hàng thanh toán, Ngân hàng xác nhận, yêu cầu về
chứng từ, hình thức L/C,...
3.2.2. Đổi mới công nghệ ngân hàng đáp ứng yêu cầu thanh toán quốc tế.
Công nghệ ngân hàng ở nước ta khá lạc hậu so với công nghệ ngân hàng
của các nước trên thế giới. Đổi mới CNNH trước hết vì yêu cầu của hoạt động
kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tiếp đến ngân
hàng muốn ngân hàng Việt Nam sớm hội nhập được vào các tổ chức tài chính
quôc tế thì coi công nghệ là chìa khóa mở của ra bên ngoài, là yếu tố quyết định


55

sự thành bại trong cạnh tranh, ngân hàng cần hoàn thiện, củng cố, xây dựng hệ
thống máy móc kĩ thuật, phần mềm vi tính, công nghệ hiện đại tiên tiến đạt
mức tự động hóa cao, mức tiêu chuẩn của thế giới, đồng thời nâng cao chất
lượng dịch vụ ngân hàng và hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế.
Và, chỉ khi đạt đến mặt bằng về công nghệ và trình độ sử dụng công

nghệ của hệ thống ngân hàng hiện đại, tiên tiến trên thế giới thì việc thực hiện
các phương thức thanh toán quốc tế, như phương thức thanh toán L/C, chuyển
tiền điện tử, thẻ tín dụng... sẽ trôi chảy và hạn chế được rủi ro trong thanh toán
quốc tế đến mức thấp nhất.
Thực hiện chính sách kinh tế mở cửa, hội nhập kinh tế với khu vực và
thế giới, với mục tiêu phát triển kinh tế quốc tế của Việt Nam đến năm 2010 và
đã và đang đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàngViệt Nam là
phải tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa công nghệ thanh toán qua ngân hàng để
phục vụ tốt nhất cho mục tiêu phát triển kinh tế quốc tế. Nhiệm vụ hiện đại hóa
công nghệ ngân hàng trước hết tập trung đáp ứng những nhu cầu sau:
- Yêu cầu cao về hội nhập và tính chất phục vụ toàn cầu hóa.
- Nhận thức và hiểu biết về tin học ngày càng cao
- Đối tượng khách hàng ngày càng đa dạng với yêu cầu cao hơn
- p lực cạnh tranh giữa sản phẩm và dịch vụ ngân hàng giữa các
ngân hàng
- Chi phí giao dịch ngân hàng ngày càng giảm
Trong nội dung đổi mới công nghệ ngân hàng trước hết thể hiện ở nội
dung hiện đại hóa hệ thống thanh toán. Do vậy phải tạo ra được:
- Các công cụ thanh toán thích hợp nhất
- Xác định kiến truc thanh toán tổng thể tốt nhất
- Các cơ chế hạch toán thích hợp nhất
- Xây dung vai trò của ngân hàng ngân hàng nhà nước và các ngân
hàng thương mại
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật mang tính chất hiện đại có thể sử
dụng được lâu dài tránh lạc hậu


56

- Phải mang tính hợp tác vì lợi ích chung giữa các ngân hàng

Cải thiện và nâng cao trình độ tự động hóa trong quy trình công nghệ ngân
hàng là 1 trong những điều kiện tốt để quản lý vốn tập trung, tăng cường hơn nữa
sự hòa nhập với hệ thống ngân hàng Việt Nam vào thị trường tài chính tiền tệ thế
giới.
Thời gian qua, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã có nhiều
cố gắng nhằm hiện đại hóa công nghệ thanh toán của mình. Phần lớn các giao
dịch đã được vi tính hóa, nối mạng thanh toán trong nội bộ từng ngân hàng.
Trong giao dịch quốc tế, ngân hàng đã nối mạng thanh toán với hệ thống viễn
thông tài chính quốc tế (SWIFT). Do đó, đã góp phần giảm thiểu thời gian
trong giao dịch, cũng như nâng cao hiệu quả trong thanh toán nói chung và
thanh toán quốc tế nói riêng. Nhưng nhìn chung, công nghệ thanh toán của
ngân hàng vẫn còn manh mún, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được đòi hỏi của
nền kinh tế thị trường phát triển.
Trong tương lai, ngân hàng cũng cần triển khai công nghệ ngân hàng
ảo. Ngân hàng ảo là các ngân hàng mà các giao dịch được cung cấp qua các
phương tiện kĩ thuật, khách hàng không cần trực tiếp đến các chi nhánh của
ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện được các giao dịch và nắm bắt được các
thông tin tài chính của mình. Ngân hàng ảo tồn tại dưới rất nhiều dạng như:
ATM, KIOS Banking và Internet Banking. Thực hiện nối mạng giao dịch với
khách hàng trước mắt là các khách hàng lớn nhằm đáp ứng một cách mau lẹ
các thông tin về tình hình tài chính tiền tệ thế giới cũng như các nhu cầu
khách hàng và khả năng đáp ứng của khách hàng cũng sẽ nhanh hơn. Những
dịch vụ trên đang được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện và áp dụng rộng rãi
với tất cả các khách hàng. Khi giao dịch đã được nối mạng giữa khách hàng và
ngân hàng thì chắc chắn mọi giao dịch liên quan đến TTQT đều có thể được
kết thúc trong ngày, điều này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu
quả và tính an toàn trong nghiệp vụ TTQT, đồng nghĩa với việc hạn chế rủi ro
TTQT thấp nhất.



57

3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại
Thực hiện an toàn và phát triển, mở rộng nghiệp vụ thanh toán quốc tế
của mình, tránh hiện tượng bị lấn sân bởi các Ngân hàng nước ngoài thì một
trong những giải pháp là hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cho các doanh
nghiệp. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp là một trong những
nội dung quan trọng hàng đầu để các dn Việt Nam nâng cao vị thế trong
thương thuyết đàm phán thương mại quốc tế, tạo cho họ quyền chủ động để
đưa ra điều khoản thanh toán phù hợp và hiệu quả, khi đó ngân hàng mới có
thể thực hiện tốt được nhiệm vụ thanh toán quốc tế.
Hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển thì các hình thức thanh
toán cũng ngày càng đa dạng, tất yếu sẽ dẫn đến sự ngày càng đa dạng của các
hình thức tài trợ trong hoạt động kinh doanh XNK, mỗi hình thức thanh toán
đòi hỏi phải có 1 hình thức tài trợ tương ứng. Hoạt động tài chính đối ngoại
càng thuận lợi bao nhiêu thì mối quan hệ thương mại càng được mở rộng bấy
nhiêu, chất lượng của hoạt động tài trợ ngoại thương là cơ sở để tạo lòng tin
cho bạn hàng trong quan hệ thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
lưu thông hàng hóa quốc tế. Thực hiện giải pháp này cần cụ thể hóa 1 số nội
dung sau:
- p dụng rộng rãi hình thức mua ngoại tệ có kì hạn đối với các doanh
nghiệp có L/C xuất khẩu và có uy tín trong xuất khẩu hàng hóa truyền thống.
- Cấp đầy đủ hạn mức tín dụng cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng
truyền thống.
- Tích cực thực hiện tín dụng trong lĩnh vực XNK đối với doanh nghiệp,
nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Vừa củng cố mối quan hệ khách hàng,
trên cơ sở đó mở rộng và phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
- Triển khai rộng rãi nghiệp vụ chiết khấu đối với bộ chứng từ hàng
xuất. Do tính ưu việt của nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ phù hợp tín dụng
thư mà người XK sớm nhận được tiền sau khi giao hàng để tiếp tục chu kì sản

xuất tiếp theo. Để có thể cạnh tranh lôi kéo khách hàng thì đòi hỏi ngân hàng


58

phải không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về TTQT và triển khai
thực hiện rộng rãi loại hình nghiệp vụ này.
3.2.4. Mở rộng có hiệu quả mạng lưới ngân hàng đại lý
Hệ thống ngân hàng đại lý có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai
hoạt động thanh toán quốc tế có hiệu quả. Với những ngân hàng có quan hệ
đại lý rộng khắp thì sẽ phát triển tốt nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Chẳng hạn,
NHNT có quan hệ đại lý với hơn 1200 ngân hàng trên khắp thế giới, gấp đôi
gấp ba số lượng ngân hàng đại lý của các ngân hàng Công thương, Ngân hàng
Nông nghiệp, nên trong thực tế thì nghiệp vụ thanh toán quốc tế ở NHNT hiện
nay là phát triển mạnh nhất.
Việc thiết lập và mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng các nước có
ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển nghiệp vụ TTQT. Do vậy, trong thời
gian tới, Ngân hàng cần tích cực và chủ động hơn nữa trong giao dịch để thiết
lập quan hệ đại lý với các ngân hàng ở các nước mà kinh tế thương mại của
Việt Nam đã và đang bắt đầu có quan hệ ngoại thương để có thể phục vụ đắc
lực cho quá trình hội nhập kinh tế và phát triển quan hệ làm ăn buôn bán với
tất cả các nước trên thế giới.
Để thực thi thiết thực và có hiệu quả giải pháp này, NH phải có chiến
lược cho tương lai của công tác quan hệ đại lý, đó là quan hệ đại lý phải gắn
liền với công tác khách hàng và tập trung vào những điểm chính:
- Tôn trọng các quy ước, cam kết và tập quán quốc tế để không làm ảnh
hưởng đến hình ảnh uy tín của ngân hàng mình.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ bằng cách xây dựng một chương
trình thông tin, báo cáo và quản lý thống nhất về NH đại lý kết hợp với thu
thập thông tin và mua thông tin từ bên ngoài để có được những thông tin tổng

hợp cập nhật và cụ thể, tạo lợi thế trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
- Chấn chỉnh và tăng cường công tác đảm bảo an toàn trong thanh toán;
chuẩn hóa các quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ thanh toán; đánh giá
phân tích mức dộ rủi ro của các NH đại lý, nhất là các ngân hàng đại lý chính
để xếp hạng uy tín và hạn mức tín dụng.


59

- Tăng cường thắt chặt các mối quan hệ truyền thống
- Không thụ động chờ các ngân hàng nước ngoài đến chào giao dịch mà
phải chủ động chào dịch vụ với họ như đã làm của một số NHTM thời gian
qua.
3.2.5. Tăng cường thực hiện tốt các chính sách khách hàng.
Chính sách khách hàng là một bộ quan trọng trong chiến lược kinh
doanh của Ngân hàng. Sự tồn tại của khách hàng quyết định sự tồn tại của
ngân hàng. Việc thực hiện chính sách khách hàng có thể bao gồm: Ngân hàng
tăng cường chính sách ưu tiên với các khách hàng truyền thống có tín nhiệm
với NH, các khách hàng có uy tín về lãi suất cho vay, phí thanh toán, Chủ
động tìm đến khách hàng, mở rộng việc thu hút đông đảo số lượng khách hàng
thuộc loại vừa và nhỏ. Lập hồ sơ khách hàng thường xuyên có quan hệ làm ăn
với ngân hàng, tăng cường công tác tư vấn cho khách hàng để khách hàng có
lòng tin ở ngân hàng, từ đó làm tăng uy tín của ngân hàng, nhân viên ngân
hàng luôn phải thể hiện phong cách văn minh lịch sự khi giao dịch với khách
hàng,
Duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút thêm khách
hàng mới. Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì khách hàng cũng luôn
là yếu tố quan trọng nhất, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, với khách
hàng luôn là nhân tố quyết định tới khối lượng, chất lượng và quy mô hoạt
động.

Trong cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng cùng hoạt động trên
lĩnh vực kinh doanh đối ngoại, để có thể duy trì quan hệ với khách hàng
truyền thống và thu hút thêm khách hàng mới thì ngoài những lợi thế sẵn có
của chính từng ngân hàng cần phát triển thêm một số biện pháp như:
Đẩy mạnh công tác Maketing: Ngày nay Maketing đã trở thành một
triết lý kinh doanh không thể thiếu đối với các đơn vị kinh tế trên mọi lĩnh
vực. Đặc biệt, trong lĩnh vực ngân hàng với thị trường thông dụng, sản phẩm
đơn điệu, đồng nhất thì việc áp dụng Maketing linh hoạt, sáng tạo, sẽ đem lại
nhiều khả năng thắng lợi cho cạnh tranh với đối thủ.


60

Trên thực tế hiện nay, hoạt động Maketing ở các ngân hàng vẫn chưa
được chú trọng đúng mức, việc nghiên cứu áp dụng kĩ thuật Maketing còn
nhiều hạn chế. Vì vậy, với mục tiêu để khách hàng biết đến ngân hàng và nắm
được các loại hình dịch vụ mà Ngân hàng phục vụ luôn đem tới sự thuận tiện,
an toàn và hiệu quả thì Ngân hàng cần chú trọng vào khâu nghiên cứu thị
trường, đẩy mạnh công tác Maketing như:
- Thành lập bộ phận Maketing để thường xuyên chủ động tiếp xúc và
tìm hiểu khách hàng thông qua các buổi tiếp xúc cá nhân.
- Tăng cường hoạt động quảng cáo nhằm thu hút các doanh nghiệp có
tình hình tài chính tốt, có các hoạt động kinh doanh XNK hoặc có nhu cầu
mua bán ngoại tệ tới các giao dịch và thanh toán.
- Thường xuyên phát hành các báo cáo thường niên gửi tới khách hàng,
định kì tổ chức hội nghị khách hàng để thông báo cho khách hàng những loại
hình dịch vụ NH mới cung cấp, những quy định, chính sách mới, để trao đổi
nhằm nắm được nhu cầu và nguyện vọng của họ.
- Củng cố, phát triển đội ngũ khách hàng, có chính sách khuyến khích
đối với khách hàng là NH mở L/C và khách hàng mang lại dịch vụ cho NH.

- Giữ gìn phong cách phục vụ tận tình, thái độ giao tiếp văn minh lịch
sự: Thái độ và phong cách giao tiếp chínhlà nghệ thuật lôi kéo khách hàng có
hiệu quả nhất. Trên thực tế, phong cách giao tiếp của cán bộ ngân hàng là một
yếu tố cơ bản quyết định sự lựa chọn của khách hàng trong giao dịch. Sự niềm
nở nhiệt tình của nhân viên cùng với việc giải quyết công việc nhanh chóng,
chính xác, không gây khó khăn, không sai hẹn với khách hàng sẽ tạo cho
khách hàng một cảm giác tin tưởng và dễ chịu, phải sẵn sàng tư vấn giúp
khách hàng kí kết hợp đồng XNK đúng quy định và thanh toán theo phương
thức thuận lợi và an toàn nhất.
- Thực hiện chính sách khách hàng hấp dẫn, linh hoạt để thu hút và tạo
lập cơ sở các khách hàng truyền thống, ổn định và cùng phát triển với NH:
Nhằm củng cố thị trường, mở rộng thêm khách hàng và có những bước đi
vững chắc, các ngân hàng cần xây dựng chiến lược khách hàng và thực hiện


61

chính sách khách hàng hợp lý, không phân biệt thành phần kinh tế. chính sách
khách hàng gắn liền hiệu quả kinh doanh của khách hàng với hiệu quả, sự an
toàn trong hoạt động kinh doanh của NH. chính sách khách hàng phải kết hợp
nhiều loại hình dịch vụ tổng hợp để đáp ứng các nhu cầu tổng thể như: chính
sách về tín dụng, dịch vụ thanh toán nhanh và an toàn, lãi suất hấp dẫn, thỏa
mãn các nhu cầu mua bán ngoại tệ kết hợp với tư vấn và xây dựng mối quan
hệ xã hội mật thiết giữa NH và khách hàng.
- Ngân hàng cử những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có quan hệ
tốt với khách hàng, nhiệt tình với ngân hàng việc để phục vụ cho khách hàng
truyền thống, khách hàng lớn theo yêu cầu của họ. Gắn liền chính sách ưu đãi
với sự đánh giá phân loại thường xuyên tại tất cả các khâu giao dịch. Phải xác
định mức kí quỹ phù hợp cho mỗi khách hàng vào từng thời điểm cụ thể căn
cứ vào tình hình hoạt động, vào uy tín và quan hệ giữa NH với khách hàng đó.

Ngoài những điều kiện trên, để NH cho vay, bảo lãnh, chiết khấu chứng
từ thì khách hàng còn phải thỏa mãn một số điều kiện khác như:
Phải có phương án kinh doanh khả thi, có hợp đồng kinh doanh và các
chứng từ hợp lệ, có báo cáo tình hình kinh doanh trong 3 năm gần nhất là tốt.
Riêng đối với bảo lãnh và chiết khấu thì NH có thêm những xem xét về đối
tác, về NH của phía đối tác của khách hàng. Các hình tức ưu đãi chính mà NH
có thể áp dụng cho khách hàng:
- Ưu đãi về vốn vay, thời hạn và lãi suất khi vay vốn.
- Ưu đãi trong việc thế chấp tài sản khi vay vốn
- Ưu đãi về tỷ lệ kí quỹ trong việc mở L/C
- Ưu đãi về phí dịch vụ, hình thức và thời gian thanh toán
- Ưu đãi về giá cả và thời gian mua bán ngoại tệ phục vụ thanh toán XNK.
Tùy theo mức độ tín nhiệm của khách hàng với ngân hàng ở mức nào
mà áp dụng mức ưu đãi tương ứng.


62

3.2.6. Hoàn thiện mô hình hoạt động thanh toán quốc tế theo hướng
tập trung thống nhất và chuyên sâu.
Tuy ngân hàng Ngoại thương là mt trong những ngân hàng tiên tiến
nhất trong lĩnh vực TTQT nhưng trình độ nghiệp vụ thanh toán quốc tế vẫn
còn chưa cao, đặc biệt là các chi nhánh ở các tỉnh thành nên việc quản lý điều
hành các nghiệp vụ thanh toán quốc tế vẫn chưa hợp lý, chưa phát huy được
năng lực cũng như tính chủ động của chi nhánh, còn làm mất nhiều thời gian
luân chuyển chứng từ trong nội bộ hệ thống. Ví dụ, chi nhánh chỉ được tiếp
nhận hồ sơ từ khách hàng, làm các thủ tục cần thiết liên quan với khách hàng
trong nước rồi chuyển toàn bộ hồ sơ đó đến hội trụ sở trung ương để hội sở
trung ương mở L/C đi nước ngoài. Về hàng xuất khẩu cũng vậy, khi các chi
nhánh nhận được bộ chứng từ do khách hàng xuất trình thì tiếp nhận rồi

chuyển đến hội sở trung ương để kiểm tra sau đó mới ra lệnh đòi tiền ngân
hàng mở ở nước ngoài. Như vậy làm cho việc đòi tiền hàng xuất bị chậm lại,
giảm hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
Vì vậy, ngân hàng nên tùy theo tình hình cụ thể của mình, cần phải
nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh toán quôc tế cho các thanh toán viên, đặc
biệt là từng chi nhánh phải có cán bộ chuyên sâu để có thể chủ động giải
quyết công việc ngay tại chi nhánh. Ngân hàng nên cho phép các chi nhánh
được chủ động giao dịch trực tiếp mở L/C ra nước ngoài cũng như chiết khấu
chứng từ hàng xuất với nước ngoài nhằm tiết kiệm thời gian cũng như hiệu
quả thanh toán quốc tế. Về nguồn vốn ngoại tệ, cần thống nhất tập trung giao
dịch qua tài khoản của trung ương, nhằm tăng cường khả năng quản lý giám
sát nguồn vốn của ban điều hành trung ương cũng như tạo ra sức mạnh kinh
doanh ngoại tệ cho các ngân hàng.
Cần có bộ phận tổng hợp về thanh toán quốc tế ở ngân hàng nhà nước
TW, đề ra các mẫu chung cho chỉ tiêu báo cáo tổng hợp về thanh toán quốc tế
nhằm giúp cho các nhà lãnh đạo có được số liệu toàn diện kịp thời để góp
phần chỉ đạo, điều hành có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.


63

3.2.7. Nhúm gii phỏp iu kin
3.2.7.1. n nh mụi trng kinh t v mụ
Hoạt động thanh toán quốc tế chỉ có thể an toàn và phát triển trên cơ sở
môi trường kinh tế ổn định. Do tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ khu vực và những bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế, nhịp độ tăng
trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây có tốc độ chậm lại. Nền kinh
tế vẫn đang ở tình trạng cung vượt cầu; nhiều sản phẩm khó tiêu thụ, tồn kho
tăng, sản xuất cầm chừng, khu vực dịch vụ tăng quá chậm. Đầu tư phát triển
trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục giảm mạnh. Chỉ số giá tiêu

dùng giảm. Hoạt động thị trường nói chung kém sôi động. Cơ hội và môi
trường đầu tư vẫn bấp bênh. Tiền gửi tiết kiệm và các nguồn vốn huy động qua
ngân hàng tăng nhanh gấp đôi mức tăng trưởng tín dụng, dẫn tới ứ đọng vốn.
Hiện tượng kinh tế nổi bật năm 2008 là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
khởi nguồn từ Mỹ và đã gây nên hậu quả sâu rộng, dẫn đến sang quý đầu năm
2009 là tình trạng giảm phát, một trở ngại lớn cho nền kinh tế. Trong khi các
ngân hàng ứ thừa vốn tiền tệ, các doanh nghiệp đều trong trạng thái thu mình
chờ qua khó khăn. Trên thị trường diễn ra hiện tượng hàng hóa dư thừa mà sức
mua yếu ớt vì thiếu tiền đã gây cho công chúng đầu tư cũng như các doanh
nghiệp tâm lý e ngại khi tham gia vào thị trường tài chính, nhất là thị trường
tài chính quốc tế. Mà thiếu các doanh nghiệp thì hoạt động của thanh toán
quốc tế không thể phát triển được. Chỉ khi kinh tế phát triển, lạm phát được
kiềm chế, giảm phát được khắc phục, giá trị đồng nội tệ và mức lãi suất ổn
định thì các doanh nghiệp mới yên tâm tin tưởng tham gia đầu tư vào lĩnh vực
XNK, và cũng chỉ trong các điều kiện nêu trên thì hoạt động thanh toán quốc
tế mới an toàn, tăng khối lượng mở rộng các quan hệ giao dịch đối ngoại trên
thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Xét từ tầm quản lý vĩ mô, cũng có thể thấy nhũng rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động thanh toán quốc tế
của ngân hàng nói riêng đều có liên quan chặt chẽ tới chất lượng quy hoạch
tổng thể của bộ máy hoạch định chính sách cụ thể và điều hành chính sách vĩ


64

mô cũng như vi mô. Để ngăn chặn những rủi ro trong kinh doanh nói chung,
nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách hành chính quốc gia, giáo
dục về pháp luật cho cán bộ các ngành, cũng như bồi dưỡng kiến thức về kinh
tế tài chính, ngân hàng cho họ. Bên cạnh đó, các giao dịch ngoại thương tuy
được tham gia trực tiếp của ngân hàng và các nhà XNK, nhưng liên quan

nhiều đến các bộ ngành trong nước như: Bộ thương mại, Tổng cục hải quan,
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam...., do vậy cần có sự phối kết hợp
chặt chẽ của các cơ quan hữu quan, nhằm tạo sự nhất quán trong việc xây
dựng chính sách và giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô, vi mô để tạo dựng môi
trường hoạt động ổn định và bền vững cho hoạt động XNK cũngnhư hoạt động
thanh toán quốc tế của các NHTM.
3.3.7.2. To lp mụi trng phỏp lý hon chnh cho hot ng
TTQT
nước ta hiện nay theo điều 12 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
kinh tế, tòa có thẩm quyền giả quyết các vụ án kinh tế sau:
1) Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân,
giữa pháp nhân với thể nhân( cá nhân có đăng kí kinh doanh)
2) Các tranh chấp giữa các công ty với các thành viên của công ty với
nhau liên quan tới việc thành lập, hoạt động giải thể công ty.
3) Các tranh chấp liên quan tới việc mua bán cổ phiếu trái phiếu
4) Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Tranh chấp giữa các bên tham gia thư tín dụng không thuộc loại 1,2,3 ở
trên và hiện nay nước ta cũng chưa quy định các tranh chấp liên quan đến tín
dụng thư là tranh chấp kinh tế được giải quyết theo pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án kinh tế loại 4 nói trên. Do vậy, cần sớm có văn bản pháp lý
cho giao dịch thanh toán XNK. Có thể là 1 nghị định về thanh toán quốc tế đề
cập đến mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch ngoại thương của người mua,
người bán với giao dịch tín dụng chứng từ giữa các ngân hàng. Mối quan hệ về
nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của nhà XK, NK và các ngân hàng khi tham
gia sử dụng thư tín dụng, mối quan hệ này cũng cần được pháp lý hóa trên cơ


65

sở luật pháp quốc gia. Để tạo hành lang pháp lýcho giao dịch này giữa NH và

khách hàng, cần ký kết thỏa thuận chung mang tính nguyên tắc trong giao
dịch bằng văn bản,...
3.3.7.3. Tổ chức thực hiện tốt thị trường ngoại tệ liên ngân hàng,
tiến tới thành lập thị trường hối đoái ở Việt Nam
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại
tệ nhằm giải quyết mối quan hệ về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Việc
hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những
điều kiện quan trọng để các ngân hàng thương mại mở rộng nghiệp vụ kinh
doanh tiền tệ và tạo điều kiện cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế được thực hiện
tốt. Thông qua thị trường này, ngân hàng Trung Ương có thể điều hành tỷ giá
một cách linh hoạt và chính xác nhất.
3.4 . Kin ngh
3.4.1 Một số kiến nghị đối với nhà nước, chính phủ và các bộ
nghành liên quan.
Thứ nhất, cần tạo hành lang pháp lý đồng bộ và hoàn chỉnh cho hoạt
động thanh toán tín dụng chứng từ của toàn Hệ thống NHTM
Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý trong giao dịch tín
dụng chứng từ là sự thiếu vắng các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa
các bên trong quy trình thanh toán. ở Việt Nam hiện nay, ngoài UCP.600 và
một số thông lệ quốc tế khác, ta không có một luật hay văn bản dưới luật nào
điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của
người mua và người bán với giao dịch tín dụng chứng từ của ngân hàng. Khi
có tranh chấp thương mại quốc tế xảy ra, Trọng tài quốc tế có thể ra phán
quyết đối với quan hệ hai bên mua bán mà không đề cập đến quan hệ thanh
toán giữa các ngân hàng. Như vậy chỉ áp dụng UCP600 vào giao dịch tín dụng
chứng từ là chưa đủ với các ngân hàng Việt Nam khi có phát sinh tranh chấp.
Chính phủ cần sớm ban hành những văn bản pháp lý điều chỉnh mối quan hệ
giữa hợp đồng ngoại thương và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ, nêu
lên nghĩa vụ, quyền hạn của các bên tham gia vào quan hệ tín dụng chứng từ:



×