Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp chương trình sóng trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 93 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp
Theo truyền thống từ trước tới nay, Học viện Báo chí và tuyên truyền
cũng như nhiều trường đại học khác đều tổ chức hai hình thức để đánh giá
sinh viên trước khi ra trường, đó là: thi tốt nghiệp và làm khóa luận. Tuy
nhiên, từ năm 2010, với những đặc trưng riêng của ngành phát thanh, khoa
Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có thêm một
hình thức mới đó là sản xuất chương trình. Sau một thời gian, tôi đã quyết
định chọn việc sản xuất một tác phẩm phát thanh thay cho làm khóa luận. Lý
do để tôi lựa chọn hình thức này là:
1.1. Chương trình tốt nghiệp giúp sinh viên phát huy được toàn diện
thế mạnh của chuyên ngành phát thanh.
Tôi biết rằng, không phải sinh viên thuộc chuyên ngành nào cũng có
thể có cơ hội được làm một chương trình tốt nghiệp, thể hiện rõ nhất đặc
trưng của chuyên ngành ấy, giúp sinh viên phát huy hết những gì là đặc điểm,
tính chất, thế mạnh của phát thanh cũng như vận dụng những kiến thức đã học
vào thực tế sản xuất chương trình. Có thể nói đây là một niềm tự hào cũng
như vinh dự cho cá nhân tôi cũng như các anh chị, các bạn trong khoa Phát
thanh – Truyền hình.
Với đa dạng các chuyên mục trong chương trình, mỗi chuyên mục sẽ
giúp sinh viên thể hiện được năng lực làm báo phát thanh riêng của mình.
Như ở phần chuyên mục tin tức đầu chương trình, sinh viên có thể thể hiện
được khả năng viết tin cho báo phát thanh, khả năng phỏng vấn lấy lời nhân
chứng. Hay như ở chuyên mục diễn đàn Sóng trẻ, sinh viên với với vai trò
vừa là người viết kịch bản, vừa là người dẫn chương trình, sẽ cho thính giả
thấy cách viết phóng sự, viết kịch bản, cũng như sự khéo léo, thông minh
trong khi trò chuyện với khách mời. Cả chương trình chính là mảnh đất màu

1



mỡ để sinh viên thể hiện năng lực của bản thân, đồng thời giúp sinh viên thực
hành những lý thuyết trong quá trình học một cách hiệu quả nhất.
Và thông qua chương trình tốt nghiệp, bản thân tôi cũng nhận ra được
những ưu cũng như khuyết điểm của mình để từ đó có sự hoàn thiện năng lực
làm báo phát thanh của mình hơn. Chương trình chính là cơ hội được rèn
nghề quý giá đối với cá nhân tôi nói riêng và các anh chị, các bạn chuyên
ngành phát thanh nói chung.
1.2.Tác giả đã có cơ hội tham gia sản xuất chương trình Sóng trẻ.
Trong suốt 4 năm học, tôi đã may mắn được tham gia vào các khâu
trong chương trình, từ việc viết tin, dẫn chương trình, viết chuyên mục cho
đến việc làm đạo diễn cả chương trình, viết kịch bản… Tuy phải đến năm thứ
3 tôi mới chính thức được trong ban biên tập nhưng khoảng thời gian gần 2
năm đã cho tôi rất nhiều kinh nghiệm thực tế khi làm chương trình. Tôi hiểu
được mình cần phải làm gì, xử lý 30 phút như thế nào để chương trình thật
hay, hiểu được cách triển khai cho mỗi chủ đề… Mọi thứ dường như đã ngấm
vào trong tôi, đến nỗi mỗi khi được phân làm chương trình là tôi đã hình dung
mình cần phải làm gì trong từng phần, từng chuyên mục, bắt tay vào làm mà
không cần phải đắn đo suy nghĩ quá lâu. Sự quen thuộc ấy đã giúp tôi có sự
nhuần nhuyễn và chuyên nghiệp hơn khi làm.
Có những lúc gặp phải khó khăn khi làm, như không tìm được khách
mời, file âm thanh bị lỗi… Tất cả những vấp ngã đó đã giúp tôi trưởng thành
hơn. Để cho đến khi làm chương trình tốt nghiệp, tôi có thể có đủ sự tự tin và
bản lĩnh tốt nhất để làm nó.
1.3.Chương trình Sóng trẻ mang hơi thở của sinh viên, của giới trẻ.
Có thể nói, chương trình là một người bạn đồng hành với sinh viên và
giới trẻ, bởi tất cả những chủ đề, nội dung, mục đích của chương trình đều
hướng tới những người trẻ. Đó là một thuận lợi rất lớn với chúng tôi, bởi
chính bản thân chúng tôi là những người trẻ, có nhiệt huyết, có đam mê lại
sản xuất, thực hiện một chương trình dành cho giới trẻ. Vấn đề của chúng tôi
2



không phải là về đề tài, về việc khó khăn trong khâu tìm hiểu đề tài. Đó không
phải là khó khăn, mà khó khăn của chúng tôi là phải làm sao cho chương trình
mình làm phải trẻ trung, hấp dẫn và lôi cuốn người nghe, đặc biệt là các bạn
sinh viên. Hơn ai hết, chúng tôi hiểu mình cần phải làm gì và làm như thế nào
trước những vấn đề của sinh viên. Tất cả những nhân vật chúng tôi tiếp xúc,
phỏng vấn đa phần đều là những người trẻ, trong đó, các bạn sinh viên chiếm
số đông. Nếu không cũng là những người quan tâm tới đời sống giới trẻ, hiểu
những tâm tư, suy nghĩ của người trẻ. Tôi đã có cơ hội được trò chuyện, tiếp
xúc với những người trẻ có tài năng, có tâm huyết và thành công. Điều đó đã
tiếp thêm động lực cho tôi trong quá trình làm chương trình. Và đó cũng là lý
do tôi lựa chọn hình thức sản xuất chương trình tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay có rất nhiều vấn đề cần được xem xét,
bàn luận. Trong đó, có một thực tế, đã diễn ra và trở nên khá phổ biến vài năm
trở lại đây. Đó là trào lưu đọc tiểu thuyết ngôn tình trong giới trẻ. Tiểu thuyết
ngôn tình là thể loại tiểu thuyết hiểu theo cách đơn giản nhất đó là những
truyện xoay quanh đề tài tình cảm nam nữ, lãng mạn, ướt át, có nguồn gốc từ
Trung Quốc. Điều đáng nói hơn ở đây đó là những cuốn tiểu thuyết này ngày
càng có những bước đi lệch chuẩn với ban đầu, chú trọng khai thác những yếu
tố quá nhạy cảm, thiếu tính giáo dục, nghệ thuật. Các bạn trẻ, trong đó, có cả
những học sinh trung học càng ngày càng đam mê đọc thể loại này. Mặc cho
những cảnh báo của giới chuyên môn về tính chất ủy mị, thiếu thực tế của loại
truyện này, thì hiện tại, đây vẫn là thể loại truyện bán chạy nhất tại các hiệu
sách trong nước ta. Những ai yêu thích có thể tìm mua ở tất cả các hiệu sách,
thậm chí có thể tìm đọc trên mạng từ trước khi sách được xuất bản.
Tiểu thuyết ngôn tình xuất phát từ Trung Quốc, tuy nhiên nó lại bị cấm
ở chính nước này. Trong khi đó, ở Việt Nam vẫn chưa có cơ quan, ban ngành
nào vào cuộc để có sự điều chỉnh cũng như hạn chế sự xuất bản của những

cuốn sách thuộc thể loại này. Hiện nay, các nhà xuất bản ngày càng cho ra đời
3


nhiều cuốn là những nhánh nhỏ của ngôn tình, nội dung xoay quanh những
chủ đề nhạy cảm. Ngôn tình được chia làm nhiều thể loại, hình thức, có
khoảng từ 30 đến 50 nhãn phân loại. Ví dụ: đam mỹ nói về tình yêu đồng giới
của những người đàn ông có ngoại hình đẹp, còn hủ nữ nói về những cô gái
thích đọc truyện, xem phim... về đề tài tình yêu đồng tính nam (đam mỹ). Sư
đồ luyến là chuyện tình cảm luyến ái của thầy giáo... Một số nhánh đã bắt đầu
được xuất bản ở Việt Nam bao gồm truyện đam mỹ và hủ nữ như: "Hủ nữ Ga
ga", "Hủ nữ bẻ thẳng thành cong", "Tình yêu đau dạ dày"...
Vấn đề này cũng đã được các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin,
thậm chí thực hiện một loạt các phóng sự về tiểu thuyết ngôn tình tại Việt
Nam, như báo: Vietnamnet. Các đài phát thanh – truyền hình từ trung ương
đến địa phương đều đã phản ánh thực trạng này. Tuy nhiên, trong tất cả các số
của chương trình Sóng trẻ đã thực hiện, chưa có số nào về chủ đề này. Tác giả
nhận thấy, đọc tiểu thuyết ngôn tình đang trở thành một trào lưu khá phổ biến
trong giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng. Giá trị giáo dục, thẩm mỹ vô
cùng ít sẽ không chỉ khiến các bạn mất thời gian mà thậm chí còn gây ra
những hậu quả nghiêm trọng hơn về mặt nhận thức và hành động nếu đọc quá
nhiều thể loại truyện này.
Tác giả mong muốn, với đề tài này, với sự trao đổi thẳng thắn của
khách mời sẽ giúp các bạn trẻ đam mê tiểu thuyết ngôn tình có một cái nhìn
tỉnh táo hơn và có sự chọn lựa thông minh hơn, không để ngôn tình lũng đoạn
văn hóa đọc của giới trẻ.
3. Mô tả khái quát về tác phẩm tốt nghiệp
3.1. Khái quát về khung chương trình phát thanh Sóng trẻ 2013.
KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT THANH SÓNG TRẺ

Tổng thời lượng chương trình là 30 phút với 7 phần, mục chính như
sau:
4


1.

Nhạc hiệu chương trình + lời giới thiệu (30s)

Lời giới thiệu chương trình đọc trên nhạc nền.
2.

Bản tin Sóng trẻ ( 5 phút):

Các thông tin về mọi mặt hoạt động liên quan đến học sinh, sinh viên
Hà Nội và cả nước.
Trong mỗi Bản tin có ít nhất là 3- 4 tin vắn + 2 tin có âm thanh gốc và
Bản tin phải được thể hiện với 2 giọng nam – nữ.
(Nhạc cắt)
3.

Diễn đàn Sóng trẻ (14 phút):

Phóng sự thời sự (khoảng 3 - 4 phút): Đề tài về sinh viên và đời sống
sinh viên, đặc biệt những vấn đề nổi cộm trong đời sống sinh viên hiện nay.
Tọa đàm: Tiến hành một cuộc trò chuyện phỏng vấn trao đổi với
chuyên gia hoặc những người có liên quan về những vấn đề mà phóng sự trên
đã đề cập.
Nội dung của phóng sự và các cuộc trao đổi phải thống nhất và bàn
sâu về chủ đề, làm nổi bật thông điệp mà chương trình muốn nói tới. Đó là

những vấn đề đang nảy sinh trong cuộc sống của giới trẻ và học đường hiện
nay.
(Nhạc quảng bá chương trình)
4.

Quà tặng âm nhạc (khoảng 5 phút):

Hai ca khúc theo yêu cầu của các bạn trẻ.
5.

Lăng kính sinh viên (2 phút):

Những tư vấn của chương trình về các nhu cầu thu hút được sự quan
tâm đông đảo của giới trẻ như ăn gì, chơi gì, cách phòng tránh các dịch bệnh,
giao thông.
a.

Chuyên mục (khoảng 3 phút): Đây là chuyên mục mở, được thay

đổi thường xuyên tùy theo tình hình cụ thể của từng thời điểm.
Chuyên mục cũng có thể viết về các tấm gương sinh viên tiêu biểu,
những câu lạc bộ năng động…
5


6.

Chào kết thúc (30s).

3.2. Khái quát về chương trình phát thanh Sóng trẻ số 9.

Chương trình Sóng trẻ số 9 – chủ đề “Trào lưu đọc tiểu thuyết ngôn
tình trong giới trẻ”
Chương trình được phát sóng vào 20h05 ngày 26/2/2013 trên tần số 90
MHz của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội. Tác giả đã tham gia sản xuất
toàn bộ chương trình, từ việc lên kịch bản, phỏng vấn, thu thập thông tin, thu
âm và hoàn thiện tác phẩm. Chủ đề tác giả lựa chọn là “Trào lưu đọc tiểu
thuyết ngôn tình trong giới trẻ”. Đây là chủ đề liên quan trực tiếp tới sinh viên
và mang tính thời sự nóng hổi. Đời sống tinh thần của người trẻ là văn hóa
đọc đang không được sự định hướng rõ ràng và có phần lệch lạc. Những tiểu
thuyết ngôn tình đang chiếm lĩnh thị trường sách dành cho giới trẻ. Thông qua
cuộc trao đổi với khách mời là nhà văn, dịch giả tiếng Trung rất nổi tiếng và
được nhiều bạn trẻ yêu mến, đó là nhà văn Trang Hạ, chương trình hy vọng sẽ
giúp các bạn sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung có cái nhìn đúng đắn
hơn về tiểu thuyết ngôn tình, về những tác hại, nguy cơ của nó cũng như cách
để lựa chọn những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi của mình.
Ở phần đầu giới thiệu nội dung chính sẽ phát trong chương trình, tác
giả cũng đã cố gắng tạo sự thu hút thính giả khi gợi mở chủ đề của chương
trình thông qua sự trao đổi của 2 MC. Tác giả đã cố gắng để 2 MC nói chuyện
với nhau, chứ không phải mỗi người dẫn một câu theo truyền thống để tạo
không khí trẻ trung hơn cho chương trình. Xuyên suốt cả chương trình, tác giả
cũng cố gắng sử dụng nhiều tiếng động để tăng tính thuyết phục, sinh động và
hấp dẫn hơn cho các phần, các chuyên mục.
Ở chuyên mục đầu tiên là Bản tin Sóng trẻ. Bản tin bao gồm 5 tin xoay
quanh hoạt động đang và sắp diễn ra của giới trẻ Hà Nội. Trong đó có 2 tin có
tiếng động và 3 tin chay. Tác giả đã sắp xếp các tin theo mức độ quan tâm của
các bạn trẻ và cũng tạo hài hòa giữa các lĩnh vực. Ví dụ như tin về Chương
trình Asia Super showcase được tổ chức tại Cung điền kinh Mỹ Đình. Đây là
6



chương trình âm nhạc có quy mô lớn nhất đầu năm 2013 tại Việt Nam, hứa
hẹn thu hút sự tham gia của đông đảo các bạn trẻ. Hay như Cuộc thi hùng
biện tiếng Anh "SpeakEasy” do trung tâm Oxford English UK Vietnam – một
trung tâm tiếng anh rất có uy tín tổ chức. Cuộc thi là cơ hội để các bạn trẻ có
niềm đam mê tiếng anh thể hiện bản thân, đồng thời cũng giúp các bạn trau
dồi thêm vốn tiếng anh của mình – một trong những hành trang không thể
thiếu cho sinh viên trong thời buổi hiện nay. Ngoài ra, về mảng học tập, còn
có tin về Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ tổ chức buổi trò chuyện
cùng Đại sứ quán New Zealand. Đây là thông tin bổ ích với những bạn quan
tâm đến nền giáo dục của New Zealand và có ý định đi du học ở nước này.
Bên cạnh đó, hai tin về mảng giải trí, văn hóa khác của sinh viên, đó là: Phiên
chợ AT Flea Market, Cuộc thi Cặp đôi hoàn hảo – PR-AD’s Hot Couple. Tất
cả các tin đều xoay quanh đời sống tinh thần, học tập, giải trí của giới trẻ, của
sinh viên Hà Nội trong thời gian sắp tới. Tác giả cố gắng lựa chọn các tin về
đa dạng lĩnh vực, không chỉ ở các trường đại học, mà còn ở các tổ chức, đơn
vị khác… để tạo một nên một diện mạo đa diện cho bức tranh thông tin của
giới trẻ. Trong quá trình viết kịch bản cho chuyên mục này, tác giả cũng cố
gắng tạo nên không khí giao lưu, vui vẻ giữa 2 MC, tránh để 2 MC đọc qua
đọc lại khiến thính giả nhàm chán.
Tiếp theo Bản tin Sóng trẻ là Diễn đàn Sóng trẻ. Ở phần này, tác giả là
người dẫn chương trình xuyên suốt. Khách mời của diễn đàn là nhà văn, dịch
giả Trang Hạ. Chị là một dịch giả tiếng Trung nổi tiếng trên cộng đồng mạng.
Với những tác phẩm dịch hay, có chất lượng và có sự xem xét kỹ lưỡng trước
khi dịch nên những cuốn chị dịch đều được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Hơn
ai hết, chị là người đã đánh dấu sự du nhập của tiểu thuyết ngôn tình Trung
Quốc vào Việt Nam qua cuốn “Xin lỗi em chỉ là con đĩ”. Thậm chí truyện còn
được chuyển thể sang một vở kịch cùng tên trên sân khấu Việt Nam. Nhà văn,
dịch giả Trang Hạ là người hiểu hơn ai hết những vấn đề xoay quanh tiểu

7



thuyết ngôn tình, cũng như những tâm tư, suy nghĩ của giới trẻ khi tiếp cận
với thể loại này.

(Hình ảnh thu âm tại phòng thu của Học viện)
Sau lời giới thiệu một cách khái quát nhất về Trào lưu đọc tiểu thuyết
ngôn tình trong giới trẻ, với những câu từ ngắn ngọn nhất để tất cả mọi người
đều sẵn sàng bắt đầu với cuộc trò chuyện trong diễn đàn, tác giả đã giới thiệu
nhân vật của diễn đàn, là nhà văn, dịch giả Trang Hạ. Đây là một đề tài khá
rộng và mới đối với những ai không có thói quen đọc sách. Nên tác giả đã
quyết định đưa phóng sự diễn đàn lên ngay đầu chuyên mục, để thính giả có
thể có được hình dung toàn diện và cụ thể nhất về trào lưu này trong giới trẻ.
Phóng sự được phát ngay sau khi giới thiệu khách mời. Trong phóng sự, tác
giả đã bắt đầu với tiếng động hiện trường, đó là tiếng động mua bán sách giữa
một bạn gái thích đọc tiểu thuyết ngôn tình với người bán sách trên phố Đinh
Lễ. Điều này sẽ tạo nên một sự sinh động và thu hút ngay từ đầu phóng sự .
Và trong cả bài phóng sự: Sức hút của tiểu thuyết ngôn tình trong giới trẻ , tác
giả sử dụng 4 lời nhân chứng, trong đó có 2 sinh viên thích đọc tiểu thuyết
ngôn tình và một người bán sách. Phóng sự cũng đã đưa ra khái niệm của thể
loại này, về mức độ phổ biến và được yêu thích của các bạn trẻ. Cuối phóng
sự đề cập đến những vấn đề về chất lượng của thể loại cũng như những tác
động không lành mạnh của nó tới giới trẻ.

8


Sau khi kết thúc phóng sự, tác giả đã cùng khách mời trò chuyện về vấn
đề một cách thẳng thắn và cởi mở. Dịch giả Trang Hạ cũng đã đưa ra những
câu trả lời tuy ngắn gọn nhưng lại rất đáng để suy ngẫm. Với câu hỏi đầu tiên

về suy nghĩ của chị trước thực tế mà phóng sự vừa phản ánh, dịch giả Trang
Hạ đã chia sẻ rất thật khi đặt mình vào vị trí của các bạn sinh viên và cho
rằng, việc các bạn lựa chọn tiểu thuyết ngôn tình đọc là điều dễ hiểu. Chị đưa
ra những lý do rất thực tế, đó là vì: bìa sách rất đẹp, tên sách hay, nội dung
lãng mạn.

(Tiểu thuyết ngôn tình đa dạng, phong phú và có bìa sách rất bắt mắt)

(Tên truyện lãng mạn, hấp dẫn)

9


Đó là những lý do mà hầu hết các bạn đọc tiểu thuyết ngôn tình đều
đưa ra khi tôi thực hiện thu âm chùm ý kiến. Tuy nhiên, dịch giả Trang Hạ
cũng rất khéo léo khi giúp tôi đưa một thực tế về chất lượng của thể loại này
qua sự trả lời thẳng thắn. Đó là những cuốn sách của thời trước, chị đã được
đọc, tuy hình thức không được bắt mắt nhưng nó đã trở thành bản lĩnh, hành
trang cho chị sau này. Đó chính là cái thiếu của tiểu thuyết ngôn tình. Những
nhân vật đẹp như trong mộng, những câu chuyện tình yêu với kết thúc như
mơ đã không mang lại được điều gì cho giới trẻ ngoài sự mơ mộng, không
thực tế. Và điều đó cũng đã được dịch giả Trang Hạ khẳng định khi tôi đặt câu
hỏi thứ hai cho chị. Từ chính trải nghiệm của bản thân, chị cho rằng từ trang
sách bước ra trang đời hoàn toàn khác nhau. Những cuốn ngôn tình chỉ toàn
màu hồng chỉ mang lại cho chúng ta quá nhiều kỳ vọng vào cuộc sống. Thành
công phải được xây dựng từ đôi bàn tay và nỗ lực của bản thân. Tiểu thuyết
ngôn tình không xây dựng và bồi đắp hành trang nào cho bạn trên con đường
ấy. Những mặt tích cực của việc đọc tiểu thuyết ngôn tình chưa thấy đâu
nhưng lại gây ra nhiều tác động tiêu cực cho giới trẻ. Hậu quả ấy đã được
dịch giả Trang Hạ chia sẻ vừa tế nhị, vừa chân thật.

Tiếp theo đó, tác giả đã đưa những chùm ý kiến về suy nghĩ của các
bạn trẻ đọc tiểu thuyết ngôn tình, tại sao các bạn lại đam mê nó đến vậy. Với
một số những ý kiến ấy cho thấy, một bộ phận giới trẻ đang say mê, bị cuốn
hút bởi một thể loại đã được cảnh báo về tác động tiêu cực của nó tới tâm hồn
và suy nghĩ của người trẻ. Và các bạn ấy đã không có được sự định hướng về
văn hóa đọc rõ ràng, tỉnh táo. Chia sẻ về người đọc có văn hóa, dịch giả Trang
Hạ đưa ra 2 quan điểm. Thứ nhất đó là việc đọc sách cần phải biết sắp xếp
kho kiến thức vào đúng vị trí trong đầu một cách khoa học, để bản thân có thể
sử dụng sau này khi cần. Thứ hai là đọc sách xong phải biết chọn lọc, loại bỏ
những điều không cần thiết và giữ lại những điều bổ ích cho mình. Đó là sự tự
định hướng đọc cho bản thân để lựa chọn và tìm đọc những cuốn sách bổ ích
cho mình. Cuối tọa đàm, dịch giả Trang Hạ cũng gửi gắm lời nhắn nhủ đến
10


những bạn trẻ hiện đang không làm chủ được thị hiếu đọc của mình cũng như
các bạn trẻ có niềm đam mê đọc sách nói chung. Đó là cần phải biến mình trở
thành người đọc chủ động, không nên theo sự lăng xê của bất kỳ nhà xuất bản
nào, hay chạy theo trào lưu nào. Có như vậy, các bạn trẻ sẽ không sợ bị tác
động xấu của bất kỳ loại sách nào, thể loại này. Cuối diễn đàn, tác giả kết
luận: Đọc sách là quyền của mỗi người, nếu văn học đích thực, mang lại giá
trị cho con người thì sẽ có sức sống bền lâu, sức sống của thể loại tiểu thuyết
ngôn tình sẽ được quyết định bởi chính các bạn trẻ.
Ở chuyên mục Quà tặng âm nhạc, tác giả lựa chọn 2 bài hát là Nơi tình
yêu bắt đầu, sáng tác: Tiến Minh, thể hiện: Bùi Anh Tuấn và bài Ang mang
theo mùa xuân, sáng tác: Phúc Bồ, thể hiện: Văn Mai Hương. Tác giả lựa
chọn 2 bài hát này bởi đây chính là 2 ca sĩ đang được các bạn trẻ yêu mến trên
thị trường âm nhạc Việt Nam. 2 ca khúc này của họ cũng đứng đầu bảng xếp
hạng chương trình Bài hát yêu thích của VTV3 tuần đó. Đây là chương trình
bình chọn âm nhạc uy tín, chất lượng và thu hút được đông đảo công chúng

yêu nhạc tham gia bình chọn. Điều này cũng phần nào đó thể hiện tính thời
sự, cập nhật theo dòng chảy âm nhạc ở thời điểm hiện tại của giới trẻ nói
riêng và của Việt Nam nói chung. 2 bài hát là 2 giọng nam – nữ cũng để tạo
sự hài hòa, cân đối cho chương trình. Thời điểm phát sóng vào dịp sau Tết,
thời tiết đang vào xuân nên tác giả cũng muốn đưa không khí của mùa xuân
vào trong tác phẩm của mình đến với thính giả. Hai ca khúc đều rất trẻ trung,
phù hợp với không khí của chương trình và với giới trẻ, sinh viên.
Ở phần Lăng kính sinh viên, là phần giới thiệu về cuốn sách: “Xách ba
lô lên và đi” của cô gái 24 tuổi Nguyễn Thị Khánh Huyền. Nằm trong chủ đề
về văn hóa đọc của giới trẻ, về sách, tác giả cũng muốn mang đến cho thính
giả những gợi ý về cuốn sách hay, rất đáng để đọc. Đây là cuốn tự truyện của
một cô gái cá tính, năng động với nick name Huyền chip. Cô đã đi du lịch 25
nước trong vòng 2 năm một mình. Ngay sau khi cuốn sách được xuất bản, nó
đã lập nên một kỷ lục về số lượng bán và tên tuổi của cô gái trẻ này đã được
11


đông đảo mọi người biết đến, và trở thành thần tượng của nhiều bạn trẻ vì sự
dũng cảm thực hiện ước mơ của mình.

Tác giả: Huyền chip
Ở phần này, tác giả tạo thêm một sự thay đổi nhỏ, đó là chính tác giả sẽ
tham gia vào cuộc trò chuyện của 2 MC để nói lên cảm nhận của mình khi
đọc xong cuốn sách. Lúc ấy, tác giả cũng chính là một độc giả, một người
hâm mộ bản lĩnh và tài năng của Huyền chip.
Cuối chương trình là chuyên mục mở. Đây là một phóng sự về câu lạc
bộ tiếng anh Hanoikids, với công việc chính là dẫn tour miễn phí cho du
khách nước ngoài tới Hà Nội. Trong bài viết, tác giả đã đưa tiếng động hiện
trường là một buổi đi dẫn tour của 2 thành viên Hanoikids cho 2 vị khách
người Mỹ ở đền Ngọc Sơn.


(Hình ảnh trong buổi dẫn tour của 2 thành viên Hanoikids)
12


Câu lạc bộ Hanoikids hiện tại đang được rất nhiều phương tiện truyền
thông đại chúng đưa tin, làm phóng sự, bởi các bạn đang làm một công việc
vô cùng có ý nghĩa, đó là trở thành những hướng dẫn viên du lịch miễn phí
của thủ đô, là những đại sứ nhỏ của Hà Nội góp phần quảng bá hình ảnh của
Việt Nam tới bạn bè quốc tế một cách độc đáo. Phóng sự: Hanoikids – Những
hướng dẫn viên du lịch đặc biệt của thủ đô đã cố gắng thể hiện một cách sinh
động nhất về hoạt động của câu lạc bộ tiếng anh này. Với 2 tiếng động hiện
trường và 4 lời nhân chứng, bài viết đã đưa thính giả đến với những bạn trẻ
không chỉ có niềm đam mê tiếng anh, mà còn là những người hết sức năng
động, nhiệt tình như chính công việc của các bạn.
4. Mục đích và nhiệm vụ thực hiện tác phẩm tốt nghiệp
4.1. Mục đích.
Chương trình Sóng trẻ tốt nghiệp với chủ đề: Trào lưu đọc tiểu thuyết
ngôn tình trong giới trẻ được thực hiện với mục đích cũng giống như tất cả
các chương trình Sóng trẻ khác, là hướng tới giới trẻ, khai thác và khám phá
những hoạt động, tâm tư tình cảm của người trẻ, cũng như cung cấp những
thông tin bổ ích cho các bạn sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Và quan trọng
hơn, là hướng các bạn trẻ tới những lối sống đẹp, khoa học và có ý nghĩa.
Đối với riêng chương trình số 9 này, tôi đã đặt ra những mục đích sau:
Thứ nhất, với Bản tin Sóng trẻ, với 5 tin đa dạng, phong phú ở nhiều
lĩnh vực trong đời sống của sinh viên nhằm mang đến những thông tin bổ ích,
lành mạnh để các bạn trẻ có thể biết và tham gia cùng sự kiện. Có thể đó là
giải trí, học tập và những lĩnh vực khác, nhưng tựu chung lại đều nhằm hướng
tới một bức tranh đa màu sắc về hoạt động của giới trẻ Hà Nội.
Thứ hai, với chuyên mục Diễn đàn Sóng trẻ, cùng với những chia sẻ

của khách mời và bài phóng sự mong muốn giúp các bạn trẻ có cái nhìn tỉnh
táo và toàn diện hơn về tiểu thuyết ngôn tình; cảnh báo những bạn đang quá
say mê với thể loại này về những tác động tiêu cực của nó. Đồng thời, muốn
gửi thông điệp tới những ai có niềm đam mê đọc sách, hãy là những người
13


đọc thông minh, chủ động và lựa chọn những cuốn sách phù hợp và có ích
cho bản thân.
Thứ ba, với chuyên mục Lăng kính sinh viên, nhằm giới thiệu tới các
bạn trẻ cuốn sách thú vị của chính người trẻ viết nên. Cuốn sách thể hiện sự
dám ước mơ và thực hiện mơ ước ấy đến cùng của cô gái Nguyễn Thị Khánh
Huyền. Tác giả hy vọng cuốn sách sẽ tiếp thêm động lực cho giới trẻ trên con
đường thực hiện mơ ước của mình. Đồng thời, đây cũng là gợi ý cho những
bạn thích đọc sách có thêm một món ăn tinh thần bổ ích cho mình.
Thứ tư, với chuyên mục mở, bài viết “Hanoikids – Những hướng dẫn
viên du lịch đặc biệt của thủ đô”, tác giả muốn quảng bá, giới thiệu một câu
lạc bộ tiếng anh đặc biệt của các bạn sinh viên thủ đô, những hướng dẫn viên
du lịch miễn phí đang làm công việc quảng bá hình ảnh Hà Nội tới bạn bè
quốc tế. Qua câu chuyện của các thành viên, của khách du lịch… để góp phần
tạo nên một diện mạo mới, tinh thần mới cho chương trình cũng như gửi tới
tất cả các bạn sinh viên. Đây cũng là một câu lạc bộ tình nguyện nhưng hình
thức tình nguyện của các bạn hoàn toàn khác và mới mẻ. Đó là mục đích mà
chuyện mục muốn mang đến. Đó chính là sự trẻ trung, năng động nhưng cũng
không kém phần hiệu quả của Hanoikids.
Mục đích lớn nhất và mong muốn quan trọng nhất, tác giả hy vọng
chương trình sẽ là một bức tranh đa sắc mầu, có chiều sâu, có sáng tạo thể
hiện đúng tinh thần của người trẻ, cũng như giúp người trẻ có định hướng tốt
hơn trong đời sống, học tập và giải trí. Chương trình không nhằm mục đích
phê phán hay chỉ trích, mà tất cả chỉ là gợi mở và chỉ dẫn các bạn tỉnh táo và

chủ động trên con đường mình đang đi, từ việc tưởng chừng như rất nhỏ, đó
là việc lựa chọn một cuốn sách để đọc.
4.2 Nhiệm vụ.
Để làm được những mục đích đã đặt ra như trên, tôi đã xác định cho
mình một số những nhiệm vụ như sau:

14


Thứ nhất, cần phải tuân thủ chặt chẽ cấu trúc của chương trình để thực
hiện một tác phẩm tốt nghiệp đủ điều kiện để phát sóng cũng như đạt được
chất lượng tốt nhất có thể. Đồng thời, nắm rõ format của chương trình cũng
để có sự sáng tạo, ý tưởng hợp lý cho từng phần, từng chuyên mục.
Thứ hai, cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng và lên đề cương từ trước để có
những thông tin và bài viết chất lượng nhất. Với chủ đề: Trào lưu đọc tiểu
thuyết ngôn tình trong giới trẻ, tôi đã cố gắng tìm hiểu thật cẩn thận, chi tiết
và nghiêm túc để có được cái nhìn đúng đắn, toàn diện nhất về vấn đề. Chủ
yếu thông qua internet tôi đã phải đặt ra cho mình yêu cầu, làm sao để những
người chưa biết đến vấn đề này, sau khi nghe chương trình, họ cũng hiểu
được. Chính vì thế, từ việc tìm hiểu khái niệm, biểu hiện, các thể loại nhỏ của
ngôn tình, những trang web đọc ngôn tình hay những bài báo nói về vấn đề
này… Mọi thứ sau khi tìm hiểu tôi đã tổng hợp lại và tìm ra cách tiếp cận tốt
nhất cho bài viết cũng như diễn đàn của mình.
Thứ ba, luôn cẩn thận, tỉ mỉ trong mọi công việc, dù là nhỏ nhất. Bởi
đây là một chương trình tốt nghiệp, đánh dấu sự trưởng thành sau 4 năm học.
Và đây cũng là chương trình phát sóng trên Đài PT-TH Hà Nội, nên mọi việc
đều phải được tính toán, xem xét kỹ càng. Từ việc chọn và đưa tiếng động, từ
câu văn, lời nói… đến việc lựa chọn nhân vật phỏng vấn…Tôi luôn phải có
những phương án đề phòng cho tình huống xấu xảy ra.
Thứ tư, cần phải thu âm được và lấy được những âm thanh, thông tin

tốt nhất có thể cho chương trình, không nên ôm đồm quá nhiều thứ đến mức
làm loãng cả chương trình. Bởi chỉ trong vòng 30 phút, thời gian không phải
là nhiều cho một chương trình bao gồm rất nhiều chuyên mục. Tôi luôn xác
định mình cần phải biết những thông tin nào phù hợp với chương trình, thông
tin nào nên bỏ qua. Trong quá trình làm các chương trình trước đây, tôi đã rất
nhiều lần gặp phải những tình huống tương tự, khi đã quá ôm đồm để rồi
không biết cắt gọt phần nào để vừa thời lượng 30 phút. Cuối cùng thì chương
trình hoàn thiện đã không được như mong muốn ban đầu.
15


Thứ năm, nhiệm vụ cuối cùng mà tôi đặt ra cho mình đó là cần phải
luôn bám sát mục đích cuối cùng của chương trình, đó là mang đến một
không khí trẻ trung, một bức tranh tổng quát, đa dạng về đời sống sinh viên
tới các bạn trẻ. Mọi thứ tôi dự định làm đều phải suy nghĩ đến vấn đề rằng có
phù hợp với sinh viên không, giới trẻ có thích nghe điều này không… Những
câu hỏi ấy luôn luôn ở trong đầu tôi trước khi bắt tay vào làm một phần nào
đó trong chương trình. Sóng trẻ là nhịp sống, dòng chảy của những người trẻ
năng động, cá tính và tràn đầy nhiệt huyết.
5. Phương pháp thực hiện tác phẩm tốt nghiệp
Chương trình Sóng trẻ số 9 với chủ đề “Trào lưu đọc tiểu thuyết ngôn
tình trong giới trẻ” được phát sóng vào 20h05 ngày 26/2/2013, trên tần số
90Mhz của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội. Chương trình cũng được
sản xuất dưới hình thức tương tự các chương trình Sóng trẻ khác. Tuy nhiên,
với tính chất là một chương trình tốt nghiệp, tác giả đã cố gắng vận dụng tất
cả những kiến thức, kinh nghiệm mình có để sản xuất một chương trình hay
và chất lượng. Tôi vận dụng nhiều phương pháp trong tất cả các khâu trong
quá trình thực hiện chương trình. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm
riêng và tôi đã lựa chọn những phương pháp ấy sao cho phù hợp với đặc điểm
của từng chuyên mục.

Chương trình Sóng trẻ số 9 có kết cấu như sau:


Bản tin Sóng trẻ: gồm 5 tin, trong đó 2 tin sử dụng âm thanh



Diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề: Trào lưu đọc tiểu thuyết ngôn

gốc.
tình trong giới trẻ


Quà tặng âm nhạc: 1, Bài hát: Nơi tình yêu bắt đầu, sáng tác:

Tiến Minh, thể hiện: Bùi Anh Tuấn. 2, Bài hát: Anh mang theo mùa xuân,
sáng tác: Phúc Bồ, thể hiện: Văn Mai Hương.


Lăng kính sinh viên: Giới thiệu cuốn sách “Xách ba lô lên và

đi” của Nguyễn Thị Khánh Huyền
16




Chuyên mục mềm: Phóng sự “Hanoikids – Những hướng dẫn

viên du lịch đặc biệt của thủ đô”

Để thực hiện chương trình, tác giả đã sử dụng những phương pháp:


Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

Trong quá trình thực hiện tác phẩm tôi đã cố gắng tìm hiểu về đề tài
của mình thông qua phương tiện truyền thông đại chúng (chủ yếu là báo
mạng), qua sách, truyện, để có thể đưa ra những khái niệm chuẩn, đúng, chính
xác cũng như nhìn nhận, đánh giá vấn đề thật khách quan. Thậm chí, tôi
nghiên cứu thông qua chính những cuốn tiểu thuyết ngôn tình, để xem tại sao
các bạn trẻ lại đam mê đọc nó đến vậy. Đó cũng là cách nghiên cứu tài liệu
hiệu quả đối với cá nhân tôi.


Phương pháp phỏng vấn.

Phát thanh nói riêng và và các loại hình báo chí khác nói chung đều
không thể thiếu phương pháp phỏng vấn trong quá trình sáng tạo tác phẩm
một tác phẩm báo chí. Đối với phát thanh, phương pháp này lại không thể
thiếu được bởi tác phẩm phát thanh cần có lời của nhân chứng. Và trong quá
trình thực hiện chương trình của mình, tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn
ở tất cả các chuyện mục trong chương trình. Từ việc phỏng vấn cho 2 tin có
tiếng động của phần tin tức, đến quá trình phỏng vấn cho phóng sự diễn đàn,
phỏng vấn phần chuyên mục mềm.. Có thể nói, đây là phương pháp hữu hiệu
và có hiệu quả nhất trong quá trình tôi làm tác phẩm tốt nghiệp. Bởi khi
phỏng vấn, chúng ta không chỉ lấy được thông tin mà còn có thể đưa nó vào
tác phẩm, có giọng điệu của người nói, tâm trạng của họ thông qua giọng nói.
Thông tin thu thập từ quá trình phỏng vấn là nền tảng thông tin và dữ liệu
thông tin dồi dào nhất cho người viết. Chỉ chỉ tìm hiểu thông tin thông qua
những phương pháp như: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp sẽ không

mang được tính chân thực, khách quan cho tác phẩm của mình.

17




Phương pháp quan sát.

Trong quá trình làm chương trình, với đặc trưng của chủ đề có thể quan
sát được, nên việc sử dụng phương pháp này của tôi trở nên phổ biến hơn các
chương trình trước đây tôi đảm nhận. Tôi có thể quan sát những cuốn tiểu
thuyết ngôn tình được bày bán tất cả các hiệu sách lớn đến nhỏ của thủ đô. Từ
các con phố bán nhiều sách như: Đinh Lễ, Trần Quốc Hoàn, Láng… cho đến
những điểm bán sách ở vỉa hè. Những cuốn sách ấy được bày với số lượng
lớn nhất và ở những vị trí đẹp nhất trong các hiệu sách… Điều đó cũng là
thông tin bổ ích cho phần diễn đàn của tôi. Ngoài ra, phương pháp này tôi
cũng sử dụng trong quá trình đi viết bài về câu lạc bộ Hanoikids cho phần
chuyên mục. Quan sát các bạn sinh viên trong câu lạc bộ hướng dẫn cho
khách du lịch nước ngoài đến thăm Hà Nội. Cùng theo chân họ đến những địa
điểm nổi tiếng của thủ đô. Tôi không chỉ nhận thấy sự nhiệt tình, năng động
của các bạn trong Hanoikids mà còn nhìn thấy sự hài lòng, vui vẻ của những
người khách. Đó là lý do tại sao phương pháp quan sát cũng cần phải luôn
đồng hành với các phương pháp khác để mang lại nhiều thông tin, dữ liệu để
viết bài hơn.


Phương pháp so sánh.

Phương pháp này đã giúp tôi khá nhiều trong toàn bộ quá trình thực

hiện tác phẩm. Tôi so sánh trong từng giai đoạn, từng công việc. So sánh
thông tin này với thông tin kia, tiếng động này với tiếng động kia. Và thậm
chí so sánh chương trình này với chương trình khác để tìm ra cái nào tốt nhất,
phù hợp nhất với chương trình của mình. Phương pháp này thậm chí tôi còn
sử dụng ngay trong quá trình lên ý tưởng cho chương trình. Đến khi hoàn
thiện tác phẩm, tôi cũng so sánh với những tiêu chí mình tự đặt ra, với các
chương trình của các bạn trong lớp để biết chương trình của mình như thế nào
và đã làm được những gì.

18




Phương pháp phân tích, tổng hợp.

Phương pháp này đã giúp tôi trong quá trình viết bài rất nhiều. Sau khi
đã thu thập được một khối lượng thông tin, trước khi bắt tay vào viết bài là
lúc cần tới các phương pháp này. Với việc phân tích những chi tiết, lời phỏng
vấn, tiếng động, tổng hợp lại tất cả những điều đó cùng với những gì quan sát
được để bắt tay vào viết theo hướng đã vạch ra từ trước. Phân tích xem nên
đưa chỗ nào lên trước, nên đưa tiếng động vào đâu cho phù hợp… kết hợp cả
hai phương pháp này cùng với khả năng của mình để hoàn thành các tin bài
cho chương trình.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của chương trình tốt nghiệp
6.1. Ý nghĩa lý luận
Chương trình Sóng trẻ số 9 với chủ đề “Trào lưu đọc tiểu thuyết ngôn
tình trong giới trẻ” đã rút ra được khái niệm, nguyên nhân, tác động và hướng
giải quyết cho vấn đề. Từ đó, là cơ sở để nhìn nhận và xem xét vấn đề ở
những khía cạnh rộng và toàn diện hơn. Chương trình cũng đóng góp vào kho

kiến thức cho giới trẻ về vấn đề liên quan trực tiếp tới đời sống tinh thần, tới
văn hóa đọc của chính họ.
Chương trình cũng là bước khởi đầu cho những ý tưởng, chủ đề mới
sau này cho thế hệ sinh viên phát thanh tiếp theo. Bởi đây là chủ đề lần đầu
tiên được đưa ra bàn luận trong chương trình Sóng trẻ. Tác phẩm cũng có thể
là tài liệu tham khảo cho sinh viên các khóa sau trong quá trình làm tác phẩm
tốt nghiệp của mình.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chương trình Sóng trẻ số 9 với chủ đề “Trào lưu đọc tiểu thuyết ngôn
tình trong giới trẻ” góp phần giúp sinh viên nhìn nhận lại văn hóa đọc của
mình, đặc biệt là giúp những bạn đam mê đọc tiểu thuyết ngôn tình có sự định
hướng tốt hơn và chủ động hơn trong việc lựa chọn sách cho bản thân. Và hơn
cả, chương trình góp phần khơi gợi thói quen đọc sách, một thói quen bổ ích

19


và rất cần thiết đối với mỗi người. Bởi đọc sách là cách giúp con người vừa
giải trí, vừa tăng cường thêm kiến thức cho bản thân.
Ngoài ra, với chuyên mục Bản tin Sóng trẻ, chương trình đã cung cấp
những thông tin bổ ích và hấp dẫn cho giới trẻ, từ thông tin về học tập, giải
trí, văn hóa... Các bạn hoàn toàn có thể tham gia vào sự kiện ấy. Đó chính là ý
nghĩa thực tiễn rõ ràng nhất.
Với bài phóng sự về câu lạc bộ tiếng anh dẫn tour miễn phí cho khách
nước ngoài Hanoikids, chương trình đã tạo nên một bức tranh hoàn thiện về
đời sống người trẻ, giúp các bạn sinh viên có sự học tập theo, có thêm động
lưc để làm những việc mình thích và có ích cho xã hội. Tinh thần xung kích,
tình nguyện của sinh viên sẽ được đề cao hơn nữa.

20



NỘI DUNG TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP
Kịch bản chương trình Sóng trẻ số 9
Chủ đề: “Trào lưu đọc tiểu thuyết ngôn tình trong giới trẻ”
(Số 9, phát sóng ngày 26/2/2013)
1.

Nhạc hiệu chương trình + Lời giới thiệu

2.

Mở đầu ( 2')
(Dẫn trên nền nhạc)

* MC nam:
- Quang Đức, Xuân Thu rất vui khi được gặp lại các bạn trong chương
trình Sóng trẻ ngày hôm nay. Như vậy là các bạn sinh viên của chúng ta đã
quay trở lại học được một tuần rồi đấy, Xuân Thu nhỉ?
*MC nữ:
- Đúng rồi Đức ạ. Như vậy là chúng ta lại bắt đầu một kỳ học mới với
nhiều hy vọng mới. Chương trình Sóng trẻ cũng hy vọng sẽ luôn là người bạn
đồng hành thân thiết của các bạn sinh viên và được các bạn yêu quý nhiều
hơn trong năm nay!
* MC nam:
- Và để bắt đầu chương trình, chúng ta sẽ cùng đến với chuyên mục Tin
tức….
*MC nữ:
- Kìa,Đức ơi, chúng ta còn chưa giới thiệu những chuyên mục khác của
chương trình mà.…Hình như tâm hồn của Đức hôm nay treo trên cây thì phải,

các bạn ạ.
*MC nam:
-Ơ…ơ… Không phải vậy đâu. Đức đang mải nhìn cuốn sách ở bên
cạnh Thu đấy mà. Thu lại mang sách lên để tranh thủ đọc phải không?
* MC nữ:
- À, hóa ra là vậy. ờ…uhm… thì đây là cuốn của tác giả Diệp Chi Linh
mới ra, Thu vừa mới đi mua về đó mà. Tiểu thuyết thể loại này hay lắm Đức ạ.
21


* MC nam:
- À, hóa ra là thu thích đọc tiểu thuyết ngôn tình. Thể loại này bây giờ
được các bạn sinh viên chúng mình đọc khá nhiều đấy, thậm chí nói đang trở
thành một trào lưu phổ biến trong giới trẻ nữa Thu ạ. Các bạn ơi, chủ đề của
buổi tọa đàm ngày hôm nay cũng chính là về đề tài này đấy!
- Và ngay sau đó, trong chuyên mục Quà tặng âm nhạc, chúng ta sẽ
cùng nhau thư giãn với hai ca khúc hiện đang đứng top đầu trong bảng Xếp
hạng Bài hát yêu thích tuần qua. Đó là: Anh mang theo mùa xuân của Văn
Mai Hương và Nơi tình yêu bắt đầu của Bùi Anh Tuấn .
* MC nữ:
- Chuyên mục Lăng kính sinh viên tuần này, chương trình sẽ giới
thiệu đến các bạn cuốn sách “Xách ba lô lên và đi” của cô gái Nguyễn Thị
Khánh Huyền được các bạn trẻ biết đến với nickname Huyền chip – người
đã đi du lịch 25 nước trong 2 năm chỉ với 700 đô la Mỹ.
*MC nam:
- Phần cuối của chương trình, chúng ta sẽ cùng gặp gỡ và tìm hiểu về
một câu lạc bộ với những bạn đam mê tiếng Anh và mong muốn quảng bá
hình ảnh của Hà Nội với bạn bè quốc tế. Đó là câu lạc bộ Hanoikids qua bài
viết: Hanoikids – những hướng dẫn viên du lịch đặc biệt của thủ đô.
* MC nữ:

- Còn bây giờ, chúng ta sẽ cùng bắt đầu chương trình với chuyên mục
Tin tức!
Nhạc cắt
3.

Tin tức (5’)

* MC nữ:
Các bạn thân mến!
- Mình có một thông tin chắc chắn sẽ rất hấp dẫn với nhiều bạn sinh
viên đây. Đó là vào ngày 28/2 tới đây, Chương trình Asia Super showcase in

22


Vietnam sẽ chính thức được tổ chức tại Cung điền kinh Mỹ Đình. Đây sẽ là
một trong những sự kiện âm nhạc lớn nhất đầu năm 2013.
* MC nam:
- Chương trình quy tụ những nghệ sĩ hàng đầu châu Á, những ca khúc
đang nhận được sự đón nhận của hàng triệu người hâm mô toàn khu vực do
các nhóm nhạc nổi tiếng nhất tại Hàn Quốc biểu diễn.
Là một trong rất nhiều bạn trẻ sẽ tham dự sự kiện này, bạn Dương Văn
Tiến, sinh viên năm thứ 3, khoa xây dựng, trường Đại học mỏ địa chất chia sẻ :
*Phát băng: 16s
“Mình rất hồi hộp chờ đón sự kiện này. Mình hâm mộ Super Junior từ
lâu nhưng lần này mới có cơ hội đến xem nhóm biểu diễn. Mình biết đây là
một chương trình rất lớn và có nhiều ca sĩ, nhóm nhạc nổi tiếng nên mình
càng hào hứng đón xem chương trình này. Hy vọng mình sẽ được thưởng
thức những tiết mục hay và đặc sắc. ”
*MC nữ:

- Còn bây giờ sẽ là thông tin rất thú vị với những bạn có niềm yêu thích
tiếng Anh. Với mong muốn tạo ra một sân chơi bổ ích, nơi gặp gỡ giao lưu
cho các bạn học sinh, sinh viên có niềm đam mê tiếng anh cùng học hỏi và
trao đổi kiến thức, Oxford English UK Vietnam đã tổ chức cuộc thi hùng biện
tiếng Anh "SpeakEasy".
* MC nam:
- Đối tượng dự thi là tất cả các bạn học sinh, sinh viên có niềm yêu
thích tiếng Anh trên địa bàn Hà Nội. Cuộc thi sẽ trải qua 3 vòng: vòng sơ loại,
vòng phản biện và vòng chung kết. Vòng sơ loại sẽ là vòng bình chọn online
trên fanpage Oxford English UK Vietnam.
Ở vòng này, các thí sinh sẽ quay 1 đoạn video bằng tiếng Anh về 1 chủ
đề mà thí sinh quan tâm. Thời lượng bài dự thi không quá 10 phút Chị Dương
Thanh Tú, nhân viên Marketing, Trung tâm Oxford English UK Vietnam cho
biết thêm:
23


*Phát băng: 30s
“Hiện tại trung tâm cũng đã tiếp nhận một lượng hồ sơ khá ổn rồi. Tuy
nhiên phải đến 28/2 thì trung tâm mới post đồng loạt tất cả các clip mà các
bạn thí sinh tự quay lên trên facebook để các bạn bình chọn. Và từ ngày 28/2
đến 27/3 thì tất cả các bạn vẫn có thể nộp hồ sơ và bình chọn trên fanpage
của Oxford English UK VN.”
*MC Nữ:
- Và còn gần 1 tháng nữa để chúng ta đăng ký dự thi và thể hiện tài
năng của mình. Để tìm hiểu thêm về cuộc thi và cách thức dự thi, các bạn hay
truy cập website www.oxford.edu.vn nhé.
*MC nam:
- Xuân Thu ơi, Quang Đức có một thông tin mà Đức tin chắc rằng Thu
và các bạn nữ rất chờ đợi đấy. Đó là, vào ngày 2 đến 3/3 tới đây, phiên chợ

AT Flea Market được tổ chức tại Nhà văn hóa - khu đô thị Xa La, Hà Đông,
Hà Nội. Với hơn 100 gian hàng và trên 1000 sản phẩm khác nhau, đây đứa
hẹn là thiên đường mua sắm dành cho các bạn trẻ trong khu vực Hà Nội.
*MC nữ:
- Phiên chợ mà AT Flea Market tổ chức còn tạo điều kiện cho các shop
tham gia gian hàng có thể quảng bá sản phẩm của mình nhằm thu hút các bạn
sinh viên đến từ các trường học quanh nơi diễn ra sự kiện và các trường đại
học khu vực lân cận.
Chắc chắn Xuân Thu sẽ rủ một số bạn bè của mình đi đến phiên chợ
này. Quang Đức có muốn đi cùng không đây?
*MC nam:
- Uhm… Hôm đó Đức bận mất rồi, Xuân Thu đi nhớ mua quà về cho
Đức nhé …. Còn bây giờ, chúng ta sẽ tiếp tục với các thông tin hấp dẫn khác.
Ngày mùng 6/3 tới đây, các bạn đã có kế hoạch gì chưa vậy? Quang
Đức có thông tin cũng khá hấp dẫn để các bạn sắp xếp thời gian ngay từ bây
giờ đây. Đó là vào ngày 6-3-2013 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
24


văn sẽ vinh dự có buổi trò chuyện thân mật, thăm hỏi cùng Đại sứ quán New
Zealand.
Dự kiến chương trình sẽ bao gồm các phần tall show, trò chơi mini, và
quà tặng. Chủ đề của buổi trò chuyện sẽ xoay quanh các vấn đề liên quan đến
" Văn hóa và giáo dục của New Zealand”
*MC nữ:
- Nếu bạn quan tâm đến nền giáo dục của New Zealand và muốn có cơ
hội trao đổi, gặp gỡ Đại sứ quán thì đây là một sự kiện không thể bỏ lỡ. Ngoài
ra bạn có thể cùng Câu lạc bộ tiếng anh của trường KHXH &NV giao tiếp và
trau dồi vốn tiếng anh của mình.
*MC nam:

- Và thông tin cuối cùng trong mục tin tức ngày hôm nay, đó là cuộc thi
Cặp đôi hoàn hảo – PR-AD’s Hot Couple, do Liên chi đoàn khoa Quan hệ
quốc tế và quảng cáo, Học viện báo chí và tuyên truyền tổ chức. Vào ngày
10/3 sẽ chính thức diễn ra vòng sơ loại. Đây là cuộc thi ảnh đôi, qua đó bạn
và người bạn của mình có thể cùng nhau trải nghiệm và thể hiện tài năng của
mình, cũng như hiểu nhau hơn qua từng vòng thi.
*MC nữ:
- Cuộc thi gồm có 3 vòng: Chúng tôi Cá tính; Vượt qua thử thách;
Cùng Tỏa sáng. Song hành với 3 vòng thi là hệ thống Bình chọn qua hệ thống
bình chọn trên trang Facebook chính thức của chương trình.
Ngay từ bây giờ, các bạn có thể gửi hồ sơ dự thi về địa chỉ:
hoặc nộp trực tiếp tại phòng B1, 103 Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy. Các bạn hãy nhanh nhanh
đăng ký tham gia đi nhé.
Nhạc cắt
4.

Diễn đàn (12’)

*MC nam:
- Các bạn thân mến !
25


×