Tải bản đầy đủ (.docx) (164 trang)

Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH May Hưng Nhân giai đoạn 20122016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.22 KB, 164 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế - xã hội tiền lương luôn là vấn đề nóng bỏng
và được mọi người quan tâm. Bởi vì tiền lương đóng một vai trò rất quan trọng không
chỉ đối với người lao động, chủ sử dụng lao động mà còn đối với cả Nhà nước. Đối với
người lao động, nó chính là nguồn sống, là động lực chính để người lao động tham gia
vào các quan hệ lao độn. Đối với chủ sử dụng lao động, nó lại là một chi phí đầu vào
của quá trình sản xuất, chiếm một tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh của
đơn vị mình. Với nhà nước thì tiền lương là một công cụ vĩ mô để quản lí kinh tế xã
hội. Vì vậy, tiền lương là một vấn đề hết sức nhạy cảm mà nếu không giải quyết tốt sẽ
gây ra hậu quả khó lường.
Quy chế trả lương là một trong những vấn đề quan trọng để doanh nghiệp chi trả tiền
lương, tiền thưởng cho người lao động. Do đó, nếu doanh nghiệp có quy chế trả lương
tốt không những giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, góp phần tạo động lực cho người
lao động mà còn làm tăng năng suất và hiệu quả công việc giúp doanh nghiệp đạt được
hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Ngược lại, nếu quy chế trả lương không phù hợp sẽ
không kích thích được người lao động, làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh
doanh chung của toàn doanh nghiệp.
Xuất phát từ tầm quan trọng của tiền lương đối với doanh nghiệp và cả người lao
động, trong thời gian thực tập tại Công Ty TNHH may Hưng Nhân tác giả đã lựa chọn,
tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài “Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH May
Hưng Nhân giai đoạn 2012-2016”. Luận văn của tác giả bao gồm:
Chương 1. Khái quát tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ
yếu của Công Ty TNHH may Hưng Nhân
Chương 2:Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty TNHH
may Hưng Nhân
Chương 3. Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH May Hưng Nhân giai
đoạn 2012-2016
Qua đây, tác giả xin cảm ơn các anh chị trong Công ty, đã tạo điều kiện về thời
gian và số liệu và giúp đỡ chúng tác giả trong quá trình thực tập tại Công ty. Đặc
biệt,tác giả xin chân thành cảm ơn thầy TH.S: Nguyễn Văn Thưởng đã giúp đỡ
chúng tác giả hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.



1


Do thời gian, kiến thức, sự hiểu hiết và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, nên
đồ án không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tác giả rất mong được sự giúp
đỡ, chỉ bảo của thầy, cô giáo trong bộ môn và các bạn sinh viên, để tác giả có
thể hoàn thiện hơn.

2


CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH
DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH MAY HƯNG NHÂN
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH May Hưng Nhân
1.1.1 Tổng quan
- Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn may Hưng Nhân
-Tên công ty viết bằng tiếng anh: Hung Nhan Garment Company Limited
-Tên công ty viết tắt: Hung Nhan Co.,ltd
-Trụ sở chính: (Cơ sở 2): Khu Công Nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, Thành phố
Thái Bình, Tỉnh Thái Bình
-Điện thoại: 0363846093
-Fax: 0363843401
-Website:
-Emai:
- Vốn điều lệ: 300.000.000 đồng
- Số đăng kí:
- Ngày thành lập: 12 tháng 2 năm 1998
1.1.2. Lịch sử hình thành phát triển

Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu là một trong những nghành kinh tế mũi
nhọn của nước ta, tạo vật chất cho nền kinh tế quốc dân, XH. Chính vì vậy, xuất
nhập khẩu đã thu hút phần lớn đầu tư trong nước và nước ngoài, chiếm tỉ trọng
cao trong nền kinh tế quốc dân.
Là một công ty chuyên về lĩnh vực may mặc xuất khẩu, ngay từ đầu bước
vào sản xuất, cùng với sự phấn đấu nỗ lực của mình, ban lãnh đạo và đội ngũ
công nhân viên toàn công ty đã từng bước khẳng định mình trong sự phát triển
chung của đất nước. Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả về
chiều rộng lẫn chiều sâu để đạt được kết quả và trình độ quản lý như hiện nay.
Với việc vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế của thi trường đồng thời thực
hiện các chủ trương cải tiến quản lý kinh tế và chính sách kinh tế của Nhà
Nước, công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, hoàn thành nghĩa vụ đóng

3


góp với Nhà Nước. Bên cạnh đó, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công
nhân viên trong công ty cũng không ngừng được nâng cao.
Công ty TNHH May Hưng Nhân trước đây là công ty liên doanh may xuất
khẩu tổng hợp Hưng Nhân, được thành lập theo quyết định 39/QĐ- UB ngày 12
tháng 2 năm 1998 của UBND tỉnh Thái Bình và nghành nghề kinh doanh sản
xuất hàng may mặc xuất khẩu. Vốn điều lệ 300.000.000 đồng, với 02 thành viên
sáng lập là: Công ty may Đức Giang thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam &
Xí nghiệp giấy Thái Bình thuộc sở công nghiệp tỉnh Thái Bình. Trụ sở mới là
khu CN Nguyễn Đức Cảnh Thành Phố Thái Bình. Tháng 6 Năm 1999 chính
thức đi vào hoạt động gồm 2 xí nghiệp may jắc két với 200 thiết bị may và sử
dụng trên 450 lao động. Tháng 5 năm 2002 công ty lập dự án đầu tư cơ sở tại
khu CN Nguyễn Đức Cảnh Thành Phố Thái Bình, tổng mức đầu tư 109 tỷ đồng
được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 tổng mức đầu tư 45 tỷ đồng, tháng 12
năm 2002 hoàn thành giai đoạn 1của dự án, đưa xí nghiệp 2 may áo sơ mi vào

sản xuất với hơn 350 thiết bị công nghiệp, sử dụng hơn 500 lao động.
Tháng 10 năm 2006 được sự đồng ý của UBND tỉnh Thái Bình, công ty cổ phần
may Đức Giang nhận chuyển nhượng vốn của xí nghiệp giấy Thái Bình và kết nạp
thêm thành viên mới là công ty TNHH thêu Phú Xuân là 2 thành viên góp vốn thành
lập đổi tên thành công ty liên doanh may xuất khẩu tổng hợp Thái Bình thành công ty
TNHH may Hưng Nhân. Đồng thời thay đổi vốn điều lệ lên: 4.726.362.386 đồng.
Tháng 9 năm 2007 công ty tiếp tục đầu tư phần 1 giai đoạn 2 của dự án đầu tư cơ sở 2
tại KCN Nguyễn Đức Cảnh - TP Thái Bình, tháng 1 năm 2008 đưa thêm 1xí nghiệp
sản xuất áo sơ mi vào hoạt động với hơn 300 thiết bị may công nghiệp thu hút thêm
450 lao động. Tháng 10 năm 2008 vốn điều lệ của công ty là: 8.000.000.000 đồng.
Hiện nay công ty TNHH may Hưng Nhân có:
+ Tên giao dịch: Công ty TNHH May Hưng Nhân.
+ Trụ sở giao dịch: KCN Nguyễn Đức Cảnh - Thái Bình.
+ Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên.
+ Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất kinh doanh.
Nghành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất, xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt may, mua bán nguyên phụ
liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng linh kiện nghành may.
4


+ Kinh doanh bất động sản, nhà ở, văn phòng cho thuê.
+ Kinh doanh nguyên liệu để sản xuất thép.
Mã số thuế: 1000230421
Mã TK: 47110000003127 tại Ngân Hàng Đầu Tư & Phát triển Thái Bình
Công ty có 2 trụ sở là - Cơ sở 1: Tại Xã Phú Sơn, Hưng Hà, TP Thái Bình.
- Cơ sở 2: Khu CN Nguyễn Đức Cảnh, Thái Bình.
Từ khi thành lập đến nay công ty luôn cố gắng đổi mới trang thiết bị, nâng
cao tay nghề của công nhân tạo uy tín cho công ty không chỉ thị trường trong
nước mà còn thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó công ty còn tìm biện pháp

nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường trong giai đoạn mới. Trong những năm qua công ty không ngừng phấn
đấu và đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, giải quyết việc làm cho
hàng nghìn lao động, doanh thu tăng đều qua các năm, đời sống cán bộ công
nhân viên ngày càng được cải thiện.
1.1.3. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề lĩnh vực đăng ký của công ty khá đa
dạng:
+ Sản xuất, xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt may, mua bán nguyên phụ
liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng linh kiện nghành may.
+ Kinh doanh bất động sản, nhà ở, văn phòng cho thuê.
+ Kinh doanh nguyên liệu để sản xuất thép.
Tuy nhiên trong giai đoạn đầu thành lập, công ty chỉ tập chung chủ yếu vào
những nhóm sản phẩm chủ lực của Công ty: Sản xuất, xuất nhập khẩu các sản
phẩm dệt may, mua bán nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng linh kiện
nghành may và một vài dịch vụ liên quan khác.
1.2. Điều kiện địa lí, kinh tế nhân văn của Công ty TNHH May Hưng Nhân
1.2.1 Điều kiện địa lí
a, Vị trí
Vì công ty có 2 cơ sở hoạt động tại 2 địa điểm:
- Cơ sở 1: Tại Xã Phú Sơn, Hưng Hà, TP Thái Bình
Xã Phú Sơn hay chính là tiền thân của thị trấn Hưng Nhân ngày nay. Thị
trấn Hưng Nhân tiếp giáp các xã Tiến Đức ở phía nam, Liên Hiệp ở phía đông
5


nam,Tân Hòa ở phía đông,Canh Tân ở phía đông bắc,Tân Lễ ở phía bắc và tây
bắc.Góc phía tây, thị trấn Hưng Nhân giáp với xã Châu Lý huyện Lý Nhân tỉnh
Hà Nam,ranh giới là sông Hồng.Thị trấn Hưng Nhân nằm gần ngã ba sông
Hồng- sông Luộc. Phía đông và phía bắc có quốc lộ 39B chạy qua, sang tỉnh

Hưng Yên.
- Cơ sở 2: Khu CN Nguyễn Đức Cảnh, Thái Bình:
Địa chỉ: Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh thuộc địa phận xã Phú Xuân,
phường Tiền Phong, Thành phố Thái Bình.
- Ranh giới lập chi tiết:
+ Phía Bắc giáp khu dân cư xã Phú Xuân
+ Phía Nam giáp đường Trần Thái Tông (Quốc lộ 10)
+ Phía Tây giáp sông Bạch
+ Phía Đông giáp trạm điện thành phố, một số cơ sở công nghiệp hiện có và
khu dân cư.
Là khu công nghiệp có vị trí địa lý thuận lợi, gần trung tâm thành phố Thái
Bình, có hệ thống giao thông thuận lợi tạo nên sự giao thương dễ dàng tạo nên
mối giao thương rộng lớn với các tỉnh rong vùng và các trung tâm kinh tế lớn
của cả nước.
b, Địa hình, khí hậu
Khí hậu Thái Bình mang tính chất cơ bản là nhiệt đới ẩm gió mùa. Thái
Bình có nhiệt độ trung bình 23º-24ºC, tổng nhiệt độ hoạt động trong năm đạt
8400-8500ºC, số giờ nắng từ 1600-1800h, tổng lượng mưa trong năm 17002200mm, độ ẩm không khí từ 80-90%. Gió mùa mang đến Thái Bình một mùa
đông lạnh mưa ít, một mùa hạ nóng mưa nhiều và hai thời kỳ chuyển tiếp ngắn.
1.2.2. Điều kiện lao động –dân số
Dân số Thái Bình năm 2016 ước khoảng: 1 triệu 827 ngàn người. Trong đó
dân số nông thôn chiếm 94,2%, dân số thành thị chiếm 5,8%; mật độ dân số
1.183 người/km2; bình quân nhân khẩu là 3,75 người/hộ; tỷ lệ phát triển dân số
tự nhiên hiện nay là 1,02%.
Nguồn lao động trong độ tuổi: 1 triệu 73 ngàn người. Trong đó lao động
trong khu vực nông, lâm nghiệp chiếm 74,3%, công nghiệp và xây dựng chiếm
17%, khu vực dịch vụ - thương mại chiếm 8,7%.
6



Lao động qua đào tạo chiếm 23,5% (Công nhân kỹ thuật và nghiệp vụ
13,5%; Trung cấp 5,5%; Cao đẳng, đại học và trên đại học 4,5%).
Hàng năm, Thái Bình có khoảng 19.000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ
thông, là lao động trẻ, có trình độ văn hoá, chưa có điều kiện học tiếp lên đại
học. Lực lượng này có thể học tiếp ở các trường trung cấp, công nhân kỹ thuật
trong tỉnh hoặc được đào tạo tại chỗ ở các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh
sẽ là nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có các khu công
nghiệp và là nguồn cung cấp cho nhà máy nguồn lao động dồi dào, chăm chỉ
cần mẫn.
1.2.3. Điều kiện kinh tế
Huyện Hưng Hà nói riêng và cả tỉnh Thái Bình nói chung là vùng có điều
kiện kinh tế còn kém phát triển so với cả nước, song trong những năm gần đây,
nền kinh tế toàn tỉnh đã không ngừng đi lên, các dự án đầu tư cũng tăng lên rất
nhiều. đời sống người dân ngày càng được cải thiện.
Năm 2015, mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự chỉ
đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự
cố gắng, nỗ lực của các cấp các ngành và nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế
- xã hội trong năm đã đạt kết quả khá toàn diện, là năm hoàn thành và hoàn
thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng GDP trong tỉnh ước đạt 42.816,5 tỷ
đồng, tăng 9,76% so năm 2015, là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn
2012-2016 và cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Tổng giá trị sản
xuất ước tăng 11,02%, trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng 4,19%; công nghiệp xây dựng tăng 15,12%; thương mại - dịch vụ tăng 9,7%. GRDP bình quân đầu
người (theo giá hiện hành) ước đạt 30,15 triệu đồng, tăng 11,7% so với năm
2015.
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và xây dựng nông thôn mới cao hơn so
với năm trước. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 2,21%; tổng diện tích
trồng lúa đạt 160.967ha, bằng 99,5% so với năm 2015; năng suất lúa ước đạt
132,01 tạ/ha. Sản xuất cây màu đạt kết quả khá theo hướng mở rộng các cây
trồng có giá trị kinh tế cao. Giá trị sản xuất chăn nuôi ước tăng 5% so với năm

2015. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 14.679 ha, bằng 97,6% năm 2016. Giá
7


trị sản xuất tăng 8,4% so với năm 2015. Sản lượng nuôi trồng tăng 7,4%. Sản
lượng khai thác tăng 7,6%; Công tác thủy lợi, quản lý đê điều và phòng chống
lụt bão được tập trung chỉ đạo, bảo đảm ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực. Dự kiến hết năm
2015, có 165 xã và 01 huyện đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ có chuyển biến tích cực, tăng
trưởng cao hơn mức tăng của 4 năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng
14,68%. Nghề và làng nghề tiếp tục được duy trì và phát triển với tổng số 245
làng nghề được công nhận. Tiến độ thực hiện các dự án sản xuất lớn của Trung
ương trên địa bàn được bảo đảm; một số dự án đã đi vào hoạt động (dự án thu
gom và phân phối khí mỏ; dự án sản xuất Nitrat Amon…), giúp tăng mạnh năng
lực sản xuất công nghiệp của tỉnh. Hoạt động của các doanh nghiệp trong các
khu, cụm công nghiệp ổn định và tăng trưởng khá; có 136/152 dự án đi vào
hoạt động, chiếm 36,6% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tăng 14%. Giá
trị sản xuất ngành xây dựng tăng 16,55% so với năm 2015, vượt kế hoạch đề ra
(16,1%) và cao hơn mức tăng trưởng của cùng kỳ năm trước (14,8%). Cơ sở hạ
tầng giao thông, hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư xây
dựng;
1.3. Công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH May Hưng Nhân.
1.3.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ điều kiện cụ thể, công ty đã tổ chức cơ cấu sản xuất một cách hợp lý
và đồng bộ gồm ba xí nghiệp may. Các phân xưởng chuyên may các sản phẩm như áo
sơ mi, áo jắc ket…theo các đơn đặt hàng trong và ngoài nước. Nguyên vật liệu chính
của công ty là vải và các phụ liệu đính kèm. Ngoài ra công ty còn nhận gia công cho
khách hàng có nhu cầu, nguyên vật liệu chính do bên thuê gia công cung cấp. Quy
trình sản xuất của xí nghiệp may có thể mô tả theo

Nguyên vật liệu được xuất cho tổ cắt, phòng kỹ thuật chuyển sơ đồ cắt cho tổ cắt.
Tại tổ cắt vải được trải theo mẫu, đánh số và cắt thành bán thành phẩm sau đó chuyển
cho tổ sản xuất. Với đơn hàng có chi tiết thêu thì tổ cắt chuyển cho tổ thêu sau khi
thêu xong được chuyển lên tổ sản xuất. Các tổ sản xuất được chia thành từng công
đoạn: may cổ, tra cổ, giãn nẹp, thùa khuyết…và được tổ chức thành dây chuyền ghép
thân trước với thân sau. Khi sản phẩm may xong được chuyển cho tổ kiểm tra chất
8


lượng, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chuyển đến tổ gấp gói, tổ gấp gói tiến hành là, gấp
gói, đóng túi, đóng kiện nhập kho thành phẩm. Trong quá trình may không thể không
kể đến kho phụ liệu: mác, khoá cúc…phụ liệu phục vụ cho các tổ sản xuất và tổ gấp
gói.
1.3.2. Sơ đồ công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH May Hưng Nhân

9


Kho nguyên liệu

Tổ cắt

Tổ sản xuất may

Tổ KCS
Kho phụ liệu

Tổ gấp gói

Tổ thêu

Sơ đồ: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Quy trình sản xuất của nhà máy là 1 quá trình liên tục kéo dài từ khâu

Tổ nhập kho

chuẩn bị nguyên vật liệu(NVL) đến khi sản phẩm hoàn thành. Điều này đã giúp
cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, tuy quá trình sản xuất trải qua nhiều
công đoạn nhưng tập trung lại là những công đoạn sau:
-Công đoạn cắt:
Nguyên liệu được đưa lên xưởng. Sau khi trái vải, công nhân tiến hành giát
sơ đồ sao cho tiết kiệm được nguyên liệu nhưng phải đảm bảo chất lượng sản
phẩm. Tùy theo thiết kế mà sau khi cắt xong, sản phẩm có thể được đem đi thêu
hay không.
-Công đoạn may:
Là khâu quan trọng nhất trong suốt quá trình sản xuất. Nó chiếm nhiều thời
gian nhất từ 70-80% khối lượng công việc và chịu sự phân phối và điều hành từ
nhiều phía:các tổ trưởng,kỹ thuật dây chuyền,năng suất,chát lượng,hiệu quả lao
động…phụ thuộc vào cách quản lý và điều hành bố trí chuyền,điều phối lao
động,thiết bị...Ở công đoạn này,người ta tiến hành tuân thủ theo hướng dẫn kỹ
thuật và yêu cầu kỹ thuật của từng mã hàng bao gồm các công việc:sang
dấu,là,may,thùa khuyết,đính cúc,ngoài ra còn có các yêu cầu khác như
thêu,dập,ô zê và các yêu cầu theo tào liệu kỹ thuật của từng loại sản phẩm.
-Công đoạn là:
Các thành phẩm đã được làm sạch, làm trắng được đưa xuống bộ phận là để
chuẩn bị kiểm tra và đóng gói.
10


-Công đoạn đóng gói:

Tổ hoàn thiện nốt giai đoạn cuối là đóng gói sản phẩm.
-Công đoạn nhập kho:
Bộ phân bảo quản tiếp nhận những sản phẩm hoàn thiện đã được đóng gói,
lưu trữ và xuất kho tiêu thụ trên thị trường.
Nhìn chung, ở từng giai đoạn trong quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm,
công ty TNHH Hưng Nhân đều sử dụng công nghệ mới, có thể sản xuất những
mặt hàng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, hao phí nguyên vật liệu thấp. Vì vậy, có
thể giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của công ty.
Các loại thiết bị sử dụng trong nhà máy:
1. Máy cắt tay: Là loại máy cắt di động dùng để cắt phá tất cả các loại chi
tiết như thân trước áo, thân sau áo, tay áo, thân trước quần, thân sau quần ...
2. Máy cắt vòng: Là loại máy cắt cố định dùng để cắt chính xác các chi tiết
nhỏ, các đường cắt quan trọng như đường vòng cổ, đường vòng nách, đũng
3. Máy cắt đầu bàn: dùng để cắt đầu bàn vải, sử dụng trong quá trình trải
vải có tác dụng thay kéo cắt đầu bàn, đường cắt của máy phẳng, chính xác.
4. Máy cắt băng viền: dùng để cắt băng viền phục vụ cho quá trình may
được thuận tiện, máy cắt băng viền cắt được những loại vải khổ ống.
5. Máy bằng: là loại máy sử dụng tương đối phổ biến trong quá trình may
- Dùng may can các chi tiết như: bo tay, nẹp, lá cổ, chân cổ, tra cổ...
- Dùng để mí các chi tiết như: mí túi ốp, mí nẹp, mí bo tay, mí chân cổ, mí
dây viền cổ, mí đường tra nách ...
- Dùng may diễu các chi tiết như: diễu vai, diễu đường tra nách, diễu xẻ gấu
áo, diễu xẻ gấu quần, diễu lá cổ, diễu miệng túi ...
6. Máy xén: sử dụng tương đối phổ biến trong quá trình may vải dệt kim
dùng để xén đường vai, xén tra tay, xén sườn tay áo, xén đáp cổ, xén bo tay, xén
đường xẻ gấu áo, xén miệng túi, xén đường dọc quần, xén đường giàng quần,
xén đường vòng đũng, xén đường xẻ gấu quần ...
7. Máy chần: sử dụng may chần gấu áo, may chần bo tay, may chần các
đường trang trí, may chần gấu quần, may chần miệng túi, may chần bo cổ ...
8. Máy viền: sử dụng may viền cổ áo, may viền miệng túi, may viền đường

xẻ cổ áo
11


9. Máy di bọ: có tác dụng làm bền vị trí liên kết như chỗ nối đường xẻ gấu
áo, gấu quần, vị trí miệng túi ...
10. Máy thùa khuyết: dùng để thùa khuyết các loại áo có nẹp như áo
Poloshirt, áo sơ mi
11. Máy đính cúc: dùng để đính cúc các loại áo có nẹp như áo Poloshirt, áo
sơ mi
12. Máy dập ôze: dùng để dập ôze các loại áo có nẹp như áo Poloshirt
13.Máy đánh chỉ: dùng để chia nhỏ lượng chỉ, đánh được lượng chỉ cần
thiết để phát cho công nhân ngồi may.
14. Máy ép mex: dùng để ép mex các chi tiết có yêu cầu của mã hàng nhằm
đảm bảo chất lượng độ bám dính của mex so với vải, chi tiết được ép mex
không bị co bai
15.Bàn là điện: dùng là ép mex các chi tiết không thể là ép mex trên máy,
dùng là bẻ các chi tiết theo dưỡng như nẹp áo, túi, lá cổ, chân cổ ...
16. Bàn là hơi: dùng để là phẳng sản phẩm phục vụ cho quá trình hoàn tất
sản phẩm đóng gói, đóng hòm.
17. Máy dò kim loại: có tác dụng kiểm kim bị gẫy, lẫn trong sản phẩm

12


Bảng 1-1: Bảng thống kê máy móc thiết bị chủ yếu của Công ty năm
2016

Tên thiết bị
(loại, kiểu, nhãn

hiệu)
Máy cắt tay
Máy cắt vòng
Máy cắt đầu bàn
Máy cắt băng
viền
Máy bằng
Máy xén
Máy chần
Máy viền
Máy di bọ
Máy thùa khuyết
Máy đính cúc
Máy dập ôze
Máy đánh chỉ
Máy ép mex
Bàn là điện
Máy dò kim loại
Bàn là hơi

Đơn vị

Số lượng

Chất lượng

Máy
Máy
Máy


120
100
80

BT
BT
BT

Máy

85

BT

Máy
Máy
Máy
Máy
Máy
Máy
Máy
Máy
Máy
Máy
Máy
Máy
Máy

83
82

87
90
80
70
78
65
77
69
100
10
100

Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
BT
BT
Tốt
Tốt
Tốt
BT
BT
BT
BT

1.4. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của Công ty TNHH May
Hưng Nhân
1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý ở Công ty TNHH May Hưng Nhân
13



Sơ đồ: Bộ máy tổ chức của công ty

Ban Kiểm Soát

14


1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH may Hưng Nhân.
Công ty TNHH may Hưng Nhân là công ty TNHH 2 thành viên: công ty cổ
phần may Đức Giang - Gia Lâm - Hà Nội và công ty TNHH Thêu Phú Xuân.
Công ty được quyền quyết định chủ động tổ chức bộ máy quản lý trong doanh
nghiệp của mình cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh và hoạt động có hiệu
quả. Công ty tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng, toàn bộ hoạt
động của công ty đều chịu sự quản lý thống nhất của giám đốc công ty. Cho tới
thời điểm này bộ máy quản lý của công ty được bố trí theo theo sơ đồ trên.
Trong đó:
Hội đồng thành viên:
Hội đồng thành viên là những người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc
quản lý của công ty, là người chỉ huy cao nhất điều hành mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty cũng như việc đảm bảo việc làm và thu nhập của
cán bộ công nhân viên trong toàn công ty theo luật lao động của Nhà nước ban
hành và là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động kinh
doanh của công ty.
Ban giám đốc: Gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
Ban giám đốc chịu trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ các hoạt động
trực tiếp ở công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành chung còn 2 phó giám
đốc được phân công phụ trách ở 2 cơ sở. Phó giám đốc phụ trách ở cơ sở 1chịu
trách nhiệm tổ chức quản lý điều hành toàn bộ quá trình sản xuất tại cơ sở 1.

Phó giám đốc phụ trách ở cơ sở 2 chịu trách nhiệm tổ chức quản lý toàn bộ quá
trình sản xuất ở cơ sở 2.
Phòng tổ chức:
Phòng tổ chức có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc về xây dựng
nội quy, quy chế tuyển dụng và quản trị nhân sự tổ chức bộ máy quản lý nhân
sự, thanh toán chi trả lương và các chế độ lao động tiền lương. Phòng tổ chức
còn có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức công ty, đào
tạo sắp xếp cán bộ công nhân viên, xây dựng quỹ tiền lương, định mức lao
động. Tổng hợp ban hành các quy chế quản lý, sử dụng lao động, giải quyết các
chế độ lao động theo quy định của Nhà nước.
15


Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu:
Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu có chức năng điều hành toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, lập kế hoạch sản
xuất, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu có nhiệm vụ
tập hợp xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, kế
hoạch xuất nhập khẩu, chỉ đạo sản xuất, điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh, kế hoạch xuất nhập khẩu, cân đối toàn công ty để đảm bảo yêu cầu
của khách hàng, tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra giám sát, xác
nhận mức hoàn thành kế hoạch, quyết toán vật tư cấp phát và sản phẩm nhập
kho đối vối các phân xưởng, tổ chức sử dụng phương tiện vận tải có hiệu quả
cao nhất.
Phòng kỹ thuật:
Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm về mẫu mã, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức
tiêu hao nguyên vật liệu, phụ liệu.
Phòng kế toán:
Có chức năng tham mưu cho giám đốc về quản lý huy động và sư dụng các
nguồn vốn của công ty đúng mục đích, hiệu quả cao nhất, hoạch toán mọi

nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty.
Nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện các nguồn
vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, theo dõi giám sát các hợp đồng kinh tế về
tài chính, đôn đốc thu hồi vốn, quản lý nghiệp vụ hoạch toán trong công ty,
công tác kiểm kê trong công ty theo định kỳ quy định, xây dựng quản lý giám
sát giá bán và giá thành của sản phẩm.
Ban cơ điện:
Ban cơ điện quản lý toàn bộ hệ thống điện trong công tác quản lý toàn bộ
các máy móc thiết bị trong công ty, đảm bảo cho hệ thống điện và máy móc các
bộ phận trong tình trạng hoạt động tốt, hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị cho
công nhân vận hành giám sát việc vận hành theo đúng quy trình, đảm bảo cho
an toàn sản xuất và tuổi thọ của thiết bị.
Xí nghiệp may:

16


Là nơi diễn ra mọi hoạt động sản xuất của công ty. Mỗi xí nghiệp may của
công ty bao gồm các tổ sản xuất. Mỗi tổ sản xuất được đảm nhiệm làm các công
đoạn khác nhau để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.
1.4.2. Tình hình sử dụng lao động của nhà máy
*Để đạt được hiệu quả trong quá trình quản lý, hoạt động kinh doanh thì
ngoài yếu tốt về chuyên môn, tài chính, thì con người chính là một yếu tố cơ
bản không thể không nhắc tới. Nhà máy có một ưu thế là nguồn lao động dồi
vào và sẵn có ngay tại địa phương. Cuối năm 2015, tổng lao động của toàn Nhà
máy là 850 người.

17



Cơ cấu lao động của nhà máy qua các năm
2014
Chỉ tiêu

2015

Trong đó

SL

%

SL

%

Nam

323

19.69

345

22.14

Nữ

1317


80.30

1213

77.85

Đại học

51

3.11

52

3.34

Cao đẳng

72

4.39

80

5.13

Trung cấp

150


9.15

169

10.85

1367

83.85

1257

80.68

Lao động trực tiếp

1526

93.05

1572

100.90

Lao động gián tiếp

114

6.95


120

7.70

1640

100

1558

100

Theo giới tính

Theo trình độ chuyên
môn

Lao động phổ thông,
lao động có tay
nghề
Theo chức năng sản
xuất
Tổng số

Theo số liệu bao cáo trên, thấy rằng số lượng lao động của nhà máy có xu
hướng giảm, chứng tỏ Nhà máy liên tục đầu tư trang thiết bị hiện đại tự động
hóa các khâu sản xuất vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo độ chính xác cao. Số
lượng lao động có trình độ ngày càng tăng, cả số lượng và chất lượng nguồn lao
động dần ổn định.
Sử dụng thời gian lao động:

Lao động được chia làm 2 khối như sau:
-Khối công nhân sản xuất:
Chiếm chủ yếu tỷ trọng công nhân trong công ty, lao động không ổn định,
thiếu về số lượng và chất lượng. Nguyên nhân là do thị trường lao động có biến
động mạnh, thiếu địa điểm mở rộng khu sản xuất, trong khi đó, chi phí thuê
ngoài cần cắt giảm nên thu nhập không hấp dẫn, thêm nữa quá trình cổ phần
hóa lao động lành nghề gặp khó khăn.
18


Do công ty gồm các ngành nghề khác nhau nên mỗi xí nghiệp thành viên
của công ty sẽ có quỹ thời gian lao động khác nhau do đề phòng đơn đặt hàng
gấp thì phải tăng ca cho kịp giao hàng.
Số giờ làm việc theo chế độ quy định chung hiện nay là 8 giờ
Thời gian các ca được chia như sau cho cả công nhân bên cắt và bên may:
-Ca sáng: từ 6h đến 14h
-Ca chiều: từ 14h đến 22h
-Ca đêm: từ 22h đến 6h sáng hôm sau
Một ngày nghỉ để đổi ca sau đó lại tiếp tục. Thông thường các xí nghiệp
may thì chỉ làm 2 ca, trường hợp gấp thì làm tăng ca để kịp đơn hàng.
-Khối quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ:
Làm việc theo giờ hành chính 44h/tuần, chiều thứ 7 và ngày chủ nhật được
nghỉ.
-Sáng làm việc từ 7h30 đến 12h
-Chiều làm việc từ 13h đến 16h30
Chỉ tiêu đánh giá sử dụng thời gian lao động là: số ngày làm việc theo chế
độ bình quân 1 năm và số giờ làm việc theo chế độ bình quân 1 ngày.
-Số giờ làm việc theo chế độ bình quân 1 ngày là 8 giờ theo quy định
chung: DN đã thỏa mãn.
Số ngày công làm việc = Số giờ công theo chế độ -Số giờ công thiệt hại +

Số giờ công làm thêm
-Số ngày làm việc theo chế độ bình quân 1 năm được tính theo công thức
sau:
= - (L+T+CN+P)
Trong đó:
T là tết nguyên đán
L là số ngày nghỉ lễ 1 năm
CN là số ngày nghỉ chủ nhật 1 năm
P là số ngày nghỉ phép 1 năm
-Số ngày làm việc = Số ngày làm việc theo chế độ - Số ngày công thiệt hại
+ Số ngày công làm thêm
Trên cơ sở ngày làm việc của 1 người như sau:
19


1.Tổng số ngày dương lịch 365
2.Tổng số ngày nghỉ chủ nhật 53
3.Tổng số ngày nghỉ lễ tết (L + T) 10
4.Tổng số ngày làm việc chế độ 282
5.Tổng số ngày nghỉ 36.5
-Phép (P):20
-Thai sản 7
-Họp-công tác 2
-Nghỉ việc riêng 2
-Số công ngừng việc do mất điện 4
-Thiếu nguyên vật liệu 2
-Không nhiệm vụ sản xuất: 0.5
6.Tổng số ngày có mặt làm việc một năm 245.5
Nhận xét:
-Khối công nhân sản xuất: ngày làm đủ 8 giờ, có khi làm thêm do đơn đặt

hàng cần gấp
-Khối kỹ thuật nghiệp vuk: thời gian làm việc thường không đủ so với quy
định tuần làm 44h/tuần. Do thỉnh thoảng còn có 1 số người đi muộn, về sớm.
Điều này thể hiện việc quản lý nhân lực của công ty vẫn chưa thật sự tốt
Biện pháp:
-Quản lý chặt chẽ lao động, nâng cao tinh thần tự giác cho công nhân.
-Quản lý kỹ thuật tốt hơn để giảm thời gian hao phí do mất điện, máy
hỏng…
-Làm tốt công tác công ứng nguyên vật liệu để tránh việc thiếu NVl, đảm
bảo cho quá trình sản xuất được lao động.
1.5. Định hướng phát triển trong tương lai của công ty


Tập trung sản xuất sản phẩm may mặc tiêu thụ trên thị trường nội địa và quốc

tế…
• Xây dựng và phát triển công ty, cũng như các công ty thành viên hoạt động


ngày càng hiệu quả theo định hướng
Nâng cao năng lực và trình độ quản lý kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực
có trình độ chuyên môn cao
20




Đẩy mạnh liên kết hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy

sự phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh, cách thức quản lý.

• Cố gắng huy động và sử dụng vốn hiệu quả trong quá trình phát triển và sản
xuất kinh doanh các lĩnh vực mà công ty đang hoạt động, trong đó hoạt động
then chốt là sản xuất các sản phảm may mặc nhằm đạt lợi nhuận cao nhất, tăng
lợi tức cho các cổ đông, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động,
đóng góp cho ngân sách Nhà nước, phát triển công ty…
• Trở thành công ty có tên tuổi và thương hiệu lớn trên cả nước và quốc tế….

21


NHẬN XÉT CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu tình hình và những điều kiện sản xuất chủ yếu của công ty
TNHH Hưng Nhân cho thấy được thuận lợi và khó khăn sau:
* Về thuận lợi:
- Được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và trực tiếp là Tổng công
ty may Đức Giang đã chỉ đạo sâu sát và tạo mọi điều kiện tốt nhất để nhà
máythực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao.
- Cán bộ CNVC từ Lãnh đạo nhà máy đến công nhân các đơn vị sản xuất,
các tổ chức đoàn thể quần chúng, đoàn kết một lòng, thống nhất cao trong mọi
hoạt động, từng bước tháo gỡ khó khăn để thực hiện mọi nhiệm vụ theo kế
hoạch đã đề ra
-Về các diện sản xuất của nhà máy nhìn chung tương đối ổn định. Với xu
hướng chuyển dịch dần sang chuyên môn hoá, Nhà máy đã đổi mới về cơ cấu tổ
chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn hoá,dây chuyền sản xuất hiện đại
,năng suất, hiệu quả lao động cao.
* Về khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, về tình hình Sản xuất của Nhà máy
cũng gặp không ít những khó khăn đó là:
- Lực lượng lao động của nhà máy trong năm qua mặc dù đã được bổ sung
thêm một số công nhân kỹ thuật mới từ các trường đào tạo nghề về nhưng vẫn

còn mất cân đối về cơ cấu bậc thợ, thiếu những thợ may, thợ cơ cắt có tay nghề
bậc thợ cao, đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn thiếu kinh nghiệm, công tác điều hành
sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế yếu kém.
- Các thiết bị phục vụ sản xuất mặc dù đã được đầu tư nhưng chưa đồng
bộ, chất lượng chưa được cao, vì vậy chưa đáp ứng được hết yêu cầu phục vụ
cho sản xuất.

22


CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MAY HƯNG NHÂN NĂM 2016

23


2.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH may
Hưng Nhân
2.1.1. Khái niệm và mục đích phân tích
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình nghiên cứu hoạt động sản
xuất kinh doanh bằng những phương pháp chuyên dùng để đánh giá thực trạng của quá
trình sản xuất kinh doanh, tìm ra nguyên nhân những ưu nhược điểm, trên cơ sở đó tìm
ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích làm cho doanh nghiệp
khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh phải quan tâm đến hiệu quả kinh doanh đó là
các chỉ tiêu của một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp được mở
rộng hay thu hẹp quy mô đều được đánh giá qua các chỉ tiêu của kết quả kinh doanh.
Kết quả kinh doanh có thể là kết quả riêng biệt của từng khâu, từng giai đoạn của quá
trình sản xuất kinh doanh hoặc có thể là kết quả tổng hợp của quá trình sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Ngoài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhằm
mục đích đánh giá xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế đồng thời đưa ra các
biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tới mức tối thiểu cũng như phát hiện ra những
khả năng tiềm tàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh được sử
dụng để nhận thức các hiện tượng và kết quả hoạt động kinh tế nhằm xác định hệ số
cấu thành và phát triển của chúng. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là một
công cụ quan trọng để phát hiện tình hình, thực trạng của sản xuất. Đưa việc phân tích
vào để doanh nghiệp tìm ra khâu nào, bộ phận nào, vào thời điểm nào chưa đạt hiệu
quả tối ưu hay còn những mặt hạn chế chưa được khắc phục. Ngoài ra, nguyên nhân
nào ảnh hưởng đến nó từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, thích hợp cho đà phát
triển, phát huy được những nhân tố tích cực, khai thác được những thế mạnh, khả
năng sẵn có để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả.
2.1.2. Nhiệm vụ của phân tích
Thông tin số liệu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ bộ phận
thống kê, kế toán, các phòng ban nghiệp vụ, tiến hành tổng hợp để xem xét tình trạng
tốt hay xấu.
- Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch thông qua từng chỉ tiêu phản ánh kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh.
24


- Phân tích các nguyên nhân đã và đang ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến tình hình
hoàn thành kế hoạch và từng chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Đánh giá mức độ tận dụng các nguồn tiềm năng của sản xuất như: vốn, lao
động… đồng thời phát hiện những tiềm năng còn chưa được phát huy và khả năng tận
dụng chúng thông qua các biện pháp tổ chức kỹ thuật trong sản xuất.
- Cung cấp tài liệu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, các dự báo tình hình
kinh doanh sắp tới, các kiến nghị theo trách nhiệm chuyên môn đến các cấp lãnh đạo
và các bộ phận quản lý của Công ty, điều đó giúp các nhà quản lý các định hướng

chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn.
Như vậy nhiệm vụ của phân tích là nhằm xem xét dự báo, dự đoán mức độ có thể
đạt được trong tương lai rất thích hợp với chức năng hoạch định các mục tiêu kinh
doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
2.1.3. Các phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích là cách thức thực hiện việc phân tích. Việc lựa chọn một
phương pháp thích hợp và đúng đắn có ý nghĩa quyết định đến tính chính xác của kết
quả phân tích. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hiểu và giải thích được bản chất
sự việc, hiện tượng kinh tế cũng như việc đưa ra các kết luận đúng đắn và chính xác
của người phân tích. Dựa trên sự phân tích các số liệu thống kê để đánh giá về mặt số
lượng, cũng như có thể xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân
tích, song chưa đề cập bản chất cũng như mối liên hệ giữa nhân tố đến chỉ tiêu phân
tích.
Việc đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH may Hưng Nhân được trình bày trong bảng 2-1.

25


×