Tải bản đầy đủ (.docx) (161 trang)

Phân tích tình hình tài chính tại Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam giai đoạn 20112015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.81 KB, 161 trang )

Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC

1
SV: Nguyễn Thị Yến

1
Lớp QTKD B –K57


Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, để khẳng định được vị thế của
mình trên trường quốc tế thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là không thể
thiếu và ngày càng gay gắt hơn, vì vậy sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà
Nước trong việc định hướng và đưa các ngành kinh tế đi đúng hướng. Ngành công
nghiệp là một ngành rất được Nhà nước chú trọng quan tâm. Trong đó phải kể đến
sự phát triển của ngành Công nghiệp Năng lượng, đặc biệt là Công nghiệp Năng
lượng Dầu khí. Ngành Công nghiệp Dầu khí Việt Nam ra đời sau so với các ngành
công nghiệp khác nhưng trong những năm qua ngành đã khẳng định được vị trí, tầm
quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Ngành đã nhanh chóng phát triển và
hội nhập, giữ vai trò quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng Quốc gia và góp phần
to lớn vào GDP hàng năm của cả nước. Không đơn thuần chỉ kinh doanh các sản
phẩm dầu và khí mà hiện nay ngành Dầu khí cũng không ngừng mở rộng sản xuất
kinh doanh sang các lĩnh vực khác như: thương mại dịch vụ, tài chính, bảo hiểm,


xây dựng, điện, giải trí, …
Nhiều năm qua, nhắc tới ngành điện Việt Nam là nhắc tới vị thế độc quyền
của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tuy nhiên, với xu hướng toàn cầu hóa
hiện nay, vị thế độc quyền ấy đang dần được xóa bỏ với minh chứng là sự tham gia
tích cực của rất nhiều doanh nghiệp khác trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh
điện. Trong số đó, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) là đơn vị
mới gia nhập nhưng đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Từ vai “tân
binh” trong lực lượng Dầu khí hùng hậu, đến nay PV Power đã trở thành một trong
những đơn vị nòng cốt của PVN, là nhà cung cấp điện lớn thứ hai của cả nước,
đóng góp tích cực vào sứ mệnh đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần
phát triển kinh tế đất nước và phục vụ đời sống nhân dân. Thành công này có được
là nhờ PV Power không chỉ dừng lại ở việc khai thác thị trường trong nước mà còn
đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, liên tục xây dựng đổi mới cơ
cấu tổ chức hoạt động…
Qua quá trình học tập tại trường Đại học Mỏ - Địa chất, sau thời gian thực
tập tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, thông qua các tài liệu thu thập
được về tình hình tài chính, tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến tài chính của Tổng công ty giai đoạn 2011-2015, kết hợp với những kiến thức
đã được học, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Phân tích tình hình tài chính tại Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt
Nam giai đoạn 2011-2015”.

SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57

2


Đại học Mỏ Địa chất


Đồ án tốt nghiệp

Ngoài lời mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung đồ án được trình bày với bố
cục 3 phần như sau:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu
của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.
Chương 2: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng
Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam năm 2015.
Chương 3: Phân tích tình hình tài chính tại Tổng Công ty Điện lực Dầu khí
Việt Nam giai đoạn 2011-2015.
Do điều kiện thời gian, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm bản thân tác giả
còn nhiều hạn chế nên bản đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các Thầy, Cô để đồ án được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cô giáo GVC.TS Phan Thị Thái
cùng toàn thể các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn QTKD Địa Chất – Dầu khí thuộc
khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Mỏ Địa Chất đã giúp đỡ tác
giả trong suốt quá trình thực hiện đồ án này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Yến

SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57

3



Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM

SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57

4


Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp
1.1.1. Giới thiệu chung về Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
• Tên công ty: Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
• Tên tiếng Anh: PetroVietnam Power Corporation
• Tên viết tắt: PV Power
• Vốn điều lệ: 13.078.456.318.461 đồng
• Trụ sở chính: Tầng 8, 9 – Tòa nhà Viện Dầu Khí, số 173 Trung Kính – Yên
Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội
• ĐT: (04) 22 21 02 88
• Fax: (04) 22 21 03 88

• Email:
• Website:.
1.1.2. Quyết định thành lập
Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam là công ty mẹ - Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 100% vốn điều lệ,
hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, có tư cách pháp nhân, được thành
lập theo quyết định số 1468/QĐ - DKVN ngày 17/5/2007 của Hội đồng quản trị Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam, với mục tiêu tham gia xây dựng và phát triển nguồn điện,
sản xuất kinh doanh điện năng, phấn đấu chiếm 25-30% thị trường sản lượng điện
toàn quốc vào năm 2025.
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh
Sản xuất kinh doanh điện năng; Đầu tư, xây dựng mới các dự án điện độc lập;
Đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng điện năng, trong đó có cả đầu tư kinh
doanh đồng bộ lưới điện trung thế , hạ thế và bán điện công nghiệp, tiêu dùng; Đầu
tư, cung cấp các dịch vụ về công nghệ thông tin ; Đầu tư và nhận ủy thác đầu tư ;
nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ công nghệ mới vào việc đầu tư phát triển các dự án
điện, sử dụng năng lượng như: điện sức gió, điện mặt trời , điện nguyên tử; Xuất
nhập khẩu, kinh doanh năng lượng, nhiên liệu, thiết bị, vật tư, phụ tùng cho sản xuất
kinh doanh điện; Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, vận hành, đào tạo nguồn nhân lực
quản lý vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng phục vụ sản xuất kinh doanh điện; Cung cấp
dịch vụ quản lý dự án cho các dự án điện, dịch vụ tư vấn cho các công trình điện.
1.1.4 Một số mốc lịch sử quan trọng của doanh nghiệp
Tháng 07 năm 2007 Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ban hành Quyết
định về điều một số đơn vị thành viên, công ty liên kết trực thuộc Tập đoàn thành
đơn vị thành viên, công ty liên kết trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt
Nam

SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57


5


Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Tháng 07 năm 2008 sáp nhập hai công ty TNHH một thanh viên thành đơn vị
hoạch toán phụ thuộc Tổng Công ty- Công ty TNHH một thành viên Điện lực Dầu
khí Cà Mau thành Chi nhánh Tổng Công Ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty
Điện lực Dầu khí Cà Mau.
- Công ty TNHH một thành viên Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch Tổng Công
ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch.
Tháng 05 năm 2009 lễ khởi công san lấp mặt bằng Trung tâm điện lực Thái
Bình.
Tháng 06 năm 2009 thành lập Ban quản lý dự án Điện lực Thái bình 2
Tháng 06 năm 2009 khởi công xây dựng Nhà máy điện Nhơn Trạch 2.
Tháng 08 năm 2009 khánh thành Nhà máy điện Nhơn Trạch 1.
Tháng 12 năm 2009 hội nghị tổng kết năm 2009, triển khai thực hiện kế
hoạch năm 2010 và hội nghị người lao động.
Tháng 12 năm 2009 lễ ký kết hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn
Trạch 1 và hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Cà Mau 1-2 giữa EVN và PVPower.
Tháng 01 năm 2010 Nhà máy điện Cà Mau đạt sản lượng điện 10 tỷ KWh
điện.
Tháng 01 năm 2010 Lễ chặn dòng sông Chu dự án Nhà máy Thủy điện Hủa
Na (tỉnh Nghệ An).
Tháng 05 năm 2010 đại hội Đảng bộ Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt
Nam lần thứ I, nhiệm kỳ 2010-2015 tại Hà Nội.
Tháng 09 năm 2010 Nhà máy điện Nhơn Trạch 1 đạt sản lượng điện 5 tỷ

kWh.
Tháng 11/2010: Khởi công xây dựng Dự án Nhà máy Phong điện Phú Quý
(huyện đảo Phú Quý- tỉnh Bình Thuận).
Ngày 23/1/2011: Tổng Công ty tổ chức lễ khởi công và ngăn sông công trình
Thủy điện Đăkđrinh.
Ngày 15/10/2011: Nhận giải thưởng Top 10 thương hiệu Sao vàng Đất Việt.
Ngày 12/11/2011: Khánh thành Công ty Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2.
Ngày 21/11/2011: Hoàn thành việc trùng tu Nhà máy điện Cà Mau 2.
Ngày 04/12/2011: Tổng sản lượng điện toàn Tổng Công ty chạm đích 36 tỉ
kWh điện.
Ngày 10/12/2011: Hoàn chỉnh đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy Phong điện
Phú Quý.
Ngày 10/05/2012: Khánh thành Nhà máy Thủy điện Nậm Cắt.

SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57

6


Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Ngày 17/05/2012: Tổng Công ty vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng
3 tại lễ Kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Tổng Công ty.
Ngày 20/09/2013: Khánh thành nhà máy điện Hủa Na.
Ngày 01/11/2013: Nhà máy thủy điện Hủa Na chính thức tham gia thị trường
phát điện cạnh tranh.

Ngày 21/04/2014: Thủy điện Đăkdrinh: Nạp nước đường hầm dài nhất Việt
Nam
Ngày 01/12/2014: Nhà máy thủy điện ĐăkĐrinh chính thức tham gia thị
trường điện cạnh tranh theo quyết định số 88/QĐ-DTĐL của Cục Điều tiết Điện lực
– Bộ Công Thương.
Ngày 12/06/2015: Cổ phiếu Nhơn Trạch 2 chính thức chào sàn HOSE.
Ngày 21/07/2015: PV Power cán mốc cung ứng 100 tỷ kWh điện cho thị
trường trong nước
Ngày 17/09/2015: Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1.
1.2 Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của vùng nghiên cứu
1.2.1 Điều kiện địa lý
* Vị trí địa lý
- Tổng Công ty Điện lực Dầu Khí Việt Nam(PV Power) có trụ sở tại Tầng 8,
9 – Tòa nhà Viện Dầu Khí, số 173 Trung Kính – Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội. Hà
Nội là trung tâm văn hóa - kinh tế xã hội của cả nước, nằm trong vùng tam giác
kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, là nơi tập trung đầu tư của nhiều doanh
nghiệp nước ngoài, có mạng lưới giao thông lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho
việc liên lạc, kinh doanh và giao dịch với các tỉnh thành trên cả nước.
* Đặc điểm khí hậu
- Do Tổng Công ty nằm ở Hà Nội nên khí hậu mang đặc điểm của vùng Đông
Bắc Việt Nam với khí hậu miền nhiệt đới gió mùa với bốn mùa rõ rệt. Nhiệt độ
trung bình từ 210C – 380C, về mùa đông nhiệt độ có khi xuống thấp 100C – 150C, độ
ẩm trung bình 70- 80%. Lượng mưa ít, chủ yếu là mưa phùn, về mùa đông thường
xuyên chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh, gió mùa. Nhưng nhìn chung Hà
Nội là khu vực có điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi so với các khu vực khác
trong cả nước.
1.2.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
- Hà Nội là thủ đô của cả nước nên có điều kiện chính trị ổn định, kỷ cương
pháp luật được giữ vững, nếp sống văn minh thanh lịch. Hà Nội đã được thế giới
công nhận là “ Thành phố hòa bình”, được cả nước công nhận là “ Thủ đô anh

hùng”. Các nhà đầu tư luôn yên tâm khi hoạt động ở đây và đó còn là một lợi thế
khi Tổng Công ty ký kết hợp đồng làm ăn với các đối tác trong và ngoài nước.

SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57

7


Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Cũng như các điều kiện về mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc trong
vùng, khả năng đáp ứng các dịch vụ khác thuận lợi và dễ dàng. Các vấn đề có liên
quan đến chi phí bảo vệ môi trường tốn kém, khó khăn.
1.2.3 Điều kiện về lao động – dân số
Dân số Hà Nội hiện nay có khoảng 6,9 triệu người, diện tích tự nhiên là 332.888,99
ha với mật độ dân số trung bình thuộc loại cao nhất trong cả nước. Đây là trung tâm kinh
tế, chính trị, văn hóa xã hội của cả nước, tập trung nhiều cơ quan Nhà nước, nhiều trường
đại học, cao đẳng. Chính vì vậy trình độ học vấn của người dân tương đối cao, đây là
nguồn lực tri thức phong phú cho việc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới. Đó còn là
điều kiện để Tổng Công ty có thể tuyển dụng được những người có năng lực, trình độ
phục vụ cho Công ty và Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
1.3 Công nghệ sản xuất
1.3.1 Sơ đồ mô tả công nghệ sản xuất
Các nhà máy điện của Tổng Công ty được áp dụng các công nghệ tiên tiến của
thế giới như tua bin khí, tua bin hơi, lò thu hồi nhiệt của Thụy sỹ, kỹ thuật điều
khiển phân tán (DCS) để vận hành nhà máy theo chế độ tự động hóa cao, kết nối

với A0, A2 qua hệ thống SCADA.
Đầu tiên khí được đưa vào các tua bin khí loại GT13E2 có công suất tinh là
154.9 MW, hiệu suất tinh là 34.9%. Sau đó, qua các tua bin hơi có công suất 165.9
MW rồi đưa vào chu trình hỗn hợp. Tại đây khí được xử lý, ba cấp áp lực, không tái
sấy rồi qua các lò thu hồi nhiệt. Loại lò này được đặt nằm ngang. Sau đó tiến hành
bơm cấp lò, khử khí. Sau khi ở lò thu nhiệt sản phẩm được chuyển xuống hệ thống
điện ở khu vực phía dưới. Điện sẽ qua các máy phát tua bin khí, rồi qua các máy
biến áp tu bin khí và qua máy phát tua bin hơi rồi xuống máy biến áp tu bin hơi.
Đây là loại điện 220 kV. Ở đây sẽ có hệ thống điều khiển nhà máy cung cấp đi cho
khách hàng.

SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57

8


Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Khí

Tua bin khí

Tua bin hơi

Chu trình hỗn hợp


Lò thu hồi nhiệt

Hệ thống điện

Máy phát tua bin hơi

Máy phát tua bin khí

Máy biến áp tua bin hơi

Máy biến áp tua bin khí

Hệ thống điều khiển
Hình 1-1. Sơ đồ công nghệ sản xuất điện
1.3.2 Các trang thiết bị chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất
Nhà chế tạo tuabin khí, Tuabin hơi, Lò thu hồi nhiệt của Tổng Công ty là
Alstom (Thụy Sỹ), là nhà chế tạo Tuabin khí hàng đầu thế giới.
Nhà thầu xây lắp cho Tổng Công ty là: Tổng thầu EPC là Liên doanh tổng
thầu do Tổng Công Ty lắp máy Việt Nam là nhà thầu đã có rất nhiều kinh nghiệm
thực hiện nhiều dự án Điện trong nước và Tổng Công Ty Xây dựng Công nghiệp 1
(CC1) có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các công trình công nghiệp,
các nhà thầu phụ của Tổng thầu là những nhà thầu nổi tiếng như Alstom, Marubeni,
SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57

9


Đại học Mỏ Địa chất


Đồ án tốt nghiệp

Areva… Nên đã thực hiện việc lắp ráp xây dựng các nhà máy với chất lượng tốt,
thực tế qua 3 năm vận hành thương mại các nhà máy của Tổng Công ty vận hành rất
ổn định, các thông số kỹ thuật đều đạt và vượt so với yêu cầu.
Các nhà máy của Tổng Công ty được áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế
giới như tuabin khí, lò thu hồi nhiệt, tuabin hơi kỹ thuật điều khiển phân tán (DCS)
để vận hành nhà máy theo chế độ tự động hóa cao, kết nối với A0, A2 qua hệ thống
SCADA.
Bảng trang thiết bị chủ yếu của Tổng Công ty năm 2015
ĐVT: VND
Bảng 1-1
Trang thiết bị, máy
TT
Nguyên giá
Giá trị còn lại
móc
1
Máy móc thiết bị
15.327.128.654.550
4.509.894.311.303
2

Phương tiện vận tải

190.892.993.985

56.526.459.604


3

Thiết bị văn phòng

70.012.054.471

14.740.862.032

4

Nhà cửa, vật kiến trúc

31.388.294.255.719

30.483.260.736.381

1.4 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của doanh nghiệp
1.4.1 Tình hình tổ chức quản lý của Tổng Công ty
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty
Ghi chú: 1: Các ban chuyên môn, cơ quan TCT
2: Các đơn vị hạch toán phụ
3: Các công ty con
4: Các công ty liên kết
Như vậy hiện nay Tổng công ty đang có 8 ban chuyên môn, 4 đơn vị hạch
toán phụ,8 công ty con và 14 công ty liên kết.
* Nguyên tắc tổ chức và điều hành:
- PV Power chịu sự quản lý của Petro Việt Nam về chiến lược phát triển, về tổ
chức nhân sự, về quy chế tài chính và chịu sự quản lý của Nhà nước.
- Hội đồng thành viên và ban kiểm soát của Tổng công ty là do Tập đoàn
thông qua.

- Điều hành hoạt động của PV Power là Tổng giám đốc do chủ tịch thành viên
và và toàn bộ hội đồng thành viên chuẩn y.
- Tổng công ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và kết quả kinh doanh và
thực hiện cam kết của mình.

SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57

10


Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp
Hội đồng thành viên
Ban kiểm soát
Ban Tổng giám đốc

(1)

Văn
phòn
g

Ban
Tổ
chức
nhân
sự


Ban
Kinh
tế Kế
hoach

Ban
Đầu

phát
triển
p

Ban
Thươn
g mại

Ban
Xây
dựng

Ban
Tài
chính
Kế
(3)
toán

(2)


Ban
Kỹ
thuật

Chi
nhánh
TCTCông
ty
ĐLDK


Ban
Chuẩn
bị SX
ĐLDK
Vũng
Áng 1

Ban
An
toàn
Sức
khỏe
Môi

Chi
nhánh
TCTCông ty
ĐLDK
Nhơn

Trạch

Chi nhánh
TCTCông ty
Nhập khẩu
& phân
phối than
ĐLDK

Mau

(4)
CT
TNHH
1TV
NLTT
ĐLDK

CTC
P
Thủy
diện
Nậm
Chiế

CTC
P
Thủy
điện
Sông

Tranh

CTCP
Thủy
điện
SơnTr
à-

SV: Nguyễn Thị Yến

CTC
P
EVN
Quốc
tế

CTC
P
Điện
ViệtLào

CTC
P
Thủy
điện
Sông
Vàng

CTCP
Thủy

điện
Bắc
Đại
Sơn

CTCP
Tư vấn
Dự án
ĐLDK

CTCP
Thủy
điện
Vina
Tây

CTCP

vấn
ĐLDK

CTCP
Đầu tư
và phát
triển
điện
TâyBắc

CTCP


CTCP
ĐLDK
Nhơn
Trạch
2

Dịch
vụ kỹ
thuật
ĐLDK

CTC
P
Năng
lượng
Sông

Hình 1-2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty

Lớp QTKD B –K57

11

CTCP
Năng
lương
Thái
Bình

CTCP


CTCP
thủy
điện
Đakdrin
h

ĐLDK
Bắc
Cạn

CTC
P Cơ
điện
dầu
khí

CTCP
QL&
PT
nhà ở
DKM
N

CTC
P
thủy
điện
Hủa


CTCP
Phát
triển
đô thị
dầu
khí


Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

- PV Power chịu sự quản lý, thanh tra, giám sát về tổ chức và hoạt động của
Ngân hàng nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành và của Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam theo điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty.
b. Chức năng nhiệm vụ của các ban.
* Ban văn phòng: Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty về công
tác Hành chính – quản trị; thư ký – tổng hợp; văn thư – lưu trữ; quan hệ công chúng
– phát triển thương hiệu; pháp chế doanh nghiệp; đối ngoại; quản lý công tác an
ninh, quốc phòng, bảo mật của cơ quan Tổng Công ty; công tác thi đua khen thưởng
của Cơ quan Tổng Công ty và các đơn vị thành viên.
* Ban tổ chức nhân sự: Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty về
công tác tổ chức, đổi mới và phát triển doanh nghiệp; công tác cán bộ; thanh tra,
giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng; lao động, tiền lương và chế
độ chính sách; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
* Ban Tài chính kế toán & Kiểm toán: Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo TCT
về công tác tài chính, kế toán và kiểm toán của Tổng Công ty.
* Ban Đầu tư phát triển: Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty về
công tác đầu tư, đánh giá giám sát đầu tư phát triển của Tổng Công ty.
* Ban Kinh tế kế hoạch: Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty về

công tác kế hoạch, thống kê; công tác đấu thầu thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng các
dự án do TCT làm chủ đầu tư/chủ quản đầu tư; theo dõi tổng hợp, đánh giá báo cáo
Người đại diện phần vốn của Tổng Công ty tại các doanh nghiệp khác.
* Ban Thương mại: Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty về công
tác thương mại, thịt trường, xuất nhập khẩu, phát triển dịch vụ của Tổng Công ty.
* Ban Xây dựng: Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty về công
tác xây dựng của Tổng Công ty.
* Ban Kỹ thuật: Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty về công tác
kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các Nhà máy điện; kỹ thuật công nghệ các
dự án; nghiên cứu khoa học – công nghệ, thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin
của Tổng Công ty.
* Ban an toàn sức khỏe môi trường: Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng
Công ty về công tác An toàn, sức khỏe và môi trường trong toàn Tổng Công ty.
1.4.2 Chế độ làm việc trong doanh nghiệp
* Chế độ làm việc
Bộ máy điều hành: gồm Ban Giám đốc, các phòng hành chính làm việc theo
giờ hành chính ngày làm 8 tiếng, làm việc các ngày trong tuần trừ thứ bảy và chủ
nhật.

SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57

12


Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp


Công nhân trực tiếp sản xuất làm việc theo ca, ba ca một ngày mỗi ca 8 tiếng.
Ca 1 từ 7h – 15h, ca 2 từ 15h – 23h, ca 3 từ 23h – 7h, và lịch sản xuất được bố trí
theo chế độ đảo ngược mỗi tuần một lần.
* Chế độ nghỉ ngơi
Đối với bộ phận quản lý và lao động trực tiếp thì chế độ nghỉ ngơi, thai sản
và các loại bồi dưỡng phụ cấp khác được hưởng theo chế độ hiện hành của người
lao động. Chế độ nghỉ lễ:
- Tết dương lịch:
1 ngày
- Tết âm lịch:
6 ngày
- Chiến thắng 30-4:
1 ngày
- Ngày Quốc tế lao động 1-5:
1 ngày
- Ngày Quốc khánh 2-9:
1 ngày
- Ngày giỗ tổ:
1 ngày
Chế độ nghỉ thai sản là 6 tháng không kể ngày lễ tết.
1.4.3 Tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp
Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên có ảnh hưởng rất lớn
đến năng suất lao động cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhằm
nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, năng lực điều hành trong những năm qua của
Tổng Công ty đã thực thi những bước quan trọng trong việc củng cố bộ máy, cải
tiến bộ máy sản xuất. Song song với việc mở rộng sản xuất thì lực lượng lao động
cũng không ngừng được bổ sung về cả số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng đòi
hỏi cấp thiết của việc mở rộng sản xuất. Chính vì vậy, trong những năm qua chất
lượng lao động của Tổng Công ty luôn được cải thiện. Tùy thuộc vào từng vị trí
chức danh mà Tổng Công ty có cách bố trí sắp xếp lao động khác nhau để phù hợp

với chuyên môn và nghiệp vụ.
Qua bảng 1-2 cho thấy tổng số cán bộ công nhân viên của Tổng Công ty có
sự thay đổi: đến hết năm 2015 là 2.317 người tăng 701 người tương ứng tăng
43,38% so với năm 2014. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về số lượng lao động
lớn như vậy là do năm 2015 có thêm 2 nhà máy lớn được đưa vào hoạt động là nhà
máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 và nhà máy Dakdrinh. Trong đó, lao động có trình độ
đại học vẫn chiếm số lượng lớn, so với năm 2014 thì năm 2015 tăng 199 người
tương ứng với 20,285%. Tất cả các loại hình lao động đều có sự gia tăng về số
lượng so với năm 2014, tuy nhiên số lao động có trình độ cao đẳng và lao động phổ
thông tăng nhanh nhất, đều trên 100%. Nguyên nhân là do, 2 nhà máy mới được
đưa vào hoạt động nên cần đến đội ngũ nhân viên thực hiện vận hành máy móc,
thiết bị để nhà máy đi vào hoạt động trơn chu.

SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57

13


Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của người lao động đang dần được nâng
cao góp phần tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty. Trong
những năm tiếp theo PV Power cần phải thường xuyên hơn nữa tổ chức bồi dưỡng
nâng cao trình độ cho người lao động.
Bảng thống kê số lượng lao động theo trình độ
ĐVT: Người

Bảng 1 -2
STT

Trình độ

Năm
2014

So sánh 2015/2014
±
%

Năm
2015

1

Tiến sĩ

7

8

1

114,286

2

Thạc sĩ


102

125

23

122,549

3

Đại học

981

1.180

199

120,285

4

Cao đẳng

85

325

240


382,353

5

Trung cấp

155

225

70

145,161

6

CNKT

246

350

104

142,276

7

Lao động phổ thông


40

104

64

260,000

1.616

2.317

701

143,379

Tổng cộng

1.5 Phương hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai
• Quan điểm phát triển: Quan điểm có tính nguyên tắc, quán triệt và xuyên suốt trong
định hướng chiến lược phát triển của PV Power là: “Chủ động, Mạnh mẽ, Bền
vững, Hiệu quả, An toàn”. Cụ thể, phát triển ngành Điện lực Dầu khí trên cơ sở các
nguồn tài nguyên trong nước, lấy công nghiệp điện là hướng phát triển chủ đạo, ưu
tiên phát triển sản xuất nhiệt điện khí, lựa chọn tham gia phát triển nguồn thủy điện
và nhiệt điện than, tích cực mở rộng đầu tư ra nước ngoài, đồng thời chú trọng phát
triển dịch vụ, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và sự phát triển bền
vững của đất nước. Có phương án tăng tốc phát triển phù hợp với chiến lược phát
triển chung của toàn Tập đoàn.
• Tháng 6-2015, Tập đoàn PVN đã phê duyệt kế hoạch hoạt động SXKD giai đoạn

2016 – 2020 và chiến lược phát triển đến năm 2025, định hướng đến 2035 của PV
Power. Theo đó, định hướng phát triển của Tổng công ty PV Power là bền vững, có
năng lực cạnh tranh cao, gắn liền với chiến lược phát triển chung của Tập đoàn
PVN, trên cơ sở lấy công nghiệp điện khí là hướng phát triển chủ đạo; lựa chọn các
dự án thích hợp để phát triển trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch phù
hợp với chủ trương của Chính phủ, xu hướng của thế giới. Đồng thời, chú trọng
phát triển các lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật, cung ứng than và các dịch vụ khác có liên

SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57

14


Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

quan nhằm hỗ trợ, nâng cao hiệu quả, sức cạnh cho lĩnh vực kinh doanh chính; tuân
thủ các chuẩn mực về môi trường sinh thái.
1.5.1 Sản lượng điện
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đã đưa ra phương hướng phát triển
của Tổng Công ty theo các giai đoạn đến năm 2025 như sau:
*Giai đoạn 2011-2015:
- Tổng Công ty dự tính tổng công suất tính đến cuối giai đoạn là 10.580 mW,
đạt 16% so với tổng công suất của toàn quốc (64.260 mW).
- Tổng công suất xây dựng mới là 8.280 mW đạt 22% so với tổng công suất
xây dựng mới toàn quốc (38.110 mW).
- Tổng điện năng cuối giai đoạn này là 49,8 tỷ kWh/năm) đạt 17% so với toàn

quốc (287 tỷ kWh/năm).
- Tốc độ tăng trưởng bình quân là 35,7%.
*Giai đoạn 2016-2020:
- Tổng Công ty dự tính tổng công suất tính đến cuối giai đoạn là 25.520 mW,
đạt 22% so với tổng công suất của toàn quốc (117.980 mW).
- Tổng công suất xây dựng mới là 14.940 mW đạt 28% so với tổng công suất
xây dựng mới toàn quốc (53.720 mW).
- Tổng điện năng cuối giai đoạn này là 121,4tỷ kWh/năm) đạt 22% so với
toàn quốc (563,3 tỷ kWh/năm).
- Tốc độ tăng trưởng bình quân là 19,3%.
*Giai đoạn 2021-2025:
- Tổng Công ty dự tính tổng công suất tính đến cuối giai đoạn là 47.180mW,
đạt 25% so với tổng công suất của toàn quốc (188.780 mW).
- Tổng công suất xây dựng mới là 21.660 mW đạt 31% so với tổng công suất
xây dựng mới toàn quốc (70.800 mW).
- Tổng điện năng cuối giai đoạn này là 250,7 tỷ kWh/năm) đạt 26% so với
toàn quốc (968,1 tỷ kWh/năm).
- Tốc độ tăng trưởng bình quân là 13,1%.
Trong đó, đầu tư thủy điện ra nước ngoài:
+ Năm 2015 đứng đầu toàn quốc về đầu tư thủy điện ra nước ngoài: Lào,
Campuchia... (chiếm khoảng 2030 MW, tương đương 62%).
+ Phấn đấu đến năm 2020 và 2025 sẽ tiếp tục đứng đầu toàn quốc về đầu tư
thủy điện ra nước ngoài.
 Tài chính
- Tổng doanh thu 5 năm 2011 – 2015 đạt 119,259 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng
doanh thu giai đoạn là 33%/năm.
SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57


15


Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

- Tổng lợi nhuận trước thuế 5 năm 2011 – 2015 đạt trên 6,70 nghìn tỷ đồng, tổng lợi
-

-

-

-

-

-

nhuận sau thuế đạt trên 4,69 nghìn tỷ đồng.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ 5 năm 2011-2015 đạt trên 6,0%/năm.
1.5.2 Các hoạt động dịch vụ
* Dịch vụ kỹ thuật điện
Giám sát vận hành, bảo trì bảo dưỡng các nhà máy điện của Tổng Công ty, đến năm
2015 đảm nhiệm được 60-80% dịch vụ kỹ thuật vận hành và bảo dưỡng các nhà
máy điện của toàn Tổng Công ty, tiến tới tham gia dịch vụ bảo dưỡng, sữa chữa các
nhà máy nhiệt điện khí, than thủy điện và phong điện ngoài Tổng công ty.
Tổng doanh thu từ dịch vụ kỹ thuật điện tới năm 2015 đạt trên 5,5 nghìn tỷ đồng, đạt
tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2011-2015 là trên 9%/năm.

* Dịch vụ tư vấn điện
Phấn đấu trở thành tổng công ty có lĩnh vực phát triển tư vấn mạnh trong lĩnh vực
quản lý tư vấn dự án điện, tạo các uy tín với các đối tác trong nước và các nước
trong khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2012 đạt ngang bằng các công ty tư vấn
mạnh trong nước; đến năm 2015 cạnh tranh được với các công ty tư vấn trong khu
vực và quốc tế.
Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang các lĩnh vực kinh doanh khác như: đào
tạo, cung cấp các trang thiết bị cho các công trình… nhằm đa dạng hóa các lĩnh vực,
ngành nghề kinh doanh.
Tổng doanh thu tốc độ tư vấn điện 5 năm 2011-2015 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
20%/năm.

SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57

16


Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua hơn 8 năm xây dựng và phát triển, bằng sự lao động, sáng tạo miệt mài
của tập thể người lao động Điện lực Dầu khí, đến nay PV Power đã trở thành nhà
cung cấp điện năng thứ hai tại Việt Nam. Sự bổ sung các nguồn điện liên tục, ổn
định với chất lượng cao từ các nhà máy nhiệt điện khí, thủy điện, phong điện và
nhiệt điện than thời gian gần đây của PV Power là rất quan trọng, cần thiết, có ý
nghĩa lớn trong việc cung ứng đảm bảo ổn định điện cho toàn hệ thống lưới điện

quốc gia. Đặc biệt trong các mùa khô liên tục các năm từ 2008 đến 2015, sự có mặt
lần lượt của các nhà máy nhiệt điện như khí Cà Mau 1 và 2 (năm 2007, 2008);
Nhơn Trạch 1 (năm 2009); Nhơn Trạch 2 (năm 2011); Nậm Cắt, Phong điện Phú
Quý (năm 2012); Thủy điện Hủa Na (năm 2013);cuối năm 2014 Thủy điện
Đakđrinh, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1(năm 2015), đã khẳng định vị thế và vai
trò của PV Power trong ngành điện Việt Nam. Với công suất đặt hiện nay
4.214,5MW bằng 11,5% công suất đặt cả nước và lũy kế sản lượng điện ổn định gần
20 tỉ kWh/năm bằng 12% sản lượng toàn ngành là những con số đầy ý nghĩa, đánh
giá và nghi nhận công lao của tập thể người lao động PV Power.
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) vừa đánh dấu năm
hoạt động của mình bằng những con số ấn tượng: Hoàn thành toàn diện, vượt mức
tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Năm 2015 được xem là một năm thắng lợi của PV Power.Vượt qua những
khó khăn thách thức, PV Power đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện các chỉ tiêu kế
hoạch sản xuất kinh doanh và gặt hái được nhiều thành công. Cụ thể, tổng sản
lượng điện toàn Tổng Công ty đạt 21,611 tỷ kWh, bằng 106% KH năm, tăng 32%
so với 2014; Doanh thu 14.601 tỉ đồng, bằng 101,73% KH năm.
Công tác vận hành các nhà máy điện đều đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu
quả. Công tác sửa chữa thường xuyên, sửa chữa bảo dưỡng định kỳ đạt chất lượng
cao và vượt tiến độ đề ra. Các nhà máy điện của đơn vị luôn duy trì vận hành tin
cậy, đáp ứng nhu cầu phụ tải, huy động của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc
gia, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đó, PV Power đã chịu tác động bởi
những yếu tố thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi
- Sự biến đổi về kinh tế toàn cầu tác động lớn tới tiềm năng tài chính và tâm
lý của các nhà đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư dài hạn các dự án điện dẫn đến
nhiều cơ hội đẩy mạnh việc đầu tư cho các đơn vị có tiềm năng tài chính trong đó
có Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. Mặt khác việc Chính phủ tăng cường
kiểm soát vấn đề đầu tư ngoài ngành của các Tập đoàn, Nhà nước đã tạo điều kiện

SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57

17


Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

cho Tổng Công ty có cơ hội tiếp cận và đầu tư thêm vào một số dự án như Nậm
Chiến, Việt Lào…
- Tổng Công ty luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo nhất quán, sát sao, có
hiệu quả của lãnh đạo và các ban chức năng của Tập đoàn. Sự phát triển song hành
của khí và điện luôn được Tập đoàn quan tâm tạo điều kiện vì vậy sự phối hợp nhịp
nhàng, đồng bộ giữa Tổng Công ty với các công ty thành viên được Tập đoàn như
PV Gas đã phát huy hiệu quả.
- Các dự án Cà Mau, Nhơn Trạch là các dự án trọng điểm quốc gia nên
thường xuyên được Chính phủ, các ngành quan tâm tạo điều kiện, hỗ trợ, giúp đỡ.
- Sự hợp tác có hiệu quả trong giai đoạn trước mắt giữa Tổng Công ty và các
công ty thành viên với các đối tác nước ngoài có tiềm năng như J-Power (Nhật
Bản), Fít-nơ (CHLB Đức) trong lĩnh vực nhiệt điện than; IMPSA (Argentina) trong
lĩnh vực phong điện, sản xuất thiết bị điện; ITOCHU (Nhật Bản) trong lĩnh vực
điện địa nhiệt, Viện Trung Nam (Trung Quốc), Viện Thủy công Ukraina trong lĩnh
vực thủy điện đã mở ra rất nhiều cơ hội hợp tác và phát triển bền vững lâu dài.
* Khó khăn
- Xu hướng xã hội hóa ngành điện là vấn đề tất yếu nhưng đối với Việt Nam
chưa có thị trường cạnh tranh hoàn hảo dẫn đến khó khăn trong việc đàm phán giá
điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), chưa có một cơ chế điều hành vĩ mô

và đồng bộ đối với việc kinh doanh điện năng.
- Nguồn cung cấp khí cho Cà Mau chưa thật sự ổn định, thời gian ngừng
cung cấp khí kéo dài ảnh hưởng tới khả năng phát điện của các tổ máy.
- Việc trả lương cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt là cán bộ chuyên ngành
về năng lượng điện còn những hạn chế nhất định và có ảnh hưởng đến năng suất
lao động của từng cá nhân,
- Các năm qua, Tổng Công ty vẫn còn lỗ lũy kế nên chưa có quỹ khen
thưởng, phúc lợi động viên người lao động.
- Do vậy những quy định về lương của tổng công ty còn một số hạn chế cần
phải khắc phục.
Những điều này sẽ được thể hiện rõ trong chương 2 “Phân tích hoạt động
sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam trong năm
2015”

SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57

18


Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC
DẦU KHÍ VIỆT NAM NĂM 2015


SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57

19


Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

2.1 Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Điện lực
Dầu khí Việt Nam

-

-

Được thành lập cuối năm 2007 Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam là
một doanh nghiệp còn rất trẻ. Với đặc thù là công ty con của tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam nhưng có lĩnh vực hoạt động kinh doanh là: Đầu tư xây dựng các dự
án điện mới, độc lập; sản xuất và kinh doanh điện năng; quản lý và vận hành xây
dựng các nhà máy điện… Đây đều là những lĩnh vực kinh doanh đang có tiềm năng
phát triển rất lớn.
Phát huy được những kết quả đạt được của những năm trước, năm 2015 PV
Power phấn đấu giữ vững tốc độ tăng trưởng và phát triển theo hướng sau:
Cung cấp điện năng và dịch vụ ổn định, đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng điện
của khách hàng.
- Hoàn thành vượt mức kế hoạch và các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
- Đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động kinh doanh và phát triển năng lực sản xuất.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật đạt nhiều kết quả có ý nghĩa thực tiễn làm tăng doanh
thu của Tổng công ty.
Cải tiến hệ thống quản lý, tổ chức, xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm
tăng cường đội ngũ cán bộ công nhân viên và công nhân kỹ thuật để từ đó hạ giá
thành, tăng chất lượng sản phẩm tạo được sức cạnh tranh trên thị trường.
Qua bảng phân tích tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm
2015 của Tổng Công Ty Điện lực Dầu khí Việt Nam sẽ giúp chúng ta thấy được
hoạt động và sự phát triển của Tổng Công ty trong năm qua.
Qua bảng 2-1 ta có thể nhận xét về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng
công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam như sau:
Về tổng sản lượng sản xuất của Tổng công ty trong năm 2015 là
21.611.000.000 kWh tăng 5.320.000.000 kWh so với năm 2014 tương ứng mức
tăng là 32,66% và tăng 1.266.000.000 kWh tương ứng 6,22% so với kế hoạch năm
2015. Tổng sản lượng trong năm 2015 tăng lên là do trong năm có thêm sự tham gia
phát điện thương mại Nhà máy Dakdrinh, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 và Tổng
Công ty đã có sự cải tiến đầu tư về máy móc thiết bị làm tăng sản lượng điện.
Tổng doanh thu của Tổng Công ty trong năm qua giảm nhẹ so với năm 2014.
Cụ thể tổng doanh thu năm 2015 là giảm 1.515.836.438.663 tương ứng giảm
9,41%. Tuy nhiên doanh thu thực hiện năm 2015 vượt kế hoạch 1,732%. Nguyên
nhân chủ yếu là do sự biến động của giá bán điện giảm và chủ trương của Chính
phủ là phát điện.

SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57

20


Đại học Mỏ Địa chất


Đồ án tốt nghiệp
Bảng phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Tổng Công ty năm 2015
Bảng 2 -1

STT

Chỉ tiêu

TH
21.611.000.000
14.601.146.160.873
50.275.209.365.764
8.522.286.293.398

TH2015/KH2015
±
%
1.266.000.000
106,22
248.586.336.164
101,73
(633.638.424.774)
98,76
(486.185.853.902)
94,60

41.752.923.072.366

(147.452.570.872)


99,65

22.671.519.702.908

218,81

2.317
305.348.000.000

149
39.079.000.000

106,87
114,68

701
97.603.000.000

143,38
146,98

6.620.184.421

6.301.746.293

(318.438.128)

95,19


(3.671.634.028)

63,19

10.081.064.356

9.384.225.092

9.327.147.173

(57.077.919)

99,39

(753.917.183)

92,52

10.712.923

10.234.817

10.982.161

747.344

107,30

269.238


102,51

1.370.271.183.213

1.047.775.222.707

1.326.885.311.790

279.110.089.083

122,37

(43.385.871.423)

96,83

137.607.529.628
1.232.663.653.585

216.931.521.379
730.843.701.328

362.171.626.037
964.713.685.753

145.240.104.658
233.869.984.425

166,95
128,15


224.564.096.409
(267.949.967.832)

263,19
78,263

ĐVT

Năm 2014

1
2
3
-

Tổng sản lượng sản xuất
Tổng doanh thu
Tổng tài sản
TSNH

KWh
đồng
đồng
đồng

16.291.000.000
16.116.982.599.536
26.929.858.079.825
7.848.454.710.367


-

TSDH

đồng

19.081.403.369.458

4
5

Tổng số lao động
Tổng quỹ lương

Người
đồng

1.616
207.745.000.000

6

NSLĐ bình quân

-

Theo giá trị

đ/ng-năm


9.973.380.321

-

Theo hiện vật

kWh/ngnăm

7

Tiền lương bình quân

8

Tổng lợi nhuận trước thuế
Các khoản phải nộp nhà
nước
Lợi nhuận sau thuế

9
10

SV: Nguyễn Thị Yến

Năm 2015
KH
20.345.000.000
14.352.559.824.709
50.908.847.790.538

9.008.472.147.300
41.900.375.643.2
38
2.168
266.269.000.000

TH2105/TH2014
±
%
5.320.000.000
132,66
(1.515.836.438.663)
90,59
23.345.351.285.939
186,69
673.831.583.031
108,59

-

đ/Ngtháng
đồng
đồng
đồng

Lớp QTKD B –K57

21



Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

cạnh tranh làm cho tổng doanh thu giảm so với năm 2014 nhưng công ty đã nỗ lực
để đạt được kế hoạch đề ra đầu năm.
Tổng tài sản năm 2015 là 50.275.209.365.764 đồng, tăng
23.345.351.285.939 đồng tương ứng tăng 86,69% so với năm 2014 và tiết kiệm so
với mức kế hoạch 633.638.424.774 đồng tương ứng giảm 1,25%. Nguyên nhân là
do sự tăng mạnh của tài sản dài hạn. Điều này là do năm vừa qua có thêm sự tham
gia của 2 nhà máy: Nhiệt điện Vũng Áng 1 và Dakdrinh.
Số lượng lao động thực hiện năm 2015 là 2.317 người, tăng 701 người so với
năm 2014, đạt 143,38% và tăng 149 người so với kế hoạch tương ứng tăng 6,87%.
Nguyên nhân là do trong năm qua PV Power đã khánh thành và đưa vào hoạt động
hai nhà máy điện là Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 và Nhà máy Dakdrinh nên cần
huy động thêm lao động để hai Nhà máy điện này hoạt động ổn định.
Năm 2015, tổng quỹ lương của PV Power là 305.348.000.000 đồng tăng
97.603.000.000 đồng tương ứng tăng 46,98% so với năm 2014 và vượt kế hoạch là
39.079.000.000 đồng tương ứng 14,68%. Nguyên nhân là do tổng số lao động của
Tổng Công ty trong năm qua tăng mạnh.
Trong năm 2015, tuy có thêm Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 và Nhà máy
Dakdrinh đi vào hoạt động nhưng sản lượng đều vẫn còn thấp. Do đó tổng lao động
tăng cao hơn so với tốc độ tăng sản lượng làm cho năng suất lao động bình quân
theo hiện vật giảm 7,4% so với năm 2015 và giảm 0,61% so với kế hoạch.
Năng suất lao động bình quân theo giá trị trong năm 2015 giảm 6,82% so với
năm 2014 và giảm 4,81% so với năm kế hoạch năm. Nguyên nhân là do tổng doanh
thu trong năm giảm còn số lượng lao động thì lại tăng.
Tiền lương bình quân năm 2015 của PV Power tăng nhẹ so với năm 2014.
Năm 2015 thì tiền lương bình quân của người lao động tăng 269.238 đồng/ng-tháng
tương ứng 2,513% so với năm 2014 và tăng 747.344 đồng/ng-tháng tương ứng

7,30% so với kế hoạch đặt ra. Mặc dù trong năm doanh thu có giảm nhẹ, nhưng
Tổng Công ty vẫn tích cực thực hiện lương, thưởng cho nhân viên nhằm kích thích
nhân viên làm việc chăm chỉ.
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2015 giảm 43.385.871.423 đồng, giảm
3,17% so với năm 2014. Nhưng lại tăng 22,37% so với kế hoạch đạt tương ứng tăng
279.110.089.083 đồng. Nguyên nhân là do trong năm Tổng Công ty thực hiện vay,
nợ tài chính làm cho chi phí về tài chính tăng cao dẫn đến tổng lợi nhuận trược thuế
giảm.
Các khoản phải nộp ngân sách nhà nước năm 2015 là 362.171.626.037 đồng,
tăng 224.564.096.409 đồng tương ứng tăng 163,19% so với năm 2014 và tăng
145.240.104.658 đồng tương ứng tăng 66,95% so với kế hoạch năm.
SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57

22


Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Lợi nhuận sau thuế năm 2015 giảm tới 21,74% tương ứng 267.949.967.832
đồng so với năm 2014. Nguyên nhân là do năm 2015 tổng lợi nhuận trước thuế của
Tổng Công ty thì giảm mà chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hàng lại tăng.
Qua phân tích các chỉ tiêu ở trên tác giả nhận thấy kết quả sản xuất kinh
doanh của PV Power năm 2015 là không quá tệ mặc dù tổng doanh thu và lợi nhuận
sau thuế đều giảm nhưng Tổng Công ty vẫn nỗ lực để hoàn thành nhiểu chỉ tiêu đặt
ra, tăng sản lượng và tăng lương. Trong năm 2015 công ty đang mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận không chỉ là mục tiêu hàng đầu mà

doanh nghiệp hướng tới. Để thấy rõ được điều này ta cần đi sâu phân tích một số
chỉ tiêu chính tiếp theo đây.
2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công ty
Mang tính chất đặc thù là nghành sản xuất sản phẩm chủ yếu là điện nên
khối lượng điện sản xuất ra bao nhiêu thì sẽ tiêu thụ bấy nhiêu, không tồn tại hàng
tồn kho. Để phân tích công tác sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm chúng ta phân
tích trên hai mặt chính là khối lượng và giá trị sản phẩm.
2.2.1. Phân tích tình hình sản xuất theo chỉ tiêu sản lượng
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại có 9
đơn vị sản xuất điện chủ yếu là: Nhà máy điện Cà Mau 1, Nhà máy điện Cà Mau 2,
Nhà máy điện Nhơn Trạch 1, Nhà máy điện Nhơn Trạch 2, Nậm Cát, Phú Quý, Hủa
Na, Drakdink, Vũng Áng 1. Mỗi nhà máy có công suất thiết kế, quy mô đầu tư khác
nhau. Chính vì vậy, lượng điện sản xuất ra được cũng khác nhau và có những thay
đổi cụ thể.
Bảng 2-2 dưới đây thể hiện sản lượng điện mà mỗi nhà máy sản xuất được
trong năm 2014, kế hoạch năm 2015 và thực hiện năm 2015 của các nhà máy sản
xuất điện thuộc Tổng công ty.
Qua bảng 2-2 ta thấy: Tổng hợp sản lượng điện sản xuất của Tổng công ty
năm 2015 là 21.611 kWh tăng 5.320 kWh so với năm 2014 tương ứng tăng 32,66%
so với năm 2014 và bằng 106,22% kế hoạch đặt ra.
Cụ thể, nhà máy điện Cà Mau 1 sản xuất ra là 5.240 kWh tăng 22,32% so với
năm 2014 và tăng 5,79% so với kế hoạch năm 2015. Nhà máy điện Cà Mau 2 sản
xuất ra là 4.782 kWh tăng 23,41% so với năm 2014 và tăng 6,15% so với kế hoạch
năm 2015 đề ra. Nguyên nhân là do năm 2014 2 nhà máy điện Cà Mau xảy ra sự cố
xì van đường ống cấp khí trên giàn khai thác do Công ty Talisman (Maylaysia) điều
hành. Trong thời gian gặp sự cố, đường ống dẫn khí PM3 Cà Mau vẫn có thể duy trì
hoạt động của các thiết bị phụ trợ. Ngoài ra việc phối hợp giữa Tổng công ty và
PVPS trong công tác bảo trì bảo dưỡng thường xuyên đã được duy trì thực hiện
nghiêm túc cùng với chế độ họp giao ban hàng ngày giữa vận hành và sửa chữa.
SV: Nguyễn Thị Yến


Lớp QTKD B –K57

23


Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Nhiều sự cố đã xử lý kịp thời và hiệu quả để nhanh chóng đưa các tổ máy, thiết bị
trở lại vận hành bình thường, hạn chế thời gian ngừng vận hành của nhà máy cũng
làm tăng sản lượng cho nhà máy điện Cà Mau 1 và 2.
Nhà máy điện Nhơn Trạch 1 sản xuất được 4.047 kWh tăng 44,54% so với
năm 2014 và tăng 6,03% so với kế hoạch năm 2015. Nhà máy điện Nhơn Trạch 2
sản xuất được 6.172 kWh tăng 31,68 % so với năm 2014 và tăng 4,47% so với kế
hoạch năm 2015 đã đề ra. Có được thành công này phần lớn là nhờ năm 2015 nhà
máy Điện Nhơn Trạch 1, do tình hình thời tiết khu vực phía Nam nắng nóng, các hồ
thủy điện mực nước thấp nên các nhà máy nhiệt điện được huy động cao. Sản lượng
điện hợp đồng tính toán giao cho Nhà máy Điện Nhơn Trạch 1 cao hơn kế hoạch.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của lãnh đạo, cán bộ công nhân viên đã vận hành an toàn
máy móc, thiết bị để đảm bảo hạn chế thấp nhất sự cố xảy ra, tránh ảnh hưởng đến
sản lượng điện. Còn tại nhà máy điện Nhơn Trạch 2 thực hiện công tác trùng tu, sửa
chữa mở rộng nhà máy, đảm bảo an toàn, chất lượng. Với một nhà máy có công
nghệ hiện đại trong chủng loại turbine khí chu trình hỗn hợp hiện nay như Nhơn
Trạch 2 nhưng chỉ sau 3 năm vận hành, lực lượng kỹ sư, người lao động PV Power
Nhơn Trạch 2 đã nắm vững công nghệ, hệ thống thiết bị, không cần phải thuê
chuyên gia của nước ngoài để vận hành, xử lý bất thường, hư hỏng. Và cũng nhờ
nắm vững kỹ thuật của nhà máy, các kỹ sư đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
trong vận hành, bảo dưỡng sửa chữa, khắc phục sự cố, đảm bảo nhà máy vận hành

an toàn, tin cậy.
Trong năm qua có một số nhà máy mới đi vào hoạt động cũng làm tăng tổng
sản lượng của Tổng công ty dù ở mức không lớn. Cụ thể như nhà máy điện Nậm
Cát sản xuất được 11 kWh tăng 10% so với năm 2014 và tăng 6,8% so với kế
hoạch. Nhà máy điện Phú Quý sản xuất được 3 kWh tăng 50 % so với năm 2014 và
tăng 20% so với kế hoạch năm 2015 đã đề ra. Nhà máy điện Hủa Na sản xuất được
965 kWh tăng 52,42% so với năm 2014 và tăng 13,4% so với kế hoạch năm 2015.
Nhà máy điện Drakdrinh sản xuất được 384 kWh tăng 31,51% so với kế hoạch đã
đề ra. Nhà máy điện Vũng Áng 1 sản xuất được 7 kWh tăng 12,9% so với kế hoạch
đã đề ra. Đối với các nhà máy thủy điện, phong điện, trong năm 2015 đã vận hành
ổn định, như Nhà máy thủy điện Đakđrinh trong năm 2015 phải phát điện với công
suất cao để đảm bảo không phải xả tràn trong mùa mưa và tranh thủ giá điện mùa
khô của miền Bắc. Tại Nhà máy phong điện Phú Quý, các tuabin trong tình trạng
tốt, vận hành ổn định trong điều kiện gió thuận lợi. Công tác vận hành, phối hợp
vận hành với Điện lực Phú Quý nhịp nhàng. Công tác xử lý các sự cố liên quan đến
hệ thống đường dây 22kV nhanh do nhà máy chủ động nhân sự, vật tư phụ tùng
thay thế. Các đơn vị đã tăng cường thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động,
SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57

24


Đại học Mỏ Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

phòng chống cháy nổ trong dịp lễ, Tết theo phương châm “4 tại chỗ”. Kết quả là
trong dịp Tết Nguyên đán, các nhà máy điện của PV Power được vận hành an toàn,

không để xảy ra sự cố, tai nạn. Các nhà máy điện thường xuyên rà soát chất lượng,
bổ sung thiết bị, cải tiến hợp lý trong thao tác hệ thống chữa cháy. Đồng thời tăng
cường diễn tập để giảm thời gian xử lý khi tình huống xấu xảy ra…
Nhìn chung sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện trong năm 2015
đều tăng so với năm 2014 và đều vượt kế hoạch đề ra. Sản lượng điện tăng lên phần
lớn là do 2 nhà máy điện Drakdink, Vũng Áng 1 đi vào hoạt động. Mặt khác Tổng
công ty đã tích cực cải thiện, nâng cao năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị để
phục vụ sử dụng tối đa nguồn lực sản xuất.
Tổng hợp sản lượng điện thương mại của từng nhà máy
ĐVT: Triệu kWh
Bảng 2-2
STT

Nhà máy điện

Năm
2014
4.
284
3.
875
2.
800
4.
687

Năm 2015
KH

TH2015/KH2015


TH

±

5.
240
4.
782
4.
047
6.
172

28
7
27
7
23
0
26
4

±

%

104,47

9

56
9
07
1.2
47
1.4
85

0,
7

106,80

1

110,00

3

0,
5

120,00

1

150,00

851


965

11
4

113,40

3
32

152,45

-

292

384

9
2

131,51

3
84

-

16.2
91


6,2
20.3
45

7
21.6
11

0,
8

112,90

1.266

106,22

1

Cà Mau 1

2

Cà Mau 2

3

Nhơn Trạch 1


4

Nhơn Trạch 2

5

Nậm Cát

10

1
0,3

11

6

Phú Qúy

2

2,5

7

Hủa Na

633

8


Dakdrinh

9

Vũng Áng 1
Tổng

%

4.
953
4.
505
3.
817
5.
908

TH2015/TH2014

105,79
106,15
106,03

7
5.32
0

122,32

123,41
144,54
131,68

132,66

2.2.2 Phân tích kết cấu sản lượng điện sản xuất theo đơn vị sản xuất
Việc phân tích kết cấu sản lượng điện sản xuất theo đơn vị sản xuất giúp
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam xác định được công suất, hiệu quả ở từng
đơn vị trong tổng sản lượng toàn Công ty. Từ đó có kế hoạch cụ thể để ngày càng
nâng cao mức sản lượng ở từng nhà máy điện. Qua đó ta có được cái nhìn tổng quát
hơn.

SV: Nguyễn Thị Yến

Lớp QTKD B –K57

25


×