Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẢ LƯƠNG Ở TỔNG CÔNG TY DỆT MAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.98 KB, 28 trang )

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẢ LƯƠNG Ở TỔNG CÔNG TY
DỆT - MAY HÀ NỘI
 Căn cứ trả lương.
- Căn cứ Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ và Nghị định số
27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 59/CP.
- Căn cứ Nghị định số 28/CP ngày 28/03/1997 của Chính phủ về việc đổi mới quản lý
tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước và Thông tư số 13/LĐTBXH-TT ngày
10/01/1997 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định 28/CP.
- Căn cứ vào Công văn số 4320/LĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 của Bộ lao động -
Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp
nhà nước.
- Thống nhất chủ trương của Ban Giám đốc, Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn thanh niên, trên
cơ sở ý kiến đóng góp và sự nhất trí của Hội đồng xây dựng quy chế trả lương Công ty.
2.1. Đặc điểm chung của Công ty CP Dệt May HN
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty CP Dệt May HN
Công ty CP Dệt May Hà Nội (HANOSIMEX) trực thuộc Tổng công ty Dệt May Việt
Nam được thành lập ngày 21/11/1984 với tên gọi ban đầu là nhà máy Sợi Hà Nội.
Công ty CP Dệt May HN là một doanh nghiệp nhà nước, là thành viên hạch toán
độc lập của Tổng công ty Dệt May Việt Nam, nay là tập đoàn dệt may Việt Nam. Công ty
hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức
hoạt động của công ty dệt may HN được Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Dệt
May Việt Nam phê chuẩn. Hiện nay công ty đang từng bước thực hiện mô hình công ty
mẹ-con.
- Ngày 21/11/1984 : Thành lập Nhà Máy Sợi Hà Nội.
- Ngày 30/4/1991 : Chuyển đổi tổ chức Nhà máy Sợi Hà Nội thành Xí nghiệp Liên hợp
Sợi – Dệt kim Hà Nội (QĐ-138-CNN-TCLĐ ngày 30/4/1991)
- Tháng 10/1993 : Sát nhập Nhà máy Sợi Vinh vào xí nghiệp .
- Ngày 19/5/1994 : Nhà máy dệt kim được khánh thành bao gồm 2 dây chuyền.
- Tháng 1/1995 : Khởi công xây dựng nhà máy thêu Đông Mỹ, sát nhập nhà máy Sợi Hà
Đông .
- Ngày 19/6/1995 : Đổi tên Xí nghiệp Liên hợp Sợi – Dệt kim Hà Nội thành Công Ty Dệt


Hà Nội (840-TCLĐ, ngày 19/6/1995 – Bộ Công nghiệp nhẹ)
- Năm 1999 : Đổi tên Công Ty Dệt Hà Nội thành Công ty dệt may Hà Nội (QĐ -103-
HĐQT ngày 28/2/2000)
Tên giao dịch viết tắt : HANOSIMEX
- Năm 1999 : Xây thêm các nhà máy may I, II, III, thời trang .
- Năm 2001 : Xây dựng nhà máy dệt vải Denim.
- Năm 2003 : Góp vốn cùng vinatex xây dựng siêu thị và cùng kinh doanh thương mại.
- Năm 2005 : Sát nhập công ty Hoàng Thị Loan vào công ty Dệt may HN.
- Năm 2006 : Cổ phần hoá 3 đơn vị thành viên thành công ty con cổ phần.
Hiện nay, công ty đã có 11 nhà máy thành viên, trong đó gồm có 2 nhà máy sợi, 3
nhà máy dệt nhuộm, 5 nhà máy may với tổng diện tích mặt bằng trên 24 ha, hơn 5000 công
nhân kỹ thuật và lao động lành nghề cùng trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến của
các nước Đức, ý, Nhật, Bỉ, Mỹ...với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001
: 2000 và SA 8000.
Hiên nay :
Tên Doanh Nghiệp : Công ty CP Dệt – May Hà Nội
Tên giao dịch viết tắt : HANOSIMEX
Trụ sở công ty : Số 1 Mai Động, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel : (04) 8621024 , 8621470 , 8624611 , 8621492
Fax : (04) 8622334
Email :
Website :
Logo :
2.1.2. Chức năng, Nhiệm vụ của Tổng Công ty CP Dệt May HN
• Chức năng
Công ty sản xuất kinh doanh, xuất khẩu các loại hàng hoá sau :
- Các loại sợi đơn và sợi xe như của các hệ kéo sợi khác nhau : sợi cotton, sợi Peco, sợi PE
có chỉ số từ Ne 06 đến Ne 60 , các loại sợi kiểu và sợi co giãn .
- Các loại vải dệt kim thành phẩm : Rib, Interlok, Singer, Lacost...; các sản phẩm dệt may
bằng vải dệt kim, dệt thoi .

- Các loại khăn bông .
- Các loại vải bò và sản phẩm may bằng vải bò Jean.
- May các loại áo dệt kim, vải kaki theo đơn đặt hàng của khách hàng...
Công ty luôn duy trì và phát triển sản xuất, gia công, trao đổi hàng hoá, sẵn sàng hợp
tác cùng các bạn hàng trong nước và ngoài nước để đầu tư thiết bị hiện đại, khoa học công
nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm .
• Nhiệm vụ .
- Sản xuất các sản phẩm sợi phục vụ cho tiêu thụ trên thị trường và cung cấp nguyên liệu
cho các nhà máy dệt trong nội bộ công ty .
- Sản xuất và tiêu thụ các loại vải dệt kim dệt thoi, để phục vụ cho thị trường và cung cấp
vải cho các nhà máy may trong nội bộ công ty. Sản xuất và tiêu thụ khăn bông, khăn tay và
các sản phẩm sản xuất từ vải khăn.
- May và gia công các sản phẩm may cho thị trường nội địa, xuất khẩu theo các đơn đặt
hàng của các khách hàng trong và ngoài nước .
- Sản xuất 1 số sản phẩm phụ : như lõi ống, sáp, hơi nước, khí nén...phục vụ cho sản xuất
của các nhà máy thành viên và công ty con trong nội bộ công ty .
- Kinh doanh và tiêu thụ các mặt hàng dệt may thông qua hệ thống các cửa hàng
- Góp vốn cùng với Công ty thời trang Vinatex của Tổng công ty Dệt May Việt Nam cùng
kinh doanh thương mại thông qua siêu thị.
- Kinh doanh vận chuyển hàng hoá trong ngành qua chi nhánh Vinatex Hải Phòng.
Sợi xe thành phẩm
Sợi đơn thànhphẩm
Bông +
Xé Trôn
Ghép cúi
Cúi chải
Chải thô
Kéo sợi thô
Kéo sợi con
Đánh ống

Đậu xe
Đánh ống
Vải thành phẩm
May
Cắt
Nhập kho
Đóng kiện
Là, bao túi
Nhập kho
Nguyên liệu sợi
Nấu tẩy
Vải mộc
Dệt
Văng
Nhuộm
Phòng co
2.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất
• Sơ đồ quy trình công nghệ.

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sợi và sản phẩm dệt kim
• Các nội dung cơ bản của quy trình.
Giải thích quy trình sản xuất sợi :
- Ở công đoạn đầu bông, xơ PE được người công nhân xé nhỏ, mỗi miếng có khối lượng
khoảng 100 ÷ 150 g, sau đó được đưa vào máy Bông để làm tơi và loại bỏ tạp chất.
- Từ máy bông các loại bông, xơ được đưa sang máy chải bằng hệ thống ống dẫn. Tại đây
bông được loại trừ tối đa tạp chất và tạo thành cúi chải.
- Ghép : Các cúi chải được ghép, làm đều sơ bộ trên các máy ghép tạo ra các cúi ghép. Việc
pha trộn tỷ lệ cotton, PE được tiến hành ở giai đoạn này.
- Thô : Các cúi ghép được kéo thành sợ thô trên máy thô.
- Sợi con : Sợi thô được đưa qua máy sợi con kéo thành sợi con. Đây là công đoạn cuối

của quá trình gia công bông, xơ thành sợi. Bán thành phẩm là các ống sợi con.
- Đánh ống : Sợi con được đánh ống trên các máy đánh ống.
- Quả sợi: là sản phẩm cuối cùng sẽ được bao gói, đóng tải hoặc đóng hòm theo yêu cầu
của khách hàng rồi nhập kho.
Giải thích qui trình sản xuất sợi và sản phẩm dệt kim
- Nguyên liệu sợi : là đằu vào của quá trình sản xuất vải, sợi có rất nhiều loại phân biệt
theo chỉ số, thành phần pha trộn, độ săn,hệ kéo sợi chải thô, chải kỹ, OE, sợi có chun, sợi
kiểu ...
- Dệt : sử dụng các máy dệt kim tròn để dệt vải và các máy dệt kim phẳng để dệt cổ, bo,
sản phẩm sau máy dệt là vải mộc.
- Nấu tẩy- nhuộm-định hình : vải mộc được đưa vào các máy tẩy để tẩy trắng, hoặc đưa
vào các máy nhuộm để nhuộm các màu khác nhau,sau đó vải được giặt sạch và vắt trên
máy vắt và đưa qua máy văng, máy phòng co để định hình và sấy khô, sản phẩm cuối cùng
là các cuộn vải và được nhập kho để chuyển qua các nhà máy may .
- Tại các nhà máy may, vải được trải thành các lớp và được cắt theo yêu cầu của hướng
dẫn công nghệ .
- Sau khi cắt xong, phôi cắt được kiểm tra, phân vào trong chuyền may theo đúng chủng
loại mặt hàng. Mỗi nhà máy may có nhiều dây chuyền may khép kín máy được sắp xếp
theo dây chuyền chuyên môn hoá theo công nghệ .
- Sản phẩm sau may được kiểm tra, là, bao gói, đóng kiện và nhập kho.
2.1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Tổng Công ty CP Dệt - May
Hà Nội
• Hình thức tổ chức sản xuất của công ty
Hình thức tổ chức sản xuất của công ty theo sự chuyên môn hoá công nghệ của sản
phẩm: hệ thống được sắp xếp theo thứ tự gia công sản phẩm thẳng, hình thức này làm giảm
chi phí vận chuyển trong nội bộ, dễ cân bằng năng lực sản xuất, giảm bán thành phẩm
hỏng hóc trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nó lại không linh hoạt khi thay đổi
sản phẩm .Do đó không đáp ứng được nhu cầu cho các đơn vị gia công nhỏ lẻ nhưng rất
khó tính về chất lượng và mẫu mã hàng hoá .
Công ty áp dụng một hình thức tổ chức sản xuất là sản xuất theo qui trình công nghệ

khép kín và tổ chức sản xuất theo sự chuyên môn hoá công nghệ nội bộ từng nhà máy.
Hình thức này có ưu điểm là linh hoạt khi thay đổi từng loại sản phẩm theo đơn đặt hàng
lớn .
Kết cấu sản xuất của công ty
* Sơ đồ :
Hình 2.2: Sơ đồ kết cấu sản xuất của công ty
* Kết cấu sản xuất chính của công ty gồm :
Kho nguyên liệu
Nhà máy sợi
HN, Cty CP
Hoàng Thị Loan
và Cty CP dệt
Nhà
máy
động
Nhà
máy cơ
khí
Kho thành phẩm
sợi
Công ty
CP dệt
Hà Đông
Nhà
máy
dệt
nhuộ
Nhà
máy
dệt

Denim
Kho thành phẩm vải
Nhà máy: may1,
may2 may3, may
thời trang, cty CP
may Đông Mỹ
Bộ phận
vận
chuyển
Trạm
điện
35KV
Kho thành phẩm
may
- 2nhà máy sản xuất sợi : Nhà máy sợi HN và nhà máy sợi Vinh thuộc công ty cổ
phần Hoàng Thị Loan .
- 3 nhà máy dệt nhuộm : Nhà máy dệt nhuộm, nhà máy dệt vải Denim, công ty cổ phần
dệt Hà Đông .
- 5 nhà máy sản xuất hàng may mặc : nhà máy may 1, may 2, may 3, may thời trang,
và công ty cổ phần may Đông Mỹ .
* Bộ phận phụ trợ : gồm 1đơn vị trung tâm cơ khí tự động hoá .
- Sản xuất các sản phẩm phụ : lõi ống, sáp nến phục vụ cho nhà máy sợi.
- Sản xuất gia công phụ tùng cơ kiện cho các thiết bị của các đơn vị .
2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty
• Cơ cấu tổ chức
Các phòng ban :
1. Phòng tổ chức hành chính
2. Phòng Xuất Nhập Khẩu
3. Phòng thương mại
4. Phòng tài chính kế toán

5. Phòng kỹ thuật - đầu tư
6. Phòng kế hoạch thị trường
7.Phòng KCS
• Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
Mô hình tổ chức quản lý của công ty Dệt May HN theo kiểu trực tuyến, chức năng.
Có 2 cấp quản lý trong mô hình :
Cấp 1: Cơ quan tổng giám đốc ( bao gồm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, các giám đốc
điều hành ) và các phòng ban chức năng.
Cấp 2: xí nghiệp sản xuất , phân xưởng phụ trợ.
* Mô hình quản lý được thể hiện bằng sơ đồ sau :
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức của công ty


siêu thị vinatex Hà Đông
Phòng tổ
chức –
hành
trung tâm y tế
Nhà Máy Dệt - Nhuộm
phòng đời
sống
Nhà Máy Dệt Denim
phòng kĩ
thuật - đầu

C ty cổ phần Dệt Hà Đông
chi nhánh cty tại Hải Phòng
phòng
thương
mại

Trung tâm TN & KTCLSP
Ba
n
Gi
ám
Đố
c
Nhà máy Sợi
Công ty cổ phần Hoang Thị
Loan
phòng xuất
nhập khẩu
Trung tâm cơ khí 1
Trung tâm DT CN May
phòng tài chính
Công ty CP May Đông Mỹ
Nhà máy may mẫu thời trang
Nhà máy may 3
Phòng
KHTT
Nhà máy may 2
phòng KCS
Nhà máy may 1
• Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
* Ban Giám đốc
Quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty. Xây dựng chiến lược phát triển dài hạn.
Nhận nhiệm vụ tổng công ty giao.
Quản lý, điều hành kế hoạch sản xuất lĩnh vực may. Chỉ đạo thực hiện công tác ISO
9000, SA 8000.
Điều hành sản xuất sợi, phụ trách công tác chất lượng sản phẩm. Điều hành sản

xuất kinh doanh các đơn vị tự hạch toán.
Điều hành sản xuất lĩnh vực sản xuất dệt nhuộm. Phụ trách công tác kỹ thuật, đầu tư
và môi trường sản xuất dệt nhuộm.
Quản lý, điều hành lĩnh vực lao động tiền lương, chế độ, chính sách, đời sống, y tế và
văn hoá.
Quản lý điều hành về mẫu mã thời trang, thị trường và phương án tiêu thụ sản phẩm
may nội địa .
Quản lý điều hành hoạt động sản xuất của Công ty cổ phần Hoàng Thị Loan.
* Phòng Thương Mại
Dự đoán sự phát triển của thị trường. Đề ra các biện pháp xây dựng kế hoạch sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm.
* Phòng Tổ Chức Hành Chính
Tham mưu cho tổng giám đốc về lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương,
chế độ chính sách, quản lý hành chính.
* Phòng Tài chính kế toán
Quản lý nguồn vốn và tài sản công ty, thực hiện công tác tín dụng. Tham mưu giúp việc
cho Tổng giám đốc trong công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng vốn
hợp lý.
* Phòng xuất nhập khẩu
Nghiên cứu, đánh giá thị trường, bạn hàng xuất khẩu và nhập khẩu giúp lãnh đạo công
ty có những thông tin cần thiết trong định hướng phát triển hàng xuất khẩu.
* Phòng Kỹ Thuật- Đầu tư
Xây dựng chiến lược đầu tư trước mắt và lâu dài cho công ty. Xây dựng và ban hành
các tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý công nghệ.
* Phòng kế hoạch thị trường
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác Marketing, tiêu thụ sản phẩm của
công ty.
* Phòng KCS
Nghiên cứu, đề ra các biện pháp quản lý chất lượng tiên tiến. Tham gia xây dựng hệ
thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO.

* Các đơn vị thành viên trực thuộc công ty
Là những đơn vị trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do công ty và
đơn vị đề ra. Các đơn vị thành viên hoạt động theo qui định của pháp luật và những qui
định cụ thể của công ty.
2.2. Cơ cấu lao động của công ty
Cơ cấu lao động trong công ty được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động của công ty
STT
Nội dung
Số lượng lao
động
Tăng
giảm
Tỷ trọng
(%)
12/06 12/07
Tổng số lao động : 4.696 4.756 +60 100,00
Phân loại theo trình độ:
1 Trên đại học 3 3 0 0,06
2 Đại học 307 331 +24 6,96
3 Cao đẳng 42 35 -7 0,73
4 Trung cấp 177 167 -10 3,51
5 Công nhân bậc 1 507 433 -47 9,10
6 Công nhân bậc 2 493 509 +16 10,70
7 Công nhân bậc 3 940 718 -222 15,09
8 Công nhân bậc 4 992 1169 +177 24,57
9 Công nhân bậc 5 926 973 +47 20,45
10 Công nhân bậc 6 272 379 +107 7,96
11 Công nhân bậc 7 37 39 +2 0,82
Phân loại theo đối tượng:

Tỷ lệ lao động gián tiếp 460 10
Tỷ lệ lao động trực tiếp 4296 90
Phân loại theo giới tính:
Lao động nữ 3273 70
Lao động nam 1483 30
Nguồn: Phòng TCHC
Nhận xét :
Qua bảng trên ta thấy trình độ và bậc thợ của công nhân viên được nâng lên rõ rệt.
Có được kết quả đó là do công ty đã nhận thức được vai trò của nhân tố con người trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác tuyển dụng được chú trọng, yêu cầu tuyển dụng
được nâng lên. Hàng năm, công ty tổ chức cho công nhân thi nâng bậc tay nghề, tạo điều
kiện cho nhân viên các phòng ban đi học đại học tại chức, các lớp ngắn hạn nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, khoa học kỹ thuật.
Số lao động tăng trong kỳ : 60 người, chủ yếu do công ty đầu tư mở rộng thêm
12.000 cọc sợi tăng công suất thêm 2900 tấn sợi/năm.
Do đặc thù của ngành dệt may nên số lao động chủ yếu là nữ, chiếm phần lớn trong
công ty. Lực lượng lao động trong công ty là lao động trẻ có ưu điểm dễ nắm bắt và tiếp
cận với khoa học công nghệ tiên tiến. Tổng số lao động trẻ dưới 35 tuổi chiếm 71% tổng
số lao động của công ty, tập trung chủ yếu ở bộ phận sản xuất.
Nhìn chung, trình độ của cán bộ, công nhân viên của công ty chưa cao trong những
năm gần đây. Số lượng có trình độ trên đại học chỉ chiếm 0,06%. Số có trình độ đại học,
cao đẳng chiếm 7,7%. Bậc thợ của công nhân còn thấp (bậc thợ bình quân của công nhân
là 3,5). Để đạt kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn, công ty cần tổ chức bộ máy gọn nhẹ,
hoạt động có hiệu quả trên cơ sở trình độ năng lực của từng cán bộ công nhân viên .
2.3. Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động
Hiện nay, công ty đang áp dụng ba phương pháp xây dựng mức thời gian lao động là:
* Phương pháp thống kê kinh nghiệm : Mức thời gian lao động được xây dựng dựa trên
các số liệu thống kê về thời gian tiêu hao để hoàn thành các sản phẩm cũng như các công
việc đã hoàn thành trước đó trong nhiều năm. Các số liệu thống kê này công ty lấy từ các
báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, tình hình hoàn thành mức lao động.Mức lao

động xây dựng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đã được tích luỹ của cán bộ định mức hay
những người công nhân lành nghề.
* Phương pháp bấm giờ, chụp ảnh: Mức thời gian lao động được xây dựng thông qua việc
sản xuất thử và đo thời gian. Phương pháp này thường áp dụng đối với những mặt hàng
mới đưa vào sản xuất, chưa có số liệu quá khứ.
Bảng 2.5: Bảng định mức thời gian lao động khi sản xuất sợi Ne30PE:
Loại máy Định mức lao dộng Định mức năng suất
Máy bông 1 người / dây bông 1,3 tấn PE/người xé bông
Máy chải 6 máy / người / ca 1,3 tấn/người/ca
Máy ghép 3 máy / người / ca 2,5 tấn/người/ca
Máy thô 1 máy / người / ca 478 kg/người/ca
Máy sợi con 4 máy / người / ca 234 kg/người/ca
Máy ống nối tay 24 cọc / người / ca 112 kg/người/ca
Máy ống tự động 60 cọc / người / ca 600 kg/người/ca

×