Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

giám hộ trong bộ luật dân sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.54 KB, 2 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong đời sống dân sự diễn ra hằng ngày, hằng giờ hầu hết các chủ thể quan
hệ pháp luật dân sự đều tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Tuy nhiên, do
tính chất phong phú, đa dạng cũng như do vài lý do khách quan, chủ quan của chủ
thể quan hệ pháp luật dân sự mà trong những trường hợp nhất định chủ thể xác lập
thực hiện quan hệ pháp luật dân sự mà cần phải có sự giúp đỡ của người khác, phải
thông qua hành vi của người khác. Vì thế, để đảm bảo cho mọi chủ thể có thể tham
gia quan hệ pháp luật dân sự mà chế định đại diện, giám hộ đã ra đời. Để nghiên
cứu rõ hơn về quy định của pháp luật hiện hành về giám hộ, đại diện và đặc biệt là
việc giám hộ, đại diện đối với người chưa thành niên, nhóm chúng em đã tiến hành
tìm hiểu một sự việc cụ thể với nội dung như sau: “Ngày 15/6/2014, vợ chồng anh
Sơn chị Hà được Tòa giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật, theo
đó, con chung duy nhất của vợ chồng anh chị là cháu Nam (5 tuổi) sẽ do anh
Sơn nuôi dưỡng. Sau khi ly hôn, chị Hà gặp tai nạn chấn thương sọ não dẫn
đến mất hoàn toàn khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. Kể từ khi bố mẹ ly
hôn, Nam thường xuyên bị bố đẻ đánh đập mỗi khi uống rượu say. Mặc dù đã
được gia đình, họ hàng, làng xóm nhiều lần can ngăn, thậm chí dọa báo công
an nhưng Sơn vẫn chứng nào tật ấy. Đỉnh điểm của sự việc là ngày 02/01/2017,
Nam bị bố đẻ đánh chấn thương sọ não do Nam đi học bị điểm kém. Trước sự
việc đó, bố mẹ đẻ của chị Hà là ông Lâm và bà Phương đã báo công an về sự
việc cháu ngoại bị cha đẻ đánh đập. Ngay sau đó, anh Sơn bị bắt và bị kết án về
tội cố ý gây thương tích đối với con đẻ. Tuy nhiên, bố mẹ đẻ của anh Sơn là ông
Quang bà Sáng không đồng ý với yêu cầu của ông Lâm bà Phương vì cho rằng
Nam là cháu nội của mình nên mình mới được quyền nuôi dưỡng cháu.”


KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Thông qua việc phân tích sự việc trên ta thấy đại diện, giám hộ là phương
tiện pháp lý cần thiết tạo điều kiện cho các cá nhân đặc biệt là những người chưa
thành niên và các chủ thể khác của quan hệ dân sự, bằng nhiều hình thức khác
nhau có thể tham gia vào giao dịch dân sự một các thuận lợi nhất, bảo đảm thỏa


mãn nhanh chóng các lợi ích vật chất, tinh thần mà chủ thể quan tâm. Mặc dù pháp
luật cho phép mọi cá nhân khi sinh ra đều có khả năng hưởng quyền và thực hiện
nghĩa vụ do nhà nước quy định, tuy nhiên do những nguyên nhân khách quan họ
không có khả năng biến quyền năng này thành hiện thực thì đại diện, giám hộ sẽ là
một trong những giải pháp giúp họ vẫn được hưởng mọi lợi ích từ các giao dịch
thông qua người đại diện hoặc giám hộ của mình. Trong đời sống pháp luật dân sự
với giao lưu dân sự rất phong phú và đa dạng thì đại diện, giám hộ được coi như là
một công cụ hỗ trợ cho các giao lưu này ngày càng phát triển an toàn và hiệu quả.
Chế định đại diện, giám hộ không những thỏa mãn quyền lợi ích hợp pháp giữa các
chủ thể mà còn là công cụ pháp lý hữu hiệu để nhà nước kiểm soát quan hệ đại
diện cũng như giám hộ theo một trạt tự ổn định. Vì thế, việc đặt ra chế độ đại diện,
giám hộ trong luật dân sự là một xu thế tất yếu, phù hợp với sự phát triển của cuộc
sống.



×