Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tìm hiểu về lượng giá trị của hàng hóa thịt lợn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.55 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của hàng hoá, trong đó có lượng
giá trị của một đơn vị hàng hoá. Dựa theo quan điểm của C.Mác, cùng thực trạng
lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá của mặt hàng thịt lợn ở Việt Nam đang tăng
cao. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này và tìm ra hướng giải quyết cơ bản, nhóm
chúng em xin chọn đề tài: “ Từ góc độ lý luận về lượng giá trị hàng hoá của
C.Mác hãy đưa ra biện pháp để làm giảm lượng giá trị một đơn vị hàng hoá
của một mặt hàng nông sản ở Việt Nam hiện nay.”

NỘI DUNG
I.LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HÓA.
1.Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa.
1.1.Khái niệm hàng hóa.
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi, mua bán.
1.2.Hai thuộc tính của hàng hóa.
1.2.1.Giá trị sử dụng của hàng hóa.
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thõa mãn nhu cầu nào đó
của con người.
Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện
ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển khoa học – kỹ
thuật.
Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn vì giá trị sử dụng hay công dụng
của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thế hàng hóa quyết định.


Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội
dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào.
C.Mác chỉ rõ: chỉ có trong việc sử dụng hay tiêu dùng, thì giá trị sử dụng mới được
thể hiện.
1.2.2.Giá trị của hàng hóa.


Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. C.Mác viết: “Giá
trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo
đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với nhãng giá trị sử dụng loại
khác”. Vấn đề đặt ra là tại sao hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể
trao đổi được với nhau, hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất
định? Khi hai hàng hóa khác nhau có thể trao đổi được với nhau, thì phải có một cơ
sở chung nào đó: Cái chung đó không phải là giá trị sử dụng, tuy sự khác nhau về
giá trị sử dụng của chúng là điều kiện cần thiết của sự trao đổi. Song, cái chung đó
phải nằm ở cả hai hàng hóa. Nếu gạt giá trị sử dụng của sản phẩm sang một bên,
thì giữa chúng chỉ có một cái chung: chúng đều là sản phẩm của lao động. Để sản
xuất ra hai hàng hóa khác nhau thì người lao động đều phải hao phí lao động để
sản xuất ra chúng. Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh hai hàng hóa, để
trao đổi giữa chúng với nhau.Sở dĩ phải trao đổi theo một tỷ lệ nhất định, vì người
ta cho rằng hao phí lao động để sản xuất ra hai hàng hóa đó bằng nhau. Lao động
hao phí để sản xuất ra hàng hóa chính là giá trị của hàng hóa. Từ sự phân tích trên
rút ra kết luận: giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong
hàng hóa.
Như vậy, chất của giá trị là lao động, vì vậy, sản phẩm nào không có lao
động của người sản xuất kết tinh trong đó thì nó không có giá trị. Sản phẩm nào lao
động hao phí để sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị càng cao. Giá trị hàng hóa
là biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Giá trị là một phạm trù
lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Giá trị là nội dung, là cớ sở của giá trị


trao đổi, còn giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị. Nếu giá trị sử
dụng là thuộc tính tự nhiên, thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
2.Cơ cấu lượng giá trị của hàng hóa và thước đo lượng giá trị của hàng hóa.
2.1.Cơ cấu lượng giá trị của hàng hóa.
Để sản xuất ra hàng hóa cần phải chi phí lao động, bao gồm lao động quá
khứ tồn tại trong các yếu tố tư liệu sản xuất như máy móc, công cụ, nguyên vật liệu

và lao động sống hao phí trong quá trình chế biến tư liệu sản xuất thành sản phẩm
mới. Trong quá trình sản xuất, lao động cụ thể của người sản xuất có vai trò bảo
tồn và di chuyển giá trị của tư liệu sản xuất vào sản phẩm, đây là bộ phận giá trị cũ
trong sản phẩm (ký hiệu là c), còn lao động trừu tượng (biểu hiện ở sự hao phí lao
động sống trong quá trình sản xuất ra sản phẩm) có vai trò làm tăng thêm giá trị
cho sản phẩm, đây là bộ phận giá trị mới trong sản phẩm (ký hiệu là v+m). Vì vậy,
cấu thành lượng giá trị hàng hóa bao gồm hai bộ phận: giá trị cũ tái hiện và giá trị
mới. Ký hiệu W=c+v+m.
2.2.Thước đo lượng giá trị của hàng hóa.
Đo lượng lao động hao phí để tạo ra hàng hóa bằng thước đo thời gian như:
một giờ lao động, một ngày lao động,... Do đó, lượng giá trị của hàng hóa cũng do
thời gian lao động quyết định. Trong thực tế, một loại hàng hóa đưa ra thị trường là
do rất nhiều người sản xuất ra, nhưng mỗi người sản xuất do điều kiện sản xuất,
trình độ tay nghề là không giống nhau, nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra
hàng hóa của họ khác nhau. Thời gian lao động cá biệt quyết định lượng giá trị cá
biệt của hàng hóa mà từng người sản xuất ra. Vậy phải chăng lao động cá biệt nào
càng lười biếng, vụng về, phải dùng nhiều thời gian hơn để làm ra hàng hóa, càng
có nhiều giá trị.C.Mác viết: “Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian
lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết điịnh đại
lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy”.


Như vậy, thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao
động xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để
sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một
trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động
trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. Trong một xã hội có hàng triệu người
sản xuất hàng hóa,với thời gian lao động cá biệt hết sức khác biệt nhau, thì thông
thường thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt của
những người sản xuất và cung cấp đại bộ phận một loại hàng hóa nào đó trên thị

trường.
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.
3.1.Năng suất lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần
thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.Có hai loại năng suất lao động: năng suất
lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội. Trên thị trường, hàng hóa được trao
đổi không phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội. Vì vậy, năng suất lao động
có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa chính là năng suất lao động xã hội.
Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít.
Ngược lại, năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất ra hàng hóa càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm
càng nhiều. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao
động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội. Như vậy, muốn giảm
giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống, thì ta phải tăng năng suất lao động xã hội.
Năng suất lao động tùy thuộc vào nhiều nhân tố như: trình độ khéo léo của
người lao động, sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ


kỹ thuật vào sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất
và các điều kiện tự nhiên.
3.2.Cường độ lao động.
Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động tác động khác nhau đối
với lượng giá trị hàng hóa. Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khần
trương, là sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động. Vì vậy, khi cường độ lao
động tăng lên, thì lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời gian cũng
tăng lên và lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương ứng, còn lượng giá trị
của một dơn vị sản phẩm thì không đổi. Xét về bản chất, tăng cường độ lao động
cũng giống như kéo dài thời gian lao động.

3.3.Mức độ phức tạp của lao động.
Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá
trị của hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành
lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ
một người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được. Lao
động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động
chuyên môn lành nghề mới có thể tiến hành được. Khi nghiên cứu tính chất hai
mặt của lao động sản xuất hàng hóa, có một vấn đề đặt ra là: phải chăng trong cùng
một đơn vị thời gian lao động, thì bất cứ ai làm việc gì, nghề gì cũng đề tạo ra một
lượng giá trị như nhau?
C.Mác chỉ rõ: trong một giờ lao động, người thợ sửa chữa đồng hồ tạo ra
nhiều giá trị hơn người rửa bát. Bởi vì, lao động của người rửa bát là lao động giản
đơn, có nghĩa là bất kỳ một người bình thường nào, không phải trải qua đòa tạo,
không cần có sự phát trển đặc biệt, cũng có thể làm được. Còn lao động của người
thợ sửa chữa đồng hồ là lao động phức tạp đòi hỏi có sự đào tạo, phải có thời gian
huấn luyện tay nghề. Vì vậy, trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau,
lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động


phức tạp là lao động giản đơn được nhân gấp bội lên. Đẻ cho các hàng hóa do lao
động giản đơn tạo ra có thể quan hệ bình đẳng với các hàng hóa do lao động phức
tạp tạo ra, trong quá trình trao đổi người ta quy mọi lao động phức tạp thành lao
động giản đơn trung bình. C.Mác viết: “Lao động phức tạp... chỉ là lao động giản
đơn được nâng lên lũy thừa, hay nói cho đúng hơn, là lao động giản đơn được nhân
lên...”.
Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội
cần thiết, giản đơn trung bình.
II.LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA MỘT ĐƠN VỊ HÀNG HÓA CỦA MẶT HÀNG
THỊT LỢN TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM HỆN NAY: THỰC TRẠNG,
NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠ THẤP.

1.Thực trạng lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa của mặt hàng thịt lợn của
nước ta hiện nay.
Trong thời gian vừa qua, một vấn đề rất nóng đang được cả xã hội quan tâm
đó chính là những hộ chăn nuôi lợn tại Việt Nam điêu đứng vì giá cả của thịt lợn
xuống thấp đến mức thê thảm, thấp kỉ lục trong nhiều năm trở lại đây. Vấn đề đó
đã khiến cơ quan chức năng phải vào cuộc để đưa ra những biện pháp để cứu
những hộ chăn nuôi thoát khỏi khủng hoảng về giá thịt lợn ở Việt Nam. Mặc dù giá
cả của thịt lợn xuống mức thê thảm như thế nhưng thực trạng lại cho thấy, chi phí
để sản xuất ra thịt lợn tại Việt Nam lại quá cao hay nói cách khác lượng giá trị của
một đơn vị hàng hóa của mặt hàng thịt lợn của nước ta hiện nay đang ở mức rất
cao rất cao. Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 3 và quý I/2017 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ông Tống Xuân Chinh - Phó cục
trưởng Cục Chăn nuôi - cho biết nền sản xuất các sản phẩm như thịt lợn trong nước
đang có dấu hiệu dư thừa dẫn tới giá cả giảm mạnh trong thời gian qua. Ông dẫn
con số với sản lượng thức ăn chăn nuôi lên tới 5,02 triệu tấn (2016), tính trung bình
cứ 3 kg thức ăn chăn nuôi sản xuất được 1 kg thịt và thời gian cần thiết để sản xuất


ra 1kg thịt là khoảng 30 giờ Nhưng trong khi đó theo nghiên cứu tại thị trường
Canada thì trung bình chỉ 2.5kg thức ăn chăn nuôi sản xuất được 1 kg thịt và tương
ứng thời gian cần thiết để sản xuất ra 1kg thịt là khoảng 24 giờ. Nghiên cứu trên
cho thấy, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa của mặt hàng thịt lợn tren nước ta
đang ở mức rất cao và đáng báo động.
2.Nguyên nhân căn bản của thực trạng lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá
thịt lợn nước ta cao.
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa thịt lợn cao có nguyên nhân căn bản
là do năng suất lao động của ta thấp so với nước ngoài. Vậy tại sao năng suất lao
động để tạo ra thịt lợn của nước ta thấp hơn so với nước ngoài. Trước hết đó là do
quy mô sản xuất ở nước ta chưa lớn, chăn nuôi công nghiệp còn ở mức độ thấp hầu
như chỉ ở quy mô nhỏ lẻ không tập trung, nên hầu hết các hộ gia đình và trang trại

chăn nuôi sử dụng lao động trong gia đình là chủ yếu. Căn cứ số liệu của tổng cục
Thống kê (2013), ở Việt Nam số lượng trại heo lớn với hơn 50 đầu heo chỉ chiếm
chừng 1%; 99% còn lại là các trại heo nhỏ từ 50 con trở xuống (trong tổng số 4,1
triệu trại heo), phần lớn là các hộ chăn nuôi gia đình, trong đó số lượng trại từ 5
con trở xuống chiếm đến hơn 2/3. Trong khi đó, ở Thái Lan, chỉ có 80 ngàn trại
heo, nhưng cơ cấu chăn nuôi heo là 8,4% (theo mô hình trang trại) và 91,6% (chăn
nuôi hộ gia đình). Đồng thời, 30% trong hơn 6.600 trang trại heo kể trên là có sức
nuôi từ 500 ngàn con trở lên. Bên cạnh đó, thức ăn chăn nuôi lợn của các hộ chăn
nuôi chủ yếu là tận dụng thức ăn thừa, thức ăn xanh, thức ăn thô là chủ yếu do đó
năng suất không cao. Cùng với đó là giống lợn tại nước ta chưa đảm bảo, gần như
hầu hết các hộ chăn nuôi sử dụng giống nhập nội khả năng phát triển chậm dẫn đến
năng suất không cao và chỉ đạt ở ngưỡng trung bình và thấp.
Một lý do nữa đó chính là chuồng trại chăn nuôi lợn tại các hộ chăn nuôi
chưa thực sự đảm bảo, chưa đảm bảo vệ sinh và bên cạnh đó người dân còn thiếu
hiểu biết thông tin trong việc xây dựng chuồng trại cũng như cách chăn nuôi, chưa


biết hoạch định kinh tế cũng như lập kế hoạch để sản xuất, các hộ chăn nuôi còn
chưa biết cách áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, kỹ thuật chăn
nuôi lợn còn yếu kém. Bên cạnh đó, giá thành thức ăn chăn nuôi có thành phần
dinh dưỡng tại Việt Nam vẫn còn ở ngưỡng rất cao do nước ta phải nhập khẩu các
nguồn thức ăn đó và phải chịu mức thuế ở ngưỡng rất cao.
Mặt khác, dịch vụ thú y của nước ta còn rất yếu kém. Mặc dù mạng lưới thú
y được quan tâm phát triển nhưng số lượng nhân viên thú y còn thiếu và yếu, đặc
biệt ở các vùng sâu vùng xa. Tại các xã cũng có nhân viên thú y xã, tuy nhiên trình
độ còn hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế. Do đó khi có bệnh dịch lây
lan thì việc phòng chống bệnh cho lợn cũng không được đảm bảo thực hiện, hơn
nữa vấn đề quả lý thuốc thú y trên thị trường Việt Nam còn rất hạn chế và gặp
nhiều khó khăn chính vì thế trên thị trường vẫn xuất hiện rất nhiều thuốc lậu, thuốc
giả gây ảnh hưởng lớn đến công tác phòng và chữa bệnh cho lợn.

3.Một số biện pháp nhằm hạ thấp lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa của
mặt hàng thịt lợn của nước ta hiện nay.
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá của mặt hàng thịt lợn nước ta hiện
nay phụ thuộc vào năng suất lao động xã hội ( nó tỉ lệ nghịch với năng suất lao
động xã hội). Vậy muốn làm giảm lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá của mặt
hàng thịt lợn nước ta chúng ta cần phải:
Tổ chức các trương trình đào tạo, các lớp huấn luyện để nâng cao kĩ thuật,
tay nghề người chăn nuôi. Tái cơ cấu ngành chăn nuôi.
Các trại chăn nuôi phải đặc biệt chú trọng đến công tác giống, không sử
dụng con giống không rõ nguồn gốc, càng không nên tự chọn tạo giống khi không
am hiểu kỹ thuật lai tạo giống, chủ động và cần phải dứt khoát thải loại con giống
kém chất lượng. Để chọn được con giống tốt nhất từ điều trước nhất là ta nên chọn
con giống từ chính bầy lợn của nhà mình vì khi đó ta biết rõ được giống dòng ông
bà, cha mẹ nó tốt xấu ra sao cũng như giảm được chi phí mua giống. Nếu không thì


ta nên mua giống tại các trại chăn nuôi có uy tín lâu năm, nên chọn mua những con
khỏe mạnh, nhanh nhẹn, da bóng, lông mượt để có được năng suất cao nhất.
Cần có tư duy đổi mới, sẵn sàng ứng dụng khoa học – kỹ thuật, công nghệ
cao vào công tác giống cũng như chăn nuôi thương phẩm nhằm giảm giá thành sản
xuất, nâng cao chất lượng và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm… Cần xây dựng
hệ thống chuồng trại chăn nuôi đúng tiêu chuẩn, ấm về mùa đông mát mẻ về mùa
hè, phù hợp với đặc điểm sinh lý của lợn thuận tiện cho việc phân phối thức ăn và
nước uống cho heo, không làm lãng phí thức ăn và công chăm sóc nuôi dưỡng.
Chủ động nghiên cứu các loại thức ăn mới, cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh
dưỡng cho lợn phát huy tối đa tiểm năng di truyền của con vật. Ngoài việc đáp ứng
đủ nhu cầu dinh dưỡng thì thức ăn cũng cần được chế biến tốt để các chất dinh
dưỡng được tiêu hoá, hấp thụ nhiều nhất. Cần chủ động hơn về nguồn thức ăn chăn
nuôi trong nước, nên mở ra các cơ sở sản suất thức ăn chăn nuôi cung cấp nguồn
thức ăn cho lợn tránh bị thu động vào nguồn nhập khẩu từ bên ngoài, khiến chi phí

dành cho thức ăn cao.
Ngoài ra nhà nước cần có các biện pháp cần thiết và phù hợp. Chỉ đạo, phối
hợp với các đơn vị liên quan có các giải pháp tổng thể để hướng dẫn các huyện, thị
xã, thành phố chăn nuôi hiệu quả, bền vững, rà soát, điều chỉnh các cơ sở chăn
nuôi công nghiệp đảm bảo phù hợp; tổ chức chăn nuôi theo các chuỗi liên kết từ
cung cấp đầu vào cho sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, lấy doanh nghiệp, hợp tác xã,
chủ trang trại làm động lực nhằm kiểm soát tốt chất lượng, an toàn thực phẩm và
điều tiết cung cầu của thị trường các sản phẩm chăn nuôi. Các đơn vị liên quan chỉ
đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tạo điều kiện tối đa cho việc xuất khẩu và tiêu
thụ thịt lợn; kêu gọi các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường ký
kết các hợp đồng tiêu thụ thịt lợn với các trang trại chăn nuôi để tạo nguồn cung ổn
định đảm bảo thu mua lợn thịt cho người chăn nuôi với giá cả hợp lý. Đồng thời đề
nghị các trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng và hộ kinh doanh, các chợ


trên địa bàn hạ giá bán các loại thịt lợn để kích cầu tiêu dùng ở mức cao nhất, tăng
giá mua đầu vào để giúp giảm đến mức thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi
lợn.
Chủ động phòng ngừa dịch bệnh. Nghiên cứu các loại vacxin, thuốc mới có
hiệu quả để phòng và chữa bệnh cho lợn khi có dịch bệnh xảy ra. Bên cạnh đó, các
nhà chức trách cần quản lý tốt thị trường thuốc thú y tại Việt Nam tránh tình trạng
thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Người
chăn nuôi cần có các biện pháp phù hợp để bảo vệ gia súc của mình trước tình hình
thời tiết cực đoan và diễn biến khó lường như hiện nay.

KẾT LUẬN
Từ những cơ sở lý luận của C.Mác chúng ta có thể đưa ra những biện pháp
hiệu quả để làm giảm lượng giá trị một đơn vị hàng hoá nói chung và của nông sản
Việt Nam nói riêng mà cụ thể là thịt lợn - một ngành chăn nuôi quan trọng của
nước ta. Qua đó, nâng cao giá trị hàng hoá, từng bước thúc đẩy kinh kế nước ta

phát triển một cách nhanh chóng và hiệu quả.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Chính trị
Quốc gia, năm 2016.
2. />3.

/>
hoi-t-i-vi-t-nam-la-bao-nhieu-chinh-sach-binh-n-gia
4.

/>
gioi-158207.html
5. />


×