Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Thực trạng chăm sóc và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường type2 điều trị tại khoa nội tiết thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh hưng yên, năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.71 KB, 114 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Bộ YTÉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

BÙI XUÂN TIÉN

THỤC TRẠNG CHĂM SÓC VÀ TÌNH TRẠNG
DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIÈU TRỊ TẠI KHOA NỘI
TIẾT - THẨN KINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC sĩ DINH DƯỠNG
Mã số: 60.72.03.03

Hưóìig dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Xuân Bái
2. TS. Phạm Thị Dung


THÁI BÌNH-2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan răng sô liệu và kêt quá nghiên cứu trong Luận văn do tôi
thu thập là trung thục và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
khoa học nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dần trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thải Bình, tháng 06 năm 2017


Tác gia

Bùi Xuân Tiến


DANH MUC CHỮ VIẾT TẮT
ADA
BN
BMI
CBYT
CED
CSDD
ĐTĐ
ĐTĐ2
HbAlc
LKH
LTTP
NCKN
NPDNG
SL
TTDD
RLCHL
RLDNG
WHO
WHR

American Diabetes Association/Hiệp hội đái tháo đường Mỹ
Bệnh nhân
Body mass index/Chỉ số khối cơ thể Cán bộ y tế
Chronic energy deíĩciency/Thiểu năng lượng trường diễn

Chăm sóc dinh dưỡng
Đái tháo đường
Đái tháo đường type2
HemoglobinAlc
Lập kế hoạch
Lương thực thực phấm
Nhu cầu khuyến nghị
Nghiệm pháp dung nạp glucose
Số lượng
Tình trạng dinh dưỡng
Rối loạn chuyển hóa lipid
Rối loạn dung nạp glucose
World health organization/Tồ chức y tế thế giới
Waist Hip Ratio/Tỷ lệ vòng eo/vòng mông


MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHÁO
PHỤ LỰC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân đái tháo đường type 2... 38
Bảng 3.2. Tiền sử mắc và điều trị đái tháo đường cùa bệnh nhân theo giới tính. 39


Bảng 3.18.

Đặc điêm tình trạng dinh dưỡng cùa bệnh nhân đánh giá theo
Tỷ lệ đôi tượng đạt vê nhu câu các chât sinh năng lượng khâu

phân (Kcal/ngày) theo giới với nhu câu khuyên nghị .....................61
\

Bảng 3.19.

\

r

\

\

f

r

Tỷ lệ đôi
Bảng 3.20. tượng đạt vè nhu câu các chât sinh năng lượng khâu phân (kcal/ngày)
Bảng 3.21. theo tình trạng dinh dưỡng với nhu cầu khuyến nỊÉ. ..62 Hàm lượng
Bảng 3.22. một số chất khoáng, vitamin trong khẩu phần theo giới .. 63 Tần suất
(%) tiêu thụ thường xuyên (>3 lần/tuần) nhóm thực
Bảng 3.23. phẩm giàu đạm và nhóm thực phẩm giầu tinh bột.......65
Tần suất (%) tiêu thụ thường xuyên (>3 lần/tuần) nhóm thực phẩm
Bảng 3.24. giầu lipid và nhóm thực phẩm giầu vitamin và khoáng chất.. 66
Bảng 3.25.
Bảng 3.26.
Bảng 3.27.

t


\


DANH MỤC BIEU ĐO
Biêu đô 3.1. Thái độ của
cán bộ y tê BMI theo giới.................................................................................54
trong chăm
Biểu đồ 3.2. sóc dinh dường cho người
r

Biểu đồ 3.3.
Biểu đồ 3.4.
Biểu đồ 3.5.
Biếu đồ 3.6.

/

Tỷ lệ đối tượng đạt hàm lượng các chất khoáng trong khẩu phần...64

7


8

ĐẶT VẤN ĐÈ
Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyến hóa glucid mạn tính gây tăng
đường huyết do thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối của tụy kèm theo rối loạn
chuyến hóa lipid và protein. Bệnh lý này đang ngày càng gia tăng nhanh chóng và
cho tới nay chưa có khả năng chừa khỏi.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước lượng số người mắc ĐTĐ trên toàn thế
giới năm 2015 là hơn 346 triệu người, con số này có thể tăng lên gấp đôi vào năm
2030 (và chiếm 7,3% dân số toàn cầu). Trong năm 2005 đã có 1,1 triệu người chết
vì đái tháo đường [54]. Các con số thống kê tại Việt Nam năm 2010 theo hiệp hội
ĐTĐ thế giới thì tỷ lệ mắc ĐTĐ của người trưởng thành tại Việt Nam (20 - 79
tuổi) là 2,9% [58]. Tại Trà Vinh, nghiên cứu cúa Cao Mỳ Phượng năm 2012 về
bệnh đái tháo đường đã cho thấy tỷ lệ bệnh đái tháo đường ớ người trên 45 tuổi là
9,5% và tiền đái tháo đường có tỷ lệ cao hơn 19,3% [25],
Tỷ lệ mắc ĐTĐ càng cao thì chi phí dành cho chừa bệnh ngày càng lớn. Nếu
phát hiện muộn rất dỗ mắc các biến chứng nặng như thận, tim mạch, nhiễm trùng,
tàn tật... thì chi phí cho điều trị càng nhiều hơn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống cũng như là tuổi thọ của bệnh nhân. Đối với bệnh đái tháo đường thì chế độ
ăn uống, chế độ luyện tập là rất quan trọng. Nó không những kiếm soát được
đường huyết mà còn phòng ngừa các biến chứng. Ba trụ cột khi điều trị đái tháo
đường là ăn uống, thuốc và tập luyện. Ăn uống và luyện tập hợp lý đế người bệnh
vừa kiểm soát tốt đường huyết vừa đàm bảo dinh dường, sức khỏe.
Năm 2013, hiệp hội đái tháo đường của Mỹ đã khuyến cáo chế độ ăn của
người lớn mắc đái tháo đường cần được cá thế hóa với một lượng cacbonhydrat,
protein và chất béo thích hợp để đáp ứng nhu cầu năng lượng cơ thể, phù họp với
sờ thích cá nhân và các thuốc sử dụng khác nhau [38]. Do đó, điêu chỉnh chê độ
dinh dưỡng là một phân quan trọng trong kê hoạch điêu trị. Tuy nhicn, hiện nay có
rất ít bệnh nhân được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn và lối sống nên kết quả


9

kiếm soát đường huyết còn hạn chế. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng chăm sóc và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhăn dái tháo
dường type 2 điều trị tại khoa Nội tiết - thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh
Hưng Yên năm 2016” với 2 mục tiêu sau:

1.Mô tả thực trạng hoạt động chăm sóc dinh dường cho bệnh nhân đái thảo
đường tvpe 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa tinh Hưng Yên.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và đặc điếm khâu phần của bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều
trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên.


Chương 1
TÓNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Một số khái niệm chung

1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường
Theo WHO thì đái tháo đường (ĐTĐ) là “Một hội chứng có đặc tính biểu hiện bàng tăng glucose máu do hậu
quả cùa việc thiếu/hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của
insulin” [54],
Ngày nay, người ta cho rằng ĐTĐ là một rối loạn của hệ thống nội tiết; bệnh có thuộc tính là tăng glucose
máu. Mức độ tăng glucose máu phụ thuộc vào sự mất toàn bộ hay một phần khả năng bài tiết hoặc khả năng hoạt
động của insulin hoặc cả hai [54],
Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ đã đưa ra định nghĩa về ĐTĐ: “Là một rối loạn mạn tính, có những thuộc tính sau [38]:
(1) Tăng glucose máu.
(2) Kết hợp với những bất thường về chuyển hoá carbohydrat, lipid và protein.
(3) Bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch
khác”.
Tháng 1 năm 2003, các chuycn gia thuộc “Uỷ ban chân đoán và phân loại bệnh ĐTĐ Hoa Kỳ” lại đưa một
định nghĩa mới về ĐTĐ “là một nhóm các bệnh chuyển hoá có đặc điếm là tăng glucose máu, hậu quả của sự thiếu
hụt bài tiết insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính thường kết hợp với sự huỷ hoại, sự rối loạn chức năng và
sự suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu”.
Liên đoàn Đái tháo đường quôc tê (IDF) năm 2010, định nghĩa như sau: “Đái tháo đường là nhóm những rối

loạn không đồng nhất gồm tăng đường huyết và rối loạn dung nạp glucose do thiếu insulin, do giảm tác dụng của
insulin hoặc cả hai. Đái tháo đường type 2 đặc trưng bởi kháng insulin và thiếu tương đổi insulin, một trong hai rối
loạn này có thể xuất hiện ở thời điểm có triệu chứng lâm sàng bệnh Đái tháo đường” [32],
1.1.2. Chẩn đoán đái tháo đường


Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ kiến nghị năm 2013 và được nhóm chuyên
gia về bệnh đái tháo đường cúa Tồ chức Y tế Thế giới công nhận có những tiêu chuẩn sau (tiêu chuẩn 2, 3 và 4 cần
được xét nghiệm lại ở một thời điếm khác) [38]:
1. Mức glucose máu ớ thời điểm bất kỳ > 1 l,lmmol/l (200mg/dl) kèm các triệu chứng tăng glucose máu điển
hình hoặc các triệu chứng của cơn tăng glucose máu cấp.
2. Mức glucose máu lúc đói > 7mmol/l (>126mg/dl).
3. Mức glucose máu > ll,lmmol/l (200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng
đường uổng 75g đường (loại anhydrous) hoặc 82,5g đường (loại monohydrate).
4. HbAlc > 6,5%.
Như vậy sẽ có những người được chấn đoán là ĐTĐ nhưng lại có glucose máu lúc đói bình thường. Trong
những trường hợp đặc biệt này, người ta phải ghi rõ chẩn đoán bằng phương pháp cụ thể. Ví dụ: ĐTĐ2 (phương
pháp tăng glucose máu bàng đường uống) [2],
Bệnh đái tháo đường xảy ra khi cơ thể gặp trục trặc với hormon insulin, đây là một nội tiết tố do tuyến tụy tiết
ra giúp chuyến hóa thức ăn thành năng lượng cho tế bào sử dụng. Khi không tiết đù insulin, nồng độ đường sẽ tăng
cao trong máu và gây bệnh đái tháo đường. Cả bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2 đều gặp phải tình trạng kể
trên. Bất kể căn bệnh hình thành ở thời điểm nào hay bạn mắc đái tháo đường type 1 hay type 2, mọi người cũng cần
phải hết sức thận trọng với căn bệnh này.
Phân biệt ĐTĐ type 1 và ĐTĐ type 2 (theo WHO 2002):


Đăc điểm •

ĐTĐ type 1


ĐTĐ type 2

Tỷ lệ

10 - 20%

80-90%

Tuổi khởi phát

Dưới 35 tuổi

Trên 35 tuổi

Trọng lượng ban đầu

Không béo phì

Thường béo phì

Yếu tố di truyền

ít

Nhiều

Khởi bệnh

Rầm rộ


Kín đáo

Uống nhiều



ít rõ

Ăn nhiều, sút cân



Không

Các tự kháng thể chống lại TB Beta

Có (90-95%)

Không

Insulin/C-peptid huyết tương

Thấp/không có

Cao

Điều trị insulin

Đáp ứng


Cần liều cao

Các thuốc kích thích tiết insulin

Không đáp ứng

Đáp ứng

Glucagon máu

Tăng

Bình thường

Glucose đói không điều trị

>300 mg/dl

<300 mg/dl

1.1.3. Phân loại đái tháo đường
1.1.3.1 Đủi tháo đường type 1 (đủi tháo đường phụ thuộc insulin)
Bệnh được đặc trưng bới sự phá húy các tế bào bêta của các tiểu đảo langerhans của tuyến tụy dấn đến thiếu
insulin tuyệt đối. Cơ chế bệnh sinh có thể do virus hoặc tự miền. Sự bài tiết insulin có thể còn ở giai đoạn đầu chẩn
đoán, sau đó giảm dần đến cạn kiệt ít năm sau đó.
ĐTĐ type 1 chiêm 5 - 10% tông sô bệnh nhân ĐTĐ. Bệnh khởi phát thường trước tuổi 40 phần lớn tuổi từ 10
- 20. Khới phát mang tính chất đột ngột, rầm rộ. Bệnh nhân gầy sút nhanh, nhiều.
Biến chứng cấp tính hôn mê nhiễm toan ceton có thề xảy ra. Bệnh nhân được điều trị bằng insulin, chế độ ăn
[2],
1.1.3.2 Đái thảo đường type 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin)



Bệnh được đặc trưng bởi sự giảm bài tiết insulin tương đối và kháng isulin. Bệnh có liên quan tới béo phì, béo
bụng, tuổi, ít vận động thề lực. Bệnh tiến triển âm thầm, do đó bệnh nhân không phát hiện được. Các biến chứng của
bệnh đái tháo đường như tim mạch, thần kinh, đáy mắt có thể được phát hiện ngay khi được chẩn đoán.
ĐTĐ type 2 chiếm 90 - 95% trong số các trường hợp ĐTĐ. Bệnh thường xảy ra ở người trên 35 tuổi. Đa số
bệnh nhân thuộc loại bco (90% ờ các nước phát triển) ở Việt Nam thì tỉ lệ người béo thấp [30],
Các yếu tố thuận lợi cho việc phát sinh bệnh đái tháo đường là nghiện rượu, thuốc lá, ăn nhiều mỡ, chất ngọt,
bco phì, tiền sử sinh con > 4kg, tiền sử gia đình có người đái tháo đường. Đái tháo đường type 2 có thể chia làm 3
loại: không béo, béo và thể đái đường khởi phát ở người trẻ tuổi.
Điều trị bệnh kết họp chế độ ăn, vận động thể lực và dùng thuốc. Các nhóm thuốc hay được sử dụng là
sulfamid ví dụ gliclazid biệt dược là Diamicron MR, nhóm Biguanidcs ví dụ metformin biệt dược glucophase,...
Trong đợt bệnh cấp thì tùy trường hợp sử dụng insulin. ỉ. 1.3.3 Đủi tháo đường thai kỳ
Bệnh thường gặp ở phụ nữ có thai có đường huyết tăng hoặc giảm dung nạp glucose, gặp khi có thai lần đầu
và thường mất đi sau đẻ. Bệnh gặp từ 1 - 2% phụ nữ mang thai, thai to. Bệnh tiến triến theo 3 khả năng: trở thành
đái tháo đường thực sự, chi là giảm dung nạp glucose, chỉ là đái đường khi mang thai [32].
1.2.

Tình hình chăm sóc dinh dưõ'ng cho bệnh nhân đái tháo đưòng

1.2.1. Tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan

1.2.1.1.

Trên thế giới

Đái tháo đường là bệnh có tốc độ phát triển rất nhanh, là một trong 3 bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất thế
giới (ung thư, tim mạch, đái tháo đường). Bệnh có xu hướng tăng nhanh trong thập kỷ gần đây theo sự phát triển của
kinh tế và tốc độ đô thị hóa, đặc biệt ở các nước đã và đang phát triển. Năm 1994 cả thế giới có 110 triệu người
ĐTĐ. Tổ chức y tế thế giới ước lượng số người mắc ĐTĐ năm 2006 là hơn 180 triệu người [54], Năm 2007 ước tính

cả thế giới có 246 triệu người mắc ĐTĐ [56].
Trên toàn cầu, ước tính khoảng 422 triệu người trưởng thành đang sống với bệnh đái tháo đường trong năm
2014, so với 108 triệu người vào năm 1980. Tỷ lệ hiện mắc toàn cầu (theo chuẩn tuổi) của bệnh đái tháo đường đã
tăng gần gấp đôi kể từ năm 1980, tăng từ 4,7% lên 8,5% ở người lớn. Điều này phản ánh sự gia tăng các yếu tố nguy
cơ liên quan như bị thừa cân hoặc béo phì. Trong thập kỷ qua, tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường đã tăng nhanh hơn ở
các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình so với ở các nước có thu nhập cao [55]. ĐTĐ đã trở thành một gánh


nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Năm 2010 chi phí y tế dành cho bệnh đái tháo đường tăng gấp đôi so
với năm 1990 [48],
Theo WHO/WPRO, tỷ lệ ĐTĐ2 thay đổi giữa các vùng khác nhau: tỷ lệ mắc ĐTĐ2 của thố dân úc cao gấp 3
- 4 lần người úc da trắng có nguồn gốc châu Âu hay trong một vài vùng thành thị ở Papua New Guinea tý mắc
ĐTĐ2 cao gấp 10 - 15 lần so với vùng nông thôn. Tỷ lệ ĐTĐ2 cao nhất được phát hiện ở những người sống tại quần
đảo Thái Bình Dương và thồ dân úc, các nhóm dân sống trong khu vực này có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ2 cao hơn
người da trắng gốc châu Âu [47]. Nguy cơ chủ yếu gây nên ĐTĐ2 là do thay đổi lối sống - mà chủ yếu là do Âu
hoá. Ờ Nauru, ĐTĐ2 từ chồ chưa bao giờ xuất hiện mà chỉ trong 50 năm với lối sống Âu hoá thì tỷ lệ người mắc
bệnh lên tới 30%. Ớ Hoa Kỳ, sự đa dạng hoá về sắc tộc cũng là một yếu tố làm gia tăng nhanh tỷ lệ ĐTĐ2. Bệnh
béo phì đang phổ biến cũng là nguyên nhân đóng góp cho sự gia tăng của bệnh. Gần đây, các tác giả khắng định:
Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh ĐTĐ2 là sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh
sinh [51 ],[56].
Việc kiếm soát đường máu, lipid máu và huyết áp của người bệnh ĐTĐ làm giảm nguy cơ biến chứng của
bệnh ĐTĐ. Việc thiếu hụt kiến thức về bệnh của người bệnh ĐTĐ là một trong các nguyên nhân làm giảm tình trạng
kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 20 - 23% người bệnh ĐTĐ biết
lượng HbAlC nên được kiểm soát dưới 7% và tỷ lệ tương tự có thể giải thích được mối liên hệ giữa HbAlC với
lượng đường máu. Tăng cường kiến thức cho người bệnh ĐTĐ có thể đạt được mục tiêu kiểm soát bệnh ĐTĐ.
Padmalatha B và cộng sự (2007) nghiên cứu trên 155 người bệnh ĐTĐ tại Mỹ về kiến thức về bệnh ĐTĐ với mối
liên hệ với kiểm soát đường máu của người bệnh, nghiên cứu tình trạng người bệnh: các yếu tố gia đình, xã hội,
BMI, thời gian mắc bệnh, số lần khám bệnh... Nghiên cứu cho thấy 40% người bệnh thiếu hụt về kiến thức bệnh,
việc cung cấp kiến thức cho người bệnh có thể đạt được mục tiêu kiểm soát lượng HbAlC dưới 7% trong 6 tháng
[50].

Pace A và cộng sự (2006) nghiên cứu về vai trò của kiến thức bệnh ĐTĐ với quá trình tự chăm sóc của người
bệnh tại Brazil trên 84 người bệnh ĐTĐ cho thấy có 58% người bệnh ĐTĐ không được giáo dục về bệnh, có 28,6%
người bệnh trả lời đúng về bệnh ĐTĐ, có 64% người bệnh nhập viện trong tình trạng bị các biến chứng cấp tính
hoặc mạn tính. Nghiên cứu cho thấy thiếu kiến thức về bệnh, các nguyên nhân và triệu chứng ảnh hưởng đến phòng
bệnh và phát hiện sớm các biến chứng [49],


Zaheera s và cộng sự (2010) nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ mắc bệnh ĐTĐ trên 570
phụ nữ tại các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất cho thấy có 17,58% người bệnh trả lời đúng 100% các câu hỏi về
kiến thức, 15,78% người bệnh trả lời đúng 100% các câu hỏi về thực hành. Ket quả nghiên cứu cho thấy người bệnh
có kiến thức tốt về bệnh nhưng thiếu hụt thái độ và thực hành tự chăm sóc bệnh ĐTĐ [58],
Nghiên cứu của tác giả Reeds và Mansuri tại Pakistan cho thấy có mối liên quan về kiến thức giữa người
J.

s.

bệnh ở thành phố với người bệnh ở nông thôn, trong đó người bệnh ở thành phố có kiến thức chung, kiến thức về
quản lý bệnh và theo dõi các biến chứng tốt hơn các người bệnh ở nông thôn [51].
1.2. Ị.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, sau nhiều năm đối mới, kinh tế tăng trưởng nhanh đã phần nào cải thiện cuộc sống và sức khoẻ
cộng đồng. Song chúng ta nhận thấy rằng có sự biến đối sâu sắc trong lối sổng, đặc biệt cùa cư dân các đô thị như
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Xe máy, ô tô gần như đã thay thế xe đạp, các công việc cần đến sức cơ bắp đã có
đội ngũ người giúp việc làm thay. Mất cân bằng trong việc nhận năng lượng và tiêu thụ năng lượng là yếu tố nguy
cơ cho các bệnh béo phì, tăng huyết áp, tăng lipid máu và bệnh đái tháo đường phát triển.
Tại tỉnh Hậu Giang năm 2009, nghiên cứu tỷ lệ bệnh đái tháo đường lứa tuồi từ 40 - 69 tuổi là 9,8% và ở
nhóm dân tộc khác là 11,8%. Các con số thống kê tại Việt Nam năm 2010 người trưởng thành tại Việt Nam (20 - 79)
mắc ĐTĐ là 2,9%. số người mắc ĐTĐ là 1.640.000, lượng người chết do ĐTĐ là 32.505. Trong đó ĐTĐ type 2
chiếm khoảng 90% bệnh nhân ĐTĐ [35],[15].
Theo Vũ Bích Nga và cộng sự (2013) nghiên cứu tại Ninh Bình, tỷ lệ đái tháo đường type 2 ở người từ 30 69 tuổi là 10,1% và tỷ lệ tiền đái tháo đường là 8,5% [19]. Tại Trà Vinh, nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng năm 2012
về bệnh đái tháo đường đã cho thấy tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở người trên 45 tuổi là 9,5% và tiền đái tháo đường có

tỷ lệ cao hơn 19,3% [25]. Những công trình điều tra dịch tề trên cho tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ, ĐTĐ không giống nhau do
đối tượng nghiên cứu khác nhau, thời điểm khác nhau và tiêu chuẩn chẩn đoán thay đổi.
Năm 2013, Đinh Quốc Khánh điều tra thực trạng mắc ĐTĐ type 2 cúa công ty cổ phần may Tiên Hưng, Hưng
Yên cho thấy tỷ lệ ĐTD là 6,0% bị rối loạn đường huyết và 1,3% bị đái tháo đường thực sự [12].
Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phan Nguyễn Thanh Bình, Trần Quốc Cường và

cs

điều tra 1456 đối tượng từ 30 - 64

tuổi sống tại TP Hồ Chí Minh năm 2012 thì tỷ lệ người dân bị mắc rối loạn dung nạp đường là 10,8% và bị ĐTĐ là
7,0% [5], Năm 2012 điều tra tại 15 xã, phường tại Thái Bình cho thấy, tỷ lệ ĐTĐ type 2 trong độ tuổi 30 - 69 tại


Thái bình là 4,3%, khu vực thành phố là 6,5%, khu vực làng nghề 5,2%, khu vực thị trấn 3,5% và khu vực thuần
nông 2,4%. Tỷ lệ ĐTĐ type 2 tăng dần theo tuổi, cao nhất ở nhóm trên 60 tuổi 7,5%. Các yếu tố nguy cơ: Chỉ số
BMI > 23, Tăng HA, ít vận động thể lực và ăn nhiều đồ ngọt. Các yểu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ ĐTĐ type 2 là: Gia
đình có người bị ĐTĐ, bà mẹ đẻ con trên 4000gr, BMI > 23 và tăng HA [28],
Một nghiên cứu mới đây được tiến hành năm 2010 ở những đối tượng 30 - 65 tuổi cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh
tiền ĐTĐ2 (glucose máu mao mạch > 5,6 và < 6,9 mmol/10) là 17,4% và ĐTĐ (glucose máu mao mạch > 7mmol/l)
là 9,7%; Tình trạng dinh dưỡng, thói quen ăn uống, luyện tập, kiến thức và thực hành phòng bệnh ĐTĐ2 và tiền
ĐTĐ2 còn nhiều bất cập: Tỷ lệ người có BMI 23 - 24,9 là 15,3%, BMI 25 - 30 là 14,2% và BMI > 30 là 3,6%; Tỷ lệ
nam có vòng eo > 90cm là 7,2% và nữ có vòng eo > 80cm 6,9%. Có 35,0% đôi tượng thích ăn chất béo, 46,9% thích
ăn rau, 12,6% thích uống rượu bia; 11,2% thích ăn đồ ngọt và 25,6% có thói quen hút thuốc lá. Tỷ lệ đối tượng có
thói quen đi bộ ở phường Ba Đình là 41,3%, ở Ngọc Trạo 47,8% và Phú Sơn 52,1%. Trong dự phòng ĐTĐ2, tỷ lệ
hiếu biết đúng về dinh dưỡng thấp, 24,1% và về luyện tập 36,5%. Tỷ lệ thực hành đúng về dinh dưỡng mới đạt
21,3% và luyện tập 22,8%. Trong dự phòng tiền ĐTĐ2, tỷ lệ hiểu biết và thực hành đúng về dinh dưỡng rất thấp
chiếm 15,4% và về luyện tập là 35,7%. Nghiên cứu cũng đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ của ĐTĐ như: Thói quen
ăn uống không hợp lý (thường xuyên ăn ít rau, ăn nhiều mỡ có nguy cơ măc tiền ĐTĐ2 cao gấp 3,7 lần và 2,8 lần so
với ăn rau thường xuyên và ít ăn mờ); ít vận động thổ dục (Nhóm không thường xuyên đi bộ có nguy cơ mắc ĐTĐ2

cao gấp 7,5 lần nhóm thường xuyên đi bộ) và tuổi càng cao tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ2 và càng nhiều [35].
Kết quả từ nghiên cứu của Nguyễn Vinh Quang và cộng sự năm 2011 về kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng, chống bệnh ĐTĐ của 13.159 đối tượng có độ tuổi từ 30 đến 64 tuổi tại Việt Nam cho thấy có tới 57,0% số
đối tượng có kiến thức chung rất thấp (trả lời đúng < 25,0% số câu hỏi), 26,0% có kiến thức thấp (trả lời đúng 25 - <
50,0% số câu hỏi), 15,6% có kiến thức trung bình - khá (trả lời đúng > 50 - <75,0% số câu hỏi) và chỉ có 1,4% có
kiến thức tốt (trả lời đúng > 75,0% số câu hỏi). Có tới 91,9% số đối tượng có kiến thức về yếu tổ nguy cơ mắc bệnh
ĐTĐ rất thấp (trả lời đúng < 25,0% số câu hỏi), 5,9% có kiến thức thấp (trả lời đúng 25 - < 50,0% số câu hỏi); 1,9%
có kiến thức trung bình - khá (trả lời đúng > 50 - <75,0% số câu hỏi) và chỉ có 0,3% có kiến thức tốt (trả lời đúng >
75% số câu hỏi). Kiến thức về phòng và điều trị bệnh ĐTĐ cũng thấp, 59,6% số đối tượng có kiến thức rất thấp (trả
lời đúng < 25,0% số câu hỏi), 24,2% có kiến thức thấp (trả lời đúng 25 - < 50,0% số câu hỏi), 12,2% có kiến thức


trung bình - khá (trả lời đúng > 50 - <75,0% số câu hỏi) và chỉ có 4,1 % có kiến thức tốt (trả lời đúng > 75,0% số
câu hói) [26].
Lê Phong và cộng sự (2011) nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống bệnh ĐTĐ của 450 đổi
tượng có độ tuổi từ 30 đến 64 tuổi tại Cao Bằng cho thấy tỷ lệ đối tượng có kiến thức chung rất kém là 94,0%. Tỷ lệ
đối tượng có kiến thức về yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ rất kém là 98,7%. Tỷ lệ đối tượng có kiến thức về phòng
và điều trị bệnh ĐTĐ rất kcm là 86,2%. Đặc biệt không có đối tượng nào có kiến thức tốt [23],
Nguyễn Trung Kiên và cộng sự (2010) nghiên cứu kiến thức, thực hành cùa 130 người bệnh ĐTĐ type 2 tại
BVĐK tỉnh Hòa Bình, Bạc Liêu cho thấy tỷ lệ người bệnh có kiến thức tốt về các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, chế
độ dinh dường, chế độ tập luyện, dùng thuốc và các biến chứng của bệnh đái tháo đường lần lượt là 30,0%; 68,5%;
16,2%; 88,5%; 95,4% và 23,1%; tỷ lệ người bệnh có thực hành tốt về chế độ dinh dưỡng, tập luyện, dùng thuốc và
phòng ngừa biến chứng lần lượt là 11,5%; 95,2%; 44,6% và 18,5%. Nghiên cứu cũng nhận thấy người bệnh có kiến
thức tốt về dinh dưỡng, dùng thuốc và dự phòng biến chứng thì có tỷ lệ thực hành tốt về các lĩnh vực này cao hơn
các người bệnh khác [14].
Bùi Thị Khánh Thuận và cộng sự (2009) nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi về chế độ ăn và tập luyện ở
người bệnh ĐTĐ type 2 tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, TPHCM cho thấy hầu hết người bệnh (100%) đã nhận
thức được rằng nên ăn nhiều rau trong các bừa ăn hàng ngày và không nên ăn nhiều trái cây chín. Hơn một nửa số
người bệnh (54,0%) biết được lợi ích của việc tuân thủ chế độ ăn đúng, 58% người bệnh biết thực phấm nên được
chế biến dưới dạng luộc và nấu. Tuy nhiên chỉ có 31,0% người bệnh biết được ràng không nên bỏ bữa ăn khi không

muốn ăn, 7,0% người bệnh trả lời đúng khi được hỏi người bệnh ĐTĐ nên ăn bao nhiêu bừa một ngày và chi có
27,0% người bệnh biết được loại thực phấm nào làm tăng đường huyết sau ăn. Rất ít người bệnh (5,0%) trả lời đúng
việc uống rượu bia đối với người bệnh ĐTĐ. Hầu hết người bệnh (97,0%) biết không nên ngồi xem tivi nhiều giờ
liên tục trong ngày, 97,0% người bệnh biết được nên tập luyện hàng ngày, 74,0% người bệnh biết việc tập luyện
hàng ngày giúp duy trì cân nặng hợp lý. Tuy nhiên, chi có 12,0% người bệnh biết nên mang theo bánh ngọt khi đi
tập thể dục và 44% người bệnh biết nôn tập luyện ít nhất 30 phút hàng ngày [29].
1.2.2. Điều trị dải tháo dường
1.2.2.1 Mục tiêu kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ type 2


Trong khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ 2013, HbAlc là mục tiêu chính trong kiếm soát glucose
máu. Việc xác định mục tiêu điều trị phải được cá nhân hóa dựa trên một số yếu tố sau: thời gian mắc ĐTĐ, tuổi/tuổi
thọ, trình độ văn hóa, sự hợp tác giữa bệnh nhân và thầy thuốc, điều kiện kinh tế, khả năng tự theo dõi glucose máu
tại nhà; các bệnh lý kèm theo, biến chứng tim mạch hoặc biến chứng vi mạch, hạ glucose máu không có dấu hiệu
báo trước [38],
Mục tiêu HbAlc có thể > 7,0% ở bệnh nhân có tiền sử hạ glucose máu nặng, tuổi thọ ngắn, có biến chứng
mạch máu nhỏ và mạch máu lớn mức độ nặng, hoặc có bệnh nặng kèm theo, hoặc những bệnh nhân mắc ĐTĐ lâu
và không thể đưa HbAlc < 7,0% cho dù đã điều trị thuốc phối hợp, kể cả dùng insulin.
Vai trò của glucose máu khi đói và glucose máu sau ăn đối với HbAlc không như nhau ở bệnh nhân ĐTĐ
type 2: glucose máu sau ăn có vai trò chủ yếu với HbAlc < 8,4%, và khi HbAlc > 8,4% thì glucose máu đói đóng vai
trò chính [2],
1.2.2.2. Nguyên tắc điều trị
- Phải dựa vào đường máu đố chọn phương thức điều trị.
- Điều trị là kết hợp chế độ ăn, chế độ luyện tập và thuốc.
- Tình trạng bệnh nhẹ: thực hiện chế độ ăn và luyện tập 3 - 6 tháng, nếu người bệnh không có kết quả tốt sẽ
điều trị thuốc [2].
1.3. Tình trạng dinh dưõ'ng, đặc điểm khẩu phần và vai trò của dinh dưỡng trong điều trị đái tháo
đường.
1.3.1. Tinh trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường.
1.3.1. ỉ. Khái niệm tình trạng dinh dường.

Tình trạng dinh dường (TTDD) là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hóa sinh phản ánh mức đáp
ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Từ lâu người ta đã biết giữa dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe có liên quan chặt chẽ với nhau. Tuy vậy ở thời
kỳ đầu, đế đánh giá tình trạng dinh dưỡng, người ta chỉ dựa vào những nhận xét đơn giản như gầy, béo tiếp đó là
một số chỉ tiêu nhân chắc như Brock, Quetelet, Pignet. Nhờ phát hiện về vai trò các chất dinh dưỡng và các tiến bộ


kỳ thuật, phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng ngày càng hoàn thiện và ngày nay trớ thành một chuyên khoa
của dinh dưỡng học.
Số lượng và chủng loại thực phấm cần để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con người khác nhau tuỳ theo tuổi,
giới, tình trạng sinh lý (ví dụ: thời kỳ có thai, cho con bú...) và mức độ hoạt động thề lực và trí lực. Tình trạng dinh
dưỡng của các cá thể là kết quá cứa ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể.
Tình trạng dinh dưỡng của một quần thể dân cư được thể hiện bằng tỷ lệ cá thể bị tác động bởi các vấn đề dinh
dưỡng. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 0 đến 5 tuổi thường được coi là đại diện cho tình hình dinh dưỡng và
thực phẩm của toàn bộ cộng đồng. Đôi khi người ta cũng lấy tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuôi sinh đẻ làm đại
diện. Các tỷ lệ trên phản ánh tình trạng dinh dưỡng của toàn bộ quần thể dân cư ở cộng đồng đó, có thể sử dụng đổ
so sánh với số liệu quốc gia hoặc với cộng đồng khác [30],
1.3.1.2. Tình trạng dinh dường của bệnh nhân đái tháo dường ở Việt Nam và trên thế giới.
Mối liên quan giữa béo phì và ĐTĐ type 2 ngày càng được hiếu biết hon nhưng cũng ngày càng phức tạp hơn.
Rõ ràng nhất đó là Hội chứng chuyến hóa bao gồm các yếu tố đan xen có liên quan tới nhau như: béo phì và rối loạn
hoạt động của mô mỡ, tinh trạng kháng insulin, tăng HA, tăng cholesterol máu, hạ thấp nồng độ HDL - cholesterol,
tăng nồng độ glucose máu (RLDNG hoặc ĐTĐ) [21]. Nguy cơ bị bệnh tăng khi BMI > 25 kg/m2, còn đối với người
Châu Á, nguy cơ bị bệnh xuất hiện ở mức BMI thấp hơn [53], Béo trung tâm (béo bụng được đánh giá bàng vòng
bụng > 90 cm đối với nam và > 80 cm đối với nữ) là yếu tố nguy cơ mạnh phát triển bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ
ra rằng vòng eo hoặc chỉ số eo/mông có thể là yếu tố nguy cơ phát triển thành ĐTĐ hơn là BMI [7],
Nghiên cứu INTERHEART đã cho thấy béo phì, đặc biệt là béo bụng còn làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch
[52], Nghiên cứu EPIC Potsdam cho thấy ở lứa tuổi 25 - 40 tuổi cứ tăng 1 đơn vị BMI thì nguy cơ bị ĐTĐ type 2
tăng 25,0% và tỷ lệ còn lớn hơn ở lứa tuổi 40 - 55 tuổi. Điều này cho thấy béo phì là yếu tố nguy cơ rất mạnh của
ĐTĐ type 2 [39], Một nghiên cứu tiến cứu trên các đối tượng là nữ y tá trong vòng 14 năm tại Mỹ cho thấy, so với
nhóm BMI < 22 thì nhóm có BMI từ 23 - 24,9 có nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cao hơn 4-5 lần, nguy cơ này tăng lên

đến 27,6 lần ở nhóm có BMI từ 29 - 30,9 [40],
Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã cho thấy mối liên quan giữa tiền ĐTĐ và thừa cân, béo phì. Nghiên cứu
tại Hậu Giang cho thấy tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường ở nhóm đối tượng có chỉ số BMI cao tăng gấp 3 lần nhóm có


chỉ sô BMI thâp (OR = 3, có ý nghĩa thông kê) và nhóm có tỷ trọng mỡ cơ thê cao sẽ có tỷ lệ mắc đái tháo đường
cao gấp 2,6 lần nhóm có tỷ trọng mỡ cơ thể bình thường (OR = 2,6, có ý nghĩa thống kê) [16].
Người dân ở các nước Châu Á có tỷ lệ thừa cân, bco phì thấp hơn ớ Mỹ, nhưng tỷ lệ đái tháo đường tương
đương hoặc cao hơn. Dân số Châu Á bắt đầu gia tăng nguy cơ đái tháo đường ở mức BMI thấp hơn dân số Châu Âu.
Ngay cả khi tăng cân không đáng kổ lúc trưởng thành cũng gia tăng nguy cơ đái tháo đường type 2 ở người Châu Á
[41],[57]. Qua đó ta nhận thấy BMI đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh ĐTĐ. Đặc biệt đối với người
châu Á chỉ số BMI chỉ ở mức cao nhẹ là nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ.
Một nghiên cứu can thiệp được tiến hành năm 2010 cho thấy ở những người đái tháo đường thì tỷ lệ tiền bco
phì: 15,3%, bco phì độ I: 14,2%, bco phì độ II: 3,6% [35], Nghiên cứu của Vũ Văn Nguyên cho thấy ở nhóm những
người mắc đái tháo đường thì tỷ lệ béo phì chiếm 29,0%; béo bụng chiếm 73,9% [21],
1.3.2. Đặc điểm khẩu phần của bệnh nhân đái tháo đường.
Dinh dưỡng hợp lý là biện pháp phòng bệnh quan trọng cùng với tăng cường tập luyện hàng ngày. Các nghiên
cứu đều cho thấy hiệu quả cao của chế độ dinh dưỡng hợp lý trong phòng chống bệnh ĐTĐ, tiền ĐTĐ. Mục tiêu
giảm cân nặng, kiểm soát glucosc máu, kiểm soát RLCHL chỉ có thố đạt được thông qua việc thực hiện chế độ dinh
dường hợp lý và tăng cường vận động. Chính vì vậy, trong các khuyến cáo phòng bệnh cũng như điều trị bệnh nhân
mắc bệnh ĐTĐ thì dinh dưỡng và tập luyện luôn là nền tảng của quá trình điều trị.
Theo nghiên cứu của Phan Hướng Dương tiến hành điều tra tần suất tiêu thụ thực phẩm ở những bệnh nhân đái
tháo đường thì tần suất tiêu thụ các thực phấm có nguy cơ làm tăng glucose máu, tăng cân, RLCHL máu cần hạn chế
(đường, bánh kẹo ngọt, thịt lợn và các chế phẩm từ thịt lợn, thịt gia cầm, trứng các loại, mờ động vật) đã giảm đi sau
can thiệp có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Ngược lại, tần suất tiêu thụ những thực phấm có lợi cho sức khỏe, hồ trợ
giảm cân, kiểm soát RLCHL sau can thiệp tăng lên như: cá, dầu thực vật... tăng lên. Tuy nhiên, sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 [6],
Nghiên cứu can thiệp của Lê Phong cho kết quả: Năng lượng khẩu phần ăn của đối tượng đã giảm từ 1752,1 ±
594,4 xuống 1569,6 ± 50,9 Kcal; tăng protein tổng số và protein có nguồn gốc động vật, giám cả lipid tổng số và
lipid có nguồn gốc thực vật, giảm glucid sau khi can thiệp [24],

Nghiên cứu khác tiến hành can thiệp chế độ dinh dưỡng cho nhũng đối tượng có nguy cơ bị đái tháo đường
typc 2 cho thấy: Các đối tượng thường thích ăn chất béo (35%), thích uống rượu, bia 12,6%, thích ăn đồ ngọt (bánh


kẹo, nước ngọt pepsi, nước ga có đường..) là 11,2%. Tỷ lệ hút thuốc nam giới là 25,6%. Tỷ lệ ăn rau chỉ có 46,9%
[35].
1.3.3. Khuyến cáo về dinh dưỡng
Người bình thường, được khuyến cáo nên dùng một tỷ lệ glucid tinh chế vừa phải và giảm năng lượng chất béo
trong khấu phần xuống dưới 25% của tổng lượng calo. Đối với người Việt Nam ở giai đoạn hiện tại chất béo có thể
còn phải thấp hơn, thường từ 15 - 20%. Lời khuyên này cũng được dành cho người bị bệnh ĐTĐ nhưng có một vài
thay đổi. Vì glucid tinh chế được thủy phân và hấp thu nhanh ncn nó là yếu tố nguy cơ gây thừa cân, bco phì, rối
loạn chuyển hóa mỡ và chơlesterol. Ngoài ra, glucid tinh chế là một phần của tổng lượng carbohydrat trong khấu
phần ăn hàng ngày nên chỉ được sử dụng trong phạm vi chế độ ăn kiêng. Chất bco ít được khuyến cáo vì lượng chất
béo ăn vào phụ thuộc vào sở thích cá nhân và các mục tiêu mong muốn về đường, lipid, phụ thuộc vào mục tiêu thay
đối cân nặng.
1.3.4. Dinh dưỡng đôi với người bệnh đái tháo đường
Dinh dưỡng có thể được xem như là một biện pháp điều trị và dự phòng tiền ĐTĐ2. Trong thực tế dinh dưỡng
là một trong ba biện pháp nhằm dự phòng sự tiến triển bệnh ĐTĐ2 (chế độ dinh dường, luyện tập và thuốc). Mục
đích chủ yếu dinh dưỡng hợp lý là góp phần duy trì nồng độ glucose và nồng độ lipid máu ở giới hạn bình thường.
Đối với những người tiền ĐTĐ2 nhiều khi chỉ cần áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lí và luyện tập thì đã có thể
góp phần đấy lùi được sự tiến triển của bệnh ĐTĐ2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý là:
- Duy trì glucose máu ở mức bình thường.
- Kiểm soát được mức lipid tốt nhất.
- Khẩu phần ăn vẫn đảm bảo cung cấp năng lượng để:
+ Duy trì sự sống.
+ Đủ nhu cầu dinh dưỡng.
+ Khôi phục sức khoẻ.
- Phòng ngừa tiến triển của bệnh và các biến chứng có thể xảy ra.
Giảm cân nặng là mục tiêu ưu tiên để phòng chống ĐTĐ2, tuy nhiên điều
này phụ thuộc vào mỗi cá thế. Giảm cân nặng sẽ tăng độ nhạy của insulin và có thể giúp gan sản xuất glucose bình

thường. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu cân nặng trung bình giảm 10 - 15% trọng lượng cơ thể thì sẽ làm giảm các
nguy có hại cho sức khoẻ của 90% người béo phì, và nếu giảm 5 - 10 kg có thể đủ cải thiện nồng độ glucose máu.


Nhưng đôi khi việc thay đổi glucose máu không giống nhau vì ĐTĐ2 vừa có kháng insulin và vừa có suy giảm bài
tiết insulin.
Một vấn đồ cần được lưu tâm nữa là việc chia nhỏ các bừa ăn trong ngày, thường chia 5-6 bừa nhở thay vì ăn 3
bừa như người bình thường. Các bữa phụ thường ăn vào những giờ làm việc cho nên cần nghiên cứu loại thức ăn
tiện lợi, đáp ứng nhu cầu năng lượng và điều kiện làm việc của công chức là một ưu tiên hàng đầu [9].
I. 3.5. Vai trò luyện tập đối vói người bệnh đái tháo đường
Luyện tập mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân ĐTĐ2, mặc dù ncn áp dụng luyện tập một cách rộng rãi,
nhưng cũng cần thực hiện các nguyên tắc thích họp để tránh làm cho biến chứng bệnh nặng thêm. Nhiều nghicn cứu
đã cho thấy sự cải thiện rõ rệt các chi số lâm sàng trong bệnh ĐTĐ [9].
* Kiểm soát glucosemáu
Người ta thấy nồng độ glucose huyết tương ở bệnh nhân ĐTĐ2 giảm ngay cả sau một buối luyện tập đơn
thuần. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng luyện tập có tác động tích cực đáng kể đối với người bị rối loạn dung
nạp glucose hoặc người bệnh ĐTĐ có nồng độ glucose máu lúc đói < 200 mg/dl (<
II,lmmol/l). Các nghiên cứu này cũng cho ràng luyện tập có ánh hưởng tích cực đối với sự kháng insulin. Theo
các điều tra đã được công bố, luyện tập giúp kiểm soát nồng độ glucose huyết tương theo một cách tích cực
khác, đó là tăng các thụ thề insulin ở hồng cầu và bạch cầu đơn nhân. Tuy nhiên, các nghiên cứu này không đề
cập đến sự tăng “gắn kết insulin” ở hồng cầu và bạch cầu đơn nhân làm giảm nồng độ glucose máu [9],
* Loi ích đối vói tim mach
••

Đa số nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ2 có liên quan với các bệnh tim mạch như xơ vừa động
mạch, đột quỵ và các bệnh khác.
Tương tự như vậy, tỷ lệ bệnh ĐTĐ có liên quan đến sự khoẻ mạnh của tim phổi. Sự khoẻ mạnh của tim phổi
là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh ĐTĐ2. Vì vậy, tăng cường sức khoẻ hệ tim mạch hô hấp có thể làm
giảm nguy cơ mẳc ĐTĐ2 [5].
Kháng insulin cũng được coi là một yếu tố nguy cơ quan trọng báo trước của bệnh lý mạch vành. Nhiều

nghiên cứu đã cho thấy luyện tập làm các cơ quan này khoẻ mạnh hơn và có hiệu quả tích cực với các yếu tố nguy
cơ như tăng huyết áp, béo phì và rối loạn chuyển hoá [24].


* Lợi ích vê tâm lý: Luyện tập và cải thiện sự khoỏ mạnh thc chât có liên quan với giảm lo âu, cải thiện tâm
trạng và tăng tính tự tin, tăng cảm giác khoẻ mạnh và nâng cao chất lượng sống [4],
1.3.6. Tư vẩn dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường
Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân hiểu về bệnh, chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập, dùng thuốc và tái
khám định kỳ. Tư vấn phải diễn ra liên tục và bàng nhiều hình thức khác nhau để bệnh nhân có thể hiểu và nắm
được tầm quan trọng của việc thực hành ăn uống khi bị bệnh đái tháo đường, và trong thực hành có thể thay đổi thói
quen ăn uống trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Việc tư vấn để biết cách chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và ăn khẩu phần ăn giàu chất xơ giúp
làm giảm đường huyết trong máu. Nghiên cứu năm 2001 của Miller

c cho thấy bệnh nhân ĐTĐ type 2 được ăn chế

độ ăn giàu chất xơ từ nguồn tự nhiên, đặc biệt là nguồn quả chín (50 gram/ngày, 50% là chất xơ hòa tan) trong vòng
6 tuần đã cải thiện có ý nghĩa chỉ số đường huyết và lipid máu [42], Moses. R. G và cs cũng cho thấy chế độ ăn giàu
chất xơ (50 gram chất xơ 25 gram hòa tan và 25 gram không hòa tan) cũng có tác dụng cải thiện đường huyết, giảm
đề kháng insulin và rối loạn mỡ máu trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 [47],
Tư vấn cho người bệnh về chế độ luyện tập, luyện tập thể dục thường xuyên vừa có tác dụng làm tăng tác dụng
của insulin, giảm liều thuốc đang dùng, giảm đường huyết, giảm mỡ máu, chống tăng cân. Hình thức luyện tập có
thể là đi bộ, bơi, đi xe đạp. Không nên tập luyện thể dục khi đường huyết quá cao hoặc quá thấp, huyết áp cao, phù.
Nên chọn các hình thức tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân. Các nghiên cứu chiều dọc đã cho thấy
rằng hoạt động thể lực làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Tập thế dục mạnh mẽ (tập tới cường độ 80 90% cùa nhịp tim ước tính theo tuổi trong ít nhất 20 phút, ít nhất 5 lần một tuần) có tiềm năng làm tăng một cách
chắc chắn tính nhạy cảm của insulin.
Môi quan hệ giữa tăng cân quá mức, béo phì trung tâm và phát triên ĐTĐ type 2 mang tính thuyết phục.
Vòng eo hay tỉ sổ eo - mông phản ánh sự tập trung mô mỡ ở bụng hay nội tạng là yếu tố xác định mạnh hơn về nguy
cơ mắc ĐTĐ type 2 hơn là chỉ số BMI. Sự tích mỡ trung tâm cũng là yếu tố quan trọng của sự đề kháng insulin, tính
bất thường cơ bản ở hầu hết các trường họp ĐTĐ type 2. Sự giảm cân tự nguyện cải thiện tính nhạy cám insulin

[17]. Nghiên cứu của Lê Phong và cộng sự tại Thanh Hóa về hiệu quả thay đổi hành vi dinh dưỡng luyện tập cho các
đối tượng tiền ĐTĐ cho thấy trước và sau can thiệp 4 tháng thì tỷ lệ nhóm can thiệp đã tăng lên rõ rệt từ 48,1% lên
84,6% [23].


Bệnh nhân nàm viện có thể mắc các stress tâm lý do đó phải tư vấn cho người bệnh thoải mái trong quá trình
nằm viện không nên căng thẳng, sổng hòa đồng với bệnh nhân, các khúc mắc trong quá trình nằm viện có thề hỏi
các bác sĩ điều trị. Vì stress làm tăng hệ thống hormon đối kháng dẫn đến kích thích phân hủy và tổng hợp glycogen,
ức chế hấp thu glucose làm tăng glucose máu. Rượu có thể làm tăng hoặc hạ đường huyết điều này phụ thuộc vào số
lượng và có ăn kèm thức ăn không. Bia rượu sinh ra nhiều năng lượng làm cho dường huyết tăng khó kiểm soát.
Bệnh nhân ĐTĐ chỉ nên thinh thoảng uống, uống ở mức độ vừa phải và có thức ăn đi kèm.
Hút thuốc lá góp phần làm tốn thương mạch máu, tăng xơ vừa động mạch, giảm khả năng mang oxy cho mô.
Đường huyết cao kết hợp với hút thuốc lá làm tốn thương mạch máu nuôi tim, não, thận, mắt và thần kinh ngoại
biên làm tăng tốc độ biến chứng các cơ quan này. Do đó việc tư vấn cho người bệnh bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia
sẽ giúp cho người bệnh chung sống lâu dài với bệnh ĐTĐ hạn chế được các biến chứng do bệnh gây ra.
1.3.7 Chê độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường
1.3.7. ỉ Mục đích của chế độ ăn
•C Duy trì trình trạng dinh dưỡng thích hợp để đảm bảo sức khỏe: sức khởe tốt, sự phát triển tốt và duy trì tổ
chức cơ của cơ thể.
s Duy trì cân bàng chuyển hóa, tránh các biến chứng tăng đường máu và đường niệu.
s Ngăn ngừa các biến chứng.
■S Trong ĐTĐ không có một công thức tính chế độ ăn nói chung cho tất cả các bệnh nhân, vì còn phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố như: người béo hay gầy, lao động thố lực hoặc không lao động, có biến chứng hay không và còn
phụ thuộc vào kinh tế cùa từng bệnh nhân. Ở nhiều bệnh nhân ĐTĐ type 2 chỉ cần chế độ ăn thích hợp kết hợp với
tăng cường hoạt động cũng đủ để kiểm soát đường huyết, không cần phải dùng thuốc hạ đường huyết trong giai
đoạn đầu cùa điều trị [31].
1.3.7.2 Nguyên tắc
> Đủ chất protid - lipid - glucid - vitamin - muối khoáng - nước với khối lượng hợp lý.
> Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
> Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.

> Duy trì được hoạt động thế lực bình thường hàng ngày.


> Duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng.
> Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận...
> Phù họp với tập quán ăn uống của địa phương, dân tộc.
> Đơn giản và không quá đắt tiền. Không nên thay đối quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng các
bừa ăn.
Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị đái tháo đường với mục đích nhằm đảm báo cung cấp dinh
dưỡng, cân bàng đầy đủ cả về sổ lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo
mong muốn, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe đổ hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân.
Các thức ăn liên quan đến bệnh ĐTĐ: thức ăn có glucid làm đường huyết tăng nhiều sau ăn, thức ăn nhiều
lipid dề gây vừa xơ động mạch ở người ĐTĐ. Vì thế điều cơ bản trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ĐTĐ là
phái hạn chế glucid để tránh tăng đường huyết sau khi ăn,và hạn chế lipid nhất là các acid béo bão hòa.
Khoảng dưới 10% bệnh nhân ĐTĐ type 2 có đường huyết ổn định lâu dài hay tạm thời bằng chế độ ăn giảm
glucid mà không cần dùng thuốc [ 1 ].
1.3.7.3. Phân hổ bừa ăn trong ngày của bệnh nhân đái tháo đường
Giờ ăn: chia nhò các bữa ăn trong ngày dựa trên tổng số năng lượng của cả ngày (theo tỷ lệ 1 - 1 - 3 - 1 - 3 1/10):
- Bừa sáng 10%.
- Bữa phụ buổi sáng 10%.
- Bừa trưa 30%.
- Bừa phụ buổi chiều 10%.
- Bừa tối 30%.
- Bừa phụ vào buôi tôi 10%.
Chế độ ăn của người bệnh phải được chọn sao cho nó cung cấp cho cơ thể người bệnh một lượng đường
tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải tính điều độ và hợp lý về giờ giấc tức là chia số thực phấm được sử
dụng trong ngày ra các bừa ăn chính và phụ hợp lý [31]. Nếu bệnh nhân có tiêm insulin, phải tính thời điểm lượng
đường huyết tăng cao sau bừa ăn phù hợp với thời điểm insulin có tác dụng mạnh nhất.
1.3.7.4 Các loại thực phẩm hạn chế dùng



×